Tải bản đầy đủ (.doc) (185 trang)

Hoạt động điều tra tội phạm XPSH xảy ra tại các KCN trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (669.18 KB, 185 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình thực hiện công cuộc đổi mới gần hai thập kỷ qua, Đảng, Nhà
nước và nhân dân ta không ngừng phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn thử
thách, đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện và đạt được những thành tựu to
lớn, có ý nghĩa rất quan trọng. Đất nước đã ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế,
chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đã thu được
nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đòi hỏi Đảng và
Nhà nước phải có những định hướng mang tính chiến lược để phát triển kinh
tế - xã hội. Trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương xây
dựng các KCN tập trung nhằm phát huy tối đa tiềm năng của các thành phần
kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang hướng chuyên môn hoá cao và tạo
điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý. Chủ trương đó đã được thực hiện
trên thực tế và bước đầu đã đạt được những thành tựu đáng kể, đóng góp
không nhỏ vào sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế đất nước. Điều đó chứng
tỏ, xây dựng, mở rộng, phát triển các KCN là chủ trương đúng đắn của Đảng
ta, cần được duy trì và phát huy mạnh mẽ hơn nữa. Trong “Chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010” được thông qua tại Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ IX đã xác định: “Quy hoạch phân bố hợp lý công nghiệp trên cả nước.
Phát triển có hiệu quả các KCN, khu chế xuất, xây dựng một số khu công
nghệ cao, hình thành các cụm công nghiệp lớn và khu kinh tế mở”.
thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn của cả nước, đây là nơi
tập trung nhiều nhất các KCN với nhiều hình thức sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ khác nhau. Điều này đã tạo nên động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển
kinh tế không chỉ của thành phố Hồ Chí Minh, khu vực kinh tế trọng điểm
phía Nam mà còn đối với sự phát triển kinh tế cả nước. Tuy nhiên hoạt động
của các KCN trên địa bàn cũng đặt ra nhiều thách thức lớn về mặt TTATXH,
đặc biệt là các loại tội phạm XPSH hoạt động trong các KCN tập trung này.
1
KCN tập trung là những nơi có nhiều doanh nghiệp, nhà máy, xí


nghiệp, nơi tập trung nhiều máy móc, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng, tài sản...
Cho nên, cũng kéo theo một loạt vấn đề kinh tế - xã hội như: người lao động
ở các địa phương khác tập trung về đây ngày càng đông, các đối tượng xấu
cũng trà trộn vào đây nhiều. Đi cùng với đó những hạn chế, thiếu sót trong
khâu quản lý cư trú, đi lại của địa phương, những sơ hở trong việc quản lý và
bảo vệ tài sản của các cơ quan, doanh nghiệp... là điều kiện thuận lợi để các
đối tượng phạm tội XPSH hoạt động, làm cho tình hình TTATXH hết sức
phức tạp. Thực tế cho thấy, trong các KCN trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh, tình hình tội phạm XPSH như cướp, trộm cắp, lừa đảo... diễn biến phức
tạp, nhiều vụ án đã xảy ra, có nhiều vụ đặc biệt nghiêm trọng.
Trong những năm vừa qua, nhất là từ năm 2000 trở lại đây, các cơ quan
bảo vệ pháp luật ở thành phố Hồ Chí Minh đã tích cực tổ chức điều tra, khám
phá và xử lý kịp thời nhiều vụ án XPSH tại các KCN. Song do nhiều nguyên
nhân khác nhau mà tình hình tội phạm XPSH trên địa bàn vẫn không giảm,
thậm chí còn có một số tội phạm tiếp tục phát sinh và phát triển, gây ra nhiều
thiệt hại cho các đơn vị kinh tế, doanh nghiệp và nhân dân ở trong vùng, một
số vụ đã gây hoang mang trong tư tưởng của quần chúng nhân dân, tác động
xấu đến khả năng thu hút đầu tư của các KCN, từ đó đã ảnh hưởng đến sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng
và của cả nước ta nói chung. Bên cạnh đó, công tác điều tra khám phá loại tội
phạm này của cơ quan chức năng còn có nhiều bất cập, chưa có sự phối hợp
cần thiết giữa các lực lượng tiến hành, sự hỗ trợ của quần chúng nhân dân còn
hạn chế, nên hiệu quả công tác điều tra xử lý các vụ án XPSH tại các KCN
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ các vụ án được
phát hiện thấp, tiến trình điều tra chậm, đề nghị xử lý bằng hình sự chưa cao.
Qua khảo sát, chỉ tính riêng từ năm 2000 đến 6 tháng đầu năm 2005 tại các
KCN trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã xảy ra 721 vụ án XPSH có tính
chất chiếm đoạt, trong đó, số vụ án đã khởi tố là 676 vụ án. Trong số này, số
2
vụ án đã điều tra, khám phá được và chuyển Viện kiểm sát truy tố chỉ có 240

vụ án (chiếm tỷ lệ 35,50% các vụ án đã xảy ra).
Vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của
công tác điều tra các tội phạm XPSH xảy ra tại các KCN tập trung trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh là một đòi hỏi hết sức cấp bách, góp phần thực
hiện thắng lợi nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc
gia và giữ gìn TTATXH, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã
hội của thành phố và của cả nước. Tuy nhiên từ trước đến nay, mặc dù đã có
một số đề tài nghiên cứu về công tác điều tra tội phạm ở các góc độ khác nhau
với các loại đối tượng khác nhau và ở trong một phạm vi nhất định, như
nghiên cứu về công tác điều tra của từng loại tội danh cụ thể, trong những địa
phương cụ thể, nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách có hệ thống về
công tác điều tra các tội phạm XPSH xảy ra ở các KCN tập trung tại thành
phố Hồ Chí Minh.
Xuất phát từ yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn công tác điều tra các tội
phạm XPSH xảy ra ở các KCN tại thành phố Hồ Chí Minh, tác giả chọn đề
tài: “Hoạt động điều tra tội phạm XPSH xảy ra tại các KCN trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp” làm luận văn thạc sĩ luật
học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài luận văn
Đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, phòng chống tội phạm
XPSH nói riêng là những vấn đề đã được các nhà khoa học, các cán bộ nghiên
cứu trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Đã có nhiều công trình khoa
học về vấn đề này đã được công bố.
Ở nước ta trong những năm qua, các cơ quan Nhà nước, các nhà nghiên
cứu của Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối
cao... đã nghiên cứu về tội phạm XPSH dưới nhiều góc độ và khía cạnh khác
nhau. Trong số này phải kể đến đề tài khoa học KX.04.14 của Tổng cục Cảnh
sát, Bộ Công an nghiên cứu về thực trạng, nguyên nhân và giải pháp phòng
3
chống tội phạm và tệ nạn xã hội, trong đó có đề cập đến các tội phạm XPSH.

