Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ nhãn Lồng ở tỉnh Hưng Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.49 KB, 13 trang )

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN MÔN THỊ TRƯỜNG & GIÁ CẢ - NHÓM 7
Đề tài 6: “Thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ nhãn Lồng ở tỉnh Hưng Yên”
I. GIỚI THIỆU CHUNG
Hưng Yên nằm trải dài dọc sông Hồng và ở vị trí trung tâm đồng bằng bắc bộ.
Nói đến Hưng yên là nói đến 1 vùng đất văn hiến, ở đây còn lưu giữ được nhiều di tích lịch sử,
văn hoá như: Chùa Chuông, Đền Mẫu, đền Trần, Chùa Hiến vv…gắn liền với lịch sử dạnh Phố
hiến ở thế kỷ 16, 17 và đã nên câu ca “ Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì phố hiến”. Nhắc đến Hưng Yên
còn nhắc đến một sản vật nổi tiếng đã xuất hiện gần 400 năm gắn liền với lịch sử Phố Hiến
Đó là đặc sản nhãn lồng. Cùng với thổ nhưỡng, khí hậu, phù sa màu mỡ của sông Hồng và
bàn tay cần cù chịu khó của người dân nơi đây đã tạo ra đặc sản nhãn lồng danh tiếng trong cả
nước, nếu ai đã từng thưởng thức nhãn lồng hẵn không thể nào quên những trái nhãn to vỏ mỏng,
hạt nhỏ, vị ngọt, hương thơm đặc trưng riêng biệt mà không có nhãn ở có thể sánh được “ Dù ai
buôn bắc bán đông, đó ai quên được nhãn lồng Hưng Yên”. Câu ca ấy là một phần minh chứng về
giá trị của nhãn lồng - sản vật mà trời đất đã ban tặng.
Từ lâu, nhãn lồng đã được biết đến như một sản vật nổi tiếng của tỉnh Hưng Yên. Hơn thế,
nó đã trở thành một “thương hiệu” độc quyền mang nét đặc trưng, là hơi thở và niềm tự hào của
đất và người nơi đây.
Đến Hưng Yên vào mùa nhãn, đi trên đường bạn cũng có thể chạm tay vào những chùm
nhãn bóng mịn, nặng trĩu. Hưng Yên như một vương quốc nhãn lồng với hàng ngàn cây trĩu quả
đang vào mùa chín rộ. Gắn bó với người dân Hưng Yên từ bao đời, cây nhãn không chỉ giúp người
dân xóa đói giảm nghèo, mà còn khẳng định được tên tuổi và thương hiệu của mình trong danh
sách những đặc sản nổi tiếng của Việt Nam.
Nhãn ra hoa đúng vào mùa xuân, những ngày có cả mưa và lạnh. Trồng mấy cây nhãn
quanh nhà, bóng xum xuê và hương thơm tỏa nhẹ thơm mát làm ngây ngất lòng người. Mùa quả
chín vào tháng sáu âm lịch. Những cây nhãn chín rộ nhuộm vàng một góc trời. Đến chính vụ,
những dòng người đều tấp nập đổ về mua nhãn đông đúc, chật kín. Nhãn được mang ra bày bán
khắp hai bên đường. Từng chùm nhãn căng mọng, hương thơm nhẹ dịu như mời gọi các du khách
thưởng thức.
Tuy ngày nay có rất nhiều nơi trồng được nhãn, trong đó có những địa phương có cùng
điều kiện khí hậu, cùng chất đất nhưng chỉ có nhãn lồng Hưng Yên mới có được hương vị thơm
ngon nổi tiếng mà không địa phương nào có được. Có lẽ Hưng Yên may mắn hơn cả vì giá trị và


hương vị ngọt ngào hiếm có của những cây nhãn nơi đây đã trở thành quà tặng mà thiên nhiên ban
tặng riêng cho mảnh đất này.
