Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đa dạng hóa các hình thức giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.2 KB, 3 trang )

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
Trường tiểu học An Thới, quận Bình Thủy (TP Cần Thơ) được xây dựng kiên cố,
khang trang góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

TP Cần Thơ hiện có hệ thống các cơ sở giáo dục cơ bản đáp
ứng nhu cầu xã hội. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục của TP
Cần Thơ chưa đáp ứng yêu cầu của thành phố trung tâm
vùng đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), nhất là trong thời
kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ðể đáp ứng yêu
cầu này, TP Cần Thơ đã và đang triển khai nhiều giải pháp
nâng cao chất lượng giáo dục.
Sở Giáo dục và Ðào tạo (GD-ÐT) TP Cần Thơ cho biết: Hiện nay, cơ
sở vật chất, trường lớp, trang thiết bị dạy và học, đội ngũ giáo viên,
hệ thống các cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu dạy và học. Chất
lượng giáo dục ngày càng được nâng lên. Năm học 2009-2010, tỷ lệ
học sinh tiểu học, THCS được công nhận hoàn thành chương trình
đạt hơn 98%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt hơn 86%, tăng
gần 10% so với năm học trước. Trong số này, nhiều học sinh thi đỗ
vào các trường đại học ở TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ. Nổi bật là Trường
THPT chuyên Lý Tự Trọng với khoảng 70% số học sinh thi đỗ đại học
và là một trong ba trường đoạt giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi
vùng ÐBSCL hằng năm, đồng thời có nhiều học sinh đoạt giải trong
các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia. Các trường THPT Châu Văn Liêm,
Nguyễn Việt Hồng (quận Ninh Kiều), Hà Huy Giáp (huyện Cờ Ðỏ),
Thạnh An (huyện Vĩnh Thạnh) cũng có nhiều học sinh đỗ đại học,
cao đẳng. Trong năm thành phố lớn, ngành giáo dục TP Cần Thơ
được Bộ Giáo dục và Ðào tạo xếp hạng ba.
Mặc dù đạt được nhiều kết quả tốt nhưng so với nhu cầu thực tế đặt
ra, ngành GD-ÐT Cần Thơ còn nhiều hạn chế, trong quá trình phát
triển cũng như nâng cao chất lượng. Ðó là tình trạng học sinh bỏ
học giảm nhưng không bền vững, số học sinh có học lực yếu kém


vẫn chiếm tỷ lệ khá cao. Hệ thống trường, lớp, cơ sở giáo dục phục
vụ cho việc phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS còn hạn
chế, từ đó công tác phổ cập giáo dục gặp nhiều trở ngại. Việc triển
khai thực hiện đổi mới chương trình giáo dục ở các cấp học, bậc học
của một số cơ sở giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu. Vẫn còn tình
trạng thiếu, thừa giáo viên, cơ cấu không đồng bộ ở các cấp học. Cơ
sở vật chất trang thiết bị trường học tuy có chiều hướng phát triển
tốt nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa
đang đòi hỏi ngày càng cao
Trước tình hình trên, năm học 2010-2011 và những năm tiếp theo,
ngành giáo dục TP Cần Thơ xác định nhiệm vụ trọng tâm là đổi mới
quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục với nhiều giải pháp đột
phá. Ngoài tiếp tục thực hiện và phát huy hiệu quả ba cuộc vận
động 'Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh'; 'Mỗi
thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo'; cuộc vận
động 'hai không' và phong trào thi đua 'Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực' , ngành GD-ÐT TP Cần Thơ còn tập trung
đổi mới quản lý về tài chính theo Nghị định 43 của Chính phủ, giao
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế phù
hợp tình hình thực tế của trường, cấp học; thực hiện công khai hệ
thống giáo dục quốc dân từ mầm non đến đại học để xã hội giám
sát Ngoài ra, TP Cần Thơ triển khai xây dựng quy hoạch phát triển
giáo dục giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến 2020, làm cơ sở nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Ngành GD-ÐT thành phố cũng tập trung nâng cao chất lượng đội
ngũ giáo viên các cấp, trọng tâm là đào tạo kiến thức bộ môn và kỹ
năng sư phạm để giáo viên là người dẫn dắt, khơi gợi học sinh tìm
hiểu kiến thức chứ không phải là người cung cấp kiến thức bằng
cách đọc-chép. Từng bước đổi mới việc tuyển dụng, đãi ngộ giáo
viên, góp phần hạn chế tình trạng dạy thêm, học thêm Bên cạnh

đó, TP Cần Thơ tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
trong đổi mới phương pháp dạy và học. Một số địa phương làm tốt,
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Ðiển hình như ngành GD-
ÐT huyện Phong Ðiền dù còn khó khăn nhưng với nỗ lực của mình,
đến nay, sáu trường học có phòng học vi tính, tổ chức giảng dạy tin
học cho học sinh, 39/39 trường có máy tính phục vụ quản lý chuyên
môn, hành chính, máy chiếu phục vụ công tác. Các câu lạc bộ tin
học thu hút ngày càng đông học sinh tham gia; hơn 95% số cán bộ,
giáo viên đạt trình độ A tin học, việc sử dụng in-tơ-nét bước đầu đã
thực hiện, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
Ðáng chú ý, ngành giáo dục TP Cần Thơ tập trung khắc phục tình
trạng học sinh bỏ học do khó khăn, học kém bằng cách tiếp tục vận
động xã hội, nhà trường hỗ trợ học sinh nghèo, tổ chức phân loại
học sinh yếu kém để tổ chức phụ đạo, kèm cặp, gắn với đổi mới
phương pháp dạy và học. Bên cạnh đó, tăng cường đầu tư cơ sở vật
chất, trang thiết bị sách vở, đầu tư xây dựng các trường đạt chuẩn
quốc gia, đẩy mạnh phong trào xã hội hóa giáo dục, hướng tới xây
dựng xã hội học tập
Nâng cao chất lượng GD và ÐT sẽ góp phần nâng cao dân trí, phát
triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, TP Cần Thơ đã và đang tập trung đầu
tư, hoàn thiện hệ thống giáo dục từ các cấp học, bậc học, trong đó
chú trọng bậc học mầm non và tiểu học. Ðây là bước đi phù hợp
thực tiễn của sự phát triển, trong thời kỳ CNH - HÐH đất nước.

Thanh Tâm

×