Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Báo cáo ngành thức ăn chăn nuôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.27 KB, 19 trang )

Thực tập giáo tr ình Lớp cây trồng B-K50
Lời cảm ơn!
Sau một thời gian đi điều tra, tìm hiểu tình hình thực tế sản xuất lúa
và đậu tương tại viện nghiên cứu cây lương thực và cây thực phẩm Gia Lộc-
Hải Dương, chúng tôi đã hoàn thánh báo cáo về đề tài “Điều tra tình hình
sản xuất hạt giống lúa và giống đậu tương tại Viện cây lương thực và cây
thực phẩm -Gia Lộc, Hải Dương”
Qua bài báo cáo này chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
1. Cô giáo Ks. Dương Thị Thu Hằng đã giúp đỡ chúng tôi trong
suốt thời gian thực tập giáo trình.
2. Viện cây lương thực và cây thực phẩm Gia Lộc - Hải Dương.
3. Các cán bộ kĩ sư, công nhân, đã giúp đỡ chúng tôi trong thời
gian thực tập tại viện.
Hà Nội, ngày 12 tháng 05
năm
Nhóm sinh viên thực hiện!
1
Thực tập giáo tr ình Lớp cây trồng B-K50
PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Lương thực luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu ở các quốc gia trên thế
giới. Chính vì vậy tỉ lệ đất trồng cây lương thực luôn chiếm một diện tích
lớn trong tổng số diện tích cây nông nghiệp toàn cầu.
Lương thực ở nước ta chủ yếu là cây lương thực có hạt như lúa gạo,
ngô, đậu tương và cây có củ. Với cây lương thực có hạt, diện tích đã tăng từ
7,3 triệu ha (năm 1993) lên 8,4 triệu ha (năm 2003), sản lượng lương thực có
hạt tương ứng từ 26,1 triệu tấn tăng lên 37,5 triệu tấn, trong đó diện tích
trồng lúa từ 6,8 triệu ha (năm 1995), tăng lên 7,4 triệu ha (năm 2003) sản
lượng lúa tương ứng từ 25 triệu tấn tăng lên 34,5 triệu tấn, diện tích đậu
tương là 0,12 triệu ha (năm 1995) tăng lên 0,18 triệu ha (năm 2004) sản
lượng đậu tương tương ứng tăng từ 0,12 triệu tấn đến 0,224 triệu tấn. Tổng


sản lượng lương thực có hạt của nước ta hiện nay đã vượt mức 40 triệu
tấn/năm.
Với những tăng trưởng như vậy trong những năm gần đây về năng
suất lúa cũng như đậu tương là nhờ những đóng góp tích cực của các biện
pháp canh tác, tiến bộ khoa học kỹ thuật, các chủ trương chính sách hỗ trợ
sản xuất của nhà nước, mà đặc biệt là công tác chọn tạo giống, mặc dù đã
đưa được năng suất, sản lượng tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu
của người tiêu dùng. Để đáp ứng được nhu cầu về giống tốt thì công việc
nhân giống các giống mới, giống có năng suất cao phải được quan tâm một
cách đúng mức.
2
Thực tập giáo tr ình Lớp cây trồng B-K50
Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm là đơn vị sự nghiệp khoa học,
trực thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Viện có nhiệm vụ nghiên
cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về lĩnh vực Cây lương thực và cây
thực phẩm, chủ yếu lúa, đậu đỗ. Viện đã tham gia nghiên cứu nhiều đề tài
khoa học công nghệ, đã có những đóng góp tích cực cho nền nông nghiệp
nước nhà, đặc biệt là vùng ĐBSH. Từ những thực tế trên chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Điều tra tình hình sản xuất hạt giống lúa và giống đậu
tương tại Viện cây lương thực và cây thực phẩm -Gia Lộc, Hải Dương”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Điều tra tìm hiểu vị trí địa lí xã Liên Hồng huyện Gia Lộc nơi đặt trụ
sở Viên cây lương thực và cây thực phẩm Gia Lộc – Hải Dương.
- Điều tra tình hình sản xuất giống lúa và đậu tương tại Viện
3
Thực tập giáo tr ình Lớp cây trồng B-K50
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Nội dung nghiên cứu
2.1.1 Điều tra về vị trí địa lí xã Liên Hồng, Gia Lộc- Hải Dương
2.1.2 Điều tra tình hình sản xuất một số cây lấy hạt tại viện

- Cơ cấu giống
- Thời vụ và kỹ thuật
- Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh
- Thu hoạch và bảo quản
2.2 Phuơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm :
Viện cây lương thực và cây thực phẩm Gia Lộc -Hải Dương. Tại xã
Liên Hồng
2.2.2 Thời gian tiến hành điều tra: từ 06/05 – 09/05/2008
2.2.3 Đối tượng điều tra
- Cây lúa
- Cây đậu tương
2.2.4 Phương pháp điều tra: Điều tra và Phỏng vấn
- Thu tập số liệu sơ cấp từ có phòng trung tâm lúa và đậu tương
- Thu thập số liệu thứ cấp Các kỹ sư, các cán bộ, công nhân kỹ thuật
tại Viện
2.2.5 Phương pháp phân tích:
- Số liệu được tổng hợp và tính trung bình, bằng phần mềm excell .
4
Thực tập giáo tr ình Lớp cây trồng B-K50
PHẦN III: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên của viện cây lương thực thực phẩm Gia Lộc –
Hải Dương.
3.1.1 Vị trí địa lí
Viện cây lương thực thực phẩm Gia Lộc – Hải Dương nằm trên địa
bàn xã Liên Hồng huyện Gia Lộc – Hải Dương với diện tích 120 ha
Phía Bắc giáp sông Sặt
Phía Nam giáp Xã Gia Hòa , Thống Nhất
Phía Đông giáp xã Thạch Khôi, Gia Xuyên
Phía Tây giáp xã Thống Nhất

