Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Hoàn thiện cơ chế quản lý chất thải rắn tại huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.78 MB, 138 trang )

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iii

TÓM TẮT LUẬN VĂN
“HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI
HUYỆN QUỲNH PHỤ, TỈNH THÁI BÌNH”
I/ MỞ ĐẦU
Huyện Quỳnh Phụ nằm ở cửa Bắc tỉnh Thái Bình, có vị trí đặc biệt trong
việc phát triển kinh tế của tỉnh. Phát triển theo tiến trình CNH – HĐH của đất
nước thì tình trạng chất thải hàng năm tăng cả về số lượng và chủng loại đã
ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường xung quanh. Trong khuôn khổ của
luận văn, từ việc đánh giá thực trạng tình hình cơ chế quản lý chất thải rắn tại
huyện, thấy được những khó khăn tồn tại, nghiên cứu đi đến việc đề xuất
những đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý và xử lý CTR
tại huyện trong thời gian tới.
II/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Khung phân tích
Nhằm thấy rõ thực trạng cơ chế QLCTR của huyện Quỳnh Phụ, trong
quá trình nghiên cứu tôi tiến hành điều tra một số đối tượng chịu ảnh hưởng
và trách nhiệm trong công tác quản lý hiện tại. Do vậy, khung phân tích được
xây dựng để có thể hình dung được một cách tổng quát những vấn đề trong
quá trình nghiên cứu.
2. Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu 3 loại CTR chủ yếu cơ bản đó là CTR sinh
hoạt, CTR y tế, CTR sản xuất. Với CTRSH: chọn thị trấn Quỳnh Côi, thị trấn
An Bài và xã Quỳnh Hưng làm điểm nghiên cứu. Với CTRYT: lựa chọn 02
bệnh viện đóng trên địa bàn huyện là bệnh viện đa khoa Quỳnh Phụ (thị trấn
Quỳnh Côi) và bệnh viện đa khoa Phụ Dực (thị trấn An Bài). Với CTRSX:
lựa chọn 03 xí nghiệp trên địa bàn là xí nghiệp may Hoàng Anh, nhà máy sán
xuất giày da Sao Vàng nằm trọng cụm công nghiệp Quỳnh Mỹ, công ty thép
đặc biệt Shengly nằm trong khu công nghiệp Cầu Nghìn.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iv

3. Phương pháp thu thập số liệu
Các số liệu thứ cấp được thu thập từ các giáo trình, sách, báo, báo cáo
khoa học, các trang web… Các số liệu sơ cấp: Xây dựng 04 loại phiếu điều
tra dành cho 04 đối tượng khác nhau gồm: 150 hộ gia đình, 02 bệnh viện, 03
xí nghiệp và 40 nhân viên vệ sinh môi trường.
4. Phương pháp phân tích
* Phân tổ thống kê: Phương pháp này dùng để chọn các đơn vị, đối
tượng, ước lượng số lượng mẫu chọn trong quá trình điều tra. Sử dụng số
tương đối, số tuyệt đối, số bình quân để phản ánh quy mô, cơ cấu, động thái
và mức độ đại diện của hiện tượng, sự vật.
* Thống kê mô tả: Các chỉ tiêu quan trọng như phân tích tài chính, đánh
giá khung cơ chế trong việc QLCTR tại huyện, hệ thống QLCTR hiện tại….
* Phương pháp so sánh: Phương pháp này chủ yếu được sử dụng trong
việc phân tích các số liệu thứ cấp như tình hình đất đai dân số, sản xuất kinh
doanh, giáo dục… Nhằm làm nổi bật lên đặc điểm địa bàn với các cơ chế, hệ
thống quản lý CTR đặc thù.
5. Phương pháp xử lý số liệu
Các phương pháp tính các chỉ số: bình quân gia quyền, hệ số biến động,
các số tương đối, tuyệt đối, các chỉ tiêu phân tích… được tính toán dựa trên
phần mềm Microsoft Excel.
III/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Đánh giá về khung cơ chế trong việc quản lý chất thải rắn tại huyện
Quỳnh Phụ
3.1.1 Tổng quan
UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho UBND các huyện, thành phố và các ban
ngành liên quan, trực tiếp quản lý giám sát các hoạt động liên quan tới công
tác QLCTR tại địa phương, đơn vị, cơ quan, hộ gia đình trên đại bàn. Ủy

quyền cho Đội VSMT ở từng xã, thị trấn thực hiện việc thu gom, vận chuyển
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page v

và xử lý CTR đảm bảo VSMT chung. Đồng thời UBND tỉnh có cơ chế để các
tổ chức thành phần kinh tế tham gia vào công tác QLCTR. Do nguồn phát
sinh CTR diễn ra ngày càng phức tạp cùng với sự phát triển của nền KTXH
nên các chính sách, quy định về quản lý cũ đã không còn hợp lý, không đáp
ứng đầy đủ kịp thời. Việc kiểm tra giám sát xử lý các vi phạm rất khó khăn,
đồng thời chi phí cho QLCTR lại quá lớn, ngân sách của huyện không đáp
ứng đủ.
3.1.2 Các tổ chức chịu trách nhiệm về quản lý chất thải rắn
QLCTR là sản phẩm công, công tác QLCTR tại huyện được tiến hành
theo công tác xã hội hóa nghĩa là cơ quan quản lý là UBND phối hợp với các
phòng ban liên quan chỉ đạo Đội VSMT và người dân cùng làm.

