Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu đối với công ty xuất khẩu gạo miền nam.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.62 KB, 20 trang )

ĐỀ BÀI.
Câu 1: Trình bày vai trò của hoạt động kinh doanh quốc tế thông qua những ví dụ thực tế
đối với các chủ thể của Việt Nam.
Câu 2: Trình bày cơ sở của hoạt động kinh doanh quốc tế. Nếu là nhà hoạch định chiến
lược xuất nhập khẩu của Việt Nam trong 5 năm tới thì bạn sẽ quan tâm tới những lĩnh
vực hay mặt hàng gì? Hãy giải thích thông qua những ví dụ thực tế trong các năm vừa
qua.
BÀI LÀM.
Câu 1: Trình bày vai trò của hoạt động kinh doanh quốc tế thông qua những ví dụ thực tế
đối với các chủ thể của Việt Nam.
ĐỀ TÀI: VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XUÁT KHẨU ĐỐI VỚI CÔNG TY XUẤT
KHẨU GẠO MIỀN NAM.
I. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Việc chuyển sang cơ chế thị trường, thương mại quốc tế cùng với việc tham gia sâu
rộng vào sự phân công lao động quốc tế, Việt Nam đang từng bước hòa nhập, thay đổi và đi
đúng quỹ đạo của sự phát triển quốc tế. Để nền kinh tế ngày càng phát triển đuổi kịp các nước
trong khu vực cũng như trên thế giới thì kinh doanh quốc tế được xem là một trong những
ngành kinh tế chiến lược. Đồng thời kinh doanh quốc tế là một bộ phận quan trọng tạo động
lực phát triển cho nền kinh tế đất nước, góp phần làm phát triển kinh tế đất nước, thu về lượng
ngoại tệ nhằm công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần giải quyết công ăn việc làm,
nâng cao đời sống cho người lao động đưa đất nước ngày một giàu mạnh.
Xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế, là phương tiện
thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Việc mở rộng xuất khẩu để tăng thu nhập ngoại tệ cho tài
chính, học tập kinh nghiệm quản lý, công nghệ, tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng, tăng
mức thu nhập của nhân dân và phát huy nội lực là mục tiêu quan trọng nhất của chính sách
thương mại.
Chính vì lý do đó em xin phân tích vai trò của kinh doanh quốc tê mà cụ thể là tác động
của hoạt động xuất khẩu đối với công ty XUẤT KHẨU GẠO MIỀN NAM để thấy rõ vai trò
của hoạt động kinh doanh quốc tế đối với các chủ thể nói riêng và nền kinh tế VN nói chung.
II. TỔNG QUAN VÊ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU.
Hoạt động kinh doanh xuất khẩu là hoạt động mua bán không chỉ diễn ra trong phạm vi


nội địa mà mở rộng ra toàn thế giới. Việc mua bán này có thể đem lại hiệu quả rất cao hoặc
hiệu quả kinh tế xấu vì đây là việc mua bán giữa nước này với nước khác, không dễ dàng
khống chế các chủ thể nước ngoài trong hoạt động mua bán ngoại thương.
Doanh nghiệp xuất khẩu có lời từ các hoạt động mua bán xuất khẩu thì không chỉ có
doanh nghiệp đó hoạt động có hiệu quả mà đứng trên góc độ nền kinh tế, nền kinh tế thu được
một lượng ngoại tệ từ hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy doanh nghiệp xuất khẩu phải tuân
theo sự quản lý của nhà nước, nghĩa là nhà nước quản lý các doanh nghiệp xuất khẩu ở tầm vĩ
mô bằng các công cụ riêng như tỉ giá hối đoái, thuế quan, những hạn mức đối với những mặt
hàng được coi là chủ lực của nước ta và những mặt hàng định hướng cho nền kinh tế để hạn
chế bớt những rủi ro, thiệt hại cho doanh nghiệp nói riêng và cho cả nền kinh tế nói chung.
Do vậy có thể nói hoạt động kinh doanh xuất khẩu trong nền kinh tế thị trường rất đặc
biệt.
III. NHỮNG NÉTCHÍNH VỀ CÔNG TY
Tên công ty: CÔNG TY XUẤT KHẨU GẠO MIỀN NAM.
Trụ sở chính: 34 – 36 Hai Bà Trưng, TP Long Xuyên, Tỉnh An Giang.
Điện thoại: 076.841021 – 841590
Fax : 076.843199
Email :
Chi nhánh đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh:
+Địa chỉ : 32/3 Nguyễn Huy Lượng, Quận Bình Thạnh, TP HCM.
+Điện thoại : 08.8431472 – 08.8431473.
+Fax : 08.8412639.
+Email :
Đặc điểm hoạt động của Công ty:
Là một công ty của Nhà Nước, tổ chức kinh doanh theo hệ thống hạch toán kinh tế độc
lập, tham gia vào kinh tế thị trường tạo ra lợi nhuận, bảo toàn được đồng vốn, góp phần ổn
định tình hình lưu thông hàng hóa trên thị trường cả trong và ngoài nước, đảm bảo việc làm
cho người lao động, cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty.
Thông qua xuất nhập khẩu, công ty góp phần thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển,
thu về ngoại tệ đóng góp cho ngân sách Nhà Nước.

