Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

VẬT LÝ 12 - TRẮC NGHIỆM LÝ THUYẾT PHÂN DẠNG THEO CHƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 44 trang )







TRẮC NGHIỆM LÍ THUYẾT
PHÂN DẠNG THEO CHƯƠNG
MÔN VẬT LÍ 12
Giáo viên
PHẠM VĂN TÙNG

Họ và tên:…………………………………………
Trường: …………………………………………….

Thầy Tùng | DĐ: 0975.111.365 | Facebook: www.facebook.com/thaytung.vatli Trang 1
CHỦ ĐỀ 1: DAO ĐỘNG CƠ
Câu 1: Trong trường hợp nào sau đây, vật quay biến đổi đều:
A. Độ lớn gia tốc góc không đổi. B. Độ lớn tốc độ góc không đổi.
C. Độ lớn gia tốc hướng tâm không đổi. D. Độ lớn tốc độ dài không đổi.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là sai đối với chuyển động quay đều cuả vật rắn quanh một trục?
A. Tốc độ góc là một hàm bậc nhất đối với thời gian.
B. Gia tốc góc của vật bằng không.
C. Phương trình chuyển động là một hàm bậc nhất đối với thời gian.
D. Trong những khoảng thời gian bằng nhau vật quay được những góc bằng nhau.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là không đúng? Trong dao động điều hoà x = Acos(t + ), sau một chu kì thì
A. vật lại trở về vị trí ban đầu. B. vận tốc của vật lại trở về giá trị ban đầu.
C. gia tốc của vật lại trở về giá trị ban đầu. D. li độ vật không trở về giá trị ban đầu.
Câu 4: Trong dao động điều hoà x = Acos(t + ), phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Vận tốc của vật đạt giá trị cực đại khi vật chuyển động qua vị trí cân bằng.
B. Gia tốc của vật đạt giá trị cực đại khi vật chuyển động qua vị trí cân bằng.


C. Vận tốc của vật đạt giá trị cực tiểu khi vật ở một trong hai vị trí biên.
D. Gia tốc của vật đạt giá trị cực tiểu khi vật chuyển động qua vị trí cân bằng.
Câu 5: Trong dao động điều hoà của chất điểm, chất điểm đổi chiều chuyển động khi lực tác dụng
A. đổi chiều. B. bằng không. C. có độ lớn cực đại. D. thay đổi độ lớn.
Câu 6: Trong dao động điều hoà, vận tốc biếu đổi điều hòa
A. cùng pha so với li độ. B. ngược pha so với li độ. C. sớm pha π/2 so với li độ. D. chậm pha π/2 so với li độ.
Câu 7: Trong dao động điều hoà, gia tốc biến đổi điều hoà
A. cùng pha so với vận tốc. B. ngược pha so với vận tốc. C. sớm pha π/2 so với vận tốc. D. chậm pha π/2 so với vận tốc.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là không đúng? Chọn gốc thế năng là vị trí cân bằng thì cơ năng của vật dao động điều hoà luôn
bằng
A. tổng động năng và thế năng ở thời điểm bất kỳ. B. động năng ở thời điểm bất kì.
C. thế năng ở vị trí li độ cực đại. D. động năng ở vị trí cân bằng.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây về động năng và thế năng trong dao động điều hoà là không đúng?
A. Động năng và thế năng biến đổi điều hoà cùng chu kỳ.
B. Động năng biến đổi điều hoà cùng chu kỳ với vận tốc.
C. Thế năng biến đổi điều hoà với tần số gấp 2 lần tần số của li độ.
D. Tổng động năng và thế năng không phụ thuộc vào thời gian.
Câu 10: Trong dao động cơ điều hoà lực gây ra dao động cho vật:
A. biến thiên tuần hoàn nhưng không điều hoà B. biến thiên cùng tần số ,cùng pha so với li độ
C. không đổi D. biến thiên cùng tần số nhưng ngược pha với li độ
Câu 11: Phát biểu nào sau đây về động năng và thế năng trong dao động điều hoà là không đúng?
A. Động năng đạt giá trị cực đại khi vật chuyển động qua VTCB.
B. Động năng đạt giá trị cực tiểu khi vật ở một trong hai vị trí biên.
C. Thế năng đạt giá trị cực đại khi gia tốc của vật đạt giá trị cực tiểu.
D. Thế năng đạt giá trị cực tiểu khi gia tốc của vật đạt giá trị cực tiểu.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây về động năng của một vật đang dao động điều hoà với chu kì T là đúng?
A. Biến đổi theo thời gian dưới dạng hàm số sin. B. Biến đổi tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ T/2.
C. Biến đổi tuần hoàn với chu kỳ T. D. Không biến đổi theo thời gian.
Câu 13: Nhận xét nào sau đây về biên độ của dao động tổng hợp hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số là không đúng?
A. phụ thuộc vào biên độ của dao động thành phần thứ nhất. B. phụ thuộc vào biên độ của dao động thành phần thứ hai.

C. phụ thuộc vào tần số chung của hai dao động thành phần. D. phụ thuộc vào độ lệch pha giữa hai dao động thành phần.
Câu 14: Nhận xét nào sau đây là không đúng?
A. Dao động tắt dần càng nhanh nếu lực cản của môi trường càng lớn.
B. Dao động duy trì có chu kỳ bằng chu kỳ dao động riêng của con lắc.
C. Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.
D. Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào tần số lực cưỡng bức.
Câu 15: Nguyên nhân gây ra dao động tắt dần của con lắc đơn dao động trong không khí là
A. do trọng lực tác dụng lên vật. B. do lực căng của dây treo.
C. do lực cản của môi trường. D. do dây treo có khối lượng đáng kể.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây là không đúng? Điều kiện để xảy ra hiện tượng cộng hưởng là:
A. tần số góc lực cưỡng bức bằng tần số góc dao động riêng. B. tần số lực cưỡng bức bằng tần số dao động riêng.
C. chu kỳ lực cưỡng bức bằng chu kỳ dao động riêng. D. biên độ lực cưỡng bức bằng biên độ dao động riêng.
Câu 17: Khi đưa một con lắc đơn lên cao theo phương thẳng đứng (coi chiều dài con lắc không đổi) thì tần số dao động điều hòa
của nó sẽ
A. giảm vì gia tốc trọng trường giảm theo độ cao.
B. không đổi vì chu kì của dao động điều hòa không phụ thuộc vào gia tốc trọng trường.