3.1.3 Các vấn đề tồn tại trong thiết lập cơ chế
Hiện nay Đội VSMT hoạt động theo hình thức dịch vụ cho chính quyền,
được quy đinh bởi luật, nghị định và quy định ở các cấp và doanh thu chủ yếu
dưới hình thức giá trị dự toán sản phẩm trừ đi các chi phí.
Do tính phức tạp của pháp lý, thiếu sự tự chủ, thiếu năng lực quản lý, kỹ thuật
đồng thời thiếu mối quan hệ với khách hàng đã làm cho cơ chế QLCTR tại
huyện Quỳnh Phụ trở nên cứng nhắc, thiếu hiệu quả.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vi
































Hình 3.1 Mô hình hóa cơ chế QLCTR tại tỉnh Thái Bình
UBND tỉnh
Các tổ chức
chính trị

xã hội
Sở
TNMT

Sở
Tài
chính
Sở
Xây
Dựng

Sở
KHCN
&MT

Sở
KHĐT

Giao nhiệm vụ
Phòng

Xây
Dựng

Phòng

TNMT

Phòng


Tài
chính

Phòng

Công
thương

Phòng
Kế
hoạch

UBND
huyện,

thành

phố
Giao

nhi
ệm v

UBND xã, phườ
ng,
thị trấn
Giao nhiệm vụ
Giao nhiệm vụ, quả
n lý, giám sát
Đội VSMT


Giám sát, quản lý, thực hiện
Nguồn phát
sinh CTR
Dịch vụ
Tuyên truyền vận động BVMT
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vii

3.2 Cơ chế tài chính đối với dịch vụ QLCTR tại huyện Quỳnh Phụ
Ngân sách nhà nước cấp cho Huyện do Phòng TNMT quản lý và thực
hiện chi trả các hoạt động môi trường cấp huyện. NSNN cấp cho xã, thị trấn
do UBND địa phương quản lý và thực hiện chi trả cho các hoạt động môi
trường trên địa bàn. UBND huyện hàng năm tiến hành kiểm tra, giám sát,
nghiệm thu và thanh toán số lượng, chất lượng, giá trị thực hiện của các hoạt
động môi trường đã thực hiện. Ưu điểm: việc đơn vị trực tiếp làm dịch vụ
VSMT sẽ chủ động một phần về tài chính để tổ chức tốt hơn các dịch vụ quản
lý chất thải. Tuy nhiên, chi phí ngân sách cho QLCTR sẽ tốn kém. Hiệu quả
kinh tế trong QLCTR không cao, tư tưởng ỷ lại, dựa vào nhà nước trong
QLCTR làm cho các đơn vị xả thải ít tham gia vào BVMT.
4. Đề xuất một số giải pháp
4.1 Giải pháp về cơ chế
- Trên mỗi cụm hành chính cần tiến hành xây dựng ita nhất 01 khu xử lý và
chôn lấp rác thải.
- Cần xác định rõ mức phạt đối với các đối tượng không thực hiện đúng quy
định về địa điểm và thời gian đổ chất thải.
- Xây dựng các tiêu chuẩn thải quy định rõ mức thải cho các cơ sở, xí nghiệp
đặc biệt tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
- Khuyến khích, trợ cấp cho các doanh nghiệp, cơ sở tiến hành lắp đặt thiết bị
giảm thải.

- Cần phải có những thay đổi trong việc thu phí để đảm bảo sự công bằng.
4.2 Giải pháp cho hệ thống tái chế rác không chính thức
Giải pháp cho khu vực tái chế không chính thức trong tương lai xa
không có cách nào tốt hơn đó là chính thức hóa khu vực này. Rác thải sẽ hoàn
toàn do khu vực chính thức đảm nhiệm, tức là loại bỏ hoàn toàn khu vực
không chính thức, khi đó việc có sự tham gia của trẻ em là không còn. Tuy
nhiên, xét về mặt KTXH thì phương án này chỉ áp dụng thành công khi đời
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page viii

sống xã hội khá cao, không còn sự nghèo đói. Đồng thời việc chính thức hóa
khu vực không chính thức chỉ có thể được coi là mục tiêu lâu dài.
4.3 Giải pháp cho hệ thống tái chế rác chính thức (chủ yếu dành cho CTRSH)
Một hệ thống tái chế rác chính thức bao gồm một nhà máy phân loại rác và
một nhà máy ủ phân vi sinh từ rác thải quy mô nhỏ. Việc xây dựng thành công
một nhà máy tái chế từ rác thải thành phân vi sinh mang lại nhiều lợi ích:
- Tạo ra khả năng cải tạo đất góp phần phát triển nông nghiệp bền vững
- Có thể thực hiện linh hoạt ở các mức độ khác nhau.
- Có thể tiến hành được với số vốn nhỏ và chi phí vận hành thấp.
- Đem lại những hiệu quả tốt đối với vấn đề sức khỏe gây ra do rác thải
hữu cơ.
- Mang lại cơ hội tốt trong việc cải thiện chương trình tổng thu gom rác
thải của huyện.
- Có thể hợp nhất các khu vực không chính thức tham gia vào công tác
thu gom, phân loại, tái chế hiện nay.
4.4 Giải pháp về kỹ thuật
Để sử dụng các thiết bị hiện tại một cách hiệu quả hơn, nên chuyển sang
chế độ làm việc có thời gian cụ thể hơn, chính xác hơn để người dân dễ dàng
phối hợp. Hệ thống thu gom mới cần thay thế những xe đẩy tay có dung tích
lớn hơn, khi đó khối lượng rác thu gom sẽ lớn hơn, khi đó khối lượng rác thu

