Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Nghiên cứu những tác động của cộng đồng dân tộc đến thảm thực vật ở xã Côn Minh huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.23 MB, 135 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
––––––––––––––––––––––





HOÀNG THỊ HƢƠNG





NGHIÊN CỨU NHỮNG TÁC ĐỘNG
CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC ĐẾN THẢM THỰC VẬT
Ở XÃ CÔN MINH HUYỆN NA RÌ, TỈNH BẮC KẠN





LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC












THÁI NGUYÊN – 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
––––––––––––––––––––––




HOÀNG THỊ HƢƠNG





NGHIÊN CỨU NHỮNG TÁC ĐỘNG
CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC ĐẾN THẢM THỰC VẬT
Ở XÃ CÔN MINH HUYỆN NA RÌ, TỈNH BẮC KẠN

Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60.42.01.20




LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Ma Thị Ngọc Mai






THÁI NGUYÊN – 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả
nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Tác giả





Hoàng Thị Hƣơng

























Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành
Sinh thái học, khoa Sinh - KTNN Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên,
tôi đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của các thầy cô giáo, các đồng nghiệp, bạn bè và

gia đình!
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS. Ma Thị Ngọc Mai -
Cô đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu để tôi
có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo khoa Sinh trường
Đại học Sư phạm, khoa Sau Đại học - Đại học Thái Nguyên đã nhiệt tình giảng dạy
và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Đảng bộ, UBND, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên
nhiên Kim Hỷ, Hạt Kiểm Lâm, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng
Dân tộc, Phòng Thống Kê huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn; UBND xã Côn Minh, các hộ
gia đình dân tộc
nghiên thực hiện .
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp đã luôn cổ vũ, động viên tôi trong suốt thời gian qua!
Trong quá trình thực hiện luận văn do còn hạn chế về mặt thời gian, kinh phí
cũng như trình độ chuyên môn nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận
được những ý kiến quý báu của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, cùng bạn bè,
đồng nghiệp!
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả



Hoàng Thị Hƣơng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt iv
Danh mục các bảng v
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Giới hạn nghiên cứu 2
4. Đóng góp của đề tài 2
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Những nghiên cứu về thảm thực vật trên thế giới và Việt Nam. 3
1.1.1. Khái niệm về thảm thực vật 3
1.1.2. Những nghiên cứu về thảm thực vật trên thế giới 3
1.1.3. Những nghiên cứu về thảm thực vật Việt Nam 3
1.2. Lịch sử tác động của con người đến thảm thực vật và môi trường sinh thái 5
1.3. Nghiên cứu về diễn thế thảm thực vật 8
1.3.1. Trên thế giới 8
1.3.2. Ở Việt Nam 9
1.4. Xu hướng nghiên cứu về tác động của con người đến thảm thực vật, hệ sinh
thái rừng 10
1.4.1. Trên thế giới 11
1.4.2. Ở Việt Nam 12
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
2.1. Đối tượng nghiên cứu 14
2.2. Thời gian nghiên cứu 14
2.3. Phương pháp 14
2.3.1. Phương pháp luận 14
2.3.2. Phương pháp điều tra và thu mẫu 15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN


Chƣơng 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI 17
3.1. Điều kiện tự nhiên 17
3.1.1. Vị trí địa lý 17
3.1.2. Địa hình, địa mạo 18
3.1.3. Khí hậu 18
3.1.4. Thuỷ văn 19
3.2. Dân số, dân tộc 19
3.3. Các nguồn tài nguyên 20
3.3.1. Tài nguyên đất 20
3.3.2. Tài nguyên nước 21
3.3.3. Tài nguyên rừng 21
3.3.4. Tài nguyên nhân văn 22
3.3.5. Thực trạng môi trường 22
3.4. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội 23
3.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội 24
3.5.1. Giao thông 24
3.5.2. Thuỷ lợi 24
3.5.3. Cơ sở Giáo dục - đào tạo 24
3.5.4. Cơ sở hạ tầng khác 24
3.6. Đánh giá chung những điều kiện thuận lợi và khó khăn 25
3.6.1. Thuận lợi 25
3.6.2. Khó khăn 25
Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27
4.1. Hiện trạng tài nguyên rừng khu vực nghiên cứu 27
4.1.1. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp 27
4.1.2. Đặc điểm thảm thực vật tại khu vực nghiên cứu 28
4.1.3. Tài nguyên động vật 36
4.2. Vai trò của các thảm thực vật 38
4.2.1. Bảo tồn tính đa dạng sinh học 38
4.2.2. Bảo vệ môi trường đất và nguồn nước 38

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

4.2.3. Đảm bảo phát triển kinh tế xã hội 39
4.3. Tác động của con người đến thảm thực vật và hệ sinh thái rừng 40
4.3.1. Ảnh hưởng của sự gia tăng dân số đến diện tích rừng tự nhiên 40
4.3.2. Những hoạt động tiêu cực của con người có ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng 42
4.3.2. Những hoạt động tích cực 53
4.4. Ảnh hưởng của các tác động đến tính bền vững của Thảm thực vật 57
57
4.4.2.Phá huỷ cấu trúc hệ sinh thái rừng và các thảm thực vật 59
62
4.4.5. Nâng cao độ che phủ của hệ sinh thái rừng 63
4.5. Đề xuất giải pháp phát triển bền vững 65
4.5.1. Quan điểm, mục tiêu khai thác và sử dụng thảm thực vật rừng 65
4.5.2. Các nhóm giải pháp cần được ưu tiên thực hiện 66
4.5.3. Các nhóm giải pháp tổng hợp 71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77
1. Kết luận 77
2. Kiến nghị 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79








Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


STT
Từ viết tắt

1
BQLRĐD
Ban quản lý rừng đặc dụng
2
BQLRPH
Ban quản lý rừng phòng hộ
3
HST
Hệ sinh thái
4
KVNC
Khu vực nghiên cứu
5
LSNG
Lâm sản ngoài gỗ
6
TTV
Thảm thực vật
7
UBND
Ủy ban nhân dân