Thầy Tùng | DĐ: 0975.111.365 | Facebook: www.facebook.com/thaytung.vatli Trang 2
C. tăng vì chu kì dao động điều hòa của nó giảm.
D. tăng vì tần số dao động điều hòa tỉ lệ nghịch với gia tốc trọng trường.
Câu 18: Nếu một vật dao động điều hòa với tần số f thì động năng và thế năng biến thiên tuần hoàn với tần số
A. f. B. 2f. C. 0,5f. D. 4f.
Câu 19: Dao động tổng hợp của hai dao động cùng phương, cùng tần số, cùng biên độ, có biên độ của mỗi dao động thành phần
khi hai dao động thành phần
A. lệch pha /2. B. ngược pha. C. lệch pha 2/3. D. cùng pha.
Câu 20: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động cơ học?
A. Biên độ dao động cưỡng bức của một hệ cơ học khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng (sự cộng
hưởng) không phụ thuộc vào lực cản của môi trường.
B. Tần số dao động tự do của một hệ cơ học là tần số dao động riêng của hệ ấy.
C. Tần số dao động cưỡng bức của một hệ cơ học bằng tần số của ngoại lực điều hoà tác dụng lên hệ ấy.

D. Hiện tượng cộng hưởng (sự cộng hưởng) xảy ra khi tần số của ngoại lực điều hoà bằng tần số dao động riêng của hệ.
Câu 21: Một vật nhỏ dao động điều hòa có biên độ A, chu kì dao động T , ở thời điểm ban đầu t
0
= 0 vật đang ở vị trí biên. Quãng
đường mà vật đi được từ thời điểm ban đầu đến thời điểm t=T/4 là
A. A/4. B. 2A . C. A . D. A/2 .
Câu 22: Khi đưa một con lắc đơn lên cao theo phương thẳng đứng (coi chiều dài của con lắc không đổi) thì tần số dao động điều
hoà của nó sẽ
A. tăng vì chu kỳ dao động điều hoà của nó giảm.
B. giảm vì gia tốc trọng trường giảm theo độ cao.
C. tăng vì tần số dao động điều hoà của nó tỉ lệ nghịch với gia tốc trọng trường.
D. không đổi vì chu kỳ dao động điều hoà của nó không phụ thuộc vào gia tốc trọng trường.
Câu 23: Phát biểu nào sau đây sau đây là không đúng với con lắc lò xo ngang?
A. Chuyển động của vật là dao động điều hòa. B. Chuyển động của vật là chuyển động tuần hoàn.
C. Chuyển động của vật là chuyển động thẳng. D. Chuyển động của vật là chuyển động biến đổi đều
Câu 24: Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với dao động điều hòa B. Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với dao động riêng .
C. Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với dao động tắt dần. D. Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với dao động cưỡng bức.
Câu 25: Nhận xét nào sau đây là không đúng ?
A. Dao động duy trì có chu kì bằng chu kì dao động riêng của con lắc.
B. Dao động tắt dần càng nhanh nếu lực cản của môi trường càng lớn.
C. Biên độ dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào tần số lực cưỡng bức.
D. Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.
Câu 26: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động của con lắc đơn (bỏ qua lực cản của môi trường)?
A. Chuyển động của con lắc từ vị trí biên về vị trí cân bằng là nhanh dần.
B. Với dao động nhỏ thì dao động của con lắc là dao động điều hòa.
C. Khi vật nặng đi qua vị trí cân bằng, thì trọng lực tác dụng lên nó cân bằng với lực căng của dây.
D. Khi vật nặng ở vị trí biên, cơ năng của con lắc bằng thế năng của nó.
Câu 27: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chu kỳ của dao động tuần hoàn là khoảng thời gian ngắn nhất để trạng thái dao động lặp lại như cũ.

B. Gia tốc của vật dao động điều hòa luôn hướng về vị trí cân bằng và có độ lớn tỉ lệ với độ lớn của li độ.
C. Dao động cưỡng bức là chuyển động xảy ra dưới tác dụng của một ngoại lực biến đổi.
D. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.
Câu 28: Trong những dao động tắt dần sau đây, trường hợp nào sự tắt dần nhanh có lợi?
A. Dao động của cái võng. B. Dao động của con lắc đơn dùng để đo gia tốc trọng trường.
C. Dao động của khung xe ô tô sau khi qua chỗ đường gồ ghề. D. Dao động của con lắc lò xo trong phòng thí nghiệm.
Câu 29: Chu kỳ dao động nhỏ của con lắc đơn
A. tỉ lệ thuận với gia tốc trọng trường tại nơi treo con lắc. B. tỉ lệ thuận với chiều dài dây treo.
C. phụ thuộc vào cách kích thích dao động. D. không phụ thuộc vào biên độ dao động.
Câu 30: Chọn phát biểu đúng về dao động cơ.
A. Năng lượng của vật dao dộng điều hòa không phụ thuộc vào biên độ dao động.
B. Dao động của con lắc đơn luôn là dao động tự do.
C. Chu kỳ dao động của con lắc lò xo không phụ thuộc vào khối lượng của vật nặng.
D. Khi một vật dao động điều hòa quanh vị trí cân bằng đứng yên thì lực kéo về tác dụng lên vật luôn hướng về vị trí cân bằng.
Câu 31: Người ta kéo quả cầu của con lắc đơn để dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc 60
0
rồi thả không vận tốc ban đầu.
Bỏ qua mọi lực cản. Điều nào sau đây đúng.
A. Con lắc dao động không điều hòa, năng lượng dao động không bảo toàn.
B. Con lắc dao động tuần hoàn, năng lượng dao động bảo toàn.
C. Con lắc dao động tuần hoàn, năng lượng dao động không bảo toàn.
D. Con lắc dao động điều hòa, năng lượng dao động bảo toàn.

Thầy Tùng | DĐ: 0975.111.365 | Facebook: www.facebook.com/thaytung.vatli Trang 3
Câu 32: Cho hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và cùng biên độ. Biên độ của dao động tổng hợp của chúng bằng
biên độ của dao động thành phần khi hai dao động thành phần đó
A. cùng pha. B. ngược pha. C. lệch pha nhau π/2. D. lệch pha nhau 2π/3.
Câu 33: Dao động duy trì là dao động tắt dần mà người ta đã:
A. Làm mất lực cản của môi trường đối với vật chuyển động.
B. Kích thích lại dao động sau khi dao động bị tắt hẳn.