gom sẽ lớn hơn, tiết kiệm được thời gian và chi phí, số chuyến trong mỗi ca
làm việc của người công nhân.
5. Kết luận và kiến nghị
5.1 Kết luận
So với mứa độ phát triển hiện nay thì cơ chế QLCTR tại huyện Quỳnh
Phụ đã trở nên cứng nhắc. Cần thực hiện một cơ chế QLCTR theo hướng linh
hoạt hơn. Tức là tất cả các môi quan hệ liên quan tới dịch vụ môi trường phải
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ix

được thay thế bằng hợp đồng. Đồng thời thực hiện sự hợp tác giữa nhà cung
cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ.
5.2 Kiến nghị
Xây dựng đồng bộ hệ thống văn bản liên quan dành riêng cho cơ chế
QLCTR mới, tập trung vào việc xử phạt các đối tượng vi phạm; khuyến khích
các tổ chức tham gia vào công tác môi trường. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng
cao ý thức người dân trong việc giữ gìn về sinh môi trường và tầm quan trọng
của phân loại rác tại nguồn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page x

MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN iii
MỤC LỤC x
DANH MỤC BẢNG xiii
DANH MỤC HÌNH xiv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU xv

PHẦN I. MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Đối tượng & phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 4
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5
2.1 Cơ sở lý luận của đề tài 5
2.1.1 Lý luận về chất thải rắn, quản lý chất thải rắn 5
2.1.2 Lý luận về cơ chế, cơ chế quản lý 13
2.1.3 Lý luận về cơ chế quản lý môi trường, cơ chế quản lý chất thải rắn 20
2.2 Cơ sở thực tiễn 25
2.2.1 Thực trạng cơ chế quản lý chất thải rắn trên thế giới 25
2.2.2 Thực trạng chất thải rắn và cơ chế quản lý chất thải rắn tại Việt Nam 28
2.2.3 Tóm tắt một số nghiên cứu trong và ngoài nước 33
2.3.4 Kinh nghiệm, kết quả rút ra từ tổng quan cho nghiên cứu của tác giả 34
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page xi

PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 35
3.1.1 Vị trí địa lý 35
3.1.2 Địa hình, thổ nhưỡng 36
3.1.3 Khí hậu, thủy văn 36
3.1.4 Điều kiện kinh tế - xã hội 37
3.2 Phương pháp nghiên cứu 41

3.2.1 Khung phân tích 41
3.2.2 Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu 42
3.2.3 Nguồn số liệu 43
3.2.4 Phương pháp xử lý số liệu 44
3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu phân tích và xử lý số liệu 44
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 46
4.1 Đánh giá về khung cơ chế trong việc quản lý chất thải rắn tại Thái Bình 46
4.1.1 Tổng quan về mô hình cơ chế quản lý chất thải răn tại Thái Bình 46
4.1.2 Các tổ chức chịu trách nhiệm về quản lý chất thải rắn 48
4.1.3 Sự tương tác giữa các tổ chức quản lý chất thải rắn tại Thái Bình 48
4.1.4 Các cơ quan chịu trách nhiệm kiểm soát rác thải 50
4.1.5 Phân tích các vấn đề tồn tại trong thiết lập cơ chế 51
4.2 Phân tích cơ chế tài chính đối với dịch vụ quản lý rác thải hiện tại 52
4.3 Hệ thống quản lý chất thải rắn hiện tại ở huyện Quỳnh Phụ 54
4.3.1 Khảo sát khối lượng chất thải rắn của huyện Quỳnh Phụ 54
4.3.2 Vấn đề hạn chế rác thải 57
4.3.3 Cơ chế tái chế rác 57
4.3.4 Hệ thống thu gom và xử lý rác thải 62
4.3.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới cơ chế QLCTR tại huyện Quỳnh Phụ 66
4.4 Thực trạng công tác tổ chức quản lý và xử lý CTR tại huyện Quỳnh Phụ 67
4.4.1 Đội VSMT tại huyện Quỳnh Phụ 67
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page xii

4.4.2 Thực trạng công tác tổ chức quản lý và xử lý CTRSH tại huyện Quỳnh Phụ 70
4.4.3 Thực trạng công tác tổ chức quản lý và xử lý CTRYT tại huyện Quỳnh Phụ 74
4.4.4 Thực trạng công tác tổ chức quản lý và xử lý CTRCN tại huyện Quỳnh Phụ 76
4.5 Đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý chất thải rắn
tại huyện Quỳnh Phụ 82
4.5.1 Giải pháp về cơ chế quản lý và cơ chế tài chính 84

4.5.2 Giải pháp cho hệ thống tái chế rác không chính thức 86
4.5.3 Giải pháp về cơ chế thu gom, vận chuyển CTR 88
4.5.4 Giải pháp cho cơ chế xử lý CTR (chủ yếu dành cho CTRSH) 88
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 91
5.1 Kết luận 91
5.2 Kiến nghị 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
PHỤ LỤC 97