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Số hộ, hộ nghèo, số khẩu và các dân tộc trên địa bàn xã Côn Minh 19
Bảng 4.1. Hiện trạng đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng của xã Côn Minh 27
Bảng 4.2. Diện tích các kiểu thảm thực vật chính ở xã Côn Minh 32
Bảng 4.3. Thành phần loài thực vật rừng xã Côn Minh 33
Bảng 4.4. Mười họ thực vật có số loài lớn nhất 33
Bảng 4.5. Mười chi thực vật có số loài lớn nhất 34
Bảng 4.6. Tổng hợp các loài thực vật quý hiếm trong khu bảo tồn 35
Bảng 4.7. Tổng hợp tài nguyên động vật xã Côn Minh 37
Bảng 4.8. Độ dày và khối lượng thảm mục dưới tán rừng 39
Bảng 4.9. Kết quả sản xuất lâm nghiệp của các hộ nông dân 40
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của sự gia tăng dân số đến diện tích diện tích rừng tự nhiên 40
Bảng 4.11. Số hộ có hoạt động canh tác nương rãy chia theo thời gian 42
Bảng 4.12. Nguồn gốc của đất trồng Dong giềng trong 100 hộ điều tra 44
Bảng 4.13. Thống kê loại gia súc theo các phương thức chăn thả 45
Bảng 4.14. Số người khai thác gỗ chia theo thời gian 47
Bảng 4.15. Tình hình khai thác lâm sản ngoài gỗ trong các hộ điều tra 48
Bảng 4.16. Khối lượng (KL) măng được khai thác trong năm của các hộ điều tra 49
Bảng 4.17. Nguồn củi sử dụng của các hộ dân 50
Bảng 4.18.Thống kê số hộ có hoạt động săn bắt thú rừng chia theo thời gian 51
54
55
Bảng 4.21. Thống kê số vụ vi phạm liên quan đến tài nguyên rừng tại xã Côn Minh 56
Bảng 4.22. Đặc điểm cây tái sinh tại các điểm chăn thả gia súc 57
58
Bản 63
Bảng 4.25. So sánh hiệu quả các hình thức sử dụng củ Dong sau khi thu hoạch 66

Bảng 4.26. Một số mô hình sản xuất có thể áp dụng tại KVNC 74

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia. Rừng không những là tài
nguyên có khả năng tự tái tạo và phục hồi mà rừng còn có chức năng sinh thái vô
cùng quan trọng. Rừng là thành phần quan trọng của sinh quyển, là nguồn vật chất và
tinh thần cơ bản thoả mãn nhu cầu của con người. Tất cả mọi đời sống xã hội, các quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh của con người đều có liên quan đến rừng. Trên
thực tế, giá trị của rừng không chỉ là cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội mà còn giữ
nhiều chức năng sinh thái quan trọng, tham gia vào quá trình điều hoà khí hậu, hạn
chế tác hại của thiên nhiên lũ lụt, hạn hán, bảo vệ đất…
Hiện nay, nhu cầu sử dụng tài nguyên của con người ngày càng gia tăng, dẫn
đến nhiều mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển. Để
giải quyết được mâu thuẫn này, song vẫn thoả mãn nhu cầu của con người một cách
bền vững cần phải sử dụng nguồn tài nguyên một cách có hiệu quả, đặc biệt là tài
nguyên rừng.
Việt Nam có khoảng 12.873.850 ha đất rừng, bao gồm rừng tự nhiên là
10.410.141 ha, rừng trồng là 2.463.709 ha. Hệ thực vật, động vật rừng còn đa dạng
và phong phú về chủng loại. Tuy nhiên, hiện nay rừng Việt Nam đã và đang bị thu
hẹp nhanh chóng do quá trình khai thác quá mức tài nguyên rừng cùng với phong tục
tập quán lạc hậu của đồng bào dân tộc như: du canh du cư, đốt rừng làm nương rẫy và
sự phát triển của ngành chăn nuôi đại gia súc đã làm cho diện tích rừng nước ta ngày
càng bị thu hẹp. Theo số liệu thống kê năm 1943 độ che phủ rừng ở nước ta là 43%,
đến năm 1993 chỉ còn 26%. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích
các cộng đồng dân cư nhận đất, nhận rừng trồng, bảo vệ, khoanh nuôi và ban hành
Luật bảo vệ và phát triển rừng, cùng nhiều văn bản nhằm hạn chế tình trạng mất rừng,
đến năm 2001 độ che phủ của rừng tuy đã được nâng lên từ 33,2%, năm năm 2010 là

39,5%, nhưng vẫn chưa đảm bảo mức an toàn sinh thái cho sự phát triển bền vững
của đất nước.
Côn Minh là xã miền núi vùng cao, nằm ở phía tây nam là xã cửa ngõ của
huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn và là một trong 3 xã nằm trong vùng lõi của khu bảo tồn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

thiên nhiên Kim Hỷ. Dân cư sinh sống tại đây chủ yếu là đồng bào dân tộc đời sống
còn gặp nhiều khó khăn nhất là những hộ dân sống trong vùng lõi của khu bảo tồn, tỷ
lệ hộ nghèo cao, nhận thức và điều kiện canh tác còn lạc hậu, diện tích canh tác ít,
phụ thuộc nhiều vào việc khai thác tài nguyên rừng để đảm bảo cuộc sống thường
nhật, do vậy thảm thực vật tiếp tục bị ảnh hưởng.
Từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài : “ Nghiên cứu những tác động của cộng
đồng dân tộc đến thảm thực vật ở xã Côn Minh huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
- Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng thảm thực vật khu vực nghiên cứu.
- Đánh giá những tác động của cộng đồng dân tộc đến thảm thực vật.
- Đề xuất một số biện pháp phát triển bền vững thảm thực vật khu vực nghiên cứu.
2.2. Đối tượng
- Thảm thực vật ở xã Côn Minh huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn
- Những tác động của cộng đồng dân tộc đến thảm thực vật ở xã côn Minh
huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.
3. Giới hạn nghiên cứu
- Nghiên cứu những tác động tiêu cực của con người gây ảnh hưởng đến hệ sinh
thái rừng (canh tác nương rẫy, chăn thả gia súc, khai thác lâm sản, phá rừng trồng Dong
giềng, săn bắt động vật rừng, hoạt động trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng…).
- Phân tích những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến cấu trúc thảm thực vật
rừng, suy giảm đa dạng sinh học, phẩm chất cây tái sinh, suy giảm nguồn nước, môi
trường đất.
- Phân tích những tác động tích cực của con người đến thảm thực vật rừng.