IV. TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY KHI CHUYỂN SANG HOẠT
ĐỘNG XUẤT KHẨU.
Bảng 1: Cơ cấu doanh thu xuất khẩu của công ty từ 2007-2009
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Doanh thu
(triệu đồng)
Tỷ trọng
%
Doanh thu
(triệu đồng)
Tỷ trọng
%
Doanh thu
(triệu đồng)
Tỷ trọng
%
Tiêu thụ nội địa 196.097 43,7 241.218 42,2 270.019 34,9
Xuất khẩu 252.701 56,3 330.565 57,8 504.333 65,1
Tổng 448.798 100,0 571.783 100,0 774.352 100,0
Qua bảng số liệu cho thấy doanh thu xuất khẩu tăng dần qua các năm. Từ 252.701 triệu
đồng năm 2007 chiếm 56,3% tỷ trọng tăng lên 330.565 triệu đồng năm 2008 chiếm 57,8% và
năm 2009 tiếp tục tăng lên 504.333 triệu đồng chiếm 65,1%.
Năm 2009 tăng so với năm 2008 là 173768 triệu đồng, so với năm 2007 là 251632 triệu
đồng trong khi năm 2008 tăng so với năm 2007 là 77864 triệu đồng. Điều này cho thấy doanh
thu xuất khẩu ngày một tăng cao.
Từ đó cho thấy tốc độ tăng doanh thu của xuất khẩu rất cao. Tốc độ tăng doanh thu của
năm 2008 so với năm 2007 là 30% và tốc độ tăng doanh thu năm 2009 so với năm 2008 là
52,57%.
Trong khi đó tiêu thụ nội địa của công ty trong những năm qua đang có chiều hướng
giảm đi và không còn là thị trường chính của công ty.

Qua bảng kết quả kinh doanh cho thấy doanh thu năm 2007 là 448.798 triệu đồng; năm
2008 là 571.783 triệu đồng, tăng so với năm 2007 là 122.985 triệu đồng; đến năm 2009 doanh
thu của công ty đạt 774.352 triệu đồng, tăng so với năm 2008 là 202.569 triệu đồng và tăng so
với năm 2007 là 324.554 triệu đồng. Doanh thu của công ty tăng qua các năm, đặc biệt là năm
2009 tăng gấp 1,3 lần so với năm 2008 và gấp 1,7 lần so với năm 2007, điều này chứng tỏ công
ty hoạt động ngày càng phát triển, doanh thu ngày càng cao.
Tuy nhiên để đánh giá tình hình hoạt động của công ty một cách chính xác và khách
quan hơn thì sử dụng các tỷ số tài chính.
Bảng 2: Các tỷ số tài chính.
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2007 2008 2009
1. Tỷ số về
khả năng thanh
toán
- Hệ số thanh
toán ngắn hạn
Lần 0,91 1,09 1,00
- Hệ số thanh Lần 0,48 0,55 0,54
toán nhanh
2. Tỷ số về cơ
cấu taì chính
- Tỷ số đảm
bảo nợ dài hạn
Lần 2,20 2,47 2,57
- Tỷ số nợ Lần 0,79 0,74 0,75
3.Tỷ số hoạt động
- Kỳ thu tiền
bình quân.
Ngày 61 57 40
4.Tỷ số doanh lợi
- Tỷ lệ lãi gộp % 8,37 12,10 6,94