Một số đề tài khoa học về điều tra, phòng chống các loại tội danh cụ thể như
cướp tài sản, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản...trên phạm vi cả
nước hoặc của từng tỉnh, thành phố. Các đề tài, công trình nghiên cứu trên
đều có đề cập đến các nội dung về phòng, chống tội phạm XPSH. Tuy nhiên
những công trình nghiên cứu đó hoặc chỉ tiếp cận từ góc độ tội phạm học,
khoa học hình sự, luật học; hoặc chỉ nghiên cứu một số khía cạnh, một số tội
phạm cụ thể.
Cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện,
đầy đủ công tác điều tra tội phạm XPSH xảy ra tại các KCN tập trung trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh dưới góc độ khoa học điều tra tội phạm.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Luận văn được thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu những vấn đề lí
luận và làm rõ thực trạng công tác điều tra các tội phạm XPSH xảy ra tại các
KCN tập trung trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó xây dựng
hệ thống giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác điều tra các vụ
án XPSH tại các KCN trên địa bàn thành phố.
Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện những nhiệm vụ cụ thể
sau:
- Nghiên cứu những qui định của pháp luật về các tội phạm XPSH, làm
rõ những vấn đề cơ bản về KCN có liên quan và hệ thống hoá những vấn đề lí
luận về hoạt động điều tra tội phạm XPSH tại các KCN;
- Khảo sát tình hình hoạt động, làm rõ đặc điểm hình sự của các tội
phạm XPSH xảy ra tại các KCN trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;
- Nghiên cứu, tìm hiểu tình hình và kết quả hoạt động điều tra tội phạm
XPSH của Công an thành phố Hồ Chí Minh; đánh giá những thành quả và
những thiếu sót bất cập trong công tác điều tra các tội phạm này;
4
- Xây dựng hệ thống một số giải pháp kiến nghị để nâng cao hiệu quả
điều tra các tội phạm XPSH xảy ra tại các KCN tập trung trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là bản chất và những vấn đề
có tính quy luật trong tổ chức và tiến hành hoạt động điều tra các tội phạm
XPSH xảy ra tại các KCN trên một địa bàn cụ thể là thành phố Hồ Chí Minh.
Về phạm vi nghiên cứu, luận văn tập trung chủ yếu nghiên cứu các tội
XPSH được qui định tại Chương XIV - BLHS năm 1999 có tính chất chiếm
đoạt xảy ra tại các KCN tập trung trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Luận
văn cũng đi sâu nghiên cứu công tác điều tra các vụ án XPSH tại các KCN
nhằm làm rõ những dấu hiệu pháp lý và những vấn đề cần chứng minh, những
biện pháp điều tra thu thập tài liệu chứng cứ. Thời gian nghiên cứu từ năm
2000 đến hết 6 tháng đầu năm 2005.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy
vật của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm cơ
bản của Đảng, Nhà nước về đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ an ninh
quốc gia, giữ gìn TTATXH.
Để phù hợp với đối tượng, nhiệm vụ và mục đích của đề tài, luận văn
sử dụng một cách linh hoạt và hợp lý các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
phương pháp tổng kết thực tiễn, so sánh, thống kê, toạ đàm, điều tra xã hội
học, trao đổi với những chuyên gia.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Những kết quả đạt được của luận văn này sẽ góp phần bổ sung cho
hoàn chỉnh lý luận khoa học điều tra tội phạm nói chung và lý luận tổ chức
hoạt động điều tra các vụ án XPSH nói riêng.
5
Luận văn còn giúp lãnh đạo và cán bộ thực tiễn Công an thành phố Hồ
Chí Minh trong chỉ đạo, đấu tranh chống tội phạm nói chung và điều tra các
tội phạm XPSH tại các KCN nói riêng ở địa phương.
Luận văn còn là tài liệu nghiên cứu của giáo viên, cán bộ nghiên cứu,
học viên các trường CSND.

7. Những đóng góp mới về khoa học của đề tài
- Qua kết quả nghiên cứu sẽ phản ảnh thực trạng hoạt động của tội
phạm xâm phạm sở hữu tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh.
- Phân tích đánh giá đúng tình hình hoạt động điều tra tội phạm xâm
phạm sở hữu xảy ra tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh của Công an thành phố ; nguyên nhân, điều kiện, khó khăn vướng mắc;
hiệu quả hoạt động; biện pháp khắc phục ... của lực lượng Công an thành phố
Hồ Chí Minh trong hoạt động điều tra loại tội phạm này.
- Dự báo tình hình tội phạm xâm phạm sở hữu xảy ra tại các khu công
nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động
điều tra tội phạm xâm phạm sở hữu xảy ra tại các khu công nghiệp trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, các phụ lục, tài liệu tham khảo, luận
văn được cấu trúc thành ba chương.
Chương 1
NHẬN THỨC CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA TỘI PHẠM
XÂM PHẠM SỞ HỮU XẢY RA TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
1.1. Nhận thức về tội phạm XPSH xảy ra tại các KCN
1.1.1. Nhận thức về KCN và các hình thức sở hữu ở các KCN
Phát huy nội lực, tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài phục vụ công
cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là một chủ trương lớn của Đảng
6
và Nhà nước ta. Chủ trương đúng đắn đó được hiện thực hoá bởi các chính
sách về đầu tư trong đó đầu tư thành lập, phát triển các KCN là một trong
những biểu hiện cụ thể.
Theo Luật Đầu tư năm 2005 vừa được Quốc hội nước Cộng hoà XHCN
Việt Nam khoá XI thông qua tại kì họp thứ 8 thì: “KCN được hiểu là khu tập

trung các doanh nghiệp công nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và
thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định,
được thành lập theo qui định của Chính phủ” (Khoản 20 Điều 3 Luật Đầu tư
năm 2005).
Cũng theo Luật Đầu tư năm 2005, tại Điều 4 Luật này qui định: “Nhà
đầu tư được đầu tư trong các lĩnh vực ngành, nghề mà pháp luật không cấm;
được tự chủ và quyết định hoạt động đầu tư theo qui định của pháp luật Việt
Nam...”. Theo Điều 28 của Luật này, KCN được xác định là một địa bàn được
Nhà nước ưu đãi đầu tư. Chính phủ và chính quyền các địa phương dành
những ưu đãi, hỗ trợ nhất định theo qui định của pháp luật cho các doanh
nghiệp hoạt động trong các KCN nhằm thu hút các nhà đầu tư vào các KCN.
Việc Nhà nước đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kĩ thuật và hạ tầng
xã hội ngoài hàng rào KCN cũng đã minh chứng cho sự ưu đãi của Nhà nước
đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN, mặt khác tạo điều kiện để
giải quyết các vấn đề khác về quản lí doanh nghiệp, quy hoạch đô thị, bảo vệ
môi trường...
Với những điều kiện như trên, cùng chính sách phát triển đa dạng các
thành phần kinh tế có thể nói rằng trong các KCN có sự tham gia của các
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Điều 15 Hiến pháp năm 1992
quy định: “Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo
cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ
nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất,
kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư
7
nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng”. Chính vì vậy,
có thể xác định, trong các KCN có hình thức sở hữu sau đây:
- Kinh tế nhà nước: Thành phần kinh tế này lấy sở hữu nhà nước về tư
liệu sản xuất làm cơ sở kinh tế. Nó bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, các
tài nguyên quốc gia và tài sản thuộc sở hữu nhà nước như đất đai, hầm mỏ,
rừng biển, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; các tổ chức kinh tế nhà nước như