4. Đóng góp của đề tài
- Đưa ra những dẫn liệu về tác động của con người đến tính bền vững của
thảm thực vật rừng.
- Đưa ra những chứng cứ định lượng có hệ thống chứng minh mối quan hệ
giữa hoạt động sinh kế của con người với tính bền vững của thảm thực vật rừng. Đề
xuất những giải pháp phát triển bền vững tài nguyên rừng tại KVNC.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Những nghiên cứu về thảm thực vật trên thế giới và Việt Nam.
1.1.1. Khái niệm về thảm thực vật
Thảm thực vật (vegetation) là khái niệm rất quen thuộc, có nhiều nhà khoa học
trong và ngoài nước đưa ra các định nghĩa khác nhau. Theo J.Schmithusen (1959) thì
thảm thực vật là lớp thực bì của trái đất và các bộ phận cấu thành khác nhau của nó.
Thái Văn Trừng (1978) [54] cho rằng thảm thực vật là các quần hệ thực vật phủ trên
mặt đất như một tấm thảm xanh. Trần Đình Lý (1998) [34] cho rằng thảm thực vật là
toàn bộ lớp phủ thực vật ở một vùng cụ thể hay toàn bộ lớp phủ thảm thực vật trên
toàn bộ bề mặt trái đất. Thảm thực vật là một khái niệm chung chưa chỉ rõ đối tượng
cụ thể nào, nó chỉ có ý nghĩa và giá trị cụ thể khi có định nghĩa kèm theo như: thảm
thực vật cây bụi, thảm thực vật rừng ngập mặn…
1.1.2. Những nghiên cứu về thảm thực vật trên thế giới
H.G. Champion (1936) khi nghiên cứu các kiểu rừng Ấn Độ - Miến Điện đã
phân chia 4 kiểu thảm thực vật lớn theo nhiệt độ đó là: nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới
và núi cao.
J. Beard (1938) đưa ra hệ thống phân loại gồm 3 cấp (quần hợp, quần hệ và loạt
quần hệ). Ông cho rằng rừng nhiệt đới có 5 loạt quần hệ: loạt quần hệ rừng xanh từng
mùa; loạt quần hệ khô thường xanh; loạt quần hệ miền núi; loạt quần hệ ngập từng
mùa và loạt quần hệ ngập quanh năm [38].

Maurand (1943) nghiên cứu về thảm thực vật Đông Dương đã chia thảm thực vật
Đông Dương thành 3 vùng: Bắc Đông Dương, Nam Đông Dương và vùng trung gian.
Đồng thời ông đã liệt kê 8 kiểu quần lạc trong các vùng đó [63].
1.1.3. Những nghiên cứu về thảm thực vật Việt Nam
Những công trình nghiên cứu về thảm thực vật Việt Nam đến nay còn ít.
Chevalier (1918) là người đầu tiên đã đưa ra một bảng phân loại thảm thực vật rừng
Bắc bộ Việt Nam (đây được xem là bảng phân loại thảm thực vật rừng nhiệt đới Châu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

Á đầu tiên trên thế giới). Theo bảng phân loại này rừng ở Miền bắc Việt Nam được
chia thành 10 kiểu [58].
Năm 1953 ở Miền nam Việt Nam xuất hiện bảng phân loại thảm thực vật rừng
Miền nam của Maurand khi ông tổng kết về các công trình nghiên cứu các quần thể
rừng thưa của Rollet, Lý Văn Hội, Neang Sam Oil.
Bảng phân loại đầu tiên của ngành Lâm nghiệp Việt Nam về thảm thực vật rừng
ở Việt Nam là bảng phân loại của Cục điều tra và quy hoạch rừng (1960). Theo bảng
phân loại này rừng trên toàn lãnh thổ Việt Nam được chia làm 4 loại hình lớn:
Loại I: đất đai hoang trọc, những trảng cỏ và cây bụi, trên loại này cần phải
trồng rừng.
Loại II: gồm những rừng non mới mọc, cần phải tra dặm thêm cây hoặc tỉa thưa.
Loại III: gồm tất cả các loại hình rừng bị khai thác mạnh trở nên nghèo kiệt tuy còn
có thể khai thác lấy gỗ, trụ mỏ, củi, nhưng cần phải xúc tiến tái sinh, tu bổ, cải tạo.
Loại IV: gồm những rừng già nguyên sinh còn nhiều nguyên liệu, chưa bị phá
hoại, cần khai thác hợp lý.
Thomasius (1965) đưa ra bảng phân loại các kiểu lập quần vùng Quảng Ninh
dựa trên các điều kiện địa hình, đất đai, đá mẹ, khí hậu và các loài cây ưu thế.
Phan Nguyên Hồng (1970) [23], phân chia kiểu thảm thực vật ven bờ biển Miền
bắc Việt Nam thành rừng ngập mặn, rừng gỗ ven biển và thực vật bãi cát trống.
Trần Ngũ Phương (1978) [39] đưa ra bảng phân loại rừng ở Miền bắc Việt Nam,
chia thành 3 đai lớn theo độ cao: đai rừng nhiệt đới mưa mùa; đai rừng á nhiệt đới

mưa mùa; đai rừng á nhiệt đới mưa mùa núi cao.
Thái Văn Trừng (1978) [54] đã đưa ra 5 kiểu quần lạc lớn (quần lạc thân gỗ kín
tán; quần lạc thân gỗ thưa; quần lạc thân cỏ kín rậm; quần lạc thân cỏ thưa và những
kiểu hoang mạc) và nguyên tắc đặt tên cho các thảm thực vật. Năm 1975, trên cơ sở
các điều kiện lập địa trên toàn lãnh thổ Việt Nam, tại hội nghị thực vật học quốc tế
lần thứ XII (Leningrat), ông đưa ra bảng phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam theo
quan điểm sinh thái, đây được xem là bảng phân loại thảm thực vật rừng ở Việt Nam
phù hợp nhất theo quan điểm sinh thái cho đến nay [53].
Phan Kế Lộc (1985) [30] dựa trên bảng phân loại của UNESCO 1973, cũng đã
xây dựng thang phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam thành 5 lớp quần hệ, 15 dưới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

lớp, 32 nhóm quần hệ và 77 quần hệ khác nhau. Nguyễn Nghĩa Thìn (1994-1996)
cũng đã áp dụng cách phân loại này trong những nghiên cứu của ông.
Vũ Tự Lập và cộng sự (1995) [28] cho rằng khí hậu ảnh hưởng đến sự hình
thành và phân bố các kiểu thực bì thông qua nhiệt độ và độ ẩm. Dựa vào mối quan hệ
giữa hình thái thực bì và khí hậu chia ra 15 kiểu thực bì khác nhau: kiểu rừng rậm
nhiệt đới gió mùa rụng lá; kiểu rừng rậm nhiệt đới ẩm thường xanh; kiểu rừng rậm
nhiệt đới gió mùa nửa rụng lá; kiểu rừng khô nhiệt đới gió mùa khô rụng lá; kiểu rừng
thưa nhiệt đới khô lá kim; kiểu sa van nhiệt đới khô; kiểu truông nhiệt đới khô; kiểu
rừng nhiệt đới trên đất đá vôi; kiểu rừng nhiệt đới trên đất mặn; kiểu rừng nhiệt đới
trên đất phèn; kiểu rừng rậm á nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh; kiểu rừng rậm á
nhiệt đới ẩm hỗn giao; kiểu rừng thưa á nhiệt đới hơi ẩm lá kín; kiểu rừng rêu á nhiệt
đới mưa mùa; kiểu rừng lùn đỉnh cao.
Thái Văn Trừng (2000) [55] khi nghiên cứu hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt
Nam đã kết hợp 2 hệ thống phân loại (hệ thống phân loại lấy đặc điểm cấu trúc ngoại
mạo làm tiêu chuẩn và hệ thống phân loại thực vật dựa trên yếu tố hệ thực vật làm
tiêu chuẩn) để phân chia thảm thực vật Việt Nam thành 5 kiểu thảm (5 nhóm quần hệ)
với 14 kiểu quần hệ (14 quần hệ). Bảng phân loại này của ông từ bậc quần hệ trở lên
gần phù hợp với hệ thống phân loại của UNESCO (1973).