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page xiii

DANH MỤC BẢNG

Bảng Tên bảng Trang
2.1 Lượng chất thải rắn phát sinh năm 2003 và 2008 29
2.2 Thành phần CTR toàn quốc năm 2008, xu hướng năm 2015 29
2.3 Dự báo lượng chất thải rắn phát sinh ở VN 30
3.1 Hiện trạng sử dụng đất huyện Quỳnh Phụ 2013 38
3.2 Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế huyện Quỳnh Phụ qua một số năm 40
4.1 Mức thu phí đối với hộ gia đình hiện tại 54
4.2 Tình hình CTR tại huyện Quỳnh Phụ trong những năm gần đây 55
4.3 Khối lượng rác thải phát sinh của huyện Quỳnh Phụ 56
4.4 Tổng hợp ý kiến điều tra nhân viên Đội VSMT 68
4.5 Tình hình trang thiết bị thu gom và vận chuyển của Đội VSMT 69
4.6 Tổng hợp ý kiến điểu tra hộ gia đình 73
4.7 Tổng hợp ý kiến điểu tra nhà máy xí nghiệp 77
4.8 Lượng CTRSX phát sinh trong các cụm công nghiệp 78
4.9 Mức phí VSMT đề xuất tại huyện Quỳnh Phụ 85





Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page xiv

DANH MỤC HÌNH

Hình Tên hình Trang
2.1 Nguồn gốc phát sinh CTR 6
2.2 Mối liên hệ giữa các thành phần trong hệ thống QLCTR 12
3.1 Bản đồ hành chính huyện Quỳnh Phụ 36
3.2 Khung phân tích cơ chế quản lý chất thải rắn 41
4.1 Mô hóa cơ chế QLCTR tại tỉnh Thái Bình 47
4.2 Quy trình quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý CTR tại Thái Bình 49
4.3 Khung cơ chế hiện tại 51
4.3 Công nhân đang cho CRT vào máy ép thành từng kiện 57
4.5 Hệ thống tái chế CTR tại huyện Quỳnh Phụ 59
4.6 Công nhân Đội VSMT làm việc 63
4.7 Bãi rác xa khu dân cư 66
4.8 Bãi rác cạnh đường giao thông 66
4.9 Phân loại rác tại nguồn 71
4.10 Thùng rác của các HGĐ 72
4.11 Rác đổ bừa bãi trên hè phố 72
4.12 Khu xử lý CTRYT tại bệnh viện đa khoa Quỳnh Phụ 75
4.13 Lò đốt CTRYT: MODEL F-IS tại bệnh viện đa khoa Quỳnh Phụ 75
4.14 Bồn sục rửa bơm kim tiêm tại bệnh viện đa khoa Phụ Dực 75
4.15 Bơm kim tiêm đã được làm sạch tại bệnh viện đa khoa Phụ Dực 75
4.16 Thùng chứa vải vụn tại đầu dây chuyền sản xuất và tổ cắt ở xí
nghiệp may Hoàng Anh 79

4.17 Phế liệu thừa chất đống tại nhà máy thép Shengly 81
4.18 Sơ đồ cấu trúc phân loại CTRSH tại nguồn 87
4.19 Hệ thống vận hành tổng quát của hệ thống xử lý CTRSH 90
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page xv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

3R Reduce – Reuse – Recycle
(Giảm - Sử dụng lại – Tái chế)
BVMT Bảo vệ môi trường
CCKT Cơ chế kinh tế
CCTT Cơ chế thị trường
CNH – HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
CTR Chất thải rắn
CTRNH Chất thải rắn nguy hại
CTRSX Chất thải rắn sản xuất
CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt
CTRYT Chất thải rắn y tế
ĐVT Đơn vị tính
EUR Euro - Đồng Euro
Ha Hecta – Đơn vị đo diện tích bằng 10.000m
2

HGĐ Hộ gia đình
JICA Japan International Cooperation Agency – Cơ quan
hợp tác quốc tế Nhật Bản
KH&ĐT Kế hoạch và đầu tư
KHCN&MT Khoa học công nghệ và môi trường
KTXH Kinh tế xã hội

MAC Marginal Abatement Costs – Chi phí giảm nhẹ biên
MC Marginal Costs – Chi phí biên
MEC Marginal External Costs – Chi phí ngoại ứng biên
NĐ – CP Nghị định – Chính phủ
NSNN Ngân sách nhà nước
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page xvi

NQ/TW Nghị quyết/ Trung ương
ONMT Ô nhiễm môi trường
P Price – Giá
PL – UBTVQH Pháp lệnh - Ủy ban thường vụ quốc hội
PTBV Phát triển bền vững
PRA Participatory Rural Appraisal – Đánh giá nông thôn
có sự tham gia
QĐ/TTg Quyết định/Thủ tướng chính phủ
QLMT Quản lý môi trường
QLNN Quản lý nhà nước
SXKD Sản xuất kinh doanh
TCCT Thể chế chính trị
TCKT Thể chế kinh tế
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TNMT Tài nguyên môi trường
TPP Tradable Pollution Permit - Giấy phép xả thải
UBND Ủy ban nhân dân
USD United States Dollar – Đô la Mỹ
VSMT Vệ sinh môi trường
WB World Bank – Ngân hàng thế giới