C. Cung cấp cho hệ một phần năng lượng đúng bẳng năng lượng của vật bị tiêu hao trong từng chu kỳ.
D. Tác dụng vào vật một ngoại lực không đổi theo thời gian
Câu 34: Từ vị trí cân bằng ( tọa độ bằng không), ta truyền cho quả cầu của con lắc lò xo một vận tốc v
0
. Xét các trường hợp sau
(1) Vận tốc ban đầu v
0
hướng thẳng đứng xuống dưới. (2) Vận tốc ban đầu v
0
hướng thẳng đứng lên trên.
Chọn chiều dương hướng lên thì Điều nào sau đây là sai?
A. Cơ năng trong hai trường hợp là như nhau. B. Độ lớn và dấu của Pha ban đầu trong hai trường hợp là như nhau
C. Chu kì trong hai trường hợp là như nhau. D. Biên độ dao động trong hai trường hợp là như nhau.
Câu 35: Trong thí nghiệm khảo sát về con lắc đơn nhận xét nào đưới đây là đúng:
A. Chu kỳ của con lắc tỉ lệ thuận với chiều dài sợi dây.
B. chu kỳ của con lắc tăng khi tăng khối lượng vật nặng
C. Khi tăng biên độ góc từ 5
0
đến gần 10
0
thì chu kỳ của con lắc tăng theo.
D. chu kỳ của con lắc không phụ thuộc vào khối lượng của vật năng.
Câu 36: Chọn câu nói sai khi nói về dao động:
A. Dao động của cây khi có gió thổi là dao động cưỡng bức.
B. Dao động của đồng hồ quả lắc là dao động duy trì.
C. Dao động của pittông trong xilanh của xe máy khi động cơ hoạt động là dao động điều hoà.
D. Dao động của con lắc đơn khi bỏ qua ma sát và lực cản môi trường luôn là dao động điều hoà.
Câu 37: Kết luận nào sau đây không đúng ? Đối với mỗi chất điểm dao động cơ điều hòa với tần số f thì
A. vận tốc biến thiên điều hòa với tần số f. B. gia tốc biến thiên điều hòa với tần số f.
C. động năng biến thiên điều hòa với tần số f. D. thế năng biến thiên điều hòa với tần số 2f.

Câu 38: Một vật tham gia vào hai dao động điều hòa có cùng tần số thì
A. chuyển động tổng hợp của vật là một dao động tuần hoàn cùng tần số.
B. chuyển động tổng hợp của vật là một dao động điều hòa cùng tần số.
C. chuyển động tổng hợp của vật là một dao động điều hòa cùng tần số và có biên độ phụ thuộc vào hiệu pha của hai dao động
thành phần.
D.chuyển động của vật là dao động điều hòa cùng tần số nếu hai dao động thành phần cùng phương
Câu 39: Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Chuyển động cơ của một vật, có chu kỳ và tần số xác định, là dao động cơ tuần hoàn.
B. Chuyển động cơ tuần hoàn của một vật là dao động cơ điều hòa.
C. Đồ thị biểu diễn dao động cơ tuần hoàn luôn là một đường hình sin
D. Dao động cơ tuần hoàn là chuyển động cơ tuần hoàn của một vật lập đi lập lại theo thời gian quanh một vị trí cân bằng
Câu 40: Khẳng định nào dưới đây sai ? Hình chiếu của một chất điểm chuyển động tròn trên một đường thẳng nằm trong
mặt phẳng quỹ đạo là một dao động điều hòa có tần số góc  và có độ lớn cực đại của vận tốc là v
max
. Điều đó chứng tỏ
A. chất điểm chuyển động tròn đều với tốc độ góc là .
B. chất điểm chuyển động tròn đều với gia tốc hướng tâm là 
2
v
max
.
C. chất điểm chuyển động tròn đều với vận tốc dài là v
max
.
D. bán kính quỹ đạo tròn là v
max
/.
Câu 41: Khi nói về dao động điều hòa của con lắc lò xo nằm ngang, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Vận tốc của vật dao động điều hòa triệt tiêu khi qua vị trí cân bằng.
B. Lực đàn hồi tác dụng lên vật dao động điều hòa luôn hướng về vị trí cân bằng.

C. Gia tốc của vật dao động điều hòa triệt tiêu khi ở vị trí biên.
D. Gia tốc của vật dao động điều hòa có giá trị cực đại ở vị trí cân bằng.
Câu 42: Để duy trì dao động cho một cơ hệ ta phải
A. làm nhẵn, bôi trơn để giảm ma sát. B. tác dụng vào nó một lực không đổi theo thời gian.
C. tác dụng lên hệ một ngoại lực tuần hoàn. D. cho hệ dao động với biên độ nhỏ để giảm ma sát
Câu 43: Chọn câu đúng.
A. Khi tích của gia tốc góc và vận tốc góc là dương thì vật quay chậm dần đều.
B. Muốn cho chuyển động quay chậm dần đều thì phải cung cấp cho vật một gia tốc góc âm.
C. Chuyển động quay là nhanh dần khi gia tốc góc dương.
D. Khi tích của gia tốc góc và vận tốc góc là dương thì vật quay nhanh dần đều.
Câu 44: Chọn câu đúng:
A. Chuyển động của con lắc đơn luôn coi là dao động tự do.
B. Năng lượng của vật dao động điều hòa không phụ thuộc vào biên độ của hệ.
C. Trong dao động điều hòa lực hồi phục luôn hướng về VTCB và tỉ lệ với li độ
D. Dao động của con lắc lò xo là dao động điều hòa chỉ khi biên độ nhỏ.

Thầy Tùng | DĐ: 0975.111.365 | Facebook: www.facebook.com/thaytung.vatli Trang 4
Câu 45: Khi gia tốc của một chất điểm dao động điều hòa đạt cực đại thì
A. li độ của nó đạt cưc đại B. li độ của nó bằng không C. vận tốc của nó đạt cực đại D. thế năng của nó bằng không
Câu 46: Hiện tượng cộng hưởng thể hiện càng rõ nét khi
A. biên độ của lực cưỡng bức nhỏ. B. độ nhớt của môi trường càng lớn.
C. tần số của lực cưỡng bức lớn. D. lực cản, ma sát của môi trường nhỏ.
Câu 47: Phát biểu nào sau đây về động năng và thế năng trong dao động điều hoà là không đúng?
A. Thế năng đạt giá trị cực tiểu khi gia tốc của vật đạt giá trị cực tiểu.
B. Động năng đạt giá trị cực đại khi vật chuyển động qua vị trí cân bằng.
C. Thế năng đạt giá trị cực đại khi tốc độ của vật đạt giá trị cực đại.
D. Động năng đạt giá trị cực tiểu khi vật ở một trong hai vị trí biên.
Câu 48: Trong dao động điều hoà, gia tốc biến đổi
A. trễ pha π /2 so với li độ. B. cùng pha với so với li độ. C. ngược pha với vận tốc. D. sớm pha π/2 so với vận tốc.
Câu 49: Khi nói về dao động cưỡng bức, nhận xét nào sau đây là sai?

