SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TÂY NINH
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TÂY NINH
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG TRỰC
Đề tài
NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP LỚP 12C2
QUA SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP
BÀI “THỰC HÀNH MỘT SỐ PHÉP TU TỪ CÚ PHÁP”
(TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG TRỰC-HÒA THÀNH TÂY NINH)
Người thực hiện: PHAN THỊ PHƯƠNG THẢO
Người thực hiện: PHAN THỊ PHƯƠNG THẢO
Tháng 3/2015
Tháng 3/2015
1
MỤC LỤC
1. Tóm tắt đề tài trang 1
2. Giới thiệu 1
2.1 Hiện trạng 1
2.2 Giải pháp thay thế 2
2.3 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 3
2.4.Vấn đề nghiên cứu 3
2.5Giả thiết nghiên cứu 3
3. Phương pháp nghiên cứu 3
3.1 Khách thể nghiên cứu 3
3.2 Thiết kế nghiên cứu 4
3.3 Quy trình nghiên cứu 4
3.4 Đo lường và thu thập dữ liệu 5
4. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả 5
4.1 Kết quả 5
4.2 Phân tích dữ liệu 5
4.3 Bàn luận. 6
5. Kết luận và khuyến nghị 6
5.1 Kết luận 6
5.2 Khuyến nghị 6
Tài liệu tham khảo 8
Phụ lục 9
* Phụ lục 1: Thiết kế và sử dụng PHT 9
* Phụ lục 2: Kế hoạch bài học 12
* Phụ lục 3: Bảng điểm 23
*Phu lục 4: Đề kiểm tra và đáp án 25
2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. Giáo dục và đào tạo GD&ĐT
2. Giáo viên GV
3. Học sinh HS
4. Trung học phổ thông THPT
5. Sách giáo khoa SGK
6. Phương pháp dạy học PPDH
7.Trung bình cộng TBC
8. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng NCKHSPUD
9.Thực nghiệm: TN
10.Đối chứng ĐC
11. Phiếu học tập PHT
3
1.TÓM TẮT
Từ khi Bộ GD&ĐT thực hiện chương trình thay sách ở bậc THPT, đặc biệt là thực
hiện việc đổi mới và phát triển sự nghiệp giáo dục, nâng cao chất lượng toàn diện các môn
học thì việc đổi mới phương pháp dạy học là nhiệm vụ cấp thiết trong hoạt động dạy học,
trong đó có bộ môn Ngữ văn. Trong quá trình dạy học Ngữ văn, GV sử dụng linh hoạt các
phương pháp kết hợp với phương tiện dạy học phù hợp sẽ mang lại hiệu quả cao. Một trong
những phương tiện dạy học mang lại hiệu quả rất lớn cho người học đó là phiếu học tập.
Sử dụng phiếu học tập đối với các bài thực hành phân môn Tiếng Việt _bộ môn Ngữ
văn là một trong những phương tiện dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của HS,
góp phần hình thành và nâng cao kiến thức sử dụng ngôn ngữ, làm cơ sở cho việc sử dụng và
lĩnh hội ngôn ngữ trong mọi hoạt động giao tiếp và tư duy, rèn luyện và phát triển kĩ năng
nghe, nói, đọc, viết cho học sinh.
Phiếu học tập là những tờ giấy rời, in sẵn những công việc độc lập hay làm theo nhóm
nhỏ được giao cho học sinh để các em hoàn thành trong một thời gian ngắn của tiết học (từ 5
- 10 phút). Trong mỗi phiếu học tập có ghi rõ nhiệm vụ nhận thức nhằm hướng tới hình thành
kiến thức, kĩ năng hay rèn luyện thao tác tư duy của HS. Phiếu học tập được GV tổ chức cho
các em sử dụng tại lớp hoặc ở nhà để hoạt động cá nhân hoặc hoạt động hợp tác nhóm…Qua
sử dụng phiếu học tập, HS hiểu, nắm kiến thức một cách sâu sắc, đồng thời các em còn được
rèn luyện, nâng cao kĩ năng viết và nói. Từ đó, kích thích hứng thú của học sinh trong học
tập, khơi dậy lòng yêu thích học văn
Từ thực tế trên, tôi nghiên cứu việc sử dụng phiếu học tập qua bài thực hành phân môn
Tiếng Việt . Đó là bài Thực hành một số phép tu từ cú pháp –chương trình Ngữ văn chuẩn 12.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương thuộc khối 12 trường Trung
học phổ thông Nguyễn Trung Trực- Hòa Thành Tây Ninh . Lớp 12C2 là nhóm thực nghiệm ,
lớp 12C3 là nhóm đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế. Kết quả
của thực nghiệm cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của HS. Lớp
thực nghiệm có kết quả cao hơn lớp đối chứng . Điểm kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm có
giá trị trung bình là 5,8. Lớp đối chứng là 5,0. Qua ttest (kiểm chứng) cho thấy p = 0,0001<
0,05; nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm với lớp đối
chứng. Mức độ ảnh hưởng là 0,87 cho thấy có tác động có ảnh hưởng lớn đối với nhóm thực
nghiệm. Điều đó minh chứng rằng sử dụng phiếu học tập trong dạy học làm nâng cao kết quả
học tập phân môn Tiếng Việt –bài:_Thực hành một số phép tu từ cú pháp –chương trình Ngữ
văn chuẩn 12.
2. GIỚI THIỆU
2.1 Thực trạng
4
Chương trình Ngữ văn hiện nay được biên soạn theo hướng tích hợp. Các phân môn:
Tiếng Việt, Đọc văn và Làm văn cùng hướng tới việc hình thành và nâng cao kiến thức sử
dụng ngôn ngữ, làm cơ sở cho việc sử dụng và lĩnh hội ngôn ngữ trong mọi hoạt động giao
tiếp và tư duy, rèn luyện và phát triển kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho HS. Phân môn Tiếng
Việt không bó hẹp trong phạm vi hệ thống cấu trúc mà hướng tới tính ứng dụng, thực hành
đúng như ngôn ngữ trong đời sống thực của nó.