3.2. Tình hình sản xuât lúa giống tại Viện
3.2.1. Về cơ cấu giống và thời vụ
Bảng1 : Cơ cấu giống
STT Tên giống
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(tấn)
1 Xi23
5 5.3 26.5
2 X19
3 5.6 16.8
3 MT06
5 5.8 29
4 P6
21 6.1 128.1
5 DB5
3 5.5 16.5
6 DB6
3 5.3 15.9
7 Q5
3 5.8 17.4
8 Bắc thơm
3 4.9 14.7
9
Khang dân 3 5.4 16.2
Từ bảng số liệu ta thấy diện tích giống lúa P6 được gieo trồng nhiều
nhất với 21 ha chiếm 40.2 % tổng diện tích lúa được gieo trồng của viện.

5
Thực tập giáo tr ình Lớp cây trồng B-K50
Tiếp theo là đến các giống lúa Xi23 và MT06 được gieo trồng 5 ha chiếm
10% . Giống lúa P6 được gieo trồng nhiều là do năng suất cao.
3.2.2. Kỹ thuật làm mạ vụ xuân 2008
Toàn bộ lượng mạ tại viện được gieo dưới ruộng
Hạt giống sau khi lấy trong kho bảo quản ra phơi hạt giống dưới nắng
nhẹ 2-3 giờ trước khi ngâm để xúc tiến hoạt động của các hệ men, tăng khả
năng nảy mầm.
Bảng2: Lượng giống gieo mạ
Giống
Khối lượng
( kg/ha )
Thời gian ngâm
mộng ( giờ )
Diện tích gieo
(m
2
)
Xi23 65 48-72 540
X19 75 48-72 630
P6 72 48-72 610
DB5 69 48-72 570
DB6 69 48-72 570
Q5 83 48-72 720
Bắc thơm 67 48-72 530
Khang dân 75 48-72 640
Lượng giống dùng để gieo cấy cho một ha ruộng cấy của giống Q5 là
lớn nhất (83 kg ) sau đó tới giống X19, Khang dân (75 kg ) giống sử dụng ít
nhất là Xi23 (65 ) kg. Trong vụ xuân vừa qua do thời tiết lạnh hơn bình

thường nên thời gian ngâm mạ dài hơn. Sau khi đã hút đủ nước hạt thóc có
phôi mầm màm trắng tiến hành ủ mộng. Hạt giống ngâm trong ao vớt lên
đổ thành đống nhỏ trên nền gạch và phủ bằng bì gai tạo diều kiện ấm cho
thóc nứt nanh. Trong quá trình ủ mộng đã vẩy nước ấm 4 lần kết hợp trộn
đảo để hạt nảy mầm được đều. Trong điều kiện vụ xuân vừa qua do thời tiết
6
Thực tập giáo tr ình Lớp cây trồng B-K50
lạnh kéo dài nên hạt thóc rất lâu mọc mầm nên phải đậy hạt kín và thường
xuyên tưới nước ấm. Sau khi ủ 72 giờ mộng đủ tiêu chuẩn để gieo.
3.2.2.1 Chuẩn bị ruộng gieo mạ
Ruộng mạ được làm tại chân ruộng chuyên gieo mạ
Ruộng được bừa ngả từ trước đó 20 ngày sau đó được bừa kĩ làm
nhiều lần cho nhuyễn phẳng nhặt sạch cỏ còn sót lại trước khi làm luống.
Ruộng được làm luống rộng 1,4 m rãnh rộng 0,3 m để thoát nước, mặt
luống được làm phẳng để độ sâu của lớp nước mặt sau khi gieo mạ được
đồng đều.
Mộng mạ được gieo đều trên diện tích đã định gieo mạ làm hai lượt
để lượng mộng được gieo đồng đều đúng mật độ.
Tại viện mạ được gieo làm 3 trà: trà 05/12 đối với các giống Xi23,
X19… trà 15/12 đối với các giống: P6, DB5, 6 trà 05/01 đối với các
giống: khang dân
3.2.2.2 Chăm sóc
Trong điều kiện thời tiết lạnh của vụ xuân năm nay nên tại viện đã áp
dụng các biện pháp chống rét cho mạ: Luống mạ được được làm khung và
phủ nilon giúp cho mạ chống được rét với điều kiện rét bên ngoài, bón phân
kali với lượng 3 kg khi mạ được 2 -3 lá để tăng cường khả năng chống chịu
của mạ, đêm cho nước vào, ngày tháo nước ra, cho ngập 1/2-1/3 cây mạ..
Khi mạ được 3 -4 là giai đoạn mạ chuyển từ dị dưỡng sang tự dưỡng
tiến hành bón phân đạm với lượng 2 kg ure/ sào ( 55 kg ure/ ha )
3.2.3 Cấy

Trước khi cấy ruộng cần được làm sạch cỏ bừa kĩ và bón phân lót
trước lần bừa cuối.
Sau khi gieo mạ khoảng 25 – 27 ngày khi cây mạ đươc 4 – 5 lá thật
tiến hành nhổ cấy. Cấy theo hàng thẳng 1 dảnh/khóm với mật độ 45 -55
7

×