Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

Ứng dụng Marketing online để phát triển thương hiệu máy tính CMS giai đoạn 2010 – 2015.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.54 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
  

Đề Tài:
ỨNG DỤNG MARKETING ONLINE ĐỂ
PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU MÁY TÍNH
CMS GIAI ĐOẠN 2010 - 2015
 GVHD :TS.Nguyễn Ngọc
Dương
 SVTH : Đinh Thị Kim Anh
 MSSV :105401004
 Lớp : 05DQD
TP.HCM, tháng 10 năm 2009
1
1
SVTH: Đinh Thị Kim Anh
MSSV: 105401004
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Dương
LỜI CẢM ƠN
 
3 tháng không thể là khoảng thời gian đủ dài để tôi có thể nghiên cứu được sâu hết
những vấn đề mà tôi đã đưa ra trong Luận văn này.Tuy nhiên, nhờ có sự giúp đỡ tận
tình của thầy Nguyễn Ngọc Dương & của các anh chị nhân viên Công ty TNHH máy
tính CMS mà tôi đã hoàn thành tốt Luận văn tốt nghiệp (LVTN) của mình.
Qua đây tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu nhà trường ,cùng toàn
thể quý thầy cô Khoa Quản Trị Kinh Doanh của Trường đại học Kỹ Thuật Công Nghệ


TP.HCM đã tạo cho tôi điều kiện học tập & rèn luyện, trao dồi kiến thức chuyên môn
cũng như kiến thức cuộc sống trong suốt 4 năm qua. Và đặc biệt cảm ơn thầy Nguyễn
Ngọc Dương - người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo & giúp đỡ tôi hoàn thành LVTN
này.
Đồng thời tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Đốc cùng
toàn thể nhân viên Công ty TNHH máy tính CMS, đặc biệt là các anh chị ở Phòng
TH&TT của CN CMS#2 đã tiếp nhận & tận tình giúp đỡ tôi, tạo điều kiện cho tôi được
học hỏi những kiến thức làm việc thực tế mà sẽ giúp ích cho tôi rất nhiều cho công việc
của tôi sau này.
Với khoảng thời gian 3 tháng ngắn ngủi, LVTN của tôi sẽ không thể tránh khỏi
những thiếu sót, kính mong quý thầy cô, quý công ty thông cảm & rất mong nhận được
lời góp ý từ quý thầy cô cùng quý công ty .
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và quý công ty!
TP.HCM, tháng 10 năm 2009
Sinh viên thực hiện
MỤC LỤC
2
2
SVTH: Đinh Thị Kim Anh
MSSV: 105401004
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Dương
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
NỘi DUNG
Phần 1: ...........................................................................................................1
A. MỞ ĐẦU......................................................................................................1
......................................................................................................................
.....................................................................................................................

1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................2
3. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................2
B. CƠ SỞ LÝ LUẬN......................................................................................3
1. Các khái niệm...............................................................................................3
1.1. Marketing...................................................................................................3
1.1.1. Quá trình ra đời & phát triển của Marketing....................................3
1.1.2. Khái niệm về Marketing..................................................................3
1.1.3. Vai trò & chức năng của Marketing.................................................4
1.1.4. Phân loại.........................................................................................5
1.2. Mareting Online.........................................................................................5
1.2.1. Khái niệm........................................................................................5
1.2.2. Mô hình Marketing Online...................................................................6
1.2.3. Bản chất marketing online...............................................................6
1.2.4. Đặc điểm riêng của marketing online..............................................6
1.2.5. Một số lợi ích của marketing online.................................................7
1.2.6. Điều kiện áp dụng marketing online................................................7
1.2.7. Các công cụ của marketing online..................................................7
1.2.8. Quy trình lập kế hoạch quảng cáo trực tuyến.................................9
1.2.9. 5 Nguyên tắc của marketing trên internet......................................10
1.3. Thương mại điện tử.................................................................................12
1.3.1. Khái niệm......................................................................................12
1.3.2. Quá trình giao dịch TMĐT.............................................................12
1.3.3. Một số Sản phẩm thường được mua qua mạng...........................12
1.3.4. Xu hướng C2C của TMĐT................................................................13
1.4. Thương hiệu............................................................................................13
1.4.1. Khái niệm......................................................................................13
1.4.2. 5 công cụ để xây dựng thương hiệu.............................................13
1.4.3. Các lợi ích của thương hiệu..........................................................13

1.4.4. Định vị thương hiệu......................................................................13
1.4.5. Hiệu quả của Internet trong Quảng bá thương hiệu......................14
2. Xu hướng phát triển của Internet ở VN & sự phát triển tất yếu của e-
marketing.........................................................................................................15
2.1. Thực trạng sử dụng Internet ở Việt Nam.................................................15
2.2. Marketing Online tại Việt Nam là một xu hướng tất yếu..........................18
2.2.1. 10 lý do nên đưa Internet vào chiến lược tiếp thị..........................18
2.2.2. Doanh thu e-Advertising...................................................................21
2.2.3. Dự báo xu h ướng Internet & truyền hình ở Việt Nam..................21
3
3
SVTH: Đinh Thị Kim Anh
MSSV: 105401004
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Dương
2.2.4. Ưu thế của việc quảng cáo trực tuyến so với một số hình thức
quảng cáo truyền thống khác (theo Zing.vn)...........................................22
2.2.5. Thực trạng Marketing trực tuyến tại Việt Nam..............................23
3. Chi phí Marketing........................................................................................24
3.1. Khái niệm.................................................................................................24
3.2. Hiệu quả về chi phí của E-marketing so với chi phí của Marketing truyền
thống..............................................................................................................24
4. Khách hàng.................................................................................................28
4.1. Hành vi khách hàng.................................................................................28
4.2. Mô hình hành vi khách hành tiêu dùng...................................................28
4.3. Hiệu quả của E-marketing đối với vấn đề tiếp cận khách hàng...............29
4.3.1. Khách hàng là một phần quan trọng của Marketing online...............29
4.3.2. E-marketing với vấn đề Khách hàng.............................................29
...................................................................................................................

Phần 2:..........................................................................................................31
A. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH MÁY TÍNH CMS..................................31
1. Vài nét giới thiệu về công ty CMS..............................................................32
1.1. Giới thiệu..............................................................................................32
1.2. CMS trên chặng đường thành công .....................................................33
1.3. Phương châm hoạt động......................................................................35
1.4. Lĩnh vực hoạt động...............................................................................36
1.5. Chiến lược phát triển ...........................................................................36
1.6. Quy mô hoạt động................................................................................36
1.7. Năng lực của CMS................................................................................36
2. Cơ cấu tổ chức............................................................................................37
3. Mô hình kinh doanh.....................................................................................40
4. Sản Phẩm của công ty.................................................................................40
4.1. Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm...........................................................40
4.2. Công nghệ sản xuất sản phẩm...............................................................41
4.3. Các dòng sản phẩm của công ty.............................................................42
4.3.1. Máy tính xách tay CMS..................................................................42
4.3.2. Máy tính để bàn CMS....................................................................43
4.3.3. Máy chủ CMS................................................................................44
5. Hiệu quả kinh doanh...................................................................................46
5.1. Tình hình kinh doanh..............................................................................46
5.2. Nghĩa vụ nộp Ngân sách.........................................................................47
5.3. Tình hình nhân sự...................................................................................47
5.4. Các hoạt động xã hội..............................................................................49
B. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH..............50
1. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2004 - 2008.......50
2. Phân tích các yếu tố...................................................................................51
2.1. Marketing................................................................................................51
2.2. Tài chính- Kế toán...................................................................................53
2.3. Nhân sự..................................................................................................54

