Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Thảo luận môn chuyên đề kế toán công cụ tài chính: Các khoản đầu tư giữ đến ngày đáo hạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.64 KB, 8 trang )

CHUYÊN ĐỀ TỰ CHỌN
CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ GIỮ ĐẾN NGÀY ĐÁO HẠN
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Khái niệm
Theo thông tư 210/2009/TT-BTC According to IAS 39
Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày
đáo hạn: Là các tài sản tài chính phi phái
sinh với các khoản thanh toán cố định
hoặc có thể xác định và có kỳ đáo hạn cố
định mà đơn vị có ý định và có khả năng
giữ đến ngày đáo hạn, ngoại trừ:
a) Các tài sản tài chính mà tại thời
điểm ghi nhận ban đầu đã được xếp vào
nhóm ghi nhận theo giá trị hợp lý thông
qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh;
b) Các tài sản tài chính đã được xếp
vào nhóm sẵn sàng để bán;
c) Các tài sản tài chính thỏa mãn định
nghĩa về các khoản cho vay và phải thu.
Held-to-maturity investments: are non-
derivative financial assets with fixed or
determinable payments and fixed maturity that
an entity has the positive intention and ability
to hold to maturity other than:
(a) those that the entity upon initial recognition
designates as at fair value through profit or
loss;
(b) those that the entity designates as available
for sale; and
(c) those that meet the definition of loans and


receivables.
2. Phân loại
IAS 39 Translated to Vienamese
An entity shall not classify any financial
assets as held to maturity if the entity has,
during the current financial year or during the
two preceding financial years, sold or
reclassified more than an insignificant amount
of held-to-maturity investments before
maturity (more than insignificant in relation to
the total amount of held-to-maturity
investments) other than sales or
reclassifications that:
(i) are so close to maturity or the financial
asset’s call date (for example, less than
three months before maturity) that changes
in the market rate of interest would not have
a significant effect on the financial asset’s
fair value.
(ii) occur after the entity has collected
substantially all of the financial asset’s
original principal through scheduled
Doanh nghiệp sẽ không được phân loại tài
sản tài chính vào nhóm giữ đến ngày đáo hạn
nếu như trong năm tài chính hiện tại hoặc trong
vòng 2 năm tài chính trước đó, doanh nghiệp
đã bán hoặc đã phân loại trước thời gian đáo
hạn một số lượng nhiều hơn mức không đáng
kể (nhiều hơn mức không đáng kể so với tổng
toàn bộ các khoản đầu tư giữ đến ngày đáo

hạn) trừ khi việc bán hoặc phân loại lại thỏa
mãn các điều kiện:
(i) Gần đến ngày đáo hạn hoặc ngày gọi
của các tài sản tài chính (ít hơn 3 tháng
trước khi đáo hạn) đến mức những thay đổi
trong lãi suất thị trường sẽ không có ảnh
hưởng đáng kể đến giá trị hợp lý của tài sản
tài chính.
(ii) Được thực hiện khi mà doanh nghiệp
đã thu hồi gần hết số tiền gốc của tài sản
qua việc theo tiến độ thanh toán hoặc được
thanh toán trước.
TÀI SẢN TÀI CHÍNH Page 1
CHUYÊN ĐỀ TỰ CHỌN
payments or prepayments; or
(iii) are attributable to an isolated event that
is beyond the entity’s control, is non-
recurring and could not have been
reasonably anticipated by the entity.
(iii) Việc bán tài sản thực hiện một cách cô
lập, nằm ngoài kiểm soát của doanh nghiệp,
không lặp lại và doanh nghiệp không thể
đoán trước được.
Nhận xét: từ định nghĩa ta thấy có 2 đặc điểm của các khoản đầu tư nắm giữa tới ngày đáo
hạn là:
- Các khoản thanh toán cố định hoặc có thể xác định
- Có kì đáo hạn cố định
VD: Đầu tư trái phiếu có kì hạn của chính phủ, trái phiếu công ty
3. Đo lường
a. Ghi nhận ban đầu

