Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

TIỂU LUẬN MÔN TÀI CHÍNH CÔNG Chương trình chi tiêu công cho huyện đảo Lý Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.83 KB, 29 trang )

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đối với mỗi quốc gia, dù theo chế độ chính trị nào, Chính phủ vẫn phải quan tâm đến
tình trạng của ngân sách Nhà nước và đặc biệt là chi tiêu công. Năm 2008 đã khép lại với
khủng hoảng kinh tế không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà hầu hết các nước trên thế giới. Để giải
nguy cho nền kinh tế, chính phủ các nước đã tung ra hàng loạt những gói kích cầu mà nguồn
chi chủ yếu từ ngân sách nhà nước, một trong những khoản mục chi tiêu công của Chính phủ.
Năm 2008, Việt Nam có bội chi ngân sách lên tới con số 8% GDP là rất đáng lưu tâm vì các
năm trước Việt Nam vẫn kiểm soát bội chi ngân sách trong kế hoạch dưới 5% GDP. Vậy,
quyết định chi tiêu công của Chính phủ Việt Nam có hợp lý không? Hiệu quả của các chính
sách trong chương trình chi tiêu của Chính phủ như thế nào? Đây là những vấn đề vẫn đang
còn nhiều ý kiến thảo luận. Nhằm làm rõ hơn tình hình chi tiêu công của Chính phủ Việt Nam
năm 2008, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài “Chương trình chi tiêu công cho huyện
đảo Lý Sơn”. Trên cơ sở số liệu tổng hợp được, nhóm đã tìm hiểu về tình hình chi tiêu công
cho huyện đảo của Chính phủ Việt Nam xoay quanh các vấn đề: nội dung chi tiêu công diễn ra
như thế nào, tập trung chi tiêu cho những vấn đề gì? Hiệu quả của chính sách chi tiêu công của
Chính phủ? Bên cạnh đó, nhóm cũng muốn nêu ra một số giải pháp và định hướng nhằm nâng
cao hiệu quả của chi tiêu công cho huyện đảo.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Đề tài “ Chương trình chi tiêu công cho huyện đảo Lý Sơn” củng đã ghi nhận tìm
hiểu, phân tích, vấn đề quan trọng việc chi tiêu của Nhà nước để phân bổ nguồn lực, phân
phối lại thu nhập. Từ đó rút ra và đi vào phân tích sâu hiệu quả của việc chi tiêu đó để
phát triển nền kinh tế vĩ mô.
3. Nguồn số liệu
Sử dụng nguồn số liệu thứ cấp.
4. Phương pháp nghiên cứu
Bằng việc thu cấp sô liệu sơ cấp, thứ cấp, từ sách, báo, mạng Internet….sử dụng
phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá số liệu qua các năm, các lí do đưa ra, từ đó
mà rút ra đươc hiệu quả của việc chi tiêu công cho chương trình huyện đảo Lý Sơn.
5. Kết quả nghiên cứu
- Tổng hợp lại tình hình phát triển huyện đảo Lý Sơn.


- Phân tích hạn chế và khó khăn trong của chương trình chi tiêu công cho huyện đảo
Lý Sơn.
- Đề xuất một số giải pháp giúp phân phối lại nền kinh tế vĩ mô.
6. Bố cục của đề tài
Chương 1: Cái nhìn chung về xuất khẩu của Việt Nam
Chương 2: Thực trạng sản xuất, xuất khẩu cà phê của Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam.
Chương 4: Một số đề xuất, kiến nghị của nhóm
PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI TIÊU CÔNG, HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN
1.1 Khái niệm căn bản
1.1.1 Khái niệm chi tiêu công
Chi tiêu công phản ánh những lựa chọn chính sách của Chính phủ trong việc quyết
định cung cấp những loại hàng hoá, dịch vụ nào; với khối lượng, chất lượng bao nhiêu và
trong thời gian bao lâu. Hiểu rộng hơn, chi tiêu công phản ánh định hướng, chiến lược
phát triển kinh tế- xã hội của Chính phủ trong từng giai đoạn. Nếu tiếp cận từ góc độ này,
hiện tại có 2 cách hiểu khác nhau về chi tiêu công:
o Thứ nhất, hiểu chi tiêu công theo nghĩa hẹp hay còn gọi là chi tiêu Chính
phủ. Khi đó, chi tiêu công là toàn bộ những chi phí cho việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ
thông qua ngân sách công, tức là lượng tiền mà Chính phủ trích ra từ ngân sách để đáp
ứng các khoản chi tiêu này. Ví dụ: Chính phủ trích ngân sách để chi cho giáo dục, quốc
phòng…
o Thứ hai, hiểu chi tiêu công theo nghĩa rộng, tức là phải tính toán toàn bộ
những chi phí phát sinh khi đưa ra bất kỳ quyết định hay chính sách ngân sách nào. Cách
tính này sẽ giúp phản ánh được hết những tác động của một quyết định công đối với toàn
bộ nền kinh tế quốc dân, vì hầu hết các quyết định hay chính sách của Chính phủ đều trực
tiếp hoặc gián tiếp tác động đến chi tiêu của khu vực tư nhân, do vậy sẽ ảnh hưởng đến
sự phân bổ nguồn lực chung của nền kinh tế. Ví dụ: khi chính phủ thông qua quy định
buộc tất cả các doanh nghiệp phải lắp đặt hệ thống xử lý nước thải để bảo vệ môi trường
thì quyết định đó cũng sẽ buộc khu vực tư nhân phải bỏ ra một chi phí đáng kể để chấp

hành quy định của Nhà nước. Hoặc khi Chính phủ ấn định lãi suất ưu đãi cho các DNNN
thì thực chất đây là một hình thức trợ cấp ngầm, nhưng khoản trợ cấp này lại không được
phản ánh trực tiếp qua ngân sách.
Hiểu một cách khái quát nhất, chi tiêu công là tổng hợp các khoản chi của chính
quyền trung ương, chính quyền địa phương; các doanh nghiệp nhà nước và toàn dân khi
cùng trang trải kinh phí cho các hoạt động do Chính phủ quản lý.
Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, Nhà nước đóng vai trò là trung tâm của quá
trình tái phân phối thu nhập trong xã hội. Thông qua các khoản chi tiêu công, Nhà nước
cung ứng lại cho xã hội những khoản thu nhập đã lấy đi của xã hội từ các khoản nộp thuế
bằng cách cung cấp những hàng hoá, dịch vụ công cần thiết mà khu vực tư nhân không
có khả năng cung cấp hoặc cung cấp không hiệu quả. Với cơ chế này, Nhà nước thực
hiện tái phân phối thu nhập của xã hội theo hướng đảm bảo công bằng hơn, khắc phục
những khuyết tật của cơ chế thị trường và đảm bảo kinh tế tăng trưởng ổn định, bền
vững.
1.1.2 Phân loại của chi tiêu công
a. Phân loại theo tính chất
Cách phân loại này được thực hiện dựa trên việc xem xét các khoản chi tiêu công
có thực sự đòi hỏi tiêu hao nguồn lực của nền kinh tế quốc dân hay không. Theo đó, chi
tiêu công được chia thành chi mua sắm hàng hoá, dịch vụ và chi chuyển nhượng.
Chi mua sắm hàng hoá, dịch vụ: Là những khoản chi tiêu đòi hỏi các nguồn lực
của nền kinh tế. Việc khu vực công sử dụng những nguồn lực này sẽ loại bỏ việc sử dụng
chúng vào các khu vực khác. Vì thế, với một tổng nguồn lực có hạn của nền kinh tế, vấn
đề đặt ra là cần phải cân nhắc nên chi tiêu vào đâu sẽ có hiệu quả nhất.
Chi chuyển giao hay chi có tính chất phân phối lại như chi lương hưu, trợ cấp,
phúc lợi xã hội: Những khoản chi tiêu này không thể hiện yêu cầu của khu vực công cộng
đối với các nguồn lực thực của xã hội , vì chúng đơn thuần chỉ là sự chuyển giao từ người
này sang người khác thông qua khâu trung gian là khu vực công. Tuy nhiên, nói như vậy
không có nghĩa chi chuyển giao không gây tổn thất gì cho xã hội.
b. Phần loại theo chức năng
Cách phân loại này thường được sử dụng trong đánh giá phân bổ nguồn lực của