Qua dự giờ đồng nghiệp và thực tế giảng dạy của bản thân, tôi nhận thấy HS chưa tích
cực khi học phân môn Tiếng Việt, nhất là những tiết thực hành do GV chưa tạo được sự hứng
thú, say mê cho học sinh. Hệ quả là các em sử dụng tiếng Việt còn nhiều hạn chế như: viết
câu sai về ngữ pháp, dùng từ thiếu chính xác, diễn đạt không đúng ý, câu văn không cảm xúc,
chưa biết đa dạng các kiểu câu hay diễn đạt một vấn đề theo nhiều cách khác nhau trong làm
văn cũng như trong thực tế giao tiếp…
2.2 Giải pháp thay thế:
Để tổ chức hoạt động dạy-học bài Thực hành một số phép tu từ cú pháp- chương trình
Ngữ văn chuẩn 12 của học sinh lớp 12C2, tôi đã tổ chức giờ học có sử dụng phiếu học tập
kết hợp với các phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng của phân môn Tiếng Việt.
-Phiếu học tập là một phương tiện dạy học do GV tự thiết kế bao gồm những nhiệm vụ
học tập được trình bày một cách logic, khoa học nhằm để GV tổ chức các hoạt động học tập
cho HS thông qua các hoạt động cá nhân hay hoạt động nhóm. Qua đó, rèn luyện kỹ năng
học tập độc lập hay học tập hợp tác, kỹ năng trình bày ý kiến, thảo luận cho HS.
-Phiếu học tập định hướng hoạt động độc lập hoặc hợp tác của HS trong quá trình dạy
học: trên cơ sở phiếu học tập, HS tiếp thu kiến thức mới hoặc củng cố, ôn luyện kiến thức đã
học.
-Phiếu học tập còn là phương tiện để HS rèn luyện nhanh các kỹ năng nhận thức như:
phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa Khi sử dụng phiếu học tập, HS
còn chủ động bày tỏ quan điểm trước nhóm ít người, rất có lợi cho những em rụt rè, thiếu tự
tin.
-Qua sử dụng phiếu học tập, HS đã được rèn luyện các kĩ năng, thao tác hoạt động phát
huy năng lực độc lập cũng như nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập.
-Trong quá trình HS thực hiện nhiệm vụ trong phiếu học tập, qua quan sát, GV đã thu
nhận được thông tin về năng lực, thái độ học tập của HS và có biện pháp uốn nắn kịp thời.
Đồng thời, qua các sản phẩm của quá trình làm việc bằng tay của các em, GV có được nguồn
thông tin phản hồi trung thực hơn, từ đó điều chỉnh được PPDH của mình.
-Khi sử dụng phiếu học tập, tất cả các em phải thực hiện nhiệm vụ được giao trong
PHT. Do đó, hạn chế được thói quen ỷ lại, dựa dẫm của đa số HS yếu kém và trung bình.
Trong lúc tiến hành các hoạt động học tập bằng tay, các biến đổi sinh hóa được diễn ra một
cách mạnh mẽ, sâu sắc trong não các em, giúp HS hiểu sâu và nhớ lâu bài học. Trong quá
trình thảo luận để hoàn thành phiếu, HS được tự do trình bày ý kiến, quan niệm của mình
5
trước lớp. Đồng thời, khi tiếp nhận những ý kiến đóng góp của các bạn khác trong nhóm, lớp,
hoặc của GV, các em có thể tự đánh giá được kết quả làm việc của mình.
-Bên cạnh đó, sử dụng PHT đã giúp GV tiết kiệm thời gian trên lớp, thực hiện đúng vai
trò hướng dẫn, chỉ đạo, xây dựng môi trường học tập thân thiện, chủ động hoàn thành tiết
học, nắm phản hồi nhanh và kiểm định có cơ sở. Vì vậy, hiệu quả giờ dạy – học Thực hành
một số phép tu từ cú pháp- chương trình Ngữ văn chuẩn 12 của học sinh lớp 12C2 được nâng
cao hơn.
2. 3 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Sử dụng phiếu học tập trong dạy học đã có một số tác giả quan tâm nghiên cứu. Trong
bài báo Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học hợp tác của tác giả Đặng Thành
Hưng đăng trên báo Phát triển Giáo dục số 8, tháng 8/2004, tác giả đã nêu định nghĩa, chức
năng của một số dạng phiếu học tập, nêu cách thiết kế và quy trình sử dụng phiếu học tập
trong dạy học hợp tác.
Tác giả Nguyễn Thành Thi trong công trình Cải tiến phương pháp, kĩ thuật kiểm tra
đánh giá trong dạy học Ngữ văn đăng trên tạp chí Văn học ( sổ 3, 2010) đã nêu lên vai trò,
tác dụng cũng như cách thức sử dụng phiếu học tập trong dạy học hợp tác đối với bộ môn
Ngữ văn
Công trình nghiên cứu Vòng tròn thảo luận của Harvey Daniels (người dịch .Nguyễn
Thị Hồng Nam ( 2006) đề cập đến vấn đề Worksheets (phiếu học tập phân vai)
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên giới thiệu cơ sở lý luận cũng như nghiên
cứu khái quát việc sử dụng phiếu học tập trong dạy học Ngữ văn, chưa có công trình nào đi
sâu vào nghiên cứu, thiết kế, sử dụng phiếu học tập trong dạy học phân môn Tiếng Việt, cụ
thể qua bài Thực hành một số phép tu từ cú pháp - chương trình Ngữ văn chuẩn 12.