ngân hàng nhà nước, hệ thống bảo hiểm, ngân sách nhà nước, quỹ dự trữ;
phần vốn nhà nước góp vào các doanh nghiệp cổ phần hay liên doanh với các
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác trong và ngoài nước. Trong
các bộ phận đó, doanh nghiệp nhà nước là nòng cốt.
Thành phần kinh tế nhà nước chính là lực lượng vật chất để nhà nước
thực hiện chức năng điều tiết, quản lý vĩ mô nền kinh tế, tạo nền tảng cho chế
độ xã hội mới. Kinh tế nhà nước không ngừng lớn mạnh và giữ vai trò chủ
đạo đối với các thành phần kinh tế khác trong cơ cấu thành phần kinh tế ở
nước ta.
- Kinh tế tập thể mà nòng cốt là các hợp tác xã. Thành phần kinh tế này
dựa trên hình thức sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất (trừ ruộng đất trong nông
nghiệp thuộc sở hữu nhà nước); là thành phần kinh tế trong đó có sự liên kết
tự nguyện của những người lao động nhằm kết hợp sức mạnh của từng thành
viên với sức mạnh của tập thể để giải quyết có hiệu quả những vấn đề của sản
xuất - kinh doanh và đời sống; được tổ chức trên cơ sở đóng góp cổ phần và
sự tham gia lao động trực tiếp của xã viên, phân phối theo kết quả lao động và
theo cổ phần, mỗi xã viên có quyền như nhau đối với công việc chung; đồng
thời theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi, quản lý dân chủ.
- Kinh tế tư bản nhà nước: Kinh tế tư bản nhà nước là thành phần kinh
tế bao gồm các hình thức hợp tác liên doanh giữa kinh tế nhà nước với tư bản
tư nhân trong nước và hợp tác liên doanh giữa kinh tế nhà nước với tư bản
nước ngoài.
8
- Kinh tế cá thể, tiểu chủ, bao gồm kinh tế cá thể và kinh tế tiểu chủ.
Kinh tế cá thể là thành phần kinh tế dựa trên chế độ tư hữu nhỏ về tư liệu sản
xuất và dựa trên lao động của chính bản thân người chiếm hữu tư liệu sản
xuất đó. Kinh tế tiểu chủ cũng là hình thức kinh tế tư hữu nhưng có thuê lao
động, tuy nhiên thu nhập chủ yếu dựa vào sức lao động và vốn của bản thân
và gia đình.
- Kinh tế tư bản tư nhân: Kinh tế tư bản tư nhân là thành phần kinh tế

dựa trên cơ sở chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất
và sự thuê mướn lao động, do đó, trong quá trình sản xuất kinh doanh, tình
trạng bóc lột lao động làm thuê là điều không thể tránh khỏi.
- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: Thành phần này bao gồm phần vốn
đầu tư của nước ngoài vào các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở nước ta. Chủ
trương của Nhà nước ta là tạo điều kiện để thành phần kinh tế này phát triển
thuận lợi, hướng vào xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội gắn
với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều công ăn việc làm.
Theo nghiên cứu của chúng tôi, tính đến hết năm 2004 đã có 15 KCN -
khu chế xuất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có 12 KCN và 3
khu chế xuất. Trong số này có 3 KCN chưa đi vào hoạt động gồm KCN Cát
Lái IV, Quận 2, KCN Phong Phú - Bình Chánh, KCN Tân Phú Trung - Củ
Chi. Trong các KCN - Khu chế xuất hiện nay đã có 845 doanh nghiệp hoạt
động, trong đó có 623 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm 73.7%),
số doanh nghiệp có vốn chủ yếu của nhà nước là 97 doanh nghiệp (chiếm
11,4%), số doanh nghiệp còn lại thuộc các hình thức sở hữu tư bản tư nhân và
sở hữu hỗn hợp khác (chiếm 14,9%).
1.1.2. Tội phạm XPSH xảy ra tại các KCN
Bảo vệ tài sản luôn được coi là một trong những nhiệm vụ đặc biệt
quan trọng của nhà nước ta. Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công,
Đảng và Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ban hành nhiều văn
bản pháp luật để đấu tranh với những hành vi xâm phạm tài sản. Văn bản có
9
liên quan trực tiếp đến các tội XPSH tài sản phải kể đến Sắc lệnh số 223/SL
ngày 17 tháng 11 năm 1946 quy định truy tố tội biển thủ của công; Thông tư
số 442/Ttg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19 tháng 1 năm 1955 hướng dẫn
các toà án trừng trị một số tội phạm liên quan đến tài sản; Sắc lệnh số 267/SL
ngày 15 tháng 6 năm 1956 về trừng trị âm mưu hoạt động phá hoại hoặc làm
thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, của hợp tác xã và của nhân dân, làm cản
trở việc thực hiện chính sách, kế hoạch xây dựng kinh tế và văn hóa; Chỉ thị

số 639 ngày 1 tháng 6 năm 1964 của Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn
đường lối xét xử các loại tội phạm xâm phạm quyền sở hữu xã hội chủ nghĩa;
Pháp lệnh ngày 21 tháng 10 năm 1970 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trừng
trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa; Pháp lệnh ngày 21 tháng 10
năm 1970 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trừng trị các tội xâm phạm tài sản
riêng công dân
1
. Những văn bản này đã phát huy tác dụng rất mạnh mẽ trong
công tác đấu tranh phòng chống tội phạm XPSH trong giai đoạn miền Bắc
xây dựng xã hội chủ nghĩa và sau đó là giai đoạn đầu cả nước thống nhất cùng
đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Tuy nhiên, trước đòi hỏi của tình hình thực tiễn, những Sắc luật, Sắc
lệnh, Pháp lệnh cũ đã có nhiều vấn đề không còn phù hợp nữa; để tăng cường
công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong giai đoạn mới, phát huy tác
dụng tích cực hơn nữa trong việc bảo vệ những thành quả của Cách mạng,
bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã
hội, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, ngày 27 tháng 6 năm
1985, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Bộ
luật hình sự, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1986. Đây là Bộ
luật đầu tiên của nước ta, trên cơ sở kế thừa và phát huy truyền thống lập pháp
hình sự của nhà nước Việt Nam kể từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945,
dự kiến diễn biến tình hình tội phạm trong thời gian tới. Bộ luật hình sự 1985
đã dành 2 chương để quy định về các tội xâm phạm tài sản, bao gồm: Chương
1
Tập Hệ thống hoá luật lệ về hình sự, Toà án nhân dân tối cao, 1975.
10
IV quy định về các tội XPSH xã hội chủ nghĩa và Chương VI quy định về các
tội XPSH của công dân. Trong đó, các tội phạm XPSH có tính chiếm đoạt
quy định ở hai chương này có sự khác nhau:
Đối với các tội XPSH xã hội chủ nghĩa có tính chiếm đoạt, bao gồm có