Từng trái nhãn, vị nhãn đều đậm đà một hương vị khó quên. Nhãn lồng Hưng Yên quả to
tròn, vỏ có màu vàng nâu nhạt, cùi dày, ráo nước. Bóc một lớp vỏ mỏng láng, để lộ lớp cùi nhãn
dày trắng ngà. Đưa vào miệng nếm thử có vị ngọt thơm, giòn dai. Bên trong là hạt nhỏ màu đen
nháy. Mùi hương cũng rất đặc trưng, đó không phải là một mùi thơm nức mũi mà nhẹ nhàng, tinh
khiết, dịu mát.
1
Nhãn lồng không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn là một nét đẹp trong văn hóa người
Hưng Yên. Trải qua bao thăng trầm, biến cố của thiên tai, hương vị của nhãn lồng Hưng Yên vẫn
không bị mất đi mà mặc nhiên trở thành "thương hiệu" độc quyền mang nét đặc trưng của vùng
quê ấy. Tháng 8/2006, nhãn hiệu hàng hóa “Nhãn Lồng Hưng Yên” đã được đăng ký bảo hộ bởi
Cục sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học công nghệ. Sản phẩm mang thương hiệu Nhãn Lồng Hưng
Yên- hương vị tiến vua được xây dựng đảm bảo các tiêu chuẩn cần thiết gồm sản phẩm quả tươi,
nhãn sấy long, đóng hộp
Tuy nhiên, quá trình sản xuất, chế biến trái nhãn Lồng ở nơi đây còn có những khó khăn,
hạn chế và việc phát triển các kênh tiêu thụ sản phẩm, cũng như quản lý thương hiệu Nhãn Lồng
Hưng Yên còn nhiều nhược điểm đã dẫn đến những bất lợi cho người sản xuất lẫn người tiêu
dùng: Sản xuất nhỏ lẻ không tập trung thành vùng lớn, không đồng bộ về giống, các biện pháp kỹ
thuật thâm canh còn chưa được áp dụng hoặc áp dụng chưa đồng bộ,... dẫn tới sản phẩm thu hoạch
không đồng đều, giảm sức cạnh tranh, điều này sẽ càng khó hơn khi nước ta gia nhập AFTA,
WTO... nơi đòi hỏi cao về các tiêu chuẩn hàng hoá. Để đưa cây nhãn trở thành cây hàng hóa có giá
trị cao, cần phải có bộ giống tốt, rải vụ thu hoạch và kỹ thuật thâm canh tiên tiến, đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của thị trường trong nước và quốc tế. Các giống hiện nay đang được trồng phổ biến
ở các tỉnh miền Bắc chủ yếu vẫn là các giống nhãn chín sớm và chính vụ có thời gian thu hoạch
ngắn dẫn đến tình trạng khó tiêu thụ, hiệu quả kinh tế thấp. Trước thực tế đó, đã có nhiều những
đề tài nghiên cứu ứng dụng sản xuất quả an toàn theo hướng VietGAP là hướng đi mới trong giai
đoạn hiện nay và đã thành công trên một số cây ăn quả như thanh long Bình Thuận, vú sữa Lò Rèn
(Tiền Giang).… Các kênh tiêu thụ không được tổ chức tốt, nhất là những kênh hàng tiêu thụ sản
phẩm chưa thực sự mang lại sự tin tưởng cho người tiêu dùng. Điều đó đã làm cho thị trường

Nhãn Lồng Hưng Yên có nhiều bất ổn, không thực sự đem lại hiệu quả cho người sản xuất. Vì
vậy, Nhóm chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ nhãn Lồng
ở tỉnh Hưng Yên” nhằm mô tả cụ thể bức tranh của quá trình sản xuất, chế biến và thương mại
hóa sản phẩm Nhãn Lồng Hưng Yên.