- Doanh lợi
tiêu thụ
% 4,36 4,48 4,36
ROA % 0,80 0,80 0,90
-Về khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty : năm 2007 là 0,91; năm 2008 tăng lên
là 1,09; đến năm 2009 hệ số thanh toán ngắn hạn là 1. Mức độ thay đổi về khả năng thanh toán
ngắn hạn qua các năm là không lớn, điều này cho thấy mức độ trang trải của tài sản lưu động
đối với nợ ngắn hạn mà không cần tới một khoản vay mượn thêm của công ty là rất tốt, khả
năng trả nợ khi đến hạn là rất cao.
-Về khả năng thanh toán nhanh của công ty : năm 2007 là 0,48; năm 2008 tăng lên
0,55; đến năm 2009 hệ số thanh toán nhanh là 0,54. Từ những số liệu này cho thấy công ty có
khả năng đáp ứng nhanh các khoản nợ ngắn hạn, khả năng chi trả là rất tốt, không gây ra tình
trạng mất cân đối của vốn lưu động.
-Về tỷ số đảm bảo nợ dài hạn nhìn chung là tăng dần qua các năm, cụ thể là từ 2,2 năm
2007 tăng lên 2,47 năm 2008; đến năm 2009 tiếp tục tăng lên là 2,57, điều này cho thấy khả
năng đảm bảo nợ dài hạn của công ty là rất tốt, tỷ số là rất cao và mỗi năm đều tăng, tạo niềm
tin cho các chủ nợ, thuận lợi cho việc vay vốn dài hạn để phát triển hoạt động kinh doanh của
công ty.
-Về tỷ số nợ : năm 2007 là 0,79; năm 2008 là 0,74; năm 2009 là 0,75. Những số liệu
này chênh lệch không cao, mức độ thay đổi qua các năm là không lớn, chứng tỏ tỷ lệ của vốn
vay trong tổng số vốn của công ty là tương đối cao. Tuy nhiên, khả năng thanh toán nợ ngắn
hạn và tỷ số đảm bảo nợ dài hạn của công ty là rất tốt, điều này làm cho các chủ nợ an tâm, tin
tưởng vào công ty.
-Về kỳ thu tiền bình quân : năm 2007 là 61 ngày, năm 2008 giảm xuống còn 57 ngày,
năm 2009 tiếp tục giảm thấp còn 40 ngày. Từ những số liệu này cho thấy khả năng thu hồi vốn
trong thanh toán tiền hàng của công ty là nhanh và giảm dần qua các năm, điều này là rất tốt,
chứng tỏ vốn của công ty ít bị đọng trong khâu thanh toán.
-Về tỷ lệ lãi gộp : năm 2007 là 8,37%; năm 2008 tăng lên là 12,1%; đến năm 2009
giảm xuống còn 6,94%. Điều này cho thấy khả năng trang trải chi phí đặc biệt là chi phí bất
biến để đạt lợi nhuận là vừa phải.