2.4 Vấn đề nghiên cứu:
Sử dụng phiếu học tập trong hoạt động dạy học có nâng cao kết quả bài Thực hành
một số phép tu từ cú pháp- chương trình Ngữ văn chuẩn 12 của học sinh lớp 12C2 trường
THPT Nguyễn Trung Trực không?
2.5 Giả thuyết nghiên cứu:
Sử dụng phiếu học tập trong hoạt động dạy học có nâng cao kết quả bài Thực hành
một số phép tu từ cú pháp- chương trình Ngữ văn chuẩn 12 của học sinh lớp 12C2 trường
THPT Nguyễn Trung Trực.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu
* GV: Bản thân tôi trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn cả 2 lớp 12C2 và 12C3.
* HS: Lớp 12C2 và lớp 12C3 trường THPT Nguyễn Trung Trực-Hòa Thành Tây Ninh. Hai
lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về sĩ số học sinh, giới
tính.
6
Bảng 1: Giới tính và thành phần dân tộc của học sinh lớp 12C2 và 12C3 trường THPT
Nguyễn Trung Trực-Hòa Thành- Tây Ninh.
Tổng số Nam Nữ Dân tộc
Kinh Khác
Lớp 12C2 40 20 20 40 0
Lớp 12C3 40 21 19 40 0
Về ý thức học tập: Học sinh ở hai lớp đều tích cực, chủ động.
Về thành tích học tập giữa HKI vừa qua, hai lớp tương đương về điểm số.
3.2.Thiết kế nghiên cứu
Chọn hai lớp nguyên vẹn: lớp 12C2 là nhóm thực nghiệm, lớp 12C3 là nhóm đối
chứng. Tôi dùng bài kiểm tra trước tác động là bài khảo sát chất lượng giữa HKI do trường ra
đề chung cho cả khối 12. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác
nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số
trung bình của 2 nhóm trước khi tác động.
Kết quả:
Bảng 2: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
Đối chứng Thực nghiệm
TBC 4,9 5,0
P= 0,52 > 0,05
So sánh với tiêu chuẩn cho thấy sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm là không có ý
nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương.
Chọn thiết kế nghiên cứu: thiết kế 2
Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động đối với nhóm tương đương
Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu
Nhóm KT trước tác động Tác động KT sau tác động
TN 01 01’ Dạy học có sử dụng phiếu học tập 03
ĐC 02 02’ Dạy học không có sử dụng phiếu học tập 04
TN: lớp thực nghiệm (12C2)
ĐC: lớp đối chứng (12C3)
Ở thiết kế này tôi sử dụng phép kiểm chứng T-tes độc lập.
3.3 Quy trình nghiên cứu:
a.Chuẩn bị bài của giáo viên:
-Lớp đối chứng: 12C3 : Thiết kế kế hoạch bài học không có sử dụng phiếu học tập
-Lớp thực nghiệm: 12C2: Thiết kế kế hoạch bài học có sử dụng phiếu học tập
b.Tiến hành tác động:
Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy và học của nhà trường và theo
thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan, cụ thể:
7
Bảng 4: Kế hoạch thực nghiệm
Tuần Ngày
tháng
Tiết PPCT Tên bài dạy
12 23/11/2014 34
Thực hành một số phép tu từ cú pháp
3.4. Đo lường
Bài kiểm tra trước tác động là bài khảo sát chất lượng giữa HKI (môn Ngữ văn) do
trường ra đề chung cho cả khối 12.
Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra được thiết kế riêng sau khi học xong bài học
(Tiết 34): Thực hành một số phép tu từ cú pháp.
Bài kiểm tra sau tác động gồm có: 3 câu hỏi tự luận, 4 câu hỏi trắc nghiệm
*Tiến hành kiểm tra và chấm bài: Sau khi dạy xong bài học trên, tôi tiến hành bài kiểm tra 1
tiết ( nội dung kiểm tra trình bày ở phần phụ lục)
4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ
Sau thời gian tiến hành tác động qua bài học trên (thực hiện ở tuần 12) của HKI năm
học 2014-2015, tôi tiến hành cho học sinh 2 lớp (TN và ĐC) làm bài kiểm tra sau tác động
( được thiết kế riêng).
Trên cơ sở kết quả thu được, tôi tiến hành phân tích dữ liệu qua các thông số: Tính giá
trị chênh lệch qua giá trị trung bình của các bài kiểm tra trước và sau kiểm chứng
Bảng 5: Bảng so sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Đối chứng Thực nghiệm
ĐTB 5,0 5,8
Độ lệch chuẩn 0,96 0,92
Giá trị P của T- test 0,0001
Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD) 0,87
Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác
động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-Test cho kết quả p = 0,0001, cho thấy: sự chênh
lệch giữa ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả
ĐTB nhóm thực nghiệm cao hơn ĐTB nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả
của tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,92
Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc dạy học có sử dụng phiếu học tập đến
kết quả học tập của nhóm thực nghiệm là lớn.
Giả thiết của đề tài “Sử dụng phiếu học tập trong hoạt động dạy học bài Thực
hành một số phép tu từ cú pháp” đã được kiểm chứng.
8
Biểu đồ so sánh điểm trung bình của 2 nhóm
4.3. Bàn luận
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC = 5,8.Kết quả bài
kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 5,0. Chênh lệch điểm trung bình giữa hai
nhóm là: 0,92
Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 0,87 . Điều đó cho thấy điểm TBC của hai lớp
ĐC và TN đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm TBC cao hơn lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SDM = 0,87. Điều này có
nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn.
Phép kiểm chứng T- test ĐTB sau tác động của 2 lớp là p= 0,0001 < 0,05. Kết quả
này khẳng định sự chênh lệch ĐTB của 2 nhóm không phải là ngẫu nhiên mà là do tác động.