II. NỘI DUNG
1.Thực trạng trong sản xuất nhãn Lồng ở Hưng Yên
1.1. Quy trình kỹ thuật sản xuất nhãn Lồng
Hiện nay cây nhãn là cây trồng chủ lực của ngành nông nghiệp Hưng Yên. Diện tích nhãn
toàn tỉnh Hưng Yên đạt trên 5 nghìn 5 trăm ha, trong đó có 3500 ha trồng tập trung, đang cho thu
hoạch, diện tích này được phân bố chủ yếu ở thị xã Hưng Yên, Huyên Tiên Lữ, Khoái Châu và
Kim Động. Hàng năm sản lượng nhãn đạt khoảng 20 – 30 nghìn tấn, trong đó 60 % là bán quả tươi
còn lại chế biến long nhãn khô, doanh thu từ 150 – 300 tỷ đồng chiếm 12 – 13 % thu nhập từ vườn
bảo tồn và nhân giống nhãn lồng đặc sản đầu dòng được chăm sóc đúng kỹ thuật cho năng xuất
cao, quả to, tỷ lệ cùi cao và chất lượng tốt mỗi năm có thể cung cấp hàng vạn mắt để ghép sản xuất
cây nhãn lồng chất lượng cao..
Về kỹ thuật thâm canh, những năm qua ngành nông nghiệp và PTNT, ngành khoa học
công nghệ đã nghiên cứu xây dựng qui trình kỹ thuật trồng và chăm sóc thâm canh nhãn bao gồm
2
các biện pháp tỉa cành tạo tán, biện pháp bón phân và phòng trừ sâu bệnh cho từng giai đoạn trong
năm, kỹ thuật thu hái, bảo quản và chế biến sản phẩm, đồng thời xây dựng các mô hình áp dụng
các biện pháp thâm canh đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật vào thực tiễn ứng dụng và tiếp tục đúc rút
kinh nghiệm hoàn thiện qui trình kỹ thuật. Đầu tư kinh phí khoa học công nghệ, thuê chuyên gia
của Viện nghiên cứu Rau quả TW chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhằm khắc
phục hiện tượng ra hoa cách năm vv…
Một biện pháp kỹ thuật tác động có hiệu quả đối với cây nhãn phụ thuộc vào điều kiện khí
hậu, đất đai, các chủng loại giống… Những biện pháp kỹ thuật này bao gồm biện pháp kỹ thuật
canh tác, biện pháp cơ giới, biện pháp hoá học…mỗi biện pháp đều có những ưu điểm và nhược
điểm khác nhau, đem lại những hiệu quả khác nhau tuỳ thuộc vào thời điểm tác động, mức độ tác
động cũng như phương pháp tác động. Trong số các biện pháp kể trên, biện pháp kỹ thuật tác động
bằng các chất hoá học và biện pháp cơ giới còn chưa được quan tâm và đánh giá đúng mức. Trong

khi đó, cây ăn quả là loài cây có chu kỳ kinh tế dài, việc tuyển chọn giống kết hợp với các biện
pháp kỹ thuật thâm canh như sử dụng một số hóa chất, chế phẩm bón lá, biện pháp khoanh vỏ, tỉa
lá tác động làm tăng khả năng ra hoa; đậu quả; tăng năng suất, chất lượng và tăng thu nhập cho ng-
ười dân sẽ có ý nghĩa rất quan trọng.