-Năm 2008 tăng 3,73% nguyên nhân là do doanh thu thuần tăng so với năm 2007 là
27%, lợi tức gộp cũng tăng so với năm 2007 là 84%, tốc độ tăng lãi gộp cao hơn tốc độ tăng
doanh thu làm cho tỷ lệ lãi gộp tăng so với năm 2007.
Năm 2009 giảm so với năm 2008 là 5,16% nguyên nhân là do doanh thu thuần
năm 2009 tăng so với năm 2008 là 34%, trong khi đó lợi tức gộp lại giảm so với năm 2008 là
23% làm cho tỷ lệ lãi gộp giảm. Nguyên nhân làm cho lãi gộp năm 2009 giảm là do giá vốn
tăng cao 42% trong khi đó doanh thu thuần chỉ tăng 34%, tốc độ tăng của doanh thu thấp hơn
tốc độ tăng của giá vốn làm cho lãi gộp giảm thấp. Do đó công ty cần phải đề ra nhiều biện
pháp để làm giảm chi phí, tăng doanh thu để lợi nhuận ngày càng tăng.
-Về doanh lợi tiêu thụ tăng dần qua các năm, cụ thể là từ 4,36% năm 2007 tăng lên
4,48% năm 2008, đến năm 2009 ở mức 4,36%. Điều này cho thấy mức sinh lời trên doanh thu
của công ty tăng dần qua các năm.
-Về tỷ lệ lãi trên tổng tài sản (ROA) : năm 2007 là 0,8%; năm 2008 vẫn là 0,8%; đến
năm 2009 có tăng so với hai năm trước là 0,9%. Điều này cho thấy sự sắp xếp, phân bổ và
quản lý tài sản của công ty là hợp lý và hiệu quả. Chỉ tiêu này tương đối ổn định, chứng tỏ tình
hình tài chính, hiệu quả sản xuất kinh doanh, phương thức hành động của công ty là tương đối
tốt.
* Tóm lại : tình hình hoạt động của công ty là tốt, ngày càng phát triển, có nhiều triển
vọng trong tương lai.
V. TÁC ĐỘNG CỦA XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI CÔNG TY.
-Tác động từ XK tới thị trường tiêu thụ SP của công ty :
Bảng 3: sản lượng tiêu thụ sp (ĐV:SP)
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Xuất khẩu 199.981 369.355 488.340
Nội địa 151.379 125.706 143.278
Tổng 351.360 495.061 631.618
Qua bảng phân tích cho thấy thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty tăng mạnh qua
các năm và chiếm tỷ trọng lớn hơn thị trường tiêu thụ nội địa.
-Tác động từ XK tới doanh thu và lợi nhuận của công ty:
Doanh thu của công ty đã tăng nhanh từng năm. Năm 2007 là 448.798 triêu đồng, năm

2008 là 571783 triệu đồng, năm 2009 là 774.352 triệu đồng.
Doanh lợi tiêu thụ của công ty năm 2007 là 19.567,6 triêu đồng. Năm 2008 đạt
25.615,9 triệu đồng. Năm 2009 là 33.761,7 triệu đồng.
-Tác động tới trình độ kỹ thuật của công nhân viên:
Để đáp ứng được với yêu cầu kỹ thuật cao của trang thiết bị hiện đại công ty cũng đã
có những chương trình đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân. Số lượng công nhân có trình
độ là kỹ sư đại học tăng cao và đạt 127 người năm 2009.
-Tác động tới công nghệ và trang thiết bị của công ty:
Công ty đã đáp ứng được đòi hỏi về qui trình sản xuất và hoàn thiện theo công nghệ
mới của các đối tác nước ngoài.
-Tác động tới thu nhập của công nhân viên.
Thu nhập bình quân của công nhân tăng lên qua các năm: năm 2007 thu nhập bình quân
là 3,6 triệu đồng. năm 2008 là 3,8 triệu đồng và năm 2009 là 3,9 triệu đồng.
-Tác động từ chênh lệch từ tỷ giá ngoại tệ:
Công ty thường xuyên bị tác động mạnh từ sự chênh lệch vè tỷ giá của đồng VND so
với các đồng tiền khác từ các bạn hàng là nước ngoài, điều đó ảnh hưởng trực tiếp tới kế hoạch
kinh doanh của công ty.
VI. VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI CÔNG TY.
Hoạt động xuất khẩu với các công ty có vai trò rất quan trọng. Thực chất nó là hoạt
động bán hàng của các Công ty xuất nhập khẩu và thu lợi nhuận từ hoạt động này góp phần
quyết định sự tồn tại và phát triển của Công ty. Lợi nhuận là nguồn bổ sung vào nguồn vốn
kinh doanh, các quỹ của Công ty. Lợi nhuận cao cho phép Công ty đẩy mạnh tái đầu tư vào tài
sản cố định, tăng nguồn vốn lưu động để thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu, giúp Công ty
ngày càng mở rộng và phát triển.
Cùng với sự bùng nổi của nền kinh tế toàn cầu thì xu hướng vươn ra thị trường quốc tế
là một xu hướng chung của tất cả các quốc gia và các doanh nghiệp.
1. Xuất khẩu là một trong những con đường quen thuộc để các doanh nghiệp thực hiện kế
hoạch bành trướng, phát triển, mở rộng thị trường của mình.
2. Xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm do
doanh nghiệp sản xuất ra. Nhờ có xuất khẩu mà tên tuổi của doanh nghiệp không chỉ được các