A.Tần số dao động cưỡng bức bằng tần số riêng của hệ dao động.
B. Tần số dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực cưỡng bức.
C. Khi xảy ra cộng hưởng thì vật tiếp tục dao động với tần số bằng tần số ngoại lực cưỡng bức.
D.Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số và biên độ của ngoại lực cưỡng bức.
Câu 50: Điều nào sau đây là đúng khi nói về động năng và thế năng của một vật khối lượng không đổi dao động điều hòa.
A. Trong một chu kì luôn có 4 thời điểm mà ở đó động năng bằng 3 thế năng.
B. Thế năng tăng chỉ khi li độ của vật tăng
C. Trong một chu kỳ luôn có 2 thời điểm mà ở đó động bằng thế năng.
D.Động năng của một vật tăng chỉ khi vận tốc của vật tăng.
Câu 51: Trong dao động của con lắc lò xo đặt nằm ngang, nhận định nào sau đây là đúng?
A.Độ lớn lực đàn hồi bằng độ lớn lực kéo về. B.Tần số phụ thuộc vào biên độ dao động.
C.Lực đàn hồi có độ lớn luôn khác không. D.Li độ của vật bằng với độ biến dạng của lò xo.
Câu 52: Chọn phát biểu đúng: chu kì dao động là:
A. Khoảng thời gian dể vật đi từ bên này sang bên kia của quỹ đạo chuyển động.
B. Khoảng thời gian ngắn nhất để vật trở lại trạng thái ban đầu.
C. Khoảng thời gian ngắn nhất để vật trở lại vị trí ban đầu.
D. Số dao động toàn phần vật thực hiện được trong 1s
Câu 53: Với con lắc lò xo nếu tăng khối lượng và không thay đổi biên độ thì.
A. Thế năng tăng B. Động năng tăng
C. Cơ năng toàn phần không thay đổi D. Lực đàn hồi tăng
Câu 54: Trong môi trường không trọng lượng có một con lắc đơn và một con lắc lò xo, khi chúng được kích thích để dao động thì
A. con lắc đơn dao động, con lắc lò xo thì không. B. cả hai không dao động.
C. con lắc lò xo dao động, con lắc đơn thì không. D. cả hai dao động bình thường như khi có trọng lượng.
Câu 55: Một vật dao động điều hòa có phương trình
x A cos( t ).   
Gọi v và a lần lượt là vận tốc và gia tốc của vật. Đặt
2
m 1/ .
Hệ thức đúng là
A.

2 2 2
A m(v ma ) .
B.
2 2 2
A m(mv a ) .
C.
2 2 2
A v ma .
D.
2 2 2 2
A m (v ma ).

Câu 56: Trong đồng hồ quả lắc, quả nặng thực hiện dao động
A. cưỡng bức. B. điều hòa. C. duy trì. D. tự do.
Câu 57: Con lắc đơn đang đứng yên trong điện trường đều nằm ngang thì điện trường đột ngột đổi chiều (giữ nguyên phương và
cường độ E) sau đó con lắc dao động điều hòa với biên độ góc α
0
. Gọi q và m là điện tích và khối lượng của vật nặng; g là gia tốc
trọng trường. Hệ thức liên hệ đúng là:
A. q.E = m.g.α
0
. B. q.E.α
0
= m.g. C. 2q.E = m.g.α
0
. D. 2q.E.α
0
= m.g.
Câu 58: Tại một nơi trên mặt đất, một con lắc đơn có chu kỳ dao động là T khi chiều dài của dây treo là
.

Khi chiều dài dây treo
tăng lên hoặc giảm đi một lượng

rất nhỏ so với chiều dài thì chu kỳ dao động nhỏ của con lắc đều thay đổi một lượng là
T.

Ta có hệ thức
A.
T T / .  
B.
T T / 2 .  
C.
T T / / 2 .  
D.
T T / / .  

Câu 59: Nhận xét nào sau đây là sai khi nói về dao động cơ tắt dần?
A. Ma sát càng lớn, dao động tắt càng nhanh. B. Không có sự biến đổi qua lại giữa động năng và thế năng.
C. Biên độ giảm dần theo thời gian. D. Cơ năng giảm dần theo thời gian.
Câu 60: Một chất điểm dao động điều hòa với chu kì T. Tốc độ trung bình lớn nhất của chất điểm trong thời gian
T /6

v.
Tốc
độ cực đại của vật bằng
A.
2 v / 3.
B.
v / 2.
C.

3 v / 4.
D.
v / 3.

Câu 61: Hiện tượng cộng hưởng thể hiện rõ nét khi:
A. tần số lực cưỡng bức nhỏ. B. biên độ lực cưỡng bức nhỏ. C. lực cản môi trường nhỏ. D. tần số lực cưỡng bức lớn.
Câu 62: Một con lắc đơn đang dao động điều hòa trong mặt phẳng thẳng đứng, biết vật nặng tích điện q. Đúng lúc nó đến vị trí
có góc lệch cực đại thì thiết lập một điện trường đều có đường sức thẳng đứng. Sau đó vật tiếp tục dao động với
A. biên độ như cũ. B. chu kỳ như cũ. C. vận tốc cực đại như cũ. D. cơ năng như cũ.

Thầy Tùng | DĐ: 0975.111.365 | Facebook: www.facebook.com/thaytung.vatli Trang 5
Câu 63: Lực kéo về tác dụng vào vật biến thiên điều hòa với tần số bằng
A. 2f. B. f/2. C. 4f. D. f.
Câu 64: Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ A, tại vị trí cân bằng lò xo giãn một đoạn
l,

biết
A / l a 1 .  
Tỉ số giữa độ lớn lực đàn hồi cực đại và lực đàn hồi cực tiểu (
dhmax dhmin
F / F
) trong quá trình dao động bằng
A.
(a 1) / a.
B.
1/ (1 a).
C.
1/ (1 a).
D.
(a 1) / (1 a).


Câu 65: Khi nói về dao động cưỡng bức phát biểu nào sau đây là sai?
A. tần số dao động cưỡng bức là tần số riêng của hệ.
B. biên độ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số của ngoại lực và tần số riêng của hệ.
C. tần số của dao động duy trì là tần số riêng của hệ.
D. biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của ngoại lực.
Câu 66: Bán kính trái đất là R,. Khi đưa 1 đồng hồ dùng con lắc đơn lên độ cao h(
hR
) so với mặt đất thì thấy trong 1 ngày đêm
đồng hồ chạy chậm hơn 2 phút so với ở mặt đất. Biết chiều dài con lắc không đổi. Tỉ số h/R có giá trị bằng.
A. 1/1441 B. 1/1440 C. 1/721 D. 1/720
Câu 67: hãy chỉ ra thông tin sai về dao động điều hòa của 1 chất điểm
A. biên độ DĐ là đại lượng không đổi. B. độ lớn của lực tỉ lệ với độ lơn li độ.
C. tốc độ tỉ lệ thuận với li độ. D. động năng là đại lượng biến đổi tuần hoàn.
Câu 68: Một con lắc đơn gồm quả cầu kim loại nhỏ có khối lượng m, tính điện q<0, dây treo nhẹ, cách điện, chiều dài l. Con lắc
dao động điều hòa trong từ trưng đều có
E
hướng thẳng đứng xuống dưới. Chu kì dao động của con lắc được xác định bởi
A.
1
T2
qE
g
m


B.
22
1
T2

qE
g ( )
m


C.
22
1
T2
qE
g ( )
m


. D.
1
T2
qE
g
m



Câu 69: Gia tốc của 1 vật dao động điều hòa
A. có giá trị min khi vật đổi chiều chuyển động. B. có giá trị max khi vật ở vị trí biên.
C. Luôn hướng về VTCB và có độ lớn không đổi. D. Luôn ngược pha với vận tốc và có độ lớn tỉ lệ với li độ.
Câu 70: Trong dao động của con lắc lò xo nhận xét nào sai?
A. chu kì riêng chỉ phụ thuộc vào đặc tính của hệ dao động.
B. Động năng là đại lượng không bảo toàn.
C. Biên độ dao động cưỡng bức chỉ phụ thuộc vào biên độ ngoại lực tuần hoàn.