* Hạn chế:
Giáo viên tốn nhiều công sức, thời gian, kinh phí cho việc thiết kế, xây dựng phiếu học tập.
5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:
5.1. Kết luận: Việc sử dụng phiếu học tập vào hoạt động dạy học bài Thực hành một
số phép tu từ cú pháp đã góp phần nâng cao kết quả học tập của HS lớp 12C2 trường THPT
Nguyễn Trung Trực –Hòa Thành Tây Ninh.
Với kết quả đạt được, tôi sẽ tiếp tục thực hiện đề tài này trong thời gian
còn lại của năm học 2014-2015 và những năm học tiếp theo.
5.2. Khuyến nghị:
BGH hỗ trợ kinh phí cho GV khi làm đồ dùng dạy học.
Giáo viên: không ngừng tự học, tự bồi dưỡng về công nghệ thông tin để phục vụ giảng
dạy.
9
Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm, chia sẻ và
đặc biệt là giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn có thể ứng dụng đề tài này vào việc dạy học
để tạo hứng thú và nâng cao kết quả bộ môn cho học sinh.
10
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Robert J. Marzano – Debra J. Pickering – Jane E. Pollock: Các phương pháp dạy học hiệu
quả (người dịch Hồng Lạc), NXB Giáo dục, 2005.
3. Lê Phước Lộc: Lý luận dạy học, Đại học Cần Thơ, 2004.
4. Nguyễn Thị Hồng Nam, Câu hỏi hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản, Tạp chí Khoa học học
và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên, tập 73, số 11, 2010.
5. Nguyễn Thị Hồng Nam, Chuyên đề đổi mới PPDH dành cho học viên Cao học, Đại học
Cần Thơ, 2008
6. Nguyễn Thành Thi, Cải tiến phương pháp, kĩ thuật kiểm tra đánh giá trong dạy học ngữ
văn, Văn học, số 3, 2012
7. Đặng Thành Hưng ,“Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học hợp tác” ,Phát triển
Giáo dục số 8, tháng 8/2004,
8. Mạng Iternet : ; thuvientailieu.bachkim.com,
thuvienbaigiangdientu.bachkim.com; giaovien.net …
11
PHỤ LỤC 1: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP QUA BÀI
THỰC HÀNH MỘT SỐ PHÉP TU TỪ CÚ PHÁP-CHƯƠNG TRÌNH
NGỮ VĂN CHUẨN 12.
1.Yêu cầu:
*Hình thức phiếu học tập thể hiện tính sư phạm để kích thích, tạo ra sự hứng thú cho
HS. Kích thước của phiếu học tập thường là giấy khổ A
4
, có chỗ trống cho HS ghi kết quả
học tập.
*Nhiệm vụ học tập nêu ra trên phiếu học tập phải vừa sức với trình độ, hoạt động của
HS, với lượng thời gian thực hiện thích hợp. Phiếu học tập phải thể hiện được ý tưởng giảng
dạy của GV: tổ chức HS giải quyết vấn đề , luyện tập, củng cố bài học, khái quát hoá, hệ
thống kiến thức hay hướng dẫn HS tự học ở nhà dưới dạng hệ thống câu hỏi, sơ đồ, biểu
bảng, bài tập trắc nghiệm.
*Vấn đề trên phiếu học tập nên chia nhỏ, sắp xếp từ dễ đến khó để tất cả HS trong lớp
học với năng lực học khác nhau đều có thể tham gia
* Phiếu học tập thể hiện được yêu cầu làm việc hợp tác với nhau trong nhóm học tập
hoặc làm việc cá nhân độc lập,
*Các thông tin, yêu cầu trên phiếu học tập phải được ghi rõ ràng, ngắn gọn, chính
xác, dễ hiểu. Phần dành cho học sinh điền các thông tin phải có khoảng trống thích hợp. Cách
trình bày phiếu phải đảm bảo tính khoa học, thẩm mĩ, thể hiện rõ ràng: Không gian “lệnh”
(yêu cầu, vấn đề) và không gian “làm việc” (theo “lệnh”)
* Để việc sử dụng phiếu học tập có hiệu quả, GV cần phải:
-Số lượng mẫu phiếu học tập cho các nhóm đầy đủ
-Đáp án phiếu học tập trên bảng phụ đủ lớn ( hoặc bảng trong và đèn chiếu) để HS
đối chiếu kết quả.
-Điều khiển hoạt động của học sinh linh hoạt, đúng yêu cầu về thời gian hòan thành
phiếu, trình bày nội dung phiếu học tập của HS.
2. Các bước xây dựng phiếu học tập:
2.1.GV xác định nội dung, cách trình bày nội dung và hình thức thể hiện trong phiếu
học tập trên cơ sở phân tích nội dung học tập, định hướng phương pháp, kĩ thuật, biện pháp
và hình thức dạy học, nhận thức môi trường và các điều kiện học tập, cách thức tổ chức các
phiếu học tập thành hệ thống như thế nào cho phù hợp.
2.2 Chọn vấn đề – kiến thức bài học cần sử dụng phiếu học tập. Chuyển vấn đề học tập
– kiến thức đó thành dạng phiếu học tập dưới hình thức câu hỏi, sơ đồ, biểu bảng, bài tập trắc
nghiệm
Đối với giờ thực hành phân môn Tiếng Việt, PHT được GV sử dụng để tổ chức cho
học sinh giải các bài tập:
12
a)Bài tập nhận diện, phân tích.
b)Bài tập tái hiện là loại bài tập học sinh phải tự nghĩ ra các ví dụ để minh hoạ hiện tượng từ
vựng, ngữ pháp, ngữ nghĩa đã được học trên cơ sở vốn ngôn ngữ của mình.
c)Bài tập phân loại, qui loại nhằm kiểm tra năng lực khái quát hoá các hiện tượng từ vựng,
ngữ pháp. Loại bài tập này buộc học sinh phải huy động hiểu biết trong một phạm vi tương
đối rộng nhằm so sánh đối chiếu các hiện tượng để quy chúng về từng nhóm.
d)Bài tập tạo lập là loại bài tập yêu cầu học sinh tự mình tạo nên sản phẩm nói hoặc viết theo
một yêu cầu nào đó như:
- Tạo lập theo mẫu.
