Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP RÈN HỌC SINH YẾU CHÍNH Tả (CHO KHỐI 2 + 3)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.06 KB, 7 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP RÈN HỌC SINH
YẾU CHÍNH TẢ
(CHO KHỐI 2 + 3)
Năm học: 2008- 2009.
Tên giáo viên : VÕ VĂN THƠNG - TT: Khối 2+3
Đơn vị: Trường Tiểu học Hàm Thắng 1.
Lời mở đầu: Trong thực tế hiện nay, học sinh ở các lớp tiểu học cần phải thành
thạo 4 kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết. Trong đó, kĩ năng đọc và viết là 2 kĩ năng rất
quan trọng đối với học sinh tiểu học.Trong bài viết chính tả,có một số em chữ viết
rất đẹp nhưng lại mắc nhiều lỗi chính tả.Vì vậy ,đối với học sinh tiểu học, chẳng
những rèn chữ viết đẹp mà chúng ta cần phải rèn cho các em viết đúng. Vậy
chúng. ta cần phải đưa ra những giải pháp trong việc rèn viết đúng chính tả cho
học sinh Từ đó, mới tạo điều kiện cho các em học tốt các môn học khác.
I. Hồn cảnh nảy sinh :
Nhìn chung, học sinh ở tất cả các lớp, chất lượng yếu ở môn tiếng Việt là do bò
điểm yếu ở phân môn chính tả.
Qua kết quả khảo sát chất lượng ở đầu năm học, học sinh khối 2 +3 yếu rất
nhiều ở mơn Tiếng Việt. Phần lớn những em yếu ở mơn này là do các em viết sai
chính tả, cụ thể như bảng thống kê dưới đây:
Khối Mơn Giỏi Khá Trung
bình
Yếu Ghi chú
SL TL SL TL SL TL SL TL
2 Tiếng việt 38 38.2 32 33 18 18.
6
9 9.3
3 Tiếng việt 30 28.3 44 41.
5
22 20.
8
10 9.4


Với số lượng học sinh yếu nhiều ở mơn Tiếng việt, mà đặc biệt là phân mơn
chính tả. Tơi cảm thấy rất lo lắng và trăn trở cho chất lượng của khối. Chính vì sự lo
lắng này, tơi đã đưa ra một số giải pháp để cả tổ cùng bàn bạc và thực hiện: Giúp cho
học sinh yếu viết đúng chính tả.
---------------------------Sáng kiến kinh nghiệm- Năm học 2008- 2009----------------------------------
1
II. Thực trạng học sinh ở khối 2 + 3 hiện nay:
Mặc dù tất cả các giáo viên trong tổ có rất nhiều cố gắng, tích cực trong việc phụ
đạo học sinh yếu. Hiện nay, học sinh ở các lớp vẫn còn yếu mơn chính tả rất nhiều.
Một số em viết chính tả lúc nào cũng bị điểm 1. Như ở khối 3, bài viết chỉ có 50 – 60
chữ, có em sai đến 1/4 số lượng chữ trong bài viết. Phần lớn, những em viết chính tả
sai nhiều là do các em học yếu, cũng có một số ít em học trung bình, khá nhưng cũng
viết sai nhiều lỗi chính tả. Hầu hết, học sinh viết yếu chính tả các em đều đọc rất
chậm, tốc độ đọc chưa đạt u cầu, có em đọc ê, a phải đánh vần thầm trong miệng
mới đọc được, có em đọc đúng theo tốc độ nhưng đọc sai nhiều do phát âm của đòa
phương.
II. Tìm hiểu ngun nhân :
Với kinh nghiệm giảng dạy hiện có, tìm hiểu thêm ở giáo viên trong tổ và phụ
huynh học sinh. Học sinh học yếu phân mơn chính tả là do:
- Học sinh lười đọc bài ở nhà, ít đọc, ít viết, thậm chí về đến nhà, các em chẳng
màng đến bài vở gì cả.
- Nhận mặt chữ chậm, đọc chậm, đọc còn sai nhiều.
- Chưa biết phân biệt và hiểu nghĩa của từ.
- Phát âm sai, khuyết tật về giọng nói ( ngọng, đớt…).
- Phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em.
- Do nặng tai, ( thính âm kém), lơ đễnh khi viết bài.
- Một số em còn viết hoa tuỳ tiện.
- Một số em viết đúng nhưng quên bỏ dấu thanh.
- Do chưa nắm chắc ở một số hiện tượng chính tả theo quy định về “ng, ngh; g,
gh”.