D. Lực cản của môi trường là nguyên nhân gây ra dao động tắt dần.
Câu 71: Một con lắc lò xo đang dao động điều hòa thì va chạm với 1 vật nhỏ khác đang đứng yên tại VTCB, xét hai trường hợp: 1
va chạm đàn hồi, 2 va chạm hoàn toàn mềm.
A. Chu kì dao động giảm trong TH 1 B. Chu kì dao động tăng trong TH 1
C. Chu kì dao động giảm trong TH 2 D. Chu kì dao động tăng trong TH 2
Câu 72: Trong dao động tự duy trì, biên độ dao động của hệ phụ thuộc vào
A. ma sát của môi trường. B. Năng lượng cung cấp cho hệ ban dầu.
C. năng lượng cung cấp cho hệ trong mỗi chu kì. D. cả C và A.
Câu 73: Phát biểu đúng? Trong dao động cơ tắt dần 1 phần cơ năng đã biến đổi thành
A. Nhiệt năng. B. Hóa năng. C. Quang năng. D. Điện năng.
Câu 74: Biên độ dao động cơ cưỡng bức của một hệ không phụ thuộc vào
A. tần số của ngoại lực cưỡng bức. B. tần số dao động riêng của hệ.
C. biên độ của ngoại lực cưỡng bức. D. pha ban đầu của ngoại lực cưỡng bức
Câu 75: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Chu kì của dao động cưỡng bức có thể bằng chu kì của dao động riêng.
B. Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số của lực cưỡng bức.
C. Tần số của dao động cưỡng bức luôn bằng tần số của dao động riêng.
D. Chu kì của dao động cưỡng bức bằng chu kì của lực cưỡng bức.
Câu 76: Với một vật dao động điều hòa thì
A. véc tơ vận tốc và gia tốc cùng chiều khi vật đi từ biên âm về vị trí cân bằng.
B. tốc độ của vật lớn nhất khi li độ lớn nhất.
C. giá trị gia tốc của vật nhỏ nhất khi tốc độ lớn nhất.
D. gia tốc của vật sớm pha hơn li độ
/2
.
Câu 77: Đoạn mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp đang có tính dung kháng. Khi tăng tần số thì hệ số công suất của mạch
A. giảm rồi tăng. B. không đổi. C. bằng 0. D. tăng rồi giảm.
Câu 78: Khi tổng hợp hai dao động điều hoà cùng phương cùng tần số có biên độ thành phần a và 2a được dao động điều hòa có
biên độ là 3A. Hai dao động thành phần đó
A. cùng pha với nhau. B. lệch pha

2 /3
. C. vuông pha với nhau. D. lệch pha
5 / 6
.
Câu 79: Trong dao động điều hòa của con lắc lò xo, lực phục hồi tác dụng lên vật
A. có giá trị đồng biến với li độ và luôn hướng về vị trí cân bằng.
B. có giá trị nghịch biến với li độ và luôn hướng về vị trí cân bằng.
C. độ lớn tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.

Thầy Tùng | DĐ: 0975.111.365 | Facebook: www.facebook.com/thaytung.vatli Trang 6
D. có giá trị nghịch biến với li độ và luôn hướng ra xa vị trí cân bằng.
Câu 80: Trong dao động điều hòa những đại lượng dao động cùng tần số với li độ là
A. Vận tốc, gia tốc, cơ năng. B. động năng, thế năng và lực phục hồi.
C. vận tốc, động năng và thế năng. D. vận tốc, gia tốc và lực phục hồi.
Câu 81: Năng lượng trong máy phát dao động dùng Transito là do:
A. dao động cưỡng bức. B. dao động tắt dần. C. dao động tự do. D. dao động duy trì.
Câu 82: Đồ thị biểu thị sự biến đổi của gia tốc theo li độ là:
A. Đường elip B. Đường hình sin C. Đường parapol D. Đoạn thẳng
Câu 83: Khi nói về dao động điều hòa, phát biểu nào sâu đây là đúng?
A. Khi vật dao động điều hòa thì lực tác dụng lên vật luôn hướng về vị trí cân bằng.
B. Năng lượng dao động điều hòa của vật không phụ thuộc vào biên độ của vật.
C. Dao động của con lắc lo xo luôn là dao động tự do.
D. Dao động của con lắc đơn luôn là dao động tự do.
Câu 84: Một con lắc lo xo đang dao động điều hòa theo phương ngang. Khi vật nặng của con lắc đi qua VTCB thi nó va chạm và
dính vào một vật nhỏ đang đứng yên. Sau đó:
A. Biên độ dao động của con lắc tăng. B. Năng lượng dao động của con lắc tăng.
C. Chu kì dao động của con lắc giảm. D. Tần số dao động của con lắc giảm
Câu 85: Hai con lắc đơn làm bằng hai hòn bi có bán kính bằng nhau, treo trên hai sợi dây có cùng độ dài. Hai hòn bi có khối
lượng khác nhau. Hai con lắc dao động trong một môi trường với li độ góc ban đầu như nhau và vận tốc ban đầu đều bằng 0. Phát
biểu nào sau đây đúng?