2.4. Văn hoá của công ty................................................................................54
3. Các yếu tố tác động.....................................................................................54
4
4
SVTH: Đinh Thị Kim Anh
MSSV: 105401004
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Dương
3.1. Yếu tố vi mô.............................................................................................54
3.1.1. Người tiêu thụ.................................................................................54
3.1.2. Nhà phân phối.................................................................................54
3.1.3. Nhà cung ứng.................................................................................54
3.1.4. Các đối thủ cạnh tranh....................................................................54
3.2. Yếu tố vĩ mô............................................................................................55
3.2.1. Kinh tế............................................................................................56
3.2.2. Chính trị, luật pháp.........................................................................57
3.2.3. Văn hóa -Xã hội.............................................................................57
3.2.4. Công nghệ.....................................................................................59
4. Phân tích môi trường ngành với mô hình.................................................60
5. Phân tích SWOT..........................................................................................62
6. Ma trận BCG................................................................................................64
7. Ma trận Ansoff.............................................................................................65
C. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...........................................................................66
1. Thực trạng vận dụng E-marketing của CMS.............................................66
1.1. Các hình thức e-marketing CMS đã vận dụng........................................66
1.1.1. Quảng bá website............................................................................66
1.1.2. Quảng cáo trực tuyến......................................................................67
1.1.3. Email marketing...............................................................................70
1.2. Các hình thức e-marketing CMS chưa vận dụng và nên vận dụng trong

thời gian tới.......................................................................................................72
2. Hiệu quả sử dụng ngân sách Marketing của CMS...................................72
2.1. Chi phí Marketing của CN CMS2 năm 2008...........................................72
2.2. Kết quả...................................................................................................76
3. Vấn đề tiếp cận KH của CMS.....................................................................76
3.1. Danh sách KH tiêu biểu của năm 2008...................................................76
3.2. Cơ cấu khách hàng.................................................................................77
3.3. Tỉ lệ giới tính KH.....................................................................................77
3.4. Chu kỳ mua hàng....................................................................................77
3.5. Đánh giá kênh thông tin mà KH biết đến cty..........................................78
3.6. Các hình thức tiếp cận KH hiện nay mà CMS đang sử dụng..................78
3.7. Về vấn đề quản lý QHKH........................................................................80
Phần 3: KIẾN NGHỊ & KẾT LUẬN................................................................81
A. KIẾN NGHỊ..............................................................................................81
1. Mục tiêu của CMS đến năm 2010...............................................................81
2. Kế hoạch Marketing CN CMS#2 năm 2009................................................81
2.1. Mục tiêu năm 2009.................................................................................81
2.2. Kế hoạch cụ thể......................................................................................81
2.3. Ngân sách...............................................................................................82
3. Xu hướng thị trường CNTT năm 2009-2010............................................82
3.1. Giới trẻ ngày càng quan tâm đến MTXT.................................................82
3.2. Tiêu chí chọn mua MTXT........................................................................82
3.3. Thị trường vẫn tăng trưởng dù khó khăn................................................82
4. Thuận lợi & khó khăn của công ty.............................................................83
4.1. Thuận lợi.................................................................................................83
4.2. Khó khăn.................................................................................................83
5. Kiến nghị.....................................................................................................83
5
5
SVTH: Đinh Thị Kim Anh

MSSV: 105401004
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Dương
5.1. Mục tiêu..................................................................................................83
5.2. Kế hoạch.................................................................................................84
5.2.1. Hình thức quảng cáo.......................................................................84
5.2.2. Đối tượng........................................................................................86
5.2.3. Nhân sự..........................................................................................86
5.2.4. Chi Phí............................................................................................86
5.2.5. Time Line.........................................................................................87
5.2.6. Theo dõi & đánh giá hiệu quả..........................................................87
5.3. Các hoạt động liên quan.........................................................................87
5.3.1. Hoàn thiện Wedsite của CMS..........................................................87
5.3.2. Xây dựng hệ thống hỗ trợ kỹ thuật cho khách hàng........................88
5.3.3. Xây dựng hệ thống Quản lý QHKH.................................................89
5.3.4. Bán hàng qua mạng........................................................................89
5.3.5. Các biện pháp chăm sóc KH trực tuyến..........................................91
5.4. Muốn đầu tư làm marketing trực tuyến, doanh nghiệp cần.....................92
5.5. Những điều cần lưu ý khi áp dụng Marketing online...............................93
B. KẾT LUẬN...................................................................................................94
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
6
6
SVTH: Đinh Thị Kim Anh
MSSV: 105401004
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Dương
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VN Việt nam
High – tech Công nghệ cao
Made in Vietnam Được sản xuất ở Việt Nam
CNTT Công nghệ thông tin
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
NTD Người tiêu dùng
QHKH Quan hệ khách hàng
PA Phương án
SP Sản Phẩm
OEM (original equipment manufacturer) Nhà sản xuất thiết bị gốc
CN Chi nhánh
HCV Huy chương vàng
UBNDTP Ủy ban nhân dân thành phố
ICT Giải thưởng CNTT& truyền thông
DN Doanh nghiệp
MTXT Máy tính xách tay
MTĐB Máy tính để bàn
TBU Trung tâm bảo hành ủy quyền
QLCL Quản lý chất lượng
TTKD Trung tâm kinh doanh
TH&TT Thương hiệu & tiếp thị
CSKH Chăm sóc khách hàng
HC-NS Hành chính- Nhân sự
IT Công nghệ thông tin
OHSAS Tiêu chuẩn đánh giá về an tòan và sức khỏe nghề nghiệp
ISO Tiêu chuẩn quản lý chất lượng
GD-ĐT Giáo dục & đào tạo
SMB Doanh nghiệp vừa và nhỏ

KH-CN Khoa học- công nghệ
SX Sản xuất
CP Cổ phần
PR Quan hệ công chúng
CB Cán bộ
CNV Công nhân viên
TGDĐ Thế Giới Di Động
PG Nhân viên tiếp thị
Event Sự kiện
Showroom Phòng trưng bày
EXPO Hội chợ chuyên nghành CNTT hàng năm
POS Đại lý bán hàng
TMĐT Thương mại điện tử
7
7
SVTH: Đinh Thị Kim Anh
MSSV: 105401004
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Dương
Phần 1:
A.MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
50 năm qua, tiếp thị chỉ có duy nhất một phương thức: quảng cáo rầm rộ trên các
phương tiện thông tin đại chúng. Giờ đây, mọi việc đã thay đổi, giống như một bước
tiến hóa mới: Marketing Internet.
Từ khi xuất hiện Internet, ngành Công nghiệp Quảng cáo đã có những thay đổi vô
cùng lớn. Các phương tiện quảng cáo truyền thống như tivi đang ngày càng kém thu hút
hơn đối với các nhà quảng cáo do lượng người xem không ổn định và số liệu thống kê
không đầy đủ. Khách hàng của các công ty quảng cáo luôn cảm thấy không chắc chắn

về hiệu quả của các quảng cáo. Bởi vì họ không thể biết chắc rằng liệu chương trình
truyền hình đó có được người ta đón xem hay không. Những người làm marketing ngày
càng thấy rõ một điều: “Người ta chẳng còn muốn ngồi hàng giờ trước màn hình tivi và
chọn kênh nữa. Họ ngày càng muốn hòa nhập vào xu hướng chung của người tiếp nhận
thông tin: cộng đồng mạng, những đoạn phim video chia sẻ, những trang web kết nối cả
thế giới…”
Nếu các loại hình truyền thông trước nay chỉ là độc thoại, việc truyền đi thông địêp
mang tính 1 chiều, người tiêu dùng thụ động tiếp nhận thông tin thì với marketing
internet, tình thế thay đổi 180
o
. Doanh nghiệp có cơ hội đối thoại với người tiêu dùng,
còn người tiêu dùng thì chủ động tiếp cận thông tin, lựa chọn thông điệp mà mình muốn
nhận.
Với print-ad hay phim quảng cáo TVC, nhà quảng cáo chỉ phát ra thông điệp mà khó
nhận được phản hồi ngay lập tức, nhưng với marketing internet, không đơn giản chỉ là
cái nhấp chuột và nhìn thấy, Marketer còn tạo cơ hội cho khách hàng cùng trải nghiệm,
suy nghĩ, dự báo…cùng nhãn hàng. Dựa vào việc phân tích hành vi của người sử dụng
lưu lại trên trang wed, hoạt động trang wed…,Marketer có thể biết được thói quen, sở
thích của từng cá nhân, xác định rõ xem người đó có nằm trong nhóm khách hàng mục
tiêu hay không, phản ứng của họ với thương hiệu như thế nào…Đó thật sự là cuộc đối
thoại sâu sắc và thân thiện giữa doanh nghiệp với khách hành của mình.
Khủng hoảng tài chính sẽ ép doanh nghiệp sản xuất tìm đến vật liệu mới để cắt giảm
chi phí. Với hoạt động quảng cáo sẽ là sự chuyển hướng mạnh ra khỏi môi trường
truyền thống. Quảng cáo trên Internet, dễ thấy có ưu điểm là giá rẻ, phù hợp với bầu
ngân sách cần phải siết chặt của các doanh nghiệp trong tình hình khủng hoảng của nền
kinh tế.
Tóm lại, đi cùng với sự phát triển của Internet và wed thì marketing internet là sự
lựa chọn của thời đại mới vì:
1) Marketing online phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại ngày nay.
2) Marketing online có chi phí thấp & giúp DN giảm chi phí cho các hoạt động in