Đối với các khoản đầu tư này, chi phí giao dịch, lệ phí, chi phí môi giới được tính vào giá trị của
các khoản TSTC. Chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá gốc được ghi nhận là lãi lỗ tại thời điểm
ghi nhận ban đầu
Giá trị ghi nhận ban đầu = Giá trị hợp lý + chi phí giao dịch
Cách tính giá trị hợp lý của TSTC phát hành theo công thức:
+ Với lãi trả định kì:
GTHL = +
+ Với lãi trả ngay:
GTHL = + L1
+ Với lãi trả sau:
GTHL = +
Trong đó: GTHL là giá trị hợp lý của tài sản tài chính
MG là mệnh giá
r là lãi suất thị trường
n là thời hạn trái phiếu (năm)
L là lãi trả định kì tính theo lãi suất danh nghĩa của TSTC khi phát hành
L1 là lãi trả ngay tại thời điểm phát hành
L2 là lãi trả sau tại thời điểm đáo hạn
TÀI SẢN TÀI CHÍNH Page 2
CHUYÊN ĐỀ TỰ CHỌN
Doanh thu hoạt động tài chính từ tiền lãi thực tế = tiền lãi danh nghĩa + phần chiết khấu – phần
phụ trội.
b. Ghi nhận sau ban đầu
Việc ghi nhận sau ban đầu ghi theo giá trị phân bổ sử dụng phương pháp lãi suất thực tế, chênh
lệch được xử lý vào lãi lỗ trong kì
IAS 39 Translated to Vienamese
Amortised of a financial asset or financial
liability is the amount at which the financial
asset or liabitlity is measured at initial
recognition:

- minus principal repayments,
- plus or minus the cumulative amortisation
of any different between that initial amount
and the maturity amount, and
- minus any write-down for impairment or
uncollectability.
Các khoản đầu tư đến ngày đáo hạn được
phân loại theo phương pháp giá trị phân bổ sẽ
được đo lường bằng cách sử dụng phương
pháp lãi suất thực. Giá trị phân bổ của một tài
sản tài chính hay nợ phải trả tài chính là giá trị
mà tại đó, tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài
chính được đo lường tại giá trị ghi nhận ban
đầu:
- Trừ đi các khoản hoàn trả gốc
- Cộng hoặc trừ khoản khấu hao lũy kế
hoặc bất kì khoản chênh lệch nào giữa
giá trị ban đầu với giá trị đáo hạn.
- Trừ đi các khoản giảm trừ do giảm giá
trị hoặc không thu hồi được.
Effective interest method is a method of
calculating the amortised cost of a financial
instrument and of allocating the interest
income or interest expense over the relevent
period.
Effective interest rate is the rate that
exactly discounts estimated future cash
payments or receipts through the expected life
of the financial instrument to the net carrying
amount.

Phương pháp lãi suất thực là phương pháp
tính toán giá trị phân bổ của một công cụ tài
chính và phân bổ thu nhập từ lãi hoặc chi phí
lãi trong kì có liên quan.
Lãi suất thực tế là lãi suất chiết khấu các luồng
tiền ước tính sẽ chi trả hoặc nhận được trong
tương lai trong suốt vòng đời dự kiến của công
cụ tài chính hoặc ngắn hơn, nếu cần thiết, trở
về giá trị ghi sổ hiện tại thuần của tài sản tài
chính hoặc nợ phải trả tài chính.
VD: Vào ngày 1/1/2011, công ty A mua một trái phiếu có mệnh giá $1.250 và không mất chi phí
giao dịch. Trái phiếu này sẽ đáo hạn vào ngày 31/12/2015 và lãi suất trái phiếu trả hằng năm
(coupon) là 4,72%. Tỷ lệ lãi suất thực là 10%.
Công ty A sẽ ghi nhận trái phiếu này như thế nào qua 5 năm.
BL:
TÀI SẢN TÀI CHÍNH Page 3
CHUYÊN ĐỀ TỰ CHỌN
Hằng năm, công ty A sẽ nhận được một khoản lãi là: $1.250 x 4,72% = $59 và sẽ nhận được
$1.250 khi trái phiếu đáo hạn.
Công ty A sẽ chiết khấu khoản tiền $250 và lãi suất nhận được qua 5 năm bằng cách sử dụng tỉ lệ
lãi suất thực 10%.
Giá trị ghi nhận ban đầu = Giá trị hợp lý + chi phí giao dịch
GTHL = +
GTHL = + = $1000
 Giá trị ghi nhận ban đầu = $1000
Bảng phân bổ qua 5 năm như sau:
Year Amortised cost
at beginning of
year
(1)