- Tạo lập tiếp sản phẩm theo những yêu cầu nhất định.
- Tạo lập sản phẩm chỉ dựa vào những yêu cầu nhất định.
e)Bài tập sửa chữa.
3. Xây dựng đáp án cho phiếu học tập
GV xây dựng đáp án trên bảng phụ được chuẩn bị sẵn hoặc trình chiếu đáp án trên
slide nếu sử dụng giáo án điện tử .
4.Sử dụng phiếu học tập trong hoạt động dạy học bài Thực hành một số phép tu từ cú
pháp -chương trình Ngữ văn chuẩn 12.
4.1Kết hợp sử dụng phiếu học tập với hoạt động hợp tác nhóm ( 1 nhóm / 1 phiếu học tập):
Sử dụng phiếu học tập để HS ôn tập kiến thức cũ, luyện tập, củng cố bài học với số
lượng HS cho 1 nhóm là 4 em ( vị trí ngồi 2 bàn liền nhau) hoặc nhóm nhỏ là 2 em (ngồi
cùng 1 bàn).
4.2 Sử dụng phiếu học tập cho hoạt động cá nhân (1 HS /1 phiếu học tập)
-Sử dụng trên lớp để củng cố, luyện tập kiến thức.
- Sử dụng ở nhà để học sinh tự học: ôn tập kiến thức vừa học trên lớp , chuẩn bị bài mới
4.3 Các bước sử dụng phiếu học tập :
Bước 1: GV nêu nhiệm vụ học tập, giao phiếu học tập cho HS, tùy theo hình thức tổ chức dạy
học mà GV giao cho mỗi HS một phiếu hay mỗi nhóm một phiếu.
Bước 2: Hướng dẫn thực hiện phiếu học tập. (Dựa vào yêu cầu, bài tập đặt ra trong phiếu để
hướng dẫn cụ thể, quy định thời gian).
Bước 3: HS làm việc với các nguồn tài liệu và hoàn thành phiếu học tập.
_Đối với hoạt động cá nhân: Mỗi cá nhân học sinh tự tìm hiểu, trả lời các câu hỏi và
ghi câu trả lời vào trong phiếu học tập cá nhân.
_Đối với hoạt động nhóm: Cả nhóm thảo luận, thống nhất lại ý kiến trả lời chung từ
các ý kiến cá nhân, ghi câu trả lời vào phiếu học tập nhóm
Bước 4: HS trình bày, những HS khác chú ý, đối chiếu với phiếu học tập của mình và bổ
sung, góp ý, cũng có thể thắc mắc, tranh luận với người trình bày . GV dùng máy chiếu đa vật
thể để trình chiếu phần trả lời của học sinh trên phiếu học tập.
13
Bước 5: GV sửa chữa, bổ sung và đưa ra đáp án. HS so sánh, đối chiếu và rút kinh nghiệm,
tự đánh giá, hoàn thiện kết quả.
Bước 6: Sau mỗi giờ học, GV sẽ thu lại tất cả các phiếu học tập của HS để kiểm tra thái độ
làm việc, khả năng làm việc của từng nhóm HS (hoặc cá nhân). Nhận xét, đánh giá và điều
chỉnh hợp lí những hạn chế của các em.
14
PHỤ LỤC 2: KẾ HOẠCH BÀI HỌC
TUẦN 12
Tiết 34
Tiếng Việt
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
1. Kiến thức: Củng cố nâng cao kiến thức về một số biện pháp tu từ cú pháp.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích một số phép tu từ cú pháp.
*Kỹ năng sống: Giao tiếp
Tư duy sáng tạo.
3. Thái độ: Ý thức sử dụng phép tu từ cú pháp khi làm văn.
II.TRỌNG TÂM:
- Nhận biết và phân tích các phép lặp cú pháp, phép chiêm xen và phép liệt kê trong
văn bản.
- Cảm nhận và phân tích tác dụng tu từ của các phép tu từ kể trên.
- Bước đầu sử dụng các phép tu từ cú pháp trong bài làm văn.
III. CHUẨN BỊ:
-GV: Phiếu học tập
-HS: SGK + Bài soạn
IV. TIẾN TRÌNH
1. Ổn định lớp
Kiểm tra sĩ số HS + SGK + Bài soạn.
2.Kiểm tra bài cũ: Luật thơ.
Chỉ ra cách gieo vần, ngắt nhịp, hài thanh trong đoạn thơ:
“Nhớ gì như nhớ người yêu
…
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy”
(Việt Bắc - Tố Hữu)
3. Giảng bài mới:
* Giới thiệu bài:
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học
Hoạt động 1: GV hướng dẫn học
sinh thực hành phép lặp cú pháp :
BT1
Hãy xác định những câu có lặp kết
cấu cú pháp và phân tích kết cấu cú
pháp đó.
-Cho biết phép lặp đó có tác dụng
như thế nào?
HS đọc ngữ liệu trong SGK và xác
định yêu cầu của bài tập.
GV Hướng dẫn HS làm bài tập ,
I . Phép lặp cú pháp :
1. Bài tập 1:
a. - Câu có hiện tượng lặp kết cấu ngữ pháp (lặp cú
pháp) :
+ Hai câu bắt đầu từ “Sự thật là… ”.
+ Hai câu bắt đầu từ “Dân ta…”.