ấn, lưu trữ, trưng bày, giao dịch, bán hàng…
3) Marketing online giúp rút ngắn khoảng cách không gian , thời gian từ đó giúp
cho quá trình tiếp cận khách hàng diễn ra dễ dàng hơn.
Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài: “Ứng dụng Marketing online để phát triển
thương hiệu máy tính CMS giai đoạn 2010 – 2015.”
2. Mục tiêu nghiên cứu
8
8
SVTH: Đinh Thị Kim Anh
MSSV: 105401004
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Dương
+Mục đích
- Phân tích tìm ra các yếu tố quyết định sự phát triển, thành công của công ty trong
thời gian qua, cũng như cơ hội phát triển của công ty trong tương lai.
- Đề xuất giải pháp ứng dụng Marketing online vào công ty TNHH máy tính CMS
giai đoạn 2010-2015.
+Hiện trạng
Theo kết quả khảo sát của Yahoo và Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, tổng
doanh thu quảng cáo trực tuyến của VN năm 2008 đạt mức 2,81 triệu USD và có thể đạt
tới 7,8 triệu USD năm 2010.
+Các yếu tố tác động
 Yếu tố vi mô
1) Nhà cung ứng
2) Người tiêu thụ
3) Đối thủ cạnh tranh
4) Môi trường nghành
 Yếu tố vĩ mô
1) Kinh tế

2) Chính trị,luật pháp
3) Văn hóa,xã hội
4) Công nghệ
3. Phạm vi nghiên cứu:
-Thời gian nghiên cứu : Từ năm 1999 đến năm 2008 nhưng chủ yếu là giai đoạn từ
năm 2004 tới 2008.
-Không gian nghiên cứu : Do công ty máy tính CMS có trụ sở chính ở Hà Nội nên
đề tài này chỉ đi sâu nghiên cứu các hoạt động của CN CMS #2 tại TP.HCM.
-Đối tượng khảo sát : Khảo sát các yếu tố bên trong và bên ngoài của công ty, chủ
yếu là các yếu tố liên quan đến hoạt động Marketing.
4. Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp thu thập số liệu
-Thu thập số liệu sơ cấp: bằng cách quan sát thực tế công ty, phỏng vấn cá nhân.
-Thu thập số liệu thứ cấp: thu thập từ các báo cáo, tài liệu của cơ quan thực tập,
các niên giám thống kê, thông tin trên báo chí, tryền hình, internet và các nghiên cứu
trước đây.
+ Phương pháp so sánh, tổng hợp
So sánh một chỉ tiêu với cơ sở (chỉ tiêu gốc) đối với các số liệu kết quả kinh
doanh, các thông số thị trường, các chỉ tiêu bình quân, các chỉ tiêu có thể so sánh khác
nhau. Điều kiện so sánh là các số liệu phải phù hợp về không gian, thời gian, nội
dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán, qui mô và điều kiện.
+ Phương pháp thống kê bằng bảng, biểu
Thống kê tìm ra xu hướng hay đặc điểm chung của các yếu tố phân tích.
B.CƠ SỞ LÝ LUẬN
9
9
SVTH: Đinh Thị Kim Anh
MSSV: 105401004
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Dương
1. Các khái niệm
1.1. Marketing
1.1.1. Quá trình ra đời & phát triển của Marketing
Marketing ra đời trong nền sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa nhằm giải quyết mâu
thuẫn giữa cung và cầu.Xuất phát từ nước Mỹ, sau đó được truyền bá dần dần sang các
nước khác.
Từ tư duy kinh doanh “Bán những cái mình có sẵn” trong điều kiện cung nhỏ hơn cầu,
các doanh nghiệp phải chuyển dần sang tư duy “Bán cái mà khách hàng cần” khi cung
vượt cầu và cạnh tranh gia tăng. Đó chính là tư duy kinh doanh Marketing.
Để thực hiện được tư duy “Bán cái mà khách hàng cần” thì nhà sản xuất phải hiểu rất
rõ khách hàng của mình qua công tác nghiên cứu thị trường. Do vậy, doanh nghiệp phải
tiến hành hoạt động Marketing ở tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất, từ khi nghiên
cứu thị trường để nắm bắt nhu cầu cho đến cả sau khi bán hàng.
1.1.2. Khái niệm về Marketing
 Marketing là gì?
 Marketing theo nghĩa rộng
Marketing là các hoạt động được thiết kế để tạo ra và thúc đẩy bất kỳ sự trao đổi nào
nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của con người.
+ Hoạt động Marketing xảy ra trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đối với các doanh
nghiệp, các tổ chức phi lợi nhuận cũng như cơ quan Đảng, Nhà nước.
+ Chủ thể Marketing có thể là một cá nhân, một doanh nghiệp, một đảng chính trị,
một tổ chức phi lợi nhuận, và cả một chính phủ.
+ Đối tượng được Marketing gọi là sản phẩm
+ Đối tượng tiếp nhận các chương trình Marketing có thể là người mua, người sử
dụng, người ảnh hưởng, người quyết định...
 Marketing theo nghĩa hẹp
Marketing là một hệ thống tổng thể các hoạt động của tổ chức được thiết kế
nhằm hoạch định, đặt giá, xúc tiến và phân phối các sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng để đáp
ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu và đạt được các mục tiêu của tổ chức.

(theo Hiệp hội Marketing Mỹ - AMA)
Nếu tổ chức thực hiện Marketing là doanh nghiệp thì:
Marketing là quá trình quản lý của doanh nghiệp nhằm phát hiện ra nhu cầu của
khách hàng và đáp ứng các nhu cầu đó một cách có hiệu quả hơn so với các đối thủ
10
10
SVTH: Đinh Thị Kim Anh
MSSV: 105401004
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Dương
Phát hiển nhu
cầu
Sản xuất sản
phẩm
Bán
Dịch vụ hậu
mãi
Người thực hiện
Marketing
(Chủ thể)
Đối tượng được
Marketing
(Sản phẩm)
Đối tượng nhận
Marketing
(Chủ thể)
cạnh tranh.
(Chartered Institute of Marketing)
“ Marketing là một hệ thống tổng thể các hoạt động của tổ chức được thiết kế nhằm

hoạch định, đặt giá, phân phối và xúc tiến sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng để đáp ứng nhu
cầu của thị trường mục tiêu và đạt được các mục tiêu của tổ chức.”
(theo Hiệp hội Marketing Mỹ - AMA)
Marketing giúp cho các doanh nghiệp có thể tồn tại lâu dài và vững chắc trên thị
trường do nó cung cấp khả năng thích ứng với những thay đổi của thị trường và môi
trường bên ngoài. Marketing luôn chỉ cho các doanh nghiệp cần phải làm gì và làm như
thế nào để đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt động kinh doanh. Marketing được xem như
1 triết lý kinh doanh định hướng cho các hoạt động của doanh nghiệp. Marketing giúp
các doanh nghiệp nhận ra nhu cầu của thị trường đồng thời chỉ cho họ cách thức đáp
ứng những nhu cầu đó 1 cách tốt nhất. Rất nhiều hãng kinh doanh nổi tiếng trên thế giới
trở nên phát đạt nhờ áp dụng và coi trọng vai trò của Marketing trong suốt quá trình sản
xuất kinh doanh của mình.Trái lại một số hãng kinh doanh đã không đứng vững trên thị
trường hoặc bị phá sản là do coi nhẹ vai trò của Marketing, các hoạt động Marketing
trong các doanh nghiệp này rất mờ nhạt.
Như vậy 1 doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển tốt trên thị trường thì cần phải
hiểu biết về Marketing, phải nhận thức rõ vai trò và tác dụng của nó, đồng thời phải
biết vận dụng 1 cách sáng tạo các triết lý của nó vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.1.3. Vai trò & chức năng của Marketing
1) Vai trò của Marketing trong doanh nghiệp
Marketing có vai trò là cầu nối trung gian giữa hoạt động của doanh nghiệp và thị
trường, đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp hướng đến thị trường, lấy thị trường
làm mục tiêu kinh doanh. Nói cách khác, Marketing có nhiệm vụ tạo ra khách hàng cho
doanh nghiệp.
2) Chức năng của Marketing trong doanh nghiệp
Marketing cần phải trả lời các vấn đề sau của doanh nghiệp:
• Ai là khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp? Họ có các đặc điểm gì? Nhu cầu,
mong muốn của họ như thế nào? (Hiểu rõ khách hàng)
• Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp có tác động tích cực, tiêu cực như thế
nào đến doanh nghiệp? (Hiểu rõ môi trường kinh doanh)
• Các đối thủ nào đang cạnh tranh với doanh nghiệp? Họ mạnh yếu như thế nào so