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 1

PHẦN I. MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang trong tiến trình đổi mới, các mục tiêu về phát triển đất
nước được thay đổi và hợp lý hơn. Trước đây quốc gia coi tăng trưởng là mục
tiêu hàng đầu thì ngày nay phát triển bền vững (PTBV) là vấn đề được quan
tâm hơn cả. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH – HĐH) đất
nước, nhiệm vụ bảo vệ môi trường (BVMT) sinh thái luôn được Đảng và Nhà
nước coi trọng. BVMT sinh thái vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội
dung cơ bản của PTBV. Quá trình đô thị hóa, sự gia tăng dân số, việc đẩy
mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ. . . đã làm cho môi trường nước ta
xuống cấp nghiêm trọng. Việc thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy chất
thải rắn (CTR) đã và đang trở thành một bài toán khó đối với các nhà quản lý
tại hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế đang
phát triển, trong đó có Việt Nam. Hiện nay ở Việt Nam, các thành phố lớn và
các khu đô thị trên cả nước hàng ngày thải ra trên 9.100m
3
chất thải, trong đó
lượng chất thải sinh hoạt chiếm tới hơn 75,4%, tỷ lệ thu gom chỉ đạt khoảng
40% - 50% và được xử lý tạm bợ. Việc thu gom, xử lý chất thải không triệt để
gây ra nhiều tác động xấu tới môi trường sống: bốc mùi hôi thối, ô nhiễm các
nguồn nước mặt, nước ngầm, ô nhiễm đất, nguồn bệnh và phát tán dịch bệnh,
gây mất mỹ quan [15]. Do đó CTR đã trở thành vấn đề bức xúc đối với toàn
xã hội và cần được sự quan tâm quản lý, thu gom triệt để, vận chuyển an toàn,
xử lý hiệu quả về kỹ thuật lẫn kinh tế.
Hiện nay, Việt Nam đã xây dựng một khung pháp lý phù hợp đối với
các hoạt động BVMT nói chung và quản lý chất thải rắn (QLCTR) nói riêng
như: Luật BVMT được Quốc hội thông qua ngày 27/12/1993 và có hiệu lực

từ ngày 10/1/1994; Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010; Nghị quyết 41
– NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị về BVMT trong thời kỳ CNH -
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 2

HĐH đất nước… Tuy nhiên các hệ thống văn bản này chưa đủ vì thiếu đồng
bộ, thiếu các văn bản dưới luật, các văn bản hướng dẫn và đặc biệt còn thiếu
một bộ tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về CTR hay một số hệ thống các tiêu
chuẩn về CTR mặc dù đã được xây dựng nhưng vẫn còn thiếu rất nhiều
(
Trần
Hiếu Nhuệ, 2003[9])
.
Ngoài ra năng lực QLCTR còn hạn chế cũng như thiếu
các biện pháp giảm thiểu CTR phù hợp. Các thiết bị và trách nhiệm của các
cơ quan trong xử lý tiêu hủy CTR và chất thải nguy hại còn thiếu, công nghệ
xử lý CTR rất đơn giản và lạc hậu, chủ yếu bằng cách chôn lấp, ý thức của
cộng đồng còn yếu.
Thái Bình là một tỉnh thuần nông với hơn 90% dân số sống ở khu vực
nông thôn có nghề chính là làm ruộng. Sau hơn 4 năm xây dựng nông thôn
mới, nhìn chung về cơ cấu kinh tế, văn hóa, xã hội và bộ mặt nông thôn của
tỉnh có nhiều biến chuyển. Quá trình xây dựng nông thôn, nông thôn mới diễn
ra, các làng nghề được khôi phục và hoạt động trở lại, cùng nhiều trung tâm
thương mại, chợ lớn nhỏ mọc lên tại các thị trấn, vùng nông thôn đã thu hút
hàng vạn lao động. Phát triển theo quá trình này thì tình trạng chất thải hàng
năm ngày càng gia tăng cả về số lượng và chủng loại đã ảnh hưởng nghiêm
trọng tới môi trường xung quanh. Vì vậy, môi trường nói chung và chất thải
nói riêng, đặc biệt là CTR, đang là vấn đề cần được sự quan tâm của tất cả các
cấp, các ngành và toàn thể nhân dân trong địa phương.
Huyện Quỳnh Phụ nằm ở cửa Bắc tỉnh Thái Bình, giáp với Hải Phòng

và Hải Dương, có vị trí đặc biệt trong việc phát triển kinh tế của tỉnh Thái
Bình. Trong chính sách mở cửa để phát triển kinh tế, theo tiến trình CNH –
HĐH của đất nước, nhìn chung về cơ cấu kinh tế của huyện có nhiều biến
chuyển. Phát triển theo quá trình này thì tình trạng chất thải hàng năm ngày
càng gia tăng cả về số lượng và chủng loại đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới
môi trường xung quanh. Vì vậy, môi trường nói chung và chất thải nói riêng,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 3

đặc biệt là CTR, đang là vấn đề cần được sự quan tâm của tất cả các cấp, các
ngành và toàn thể nhân dân trong toàn huyện. Đứng trước thực trạng này thì
các vấn đề đặt ra là:
- Thực trạng CTR hiện nay tại huyện như thế nào?
- Cơ chế QLCTR tại huyện hiện nay ra sao?
- Những khó khăn tồn tại, ảnh hưởng đến quá trình tổ chức quản lý và xử
lý CTR?
- Những giải pháp nào là hiệu quả để hoàn thiện cơ chế QLCTR?
Nhằm giải quyết những vấn đề trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Hoàn thiện cơ chế quản lý chất thải rắn tại huyện Quỳnh Phụ, tỉnh
Thái Bình”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng cơ chế quản lý chất thải rắn ở huyện
trong thời gian qua và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản
lý chất thải rắn tại huyện Quỳnh Phụ trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
• Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về cơ chế quản lý chất
thải rắn;
• Đánh giá thực trạng cơ chế quản lý chất thải rắn, nguyên nhân ảnh
hưởng tới cơ chế quản lý chất thải rắn tại huyện Quỳnh Phụ;

• Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý chất thải rắn
tại huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình trong thời gian tới.
1.3 Đối tượng & phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là cơ chế quản lý chất thải rắn, các nguyên nhân
ảnh hưởng tới cơ chế quản lý chất thải rắn và giải pháp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 4

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung tìm hiểu thực trạng cơ chế quản
lý và xử lý CTR tại huyện Quỳnh Phụ chủ yếu là cơ chế thu gom và cơ chế tài
chính trong QLCTR với 3 loại CTR điển hình là : CTR sinh hoạt (CTRSH),
CTR y tế (CTRYT), CTR công nghiệp (CTRCN) và đề xuất một số giải pháp
nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý CTR tại huyện trong thời gian tới.
- Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại huyện Quỳnh Phụ,
tỉnh Thái Bình.
- Phạm vi về thời gian: Đề tài được nghiên cứu và thực hiện từ tháng
5/2013 tới tháng 8/2014. Các số liệu về thực trạng được nghiên cứu trong
5 năm, từ năm 2009 – 2013, tập trung năm 2013, giải pháp đề ra cho thời
gian tới.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 5

PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1 Lý luận về chất thải rắn, quản lý chất thải rắn

2.1.1.1 Lý luận về chất thải rắn
a. Theo quan niệm chung
CTR là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt
động KTXH của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống
và duy trì sự tồn tại của cộng đồng v.v…). Trong đó quan trọng nhất là các
loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và các hoạt động sống.
b. Theo quan điểm mới
Theo Nghị định số 59/2007/NĐ – CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của
Chính phủ về QLCTR: “CTR là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình
SXKD, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. CTR bao gồm CTR thông
thường và CTR nguy hại (CTRNH). CTR phát thải trong sinh hoạt cá nhân,
hộ gia đình (HGĐ), nơi công cộng được gọi chung là CTRSH. CTR phát sinh
từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các
hoạt động khác được gọi chung là CTRCN. CTRNH là CTR chứa các chất
hoặc hợp chất có một trong những đặc tính phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn
mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc các đặc tính nguy hại khác”.

CTR bao gồm tất cả các chất thải ở dạng rắn, phát sinh do các hoạt
động của con người và sinh vật, được thải bỏ khi chúng không còn hữu ích
hay khi con người không muốn sử dụng nữa (Nguyễn Văn Phước, 2010[5])
c. Nguồn gốc hình thành CTR
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các ngành nghề sản xuất
phát triển mạnh mẽ để tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu con người ngày
càng tăng. Trong các hoạt động sản xuất tiêu dùng, sinh hoạt của con người
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 6

thì một lượng lớn CTR đã được tạo ra. Mặt khác trong chu trình sinh trưởng
phát triển của các sinh vật cũng tạo ra lượng CTR đáng kể.
Các nguồn chủ yếu phát sinh CTR bao gồm:


Hình 2.1 Nguồn gốc phát sinh CTR
(Nguồn: Nguyễn Văn Phước, 2010[5])
Nhà dân, khu dân cư: rác thải phát sinh từ những thực phẩm thừa,
cacton, nhựa, tro bếp, lá cây, các chất thải độc hại… Thành phần chủ yếu là
rác hữu cơ.
Các cơ quan trường học: rác thải từ giấy, cacton, gỗ vụ, nhựa…
Nơi vui chơi giải trí: rác thải từ thực phẩm thừa, nilon, cacton, lá cây…
Bệnh viện, cơ sở y tế: thực phâm thừa, giấy, cacton, nilon, thủy tinh,
nhựa, vải… Đặc biệt là rác thải y tế nguy hại.
Khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp: rác thải chủ yếu là các chế phẩm
của quá trình sản xuất.
Nông nghiệp, hoạt động xử lý rác thải: là thuốc và vỏ thuốc bảo vệ thực vật.
Giao thông, xây dựng: là vôi vữa bê tông, gạch, thép, cốt pha…
Chợ, bến xe, nhà ga: rác thải gồm thực phẩm thừa, giấy vụn, lá cây….
Nhà dân,
khu dân cư
Nơi vui chơi,
giải trí
Chợ, bến xe,
nhà ga
CTR
Bệnh viện,
cơ sở y tế
Cơ quan,
trường học
Giao thông,
xây dựng

Nông nghiệp,

hoạt động xử lý
rác thải
Khu công nghiệp,
nhà máy,
xí nghiệp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 7