Chính phủ nhằm thực hiện các hoạt động và mục tiêu khác nhau của Chính phủ. Theo
cách phân loại này, chi tiêu công bao gồm:
o Chi thường xuyên: Đây là nhóm chi phát sinh thường xuyên cần thiết cho
hoat động của các đơn vị khu vực công. Chi thường xuyên bao gồm chi lương, chi nghiệp
vụ, chi quản lý các hoạt động.
o Chi đầu tư phát triển: Đây là nhóm chi gắn liền với chức năng phát triển
kinh tế của Nhà nước. Chi đầu tư phát triển gồm có chi xây dựng cơ sở hạ tầng; đầu tư hỗ
trợ các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế có sự quản lý
và điều tiết của Nhà nước; chi hỗ trợ cho các quỹ hỗ trợ tài chính của Nhà nước; chi dự
trữ quốc gia.
c. Phân loại theo quy trình lập ngân sách
Chi tiêu công theo các yếu tố đầu vào: Nhà nước xác lập mức kinh phí cho các
khoản chi tiêu công dựa trên danh sách liệt kê các khoản mua sắm những phương tiện cần
thiết cho hoạt động của các cơ quan, đơn vị. Thông thường có các khoản mục cơ bản sau:
chi mua tài sản cố định, chi mua tài sản lưu động, chi tiền lương và các khoản phụ cấp,
chi bằng tiền khác.
Chi tiêu công theo đầu ra: Kinh phí phân bổ cho một cơ quan, đơn vị không căn cứ
vào các yếu tố đầu vào, mà dựa vào khối lượng công việc đầu ra và kết quả tác động đến
mục tiêu hoạt động của đơn vị.
1.2 Vai trò của chi tiêu công đối với nền kinh tế Việt Nam
Chi tiêu công đóng vai trò quan trọng trong chính sách kinh tế. Hầu hết các khoản
chi của Chinh phủ đều nhằm vào một trong 3 mục tiêu chính, gồm: phân bổ nguồn lực,
phân phối lại thu nhập và ổn định kinh tế vĩ mô. Vì vậy. chi tiêu công có một số vai trò
cơ bản sau:
a. Phân bổ nguồn lực
Một trong những vai trò quan trọng của Chính phủ là can thiệp vào nền kinh tế thị
trường để khắc phục những khuyết tật của thị trường, như độc quyền, hàng hoá công
cộng, ngoại ứng hay thông tin không đối xứng. Tất nhiên, cũng cần phải thấy rằng sự can
thiệp của Chính phủ vào phân bổ nguồn lực không phải là chìa khoá vạn năng để giải
quyết mọi vấn đề. Bởi lẽ, Chính phủ cũng có những hạn chế của mình và mọi chính sách

can thiệp của Chính phủ đều kèm theo chi phí nhất định. Vì thế, nguyên tắc biên đã chỉ ra
một tiêu chuẩn để đánh gía giá trị của các chính sách can thiệp của Chính phủ, đó là các
chính sách đó phải mang lại cho xã hội những lợi ích lớn hơn những chi phí phát sinh mà
xã hội phải gánh chịu.
b. Phân phối lại thu nhập
Đây là một mục tiêu quan trọng đứng sau nhiều chính sách của Chính phủ. Chính
phủ có thể thực hiện mục tiêu này bằng nhiều cách nhưng cách thức trực tiếp thường
dùng nhất là đánh thuế luỹ tiến và chi trợ cấp bằng tiền cho các đối tượng cần thiết. Việc
Chính phủ cung cấp các dịch vụ y tế, giáo dục, nhà ở và các dịch vụ xã hội khác cũng là
những trọng tâm của các chính sách phân phối lại. Ngoài ra, các hoạt động điều tiết như
bảo vệ người tiêu dùng, chống độc quyền, đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh thực
phẩm… cũng mang hàm ý phân phối lại. Tuy nhiên, đứng sau mỗi mức độ phân phối lại
đó đều hàm chứa sự đánh đổi giữa hiệu quả và công bằng, vì nó có liên quan đến những
chi phí nhất định để đảm bảo hoạt động phân phối lại mang tính hiệu quả cao.
c. Ổn định nền kinh tế vĩ mô
Các chính sách chi tiêu của Chính phủ giữ vai trò thiết yếu trong việc đạt được các
mục tiêu kinh tế vĩ mô như cải thiện cán cân thanh toán, nâng cao tốc độ tăng trưởng dài
hạn của nền kinh tế.
Chính sách kinh tế vĩ mô nhằm ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bao gồm
các chính sách tài khoá (thuế và chi tiêu của Chính phủ) và chính sách tiền tệ (mức cung
tiền, lãi suất, tín dụng). Bằng việc sử dụng một cách cẩn thận hai công cụ chính sách này,
Chính phủ có thể tác động tới tổng chi tiêu của xã hội, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tổng
sản lượng, tỷ lệ người lao động có việc làm, mức giá cũng như tỷ lệ lạm phát của nền
kinh tế.
1.3 Vị trí, vai trò của huyện đảo Lý Sơn đối với Việt Nam
1.3.1 Tổng quan về huyện đảo Lý Sơn
Việt Nam có diện tích hơn 330.000 km² bao gồm khoảng 327.480 km² đất liền và
hơn 4.200 km² biển nội thuỷ, có 3.260 km bờ biển của 28 tỉnh; hơn 4.000 hòn đảo, 12
huyện đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, có vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa xác định khoảng trên 1 triệu km² gần gấp ba lần diện tích

đất liền. Tiến ra biển Đông sẽ là con đường phát triển của đất nước ta trong những năm
sắp đến. Việt Nam là quốc gia có 3 mặt giáp biển, đặc biệt trong đó Biển Đông đóng vai
trò sống còn, đây là một trong 6 biển lớn nhất của tế giới, nối hai đại dương là Thái Bình
Dương và Ấn Độ Dương, có 9 quốc gia bao bọc: Việt Nam, Trung Quốc, Philippines,
Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Campuchia. Đây cũng là con đường
chiến lược của giao thương quốc tế, có 5/10 tuyến đường hàng hải lớn nhất của hành tinh
đi qua.
Đảo Lý Sơn nằm trong Quy hoạch phát triển kinh tế đảo Việt Nam đến năm 2020 đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 568/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 với
mục tiêu phát triển của Quy hoạch phát triển kinh tế đảo Việt Nam đến năm 2020 nhằm
phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững kinh tế của hệ thống các đảo để có bước đột phá
về phát triển kinh tế biển, đảo và ven biển của nước ta, đồng thời xây dựng hệ thống đảo
trở thành tuyến phòng thủ vững chắc bảo vệ chủ quyền quốc gia các vùng biển, đảo của
tổ quốc. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về chiến lược biển Việt Nam đến
năm 2020 phải xây dựng cơ bản về kết cấu hạ tầng thiết yếu gồm: Cầu cảng, hệ thống
giao thông, cấp điện, cấp nước, thông tin và hạ tầng xã hội… tạo điều kiện cần thiết để
phát triển kinh tế, kết nối các đảo với đất liền và bảo vệ vững chắc vùng biển của tổ quốc.
1.3.2 Vị trí và vai trò của huyện đảo Lý Sơn đối với Việt Nam.
Với vị trí địa lý đã được nêu ở trên, Lý Sơn được xem là một “lá chắn” chiến lược quan
trọng trong thế trận phòng thủ quốc phòng từ hướng biển Đông.
Huyện đảo Lý Sơn được tách ra từ huyện Bình Sơn của tỉnh Quảng Ngãi vào năm
1993 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Huyện đảo có diện tích tự nhiên gần
10,32 km
2
, gồm đảo Lớn, đảo Bé và hòn Mù Cu. Huyện được chia làm 3 xã: An Vĩnh,
An Hải và An Bình. Hòn đảo là vết tích còn lại của một núi lửa đã tắt từ thời tiền sử,
nhân dân trên đảo sống chủ yếu nhờ vào đánh bắt hải sản và trồng hành, tỏi. Tổng chiều
dài đường bờ biển trên 25km và nằm ở vị trí tiền tiêu cuả Tổ quốc nên đảo Lý Sơn có vị
trí rất quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền an ninh biển đảo, giữ vững toàn vẹn lãnh
thổ đất liền và trên biển.

Lý Sơn là đảo được hình thành từ hoạt động của núi lửa và rạn san hô tạo thành, nên
có nhiều cảnh quan, hang động, bãi biển đẹp… là tiềm năng để phát triển du lịch và du lịch
hệ sinh thái biển. Ngoài ra, Lý Sơn còn có mối liên hệ gần gũi và chặt chẽ với các khu vực
trọng điểm phát triển kinh tế của tỉnh như: Khu kinh tế Dung Quất, thành phố Quảng Ngãi,
khu du lịch Mỹ Khê, khu du lịch Sa Huỳnh… Vì vậy, Lý Sơn có nhiều cơ hội để kết nối,
hình thành tuyến du lịch đặc sắc, thu hút được sự quan tâm của du khách.
Xuất phát từ vị trí địa lý, lịch sử hình thành, tiềm năng phát triển kinh tế truyền thống
và du lịch hiện có, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để khẳng định chủ trương tập trung mọi
nguồn lực, kể cả nguồn lực quốc phòng, xây dựng huyện đảo Lý Sơn mạnh về kinh tế - xã
hội, vững chắc về quốc phòng - an ninh là đúng đắn và rất cần thiết, phù hợp với chiến lược
phát triển kinh tế biển, đảo đến năm 2020.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HUYỆN ĐẢO
LÝ SƠN
2.1 Thực trạng phát triển huyện đảo Lý Sơn
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên của huyện đảo Lý Sơn
a. Tài nguyên đất
 Huyện đảo Lý Sơn hiện nay có 3 loại đất chính là: đất cát bằng ven biển, đất cát
biển, đất nâu đỏ trên đá Bazan
 Hiện trạng sử dụng đất:
o Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 1.032 ha. Trong đó đất sử
dụng được cho nông nghiệp 414 ha, chiếm 40,12%, bình quân đất nông nghiệp là
192m
2
/người. Đất nông nghiệp của Lý Sơn thích hợp nhất cho việc trồng hành, tỏi – là
một trong 4 đặc sản của Tỉnh được xác lập kỷ lục Việt Nam. Ngoài ra, có thể trồng ngô,
đậu xanh, mè, dưa hấu nhưng với quy mô nhỏ chỉ phục vụ cho nhu cầu nhân dân trên
đảo khó có khả năng phát triển thành nông sản hàng hóa.
o Đối với đất lâm nghiệp, hiện có khoảng 165 ha dùng cho việc phát triển
lâm nghiệp, chiếm khoảng 15,99% tổng diện tích của huyện, ngoài ra còn có 28,33 ha đất
đồi núi chưa sử dụng và 67 ha đất núi đá chưa được trồng cây. Trong những năm qua,