với doanh nghiệp? (Hiểu rõ đối thủ cạnh tranh)
• Doanh nghiệp sử dụng các chiến lược Marketing gì để tác động tới khách hàng?
Như vậy, có thể nói muốn kinh doanh thành công, doanh nghiệp phải hiểu rõ mình,
hiểu rõ đối phương, hiểu rõ khách hàng, hiểu thiên rõ thiên thời, địa lợi(điều kiện môi
trường)
4) Mối quan hệ của Marketing với các chức năng khác
11
11
SVTH: Đinh Thị Kim Anh
MSSV: 105401004
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Dương
H.1 - Mối quan hệ giữa chức năng Marketing và các chức năng khác
(Marketing căn bản - TS.Nguyễn Thượng Thái)
Muốn thực hiện được mục tiêu của mình thì Marketing phải biết phối hợp với các
chức năng khác để tạo ra sức mạnh tổng hợp. Lý do đơn giản là muốn thực hiện chiến
lược của mình thì các nhà quản trị Marketing phải có các nguồn lực như tài chính, nhân
lực, công nghệ, thiết bị sản xuất…, tức là phải biết phối hợp với các chức năng khác
trong doanh nghiệp để tạo ra sức mạnh tổng hợp hướng tới thị trường.
1.1.4. Phân loại
Có hai loại Marketing: Marketing truyền thống (Offline Marketing) và
Marketing trực tuyến (Online Marketing):
+ Offline Marketing (below the line): thường là các kênh quảng cáo trên truyền hình,
báo chí, tờ rơi(leaflet), coupon, promotion, event, hội thảo, hội chợ, billboard….
+ Online Marketing(above the line): là phương thức quảng cáo hiện đại(được gọi chung
là E-Marketing), được các doanh nghiệp ứng dụng với các kênh như: Website. Email
marketing, Banner trên các trang báo điện tử,công cụ tìm kiếm (search engine
:PPC,SEO),…
1.2. Mareting Online

1.2.1. Khái niệm:“E-Marketing hay Online marketing (Marketing trực tuyến)
là hoạt động Marketing cho sản phẩm & dịch vụ thông qua kênh truyền
thông Internet.” (theo Hội Marketing Việt Nam).
1.2.2.
Mô hình Marketing Online
12
Tài chính – Kế
toán
Nhân sự
Sản xuất
Nghiên cứu – Phát triển
Marketing
Marketing Marketing
Marketing
THỊ
TRƯỜNG
12
SVTH: Đinh Thị Kim Anh
MSSV: 105401004
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Dương
H.2- Mô hình Marketing Online
1.2.3. Bản chất marketing online:
 Môi trường: Marketing trong môi trường mới, môi trường internet.
 Phương tiện: Internet và các thiết bị thông tin được kết nối vào internet.
 Bản chất: vẫn giữ nguyên bản chất của marketing truyền thống là thoả mãn nhu
cầu người tiêu dùng, tuy nhiên người tiêu dùng trong thời đại công nghệ thông tin sẽ có
những đặc điểm khác với người tiêu dùng truyền thống (bình cũ, rượu mới); họ có thói
quen tiếp cận thông tin khác, đánh giá dựa trên các nguồn thông tin mới, hành động mua

hàng cũng khác …
1.2.4. Đặc điểm riêng của marketing online:
Những điểm khác biệt so với marketing truyền thống:
 Tốc độ: tốc độ giao dịch nhanh hơn, thông tin về sản phẩm dịch vụ được tung ra
thị trường nhanh hơn.
 Liên tục 24/7: hoạt động liên tục, không gián đoạn.
 Phạm vi: mở rộng ra phạm vi toàn cầu, các rào cản thị trường có thể bị hạ thấp,
nâng cao khả năng tiếp cận thông tin thị trường.
 Đa dạng hoá sản phẩm: khách hàng có thể tiếp cận nhiều sản phẩm,dịch vụ hơn
đồng thời nhà cung cấp cũng có khả năng cá biệt hoá sản phẩm phù hợp với các nhu cầu
khác nhau của khách hàng nhờ khả năng khai thác và chia sẻ thông tin qua internet.
 Khả năng tương tác: chia sẻ thông tin với khách hàng 24/7.
 Tự động hoá: các giao dịch cơ bản.
1.2.5. Một số lợi ích của marketing online:
 Rút ngắn khoảng cách: Vị trí địa lý không còn là một vấn đề quan trọng.
Internet đã rút ngắn khoảng cách, các đối tác có thể gặp nhau qua không gian máy tính
mà không cần biết đối tác ở gần hay ở xa. Điều này cho phép mua bán bỏ qua những
khâu trung gian truyền thống tốn kém.
13
13
SVTH: Đinh Thị Kim Anh
MSSV: 105401004
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Dương
 Tiếp thị toàn cầu: Internet là một phương tiện hữu hiệu để các nhà hoạt động
marketing tiếp cận với các thị trường khách hàng trên toàn thế giới. Điều mà các
phương tiện marketing thông thường khác hầu như không thể.
 Giảm thời gian: Những người làm marketing trực tuyến có thể truy cập lấy
thông tin cũng như giao dịch với khách hàng 24/7.

 Giảm chi phí: Chi phí sẽ không còn là gánh nặng. Chỉ với 1/10 chi phí thông
thường, Marketing trực tuyến có thể đem lại hiệu quả gấp đôi.
Từ khi cuộc khủng hoảng toàn cầu diễn ra đến nay, các chuyên gia marketing đã
liên tục dự đoán về sự thăng hoa của kênh truyền thông internet .
1.2.6. Điều kiện áp dụng marketing online:
♦ Thị trường:
 Nhận thức của khách hàng: số phần trăm người chấp nhận và sử dụng internet.
 Trong marketing B2C: khách hàng – có các điều kiện tiếp cận internet, thói quen,
mức độ phổ cập, chi phí, để doanh nghiệp phát triển các hoạt động marketing trên
internet.
 Trong marketing B2B: các tổ chức phối hợp với nhau, giai đoạn này chỉ mới xuất
hiện ở các nước phát triển.
♦ Doanh nghiệp:
 Nhận thức của các tổ chức: internet có được coi là phương tiện thông tin chiến
lược không.
 Đánh giá được lợi ích của đầu tư vào marketing online.
♦ Môi trường kinh doanh:
 Sự phát triển của các mô hình kinh doanh thương mại điện tử.
 Sự phát triển của các ứng dụng marketing trên internet: nghiên cứu thị trường,
thông tin thị trường, xúc tiến thương mại; phát triển sản phẩm mới; quảng cáo; mô hình
phối hợp giữa nhà kinh doanh và người phân phối.
1.2.7. Các công cụ của marketing online:
1) Quảng bá website: Một trang web giúp thực hiện rất nhiều kiểu marketing khác
nhau cũng như hoàn thành được nhiều mục tiêu truyền thông, trong đó có:
♦ Các hoạt động bên ngoài:
 Khiến khách hàng biết đến thương hiệu
 Truyền đạt kiến thức bằng cách cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ.
 Tăng độ yêu thích hay chuộng dùng sản phẩm, dịch vụ.
 Tăng sức thuyết phục của việc mua hàng bằng các chiêu bài khuyến mãi, xúc tiến
bán sản phẩm, dịch vụ.