- Do giáo viên chưa lưu ý đến giọng đọc của mình khi đọc bài cho học sinh
viết ,đọc chưa phân biệt được âm đầu như: s/x ,vần an/ang,ăc/ăt,oan/on…
hoặc dấu thanh hỏi/ngã…
- Do ngồi viết chưa đúng tư thế,mệt mỏi trong khi viết.
IV. Giải pháp thực hiện:
- Trong giờ học, giáo viên cần quan tâm , giúp đỡ niều đối với học sinh yếu.
- Thường xun gọi học sinh yếu đọc bài để giúp đỡ, sửa sai cách phát âm.
- Chú ý sửa sai tư thế ngồi viết và cách cầm bút cho học sinh để tránh sự mệt
mỏi,chán nản của học sinh trong tiết học.
---------------------------Sáng kiến kinh nghiệm- Năm học 2008- 2009----------------------------------
2
- Giờ dạy chính tả, giáo viên cần phát huy tính tích cực của học sinh, cho học sinh
tự tìm ra những từ khó trong bài viết, đoạn viết, giáo viên có nhiệm vụ hướng dẫn các
em phân biệt nghĩa của từ.
- Sử dụng triệt để về việc dùng bảng con để viết từ khó, tiếng khó trong giờ dạy
chính tả.
- Luyện phát âm đúng cho học sinh đối với những từ khó tìm được.
- Phối hợp với phụ huynh động viên, nhắc nhở học sinh đọc bài, viết bài ở nhà.
( Học sinh có vở riêng, hoặc số tay riêng để viết nhiều lần các từ đã viết sai
trong bài chính tả).
- Giáo viên cung cấp cho học sinh một số quy tắc về cách viết từ có phụ âm “ng,
ngh; g, gh”.( Ví dụ: “ngh” thường đi phía sau là: i, e, ê; “ng” thường đi phía sau
là: u, ư, o, ơ, ơ, a).
- Khi đọc bài viết giáo viên cần đọc to, rõ, phát âm đúng, đọc chậm, tách câu dài
ra thành các cụm từ có nghĩa để học sinh dễ nghe, dễ viết.
- Giáo viên cần chú ý giọng đọc và cách phát âm,phân biệt các phụ
âm,vần,dấu thanh khi đọc bài cho học sinh viết.
- Thường xun nhắc nhở đối với những em viết hoa tuỳ tiện.
- Luyện phát âm đúng cho học sinh yếu các từ khó trước khi viết bài.
- Tập cho học sinh thói quen đổi vở, hoặc tự sốt lỗi chính tả của bạn, của mình.

- Trong các tiết ơn buổi chiều, giáo viên cần rèn cho học sinh kĩ năng viết từ khó
đã được chọn trong các bài chính tả chính khố. Học sinh rèn viết từ khó trên
bảng con, lớp nhận xét-sửa sai rồi mới viết vào vở.
- Thường xuyên tổ chức cho học sinh yếu thi viết đúng ,để tuyên dương,động
viên cho các em cố gắng. Tạo môi trường thân thiện trong lớp học. (Đôi bạn
học sinh giúp đỡ nhau cùng tiến bộ).
- Tổ chức các phong trào: Hoa chăm ngoan, hoa học tốt trong lớp học để tạo
sự thích thú cho học sinh…
* Minh hoạ qua một tiết chính tả dạy trên lớp :
BÀI: CÓC KIỆN TRỜI (Nghe viết)
1-Chuẩn bò: Đọc bài viết ở nhà ,tập viết từ khó, hoặc có thể viết cả bài viết vào
vở nháp.
2-Lên lớp:
- Hướng dẫn viết từ khó:
- Giáo viên đọc bài viết.
---------------------------Sáng kiến kinh nghiệm- Năm học 2008- 2009----------------------------------
3
- Một học sinh khá giỏi đọc bài viết.
- Cả lớp đọc thầm đoạn viết –Tìm từ mới,từ khó phát âm và dễ viết sai .
- Giáo viên ghi các từ khó lên bảng lớp và hướng dẫn học sinh phân biệt nghóa
của từ. (Học sinh tự tìm từ mới để phân biệt nghóa)
. hạn hán # hạng (hạng nhất)
. chim muông # chiêm (lúa chiêm) muôn (muôn năm)
.khát (khát nước) # khác (khác nhau)
.quyết (quyết tâm) # viết (viết chữ)
. chỉ huy # hy (hy sinh) (hy vọng)
. trần gian # giang (giang sơn)
(Ngoài ra giáo viên còn lưu ý cho học sinh các vần, phụ âm trong các từ khó)
- Hướng dẫn học sinh yếu phát âm đúng.
- Cả lớp viết từ khó trên bảng con. (Cả lớp cùng nhận xét sửa sai)