8 tội: cướp tài sản XHCN (điều 129); Cưỡng đoạt tài sản XHCN (điều 130);
cướp giật hoặc công nhiên chiếm đoạt tài sản XHCN (điều 131); trộm cắp tài
sản XHCN (điều132); tham ô tài sản XHCN (điều 133); lừa đảo chiếm đoạt
tài sản XHCN (điều134); lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản XHCN (điều
135).
Đối với các tội xâm phạm tài sản của công dân có tính chiếm đoạt, bao
gồm có 9 tội: Cướp tài sản của công dân(điều 151); Bắt cóc nhằm chiếm đoạt
tài sản của công dân (điều 152); cưỡng đoạt tài sản của công dân (điều 153);
cướp giật hoặc công nhiên chiếm đoạt tài sản của công dân(điều 154); trộm
cắp tài sản của công dân(điều 155); lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt
tài sản của công dân(điều 156); lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân (điều
157); lạm dụng tín nhiếm chiếm đoạt tài sản của công dân(điều 158).
Bộ luật hình sự năm 1985 mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung 4 lần (tháng
12/1989, tháng 8/1991, tháng12/1992, và tháng 5 năm 1997) nhưng vẫn còn
những điểm bất cập, cần được sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng đầy đủ yêu cầu
đấu tranh phòng, chống tội phạm trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị
trường. Trên tinh thần kế thừa và đổi mới, Nhà nước ta thực hiện việc sửa đổi,
bổ sung khá toàn diện Bộ luật hình sự năm 1985. Vì thế, Bộ luật hình sự năm
1999 được coi là Bộ luật hình sự mới của Nhà nước ta.
Trong Bộ luật hình sự 1999, các tội XPSH được quy định tại chương
XIV (từ điều 133 đến điều 145), trong đó, các tội XPSH có tính chiếm đoạt
(có 8 tội), bao gồm:
+ Tội cướp tài sản (Điều 133);
+ Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 134);
+ Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 135);
11
+ Tội cướp giật tài sản (Điều 136);
+ Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 137);
+ Tội trộm cắp tài sản (Điều 138);
+ Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139);

+ Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 140).
Trong nhóm tội phạm này, mặc dù có nhiều tội danh khác nhau, nhưng
chúng đều có một đặc điểm chung, đó là luôn luôn có hành vi chiếm đoạt. Bởi
vậy, để đảm bảo tính thống nhất trong quá trình nghiên cứu, trước hết, chúng
ta cần làm sáng tỏ khái niệm “chiếm đoạt”.
Nghiên cứu khái niệm chiếm đoạt, chúng ta có thể thấy các dấu hiệu
sau:
+ Hành vi chiếm đoạt xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản.
+ Bản chất của hành vi chiếm đoạt thể hiện ở chỗ, kẻ phạm tội cố ý
chiếm lấy, không hoàn trả lại tài sản của người khác (của nhà nước, của công
dân) biến tài sản đó thành tài sản của mình hoặc chuyển giao cho người khác.
Theo đó, về phương diện khách quan hành vi chiếm đoạt có các đặc
điểm sau:
+ Tính bất hợp pháp.
+ Không hoàn trả lại.
+ Biến tài sản chiếm đoạt được thành tài sản của mình hoặc của người
khác.
+ Gây thiệt hại cho chủ sở hữu.
+ Hình thức chiếm đoạt được quy định cụ thể tương ứng trong từng
điều luật như: cướp, cướp giật, trộm cắp tài sản, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản....
Chiếm đoạt bao giờ cũng là bất hợp pháp, tức là kẻ phạm tội không có
cơ sở pháp lý để lấy tài sản của người khác. Sau khi chiếm đoạt được tài sản,
kẻ phạm tội biến tài sản đó thành tài sản của mình hoặc chuyển cho người
khác. Hành vi chiếm đoạt làm cho chủ tài sản mất khả năng thực hiện quyền
12
chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản. Hành vi chiếm đoạt dù thực
hiện bằng hình thức nào đều gây ra thiệt hại vật chất cho chủ sở hữu, thiệt hại
đó biểu hiện dưới dạng mất mát, hao mòn, hao hụt, làm giảm bớt giá trị...Vì
vậy, gây thiệt hại là dấu hiệu đặc trưng của hành vi chiếm đoạt, do đó, hành vi

chiếm đoạt được coi là hoàn thành khi gây ra thiệt hại vật chất. Tuy nhiên,
trong một số trường hợp chiếm đoạt tuy chưa gây ra thiệt hại vật chất nhưng
cũng được coi là hoàn thành (như tội cướp, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài
sản...).
+ Hành vi chiếm đoạt bao giờ cũng được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp,
tức là kẻ phạm tội nhận thức được hành vi của mình là trái pháp luật, nhưng
vì động cơ vụ lợi mà lấy tài sản của người khác, ở đây có thể thấy động cơ và
mục đích vụ lợi là dấu hiệu đặc trưng của hành vi chiếm đoạt.
Từ những vấn đề đã nêu ở trên, có thể nêu lên khái niệm chiếm đoạt
như sau: Chiếm đoạt là chiếm lấy không hoàn lại một cách trái phép tài sản
của người khác và biến nó thành của mình hoặc chuyển cho người khác bằng
hình thức khác nhau quy định trong luật với mục đích vụ lợi.
Từ những vấn đề trên có thể xác định các dấu hiệu pháp lý của các tội
XPSH có tính chiếm đoạt như sau:
- Về khách thể của các tội phạm. Các tội phạm XPSH nói chung và tội
phạm XPSH có tính chất chiếm đoạt xâm phạm quyền sở hữu đối với tài sản.
Xâm phạm quyền sở hữu đối với tài sản là làm mất đi quyền chiếm
hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt đối với tài sản. Tuỳ theo từng tội phạm
cụ thể mà tội phạm đó có thể làm mất đi cả ba hoặc một trong những quyền
năng nói trên.
Đối tượng tác động của các tội phạm là tài sản. Tài sản nói trong điều
luật là những tài sản thông thường có giá trị và giá trị sử dụng đảm bảo cho
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng như đảm bảo cho cuộc sống lao
động bình thường của mọi công dân trong xã hội.
13
Tài sản xã hội chủ nghĩa trong trường hợp bị xâm hại là tình tiết tăng
nặng trách nhiệm hình sự khi quyết định hình phạt(điểm i - khoản 1 - điều 48
Bộ luật hình sự). Tài sản đó bao gồm các tài sản thuộc sở hữu toàn dân, sở
hữu tập thể, những tài sản đang tạm thời thuộc sự quản lý của cơ quan nhà
nước, xí nghiệp quốc doanh, các hợp tác xã, các tổ chức xã hội khác.