♦ Các hoạt động bên trong:
 Cho phép thực hiện giao dịch.
 Quản lý giao dịch.
 Thu thập thông tin.
2) E-mail marketing: Hình thức quảng cáo trực tuyến sơ khởi và khá phổ biến. Nó
tạo cơ hội cho các công ty tùy biến nội dung quảng cáo và phân phối tới khách hàng với
chi phí rẻ. Hiện nay dù email vẫn là lựa chọn giá rẻ và nhiều tiện ích để duy trì quan hệ
với khách hàng cũ, nhưng sự gia tăng từ những biến thái qua email (spam, virus, lừa
đảo...) đã làm hiệu quả quảng cáo qua hình thức này giảm mạnh.
Có ba loại marketing bằng thư điện tử.
14
14
SVTH: Đinh Thị Kim Anh
MSSV: 105401004
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Dương
- Loại thứ nhất liên quan đến thư điện tử được gửi đi từ công ty đến người sử dụng
nhằm mục đích quảng bá sản phẩm - dịch vụ, thúc đẩy khả năng mua hàng.
- Loại thứ hai là các kênh ngược lại; từ người sử dụng đến công ty. Người sử dụng
mong muốn nhận được một sự gợi ý và những câu trả lời đầy đủ cho những đòi hỏi của
họ. Theo Amazon.com, chức năng này rất quan trọng để phát triển quan hệ khách hàng
và họ đã đưa một số nhân viên có tài năng vào trong dịch vụ khách hàng.
- Hình thức thứ ba là thư điện tử từ người tiêu dùng đến người tiêu dùng. Thư tín điện
tử từ người tiêu dùng đến người tiêu dùng được sử dụng để hỗ trợ các công ty
marketing. Song khi sử dụng email marketing công ty cần lưu ý tuỳ tính chất của sản
phẩm , dịch vụ ta mới quyết định có sử dụng spam hay không, nếu không sẽ gây hiệu
quả ngược với mong muốn.
3) Quảng cáo trực tuyến:
 Quảng cáo banner-logo: Đặt logo hoặc banner quảng cáo trên các trang

web có lượng người truy cập cao hoặc có thứ hạng cao trên Google. Đây là cách quảng
cáo phổ biến nhất và được đánh giá là có hiệu quả cao trong việc quảng bá thương hiệu,
đồng thời nhắm đến khách hàng tiềm năng trên Internet.
 Text link: Là cách đặt quảng cáo bằng chữ có đường dẫn đến địa chỉ trang
web hoặc sản phẩm, dịch vụ. Lợi ích của hình thức này là khi người sử dụng truy cập
vào các trang tìm kiếm (search engine) nó sẽ tự động cập nhật trang web của khách hàng
lên danh mục được tìm.
 Quảng cáo với từ khóa: Đây được xem là hệ thống quảng cáo có tính
năng thông minh, nhắm chọn vào những từ khóa nhất định. Mỗi trang kết quả của
Google, Yahoo hoặc Monava của Việt Nam đều có sử dụng hình
thức này. Với bất cứ từ khóa liên quan đến dịch vụ/sản phẩm
nào đó các mẩu quảng cáo sẽ xuất hiện bên phải/trên cùng hoặc
dưới cùng màn hình ở các trang hiển thị kết quả tìm kiếm đầu
tiên. Nghĩa là khi khách hàng truy tìm một từ khóa bất kỳ, các cỗ máy tìm kiếm lập tức
mang một nhà tài trợ (sponsor) có liên quan đặt ngay lên đầu kết quả tìm kiếm.
 Rich Media/Video: Một hình thức tiềm năng của quảng cáo trên các
phương tiện truyền thông được các chuyên gia kinh tế đánh giá cao ngang với các video
quảng cáo trên truyền hình. Những địa chỉ tiện lợi và có hiệu quả cho các loại hình này
là các trang web chia sẻ video, hoạt hình, nhạc trực tuyến và đặc biệt là trò chơi trực
tuyến. Các công ty quảng cáo có thể đăng xen sản phẩm, dịch vụ vào các loại hình này
đồng thời xây dựng một số thành phần tích hợp liên quan đến thương hiệu của họ. Hình
thức này được dự báo có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các loại hình quảng cáo trực
tuyến.
4)Chứng thực bloger: Cái gọi là blogvertising (quảng cáo blog) bao gồm việc trả
tiền cho các bloggers nổi tiếng để họ chứng thực chất lượng sản phẩm, tuy nhiên không
thể bỏ qua yếu tố đặc trưng và nội dung của blog. Hiện nay, khi blog phát triển với tốc
độ chóng mặt, thì phương thức quảng cáo trên blog cũng ngày một nở rộ.
 Blog có thể:
 Tạo ra một cộng đồng liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
 Có sẵn thông tin về sản phẩm, dịch vụ, trong đó có lời khuyên sử dụng cho khách

hàng.
 Tạo cơ hội cho khách hàng phản hồi về sản phẩm, dịch vụ.
 Cho phép bạn tương tác với khách hàng.
 Tạo ra cảm giác thú vị.
15
15
SVTH: Đinh Thị Kim Anh
MSSV: 105401004
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Dương
5) Mạng xã hội: Tiếp thị xã hội sẽ đem lại cho các nhà quảng cáo khả năng tiếp cận
tới một thị trường trẻ tuổi vô cùng hấp dẫn. Người sử dụng MySpace thường bỏ qua các
quảng cáo truyền thống và gặp gỡ nhau để thảo luận về
các xu hướng và sở thích mới nhất, cũng như tự xây
dựng các quảng cáo của riêng họ. Nếu tiếp cận đối
tượng này, các hãng quảng cáo sẽ có được sự phổ biến rộng rãi với tốc độ lan truyền
nhanh chóng, điều mà không thể có được với các quảng cáo pop-up.
6) QC qua Game online: Dù đã xuất hiện khá lâu tại các quốc gia phát triển, nhưng
phải đến cuối năm 2006 khi VTC Game chính thức thức ký bản hợp đồng quảng cáo trị
giá 200.000 USD trên Audition - một loại Casual Game (game giải trí đơn giản) với
Samsung thì thị trường quảng cáo qua... game ở Việt Nam chính thức đánh dấu sự sôi
động.Không chỉ nhập game, rất nhiều công ty trong nước đã "đón đầu" thị trường quảng
cáo này bằng ý tưởng xây dựng các game mới để "cài" quảng cáo theo đặt hàng. Gần
đây nhất là dự án sản xuất các game flash trên trang web www.socvui.com.
.v.v.
1.2.8. Quy trình lập kế hoạch quảng cáo trực tuyến
+ Bước 1 : Xác định mục tiêu
Doanh nghiệp tiến hành quảng cáo nhằm mục đích gì? Quảng bá hình ảnh? Giới thiệu
sản phẩm mới? Tăng doanh thu?...

+ Bước 2 : Lập kế hoạch
Các tiêu chí cần được xác định rõ trong bản kế hoạch gồm có thông điệp và đối
tượng tiếp nhận quảng cáo, ngân sách, thời gian chạy chiến dịch và hiệu quả mong
muốn thu được sau chiến dịch.
+ Bước 3 : Lựa chọn hình thức quảng cáo
Một số tiêu chí cần xem xét khi lựa chọn hình thức quảng cáo trực tuyến là khả năng
phân loại đối tượng tiếp nhận quảng cáo, tỉ lệ CTR (Click-through rate: Tỉ lệ click vào
thông điệp quảng cáo trên tổng số lần quảng cáo xuất hiện) và cách tính chi phí.
+Về chỉ số CTR, bạn có thể tham khảo từ các báo cáo thống kê hiệu quả quảng cáo
do các nhà cung cấp dịch vụ hoặc các nhà nghiên cứu thị trường cung cấp. CTR càng
cao thường đi đôi với thông điệp quảng cáo càng hiệu quả. Đây là một chỉ số khá nhạy
cảm do nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: sản phẩm quảng cáo, website đăng quảng
cáo, thời điểm, từ khóa,…
CTR bình quân của một số hình thức quảng cáo trực tuyến phổ biến
Banner Pop-up In-text Text link
Rich
media
CTR (%) 0.2% 1 - 5% 3 - 8% 0.1 - 1% 1 - 5%
(Chỉ số CTR có tính chất tham khảo)
+Về cách tính chi phí quảng cáo,tính theo một trong số các cách dưới đây:
• Chi phí cố định(Fixed cost): Chi phí quảng cáo tính theo thời gian đăng quảng cáo
(theo tuần hoặc theo tháng).
• CPM (Cost per thousand Impression): Đây là cách tính chi phí dựa trên số lần
quảng cáo xuất hiện.
• CPC (Cost per Click): Đây là hình thức đang khá được ưa chuộng do nó dung hòa
giữa quyền lợi của bên bán và bên mua quảng cáo. Người mua quảng cáo có lợi do chỉ
phải trả tiền khi người xem click vào thông điệp quảng cáo, tuy nhiên chi phí cho 1 lần
click thường khá cao và hiện tượng click giả để kiếm tiền chưa được giải quyết triệt để.
16
16