- Phân tích kết cấu cú pháp đó :
+ Kết cấu lặp ở hai câu bắt đầu từ “Sự thật là” :
o P (thành phần phụ tình thái) – C (chủ ngữ) – V1
15
THỰC HÀNH MỘT SỐ PHÉP
TU TỪ CÚ PHÁP
HS: Hoạt động nhóm 4 HS
HS: Cử đại diện trình bày, các
nhóm khác bổ sung.
GV: Chốt lại đáp án của bài tập
theo câu hỏi hướng dẫn.
BT2 :
HS đọc ngữ liệu trong SGK và xác
định yêu cầu của bài tập.
So sánh hiện tượng lặp kết cấu
ngữ pháp trong những ngữ liệu của
bài tập trên với các ngữ liệu của bài
tập này .
Hoạt động nhóm theo bàn 2 HS
(vị ngữ 1) – V2 (vị ngữ 2).
o Kết cấu khẳng định ở vế đầu và bác bỏ ở vế sau :
Sự thật là… + nước ta / dân ta + đã… + chứ không
phải…
+ Kết cấu lặp ở hai câu bắt đầu từ Dân ta:
o C – V + [Phụ ngữ chỉ đối tượng] – Tr (Trạng
ngữ).
o Trong đó : C : dân ta, V : đã / lại đánh đổ [Các
xiềng xích… / chế độ quân chủ …] chỉ mục đích
(để gây dựng / mà lập nên)
- Tác dụng:
Tạo cho lời tuyên ngôn âm hưởng đanh thép, hùng
hồn, thích hợp với việc khẳng định nền độc lập ,
đồng thời khẳng định thắng lợi của CMT8 là đánh
đổ chế độ thực dân và chế độ phong kiến.
b. Các câu có lặp kết cấu cú pháp
- Câu 1 và câu 2
- Câu 3,4,5
Tác dụng:
Khẳng định mạnh mẽ chủ quyền của chúng ta và
bộc lộ cảm xúc sung sướng, tự hào, sảng khoái đối
với thiên nhiên, đất nước khi giành được quyền làm
chủ đất nước.
c. Đoạn thơ vừa lặp từ ngữ, vừa lặp cú pháp :
Ba cặp câu lục bát lặp các từ nhớ sao và lặp kết
cấu ngữ pháp của kiểu câu cảm thán.
Tác dụng :
Biểu hiện nỗi nhớ da diết của người ra đi đối với
những cảnh sinh hoạt và cảnh vật thiên nhiên ở Việt
Bắc.
2. Bài tập 2 :
a. Ở mỗi câu tục ngữ, hai vế lặp cú pháp đối nhau
chặt chẽ về số tiếng, từ loại, kết cấu ngữ pháp của
từng vế.
b. Ở câu đối, phép lặp cú pháp đòi hỏi mức độ chặt
chẽ cao: số tiếng ở hai câu bằng nhau. Hơn nữa,
phép lặp còn phối hợp với phép đối (đối ứng từng
tiếng trong hai vế về từ loại, về nghĩa; trong mỗi vế
còn dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa tương ứng).
Chủ ngữ
(danh
từ)
Vị ngữ
(động
từ)
Thành tố
phụ của
vị ngữ
Vế 1 Cụ già ăn củ ấu
non
Vế 2 Chú bé trèo Cây đại
Sử dụng PHT số 1
Sử dụng phiếu học tập số 2
16
BT 3 ( về nhà làm)
Tìm trong các văn bản ở Ngữ văn 12
(tập một) ba câu văn (hoặc thơ) có
dùng phép lặp cú pháp và nêu tác
dụng của phép tu từ đó.
.
Hoạt động 2 : GV hướng dẫn HS
thực hành phép liệt kê
HS đọc SGK
Phân tích hiệu quả của phép lặp cú
pháp và phép liệt kê trong hai đoạn
trích trong SGK ?
HS : Hoạt động nhóm 4 HS
Hoạt động 3 : GV hướng dẫn HS
thực hành phép chêm xen
BT 1 : HS đọc SGK
Phân tích bộ phận in đậm trong các
lớn
- « ấu » vừa chỉ loài cây, vừa có nghĩa là « non ».
- « đại » vừa chỉ loài cây, vừa có nghĩa là « lớn ».
c. Ở thơ Đường luật : phép lặp cú pháp cũng đòi hỏi
mức độ chặt chẽ cao : kết cấu ngữ pháp giống nhau,
số lượng tiếng bằng nhau, các tiếng đối nhau về từ
loại và nghĩa (đặc biệt giữa hai câu thực và hai câu
luận của bài thất ngôn bát cú)
d. Ở văn biền ngẫu : phép lặp cú pháp cũng thường
phối hợp với phép đối. Điều đó thường tồn tại trong
một cặp câu (câu trong văn biền ngẫu không cố định
về số tiếng )
3. Bài tập 3 :
- Tìm trong các văn bản ở Ngữ văn 12 (tập một) ba
câu văn (hoặc thơ) có dùng phép lặp cú pháp :
+ Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học.
Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước
thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa
của ta trong những bể máu
(Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh)
+ Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước.
(Sóng – Xuân Quỳnh)
- Phân tích tác dụng .
II. Phép liệt kê :
a. Trong đoạn trích Hịch tướng sĩ, phép liệt kê đã
phối hợp với phép lặp cú pháp. Nhiều đoạn, câu (vế
câu) liên tiếp theo cùng một kết cấu gồm hai vế như
mô hình khái quát sau :
Kết cấu Hoàn cảnh thì Giải pháp
Ví dụ : Không có
mặc
thì ta cho ăn
- Tác dụng: nhấn mạnh và khẳng định sự đối đãi
chu đáo, đầy tình nghĩa của Trần Quốc Tuấn đối với
tướng sĩ trong mọi hoàn cảnh khó khăn.
b. Phép lặp cú pháp (các câu có kết cấu ngữ pháp
giống nhau : C- V [+ phụ ngữ chỉ đối tượng] phối
hợp với phép liệt kê để vạch tội ác của thực dân
Pháp, chỉ mặt tên kẻ thù dân tộc.