Như vậy có thể thấy CTR được thải ra từ mọi hoạt động của đời sống
xã hội.
d. Phân loại chất thải rắn
Theo Nguyễn Thị Kim Thái và cộng sự, 2010[6]), tùy từng mục tiêu mà
CTR được phân chia thành các cách khác nhau. Theo bản chất nguồn tạo
thành: CTR được phân thành các loại:
+ CTRSH: là những chất thải liên quan đến các hoạt động của con
người, nguồn phát sinh chủ yếu từ khu dân cư, cơ quan, trường học, trung tâm
dịch vụ thương mại. CTRSH có thành phần gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh,
gạch ngói vỡ, đất đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm thừa hoặc quá hạn sử dụng,
xương động vật, tre gỗ, vải, giấy, rơm, rạ, xác động vật….
+ CTRCN: là các chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Các nguồn phát sinh CTRCN gồm: Các phế thải
từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, các phế thải từ nhiên liệu
phục vụ cho sản xuất, các phế thải trong quá trình công nghệ, bao bì đóng gói
sản phẩm….
+ Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất cát, gạch ngói, bê tông vỡ
do các hoạt động phá dỡ, xây dựng công trình… Chất thải xây dựng gồm: vật
liệu xây dựng trong quá trình dỡ bỏ công trình xây dựng, đất đá do việc đào
móng trong xây dựng, các vật liệu như kim loại, chất dẻo…Các chất thải từ
các hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như trạm xử lý nước thiên nhiên, nước
thải sinh hoạt, bùn cặn từ các ống thoát nước.

+ Chất thải nông nghiệp: là những chất thải và mẫu thừa thải ra từ các
hoạt động nông nghiệp như: trồng trọt, thu hoạch các loại cây trồng, các sản
phẩm thải ra từ chế biến sữa của các lò giết mổ…
Theo mức độ nguy hại: CTR được phân thành các loại:
+ Chất thải nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc
hại, chất thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất thải
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 8

phóng xạ, các chất thải nhiễm khuẩn, lây lan… có nguy cơ đe dọa tới sức
khỏe con người và sinh vật. Có nguồn phát sinh từ hoạt động công nghiệp,
nông nghiệp và y tế.
+ CTRYT nguy hại: là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một
trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây
nguy hại với môi trường và sức khỏe của cộng đồng. Theo quy chế quản lý
CTRYT, các loại CTRYT nguy hại được phát sinh từ các hoạt động chuyên
môn trong bệnh viện, trạm xá và trung tâm y tế.
+ Chất thải không nguy hại: là những loại chất thải không chứa các
chất và hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương
tác thành phần.
e. Ảnh hưởng của chất thải rắn tới môi trường
- CTR làm ô nhiễm môi trường nước: Các CTR, nếu là chất thải hữu
cơ, trong môi trường nước sẽ bị phân hủy một cách nhanh chóng. Phần nổi
lên mặt nước sẽ có quá trình khoảng hóa chất hữu cơ để tạo ra các sản
phẩm trung gian sau đó là những sản phẩm cuối cùng là chất khoáng và
nước. Tất cả các chất trung gian đều gây mùi thối và là độc chất. Bên cạnh
đó, là các loại siêu vi trùng làm ô nhiễm nguồn nước. Sau đó quá trình oxy
hóa xuất hiện, gây nhiễm bẩn cho môi trường nước, nguồn nước. (Nguyễn
Thị Kim Nga, 2005[4])
- CTR làm ô nhiễm môi trường đất: Các chất thải hữu cơ được phân

hủy trong môi trường đất trong hai điều kiện yếm khí và háo khí, khi có độ
ẩm thích hợp qua hàng loạt sản phẩm trung gian cuối cùng tạo ra các chất
khoáng đơn giản. Với một lượng vừa phải thì khả năng làm sạch của môi
trường đất sẽ trở nên quá tải và bị ô nhiễm. Ô nhiễm này sẽ cùng với ô nhiễm
kim loại nặng, chất độc hại theo nước trong đất chảy xuống mạch nước ngầm,
làm ô nhiễm nước ngầm. Khi nước ngầm đã bị ô nhiễm thì sẽ gây nên những
vấn đề rất nghiêm trọng. (Nguyễn Thị Kim Nga, 2005[4])
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 9

- CTR làm ô nhiễm môi trường không khí: Các CTR thường có bộ phận
có thể bay hơi và mang theo mùi làm ô nhiễm không khí. Cũng có những
CTR có khả năng thăng hoa phát tán vào không khí gây ô nhiễm trực tiếp. Kết
quả của quá trình này là gây ô nhiễm không khí. Ở những bãi rác hoặc những
đống rác lớn mà trong rác có một lượng nước nhất định hoặc mưa xuống làm
nước ngấm vào rác thì tạo ra một loại nước rò rỉ. Trong nước rò rỉ chứa những
chất hòa tan, những chất lơ lửng, chất hữu cơ và nấm bệnh. Khi nước này
ngấm vào đất làm ô nhiễm môi trường đất nghiêm trọng. Mặt khác, nó cũng
làm ô nhiễm nguồn nước thổ nhưỡng và nước ngầm. [4]
2.1.1.2. Lý luận về quản lý môi trường và quản lý chất thải rắn
a. Lý luận về quản lý môi trường
Theo Nguyễn Thị Kim Thái và cộng sự, 2010[6] Quản lý chất lượng
môi trường là sự tác động liên tục, có tổ chức, có phương hướng và mục đích
xác định của một chủ thể (con người, địa phương, quốc gia, tổ chức quốc
tế…) đối với một đối tượng nhất định (môi trường sống) nhằm khôi phục, duy
trì và cải thiện tốt hơn môi trường sống của con người trong những khoảng
thời gian dự định.
Bản chất của việc quản lý môi trường (QLMT) là hạn chế hành vi vô
thức hoặc có ý thức của con người trong quá trình sống, SXKD gây tác động
đến môi trường chủ yếu (các hành vi có tác động xấu đến môi trường) để tạo