SVTH: Đinh Thị Kim Anh
MSSV: 105401004
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Dương
• CPA (Cost per Action): Chưa có nhà khai thác dịch vụ quảng cáo nào ở Việt Nam
áp dụng tính chi phí theo cách này. Trả tiền cho các hành động tiếp theo của khách hàng
là cách tính chi phí hiệu quả cho bên mua quảng cáo nhưng chỉ có thể áp dụng khi
thương mại điện tử thực sự phát triển.
+ Bước 4 : Kí kết hợp đồng quảng cáo
Xu hướng hiện tại của thị trường quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam là sự hình thành
các nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo trung gian thay cho việc các chủ website phải tự
khai thác quảng cáo trên site của mình. Lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo trực
tuyến chuyên nghiệp cho chiến dịch của mình đồng nghĩa với việc bạn sẽ được tư vấn
tốt và chăm sóc tốt hơn. Bên cạnh đó, với những hợp đồng có giá trị cao hay thời gian
chạy quảng cáo dài thì đừng bỏ qua công đoạn đàm phán về giá (thông thường luôn có
khung chiết khấu từ 5% đến 20% cho những hợp đồng loại này).
+ Bước 5: Theo dõi và đánh giá hiệu quả
Tính linh hoạt là ưu điểm nổi trội của quảng cáo trực tuyến. Việc thay đổi nội dung
thông điệp và ngày giờ chạy quảng cáo luôn được tiến hành rất nhanh chóng và thuận
tiện. Nhiều hình thức quảng cáo mới xuất hiện còn cho phép bên mua quảng cáo theo
dõi và quản lí chiến dịch trực tiếp trên các tài khoản cá nhân.Nếu không được bên cung
cấp dịch vụ hỗ trợ thống kê về những số liệu này, bạn hoàn toàn có thể sử dụng dịch vụ
miễn phí Google Analytics theo cập nhật các bảng thống kê chi tiết về số lượng khách
đã viếng thăm website.
+Bước 6: Báo cáo hiệu quả
Dựa trên những số liệu đã có, việc tổng kết và lập báo cáo về hiệu quả của chiến dịch
trở nên khá đơn giản.
1.2.9. 5 Nguyên tắc của marketing trên internet:
1)Nguyên tắc ngõ cụt:

Nguyên tắc của ngõ cụt ngụ ý thiết lập 1 website cũng giống như xây dựng 1 cửa
hàng trên một ngõ cụt. Nếu chúng ta muốn có người đến mua hàng, chúng ta phải cho
họ có một lý do để ghé thăm. Rất nhiều các dot com, website hiện nay cả ở Việt Nam và
trên thế giới được xây dựng theo kiểu “cứ làm đi, rồi sẽ có người đến thăm” điều này là
sai lầm, đặc biệt là kinh doanh trên mạng. Nhưng tại sao vẫn có nhiều người đi theo lối
mòn này vậy. Đó hẳn là vì Microsoft Frontpage hứa với người ta rằng “bạn sẽ có 1
website trông hết sức chuyên nghiệp”. Có lẽ website đẹp nhất thế giới hẳn là phí phạm
trừ khi người ta ngưỡng mộ nó đến mức phải mua hàng trên đó. Đó cũng là lý do vì sao
hầu hết những người thợ thủ công khéo léo nhất, một mình đều không thể trở thành triệu
phú. Họ tạo ra những sản phẩm tuyệt vời nhất nhưng lại không thể marketing sản phẩm
của mình.
Vậy thì trước khi xây dựng website cho doanh nghiệp, chúng ta cần đặt câu hỏi trước
làm thế nào để khách hàng truy cập vào website thường xuyên. Một cách thông thường,
kế hoạch marketing phải như sau:
 Quảng bá 2 tháng qua banner để tăng nhận thức người dùng về tên tuổi.
 Đăng ký lên các search engine.
 Đăng ký liên kết vào các danh bạ.
 Thiết lập các bản tin định kỳ nhằm thiết lập quan hệ thường xuyên với khách
hàng.
Rất nhiều website hiện nay rất đẹp nhưng chẳng có gì làm khách đến thăm phải ghi
nhớ vào bookmark cho họ cả. Nhiều website thay vì tuyên bố “hãy liên kết đến chúng
17
17
SVTH: Đinh Thị Kim Anh
MSSV: 105401004
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Dương
tôi bới chúng tôi đưa ra những dịch vụ hữu ích” thì lại nói “hãy liên kết với chúng tôi
bởi chúng tôi rất tuyệt vời”.

2)Nguyên tắc cho và bán:
Một trong những thứ được coi là văn hóa của internet là “miễn phí”. Nguyên tắc cho
và bán nói rằng hãy thu hút khách bằng cách hãy cho họ một số thứ miễn phí và bán 1
số dịch vụ gia tăng. Những cửa hàng truyền thống thường có những biểu ngữ như “
miễn phí cho 50 khách hàng đầu tiên” và rồi họ bán một số sản phẩm khác.
3)Nguyên tắc sự tin tưởng:
Thông thường một sản phẩm được coi là tính cạnh tranh cao khi giá cả hợp lý và chất
lượng được đảm bảo. Trên internet, rào cản lớn nhất là sự tin tưởng. Sự tin tưởng của
một thương hiệu trên các cửa hàng truyền thống được thiết lập bằng các chương trình
quảng cáo trên nhiều phương tiện khác nhau. Tuy vậy, nếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ
thì doanh nghiệp không thể trang trải được những chương trình như vậy. Nếu là một cửa
hàng truyền thống, thông qua tương tác giữa nhân viên và khách hàng, sự tin tưởng cũng
có thể được thiết lập. Với một website thương mại, bạn hãy thiết lập sự tin tưởng bằng
cách công bố chính sách rõ ràng về việc giao hàng, trả hàng và bảo hành đầy đủ. Xây
dựng một website có navigation hợp lý, bảo mật được công nhận.
4)Nguyên tắc kéo và đẩy:
Nguyên tắc này cho bạn biết bạn hãy kéo mọi người đến website của bạn bằng một
nội dung hấp dẫn và hãy đẩy những thông tin có chất lượng cao đến một cách thường
xuyên qua e-mail. Mọi hình thức kinh doanh đều không thể tồn tại với chỉ bán hàng có
một lần. Chi phí để có được một khách hàng là rất cao nếu chỉ bán hàng cho họ có một
lần. Đây là lý do mà nguyên tắc kéo và đẩy là hết sức quan trọng. Khi thu thập và gửi e-
mail cho khách hàng, hãy nhớ hai điều: một là bạn sẽ gửi cho họ một điều gì đáng giá,
hai là bạn hãy giữ bí mật về e-mail của khách hàng.
5)Nguyên tắc của thị trường mục tiêu:
Những hãng lớn như Amazon, Wal-Mart có khả năng phát triển những mảng thị
trường lớn bởi họ có tiềm lực về tài chính. Những doanh nghiệp vừa và nhỏ trong
thương mại điện tử thành công bởi tìm kiếm được những mảnh thị trường nhỏ chưa
được thỏa mãn và đáp ứng xuất sắc được những nhu cầu đó.
Tất cả những nguyên tắc trên đều hết sức quan trọng, không có nguyên tắc nào quan
trọng hơn nguyên tắc nào. Nếu bạn biết cách kết hợp những nguyên tắc trên thì bạn sẽ

thành công trong kinh doanh mạng.