Lê Ngọc Công (2004) [13] cũng dựa theo khung phân loại của UNESCO
(1973) đã phân chia thảm thực vật của tỉnh Thái Nguyên thành 4 lớp quần hệ:
rừng rậm; rừng thưa; trảng cây bụi và trảng cỏ. Ở đây, những trạng thái thứ sinh
(được hình thành do tác động của con người như: khai thác gỗ, củi, chặt đốt rừng
làm nương rẫy…) bao gồm: trảng cỏ; trảng cây bụi và rừng thưa.
1.2. Lịch sử tác động của con ngƣời đến thảm thực vật và môi trƣờng sinh thái
Con người là một sản phẩm cao nhất của quá trình tiến hóa hữu cơ và trở
thành một thành viên đặc biệt trong hệ sinh thái, vì vừa có bản chất sinh vật, vừa có
bản chất xã hội. Ở con người, bản chất sinh vật được kế thừa, được phát triển đến một
trình độ hoàn hảo hơn mọi sinh vật khác. Bản chất văn hóa chỉ có ở loài người mà các
sinh vật khác không có [47].
Con người (Homo) đã xuất hiện trên trái đất khoảng 3-4 triệu năm và đã tác
động làm biến đổi thiên nhiên. Mở đầu là thời kì hái lượm với những công cụ bằng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

đá, con người nguyên thủy có thể làm mọi việc, họ đi săn thú để lấy thịt và lấy da để
che thân, với số lượng ít và cuộc sống của người nguyên thủy chủ yếu là thích nghi
với môi trường sống [47].
Ở nền văn minh thời kì đồ đá mới, tác động của con người đến sinh quyển đã
nổi bật hơn. Khi đó loài người đã biết dùng cung, tên, mài đồ đá, chế tạo đồ gốm, làm
nông nghiệp, đã biết trồng những loại ngũ cốc chủ yếu, đỗ, lạc, vừng, các loại rau, củ,
cây ăn quả, biết chăn nuôi một số loại gia súc [47].
Nền nông nghiệp phát triển cùng với kĩ thuật làm đồ gốm đã tạo ra khả năng
dự trữ những sản phẩm nông nghiệp mà từ trước đó con người chỉ biết chứa trong
những hầm ủ tươi làm sản phẩm mau hỏng. Sự ổn định của nền nông nghiệp, khả
năng dự trữ sản phẩm nông nghiệp tạo điều kiện cho sự định cư và từ đó xuất hiện
những điểm dân cư là tiền đề cho những đô thị sau này [47].
Nói tóm lại, hệ sinh thái trong các thời kì kể trên thể hiện nền văn minh nông
nghiệp với mức độ ổn định cao. Dù rằng môi trường vẫn có sự biến đổi cùng với sự
diễn thế sinh thái học gắn với sự mở rộng của nền kinh tế nông nghiệp, song hoạt

động của con người trong xã hội đã hòa nhập chung vào chu trình sinh, địa, hóa và
không làm thay đổi dòng năng lượng trong sinh quyển [47].
Đầu thế kỷ XVIII nền khoa học kĩ thuật đã có những chuyển biến cho phép
nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ. Nền công nghiệp và nông nghiệp đòi hỏi những
nguồn năng lượng lớn đã thúc đẩy nền công nghiệp khai thác mỏ ảnh hưởng đến các
địa tầng, rừng và các tài nguyên sinh học khác. Sự phát triển của nền công nghiệp
cùng với tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng đã làm thu hẹp nhanh chóng đất nông
nghiệp ảnh hưởng sâu sắc đến môi trường [47].
Sự phát triển tiến hóa của loài người đã vượt qua xã hội hoang sơ để bước vào
nền văn minh nông nghiệp – nền văn minh gốc tự nhiên rồi đến nền văn minh công
nghiệp và ngày nay đang bước vào nền văn minh kinh tế tri thức [41].
Con người đã tiến rất xa so với thời tiền sử. Thế nhưng cùng với sự phát triển
và tiến hóa của mình, con người đã tác động vào thiên nhiên ngày càng mạnh mẽ và
sâu rộng, làm biến đổi thiên nhiên, làm cho nguồn tài nguyên bị suy kiệt, môi trường
sống bị hủy hoại, cân bằng sinh thái bị phá vỡ. Lịch sử trái đất sau thời kỳ Băng Hà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

đến nay chưa bao giờ gặp phải hiểm họa sinh thái to lớn như hiện nay [35]. Vì hiểm
họa khôn lường về môi trường sinh thái mà Hội nghị Thượng đỉnh các Quốc gia năm
1992 tại Brasil đã kêu gọi loài người phải cứu lấy Trái đất. Một trong hai hiểm họa
toàn cầu hiện nay mà Đại Hội đồng Liên hợp quốc đã kết luận tại cuộc họp cuối
tháng 7 năm 2007 là sự nóng lên của Trái đất – nguy cơ phá hủy môi trường sống của
loài người. Chính sự phát triển kinh tế của con người trong quá khứ là nguyên nhân
chủ yếu của hiểm họa sinh thái hiện nay [20]. Đó chính là do con người không tôn
trọng quy luật tự nhiên – con người và tự nhiên là một thể thống nhất biện chứng có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau luôn luôn tác động qua lại, mà trong đó con người
không thể tách rời khỏi thiên nhiên. Cần phải tôn trọng quy luật cơ bản đó đã được
nhiều nhà khoa học nhắc nhở từ thời xa xưa. Epietite một triết gia thế kỷ thứ I (sau
công nguyên) đã chỉ ra rằng: “Cái tốt nhất là cái phù hợp với tự nhiên, sống theo tự
nhiên là sống theo lý trí…” theo con đường đó con người sẽ được sống sung sướng