Tài sản công dân bao gồm những tài sản thuộc thu nhập hợp pháp, của
cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác
trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác.
Tài sản được thể hiện dưới ba hình thức: Vật, tiền và những giấy tờ có
giá trị như hoá đơn lĩnh hàng.v.v...
Khi xâm phạm vào quyền sở hữu đối với tài sản, người phạm tội có thể
xâm phạm vào các quan hệ xã hội khác được luật hình sự bảo vệ. Trong
trường hợp này, tuỳ theo từng tình tiết cụ thể mà có thể truy cứu trách nhiệm
hình sự thêm về các tội khác nữa.
Ví dụ: Nếu có hành vi giết người cướp của thì truy cứu trách nhiệm
hình sự theo tội giết người (điều 93) và tội cướp tài sản.
- Về mặt khách quan của các tội phạm XPSH có tính chiếm đoạt.
Hành vi khách quan của các tội XPSH có tính chiếm đoạt được thể hiện
bằng hành vi chiếm đoạt tài sản: Người phạm tội cố ý chuyển dịch một cách
trái pháp luật tài sản đang thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác thành tài sản
“của mình”... Hành vi chiếm đoạt bao giờ cũng thể hiện bằng hành động tích
cực, cụ thể và luôn là cố ý trực tiếp: mong muốn biến tài sản của người khác
thành tài sản của mình.
Về dấu hiệu hậu quả của các tội phạm. Lần đầu tiên trong Bộ luật hình
sự nước ta đã định lượng giá trị tài sản bị xâm hại tuỳ theo tính chất từng tội
phạm - giá trị tài sản bị xâm hại là dấu hiệu định tội (có tội hoặc không có tội)
trở thành căn cứ xác định tính chất từng tội phạm và quy định các khung hình
phạt.
14
Tuy nhiên, chúng ta nhận thấy một số tội phạm có tính chất nguy hiểm
cho xã hội cao, các điều luật không quy định mức khởi điểm của giá trị tài sản
để xử lý hình sự, chỉ quy định giá trị tài sản ở những cấu thành tăng nặng.
Những tội phạm có tính chất nguy hiểm cho xã hội khác nhau, mức “khởi
điểm” giá trị tài sản để xử lý hình sự cũng khác nhau.
Các dấu hiệu khác trong mặt khách quan của tội phạm như công cụ,

phương tiện, thời gian, địa điểm.v.v... không phải là dấu hiệu bắt buộc trừ
trường hợp luật định ỏ những cấu thành tội phạm tăng nặng hoặc giảm nhẹ.
- Về mặt chủ quan, các tội phạm XPSH có tính chiếm đoạt luôn luôn
thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích và động cơ là vụ lợi nhưng không
phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm.
- Chủ thể của các tội phạm XPSH có tính chiếm đoạt: Các tội phạm đều
do các chủ thể có đủ năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện, đạt độ tuổi do
luật định.
Từ sự phân tích trên, có thể hiểu tội phạm XPSH có tính chiếm đoạt
như sau: Các tội phạm XPSH có tính chiếm đoạt là những hành vi có lỗi, gây
thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu bằng việc chiếm đoạt và
(do vậy) trong cấu thành tội phạm của những tội này có dấu hiệu chiếm đoạt.
Nhìn chung, tội phạm XPSH ở các KCN cũng mang đầy đủ những nét
đặc trưng của tội phạm XPSH nói chung, tuy nhiên cũng có một số điểm cần
phân biệt như sau:
+ Khách thể của tội phạm: cũng là các quan hệ sở hữu được Luật hình
sự bảo vệ, đối tượng tác động của tội phạm là tài sản trong các KCN, có thể là
tài sản của nhà nước, cũng có thể là tài sản của người nước ngoài, của công
dân Việt Nam. Những tài sản này có thể là các loại máy móc thiết bị, cơ sở hạ
tầng, nguyên liệu hoặc sản phẩm đã thành phẩm của các doanh nghiệp. Cũng
có một số trường hợp, đối tượng của hành vi chiếm đoạt là những tài sản
thông thường của công dân như tiền bạc, phương tiện đi lại... (đây là những
trường hợp mà đối tượng lợi dụng điều kiện thuận lợi ở các KCN để phạm tội
15
như điều nạn nhân đến KCN để cướp; khống chế, đe doạ chủ tài sản để cướp,
cưỡng đoạt...).
+ Mặt khách quan của tội phạm cũng là hành vi chiếm đoạt và thực
hiện bằng hình thức hành động tích cực. Tuy nhiên, địa điểm xảy ra tội phạm
phải luôn luôn là trong địa bàn các KCN.
+ Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của các tội phạm XPSH tại các KCN là những người có đủ
điều kiện chung của chủ thể. Trong những trường hợp tài sản bị chiếm đoạt là
các loại phương tiện máy móc, thiết bị hoặc các sản phẩm thành phẩm... thì
phải hết sức lưu ý đến những người đang hoặc đã từng làm việc trong các
doanh nghiệp đó, có thể có sự câu kết với các đối tượng khác ngoài xã hội để
phạm tội.
+ Mặt chủ quan của tội phạm: Thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp với động
cơ và mục đích vụ lợi.
1.2. Nhận thức về hoạt động điều tra tội phạm XPSH xảy ra tại các
KCN
1.2.1. Những vấn đề cần chứng minh trong điều tra vụ án XPSH tại
các KCN
Trong tố tụng hình sự, trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ
quan tiến hành tố tụng. Quá trình chứng minh tội phạm là quá trình tiến hành
những biện pháp điều tra theo quy định của pháp luật nhằm phát hiện, thu
thập, bảo quản, kiểm tra , đánh giá và sử dụng chứng cứ chứng minh tội
phạm. CQĐT, Viện kiểm sát và Tòa án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp
để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm
rõ những chứng cứ xác định có tội và những chứng cứ xác định vô tội, những
tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can,
bị cáo.
2

2
Theo Bộ luật Tố tụng hình sự nước CHXHCN Việt Nam, năm 2003, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm
2003, Điều 10.
16
Những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự là hệ thống các tình
tiết của vụ án mà cơ quan tiến hành tố tụng cần phải làm rõ để giải quyết vụ
án theo đúng quy định của pháp luật.