A. Biên độ của con lắc nhẹ giảm chậm hơn biên độ con lắc nặng
B. Con lắc nặng tắt dần nhanh hơn.
C. Biên độ của hai con lắc giảm theo thời gian với tốc độ như nhau
D. Con lắc nhẹ tắt dần nhanh hơn
Câu 86: Hai con lắc đơn dao động điều hòa tại cùng một nơi trên Trái Đất với cùng một cơ năng. Khối lượng quả nặng thứ nhất
gấp ba lần khối lượng quả nặng thứ hai (m
1
= 3m
2
). Chiều dài dây treo của con lắc thứ nhất bằng một nửa chiều dài dây treo của
con lắc thứ hai. Quan hệ giữa biên độ góc của hai con lắc là:
A.
12
2
3
  
B.
12
1,5  
C.
12
2
3
  
D.
12
1.5  

Câu 87: Khi nói về dao động cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Dao động cưỡng bức có tần số nhỏ hơn tần số của lực cưỡng bức

B. Dao động của con lắc đồng hồ là dao động cưỡng bức.
C. Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.
D. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của lực cưỡng bức.
Câu 88: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về lực kéo về?
A. F kéo về có độ lớn tỉ lệ với li độ của vật. B. F kéo về dao động ngược pha với gia tốc.
C. F về luôn hướng về VTCB. D. F kéo về có độ lớn chuyển động khi vật ở biên.
Câu 89: Một vật dao động điều hòa với tần số góc ω. Động năng của vật ấy
A. biến đổi tuần hoàn với chu kì

. B. biến đổi tuần hoàn với chu kì
2
.
C. là một hàm dạng sin theo thời gian với tần số góc ω. D. là một đại lượng không đổi theo thời gian.
Câu 90: Một lò xo nhẹ có độ cứng k, một đầu gắn vào một điểm cố định, một đầu gắn với vật khối lượng M. Vật M có thể trượt
không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang. Người ta đặt vật nhỏ m lên trên vật M. Hệ số ma sát nghỉ giữa m và M là μ. Gia tốc trọng
trường là g. Kích thích để hệ dao động với biên độ A. Giá trị lớn nhất của A để vật m không trượt trên M khi hệ dao động là
A.
Mg
k

B.
g
mk

C.
(m M)g
k

D.
mg

k


Câu 91: Khi nói về dao động tắt dần, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Lực cản môi trường hay lực ma sát luôn luôn sinh công âm.
B. Dao động tắt dần càng chậm khi năng lượng ban đầu truyền cho hệ dao động càng lớn và lực cản môi trường càng nhỏ.
C. Biên độ hay năng lượng dao động tắt dần giảm dần đều theo thời gian.
D. Dao động tắt dần không phải lúc nào cũng có hại.
Câu 92: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về dao động điều hòa?
A. Dao động điều hòa có thể được biểu diễn bằng một vectơ không đổi.
B. Dao động điều hòa là dao động mà li độ được mô tả bằng một định luật dạng sin (hoặc cosin) theo thời gian: x = Acos(ωt + φ),
trong đó A, ω, φ là hằng số.
C. Khi 1 vật dao động điều hòa thì động năng của nó cũng biến thiên tuần hoàn.
D. Dao động điều hòa có thể được coi là hình chiếu của một chuyển động tròn đều lên một đường thẳng nằm trong mặt phẳng quỹ
đạo.
Câu 93: Một vật dao động điều hòa với phương trình:
x 10cos(4 t 2)   
) (cm). Gốc thời gian được chọn vào lúc
A. vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương. B. vật ở vị trí biên âm.
C. vật ở vị trí biên dương. D. vật qua VTCB theo chiều âm.

Thầy Tùng | DĐ: 0975.111.365 | Facebook: www.facebook.com/thaytung.vatli Trang 7
Câu 94: Biên độ dao động cưỡng bức không thay đổi khi thay đổi
A. biên độ của ngoại lực tuần hoàn. B. tần số của ngoại lực tuần hoàn.
C. pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn. D. lực ma sát của môi trường
Câu 95: Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào không phải là dao động tuần hoàn?
A. Chuyển động của con lắc lò xo không có ma sát. B. Chuyển động rung của dây đàn.
C. Chuyển động tròn của một chất điểm. D. Chuyển động của quả lắc đồng hồ.
Câu 96: Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Nhận xét nào sau đây là sai?
A. Lực tác dụng của lò xo vào vật bị triệt tiêu khi vật đi qua vị trí lò xo không biến dạng.

B. Hợp lực tác dụng vào vật bị triệt tiêu khi vật đi qua vị trí cân bằng.
C. Lực tác dụng của là xo vào giá đỡ luôn bằng hợp lực tác dụng vào vật dao động.
D. Khi lực do lò xo tác dụng vào giá đỡ có độ lớn cực đại thì hợp lực tác dụng lên vật dao động cũng có độ lớn cực đại.
Câu 97: Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, cùng biên độ và vuông pha với nhau. Khi vật
có vận tốc cực đại thì
A. một trong hai dao động đang có li độ bằng biên độ của nó. B. hai dao động thành phần đang có li độ đối nhau.
C. hai dao động thành phần đang có li độ bằng nhau. D. một trong hai dao động đang có vận tốc cực đại.
Câu 98: Trong dao động điều hoà thì
A. véctơ vận tốc luôn cùng hướng với chuyển động của vật, véctơ gia tốc luôn hướng về VTCB.
B. véctơ vận tốc và véc tơ gia tốc luôn đổi chiều khi vật đi qua VTCB.
C. véctơ vận tốc và véc tơ gia tốc luôn cùng hướng với chuyển động của vật.
D. vectơ vận tốc và véctơ gia tốc luôn là những vectơ không đổi.
Câu 99: Nhận định nào sau đây sai khi nói về dao động cơ học tắt dần?
A. Trong dao động tắt dần, cơ năng giảm dần theo thời gian.
B. Lực ma sát càng lớn thì dao động tắt càng nhanh.
C. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.
D. Dao dộng tắt dần có động năng giảm dần còn thế năng biến thiên điều hòa.
Câu 100: Cho hai dao động điều hoà cùng phương, cùng f. Dao động tuần hoàn sẽ cùng pha với dao dộng thành phần này và
ngược pha với dao dộng thành phần kia khi hai dao dộng thành phần
A. ngược pha và có biên độ khác nhau. B. ngược pha và cùng biên độ.
C. cùng pha và cùng biên độ. D. cùng pha và có biên độ khác nhau.
Câu 101: Con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng m và lò xo nhẹ có độ cứng k được treo trong thang máy đứng yên. Ở thời điểm
t nào đó khi con lắc đang đao động, thang máy bắt đầu chuyển động nhanh dần đều theo phương thẳng đứng đi lên. Nếu tại thời
điểm t con lắc đang
A. qua vị trí cân bằng thì biên độ dao động không đổi. B. ở vị trí biên dưới thì biên độ dao động tăng lên.
C. ở vị trí biên trên thì biên độ dao động giảm đi. D. qua vị trí cân bằng thì biên độ dao động tăng lên.
Câu 102: Một vật dao động điều hòa có độ lớn vận tốc cực đại là 10