và được tự do, toàn năng và hoàn thiện [29]. Vào đầu thế kỷ XIX ĂngGhen cũng đã
cảnh báo rằng: “Không nên quá khoái trí về những thắng lợi của chúng ta đối với
giới tự nhiên, bởi vì sự thật nhắc nhở rằng, chúng ta hoàn toàn không thể thống trị
giới tự nhiên như một kẻ xâm lược thống trị một dân tộc khác, như một người sống
bên ngoài giới tự nhiên, mà trái lại chúng ta với cả xương, thịt, máu và bộ não là
thuộc về giới tự nhiên và mỗi chúng ta nằm trong giới tự nhiên và tất cả sự thống trị
của chúng ta đối với tự nhiên bao hàm ở chỗ là chúng ta khác với tất cả các sinh vật
khác, biết nhận thức được quy luật một cách đúng đắn" [5].
Dưới góc độ sinh thái học, thì không có một sinh vật nào tồn tại phát triển mà
không có môi trường. Nói cách khác, môi trường là điều kiện sống cho mọi sinh vật.
Con người là một nhân tố của môi trường sinh thái, nhưng là sinh vật tiến hóa nhất,
có tổ chức cao nhất mà không sinh vật nào có được. Mặc dầu con người hiện đại có
thể biến đổi thiên nhiên, cải tạo môi trường và can thiệp vào thiên chức của tạo hóa
[47]. Nhưng con người cũng không thể tách mình ra khỏi môi trường. Sự tác động
của con người vào tự nhiên có thể diễn ra theo hai hướng: Nếu theo đúng quy luật thì
làm cho tự nhiên ngày càng phong phú, tạo điều kiện thuận lợi cho sự sản xuất và đời
sống con người. Ngược lại tác động không đúng quy luật sẽ làm cho tự nhiên ngày
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

càng nghèo nàn, kiệt quệ, cân bằng sinh thái bị phá và tự nhiên sẽ trả thù con người
[5]. Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên có thể tóm tắt trong đoạn viết sau đây
của nhà khoa học Pháp J.Dorste vào đầu thế kỷ XX là: “Con người đã mắc phải một
sai lầm rất lớn khi lên mặt cho rằng có thể tách rời khỏi thiên nhiên và phớt lờ các
quy luật của nó. Giữa con người và môi trường tự nhiên bao quanh nó từ rất lâu đã
có sự gián đoạn. “Bản hiệp ước cũ” gắn bó người nguyên thủy với nơi sinh sống của
nó đã bị một bên – con người hủy bỏ ngay khi nó cảm thấy đủ mạnh để từ đó về sau
chỉ thừa nhận cái quy luật do chính nó đề ra. Cần phải xét lại toàn bộ quan điểm đó
và kí kết một hiệp ước mới với thiên nhiên – hiệp ước mang lại cho con người khả
năng sống hài hòa hoàn toàn với thiên nhiên”. Sinh thái học hiện đại đang chuẩn bị
văn bản cho hiệp ước đó [16]. Trên cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa con người với

giới tự nhiên, trong những năm 70 của thế kỉ XX, đã hình thành một lĩnh vực nghiên
cứu mới là sinh thái nhân văn. Theo A.S.Boughey (1975), đó là khoa học nghiên cứu
về phát triển xã hội và quần thể người trong mối tác động qua lại với nhau và với
toàn bộ môi trường sống của chúng. Nói cách khác, sinh thái nhân văn là những
nghiên cứu về mối quan hệ giữa con người và giới tự nhiên mà con người đang sống
[59]. Trong thời gian gần đây cũng xuất hiện một số khái niệm như: Kinh tế sinh thái,
văn minh sinh thái đều nói lên mối quan hệ biện chứng nêu trên. Tuy nhiên khái niệm
văn minh sinh thái để chỉ nấc thang cao hơn trong mối quan hệ hài hòa giữa con
người và giới tự nhiên ở xã hội văn minh cao “văn minh trí tuệ”.
1.3. Nghiên cứu về diễn thế thảm thực vật
1.3.1. Trên thế giới
Khái niệm diễn thế (Succession) đã có từ thế kỷ thứ XIX. Năm 1860, Henry
David Thoreau đã công bố bài báo về “diễn thế cây rừng”, trong đó ông mô tả diễn
thế của rừng Oak – Pine [60].
Năm 1899, H. C. Cowles., ở trường đại học Chicago (Mỹ) đã phát triển khái
niệm diễn thế bằng những nghiên cứu cơ bản về diễn thế thảm thực vật trên những
diện tích đất đã bị rút nước ở hồ Michigan [60].
Khái niệm diễn thế tiếp tục được phát triển nhờ những nghiên cứu của Fredric
Clements. Năm 1916, Clements đã viết về diễn thế của những hồ và bãi lầy được bồi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

tụ ở Ai Len. Theo ông, diễn thế là sự phát triển của thảm thực vật qua các giai đoạn
tiến lên quần xã đỉnh cực [59].
Năm 1952, P. W. Richards, đã nghiên cứu về rừng mưa nhiệt đới ở Châu Á,
Châu Phi, Châu Mỹ. Ông đã mô tả quá trình diễn thế nguyên sinh, diễn thế thứ sinh ở
trên cạn và ở dưới nước [64].
Năm 1968, F. A. Bazzaz., nghiên cứu quá trình diễn thế phục hồi thảm thực
vật trên đất sau trồng trọt bị bỏ hoang ở vùng núi Shawnee, Illions (Mỹ) [57].
Năm 1983, E. D. Hibbs, đã nghiên cứu và đưa ra số liệu về sự thay đổi thành
phần, cấu trúc, tính đa dạng của các quần xã thực vật trong chuỗi diễn thế phục hồi

rừng thông (Pinus strobus) bị phá hủy do cơn bão mạnh năm 1938 ở Harvard – New
England. Theo tác giả, thì đa số các loài cây xuất hiện ở tuổi 40 (tính từ khi rừng bị
bão phá hủy) đều là những loài cây xuất hiện trước tuổi 10. Phần lớn các loài cây
này đều có số lượng tăng lên ở giai đoạn đầu và giảm xuống ở giai đoạn sau, về quá
trình tỉa thưa tác giả cho rằng liên quan đến tuổi thọ của các loài cây [61].
Năm 1993, L. Yucheng, M. Shili, khi nghiên cứu diễn thế thứ sinh phục hồi rừng
lá rộng thường xanh ở vùng núi cao Jing un (Trung Quốc) đã phân chia các loài cây
thành 3 nhóm: Loài diễn thế tiên phong, loài tiên phong đỉnh cực, loài cực đỉnh [67].
Năm 1993, T. Jiunei và cộng sự nghiên cứu về quá trình phục hồi thảm thực
vật thứ sinh trên đất sau nương rẫy ở Mengla – XiSuang banna (Trung Quốc) đã cho
thấy, sau 10 năm rừng phục hồi có 3 tầng: Tầng cây gỗ ưu thế, tầng cây bụi, dưới
cùng là tầng cỏ, quyết [62].
Tóm lại, trên thế giới đã có nhiều tác giả nghiên cứu về diễn thế thảm thực vật,
đã hình thành những lý thuyết về diễn thế và xác định các giai đoạn cơ bản của diễn
thế ở những vùng đất khác nhau trên trái đất.
1.3.2. Ở Việt Nam
Dương Hữu Thời đã có nhiều công trình nghiên cứu về sinh thái học, năm
1960, ông đã nghiên cứu các hệ sinh thái rừng ở Cúc Phương; năm 1961, ông nghiên
cứu những quần hợp thực vật trên bãi cát sông Hồng. Khi nghiên cứu diễn thế đồng
cỏ trong hệ thống thực bì miền Bắc Việt Nam, ông đã chỉ ra quá trình diễn thế của
chúng. Theo ông, đồng cỏ miền Bắc Việt Nam là kết quả của sự tác động thường
xuyên không có kế hoạch của con người như chặt đốt rừng, chăn thả quá mức làm
cho đất thoái hóa mà hình thành [47].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