III. Phép chêm xen:
1. Bài tập 1 :
- Tất cả các bộ phận in đậm trong các bài tập a, b,
c, d đều ở vị trí giữa câu hoặc cuối câu. Chúng chen
vào trong câu để ghi chú thêm thông tin nào nào đó.
Sử dụng PHT số 3
17
câu sau về :
- Vị trí và vai trò ngữ pháp trong
câu,
- Dấu câu tách biệt bộ phận đó
- Tác dụng của bộ phận đó đối với
việc bổ sung thông tin, biểu hiện
tình cảm, cảm xúc ?
Hoạt động nhóm 4 HS
BT2 ;
BT 2 : Hãy viết đoạn văn ( từ 3 đến
5 câu) về Tố Hữu và bài thơ Việt
Bắc trong đó có sử dụng phép chêm
xen. Phân tích tác dụng của phép
chêm xen trong trường hợp đó.
Hs về nhà làm.
- Các bộ phận đó đều được tách bằng ngữ điệu khi
nói, khi đọc. Còn khi viết thì chúng được tách ra
bằng dấu phẩy, dấu ngoặc đơn hoặc dấu gạch
ngang.
- Chúng có tác dụng ghi chú hoặc giải thích cho từ
ngữ đi trước, bổ sung thông tin thêm sắc thái về tình
cảm, cảm xúc của người viết.
2. Bài tập 2 :
- Nhà thơ Tố Hữu, lá cờ đầu của văn học cách mạng
Việt Nam hiện đại, đã viết bài thơ « Việt Bắc » vào
những ngày rời chiến khu Việt Bắc trở về thủ đô
Hà Nội. Bài thơ thấm đượm cảm xúc lưu luyến và
tình cảm sâu nặng của tác giả đối với Việt Bắc, nơi
đã nuôi dưỡng cán bộ và quân đội cách mạng trong
suốt chín năm trường kì kháng chiến. Bài thơ là một
thi phẩm đặc sắc của thơ ca cách mạng Việt Nam.
- Tác dụng : Cung cấp thêm thông tin cần thiết về
nhà thơ và điạ danh Việt Bắc.
4.Củng cố :
Xác định phép tu từ và nêu tác dụng của phép tu từ đó qua các văn bản sau:
a. Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
(Xuân Quỳnh, Sóng)
b. Này chồng, này mẹ, này cha
Này là em ruột, này là chị dâu
Cô gái nhà bên ( có ai ngờ)
Cũng vào du kích
(Giang Nam, Quê hương)
5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
1. Hướng dẫn học bài:
Về nhà làm BT 3/151/sgk, BT 2/153/sgk.
2. Hướng dẫn chuẩn bị bài:
Bài mới: Ôn tập phần Tiếng Việt (HKI)
-Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
-Phong cách ngôn ngữ khoa học
-Phép tu từ ngữ âm, phép tu từ cú pháp.
Rút kinh nghiệm
18
sử dụng PHT số 4
Sử dụng PHT số 5
( hoạt động cá nhân)
Tiết 34 THỰC HÀNH MỘT SỐ PHÉP TU TỪ CÚ PHÁP
Tiếng Việt
Phiếu học tập số 1-Hoạt động nhóm ( 4 HS)-Thời gian: 7 phút
Họ tên:…………………………………………………………………
………………………………………………………………………
Lớp:……………….
BT 1/150/sgk:
Hãy xác định những câu có lặp kết cấu cú pháp và phân tích kết cấu cú pháp đó.
-Cho biết phép lặp đó có tác dụng như thế nào?
Văn bản Câu có phép lặp cú pháp Kết cấu cú pháp Tác dụng
a
b
c
19
Đáp án:
Văn
bản
Câu có phép lặp cú pháp Kết cấu cú pháp Tác dụng
a -Sự thật là nữa.
Sự thật là Pháp.
-Dân ta độc lập
Dân ta Cộng hòa
-Sự thật là +P (thành phần
Phụ tình thái)+C-V1-V2
Khẳng định vế đầu và bác
bỏ vế sau
-Dân ta + C-V+P (phụ
ngữ chỉ đối tượng)+ Tr
- khẳng định nền độc lập
- khẳng định thắng lợi của
CMT8 là đánh đổ chế độ
thực dân và chế độ PK
b -Trời xanh đây là của chúng
ta
Núi rừng đây là của chúng ta
-Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng
phù sa
-Câu khẳng định :
C (danh từ) đây +V( là
của chúng ta)
-Những + danh từ +tính
từ
-Khẳng định mạnh mẽ chủ
quyền của chúng ta
-bộc lộ cảm xúc sung
sướng, tự hào, sảng khoái
đối với thiên nhiên, đất
nước khi giành được chủ
quyền.
c Nhớ sao lớp học i tờ
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Nhớ sao+ngữ danh từ - nỗi nhớ da diết của người
ra đi đối với những cảnh
sinh hoạt và cảnh vật thiên
nhiên ở Việt Bắc.
20
Tiết 34 THỰC HÀNH MỘT SỐ PHÉP TU TỪ CÚ PHÁP
Tiếng Việt
Phiếu học tập số 2-Hoạt động nhóm ( 5 phút )
Họ tên:…………………………………………………………………
………………………………………………………………………
Lớp:……………….
BT 2/ 151/ sgk: So sánh phép lặp cú pháp trong những câu văn xuôi, câu thơ với kết cấu cuả
những câu tục ngữ, câu đối, thơ Đường, văn biền ngẫu ?