huyện đã tích cực chỉ đạo công tác trồng rừng, tuy nhiên đến nay độ che phủ rừng chỉ đạt
19,14%. Công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ cây vẫn còn nhiều yếu kém.
o Nhóm đất chưa sử dụng còn khoảng 212 ha, chiếm 20,54% tổng diện tích
đất tự nhiên toàn huyện, chủ yếu là đất đồi núi trọc, có khả năng phát triển rừng, xây
dựng một số công trình thủy lợi và mở rộng các công trình công cộng, phúc lợi
b. Về dân cư
• Dân số
Dân số toàn huyện năm 2013 có 21.587 người/5.575 hộ gia đình. Mật độ dân số
trung bình của huyện là 2.091 người /km2, được phân bố tại các xã như sau:
o Xã An Vĩnh có: 12.178 người chiếm 56,41%;
o Xã An Hải có: 8.912 người chiếm 41,29%;
o Xã An Bình: 497 người chiếm 2,30%.
Toàn huyện hiện có 5.575 hộ gia đình, trong đó có 4.036 hộ nông lâm nghiệp,
chiếm 72,39%; 1.539 hộ phi nông nghiệp, chiếm 27,6%. Dân số trong lĩnh vực nông
nghiệp là 15.734 người, phi nông nghiệp là 5.928 người, trong đó lao động trong lĩnh vực
nông nghiệp là 9.863 người, phi nông nghiệp là 3.175 người. Người dân ở huyện đảo Lý
Sơn có truyền thống đánh cá lâu đời
• Nguồn nhân lực
Theo số liệu thống kê, năm 2013 thì số người đang làm việc trong các ngành kinh
tế quốc dân là 10.953 người bằng 88,65% số người trong độ tuổi lao động có khả năng
lao động. Nhìn chung cơ cấu lao động bắt đầu có sự chuyển dịch, cụ thể:
o Lao động ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm chủ yếu và giảm từ 80,06%
năm 2005, đến năm 2013 còn 72,62%;
o Lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng chiếm một phần rất nhỏ và
biến động không đều: Năm 2005 chiếm 6,75% tổng số lao động trong các ngành kinh tế
quốc dân của huyện và tăng lên 8,17% cuối năm 2013;
o Lao động dịch vụ tăng tương đối nhanh từ 13,19% năm 2005, đến năm
2013 chiếm khoảng 19,20% tổng số lao động trong các ngành kinh tế quốc dân của
huyện.
Đây là một yếu tố thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện bởi

vấn đề lao động tại chỗ cơ bản được giải quyết. Bình quân hàng năm huyện giải quyết
200 việc làm mới cho lao động và giải quyết việc làm ổn định cho 1729 lao động. Tuy
nhiên, chất lượng nguồn lao động cũng là vấn đề lớn đặt ra với huyện
c. Kinh tế
• Tổng giá trị sản xuất (GTSX) năm 2013
Tổng GTSX (theo giá cố định năm 1994) của huyện đảo Lý Sơn đạt 651.722 triệu
đồng, tăng 17,1% so với năm 2012 và bằng 100,5% kế hoạch năm, trong đó:
+ Nông, lâm và thủy sản 284.777 triệu đồng;
+ Công nghiệp – xây dựng 47.321 triệu đồng;
+ Dịch vụ 319.624 triệu đồng;
Tổng GTSX tính theo giá hiện hành: 1.488,2 tỷ đồng, trong đó:
+ GTSX nông lâm thủy sản: 1.033,8 tỷ đồng
+ GTSX công nghiệp-xây dựng: 134,8 tỷ đồng
+ GTSX thương mại, dịch vụ: 319,6 tỷ đồng
• Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế
Tốc độ tăng trưởng GTSX bình quân giai đoạn 2010-2013 đạt 16,03%, trong đó:
+ Nông lâm và thủy sản tăng 9,7%/năm;
+ Công nghiệp - xây dựng tăng 20,44%/năm;
+ Dịch vụ tăng 21,45 %/năm.
Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt 15,6 triệu đồng/người, tăng 5,2 triệu
đồng so với năm 2010.
• Cơ cấu kinh tế
Nhìn chung do có những đặc thù riêng của mình nên quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của Lý Sơn còn chậm. Ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng 69,47%, trong đó thủy
sản chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm 53,89% vào năm 2013. Ngành nông nghiệp với sản
phẩm cây hành, tỏi. Đến năm 2013 tỷ trọng của ngành trồng trọt và chăn nuôi chiếm
15,58% tổng giá trị sản xuất toàn huyện.
Ngành công nghiệp - xây dựng bước đầu nâng cao tỷ trọng trong cơ cấu chung
nhưng không đáng kể; khối ngành dịch vụ chủ yếu phục vụ dân sinh nên chưa có nhiều
biến động. Phần dịch vụ du lịch, dịch vụ sản xuất vẫn còn chưa phát triển.

Trong các năm qua, cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng tăng tỷ
trọng của ngành nông nghiệp (do ngành thủy sản tăng cao so với tỷ trọng ngành chăn
nuôi và trồng trọt giảm), tỷ trọng ngành thương mại – dịch vụ; giảm tỷ trọng ngành công
nghiệp. Đến năm 2013, tỷ trọng của ngành thủy sản là 53,89 %, chiếm tỷ trọng cao nhất
của nền kinh tế của huyện đảo Lý Sơn.
Bảng 1. Cơ cấu kinh tế đến năm 2013
(Theo thống kê của huyện Lý Sơn năm 2013)
TT Ngành Tỷ lệ Ghi chú
1 Nông lâm nghiệp và thủy sản 69,47%
Trong đó: Thủy sản 53,89 %
Trồng trọt, chăn
nuôi đạt 15,58%
2 Công nghiệp – Xây dựng 9,06 %
3 Dịch vụ 21,47 %
2.1.2 Hiện trạng phát triển nền kinh tế và kết cấu hạ tầng của huyện đảo Lý Sơn
2.1.2.1 Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế
• Ngành nông nghiệp và thủy sản
Đánh bắt thuỷ hải sản và trồng tỏi, hành là những thế mạnh trong nông nghiệp của
huyện. Do vậy, chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng phát triển nhanh ngành thuỷ sản
đã phát huy được lợi thế, đem lại nhiều kết quả tích cực trong việc nâng cao giá trị sản
xuất của ngành nông nghiệp, góp phần chủ yếu vào cải thiện đời sống nhân dân, tăng
nguồn thu ngân sách và giải quyết các vấn đề xã hội. Tuy nhiên, quy mô phát triển chưa
tương xứng với tiềm năng hiện có, sản xuất phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện tự nhiên.
Tăng trưởng GTSX của ngành nông nghiệp, thủy sản trong giai đoạn 2010-2013 bình
quân đạt 9,7%/năm, trong đó Nông nghiệp tăng 7%, thuỷ sản tăng 11,41%/năm;
Số lượng phương tiện đánh bắt hải sản tăng từ 226 phương tiện năm 2000 lên 427
phương tiện năm 2013, với tổng công suất 47.245CV, sản lượng khai thác đến năm 2013
là 37.300 tấn. Tuy nhiên, hầu hết các phương tiện đánh bắt của huyện mới chỉ có công
suất dưới 100CV và thiếu trang thiết bị hiện đại để vươn ra khơi đánh bắt dài ngày trên
biển.