Năm 1970, Trần Ngũ Phương nghiên cứu về rừng miền Bắc Việt Nam đã đưa
ra sơ đồ diễn thế suy thoái và tiến hóa của một số kiểu rừng ở miền Bắc Việt Nam.
Theo tác giả, diễn thế là một quá trình lâu dài, gồm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn là
một mắt xích, tập hợp các mắt xích đó thành một chuỗi diễn thế. Đất càng thoái hóa
thì mắt xích đó càng dài, đất ít thoái hóa thì các mắt xích đó sẽ ngắn hơn [39].

Phan Nguyên Hồng (1992) đã nghiên cứu về sinh thái rừng ngập mặn Việt
Nam. Ông mô tả các hệ sinh thái rừng ngập mặn và các loại diễn thế sinh thái rừng
ngập mặn ven biển nước ta. Theo ông, mỗi giai đoạn của quá trình diễn thế đều gắn
với sự thay đổi về môi trường, về địa mạo, địa chất và thổ nhưỡng. Ở các quần xã
thực vật nội địa, trong điều kiện môi trường khác nhau, diễn thế xảy ra theo hai
hướng: Tiến hóa và thoái hóa. Còn đối với quần xã thực vật ngập mặn thì nhiều khi
hai quá trình này xảy ra trên cùng một vị trí và nối tiếp nhau [23].
Năm 1994, Lê Trần Chấn, Huỳnh Nhung khi nghiên cứu về diễn thế thứ sinh ở
vùng Lương Sơn (Hòa Bình) đã mô tả sự thay đổi của thành phần thực vật, và cấu
trúc (phổ dạng sống) của các quần xã rừng thứ sinh [6].
Năm 2004, Lê Ngọc Công nghiên cứu về quá trình phục hồi rừng bằng khoanh
nuôi trên một số thảm thực vật ở Thái Nguyên, đã có nhận xét: Quá trình diễn thế
phục hồi rừng diễn ra chậm chạp trên đất rừng bị thoái hoá nặng và nguồn giống ít
do phải trải qua giai đoạn trảng cỏ cao. Trong giai đoạn đầu của diễn thế phục hồi
rừng bằng khoanh nuôi, số lượng loài cây và mật độ cây tái sinh giảm từ chân đồi lên
sườn đồi tới đỉnh đồi [13].
Ma Thị Ngọc Mai (2007), khi nghiên cứu về diễn thế đi lên của thảm thực vật ở
trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh – Vĩnh Phúc đã kết luận: Quá trình diễn thế đi lên của
thảm thực vật ở vùng nghiên cứu diễn ra qua 4 giai đoạn: Thảm cỏ - thảm cây bụi - rừng
thứ sinh - rừng thành thục. Quá trình diễn thế tự nhiên ở khu vực nghiên cứu diễn ra
chậm, nguyên nhân chủ yếu do đất rừng đã bị thoái hoá và thiếu nguồn gieo giống. Đây
chính là hậu quả của các hoạt động khai thác gỗ củi quá mức diễn ra trước đây [37].
1.4. Xu hƣớng nghiên cứu về tác động của con ngƣời đến thảm thực vật, hệ sinh
thái rừng
Như các phần trên đã trình bày thì nguyên nhân chủ yếu dẫn đến môi trường
sinh thái đã và đang bị hủy hoại nghiêm trọng là do yếu tố con người. Tuy nhiên, hiện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

nay, các công trình nghiên cứu khoa học về hệ sinh thái rừng chủ yếu tập trung
nghiên cứu cấu trúc, tái sinh, diễn thế và phục hồi rừng làm cơ sở cho công tác bảo

tồn và phát triển bền vững tài nguyên rừng. Sự tác động của con người lên hệ sinh
thái rừng luôn được xem là những vấn đề hiển nhiên, mang tính tất yếu. Chính vì vậy
chưa có nhiều nghiên cứu đề cập một cách sâu sắc về vấn đề này.
Trong một xã hội hiện đại, thiết lập lại mối quan hệ hài hòa giữa con người và
thiên nhiên là một vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp. Thực tế đã cho thấy không
thể áp dụng những biện pháp cứng nhắc để ngăn cản tác động con người lên tài
nguyên rừng.
1.4.1. Trên thế giới
Năm 1872, Vườn quốc gia (VQG) đầu tiên trên thế giới được thành lập ở Mỹ,
đó là vườn quốc gia Yellowstone. VQG này nằm trên vùng đất do người Crow và
người Shoshone sinh sống. Trên cơ sở sử dụng bạo lực, chính quyền đã ép buộc hai
cộng đồng tộc người này phải rời bỏ mảnh đất của họ. Nhiều Khu bảo tồn thiên nhiên
(KBTTN) và VQG được thành lập sau đó ở các nước khác nhau trên thế giới và cũng
sử dụng phương thức quản lý theo mô hình này, có nghĩa là ngăn cấm người dân địa
phương thâm nhập và tiếp cận tài nguyên trong KBTTN và VQG. Điều đó dẫn đến
những hiệu quả tất yếu là làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn giữa Cộng đồng địa phương
(CĐĐP) với KBT và mục đích bảo tồn tài nguyên đã không đạt được [40].
Trên thế giới, cộng đồng quốc tế đã có nhiều nghiên cứu nhằm nỗ lực làm thay
đổi chiến lược bảo tồn từ đầu thập kỷ 1980. Một chiến lược bảo tồn mới dần được
hình thành và khẳng định tính ưu việt, đó là liên kết quản lý KBTTN và VQG với các
hoạt động sinh kế của các CĐĐP, cần thiết có sự tham gia bình đẳng của các cộng
đồng trên cơ sở tôn trọng nền văn hoá trong quá trình xây dựng các quyết định.
Nhiều kết quả nghiên cứu trên thế giới và kinh nghiệm thực tiễn của các KBT
và VQG khẳng định rằng để quản lý thành công cần dựa trên mô hình quản lý gắn
bảo tồn đa dạng sinh học với bảo tồn văn hoá của CĐĐP. Ở VQG Kakadu
(Australia), những người thổ dân chẳng những được chung sống với VQG một cách
hợp pháp mà họ còn được thừa nhận là chủ hợp pháp của VQG và được tham gia
quản lý VQG thông qua các đại diện của họ trong ban quản lý. Tại VQG Wasur
(Indonesia) vẫn tồn tại 13 làng bản với cuộc sống gắn với săn bắn cổ truyền.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN


Ở Thái lan, vào khoảng những năm 1945, độ che phủ của rừng đạt tới 60%,
nhưng đến năm 1995 giảm xuống còn 26%. Hơn 170.000 km2 rừng bị tàn phá. Năm
1989, Cục Lâm nghiệp của Hoàng Gia Thái Lan thành lập khu bảo tồn để bảo vệ diện
tích rừng còn lại. Điều này dẫn tới xung đột giữa các CĐĐP sống trong vùng đệm.
Một thử nghiệm của Dự án “Quản lý rừng bền vững thông qua sự cộng tác” thực hiện
tại Phu Kheio Wildlife Sanctuary, tỉnh Chaiyaphum ở miền Đông-Bắc Thái Lan. Kết
quả chỉ ra rằng, điều căn bản để quản lý bền vững tài nguyên là phải thu hút sự tham
gia của các bên liên quan và đặc biệt là phải bao gồm cả phát triển CĐĐP bằng các
hoạt động làm tăng thu nhập của họ [56].
Các nghiên cứu trên thế giới mới chỉ có những phân tích định tính về sự phụ
thuộc của các cộng động dân cư vào tài nguyên và khẳng định cần thiết phải có sự
tham gia của người dân vào các hoạt động bảo tồn tài nguyên rừng (TNR). Tuy nhiên
chưa có các nghiên cứu định lượng xác định những tác động của cộng đồng vào TNR
và nguyên nhân cụ thể dẫn tới tác động đó.
1.4.2. Ở Việt Nam
Trong nhiều năm qua, đã có rất nhiều nhà khoa học quan tâm tới việc nâng cao
hiệu quả của các KBTTN và VQG theo quan điểm bảo tồn – phát triển. Đó là làm sao
dung hoà mối quan hệ giữa bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế - xã
hội các CĐĐP. Có thể nêu ra một số nghiên cứu dưới đây:
Trần Ngọc Lân (1999) đã tiến hành một nghiên cứu tại vùng đệm KBTTN Pù
Mát. Nghiên cứu đã đánh giá áp lực của vùng đệm lên khu bảo tồn và hệ thống nông
hộ tại vùng đệm Pù Mát. Tác giả kết luận rằng các nông hộ trong vùng đệm Pù Mát
có sự gắn bó chặt chẽ với rừng, nguồn thu nhập từ khai thác lâm sản và canh tác
nương rẫy chiếm vị trí quan trọng trong tổng thu nhập của mỗi nông hộ. Hiện tại, các
nông hộ đang có sự chuyển đổi về sinh kế, song mới chỉ rất ít ở các hộ có sự hiểu biết
và có vốn đầu tư [27].
Năm 2001, Đỗ Anh Tuấn thực hiện một nghiên cứu điểm cũng tại KBTTN Pù
Mát cho rằng: Hầu hết người dân địa phương vẫn còn sử dụng TNR một cách bất hợp
pháp. Tại thời điểm nghiên cứu, trung bình, 34% tổng thu nhập hàng năm của một hộ

gia đình trong vùng đệm và 62% tổng thu nhập của một hộ gia đình trong vùng bảo
vệ nghiêm ngặt là từ rừng. Việc thành lập KBTTN (năm 1997) đã làm giảm 30% -
71,4% diện tích đất và khoảng 50% thu nhập từ rừng của người dân địa phương.
Mặc dù đã có một vài chương trình hỗ trợ được thực hiện tại KBTTN, nhưng chúng
chưa bù lại được những mất mát do thành lập KBTTN [66].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

Năm 2001, tại VQG Ba Vì, Hà Thị Minh Thu đã đánh giá hiện trạng sử dụng
và quản lý tài nguyên thiên nhiên. Tác giả cho rằng, các chương trình thực hiện tại
vùng đệm VQG Ba Vì chưa hoạt động hiệu quả, đã không cải thiện được cuộc sống
của người dân và không hạn chế được sự tác động của người dân vào TNR. Lý do
chính là các chương trình đó đã không làm thoả mãn nhu cầu của người Dao [65].
Các nghiên cứu đã thực hiện chủ yếu được phân tích, đánh giá tác động của
KBTTN và VQG đối với CĐĐP. Nhưng vấn đề ngược lại, nhìn nhận từ góc độ
CĐĐP đối với các KBTTN và VQG ít được nghiên cứu.
Năm 2014, Nguyễn Anh Hùng nghiên cứu những tác động của con người đến
tính bền vững của hệ sinh thái rừng ở vùng an toàn khu Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên.
Tác giả đã xác định được những ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái rừng do tác
động của con người: suy giảm đa dạng sinh học, phẩm chất cây tái sinh, phá hủy cấu
trúc hệ sinh thái rừng, suy giảm môi trường đất và nước. Và từ đó đưa ra giải pháp
đẩy lùi các hoạt động tiêu cực, thúc đẩy các hoạt động tích cực kết hợp với công tác
tổ chức quản lý, và giải pháp về kinh tế xã hội và khoa học công nghệ để phát triển
bền vững hệ sinh thái rừng khu vực nghiên cứu. [24 ]
Năm 2012, công trình nghiên cứu của Nông Thanh Hiếu về vấn đề Nghiên cứu
khả năng phục hồi rừng trên đất sau canh tác nương rẫy tại huyện Na Rì tỉnh Bắc
Kạn.
quan trọng
ng),
) [18]
Tóm lại: những nghiên cứu về sinh thái rừng, phục hồi rừng đã có khá nhiều

tác giả quan tâm, tuy nhiên vấn đề tác động của cộng đồng dân tộc đến thảm thực vật
rừng tại khu vực nghiên cứu còn hạn chế. Mặt khác để giúp cộng đồng dân tộc miền
núi phát triển kinh tế bền vững, nâng cao đời sống nhất là những hộ nằm trong khu
vực rừng bảo tồn, vườn quốc gia là vấn đề cần quan tâm, nghiên cứu sâu hơn nữa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Thảm thực vật ở xã Côn Minh huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn
- Những tác động của cộng đồng dân tộc đến thảm thực vật ở xã côn Minh
huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng thảm thực vật khu vực nghiên cứu.
- Đánh giá những tác động của cộng đồng dân tộc đến thảm thực vật.
- Đưa ra một số biện pháp phát triển bền vững thảm thực vật khu vực nghiên cứu.
2.3. Thời gian nghiên cứu
Điều tra thực địa được tiến hành từ tháng 10/2014 đến tháng 3/2015, cụ thể:
- Tiến hành 03 đợt điều tra phỏng vấn : đợt 1: tháng 10/2014; đợt 2: tháng
12/2014; đợt 3: tháng 3/2015.
2.4. Phƣơng pháp
2.4.1. Phương pháp
- Tiếp cận các phương pháp sinh thái nhân văn đối với việc nghiên cứu mối
quan hệ giữa hệ tự nhiên và hệ xã hội trong việc khai thác và sử dụng bền vững thảm
thực vật rừng.
- Phát triển sự tham gia của cộng đồng dân tộc theo phương thức xã hội hoá
trong công tác quản lý, khai thác và sử dụng thảm thực vật nhằm cải thiện và nâng
cao đời sống của đồng bào dân tộc. Tuy nhiên vẫn đảm bảo tính đa dạng và bền vững
của thảm thực vật
- Phối hợp chặt chẽ với các ban ngành tại xã Côn Minh, Ban Quản lý Khu bảo