cm/s. Độ lớn vận tốc trung bình của vật trong một chu kì
dao động là

A. 0 cm/s. B. 20 cm/s. C. 10 cm/s. D. 20

cm/s.
Câu 103: Một vật đang dao động tắt dần. Cứ sau mỗi chu kỳ thì biên độ dao động giảm đi 4%. Phần năng lượng đã bị mất đi trong
một dao động toàn phần xấp xỉ bằng
A. 7,8%. B. 6,5%. C. 4,0%. D. 16,0%.
Câu 104: Một con lắc đơn đang dao động điều hòa. Trong khi vật di chuyển từ biên này sang biên kia thì
A. gia tốc đổi chiều 1 lần. B. gia tốc có hướng không thay đổi.
C. vận tốc có hướng không thay đổi. D. Vận tốc đổi chiều 1 lần.
Câu 105: Li độ của hai dao động điều hòa cùng tần số và ngược pha nhau luôn
A. trái dấu. B. bằng nhau. C. cùng dấu. D. đối nhau.
Câu 106: Trong dao động điều hòa của 1 vât thì vận tốc và gia tốc biến thiên theo thời gian:
A. Lệch pha một lượng
4
. B. Vuông pha với nhau. C. Cùng pha với nhau. D. Ngược pha với nhau.
Câu 107: Sau khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng nếu
A. giảm độ lớn lực ma sát thì T tăng. B. tăng độ lớn lực ma sát thì biên độ giảm.
C. giảm độ lớn lực ma sát thì f tăng. D. tăng độ lớn lực ma sát thì biên độ tăng.
Câu 108: Dao động của người xích đu trong là dao động
A. có sự bổ sung năng lượng do cây đu sinh ra. B. điều hoà.
C. có sự bổ sung năng lượng do người sinh ra. D. cưỡng bức.
Câu 109: Chọn câu đúng nhất Pha ban đầu của dao động điều hoà phụ thuộc vào
A. tần số dao động. B. chiều dương của trục toạ độ. C. gốc thời gian và trục toạ độ. D. biên độ dao động.
Câu 110: Kết luận nào sau đây sai ? Một con lắc đơn đang dao động xung quanh một điểm treo cố định, khi chuyển động qua vị
trí cân bằng
A. tốc độ cực đại. B. lực căng dây lớn nhất. C. gia tốc cực đại. D. li độ bằng 0.
Câu 111: Dao động nào sau đây không phải là dao động tuần hoàn ?
A. Dao động của quả lắc đồng hồ trong không khí. B. Dao động của thân máy phát điện khi máy đang nổ không tải.
C. Dao động đung đưa một cành hoa trong gió. D. Dao động của con lắc đơn trong chân không.


Thầy Tùng | DĐ: 0975.111.365 | Facebook: www.facebook.com/thaytung.vatli Trang 8
Câu 112: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, vật dao động điều hòa với biên độ A . Khi vật đi qua vị trí cân bằng người ta giữ chặt
lò xo ở vị trí cách điểm treo của lò xo một đoạn bằng 3/ 4 chiều dài của lò xo lúc đó. Biên độ dao động của vật sau đó bằng
A. 2A B. A
2
/ 2. C. A/ 2. D. A .
Câu 113: Một vật dao động điều hòa với chu kì bằng 2s và biên độ A . Quãng đường dài nhất vật đi được trong thời gian 1/3 s là
A. 3A/2. B. 2A/3. C. A. D. A/2.




Thầy Tùng | DĐ: 0975.111.365 | Facebook: www.facebook.com/thaytung.vatli Trang 9
CHỦ ĐỀ 2: SÓNG CƠ HỌC
Câu 1: Sóng cơ học lan truyền trong không khí với cường độ đủ lớn, tai ta có thể cảm thụ được sóng cơ học nào sau đây?
A. Sóng cơ học có tần số 10Hz. B. Sóng cơ học có tần số 30kHz.
C. Sóng cơ học có chu kỳ 2,0μs. D. Sóng cơ học có chu kỳ 2,0ms.
Câu 2: Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách từ một bụng đến nút gần nó nhất bằng
A. một bước sóng. B. một nửa bước sóng. C. một phần tư bước sóng. D. một số nguyên lần bước sóng.
Câu 3: Âm do các nhạc cụ phát ra ứng với:
A.Một tần số xác định.
B. Một phổ tần số xác định gồm âm cơ bản f
0
và các hoạ âm 2f
0
;3f
0

C. Một dải tần số biến thiên liên tục.
D. Một phổ tần số xác định gồm âm cơ bản f

0
và các hoạ âm
23
00
f ;f

Câu 4: Điều kiện để hai sóng có cùng phương dao động khi gặp nhau giao thoa được với nhau là
A. cùng tần số, cùng biên độ. B. cùng biên độ, và hiệu số pha không đổi theo thời gian.
C. cùng biên độ và cùng pha. D. cùng tần số và hiệu số pha không thay đổi theo thời gian.
Câu 5: Trong hiện tượng giao thoa trên mặt nước nằm ngang của hai sóng cơ học được truyền đi từ hai nguồn A và B thì khoảng
cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên đoạn AB dao động với biên độ cực đại là
A. /4. B. /2. C. bội số của /2. D. .
Câu 6: Hai âm có cùng độ cao thì chúng có
A. cùng tần số. B. cùng năng lượng.
C. cùng biên độ. D. cùng tần số và cùng biên độ.
Câu 7: Khi sóng âm truyền từ môi trường không khí vào môi trường nước thì
A. chu kì của nó tăng. B. tần số của nó không thay đổi
C. bước sóng của nó giảm. D. bước sóng của nó không thay đổi.
Câu 8: Sóng điện từ và sóng cơ học không có chung tính chất nào dưới đây?
A. Phản xạ. B. Mang năng lượng.
C. Truyền được trong chân không. D. Khúc xạ.
Câu 9: Trên một sợi dây có chiều dài l , hai đầu cố định, đang có sóng dừng. Trên dây có một bụng
sóng. Biết vận tốc truyền sóng trên dây là v không đổi. Tần số của sóng là
A.
v
2l
. B.
v
4l
. C.