Các dịch vụ hậu cần nghề cá, sơ chế hải sản được duy trì và có bước phát triển
nhất định. Trong giai đoạn vừa qua đã thực hiện 3 dự án sản xuất chế biến nước mắm có
hiệu quả, tác động tích cực đến đầu tư sản xuất nước mắm trong nhân dân, chấm dứt tình
trạng là huyện đảo nhưng phải cung cấp nước mắm từ đất liền.
Hiện nay, ngành thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện,
song trong giai đoạn vừa qua vẫn còn nhiều hạn chế, phát triển chưa đồng bộ, chủ yếu
mới tập trung đẩy mạnh khai thác, đánh bắt hải sản. Các dịch vụ hậu cần nghề cá và chế
biến hải sản phát triển chậm chưa đáp ứng được nhu cầu, riêng lĩnh vực nuôi trồng thủy
hải sản chưa thực hiện được trong khi huyện được đánh giá là có tiềm năng để phát triển.
• Du lịch - dịch vụ - thương mại
Về du lịch: Lý Sơn là huyện có nhiều tiềm năng phát triển dịch vụ du lịch như: Du
lịch nghỉ dưỡng, tắm biển; du lịch sinh thái; ngoài ra trên địa bàn huyện còn một số di
tích lịch sử và các lễ hội dân tộc độc đáo có khả năng thu hút khách du lịch đến tham
quan, tìm hiểu. Gần đây có nhiều du khách đến tham quan, tìm hiểu về văn hóa, lịch sử
Hoàng Sa, Trường Sa và các danh lam thắng cảnh trên địa bàn huyện. Trong năm 2013
có 28.854 lượt khách du lịch đến huyện tham quan. Tuy nhiên, ngành du lịch vẫn chưa
được quan tâm đầu tư đúng mức và chưa phát triển tương xứng với tiềm năng.
Nhìn chung, những năm vừa qua ngành dịch vụ của huyện đảo Lý Sơn vẫn chưa
có điều kiện phát triển, chủ yếu chỉ dừng lại ở mức phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân
dân trên đảo, vì vậy GTSX của ngành thương mại, dịch vụ du lịch chiếm tỷ trọng trong
tổng GTSX đạt thấp. Tốc độ tăng trưởng GTSX bình quân ngành du lịch, thương mại giai
đoạn 2010-2013 đạt mức bình quân 21,45%/năm.
Đến nay, trên địa bàn huyện có trên 811 cơ sở kinh doanh hoạt động trong lĩnh
vực thương mại, dịch vụ với khoảng trên 1.130 lao động; 04 chợ với tổng diện tích đất
xây dựng là 69.200 m2.
Dịch vụ vận tải biển có nhiều tiến bộ với việc hình thành tuyến tàu cao tốc Sa Kỳ -
Lý Sơn (04 chiếc) cùng với các tàu vận tải truyền thống đã từng bước đáp ứng được nhu
cầu đi lại của nhân dân và khách du lịch, tham quan, nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu
khẩn cấp hoặc cấp cứu đưa vào đất liền.
2.1.2.2 Kết cấu hạ tầng

• Về giao thông
Giao thông trên bộ: Nhìn chung, hệ thống đường giao thông của huyện chỉ tập
trung tại khu vực trung tâm huyện lỵ nằm trên đảo lớn. Mặt đường rộng từ 3,5m đến 6,5
m, láng nhựa hoặc bằng bê tông, một số tuyến đường dân sinh vẫn còn là đường đất.
Trong các năm gần đây, được tỉnh Quảng Ngãi và Trung ương quan tâm cho đầu tư các
tuyến đường chính trong huyện như: đường Trung tâm, đường cơ động phía Đông Nam
đảo lớn kết hợp với kè chống sạt lỡ bờ biển, vừa phục vụ cho dân sinh vừa phục vụ cho
quốc phòng. Tổng chiều dài của các tuyến đường trong huyện là 39,4 km, trong đó:
đường huyện: 16,5 km, chiếm 41,87%; đường kết hợp với kè phía Đông Nam đảo dài 5,9
Km đường xã và thôn xóm: 17 km, chiếm 43,14%. Còn lại là các tuyến đường đất có
lòng đường từ 1 m đến 2 m, chưa được nâng cấp mở rộng.
Giao thông đường thủy: đóng vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình phát
triển KT-XH huyện Lý Sơn, gắn liền sự phát triển của đảo với đất liền. Hiện nay có 03
tuyến giao thông chính:
+ Lý Sơn – Sa Kỳ dài 15 Hải lý;
+ Lý Sơn – Phú Thọ dài 25 Hải lý;
+ Lý Sơn – Sa Cần dài 25 Hải lý;
Hạ tầng giao thông đường thủy:
+ Vũng neo đậu tàu thuyền và trú bão Lý Sơn: Đã được xây dựng tại xã An
Hải (đã hoàn thành giai đoạn 1, đang thực hiện giai đoạn 2, với luồng tàu dài 250 m đảm
bảo cho tàu có công suất 400CV ra vào;
+ Cảng Lý sơn: Được đầu tư xây dựng năm 1997 tại xã An Vĩnh phục vụ cho
tàu cá, tàu hàng và tàu hành khách. Hiện nay, cảng đã được tu sửa hoàn thành và đưa vào
sử dụng với thiết kế cho phép tàu thuyền cập bến trong điều kiện sóng cấp 4–5;
+ Bến neo đậu tàu thuyền đảo Bé (xã An Bình): Hiện nay chỉ neo đậu các
thuyền có công suất nhỏ vì luồng tàu không sâu. Thời gian qua đã được sửa chữa, nâng
cấp và mở rộng thêm 150 m2 bến cập tàu bằng nguồn vốn Chương trình Biển Đông hải
đảo.
+ Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có 03 bãi đỗ tàu thuyền có công suất nhỏ
cho ngư dân, song đều là bãi ngang.

• Cấp điện
Từ trước năm 2014 Lý Sơn chưa có mạng lưới điện quốc gia. Vì vậy, nguồn điện
cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất từ nhà máy phát điện diezen với tổng công suất
3.130KW, chỉ phục vụ cho 02 xã An Vĩnh, An Hải nhưng chỉ phát điện 06 giờ/ngày.
Riêng tại xã An Bình (đảo Bé), nhân dân sử dụng điện từ hệ thống điện năng lượng mặt
trời.
Hiện tại, đang triển khai dự án Cấp điện từ hệ thống điện quốc gia cho huyện đảo
Lý Sơn bằng cáp ngầm, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2014. Thời gian tới sẽ tiếp tục
đầu tư xây dựng Tuyến cáp ngầm từ đảo Lớn sang đảo Bé (xã An Bình) đảm bảo nhu cầu
điện sinh hoạt, sản xuất và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của nhân dân trên huyện
đảo.
2.1.2.3 Văn hóa – Xã hội
 Giáo dục - Đào tạo: Hiện nay có 01 Trường THPT với 21 phòng học, trong đó
có 01 phòng học đa năng, 02 phòng học tạm với 21 lớp học; 02 Trường THCS tại 02 xã:
An Vĩnh và An Hải (đảo lớn), với 43 lớp, riêng xã An Bình nằm trên đảo Bé chưa có
trường THCS; 04 Trường tiểu học (xã An Vĩnh 02 trường, xã An Hải 01 trường và xã An
Bình 01 trường) với 48 lớp; cấp học mầm non có 03 trường ở xã An Vĩnh, An Hải, với 37
lớp. Đến nay, huyện đã đạt phổ cập giáo dục bậc trung học cơ sở và phổ cập giáo dục tiểu
học đúng độ tuổi và có 01 trường đạt chuẩn quốc gia; tổng số học sinh các cấp là 5.413
học sinh (trong đó: mẫu giáo 1.102 học sinh, tiểu học 1.839 học sinh, trung học cơ sở
1.359 học sinh, phổ thông trung học 827HS, Trung tâm dạy nghề - Giáo dục thường
xuyên và hướng nghiệp 286 học viên), tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên của các cấp
học là 344 người.
 Y tế: Hệ thống y tế hiện nay của huyện gồm có 01 Bệnh viện quân dân y với
công suất thiết kế 50 giường bệnh và 02 Trạm y tế xã (An Bình, An Hải).
 Nền văn hóa xã hội:
- Đảo Lý Sơn được khai phá cách đây khoảng 400 năm, dưới thời các
Chúa Nguyễn nên có tiềm năng văn hóa vô cùng phong phú, là một bảo tàng sống động
rất đáng ngạc nhiên của kho tàng truyền thuyết, chuyện kể, dân ca, lễ hội đua thuyền tứ
linh đầu năm, lễ khao lề thế lính Hoàng Sa vào tháng 2 và tháng 3 (âm lịch), lễ khao lề

thế lính Hoàng Sa đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia , các tín
ngưỡng dân gian theo mùa, tục thờ cá Ông… Đặc biệt, nơi đây còn lưu giữ nhiều tư liệu
quan trọng để chứng minh quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam.
- Có nhiều cảnh quan, các hang động, các bãi biển phục vụ cho việc phát
triển du lịch trên đảo, cụ thể: Quần cảnh Mù Cu; Hang câu Thạch động; Mũi đèn; hệ
thống các miệng núi lửa; hệ thống các bãi san hô quanh đảo nằm trong Khu bảo tồn biển
như: từ khu vực Mũi đèn đến hang Câu; bãi biển phía Nam xã An Hải; bãi biển phía Nam
xã An Vĩnh; bãi Hang (phía Bắc đảo Bé).
2.1.2.4 Các công trình quốc phòng
Trong những năm qua, tình hình quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được
giữ vững, ổn định. Công tác bảo vệ quốc phòng, an ninh vùng biển được tăng cường, các
lực lượng vũ trang đã chủ động nắm bắt diễn biến tình hình, xử lý kịp thời và có hiệu quả
các vụ việc xảy ra, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới biển. Ngoài các công trình do
tỉnh và Quân khu V đã đầu tư như: Doanh trại BCH quân sự huyện, các doanh trại Bộ
đội, Bộ đội biên phòng và các công trình phòng thủ khác trên đảo, tỉnh và TW đã cho đầu
tư Đường cơ động phía Đông Nam đảo Lý Sơn với chiều dài gần 6 km kết hợp với kè
chống xói lở bờ biển bằng nguồn vốn từ Chương trình Biển Đông hải đảo để phục vụ
phát triển KT – XH của huyện cũng như sử dụng cho nhu cầu của quân sự khi cần thiết.
Dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2014.
2.2 Định hướng phát triển huyện đảo Lý Sơn gắn với chiến lược phát triển kinh tế
2.2.1 Mục tiêu phát triển chung cho nền kinh tế và xã hội
Nhà nước huy động mọi nguồn lực để xây dựng huyện đảo Lý Sơn phát triển
mạnh mẽ về kinh tế, hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, đảm bảo vững chắc về quốc
phòng an ninh, bền vững về môi trường, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế -
xã hội tỉnh Quảng Ngãi.
a. Phát triển kinh tế
* Giai đoạn 2012 - 2015
- Đóng góp của huyện vào GTSX của tỉnh tăng từ 1,63% năm 2010 lên
1,9% vào năm 2015 và đạt 2,1% vào năm 2020.
- GTSX bình quân đầu người của huyện (theo giá so sánh năm 1994) đến