ra được môi trường ổn định, luôn ở trạng thái cân bằng. Các hành vi vô ý thức
là các hoạt động do không nhận thức và không nắm bắt được các quy luật của
tự nhiên, xã hội và của bộ phận dị dưỡng trong hệ sinh thái gây ra. Chính các
hành vi vô ý thức này đã phá vỡ trạng thái nội cân bằng của môi trường hoặc
đẩy xa môi trường ra ngoài trạng thái nội cân bằng đó. Các hành vi có ý thức
là các hoạt động có chủ đích của con người vì lợi ích cá nhân, cục bộ, nhất
thời gây ra làm đảo lộn trạng thái nội cân bằng của hệ môi trường. [6]
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 10

* Quản lý môi trường có các đặc thù sau:
- QLMT là hoạt động mang tính trách nhiệm có ý thức của con người;
- Các hoạt động QLMT mang tính liên tục theo thời gian và theo
không gian;
- Các hoạt động QLMT là trách nhiệm của mọi người theo mối quan hệ
ràng buộc lẫn nhau (có tổ chức);
- Các hoạt động QLMT phải nhằm đạt được những mục đích cơ bản là
BVMT và PTBV;
- Hoạt động QLMT còn là công việc đòi hỏi phải có sự nỗ lực chung
của mọi quốc gia trên toàn thế giới.
* Các nguyên tắc quản lý môi trường:
Theo Nguyễn Thế Chỉnh, 2003 [1] Các nguyên tắc QLMT là các quy
tắc chỉ đạo những tiêu chuẩn hành vi mà các cơ quan QLMT phải tuân thủ
trong quá trình quản lý. Hoạt động QLMT được dựa trên những nguyên tắc cơ
bản sau:
- Bảo đảm duy trì trạng thái cân bằng của hệ sinh thái bằng một tổ hợp
các biện pháp kinh tế, kỹ thuật, xã hội: Khi ta đổ chất thải vào môi trường tức
là đã làm ảnh hưởng tới trạng thái cân bằng của hệ sinh thái, do vậy quá trình
quản lý cần tác động bằng các biện pháp kinh tế, kỹ thuật… để thiết lập nên
một trạng thái cân bằng mới cho hệ sinh thái.

- Có mối liên hệ ngược (feedback): là mối liên hệ giữa người phát thải
và người xử lý chất thải và ngược lại.
- Mang lại hiệu quả và có khả năng thực thi: hoạt động QLMT của một
khu vực cần dựa trên các điều kiện KTXH của khu vực đó, từ đó mới đem lại
hiệu quả, các kịch bản quản lý mới trước khi đem áp dụng cần có khả năng
thực thi cao.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 11

- Đa dạng hóa: Hoạt động QLMT cần được các cấp, ngành, toàn xã hội
tham gia dưới nhiều hình thức.
- Phân cấp và chuyên môn hóa: Công tác QLCTR phải được phân cấp
cho từng ngành, từng địa phương và đơn vị một cách rõ ràng. Các khâu trong
quy trình QLCTR cần được chuyên môn hóa cao từ quản lý nguồn phát thải
tới thu gom, vận chuyển và xử lý.
- Gắn hiệu quả hiện tại với tương lai: các biện pháp QLMT không chỉ
mang tác dụng tức thời cho hiện tại mà cần có hiệu quả bền vững, lâu dài cho
tương lai, vì ảnh hưởng của CTR là rất khó xác định cả về không gian và thời
gian, do vậy khi quản lý cần lấy mục tiêu bền vững lên hàng đầu.
- Thử - Sai – Sửa: Đây là một nguyên tắc không thể thiếu. Ảnh hưởng
của CTR tới môi trường là rất khó xác định do vậy không thể cho ra một
phương án quản lý tối ưu ngay, để tìm được một phương án quản lý hiệu quả
nhất thì cần thử các phương án quản lý mới, áp dụng và tiến hành sửa, hoàn
thiện phương án đó. Tạo ra một phương án tốt hơn, phù hợp hơn.
b. Lý luận về quản lý chất thải rắn
Theo Nguyễn Văn Phước, 2010[5] Chức năng của một hệ thống
QLCTR là bảo đảm cho phần lớn lượng CTR sau khi đã được thải ra thì đều
được thu gom, vận chuyển và xử lý tại các bãi rác chôn lấp hay các nhà máy
xử lý rác thải tập trung. Với việc ưu tiên này giá trị tiết kiệm tăng lên trên
từng tấn chất thải được giảm thiểu thông qua việc giảm chi phí vận chuyển,

giảm chi phí xử lý. Có như vậy mới giảm thiểu được khả năng gây ô nhiễm
môi trường từ CTR. Cụ thể được minh họa ở hình 2.2
CTR sau khi thải ra môi trường sẽ được đội ngũ công nhân chịu trách
nhiệm gom nhặt, tách và lưu trữ tại nguồn. Mục đích của giai đoạn này phân
loại được các loại rác thải, đặc biệt là CTR, nhằm thu hồi lại các thành phần
có ích trong rác thải mà chúng ta có thể sử dụng được, hạn chế việc khai thác
các tài nguyên sơ khai, giảm bớt khối lượng CTR phải vận chuyển và xử lý.

×