- Giáo viên yêu cầu học sinh tự tìm và viết trên bảng con các từ viết hoa (danh
từ riêng)-Cóc,Cua,Gấu,Cọp,Ong,Cáo.
- Giáo viên nhắc nhở tư thế ngồi ,cách cầm bút và đọc bài cho học sinh viết.
* Lưu ý cách đọc: (Đọc chậm,ngắt ra từng cụm từ có nghóa)
VD: Thấy trời hạn hán quá lâu,/ làm ruộng đồng,/cây cỏ,/chim muông/chết dần
chết mòn vì khát,/Cóc quyết lên thiên đình/ kiện ông trời./Cùng đi với Cóc có
Cua,/Gấu,/Ong và Cáo./…
- Đọc lại bài cho học sinh dò trước khi hướng dẫn sửa lỗi.
- Sửa lỗi (HS đổi vở ,kiểm tra chéo, gạch chân từ viết sai bằng bút chì, Giáo
viên đọc chậm từng câu và lưu ý lại từ khó cho học sinh sửa lỗi.
* Phần bài tập (Với nhiều hình thức – Có thể cho học sinh thực hiện theo
nhóm).
V. Kết quả thực hiện:
- Qua một năm thực hiện áp dụng các giải pháp để rèn viết đúng chính tả
cho học sinh.Qua từng thời kỳ và đến cuối năm học ,học sinh trong khối tiến bộ rõ
rệt,kết quả khả quan.
Nhìn chung, qua từng thời gian KTĐK, học sinh đều có tiến bộ khá rõ, các học
sinh yếu đã đọc nhanh hơn, trôi chảy hơn viết đúng chính tả , viết đúng được từ khó
trong các bài viết, lỗi sai ít hơn. Chất lượng ở phân mơn chính tả được nâng cao, học
sinh viết tập làm văn ý rõ ràng hơn, dẫn đến chất lượng ở phân mơn Tiếng Việt được
nâng cao. Cụ thể qua các bảng số liệu sau:
---------------------------Sáng kiến kinh nghiệm- Năm học 2008- 2009----------------------------------
4
1. Cuối học kì I:
Khối Mơn Giỏi Khá Trung
bình
Yếu Ghi chú
SL TL SL TL SL TL SL TL
2
Tiếng việt

57 58.8 28
28.
9
11
11.
3
1 1
3
Tiếng việt
42 39.3 42
39.
3
20
18.
7
3 2.7
2.Cuối học kì II:
Khối Mơn Giỏi Khá Trung
bình
Yếu Ghi chú
SL TL SL TL SL TL SL TL
2
Tiếng việt
60 61.9 27
27.
8
9 9.3 1 1
3
Tiếng việt
68 63.6 26

24.
3
13
12.
1
VI. Rút kinh nghiệm:
Sau một năm thực hiện các giải pháp rèn cho học sinh yếu chính tả trong khối 2+3.
Bản thân nhận thấy chất lượng có tiến triển cao. Bản thân cần phải tìm hiểu và học hỏi
thêm ở đồng nghiệp, anh chị em ở khối lớp khác. Cần tìm hiểu nhiều ở tự điển để có
vốn từ phong phú. Tuy nhiên, qua các giải pháp thực hiện, bản thân cũng rút được một
số kinh nghiệm sau:
- Cần tạo môi trường thân thiện trong lớp học.Tạo nhiều niềm tin cho học sinh
yếu.
- Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh và giáo viên dạy chương trình buổi
chiều để giúp đỡ các em.
- Cần quan tâm, giúp đỡ nhiều cho học sinh yếu trong tiết dạy.
---------------------------Sáng kiến kinh nghiệm- Năm học 2008- 2009----------------------------------
5

×