Cây nhãn cần có một thời kỳ gần như ngừng sinh trưởng (thời kỳ ngủ nghỉ) để chuẩn bị
phân hóa mầm hoa (qua hai tiểu thời kỳ là tiền phân hóa hoa và phân hóa hoa), sau đó là ra hoa và
đậu quả. Từ sau khi đậu quả và trước khi quả chín có hai thời kỳ rụng quả chính: sau khi hoa tàn
khoảng một tháng thì xẩy ra rụng quả lần thứ nhất (chiếm 40% - 70% tổng số quả rụng), lần rụng
quả thứ 2 vào khoảng giữa tháng 6 đến tháng 7. Khi quả chín vẫn còn hiện tượng rụng quả nhưng
tỷ lệ rụng hầu như không đáng kể. Cùng với yếu tố thời tiết, khí hậu, sâu bệnh phá hại thì hiện
tượng thụ phấn, thụ tinh không hoàn toàn và thiếu chất dinh dưỡng đã gây ra hiện tượng rụng quả
hàng loạt ở nhãn
Bên cạnh nghiên cứu hoàn thiện qui trình kỹ thuật trực tiếp chuyển giao đến các hộ nông
dân, qua đó nâng cao trình độ kỹ thuật cho các sản xuất nông nghiệp. Xác định cây nhãn là một
trong những cây trồng đặc trưng đem lại hiệu quả kinh tế cao, nên ngay từ 1997 khi tái lập tỉnh,
Hưng Yên đã có chủ chương phát triển cây ăn quả Hưng Yên giai đoạn 2002 – 2005, trong đó tập
trung sản xuất giống nhãn. Năm 2002, qui hoạch phát triển NN và PTNT đến 2010 đã được tỉnh
phê duyệt với diện tích cây ăn quả toàn tỉnh là trên 11 nghìn ha, trong đó cây nhãn là 6 nghìn ha.
Năm 2007 tỉnh tiếp tục có đề án “ Xây dựng và phát triển vùng nhãn hàng hoá giai đoạn 2007 –
2015 với kinh phí 9,5 tỷ đồng.
Để làm được vấn đề này việc trồng mới và cải tạo vườn nhãn hiện có theo hướng sản xuất
hàng hoá được các địa phương và các hộ nông dân tích cực thực hiện, mỗi năm toàn tỉnh trồng cải
tạo và trồng mới được 150 – 200 ha. Ngành NN % PTNT và Khoa học công nghệ tiến hành tuyển
chọn bộ giống nhãn (Qua hội thi bình tuyển được 39 cây, trong đó có 11 cây được Bộ NN và
PTNT công nhận là giống nhãn lồng đặc sản đầu dòng quốc gia bao gồm 3 trà (Trà sớm, trà chính
vụ, trà muộn). Những giống nhãn được bình tuyển có trọng lượng quả từ 14 – 20g và đạt từ 49 đến
72 quả/ kg, tỷ lệ cùi chiếm 65 %, hàm lượng đường từ 18 – 23%.
Năm 2000 – 2001 tỉnh xây dựng và nhân giống nhãn lồng đặc sản đầu dòng với quy mô 1
ha, chiết 369 canh chủ yếu từ 11 cây ưu tú xuất sắc về trồng. Vườn bảo tồn và nhân giống nhãn
3

lồng đặc sản đầu dòng tỉnh Hưng Yên là cơ sở sản xuất giống nhãn của tỉnh có các cây mẹ cung
cấp nguồn mắt ghép được qui tụ từ tất cả các cây nhãn lồng đặc sản đầu dòng đã qua bình tuyển.
Đến nay những cây nhãn trồng tại chủ vườn góp phần nâng cao năng xuất và chất lượng sản phẩm.
1.2. Bí quyết thành công của các nhà vườn ở Hưng Yên là “Biết áp dụng khoa học kỹ
thuật vào sản xuất nhãn Lồng”
Sự thay đổi của thời tiết đã khiến việc ra hoa, đậu quả của cây nhãn gặp khó khăn. Bởi thế
có thể dễ dàng thấy một thực trạng: trong cùng vùng trồng nhãn nhưng vườn bên này sai quả mà
vườn bên cạnh chỉ cách có vài bước chân thì bị mất mùa. Chìa khoá ở đây chính là việc các nhà
vườn biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng nhãn.
Nhãn cũng như nhiều cây trồng khác, chịu ảnh hưởng lớn bởi thời tiết. Sau nhiều năm
đứng ngồi không yên với quy luật được mùa rồi lại mất mùa, người trồng nhãn đã tìm đến những
biện pháp khoa học kỹ thuật khác nhau để “huấn luyện” cây nhãn theo ý muốn của mình. Và thành
công họ gặt hái được chính là những vườn nhãn “dễ bảo”, “ra quả theo ý muốn” bất chấp sự biến
động của thời tiết.