khách hàng trong nước biết đến mà còn có mặt ở thị trường nước ngoài. Để có được điều này
Công ty, ngược lại phải đáp ứng tốt các yêu cầu của khách hàng về giá cả, chất lượng hàng
hoá, phương thức giao dịch, thanh toán,...
3. Xuất khẩu tạo nguồn ngoại tệ cho các doanh nghiệp, tăng dự trữ qua đó nâng cao khả
năng nhập khẩu, thay thế, bổ sung, nâng cấp máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu… phục vụ cho
quá trình phát triển.
4. Xuất khẩu phát huy cao độ tính năng động sáng tạo của cán bộ XNK cũng như các đơn
vị tham gia như: tích cực tìm tòi và phát triển các mặt trong khả năng xuất khẩu các thị trường
mà doanh nghiệp có khả năng thâm nhập.
5. Xuất khẩu buộc các doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản
trị kinh doanh. Đồng thời giúp các doanh nghiệp kéo dài tuổi thọ của chu kỳ sống của một sản
phẩm.
6. Xuất khẩu tất yếu dẫn đến cạnh tranh, theo dõi lần nhau giữa các đơn vị tham gia xuất
khẩu trong và ngoài nước. Đây là một trong những nguyên nhân buộc các doanh nghiệp tham
gia xuất khẩu phải nâng cao chất lượng hàng hoá xuất khẩu, các doanh nghiệp phải chú ý hơn
nữa trong việc hạ giá thành của sản phẩm, từ đó tiết kiệm các yếu tố đầu vào, hay nói cách
khác tiết kiệm các nguồn lực.
7. Sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động, thu nhập ổn
định cho đời sống cán bộ của công nhân viên và tăng thêm thu nhập ổn định cho đời sống cán
bộ của công nhân viên và tăng thêm lợi nhuận.
8. Doanh nghiệp tiến hành hoạt động xuất khẩu có cơ hội mở rộng quan hệ buôn bán kinh
doanh với nhiều đối tác nước ngoài dựa trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.
VII. VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU TỚI NỀN KINH TẾ ĐẤT NƯỚC.
Xuất khẩu hàng hoá nằm trong khâu phân phối và lưu thông hàng hoá trong quá trình
tái sản xuất mở rộng, nhằm mục đích liên kết giữa sản xuất và tiêu dùng.
1. Xuất khẩu là phương tiện chính tạo nguồn vốn cho nhập khẩu phục vụ Công
nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước.
Để tiến hành Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá thì cần phải có đủ 4 nhân tố nhân lực, tài
nguyên, nguồn vốn và kỹ thuật. Nhưng hiện nay, không phải bất cứ quốc gia nào cũng có đủ
các yếu tố đó đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.

Để Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá đòi hỏi phải có số vốn lớn để nhập khẩu máy móc,
thiết bị, kỹ thuật,công nghệ tiến tiến.
Nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn như:
- Từ tích luỹ trong nền kinh tế quốc dân
- Đầu tư nước ngoài.
- Vay nợ, viện trợ.
- Thu từ hoạt động du lịch, dịchvụ thu ngoại tệ.
- Xuất khẩu hàng hoá.
2. Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát
triển.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá phù hợp với xu hướng
phát triển của kinh tế thế giới là tất yếu đối với Việt Nam.
Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế.
Một là: xuất khẩu chỉ là tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản xuất vượt quá nhu cầu
nội địa. Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển như nước ta, sản xuất về
cơ bản chưa đủ tiêu dùng và nếu chỉ thụ động chờ sự thừa ra của sản xuất thì xuất khẩu vẫn cứ
nhỏ bé, không có cơ sở tồn tại và phát triển.
Hai là: trên cơ sở lợi thế so sánh của đất nước mình, coi thị trường là điểm xuất phát và
đặc biệt thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất, chỉ sản xuất cái gì thị
trường cần. Quan điểm này xuất phát từ nhu cầu thị trường thế giới kết hợp với tiềm năng, thực
lực của đất nước để tổ chức sản xuất, hình thành các ngành kinh tế hướng về xuất khẩu. Những
ngành kinh tế đó phải có kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để hàng hoá khi tham gia thị trường
thế giới có đủ sức cạnh tranh và mạng lại lợi ích cho quốc gia. Điều đó có tác động tích cực
đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy sản xuất phát triển. Đó là:
- Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi.
- Xuất khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần thúc đẩy sản xuất phát
triển.

×