SO SÁNH
Giống nhau Khác nhau
Tục ngữ, câu đối, thơ Đường
luật, văn biền ngẫu
Văn xuôi, thơ tự do
Đáp án
So sánh phép lặp cú pháp trong những câu văn xuôi, câu thơ với kết cấu cuả
những câu tục ngữ, câu đối, thơ Đường, văn biền ngẫu
Giống nhau Khác nhau
Tục ngữ, câu đối, thơ Đường
luật, văn biền ngẫu
Văn xuôi, thơ tự do
+ Lặp kết cấu cú pháp.
+ Lặp kết cấu cú pháp. -Số tiếng ở vế trước và vế
sau, câu trước và câu sau
phải bằng nhau
-Từ loại+ cấu tạo từ: Cùng
từ loại, cùng kiểu cấu tạo từ
-Nhịp điệu: Lặp lại rõ ràng,
cân đối
-Số tiếng: không nhất tiết
phải bằng nhau
-Từ loại +cấu tạo của từ:
không nhất thiết phải cùng từ
loại, cùng kiểu cấu tạo từ.
-Nhịp điệu: không nhất thiết
lặp lại rõ ràng.
21
Tiết 34 THỰC HÀNH MỘT SỐ PHÉP TU TỪ CÚ PHÁP
Tiếng Việt
Phiếu học tập số 3-Hoạt động nhóm ( 2 HS)-Thời gian: 5 phút
Họ tên:…………………………………………………………………
………………………………………………………………………
Lớp:……………….
II.Phép liệt kê
BT 1/SGK : Phân tích hiệu quả của phép lặp cú pháp và phép liệt kê trong hai đoạn trích trong
SGK ?
Văn bản Kết cấu Hiệu quả ( tác dụng)
a
b
Đáp án:
Văn bản Kết cấu Tác dụng
a Hoàn cảnh+thì+giải pháp
(phối hợp phép liệt kê)
nhấn mạnh, khẳng định sự đối đãi chu
đáo, đầy tình nghĩa của Trần Quốc Tuấn
đối với tướng sĩ trong mọi hoàn cảnh khó
khăn
b C-V+P (phụ ngữ chỉ đối tượng)
(phối hợp phép liệt kê)
vạch tội ác của thực dân Pháp, chỉ mặt tên
kẻ thù dân tộc.
22
Tiết 34 THỰC HÀNH MỘT SỐ PHÉP TU TỪ CÚ PHÁP
Tiếng Việt
Phiếu học tập số 4-Hoạt động nhóm 4 học sinh- thời gian: 7 phút
Họ tên:…………………………………………………………………
………………………………………………………………………
Lớp:……………….
III. Phép chêm xen
Bài tập 1/152/sgk
Phân tích bộ phận in đậm trong các câu SGK về :
- Vị trí và vai trò ngữ pháp trong câu,
- Dấu câu tách biệt bộ phận đó
- Tác dụng của bộ phận đó đối với việc bổ sung thông tin, biểu hiện tình cảm, cảm xúc ?
Câu Vị trí Vai trò ngữ pháp Dấu câu tách
biệt
Tác dụng
a
b
c
d
23
Đáp án:
Câu Vị trí Vai trò ngữ pháp Dấu câu
tách biệt
Tác dụng
a Giữa câu Thể hiện nghĩa
tình thái
dấu ngoặc
đơn ( )
Bổ sung thông tin , thể hiện nhận
xét của người viết về đầu óc kém
hiểu biết của Thị Nở
b Cuối câu Thể hiện nghĩa
tình thái
dấu
phẩy ,
Bổ sung thông tin, thể hiện sự
đánh giá của người viết đối với sự
việc được nói trước đó (Sự cô độc
thật đáng sợ)
c Giữa câu Thể hiện nghĩa
tình thái
dấu ngoặc
đơn ( )
Thông tin về thái độ ngạc nhiên
và tình cảm thương mến của
người viết đối với đối tượng
d Giữa câu Thể hiện nghĩa
tình thái
dấu phẩy , Nhấn mạnh tư cách pháp nhân
của chúng tôi, những người tuyên
bố nền độc lập của đất nước Việt
Nam, làm cho lời tuyên bố có tính
chất đanh thép, có hiệu lực pháp
lí, có độ thuyết phục cao.
24
Tiết 34 THỰC HÀNH MỘT SỐ PHÉP TU TỪ CÚ PHÁP
Tiếng Việt
Phiếu học tập số 5-Hoạt động cá nhân ( 5 phút )
Họ tên:…………………………………………………………………
………………………………………………………………………
Lớp:……………….
Xác định phép tu từ và nêu tác dụng của phép tu từ đó qua các văn bản sau:
Văn bản Biện pháp tu từ Tác dụng
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
(Xuân Quỳnh, Sóng)
Này chồng, này mẹ, này cha
Này là em ruột, này là chị
dâu
Cô gái nhà bên ( có ai ngờ)
Cũng vào du kích
(Giang Nam, Quê hương)
.
Đáp án:
Văn bản Biện pháp tu từ Tác dụng
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
(Xuân Quỳnh, Sóng)
Lặp cú pháp Thể hiện những trạng thái của
sóng cũng là những cung bậc
của tình yêu.
Này chồng, này mẹ, này cha
Này là em ruột, này là chị
dâu
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Liệt kê
Liệt kê các nhân vật của gia
đình của Thúy Kiều trong buổi
đại đoàn viên- 1 trật tự sắp xếp
theo quan điểm tình cảm của
người phụ nữ lúc bấy giờ.
Cô gái nhà bên ( có ai ngờ)
Cũng vào du kích
(Giang Nam, Quê hương)
Chêm xen Sự phát hiện đột ngột, 1 sự
trùng hợp lý thú .
25