năm 2015 bằng 90% GTSX bình quân đầu nguời của tỉnh.
- Giai đoạn 2012-2015, tốc độ tăng trưởng GTSX bình quân hàng năm đạt mức
16,5%/năm, trong đó: Nông lâm thủy sản đạt 17,8% (ngành thủy sản đạt tốc độ trung
bình là 18,6%/năm, nông nghiệp đạt 17,1%/năm); khu vực dịch vụ đạt 13,6%/năm; và
công nghiệp, xây dựng đạt 7,3%/năm. đến năm 2015, GDP bình quân đầu người đạt
khoảng 69,2 triệu đồng/người.
- Cơ cấu kinh tế đến năm 2015 như sau: Nông lâm thủy sản chiếm 66,5%
(trong đó: Thủy sản chiếm 54,4%, nông nghiệp chiếm: 12,1%), dịch vụ chiếm: 25%,
công nghiệp chiếm: 8,5%
* Giai đoạn 2016 - 2020
- Giai đoạn 2016 - 2020 mức tăng trưởng GTSX đạt khoảng 17,3%/năm, trong
đó: ngành nông lâm thủy sản tốc độ trung bình là 13,6%/năm (trong đó: thủy sản đạt tốc
độ trung bình là 13,5%/năm, nông nghiệp đạt 13,8%/năm; khu vực dịch vụ đạt
22,0%/năm; và công nghiệp, xây dựng đạt 37,9%/năm.
- Đến năm 2020 tổng giá trị sản xuất của huyện chiếm khoảng 2,1% giá trị
sản xuất của tỉnh Quảng Ngãi; giá trị sản xuất bình quân đầu người đạt trên 155
triệu đồng (giá HH).
- Cơ cấu kinh tế năm 2020 như sau: Nông lâm thủy sản chiếm 57,9% (trong
đó: Thủy sản chiếm 45,6%, nông nghiệp chiếm: 12,3%), dịch vụ chiếm: 30,1%,
công nghiệp chiếm: 12,0%
b. Phát triển xã hội
* Giai đoạn 2012-2015
- Nâng cao chất lượng nguồn lao động, giải quyết việc làm bình quân hàng
năm khoảng 500-1.000 lao động và giải quyết việc làm ổn định cho khoảng 2.500-
3.000 lao động. Chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội theo hướng giảm tỷ trọng lao
động trong khu vực nông nghiệp, thủy sản; đến năm 2015 lao động trong khu vực
nông nghiệp, thủy sản còn khoảng 75%, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 20-
25%, tỷ lệ thời gian sử dụng lao động là 95%.
- Phấn đấu đến năm 2015 hoàn thành phổ cập giáo dục bậc trung học. Tăng
cường chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ, giảm tỷ

lệ mắc bệnh của nhân dân. Hạ tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới5 tuổi xuống dưới
15% vào năm 2015.
- Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống vật thể và phi vật thể;
đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao quần chúng, thể thao thành tích cao.
* Giai đoạn 2016-2020
- Giải quyết việc làm bình quân hàng năm khoảng 1.500-2.000 lao động và giải
quyết việc làm ổn định cho khoảng 3.000-3.500 lao động; đến năm 2020 lao động
trong khu vực nông nghiệp, thủy sản còn khoảng 55%, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt
khoảng 30-35%, tỷ lệ thời gian sử dụng lao động là 98%.
- Đến năm 2020 hoàn thiện mạng lưới trường học từ mầm non, tiểu
học, THCS, THPT và các trung tâm học tập cộng đồng, có 100% số trường được kiên
cố hóa và mỗi cấp có ít nhất 01 trường đạt chuẩn quốc gia; không ngừng nâng cao tay
nghề và trình độ giáo viên các cấp.
- Hạ tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi xuống dưới 10% vào năm 2020.
Nâng cao các dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân, đầu tư xây dựng 01 trung tâm
điều trị chất lượng cao.
c. Bảo vệ môi trường
- Môi trường được giữ vững, giải quyết cơ bản tình trạng ô nhiễm ở các khu
dân cư. đến năm 2015, 75-90% chất thải được thu gom và xử lý; đến năm 2020 có
100% rác thải, chất thải rắn trong sản xuất và sinh hoạt được thu gom và xử lý bằng công
nghệ phù hợp.
- Phấn đấu xây dựng 01 trạm quan trắc về môi trường; 100% hộ gia đình trong
khu dân cư của huyện thực hiện nội quy, cam kết bảo vệ môi trường, tài nguyên; thực
hiện các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
- 70 - 80% cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn có đầu tư hệ thống xử lý cấp,
thoát nước, rác thải và chất thải rắn trước khi ra hệ thống chung.
- Bảo tồn và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng
sinh học, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được bảo tồn và tôn tạo.
- Phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn nói riêng và kết cấu hạ tầng
nói chung của huyện đảm bảo yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài nhằm thích ứng với

biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
- Xây dựng, bảo vệ và phát triển khu bảo tồn biển quốc gia Lý Sơn.
d. Quốc phòng, an ninh
- Xây dựng phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố quốc phòng an
ninh, từng bước xây dựng khu vực phòng thủ của huyện thành khu vực phòng thủ cơ
bản ngày càng vững chắc, sẵn sàng phục vụ trong thời chiến hoặc khi có tình huống
xảy ra. Tăng cường củng cố tiềm lực quốc phòng an ninh trên đảo, bảo đảm giữ
vững quốc phòng, an ninh chính trị và chủ quyền quốc gia vùng biển đảo, xây dựng
thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân.
- Đến năm 2015 có 6 6 % xã, thị trấn vững mạnh toàn diện về an ninh
quốc phòng và đến năm 2020 có 100% xã, thị trấn vững mạnh toàn diện về quốc phòng
an ninh, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ đạt 100% chỉ tiêu.
- Đạt 100% chỉ tiêu về tuyển quân hàng năm.
2.2.2 Định hướng phát triển nền kinh tế xã hội
2.2.2.1 Định hướng phát triển ngành ngư nghiệp
Quan điểm phát triển:
- Xác định thuỷ sản là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp lớn vào tăng trưởng
kinh tế của huyện; huy động nguồn lực đầu tư khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản và
phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá.
- Phát huy tiềm năng, lợi thế của huyện đồng thời huy động mọi nguồn lực để
đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng thuỷ sản, trước hết là các công trình cảng,
bến, vũng neo đậu tàu thuyền trú bão và các cơ sở sửa chữa, đóng mới tàu thuyền và
dịch vụ hậu cần nghề cá, các cơ sở chế biến thuỷ sản.
- Hình thành đội ngũ lao động thủy sản có tay nghề cao, đội ngũ cán bộ quản lý
được đào tạo, học tập các mô hình phát triển thủy sản tiên tiến.
- Phát triển nghiệp đoàn nghề cá vững chắc, phát triển Hợp tác xã dịch vụ
khai thác hải sản xa bờ, hình thành đội tàu khai thác và dịch vụ có công suất lớn, trang
thiết bị hiện đại, đầy đủ, đảm bảo các điều kiện để đánh bắt xa bờ, dài ngày, gắn với
bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Mục tiêu phát triển:

* Giai đoạn 2012-2015:
Tốc độ tăng trưởng GTSX bình quân đạt 18,6%/năm, đạt GTSX 794,26 tỷ
đồng (giá HH) vào năm 2015 và chiếm tỷ trọng là 54,4% trong tổng GTSX toàn
huyện, trong đó:
- Đánh bắt tăng 17,1%/năm, đạt GTSX 714, 9 tỷ đồng chiếm 90% tổng GTSX
toàn ngành, đạt sản lượng 33.000 tấn; tổng công suất tàu thuyền là: 54.375CV, công
suất trung bình mỗi tàu khoảng 108CV.
- Đến năm 2015 nuôi trồng đạt GTSX khoảng 23,8 tỷ đồng (giá HH), chiếm
tỷ trọng 3,0% trong tổng GTSX toàn ngành và đạt sản lượng khoảng 10,0 tấn.
- Dịch vụ thủy sản đạt tốc độ tăng trưởng GTSX là 31,2%, đến năm 2015 tổng
GTSX khu vực dịch vụ thủy sản chiếm khoảng 7,0% GTSX toàn ngành và đạt 55, 6 tỷ
đồng (Giá HH)
* Giai đoạn 2016-2020:
Tốc độ tăng trưởng GTSX bình quân đạt 13,5%/năm, đạt GTSX 1.499,01 tỷ đồng
(giá HH) vào năm 2020 và chiếm tỷ trọng là 45,6% trong tổng GTSX toàn huyện, trong
đó:
- Đánh bắt tăng 9,8%/năm, đạt GTSX 1124,3 tỷ đồng (giá HH) chiếm 75%
tổng GTSX toàn ngành, đạt sản lượng 40.000 tấn (có giá trị kinh tế cao), tổng công suất
tàu thuyền là: 108.750CV, công suất trung bình mỗi tàu khoảng 217CV.
- Nuôi trồng tăng trưởng bình quân 31,7%/năm, đến năm 2020 đạt GTSX
khoảng 104,9 tỷ đồng (giá HH), chiếm tỷ trọng 7,0% trong tổng GTSX toàn ngành và đạt
sản lượng khoảng 30 tấn.
- Dịch vụ thủy sản đạt tốc độ tăng trưởng GTSX là 35,0%, đến năm 2020 tổng
GTSX khu vực dịch vụ thủy sản chiếm khoảng 18% GTSX toàn ngành và đạt 269, 8 tỷ
đồng (Giá HH).
2.2.2.2 Định hướng phát triển ngành du lịch, dịch vụ và thương mại
- Phát triển ngành dịch vụ, du lịch, thương mại tương xứng với tiềm năng và
khai thác tối đa lợi thế của huyện, khơi dậy và phát huy tiềm năng, nguồn lực của các
thành phần kinh tế tham gia phát triển kinh doanh và xây dựng cơ sở hạ tầng thương
mại; trong đó xác định phát triển dịch vụ, du lịch là khâu đột phá kinh tế quan trọng

đứng thứ hai sau ngành thủy sản.
- Tập trung phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, dịch vụ gắn với phát triển
thị trấn Lý Sơn.
Mục tiêu phát triển
* Giai đoạn 2012-2015:
- Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành thương mại đạt 7,4%/năm. Phấn đấu
tổng mức bán lẻ hàng hoá đến năm 2015 đạt 227,45 tỷ đồng.
- Các ngành kinh doanh dịch vụ khác (vận chuyển, bưu chính, ngân hàng,…)
đạt tốc độ tăng trưởng 20,1%/năm, doanh thu đến năm 2015 đạt khoảng 94,9 tỷ
đồng.
- Ngành du lịch bước đầu thu hút khoảng 20.000 du khách đến tham quan
du lịch vào năm 2015 và đạt doanh thu khoảng 25, 6 tỷ đồng.
* Giai đoạn 2016-2020:
- Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành thương mại đạt 21,2%/năm. Phấn đấu
tổng mức bán lẻ hàng hoá đến năm 2020 đạt 455,75 tỷ đồng.
- Ngành du lịch tăng trưởng với mức bình quân 46,4%/năm, thu hút khoảng
50.000 du khách đến tham quan du lịch vào năm 2020, doanh thu đạt 267, 2 tỷ đồng.
- Các ngành kinh doanh dịch vụ khác đạt tốc độ tăng trưởng 10,4%/năm, doanh
thu đến năm 2020 đạt khoảng 257,3 tỷ đồng.
Giải pháp thực hiện
 Giải pháp phát triển ngành du lịch
- Đẩy nhanh đầu tư phát triển du lịch trở thành khâu đột phá quan trọng
của huyện, góp phần chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng thủy sản
- dịch vụ và là ngành kinh tế chủ đạo của huyện sau năm 2020.
- Phát triển nhanh và bền vững du lịch tại đảo, gắn kết với các Trung tâm đô thị
của tỉnh như thành phố Vạn Tường, Khu kinh tế Dung Quất, thành phố Quảng Ngãi…
các khu du lịch như: Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Thiên Đàng. Tập trung đầu tư phát triển du
lịch Lý Sơn trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Coi phát triển du lịch là
hướng trọng điểm mang tính đột phá trong phát triển kinh tế đảo Lý Sơn trong những
năm tới.

- Xuất phát từ những điều kiện tự nhiên đặc thù và lịch sử hình thành huyện
đảo, ngành du lịch của huyện tập trung vào hướng phát triển các thế mạnh sau: Du lịch
văn hóa tâm linh, du lịch sinh thái biển, du lịch nghĩ dưỡng …
- Tập trung vào việc xây dựng và phát triển các cơ sở thương mại dịch vụ tại
khu vực trung tâm huyện, trở thành đầu mối tổ chức các hoạt động buôn bán, lưu
thông hàng hoá, đồng thời cung cấp thông tin thị trường trong và ngoài nước.
- Hình thành các tour du lịch từ đất liền ra đảo đến các địa danh chùa Hang,
cổng Tò Vò, hang Câu ở đảo Lớn, hòn Đụn ở đảo Bé hoặc kết hợp nối các tour du
lịch trên địa bàn tỉnh mà điểm đến cuối cùng là đảo Lý Sơn.
 Giải pháp phát triển ngành thương mại, dịch vụ
- Tập trung vào việc xây dựng và phát triển các cơ sở thương mại dịch vụ tại
khu vực trung tâm huyện, trở thành đầu mối tổ chức các hoạt động buôn bán, lưu
thông hàng hoá, đồng thời cung cấp thông tin thị trường trong và ngoài nước.
- Phấn đấu phát triển thương mại theo hướng hiện đại và văn minh, phát triển
các hình thức thương mại dịch vụ tiên tiến (siêu thị ) tại khu vực trung tâm huyện,
đồng thời chú trọng đầu tư nâng cấp các chợ tại trung tâm các xã khang trang, sạch
đẹp.
- Chú trọng phát triển nguồn nhân lực cho ngành thương mại, dịch vụ: Nâng
cao hơn nữa hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý nhà nước về thương mại, dịch vụ
trên địa bàn huyện. đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước trong lĩnh
vực thương mại, du lịch. Tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn cho doanh nghiệp về
chuyên môn nghiệp vụ: Xuất nhập khẩu, marketing,
- Tăng cường quản lý thị trường, phối hợp với các cấp, các ngành chức năng
thực hiện tốt nhiệm vụ chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất và buôn bán
hàng giả, kinh doanh trái phép nhằm làm lành mạnh và ổn định thị trường góp phần
thúc đẩy sản xuất và kinh doanh phát triển.
- Phối hợp với các Sở, ngành trong việc tiếp nhận thông tin về thị trường hàng
hoá trong và ngoài nước để cung cấp cho các cơ quan quản lý và doanh nghiệp định
hướng sản xuất kinh doanh.
- Hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng các loại hình dịch vụ

như: xây dựng cảng vận tải Bến đình, mạng lưới bưu chính viễn thông, hình thành
tuyến xe buýt nội huyện và đến các điểm du lịch, hiện đại hóa các phương tiện vận tải
biển (tàu cao tốc ), mở rộng các dịch vụ thủy sản, mở rộng cảng Lý Sơn, hình thành
tuyến vận chuyển Lý Sơn - Mỹ Á và Lý Sơn - Dung Quất.
Giai đoạn 2012-2015, hoàn thiện tất cả các chợ hiện có, tiến tới nâng cấp khang
trang, hiện đại
Giai đoạn 2016-2020 phấn đấu toàn huyện có 01 siêu thị hiện đại, phục vụ cho
nhu cầu của nhân dân và du khách
2.2.2.3 Định hướng phát triển ngành nông nghiệp
a. Ngành trồng trọt
Quan điểm phát triển:
Tập trung phát triển cây hành, tỏi theo hướng sản xuất hàng hóa. Chú trọng áp
dụng các công nghệ tiên tiến trong các khâu sản xuất, thu hoạch, bảo quản và chế biến để
xây dựng thương hiệu bền vững cho cây hành, tỏi, đồng thời tích cực quảng bá sản phẩm
hành tỏi của Lý Sơn trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.
Giải pháp thực hiện:
Tăng cường công tác nghiên cứu tìm biện pháp thâm canh cây hành tỏi trên cơ sở
ứng dụng công nghệ sinh học trong các khâu giống, làm đất và bảo quản, thay thế dần
kỹ thuật canh tác truyền thống để vừa đảm bảo được năng suất chất lượng của cây
hành, tỏi không ngừng tăng lên, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái.
Chú trọng phát triển các cây trồng truyền thống của huyện như phát triển cây
ngô, dưa hấu, cây mè, đậu xanh trên cơ sở quy hoạch chi tiết, hợp lý đảm bảo cung
cấp cho nhu cầu của nhân dân trên đảo.
b. Ngành chăn nuôi
Quan điểm phát triển:
Do hạn chế về điều kiện chăn thả và nguồn thức ăn nên phát triển chăn nuôi của
huyện trong giai đoạn 2012-2020 theo hướng tận dụng không gian phát triển nuôi các
con đặc sản có giá trị kinh tế cao, giảm dần chăn nuôi gia súc, gia cầm ở hộ gia đình,
cung cấp thực phẩm phục vụ cho nhu cầu du lịch và tiêu dùng của nhân dân trên huyện.
Giải pháp thực hiện:

- Nghiên cứu lựa chọn các vật nuôi có giá trị kinh tế cao chọn mô hình
thí nghiệm và nhân rộng trong nhân dân, ưu tiên các nguồn vốn như hỗ trợ, cho vay để
tạo điều kiện cho nhân dân có vốn phát triển.
- Áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, sản lượng chăn
nuôi theo kiểu trang trại gia đình kết hợp với mở rộng thị trường tiêu thụ tạo đầu ra ổn
định.
- Tuyên truyền nhân dân hạn chế dần việc chăn nuôi bò, lợn, gia cầm trong hộ
gia đình để giảm thiểu ô nhiểm môi trường.
 Định hướng phát triển lâm nghiệp, phủ xanh đất trống đồi núi trọc
Đất lâm nghiệp, theo quy hoạch hiện có khoảng 166 ha dùng cho việc phát triển
lâm nghiệp, chiếm khoảng 16% tổng diện tích của huyện, ngoài ra còn có 27 ha đất
đồi núi chưa sử dụng và 79 ha đất núi đá không có rừng cây có thể phục vụ cho việc
trồng cây. Hiện nay, đất rừng phòng hộ trên đảo là 3,63%. để tăng diện tích trồng
rừng trên đảo, tỉnh đã hoàn chỉnh dự án trồng 130 ha rừng tại huyện Lý Sơn bằng
nguồn vốn Trung ương, dự kiến trồng thêm 106 ha đồi trọc đến năm 2020 độ che phủ
rừng đạt khoảng 26,5% diện tích đảo.
2.2.2.2 Định hướng phát triển công nghiệp, TTCN
a. Quan điểm và mục tiêu phát triển
Phát triển công nghiệp, xây dựng và tiểu thủ công nghiệp theo hướng gắn
với việc đầu tư của Trung ương, tỉnh, nhất là ngành điện, xây dựng các công trình
hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đầu tư hạ tầng cho Cụm công nghiệp An Hải
có quy mô khoảng 4 ha phục vụ chế biến hải sản, công nghiệp cơ khí sửa chữa
tàu thuyền. đồng thời phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp truyền thống.
Phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản phục vụ ngành thủy sản và hậu cần
nghề cá cũng như các ngành công nghiệp phụ trợ cho phát triển dịch vụ kinh tế
biển.
b. Giải pháp phát triển
- Tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách thông thoáng để khuyến khích
các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư tại huyện đảo.
- Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng như điện, nước, cảng, giao thông, tạo điều

kiện cho phát triển công nghiệp , TTCN và thu hút các nhà đầu tư.
- Huy động mọi nguồn lực xã hội, mọi thành phần kinh tế, ưu đãi về các nguồn
vốn vay để tập trung phát triển công nghiệp, TTCN.
2.2.3 Định hướng phát triển lĩnh vực xã hội
2.2.3.1 Phát triển nguồn nhân lực
a. Dân số
Các chỉ tiêu về dân số: Giảm mức sinh bình quân hằng năm 0,2%, đến năm
2015 tăng dân số tự nhiên 1,02%, đến năm 2020 tăng dân số tự nhiên 0,8%. Hạ tỷ lệ trẻ
em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống dưới 15% vào năm 2015 và dưới 10% vào năm
2020.
Thực hiện tốt chính sách về dân số, kế hoạch hóa gia đình, tuyên truyền nâng cao
nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về thực hiện qui mô gia đình từ 1 đến 2
con, hạ thấp tỷ lệ sinh con thứ 3 ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Nâng cao chất lượng
khám chữa bệnh, đảm bảo nhân dân được tiếp cận hưởng thụ các dịch vụ y tế chất
lượng cao, tăng cường nhân lực, trang thiết bị y tế theo công nghệ mới, làm tốt công
tác vệ sinh an toàn thực phẩm, chống dịch bệnh.
b. Lao động việc làm
Các chỉ tiêu về lao động việc làm:
Giai đoạn 2012 – 2015 số lao động được giải quyết việc làm từ 500 đến 1.000
người trên năm, tỷ lệ lao động qua đào tạo 20 – 25%; giai đoạn 2016 – 2020 số lao
động được giải quyết việc làm từ 1.500 đến 2.000 người trên năm, tỷ lệ lao động qua
đào tạo 30 – 35%.
Nhu cầu lao động trong các ngành lĩnh vực: Cơ cấu lao động:
+ Nông lâm ngư nghiệp: giai đoạn 2012 – 2015 là 75% giai đoạn 2012 – 2015
là 55%.
+ Công nghiệp - xây dựng: giai đoạn 2012 – 2015 là 5% giai đoạn 2012 –
2015 là 15%.
+ Dịch vụ: giai đoạn 2012 – 2015 là 20% giai đoạn 2012 – 2015 là 30%.
Giải pháp đào tạo và giải quyết việc làm:
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức về vấn đề

lao động - việc làm. Coi trọng công tác đào tạo, dạy nghề, đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật
chất và đội ngũ giáo viên để đáp ứng nhu cầu đào tạo, nâng cao tay nghề cho người
lao động, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Thực hiện xã hội hóa công tác dạy nghề. Phát triển nghề và làng nghề. Đẩy
mạnh công tác đào tạo, dạy nghề trên địa bàn huyện, phối hợp với các trường, cơ sở
dạy nghề trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là các Trường đại học và Cao đẳng với các
hình thức đào tạo liên kết, tại chức, từ xa vv để đào tạo nghề cho lao động của huyện.
Khuyến khích và tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp làm ăn trên địa bàn huyện tự tổ
chức đào tạo dài hạn nhân công lao động
Huyện tạo điều kiện để thu hút, phát huy năng lực của đội ngũ cán bộ khoa học
kỹ thuật và phát huy phương tiện cơ sở vật chất hiện có trên địa bàn.
2.2.3.2 Phát triển y tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo
a. Giáo dục và đào tạo
Mục tiêu và các chỉ tiêu
Phấn đấu đến năm 2020 mạng lưới trường học của huyện có: 03 trường mầm
non, 04 trường tiểu học, 01 trường tiểu học -THCS; 03 trường THCS; 01 trường
THPT và 01 Trung tâm giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp, dạy nghề và 03
Trung tâm học tập cộng đồng.
Giải pháp phát triển giáo dục và đào tạo
- Phát huy mọi nguồn lực đáp ứng cho sự nghiệp giáo dục đào tạo, đẩy mạnh
công tác xã hội hoá, hiện đại hoá sự nghiệp giáo dục. Tạo điều kiện thuận lợi cho lao
động được học nghề nhất, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia dạy nghề, tạo
điều kiện thuận lợi cho lao động sau đào tạo tìm được việc làm.
- Có cơ chế hỗ trợ tạo điều kiện cho các trung tâm, trường dạy nghề mở rộng
quy mô và ngành nghề đào tạo. Tích cực liên danh, liên kết với các trường đại học
lớn trong vùng để đào tạo nhân lực tại chỗ cho huyện, khuyến khích và tạo mọi điều
kiện để các doanh nghiệp làm ăn trên địa bàn huyện tự tổ chức đào tạo dài hạn nhân
công lao động.
b. Y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân
Mục tiêu phát triển và các chỉ tiêu phát triển y tế

Phấn đấu để mọi người dân được chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất, các
dịch vụ y tế gần với nhân dân, người dân được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có
chất lượng cao. Mọi người sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và
tinh thần, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ, giảm tỷ lệ mắc bệnh.
Giải pháp phát triển y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân
- Đảm bảo cung ứng đủ thuốc và trang thiết bị y tế thiết yếu cho các hoạt động
chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân, nhất là tuyến y tế xã, thị trấn. Nâng cao chất
lượng chăm sóc sức khỏe ở các tuyến y tế, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, chú trọng công tác chăm sóc sức khỏe cộng
đồng.
- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trạm y tế xã có đủ 12 phòng theo mô
hình chuẩn quốc gia, 100% xã đạt chuẩn quốc gia y tế. Năm 2015 có các hoạt động về
chuyên khoa sơ bộ như: răng hàm mặt, tai mũi họng, khám chữa bệnh bằng y học cổ
truyền; năm 2020 có 80% trạm y tế xã có hoạt động cận lâm sàng như: xét nghiệm công
thức máu, xét nghiệm ký sinh trùng. Củng cố hệ thống y tế trong các cơ quan, trường
học, doanh nghiệp trên địa bàn huyện.
- Hạ tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống dưới 15% vào năm 2015 và
dưới 10% vào năm 2020.
- Sớm xây dựng hoàn chỉnh trụ sở Trung tâm y tế dự phòng huyện. Đẩy
mạnh thực hiện xã hội hoá y tế tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt
động khám chữa bệnh, xây dựng Bệnh viện. Tăng cường đầu tư cho đội ngũ cán bộ
nhân viên y tế
2.2.3.3 Xóa đói giảm nghèo và các chính sách xã hội
Các chỉ tiêu giảm nghèo
- Hạ tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2015 xuống còn 20% (theo chuẩn hiện hành), đến
năm 2020 còn 15%.
Giải pháp thực hiện
- Thực hiện tốt chính sách phát triển các loại hình doanh nghiệp, mở rộng và
phát triển các ngành nghề để tạo ra nhiều việc làm, vận động người trong độ tuổi lao
động tham gia xuất khẩu lao động, chú trọng và nâng cao công tác dạy nghề tại chỗ để