Ông Nguyễn Văn Tráng, Phó phòng trồng trọt - Sở NN& cho hay, chính nhờ áp dụng khoa
học kỹ thuật vào trồng nhãn mà những vùng chuyên canh nhãn của Hưng Yên đã có hướng phát
triển bền vững, cạnh tranh tốt, từng bước nâng cao năng suất, chất lượng. Vụ nhãn năm nay tỉnh
Hưng Yên có gần 2700 ha nhãn trong thời kỳ thu hoạch, sản lượng ước đạt 22 - 24 nghìn tấn quả,
tăng từ 10 - 15% so với năm 2009.
Huyện Khoái Châu có gần 300 ha nhãn, là vùng nổi tiếng với giống nhãn muộn rất được
người tiêu dùng ưa chuộng. Bí quyết để có được nhãn ngon, mã quả đẹp và không ra quả cách năm
của các nhà vườn ở đây là theo dõi sát sao quá trình sinh trưởng của cây để có những tác động kỹ
thuật riêng cho từng cây hợp lý. Quy trình chung là khoanh vỏ tiện cành nhãn, thời gian tiến hành
khoanh từ 15 - 30/11, vị trí khoanh là các cành cấp 2, cách 1 cành khoanh 1 cành, đường khoanh
chỉ dài bằng 3/4 chu vi cành, để cây tiếp tục duy trì khả năng vận chuyển dinh dưỡng lên nuôi
thân, lá. Mục đích khoanh để ức chế lộc đông, kích thích cây phân hóa mầm hoa. Tuy nhiên sau
khoanh cành có cây vẫn sinh trưởng khỏe: lá mềm, xanh đen, có xu hướng phát lộc thì cần tiếp tục
khoanh vỏ lần 2… Theo các nhà vườn trồng nhãn lâu năm thì ngoài áp dụng biện pháp khoanh vỏ
cần chú ý bón thúc phân vào các giai đoạn: Trước thu hoạch quả 15 - 20 ngày để cây bật và nuôi
lộc thu; bón thúc nuôi quả khi đậu quả, không nên bón các loại phân hóa học đơn mà tăng cường

các loại phân chuồng, phân ủ hoai mục bao gồm hỗn hợp: Phế thải động vật, super lân, ngô, đỗ
tương, bón kết hợp với các loại NPK, phân bón lá giàu kali, lưu huỳnh và một số vi lượng khác để
tăng độ ngọt cùi nhãn. Đồng thời theo dõi phòng trừ kịp thời các đối tượng sâu bệnh hại như bọ
xít, rệp muội đen, bệnh sương mai...
Còn ở thành phố Hưng Yên, ông Trịnh Văn Thinh, Chủ nhiệm HTX nhãn lồng Hồng Nam
chia sẻ: Để nhãn ra hoa, đậu quả theo ý muốn thì ngay sau khi thu hoạch đã phải tiến hành tuyển
chọn những cây nhãn khoẻ mạnh, đủ sức nuôi quả. Ngoài ra các nhà vườn cũng nên nắm bắt kịp
thời diễn biến của thời tiết để có biện pháp áp dụng sao cho phù hợp với cây nhãn. Sau khi tỉa
cành, tạo tán, bón phân đầy đủ phải lựa theo thời tiết để tưới dung dịch KLC03 sao cho phù hợp để
thúc cây bật chồi, ra hoa. Khi tưới thuốc cũng phải thường xuyên theo dõi, nếu cây chưa ăn thuốc,
không có các dấu hiệu “tiền ra hoa” thông thường thì phải tiếp tục kích thích, tiện cành, xới gốc.
4
Khi nhãn đã ra hoa thì vẫn phải tiếp tục theo dõi, phun phòng trừ bệnh và linh hoạt sử dụng nhiều
biện pháp phối hợp như: trời rét quá thì bổ sung phân lân, ka-li, trời nóng thì tưới dưỡng...
Việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào trồng và chăm sóc nhãn ở tỉnh Hưng Yên thời
gian qua đã đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, thiết thực cho người nông dân. Đó không chỉ đơn thuần
là ứng phó với thời tiết, tăng năng suất, chất lượng quả nhãn mà còn khẳng định tính chuyên
nghiệp và thương hiệu của các nhà vườn nói riêng và uy tín vùng nhãn Hưng Yên nói chung.
Theo số liệu thống kê, năm 2007 sản lượng nhãn toàn tỉnh đạt 36.000 tấn. Năm nay, với
diện tích 5.000ha ước tính sản lượng sẽ tăng cao hơn so với năm trước với 40.000 tấn quả. Năm
nay cả tỉnh thu ước từ 150 đến 200 tỷ đồng. Vùng thị xã và phụ cận có nhiều gia đình lập trang
trại, trồng toàn nhãn ghép và nhãn chiết giống quả to ngon. Nhãn là cây dễ trồng, không đòi hỏi
chăm sóc nhiều nhưng gốc cây phải được đắp cao. Sau 3 năm là có thể cho thu hoạch. Về giá trị
kinh tế, cây nhãn cao gấp 5 lần cây lúa.
Gian nan bảo vệ thương hiệu Nhãn Hưng Yên khi chín quả có màu vàng lịm, hạt nhỏ, cùi
dày, ăn giòn sần sật. Mỗi kilogam chỉ khoảng một trăm quả nhãn chín… Vì vậy mới có câu
“Tháng Sáu buôn nhãn bán trăm”. Nhãn lồng quả to, da láng, cùi dày, giòn thơm. Mùa nhãn ra hoa
đúng vào mùa mưa xuân, có ngày giá lạnh. Mùa quả chín vào tháng Sáu âm lịch. Đó chính là thứ
“nhãn tiến Vua” như sử sách đã ghi nhận. Ngày nay, các nhà khoa học giải thích đó là do thổ
nhưỡng Hưng Yên thích hợp với loài cây ăn trái đặc sản này. Thời gian tới, Sở NN&PTNT có kế

hoạch triển khai Dự án xây dựng và phát triển vùng sản xuất nhãn hàng hoá tỉnh Hưng Yên, đây là
hướng đầu tư bền vững, tập trung phát triển các biện pháp khoa học kỹ thuật và hứa hẹn mở ra
nhiều cơ hội cho người trồng nhãn trong tỉnh, nhân thêm nhiều vườn nhãn năng suất, đem lại hiệu
quả kinh tế to lớn hơn.
1.3. Hướng tới phát triển nông nghiệp hàng hóa
Những năm qua mối liên kết giữa "bốn nhà" (Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp
và nhà nông) được đẩy mạnh có vai trò quan trọng, đóng góp lớn vào sự thành công trong quá
trình chuyển đổi, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa
chuyên canh, thâm canh cao ở Hưng Yên. Đồng thời, đã giúp cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là
cây nhãn Lồng ở Hưng Yên bước đầu có nhiều mô hình chuyển dịch thành công sang sản xuất
hàng hóa có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao... Giá trị thu nhập bình quân trên một ha
canh tác tăng lên, đạt gần 90 triệu đồng/năm. Hình thành hơn 4.000 trang trại, vườn trại.
Sản xuất nông nghiệp hàng hóa nói chung và sản xuất nhãn Lồng ở Hưng Yên tuy phát
triển nhưng sản phẩm hàng hóa vẫn còn manh mún; quy cách, chất lượng, sản lượng nông sản
phần lớn chưa ổn định, chủ yếu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ, ít có sản phẩm đáp ứng được
nhu cầu công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên do hạ tầng kỹ
thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn chưa đồng bộ. Bình quân ruộng đất trên đầu người
thấp lại phân tán manh mún. Sự liên kết giữa "bốn nhà", nhất là giữa nhà nông và nhà doanh
nghiệp chưa theo kịp sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Trình độ sản xuất thâm canh của một
bộ phận nông dân còn hạn chế, chưa tâm huyết với nghề nông. Diện tích vùng đất bãi ven sông
5

×