Căn cứ các quy định tại chương XIV từ điều 133 đến điều 140 về các
tội phạm XPSH có tính chiếm đoạt của Bộ luật Hình sự và quy định tại điều
63 Bộ luật TTHS và đặc điểm hình sự của các tội phạm XPSH, trong giai
đoạn khởi tố, điều tra các vụ án này, CQĐT và Viện kiểm sát có trách nhiệm
phải chứng minh, làm rõ những vấn đề sau đây:
- Có tội phạm XPSH xảy ra hay không, thời gian, địa điểm xảy ra tội
phạm.
Để chứng minh có tội phạm XPSH xảy ra hay không, CQĐT phải
chứng minh được hành vi đã xảy ra có đủ dấu hiệu và yếu tố cấu thành một
trong các tội phạm XPSH hay không. Cụ thể phải làm rõ những nội dung sau:
+ Sự việc mất tài sản như tin báo có xảy ra trên thực tế hay không? nếu
có thì ai là người bị mất, tài sản bị mất là gì? Đây là vấn đề đầu tiên cần phải
làm rõ, vì trên thực tế không ít người không mất tài sản nhưng vẫn trình báo
với cơ quan Công an là bị mất tài sản, hoặc thực tế mất ít nhưng lại trình báo
mất nhiều. Cũng có nhiều trường hợp, đối tượng đem tiền đánh bạc, tiêu xài...
rồi báo tin là bị cướp, trộm... nhằm che mắt người thân. Thực tế còn cho thấy,
có cả trường hợp chủ tài sản bỏ quên tài sản ở đâu đó, khi có nhu cầu sử dụng
nhưng không tìm thấy nên đến trình báo với cơ quan Công an là bị mất. Trong
trường hợp này không ít người thậm chí còn chỉ đích danh “kẻ chiếm đoạt” là
một người nào đó.
+ Tài sản bị mất là gì (tiền bạc, xe máy, xe đạp, tivi, thiết bị máy móc,
nguyên liệu, sản phẩm thành phẩm...) tài sản thuộc loại quý hiếm (như vàng,
bạc, kim cương...) hay loại thông dụng (như áo quần, tre, gỗ...); thuộc loại
gọn nhẹ hay cồng kềnh...Điều này không chỉ phục vụ cho các yêu cầu điều
tra, truy tìm tài sản, mà ở giai đoạn điều tra ban đầu nó có ý nghĩa quyết định
trong việc xác định có tội phạm hay không có tội phạm xảy ra.
17
+ Hoàn cảnh, lý do mất tài sản.
Dấu hiệu đặc trưng trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm
XPSH có tính chiếm đoạt đó là có hành vi chiếm đoạt xảy ra hay không, nên

các cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền phải làm rõ, xác định thời gian,
địa điểm và hoàn cảnh xảy ra tội phạm, nếu có hành vi chiếm đoạt một cách
bất hợp pháp thì mới thoã mãn dấu hiệu hành vi khách quan của các tội phạm
XPSH có tính chiếm đoạt.
Ngoài ra, cũng cần làm rõ những tình tiết khác như số lượng, chủng
loại tài sản bị chiếm đoạt; người, nơi đang cất giữ tài sản bị chiếm đoạt; nếu
người phạm tội đã bán, trao đổi thì nơi tiêu thụ ở đâu, phương thức tiêu thụ và
người tiêu thụ, nếu người phạm tội cho, tặng thì ai là người nhận, .v.v...Trong
đó cần phải xác định ngày, tháng, năm xảy ra vụ án; thời gian xảy ra vụ án
(ban ngày hay ban đêm, vào lúc mấy giờ...). Nếu vụ án xảy ra tại các công ty,
doanh nghiệp thì phải xác định công ty doanh nghiệp đó là gì? ở KCN nào? ở
Khu phố, phường, xã nào? Doanh nghiệp đó thuộc hình thức sở hữu nào, của
nhà nước, của công dân Việt Nam hay của người nước ngoài.v.v.... Khi xác
định thời gian, địa điểm cũng cần xác định những đặc điểm đặc trưng của
không gian, thời gian khi xảy ra vụ án như đặc điểm thời tiết, đặc điểm KCN,
khu phố, xóm, làng,.v.v...
- Ai là người thực hiện hành vi chiếm đoạt, năng lực trách nhiệm hình
sự của người đó.
Trong quá trình điều tra, cần chứng minh làm rõ ai là người đã thực
hiện hành vi chiếm đoạt ? có đồng phạm hay không? Nếu có đồng phạm, cần
chứng minh làm rõ vai trò, vị trí của từng bị can trong vụ án. Đặc biệt chú ý
làm rõ đặc điểm nhân thân của từng bị can trong vụ án. Khi đánh giá vai trò,
vị trí của từng bị can trong vụ án, cần căn cứ vào nội dung của sự bàn bạc,
thoả thuận và hành vi cụ thể của từng bị can trong quá trình gây án. Đối với
những vụ án do đối tượng có tiền án, tiền sự gây ra cần phải lấy trích lục tiền
án, tiền sự thật đầy đủ để đưa vào hồ sơ vụ án.
18
Đặc biệt lưu ý khi điều tra các tội phạm như công nhiên chiếm đoạt tài
sản, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản thì việc xác định ai là người đã thực hiện hành vi phạm tội thường

được tiến hành cùng với việc xác định có tội phạm xảy ra hay không, nhất là
khi tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới năm trăm nghìn đồng. Trong những
trường hợp này, cơ quan điều tra phải thu thập tài liệu, chứng cứ để xác định
người thực hiện hành vi chiếm đoạt đã bị xử lý hành chính về hành vi chiếm
đoạt tài sản hay chưa, nếu đã bị xử lý thì đã được xoá quyết định đó chưa,
hoặc người đó đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản hay chưa? nếu đã bị kết
án thì đã được xoá án tích hay chưa hoặc hành vi đó có gây hậu quả nghiêm
trọng không? Trong những trường hợp không có những tình tiết này thì cần
phải xác định trước đó đối tượng đã thực hiện hành vi công nhiên, trộm cắp,
lừa đảo, lạm dụng lần nào chưa, nếu có thì phải xác định số lần và mỗi lần
chiếm đoạt tài sản với giá trị là bao nhiêu. Cần lưu ý trong các trường hợp này
những lần chiếm đoạt trước đó đều chưa bị phát hiện nên chỉ có thể kết luận
có tộ phạm xảy ra sau khi xác định chính xác giá trị tài sản bằng cách cộng
tổng giá trị tài sản chiếm đoạt, nếu từ năm trăm nghìn đồng trở lên.
Khi đã xác định được người đã thực hiện hành vi chiếm đoạt, phải điều
tra làm rõ người đó có đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự hay không hoặc có bị
tâm thần không. Thông thường ít có người nào giả vờ bị bệnh tâm thần để
trốn tránh trách nhiệm hình sự đối với một vụ chiếm đoạt tài sản bình thường.
Tuy nhiên, việc xác định chính xác tuổi của một người nào đó là một điều
không đơn giản. Thực tế cho thấy, ở các vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải
đảo..., nhiều nơi người dân chưa có thói quen làm giấy khai sinh cho con.
Nhiều người lớn lên mà không biết ngày, tháng, năm sinh của mình. Đây là
điều đặc biệt quan trọng khi người thực hiện hành vi nguy hiểm nói chung và
người thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở vào khoảng từ 14 đến 16 tuổi.
Đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, không bị tâm thần, người có hành vị
chiếm đoạt tài sản như đã nói ở trên là người phạm tội.
19
- Các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, những đặc
điểm về nhân thân của bị can.
Đối với vấn đề này, trong quá trình điều tra, cần làm rõ tính tổ chức,