$
Profit or loss: Interest
income for year
(@10%)
(2)
$
Interest received
during the year
(cash flow)
(3)
$
Amortised cost
at the end of
year
(4)=(1)+(2)-(3)
$
2011 1.000 100 (59) 1.041
2012 1.041 104 (59) 1.086
2013 1.086 109 (59) 1.136
2014 1.136 113 (59) 1.190
2015 1.190 119 (1.250 + 59) -
Bút toán:
• 1/1/2011:
Nợ TK Trái phiếu đầu tư: 1.000
Có TK Tiền: 1.000
• 31/12/2012:
Nợ TK Tiền: 59
Nợ TK Trái phiếu đầu tư: 41
Có TK Doanh thu tài chính: 100
• 31/12/2013

Nợ TK Tiền: 59
Nợ TK Trái phiếu đầu tư: 50
Có TK Doanh thu HĐTC: 109
• 31/12/2014
TÀI SẢN TÀI CHÍNH Page 4
CHUYÊN ĐỀ TỰ CHỌN
Nợ TK Tiền: 59
Nợ TK Trái phiếu đầu tư: 54
Có TK Doanh thu HĐTC: 113
• 31/12/2015:
- Nhận vốn đầu tư ban đầu:
Nợ TK Tiền: 1.250
Có TK doanh thu HĐTC: 1.250
- Nhận lãi suất trong năm:
Nợ TK Tiền: 59
Nợ TK trái phiếu đầu tư: 60
4. Ưu, nhược điểm của phương pháp đo lường
Ưu điểm:
- Phản ánh các tài sản và công nợ tài chính của doanh nghiệp đúng với lợi ích và nghĩa vụ của
doanh nghiệp ở thời điểm lập báo cáo
- Thông tin tài chính về giá gốc có phân bổ cũng đạt được mức độ tin cậy cao (vì mô hình này sử
dụng các dữ liệu về luồng tiền, giá trị thời gian của tiền, tỷ lệ chiết khấu được quy định rõ trong
các hợp đồng hoặc số liệu tham chiếu từ thị trường hoạt động.)
Nhược điểm:
-Tốn nhiều công sức vì phải tính lại sau mỗi kỳ .
- Phương pháp tính toán phức tạp.
II. TK sử dụng
• TK 121-Đầu tư chứng khoán ngắn hạn:Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình mua, bán
và thanh toán chứng khoán (Cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu,. . .) có thời hạn thu hồi không quá
một năm hoặc mua vào, bán ra chứng khoán để kiếm lời.

• TK 128-Đầu tư ngắn hạn khác: Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến
động tăng, giảm của các khoản đầu tư ngắn hạn khác bao gồm cả các khoản cho vay vốn mà
thời hạn thu hồi không quá một năm.
III. Phương pháp hạch toán
1. Tài khoản 121
TÀI SẢN TÀI CHÍNH Page 5
CHUYÊN ĐỀ TỰ CHỌN
1. Khi mua chứng khoán đầu tư ngắn hạn, căn cứ vào chi phí thực tế mua (Giá mua cộng (+)
Chi phí môi giới, giao dịch, chi phí thông tin, lệ phí, phí ngân hàng . . .), ghi:
Nợ TK 121 - Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
Có TK 111,112,331,
a) Trường hợp nhận tiền lãi và sử dụng tiền lãi tiếp tục mua bổ sung trái phiếu hoặc tín phiếu
(không mang tiền về doanh nghiệp mà sử dụng tiền lãi mua ngay trái phiếu), ghi:
Nợ TK 121 - Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.
b) Trường hợp nhận lãi bằng tiền, ghi:
Nợ các TK 111, 112,. . .
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.
c) Trường hợp nhận lãi đầu tư bao gồm cả khoản lãi đầu tư dồn tích trước khi mua lại khoản
đầu tư đó thì phải phân bổ số tiền lãi này. Chỉ ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính phần tiền
lãi của các kỳ mà doanh nghiệp mua khoản đầu tư này; Khoản tiền lãi dồn tích trước khi doanh
nghiệp mua lại khoản đầu tư được ghi giảm giá trị của chính khoản đầu tư đó, ghi:
Nợ các TK 111, 112,. . . (Tổng tiền lãi thu được)
Có TK 121 - Đầu tư chứng khoán ngắn hạn (Phần tiền lãi đầu tư dồn tích trước khi doanh
nghiệp mua lại khoản đầu tư)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Phần tiền lãi của các kỳ mà doanh nghiệp
mua khoản đầu tư này).
3. Định kỳ nhận cổ tức (nếu có), ghi:
Nợ các TK 111, 112,. . .
Nợ TK 138 - Phải thu khác (Chưa thu được tiền)