tồn thiên nhiên Kim Hỷ, Hạt Kiểm Lâm, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
phòng Dân tộc, Phòng Thống Kê huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn; các hộ gia đình dân tộc
được giao quản lý bảo vệ rừng trong công tác thu thập thông tin, số liệu.
- Kế thừa các số liệu thống kê đã có, bổ sung và cập nhật những thông tin cần
thiết. Sử dụng phương pháp điều tra có sự tham gia của người dân thông qua phỏng
vấn người dân, học sinh, cán bộ lãnh đạo các cấp, các cán bộ lâm nghiệp tại địa
phương … để tìm hiểu và thu thập số liệu đánh giá tác động của con người đến thảm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

thực vật, nhu cầu của cộng đồng dân tộc, các chủ trương chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước đối với việc phát triển vốn rừng tại địa phương …
- Thực hiện các đợt điều tra để thu thập số liệu ngoài thực địa, phân tích xử lý
số liệu.
2.4.2. Phương pháp điều tra và thu mẫu
a) Phương pháp tuyến điều tra (TĐT) và ô tiêu chuẩn (OTC)
Tuyến điều tra và OTC xác định theo phương pháp của Hoàng Chung (2008).
Căn cứ vào bản đồ khu vực, xác định các TĐT có hướng vuông góc với đường đồng
mức chính, chiều rộng quan sát là 2m về mỗi phía đối với thảm cây bụi hay rừng và
1m về mỗi phía đối với thảm cỏ. Khoảng cách các tuyến dao động từ 50-100m tùy
thuộc vào địa hình của từng quần xã. Dọc theo TĐT, quan sát và ghi chép vào phiếu
tất cả các thông tin về các loài đã gặp như: tên latinh (hoặc tên địa phương), dạng
sống, những loài chưa biết tên lấy mẫu về để định loại. Ngoài ra còn bố trí các OTC
và ô dạng bản (ODB) để thu thập số liệu. Ô tiêu chuẩn: Diện tích các OTC là 400m
2

(20m x 20m) đối với trạng thái rừng, 16m
2
(4m x 4m) đối với trạng thái cây bụi và
1m
2

đối với trạng thái cây cỏ. ODB được bố trí ở các góc và dọc theo 2 đường chéo
của OTC, sao cho tổng diện tích các ODB phải đạt ít nhất 1/3 diện tích OTC. Trong
OTC và ODB tiến hành thu thập mẫu, cách thu mẫu cũng giống như tuyến điều tra,
ngoài ra còn tiến hành đo chiều cao vút ngọn (Hvn), đường kính ngang ngực (D1,3),
số lượng cây gỗ theo loài, cây tái sinh và đánh giá phẩm chất cây tái sinh…
b) Phương pháp thu thập số liệu
- Đo đường kính ngang ngực (Cách mặt đất 1,3m - D1,3, cm) bằng thướ
kính với độ chính xác đến mm, đo theo hai hướng Đông Tây và Nam Bắc, sau đó tính
trị số bình quân
- Đo chiều cao vút ngọn (Hvn, m), đối với cây có chiều cao dưới 4m đo bằng
sào có chia vạch, độ chính xác đến dm. Đối với cây cao trên 4m, đo bằng thước
Blumeleiss theo nguyên tắc lượng giác. Hvn của cây rừng được xác định từ gốc cây
đến đỉnh sinh trưởng của cây.
- Điều tra cây tái sinh: Trong OTC, lập 5 ODB có diện tích 25m2 phân bố đều
trên OTC. Thố ập tiêu bản để giám định, đo
chiều cao cây tái sinh bằng thước sào, đánh giá chất lượng cây tái sinh:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

- Nhóm cây có triển vọng: Là những cây có chiều cao trên 1,5m, có sức sống
tốt, có khả năng cạnh tranh được với tầng cây bụi và thảm tươi, thân thẳng tán đều;
- Cây đang bị gia súc xâm hại: Là những cây bị gia súc ăn hoặc dẫm đạp, biểu
hiện là những cây bị dập nát, gẫy cành, mất các ngọn non.
- Xác định độ tàn che bằng gương cầu.
c) Phương pháp điều tra phỏng vấn
Sử dụng phiếu điều tra đối với các hộ gia đình ở 5 thôn, phiếu điều tra đối với
học sinh trường Dân tộc nội trú của Huyện Na Rì và phương pháp phỏng vấn trong
cộng đồng dân cư, mỗi thôn tiến hành làm việc với một nhóm 10 người dân đại diện
cho các hộ dân người dân tộc có hoạt động sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp. Tiến
hành thảo luận, phân tích khó khăn thuận lợi, đề xuất giải pháp quản lý phát triển bền
vững thảm thực vật rừng.

d) Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Xác định tên khoa học các loài thực vật theo Danh lục các loài thực vật Việt
Nam (2003, 2005) [52].
- Xác định dạng sống, giá trị sử dụng của các loài thực vật dựa theo tài liệu
“Tên cây rừng Việt Nam” và “1900 loài cây có ích ở Việt Nam”.
- Đếm số loài, độ tuổi, sự phân tầng.
Phân loại thảm thực vật: Dựa theo khung phân loại của UNESCO (1973) để
phân loại các thảm thực vật.
- Xác định tổ thành tầng cây cao theo công thức:
% Ni + % Gi
% IVi =
2
Trong đó: % IVi là tỷ lệ tổ thành của loài i
% Ni là % theo tổng số cây của loài i
% Gi là % theo tổng tiết diện ngang của loài i
- Xác định độ tàn che (ĐTC): Dùng gương cầu tiến hành đo ở 5 vị trí khác
nhau trong OTC, sau đó cộng vào và chia trung bình ta biết được độ tàn che của rừng
theo công thức tính độ tàn che:
N x 1,4
ĐTC =
100
Trong đó: N là số ô vuông được che lấp trong gương cầu

×