tính chuyên nghiệp của tội phạm đã xảy ra. Bị can phạm tội lần đầu hay tái
phạm, tái phạm nguy hiểm; có tự nguyện bồi thường thiệt hại cho người bị hại
và khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra hay không? có bị
người khác ép buộc, đe doạ hay cưỡng bức? Có bị mắc các bệnh làm hạn chế
khả năng nhận thức không? mức sồng và điều kiện sống của bị can ở các
khoảng thời gian trước, trong thời điểm gây án? bị can có phải là người già,
phụ nữ có thai hay không? có thành khẩn khai báo và có trách nhiệm trong
việc phát hiện làm rõ tội phạm, lập công chuộc tội? Trước đây có thành tích gì
xuất sắc trong học tập, chiến đấu và công tác? Có gây ra hậu quả gì nghiêm
trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng? Để xác định chính xác những
tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ cũng cần thu thập thêm các tài liệu về nhân thân
của người phạm tội.
+ Theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Bộ luật Hình sự thì những trường
hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:
“a) Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố
ý, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt
nghiêm trọng do cố ý
b) Đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý”.
+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm:
Thủ đoạn xảo quyệt là những thủ đoạn có tính tinh vi hoặc gian dối
cao, giúp kẻ phạm tội dễ dàng tiếp cận và chiếm đoạt được tài sản như: Dùng
các phương tiện ký thuật tinh vi để thực hiện hành vi phạm tội,...
Thủ đoạn nguy hiểm là những thủ đoạn có tính chất huỷ hoại như tháo
trộm các chi tiết quan trọng của thiết bị máy móc, dỡ mái nhà để vào lấy tài
sản trong mùa mưa bão, dùng xe ôtô kéo đổ cửa để vào lấy tài sản,.v.v...
20
+ Hành hung để tẩu thoát: Là trường hợp người phạm tội đã có hành vi
dùng sức mạnh chống trả lại việc bắt giữ để tẩu thoát, việc chống trả này
không đòi hỏi có gây thương tích đáng kể hay không; mục đích của việc
chống trả này là nhằm để tẩu thoát, nếu nhằm để giữ bằng được tài sản vừa

cướp giật, công nhiêm chiếm đoạt hoặc trộm cắp được thì trường hợp này có
sự chuyển hoá thành tội cướp tài sản.
- Tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.
Thiệt hại trong các vụ án XPSH có tính chiếm đoạt trước hết là tài sản
bị chiếm đoạt. Chứng minh làm rõ số lượng, chủng loại, giá trị, đặc điểm,
nguồn gốc của những tài sản bị chiếm đoạt là căn cứ để xác định có vụ án
chiếm đoạt tài sản xảy ra hay không, mức độ thiệt hại và mức độ nguy hiểm
của hành vi phạm tội, đối với các vụ án công nhiên chiếm đoạt tài sản, trộm
cắp, lừa đảo, lạm dụng thì việc xác định mức tài sản bị chiếm đoạt là dưới hay
từ năm trăm nghìn đồng trở lên nhiều khi lại là căn cứ hết sức quan trọng để
quyết định có khởi tố vụ án hình sự hay không; Đối với các vụ án cướp, bắt
cóc nhằm chiếm đoạt tài sản thì cần thiết phải xác định những thiệt hại về tính
mạng, sức khoẻ của những người là nạn nhân của vụ án; việc xác định các
thiệt hại khác như thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng của những người trong gia
đình, những người tham gia đuổi bắt người phạm tội, các tài sản đã bị người
phạm tội phá dỡ, làm hư hỏng trong quá trình thực hiện tội phạm hoặc khi
chạy trốn cũng cần được xác định một cách cụ thể để làm cơ sở cho việc định
khung hình phạt cũng như trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bị can, bị cáo
sau này.
Làm rõ được những vấn đề trên một cách chi tiết, toàn diện là thực hiện
tốt yêu cầu của pháp luật đối với công tác điều tra vụ án hình sự nói chung và
đối với vụ án chiếm đoạt tài sản nói riêng.
Tuy nhiên, trong quá trình tiến hành các hoạt động điều tra nhằm xác
định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội luôn có nhiều vấn đề cần
được làm rõ. Vì vậy, để có thể đạt được hiệu quả cao khi điều tra các vụ án
21
chiếm đoạt tài sản thì ngay ở những hoạt động điều tra ban đầu, cơ quan tiến
hành tố tụng và người tiến hành tố tụng có thẩm quyền cần xác định đúng, đủ
những vấn đề cần chứng minh trong vụ án XPSH cụ thể và các giải pháp giải
quyết tình huống điều tra cụ thể.

Khi nghiên cứu thực tiễn tổ chức hoạt động điều tra tại Công an thành
phố Hồ Chí Minh, thấy rằng: Việc xác định những vấn đề cần phải chứng
minh trong vụ án hình sự nói chung, vụ án XPSH có tính chiếm đoạt tại các
KCN nói riêng, nhiều điều tra viên còn rất lúng túng, đưa ra những vấn đề cần
phải chứng minh không trọng tâm, trọng điểm. Điều đó đòi hỏi người tổ chức,
chỉ đạo (thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra) phải có định hướng rõ
nét, xác định tổng thể những vấn đề cần chứng minh, trong đó vấn đề nào cần
chứng minh trước, chứng minh kịp thời. Có như vậy, mới có cơ sở để quyết
định biện pháp điều tra phù hợp, có căn cứ để ra quyết định tố tụng chính xác.
Thực tiễn cho thấy nhiều điều tra viên có tình trạng làm việc theo kinh
nghiệm, việc phát sinh đến đâu thì giải quyết đến đó, cần chứng minh vấn đề
gì thì tiến hành điều tra, thu thập chứng cứ đó. Có một số vụ án lập kế hoạch
điều tra rất sơ sài, thậm chí không lập kế hoạch điều tra trước khi tiến hành
các hoạt động điều tra vì họ chủ quan cho rằng làm như vậy cũng giải quyết
được vụ án đúng người, đúng tội và không có oan ,sai.
Nếu xem xét nguyên nhân của tình trạng trên thì nhiều, có cả nguyên
nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Nhưng nguyên nhân cơ bản thuộc
về chủ quan, đó là lề lối làm việc của điều tra viên theo kinh nghiệm là chủ
yếu. Mặt khác, những điều tra viên đó chưa nắm vững lý luận của khoa học
ĐTHS cũng như những quy định của pháp luật tố tựng hình sự: Khi tiến hành
điều tra vụ án hình sự nói chung, vụ án XPSH có tính chiếm đoạt ở các KCN
nói riêng, phải xác đinh trước những vấn đề cần phải chứng minh, từ đó đưa
ra phương hướng điều tra thích hợp. Điều đó vừa đảm bảo cho hoạt động điều
tra được đúng hướng, tiết kiệm được sức lực, thời gian trong quá trình giải
quyết vụ án hình sự.
22
Chương I
NHẬN THỨC CHUNG VỀ TỘI PHẠM HỌC
1. Khái niệm, đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ, mối quan hệ giữa
tội phạm học và các môn khoa học khác.