tăng khả năng tự tạo việc làm cho người lao động.
2.2.3.4 Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng.
a. Hệ thống giao thông.
Giao thông đường bộ.
- Giai đoạn 2012 – 2015: đầu tư hoàn chỉnh hệ thống giao thông khu Trung tâm
huyện lỵ và đường cơ động xung quanh đảo Lớn, đảo Bé kết hợp với kè biển; đê biển
theo quy hoạch đã được duyệt: đường chính Khu trung tâm: Tổng chiều dài 2,3 km, mặt
đường từ 8 m đến 24 m bằng BT nhựa; các tuyến đê kết hợp đường cơ động dài 5,4 km;
đường khu vực: Tổng chiều dài 1,360 km, mặt đường từ 12 m bằng BT nhựa; đường
nhánh: Tổng chiều dài 3,68 km, mặt đường từ 10,5 m, bằng BT nhựa; đường cơ động
kết hợp kè biển đảo Bé dài 3 km;
- Giai đoạn 2016 - 2020: đầu tư xây dựng hoàn chỉnh các tuyến đường trên đảo
Lớn và đảo Bé theo quy hoạch giao thông đã được phê duyệt của huyện Lý Sơn giai
đoạn từ 2011 - 2020, cụ thể: Tổng chiều dài khoảng 35 km, mặt cắt đường từ 5,5
đến 7,5; trong đó có 15 km đường đầu tư mới và 15 km đường cải tạo, nâng cấp;
đường cơ động kết hợp kè biển đảo Lớn dài 5 km.
Cảng biển, bến xe, bến tàu.
Để phục vụ cho việc giao thông bằng đường biển của đảo phục vụ cho việc đi lại
của nhân dân và khách tham quan du lịch nhu cầu đầu tư từ nay đến năm 2020 như:
xây dựng cảng Bến Đình hoàn chỉnh theo quy hoạch với quy mô nhận tàu hàng 1.000
DWT và tàu khách rẽ nước 500T; nâng cấp, mở rộng cảng Lý Sơn hiện tại; nâng cấp
mở rộng Vũng neo đậu tàu thuyền và khu dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Lý Sơn (giai
đoạn II) bằng nguồn vốn hỗ trợ của TW có công suất cho 800 tàu neo đậu có công suất
500CV.
Phát triển vận tải
• Vận tải thủy nội địa:
Phát triển đội tàu cao tốc, tàu vận tải phục vụ vận chuyển hàng hóa, đi lại cho
nhân dân và khách tham quan du lịch bằng hình thức kêu gọi đầu tư từ các nhà đầu tư để
đầu tư mới 02 chiếc tàu cao tốc 200 chỗ ngồi (đến năm 2015 thêm 01 chiếc và năm
2020 thêm 01 chiếc).

• Vận tải đường bộ:
Phát triển đội xe vận chuyển hàng hóa, xây dựng tuyến xe buýt trên đảo năm
2015 nhằm phục vụ tốt cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện
Nguồn cung cấp điện
Giai đoạn 2012 - 2015: Triển khai xây dựng dự án Cấp điện từ hệ thống điện
Quốc gia cho huyện đảo Lý Sơn bằng cáp ngầm, với chiều dài 18km (dự kiến hoàn thành
và đưa vào sử dụng vào cuối năm 2014).
Giai đoạn 2016 – 2020 và sau năm 2020: Tiếp tục xây dựng Tuyến cáp ngầm từ
đảo Lớn qua đảo Bé. Nâng cấp, cải tạo hoàn chỉnh mạng lưới cấp điện trên toàn
huyện theo hướng hiện đại, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu phát triển KT - XH của huyện.
2.2.3.5 Định hướng tổ chức không gian lãnh thổ
Định hướng phát triển khu vực trung tâm huyện
Xây dựng và phát triển đô thị khang trang, hiện đại trên cơ sở hệ thống hạ tầng
hoàn thiện trở thành trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa xã hội có vai trò thúc đẩy
sự phát triển kinh tế – xã hội toàn huyện. Phát triển đô thị gắn với phát triển kinh tế –
xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh và môi trường bền vững.
Đến năm 2015 Trung tâm huyện Lý Sơn cơ bản đạt tiêu chuẩn đô thị loại V và trở
thành thị trấn với các tiêu chuẩn sau:
- Chức năng: trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa xã hội có vai trò thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội toàn huyện; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao
động đạt 60%; quy mô dân số trên 5.000 - 6.000 dân.
- Bố trí hợp lý các khu chức năng tạo nên cảnh quan đẹp trên cơ sở kết hợp hài hòa
điều kiện địa hình thực tế khu vực như bờ biển phía Nam, núi Hòn Vung cùng các
điểm di tích văn hóa như giếng Xó La, giếng Tam Tòa
Định hướng phát triển các khu vực còn lại.
Khu vực đảo Bé: đầu tư hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng đặc biệt là hạ tầng
dân sinh (điện, đường, trường, trạm y tế ). Phát triển khai thác hải sản và nghiên cứu
kết hợp nuôi trồng theo hình thức lồng, bè; kêu gọi đầu tư xây dựng đảo Bé thành
một Trung tâm du lịch dịch vụ cao với đầy đủ các dịch vụ mang tầm vóc hiện đại.
Khu vực xã An Hải, An Vĩnh: Hướng phát triển chính là dịch vụ du lịch nghĩ

dưỡng, du lịch tâm linh, dịch vụ hậu cần nghề cá, sửa chữa tàu thuyền, chế biến hải sản,
chế biến hành tỏi, công nghiệp điện, xữ lý rác thải, trồng hành tỏi kết hợp với bố trí
các công trình quốc phòng an ninh
2.2.3.6 Định hướng xây dựng cơ sở xử lý môi trường và giải pháp bảo vệ môi
trường
Thu gom rác thải và xử lý chất thải
Đến năm 2015: Tỷ lệ rác và các chất thải rắn được thu gom, xử lý bằng 2 hình thức.
Riêng rác thải, trước mắt theo hình thức tận dụng chôn vùi lấp trũng ở khu vực có địa
hình trũng. Chất thải rắn trong công nghiệp - xây dựng được thu gom về nơi tập trung
xử lý bằng công nghệ thích hợp đạt khoảng 75 - 90%.
Đến năm 2020 có 100% rác thải, chất thải rắn trong sản xuất và sinh hoạt được
thu gom và xử lý bằng công nghệ.
Trồng rừng và hệ thống cây xanh đô thị
Phấn đấu phủ xanh 100% diện tích đất lâm nghiệp (166ha). Từng bước có kế
hoạch phục hồi rừng trên các đồi trọc của huyện với diện tích khoảng 130 ha
Phấn đấu trồng cây xanh theo các hình thức trong vườn, nơi công cộng, các trụ
sở và đặc biệt là các tuyến đường trên đảo để tạo cảnh quan đẹp và góp phần làm trong
sạch môi trường, giảm ô nhiễm.
2.3 Xây dựng huyện vững chắc về an ninh quốc phòng
2.3.1 Đầu tư xây dựng quốc phòng gắn với phát triển kinh tế
Quan điểm, mục tiêu
Huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, các lực lượng vũ trang và
nhân dân trên đảo trong việc bảo vệ biển, đảo, xây dựng lực lượng quốc phòng an ninh
ngày càng vững mạnh. Xây dựng đảng, chính quyền vững mạnh, phối hợp chặt chẽ các
lực lượng vũ trang với nhân dân, hình thành thế trận quốc phòng toàn dân, kết hợp với
thế trận an ninh nhân dân để giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ
vững chắc các vùng biển, đảo của Tổ quốc.
Xây dựng đồng bộ và từng bước hiện đại hóa các lực lượng quản lý, bảo vệ biển
đảo. Tăng cường đầu tư phương tiện và trang thiết bị cho các khu vực phòng thủ quan
trọng trên đảo, bảo đảm tính cơ động, sẵn sàng chiến đấu cao và chủ động đối phó trong

mọi tình huống. Nâng cấp và xây dựng mới, hiện đại các công trình quốc phòng trên
đảo, bảo đảm yêu cầu tác chiến nhanh trên biển như: sân bay, các công trình phòng
thủ, các công trình kinh tế kết hợp với quốc phòng. Xây dựng đảo Lý Sơn thành
“pháo đài tiền tiêu” để bảo vệ vùng biển, đảo, đồng thời kết hợp phát triển kinh tế.
Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế đảo với củng cố quốc phòng an ninh: việc
bố trí các công trình kinh tế và dân cư trên đảo nhất thiết phải chú ý đến nhiệm vụ
quốc phòng an ninh, sẵn sàng phối hợp, ứng cứu lẫn nhau trong các tình huống.
Ngược lại các lực lượng vũ trang trên đảo, ngoài nhiệm vụ bảo vệ biển, đảo cần đẩy
mạnh phát triển sản xuất để sử dụng hiệu quả các phương tiện và cơ sở vật chất kỹ
thuật sẵn có, đồng thời hỗ trợ và tạo điều kiện để các hoạt động kinh tế trên biển được
thường xuyên, an toàn và hiệu quả.
Đầu tư xây dựng các công trình quốc phòng gắn với phát triển kinh tế
Đầu tư xây dựng cảng quân sự tại Lý Sơn bằng nguồn vốn của Bộ Quốc
phòng.
Sân bay: cải tạo, mở rộng sân bay dã chiến hiện nay với quy mô 30 ha để

×