Sự ra đời của Internet mở ra cho doanh nghiệp các cơ hội kinh doanh mới.
Cùng với đó là hàng loạt những tiện ích ngày càng được nâng cấp tối đa để phục vụ
doanh nghiệp, phục vụ cồng đồng một cách tốt nhất. Hãy sử dụng hiệu quả những gì
quảng cáo trực tuyến đem lại cho bạn để trở thành người dẫn đầu, ít nhất là trong
lĩnh vực mà bạn đang tham gia.
1.3. Thương mại điện tử
1.3.1. Khái niệm
Nói đến marketing online ta không thể nào không nhắc đến Thương mại điện
tử.TMĐT là hoạt động kinh doanh qua mạng Internet.TMĐT cho phép chúng ta trao
đổi hàng hoá, dịch vụ mà không phải chịu sự ảnh hưởng của rào cản thời gian và
khoảng cách.TMĐT rõ ràng có nhiều lợi thế hơn so với phương thức kinh doanh truyền
thống, đó là nhanh hơn, ít tốn kém hơn và thuận lợi hơn.
18
18
SVTH: Đinh Thị Kim Anh
MSSV: 105401004
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Dương
1.3.2. Quá trình giao dịch TMĐT:
H.3- Quá trình giao dịch TMĐT
(Giáo trình TMĐT-Khoa QTKD/ĐH.Kỹ Thuật Công Nghệ)
1.3.3. Một số Sản phẩm thường được mua qua mạng
- Các SP liên quan tới máy tính
- Sách
- Đĩa CD
- Phim ảnh, .v.v.
1.3.4.

Xu hướng C2C của TMĐT(Theo EQVN.net)
- Cơ hội cho các cá nhân mua bán trao đổi
hàng hóa qua mạng.
- Cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ bán
hàng thông qua sàn giao dịch C2C và B2C
- Thách thức (đe dọa) cho các nhà phân
phối lớn với cách phân phối truyền thống. (2008,
các sàn giao dịch 123mua.com, chodientu.com, vatgia.com đã có tốc độ tăng trưởng về số
lượng giao dịch hàng chục lần so với
2007)
1.4. Thương hiệu
1.4.1. Khái niệm: Là 1 tập các thuộc tính cung cấp cho KH các giá trị mà họ đòi
hỏi. Nó là 1 cái tên, biểu tượng/ký hiệu, khẩu hiệu… hay 1 sự phối hợp của
các yếu tố đó nhằm mục đích nhận dạng SP của 1 DN với các DN khác.
1.4.2. 5 công cụ để xây dựng thương hiệu: tên, logo, hình tuợng, khẩu hiệu,
nhạc hiệu, bao bì.
+ Không đặt tên có dấu
19
19
SVTH: Đinh Thị Kim Anh
MSSV: 105401004
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Dương
+ Logo dễ liên tưởng sản phẩm.
+ Hình tượng tạo thiện cảm
+ Đừng chọn những khẩu hiệu chung chung
+ Nhạc hiệu ngắn, dễ nhớ
+ Bao bì nổi bật
1.4.3. Các lợi ích của thương hiệu:

Thương hiệu mạnh mang lại cho Doanh nghiệp nhiều lợi ích. Trước tiên là tạo
dựng lòng tin nơi khách hàng, giữ vững và mở rộng thị phần, phòng tránh được những
rủi ro, .v.v…
Đối với khách hàng, một thương hiệu mạnh mạng đến những điều làm cho khách
hàng ấn tượng, tối đa hoá lợi ích khách hàng, dự đoán những điều khách hàng quan tâm,
phục vụ, làm họ ngạc nhiên hài lòng với sản phẩm và cảm nhận sản phẩm.
Giá trị cảm nhận: Giá trị đích thực của thương hiệu xuất phát từ người tiêu dùng,
nếu họ có những cảm nhận tốt thì thương hiệu mới có giá trị cao. Khi nói về giá trị
thương hiệu thì chúng ta lại quan tâm đến hai khía cạnh. Thứ nhất, giá trị cảm nhận là
những cảm xúc, tình cảm của người tiêu dùng đối với thương hiệu. Thứ hai, giá trị tài
chính là hành vi của người tiêu dùng- họ chọn dùng thương hiệu của tổ chức hay là
những đối thủ cạnh tranh
“Sản phẩm là cái được sản xuất ra ở nhà máy. Thương hiệu là cái người tiêu
dùng chọn mua. Sản phẩm có thể bị nhái, nhưng thương hiệu thì không. Sản
phẩm có thể lỗi thời, nhưng thương hiệu nổi tiếng thì còn mãi với thời gian.”
(Stephen King)
1.4.4. Định vị thương hiệu là quá trình xây dựng và thông đạt những giá trị đặc
trưng của thương hiệu mình vào tâm trí của KH.
Định vị thương hiệu đòi hỏi nhà QT marketing phải khác biệt hoá cho thương hiệu
của mình,tức là tạo cho thương hiệu của mình khác với thương hiệu cạnh tranh nhưng
lại có ý nghĩa với KH. DN có thể khác biệt hoá thương hiệu nhờ tốt hơn,mới hơn,nhanh
hơn,hoặc rẻ hơn,…
Định vị thương hiệu được xem là xác định được linh hồn cho thương hiệu. Nếu
định vị thương hiệu tốt, bạn sẽ xác định được phương hướng cho Công ty.
1.4.5. Hiệu quả của Internet trong Quảng bá thương hiệu
Xây dựng và quảng bá thương hiệu là vấn đề quan trọng hàng đầu cho tất cả các doanh
nghiệp. Có một thương hiệu độc đáo và biết cách quảng bá sẽ khiến công ty bạn nổi bật
trong đám đông và thu hút được sự chú ý của khách hàng.
Tuy nhiên để khách hàng biết được tên tuổi của công ty bạn thì không hề đơn giản. Bạn
nên quảng bá thương hiệu công ty qua internet bởi lẽ đây là cách rất hiệu quả trong bối

cảnh hiện nay.
1) Tận dụng sức mạnh internet
Theo số liệu thống kê gần đây của dự án Pew Internet and American Life, có hơn một
nửa số người thường xuyên sử dụng internet vào việc tìm kiếm thông tin về những vấn
20
20
SVTH: Đinh Thị Kim Anh
MSSV: 105401004
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Dương
đề mà họ quan tâm. Nếu như internet là công cụ đầu tiên mà người lướt web sử dụng để
tìm thông tin về công ty hoặc đối tượng mà họ quan tâm thì đương nhiên internet là
công cụ kì diệu để các công ty quảng bá sức mạnh cũng như thương hiệu của mình. Bạn
có biết hiệu quả của internet trong việc quảng bá hình ảnh công ty bạn không? Hãy
thử gõ tên công ty của bạn trên google và bạn sẽ thấy ngay điều gì đang xảy ra. Nếu tên
công ty bạn xuất hiện ngay từ dòng đầu tiên của kết quả tìm kiếm thì điều đó thật tuyệt.
Nếu tên công ty của bạn xuất hiện ở những trang phía sau thì bạn cần phải làm rất nhiều
việc để thay đổi điều đó.
2) Tạo website riêng
Nếu bạn muốn tận dụng tối đa sức mạnh của internet trong việc quảng bá thương hiệu
thì bạn cần phải mua một tên miền phù hợp, càng gần với tên công ty bạn càng tốt, và
phải thật dễ tìm kiếm. Và ngay bây giờ bạn hãy lập một website để quảng bá thương
hiệu công ty. Hãy làm sao đó để khi độc giả tìm kiếm thông tin về công ty bạn thì thông
tin đó phải ở những dòng đầu tiên của kết quả tìm kiếm, nếu làm được điều đó thì bạn
sẽ thấy ngay hiệu quả.
3) Quảng cáo trên những website lớn
Cũng theo kết quả nghiên cứu của dự án Pew Internet thì: 1/3 số người lướt web thường
tìm kiếm thông tin về các công ty hoặc cá nhân mà họ quan tâm trên công cụ tìm kiếm
của những website nổi tiếng, như website LinkedIn chẳng hạn. Hãy tăng mức độ phổ