1.1 Khái niệm.
Để đáp ứng nhu cầu nhận thức và cải tạo thế giới phục vụ lợi ích xã
hội, loài người đã không ngừng tìm tòi nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên và
xã hội. Điều đó là cơ sở nảy sinh và phát triển nhiều ngành khoa học khác
nhau.
Đã từ lâu, vấn đề đấu tranh ngăn chặn tiến tới làm giảm và loại trừ tội
phạm đã trở thành một trong những mối quan tâm chú ý của các Nhà nước
dưới mọi chế độ chế độ xã hội khác nhau. Để đấu tranh có hiệu quả đối với
các loại tội phạm – hiện tượng xã hội tiêu cực và phức tạp, đòi hỏi con người
cần phải không ngừng nghiên cứu để nhận thức đầy đủ về hiện tượng này. Tội
phạm là gì? Nó được hình thành phát triểnvà tồn tại theo những quy luật nào?
Để đấu tranh với nó cần phải tiến hành bằng những phương pháp tác động ra
sao?...Công việc đó được tiến hành gắn liền với thực tế đấu tranh chống tội
phạm ở mỗi quốc gia, qua mỗi giai đoạn phát triển của xã hội. Kết quả của
quá trình đó đem laị cho loài người những tri thức phong phú cần thiết về hiện
tượng tội phạm và những kinh nghiệm quý báu trong đấu tranh chống tội
phạm.
Những tri thức và kinh nghiệm về tội phạm và phương pháp phòng
chống tội phạm ngày càng được tích luỹ đầy đủ. Bước đầu được phản ánh tản
mạn riêng lẻ, sau đó được đúc rút hệ thống lại và được nghiên cứu tỉ mỉ sâu
sắc hơn trong các tài liệu chuyên khảo của các ngành khoa học pháp lý, khoa
học xã hội. Trong điều kiện các lĩnh vực khoa học phát triển, mạnh mẽ theo
hướng chuyên sâu, vấn đề nghiên cứu về tội phạm và biện pháp đấu tranh
chống tội phạm được nâng lên và tách riêng thành bộ môn khoa học độc lập
chuyên nghiên cứu về những quy luật hình thành, phát sinh phát triển của tội
23
phạm cùng với các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn nhằm loại bỏ và hạn chế
sự tác động của hiện tượng này. Như vậy, ngành khoa học nghiên cứu về tội
phạm đã ra đời và phát triển.
Xem xét về thuật ngữ, các nhà nghiên cứu thấy rằng: “Tội phạm học”

là một cụm từ ghép bao gồm: Crimin: tội phạm (theo ngôn ngữ la tinh) và
Logos có nghĩa là: Học thuyết hoặc khoa học (theo tiếng Hy Lạp). Vậy tội
phạm học có nghĩa là “học thuyết về tội phạm” hay “khoa học nghiên cứu về
tội phạm”. Tuy nhiên, nếu nói là “nghiên cứu về tội phạm” thì nhiều ngành
khoa học nghiên cứu về vấn đề này, như: khoa học luật hình sự, khoa học luật
tố tụng hình sự, Điều tra hình sự, tâm lý học, xã hội học…Vì vậy, cá nhà
nghiên cứu tội phạm học xác định phạm vi nghiên cứu của tội phạm học được
giới hạn bởi đối tượng nghiên cứu chủ yếu của nó là:
- Tình trạng tội phạm.
- Nguyên nhân, điều kiện của tội phạm.
- Nhân thân người phạm tội
- Biện pháp phòng ngừa tội phạm.
Trên cơ sở đó, có thể nêu khái niệm về Tội phạm hộc như sau:
Tội phạm học là ngành khoa học, nghiên cứu về tội Tình trạng tội
phạm, nguyên nhân và điều kiện phát sinh phát triển của tình trạng tội phạm
và các loại tội phạm cụ thể, nghiên cứu nhân thân người phạm tội và các biện
pháp phòng ngừa ngăn chặn nhằm hạn chế, tiến tới loại trừ tội phạm ra khỏi
đời sống xã hội.
Trong điều kiện phát triển của sự nghiệp cách mạng hiện nay ở nước
ta, Đảng và Nhà nước đã xác định vị trí quan trọng đặc biệt của công cuộc
bảo vệ vững chắc nền an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, đấu tranh
kiên quyết và triệt để chống các loại tội phạm hình sự. Điều đó đang đặt ra
những nhiệm vụ nặng nề cho các nhà nghiên cứu và cán bộ thực tế trong
nghiên cứu tội phạm, xây dựng phương pháp đấu tranh ngăn chặn một cách
có hiệu quả với chúng. Nghiên cứu và phát triển hoàn thiện khoa học tội
24
phạm là vấn đề có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp đấu tranh chống các loại tội
phạm hình sự, giữ vững an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
1.2 Đối tượng nghiên cứu của Tội phạm học.
Mỗi ngành khoa học có đối tượng nghiên cứu riêng của mình. Đó là

những quy luật tác động trong lĩnh vực mà ngành khoa học đó cần nghiên
cứu. Tội phạm học với tư cách là môn khoa học độc lập, vì vậy cũng có đối
tượng nghiên cứu riêng. Đó là những sự vật hiện tượng liên quan đến hoạt
động tội phạm và phòng ngừa tội phạm.
Trong các tài liệu Tội phạm học của nhiều nước trên thế giới đã được
xác định và phân loại thành những nhóm đối tương nghiên cứu như: nghiên
cứu tội phạm là hiện tượng của xã hội; nguyên nhân, điều kiện phạm tội, nhân
thân người phạm tội và phòng ngừa tội phạm. Có thể xác nhận rằng việc định
ra đối tượng nghiên cứu của tội phạm như vậy là đúng đắn, bởi vì điều đó
phản ánh được khái quát nội dung nghiên cứu của vấn đề về tội phạm theo
một trình tự hệ thống bao hàm được đầy đủ những vấn đề phản ánh quy luật
hoạt động nhận thức về hiện tượng tội phạm, từ việc xác định khái niệm tội
phạm, phạm vi tình trạng, cấu trúc tội phạm và diễn biến của nó, đến việc đi
sâu nghiên cứu nguyên nhân, điều kiên của tình trạng này, cúng như về nhân
thân người phạm tội, tất cả điều đó nhằm đến mục đích là nghiên cứu tìm tòi
biện pháp, phương tiện phòng ngừa tội phạm. Cách xác định như trên còn cho
thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa nội dung của các nhóm đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu vấn đề này có tác dụng ảnh hưởng với vấn đề khác trong hệ
thống các đối tượng đã nêu, vì vậy để thấy rằng các nhóm đối tượng nghiên
cứu trên có mối quan hệ chặt chẽ, ảnh hưởng tác động lẫn nhau và không cho
phép người nghiên cứu coi nhẹ đối tượng nghiên cứu nào trong việc nghiên
cứu soạn thảo các vấn đề về Tội phạm học. Trong lý luận Tội phạm học người
ta gọi bốn nhóm đối tượng nghiên cứu đó là bốn bộ phận cấu thành cơ bản
hoặc bốn nhóm hiện tượng xã hội cần phải nghiên nghiên cứu trong khoa học
tội phạm.
25

×