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.
4. Khi chuyển nhượng chứng khoán đầu tư ngắn hạn, căn cứ vào giá bán chứng khoán:
a) Trường hợp có lãi, ghi:
Nợ các TK 111, 112,. . . (Tổng giá thanh toán)
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (Tổng giá thanh toán)
Có TK 121 - Đầu tư chứng khoán ngắn hạn (Giá vốn)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá vốn).
b) Trường hợp bị lỗ, ghi:
TÀI SẢN TÀI CHÍNH Page 6
CHUYÊN ĐỀ TỰ CHỌN
Nợ các TK 111, 112 hoặc 131 (Tổng giá thanh toán)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Chênh lệch giữa giá bán nhỏ hơn giá vốn)
Có TK 121 - Đầu tư chứng khoán ngắn hạn (Giá vốn).
c) Các chi phí về bán chứng khoán, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có TK 111, 112,. . .
5. Thu hồi hoặc thanh toán chứng khoán đầu tư ngắn hạn đã đáo hạn, ghi:
Nợ các TK 111, 112 hoặc 131
Có TK 121 - Đầu tư chứng khoán ngắn hạn (Giá vốn)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.
2. Tài khoản 128
1. Khi dùng vốn bằng tiền để đầu tư ngắn hạn, ghi:
Nợ TK 128 - Đầu tư ngắn hạn khác (1281, 1288)
Có các TK 111, 112,. . .
2. Doanh nghiệp đưa đi đầu tư bằng vật tư, sản phẩm, hàng hoá và thời điểm nắm giữ các
khoản đầu tư đó dưới 1 năm:
a) Nếu giá trị vật tư, sản phẩm, hàng hoá đưa đi đầu tư được đánh giá lại cao hơn giá trị ghi
sổ kế toán, ghi:
Nợ TK 128 - Đầu tư ngắn hạn khác (1288)
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 155 - Thành phẩm
Có TK 156 - Hàng hoá
Có TK 711 - Thu nhập khác (số chênh lệch giữa giá trị vật tư, hàng hoá được đánh giá lại
lớn hơn giá trị ghi sổ).
b) Nếu giá trị vật tư, sản phẩm, hàng hoá đưa đi đầu tư được đánh giá lại nhỏ hơn giá trị ghi
trên sổ kế toán, ghi:
Nợ TK 128 - Đầu tư ngắn hạn khác (1288)
Nợ TK 811 - Chi phí khác (số chênh lệch giữa giá trị vật tư, hàng hoá được đánh giá lại nhỏ
hơn giá trị ghi sổ)
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 155 - Thành phẩm
TÀI SẢN TÀI CHÍNH Page 7
CHUYÊN ĐỀ TỰ CHỌN
Có TK 156 - Hàng hoá.
3. Khi thu hồi các khoản đầu tư ngắn hạn khác, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 152, 156, 211,. . .
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Trường hợp lỗ)
Có TK 128 - Đầu tư ngắn hạn khác (1281, 1288) (Giá vốn)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Trường hợp lãi).
TÀI SẢN TÀI CHÍNH Page 8

×