biến của hình ảnh công ty bạn trên internet bằng việc liên kết với những thương hiệu nổi
tiếng khác như Facebook, Twitter, LinkedIn…
Nói cách khác, hãy quảng cáo về công ty bạn trên những website nổi tiếng, bởi vì đây là
những website có lượng bạn đọc rất lớn. Khi đăng tin hoặc treo banner quảng cáo trên
đó thì ngay lập tức sẽ có rất nhiều người biết đến “quý danh” công ty bạn. Đồng thời
cũng đừng quên đặt link website của bạn trên những diễn đàn thu hút nhiều người quan
tâm… hình ảnh về công ty bạn sẽ được quảng bá rộng rãi hơn.
Nếu có thể, bạn đừng quên trau chuốt một bài PR thật hoàn hảo để post lên các website
như: EzineArticles.com, Buzzle.com, và ArticlesBase.com. Đăng bài ở những website
trên là cách đơn giản để khẳng định tính chuyên nghiệp của công ty bạn, không chỉ
khách hàng trong nước mà khách hàng ngoài nước cũng nhanh chóng biết đến tên tuổi
của công ty bạn. Với mỗi bài viết, bạn đừng quên để lại đường link trực tiếp đến
website của công ty. Tôi tin rằng với những cách thức như trên thì hình ảnh công ty bạn
sẽ sớm được quảng bá rộng rãi đến mọi người.
4) Tạo Blog hoặc Vlog
Một trong những cách rất tốt để củng cố hình ảnh công ty bạn đó là qua blog cá nhân.
Bạn hãy lập một blog riêng và không quên có những bài viết PR cho công ty mình. Thế
mạnh của việc mở blog cá nhân là bạn có thể chứng minh, giải thích, nhấn mạnh, và đưa
ý kiến riêng của mình về tất cả những thông tin bạn muốn người khác hiểu về công ty
của bạn. Mặt khác bạn sẽ nhân danh… cá nhân để liên lạc với những cá nhân khác, sự
liên hệ này sẽ mang tính thân mật hơn.
Nếu có thể, thay vì lập một blog bình thường, bạn hãy lập một video blogs. Video blogs
là cách cực kì hữu hiệu trong việc bạn quảng bá hình ảnh công ty. Hãy thử nhìn vào
những đại gia video blogs như: YouTube, Google Video, MySpaceTV, Apple iPod và
iTunes, Hulu, Yahoo, Windows Media, IMEEM, và MetaCafe bạn sẽ học hỏi được
nhiều điều. Bạn cũng có thể xây dựng 1 website và tiến hành seo web - quảng bá
website trên bộ máy tìm kiếm. 1 trong những vũ khí lợi hại và tiết kiệm kinh phí nhất
trong thời đại @.
21
21

SVTH: Đinh Thị Kim Anh
MSSV: 105401004
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Dương
2. Xu hướng phát triển của Internet ở VN & sự phát triển tất yếu của e-
marketing
2.1. Thực trạng sử dụng Internet ở Việt Nam
Theo thống kê mới nhất (2/2009) của trung tâm internet VN,tỉ lệ dân số sử dụng
Internet trong nước đạt 24,58% tương đương với 20,9 triệu người. Số thuê bao băng
thông rộng đạt hơn 2,1 triệu, tăng 40 lần so với năm trước.
Với 57% dân số dưới độ tuổi 25 (TNS 2008), internet là kênh truyền thông lý tưởng
cho các DN muốn tiếp cận NTD trẻ, đặt biệt là phân khúc thuộc lứa tuổi từ 18-30. Cụ
thể theo phân tích của FTA research, năm 2008 có 85% số người trong độ tuổi 18-24
thường xuyên truy cập internet ít nhất 1 tuần /lần và con số này ở độ tuổi 25-30 là 79%.
+ Theo đ
ộ tuổi:
M
ức độ sử dụng Internet cao nhất rơi vào độ tuổi
18
-
30
Mức độ sử dụng Internet ở
HN và TP.HCM
19%
59%
15%
7%
18-30 tuổi
31-40 tuổi

41-50 tuổi
còn lại
BĐ.1-Mức độ sử dụng Internet tại TP.HCM và HN theo tuổi
+Theo giới tính Có 53,2% đối tượng truy cập là Nam
Có 46,85% đối tượng truy cập là Nữ
+Theo tầng lớp kinh tế Thượng lưu 46%
Trung lưu 34%
Hạ lưu 20%
(08/12/2008_www.vntrades.com)
Một nghiên cứu của IDC tại Việt Nam cũng cho biết VN hiện có khoảng 20 triệu
người dùng Internet và được dự đoán sẽ lên đến 28 triệu trong năm 2010, nói cách khác
cứ ba người dân thì sẽ có một người sử dụng Internet. 30% người dùng Internet ở VN
click vào banner quảng cáo.Kết quả này dựa trên khảo sát ý kiến 1.200 người tuổi trên
15 do Yahoo cùng Công ty nghiên cứu truyền thông TNS công bố hôm 2/4/2009, đây là
tỷ lệ người xem quảng cáo online cao nhất Đông Nam Á.
22
22
SVTH: Đinh Thị Kim Anh
MSSV: 105401004
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Dương
BĐ.2- Sự gia tăng số lượng người sử dụng Internet tại VN
BĐ.3- Thời gian sử dụng Internet bình quân
 Sử dụng Internet tại nhà tăng dần:
23
23
SVTH: Đinh Thị Kim Anh
MSSV: 105401004
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Dương
BĐ.4- Sự thâm nhập của Internet vào đô thị
BĐ.6- 10 nước Asia sử dụng Internet nhiều nhất
Lý do truy cập internet đã có sự thay đổi đáng kể năm 2008 so với năm 2007. Nếu
năm 2007, những mục đích quan trọng nhất của người sử dụng internet là cập nhật
thông tin thì bước sang năm 2008, những vị trí này đã có sự xáo trộn đáng kể. Hoạt
24
24
SVTH: Đinh Thị Kim Anh
MSSV: 105401004
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Dương
BĐ.5- Đô thị và nông thôn
động tìm kiếm vươn lên vị trí thứ 2 sau cập nhật thông tin Tiếp sau là kiểm tra E-mail và
Chat, vị trí thứ 5 là tham gia các mạng cộng đồng.
BĐ.7- Thói quen sử dụng Internet của người VN
Sự thay đổi về hành vi truy cập Internet những năm gần nay chứng tỏ rằng việc
quảng bá bằng công cụ đặt banner/display trên trang báo điện tử, mạng cộng đồng, các
trang web về âm nhạc sẽ tiếp tục được đẩy mạnh.
Song song đó là khuynh hướng đầu tư mạnh tay cho các công cụ tìm kiếm để
nâng hạng vị trí trang web.
 Theo Bộ Thương mại, tính đến thời điểm đầu năm 2009, hơn 95% các công ty
Việt Nam kết nối Internet trong văn phòng, và 85% trong số các công ty này sử dụng
dịch vụ băng thông rộng.
2.2. Marketing Online tại Việt Nam là một xu hướng tất yếu
10 lý do nên đưa Internet vào chiến lược tiếp thị
Bắt đầu từ năm 1994, bất cứ một tổ chức nào không tạo dựng được chiến lược sử
dụng Internet để tiếp thị sản phẩm hay dịch vụ của mình, có thể đều đang phạm một sai

lầm lớn. Với các tổ chức hiện nay vẫn chưa ý thức được hiệu quả của việc tiếp thị qua
Internet, chúng tôi sẽ đưa ra 10 lý do tại sao họ nên cân nhắc để tiến hành tiếp thị thông
qua Internet.
1)Internet- điểm đến để tìm kiếm thông tin
Có lẽ lý do quan trọng nhất để các công ty cần có một chiến lược tiếp thị trên Internet
là sự thay đổi ở cách thức các khách hàng tìm kiếm thông tin. Mặc dù số lượng hách
hàng thăm viếng các cơ sở kinh doanh truyền thống vẫn chiếm số đông nhưng số người
sử dụng Internet như một kênh thông tin quan trọng nhất, tiện lợi nhất, đang càng ngày
càng tăng với tốc độ chóng mặt. Đặc biệt, họ sử dụng các công cụ tìm kiếm như là cánh
cổng của tri thức và các trang tìm kiếm hiện nay đang trở thành nơi được những người
sử dụng Internet truy cập nhiều nhất. Các chuyên gia tiếp thị cần phải nhận ra rằng
Internet bây giờ đã và đang trở thành sân chơi hữu ích, thiết thực của đông đảo người
25
25
SVTH: Đinh Thị Kim Anh
MSSV: 105401004
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Dương

×