2v
l
. D.
v
l
.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Âm có cường độ lớn thì tai có cảm giác âm đó “to”.
B. Âm có tần số lớn thì tai có cảm giác âm đó “to”.
C. Âm “to” hay “nhỏ” phụ thuộc vào mức cường độ âm và tần số âm .
D. Âm có cường độ nhỏ thì tai có cảm giác âm đó “bé”.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khi có sóng dừng trên dây đàn hồi thì trên dây chỉ còn sóng phản xạ, còn sóng tới bị triệt tiêu.
B. Khi có sóng dừng trên dây đàn hồi thì nguồn phát sóng ngừng dao động còn các điểm trên dây vẫn dao động .
C. Khi có sóng dừng trên dây đàn hồi thì tất cả các điểm trên dây đều dừng lại không dao động.
D. Khi có sóng dừng trên dây đàn hồi thì trên dây có các điểm dao động mạnh xen kẽ với các điểm đứng yên.
Câu 12: Khi một sóng âm truyền từ không khí vào nước thì
A. bước sóng giảm đi. B.tần số giảm đi. C.tần số tăng lên. D.bước sóng tăng lên.
Câu 13: Hai sóng giao thoa được với nhau nếu chúng được phát ra từ hai nguồn dao động cùng phương, cùng tần số và có
A. cùng biên độ. B. cùng cường độ.
C. cùng công suất. D. hiệu pha không đổi theo thời gian.
Câu 14: Một sóng cơ truyền từ không khí vào nước, đại lượng không thay đổi là
A. Chu kỳ của sóng. B. tốc độ của sóng. C. bước sóng. D. cường độ sóng.
Câu 15: Lượng năng lượng mà sóng âm truyền qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền âm trong một đơn vị thời
gian có giá trị bằng
A. cường độ âm. B. độ to của âm. C. mức cường độ âm. D. độ cao của âm.
Câu 16: Khi một sóng âm truyền từ không khí vào nước thì
A. bước sóng tăng B. tần số tăng lên. C. tần số giảm đi. D. bước sóng giảm đi.
Câu 17: Để có sóng dừng xảy ra trên một sợi dây đàn hồi với hai đầu dây đều là nút sóng thì:
A. Chiều dài dây bằng một phần tư bước sóng. B. Bước sóng luôn luôn đúng bằng chiều dài dây.

C. Chiều dài dây bằng một số nguyên lần nửa bước sóng. D. Bước sóng bằng một số lẻ lần chiều dài dây
Câu 18: Đặc trưng sinh lí nào của âm dùng để phân biệt được hai âm do hai nguồn khác nhau phát ra ?
A. Âm sắc. B. Độ cao của âm. C. Độ to của âm. D. tần số âm
Câu 19: Ký hiệu

là bước sóng,
12
dd
là hiệu khoảng cách từ điểm M đến các nguồn sóng cơ kết hợp
1
S

2
S
trong một môi
trường đồng tính,
k 0, 1, 2,   
Điểm M sẽ luôn dao động với biên độ cực đại nếu

Thầy Tùng | DĐ: 0975.111.365 | Facebook: www.facebook.com/thaytung.vatli Trang 10
A.
 
12
d d 2k 1   

B.
12
d d k  

C.

 
12
d d 2k 1 / 2   
nếu hai nguồn dao động ngược pha nhau
D.
12
d d k  
nếu hai nguồn dao động ngược pha nhau
Câu 20: Tai ta cảm nhận được âm thanh khác biệt của các nốt nhạc Đô, Rê. Mi, Fa, Sol, La, Si khi chúng phát ra từ một nhạc cụ
nhất định là do các âm thanh này có
A. biên độ âm khác nhau. B. cường độ âm khác nhau. C. tần số âm khác nhau. D. âm sắc khác nhau.
Câu 21: Hai nguồn sáng kết hợp là hai nguồn sáng
A. có cùng biên độ và độ lệch pha không đổi theo thời gian.
B. có cùng tần số, biên độ và độ lệch pha không đổi theo thời gian.
C. có cùng tần số và biên độ.
D. có cùng tần số và độ lệch pha không đổi theo thời gian.
Câu 22: Chọn câu sai khi nói về sóng dừng xảy ra trên sợi dây:
A. Khoảng thời gian giữa hai lần sợi dây duỗi thẳng là nửa chu kỳ.
B. Khoảng cách giữa điểm nút và điểm bụng liền kề là một phần tư bước sóng.
C. Khi xảy ra sóng dừng không có sự truyền năng lượng.
D. Hai điểm đối xứng với nhau qua điểm nút luôn dao động cùng pha.
Câu 23: Đại lượng sau đây không phải là đặc trưng vật lí của sóng âm:
A. Cường độ âm. B. Tần số âm. C. Độ to của âm. D. Đồ thị dao động âm.
Câu 24: Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Trong sóng cơ học chỉ có trạng thái dao động, tức là pha dao động được truyền đi, còn bản thân các phần tử môi trường thì dao
động tại chỗ.
B. Cũng như sóng điện từ, sóng cơ lan truyền được cả trong môi trường vật chất lẫn trong chân không.
C. Các điểm trên phương truyền sóng cách nhau một số nguyên lần bước sóng thì dao động cùng pha.
D. Bước sóng của sóng cơ do một nguồn phát ra phụ thuộc vào bản chất môi trường, còn chu kỳ thì không.
Câu 25: Định nghĩa nào sau đây về sóng cơ là đúng nhất ? Sóng cơ là

A. những dao động điều hòa lan truyền theo không gian theo thời gian
B. những dao động trong môi trường rắn hoặc lỏng lan truyền theo thời gian trong không gian
C. quá trình lan truyền của dao động cơ điều hòa trong môi trường đàn hồi
D. những dao động cơ học lan truyền theo thời gian trong môi trường vật chất
Câu 26: Với sóng dừng, nhận xét nào sau đây là sai.
A. Khoảng cách giữa ba bụng sóng liên tiếp là một bước sóng.
B. Hai phần tử ở hai bụng sóng liên tiếp dao động cùng pha.
C. Để có sóng dừng trên sợi dây với một đầu là nút sóng và một đầu là bụng sóng chiều dài của dây là
 
l 2n 1 / 4  
.
D. Là sóng tổng hợp của hai sóng kết hợp.
Câu 27: Ngưỡng nghe, ngưỡng đau phụ thuộc vào tần số âm như thế nào?
A. Ngưỡng nghe phụ thuộc vào tần số còn ngưỡng đau không phụ thuộc vào tần số.
B. Ngưỡng nghe không phụ thuộc vào tần số còn ngưỡng đau phụ thuộc vào tần số.
C. Chúng đều phụ thuộc vào tần số của âm.
D. Chúng đều không phụ thuộc vào tần số của âm.
Câu 28: Điểm tương tự giữa sóng âm và sóng ánh sáng là cả hai đều
A. là sóng điện từ B. truyền được trong chân không
C. là quá trình truyền năng lượng D. là sóng dọc
Câu 29: Hai nguồn sóng kết hợp là hai nguồn sóng có cùng
A. tần số, biên độ và độ lệch pha không đổi theo thời gian. B. tần số và độ lệch pha không đổi theo thời gian.
C. tần số và biên độ. D. biên độ và độ lệch pha không đổi theo thời gian.
Câu 30: Độ cao của âm phụ thuộc yếu tố nào sau đây?
A. Đồ thị dao động của nguồn âm. B. Độ đàn hồi của nguồn âm.
C. Biên độ dao động của nguồn âm. D. Tần số của nguồn âm.
Câu 31: Chọn câu sai khi nói về sóng dừng xảy ra trên sợi dây.
A. Khoảng thời gian giữa hai lần sợi dây duỗi thẳng là nửa chu kỳ.
B. Khi xảy ra sóng dừng không có sự truyền năng lượng.
C. Hai điểm đối xứng với nhau qua điểm nút luôn dao động cùng pha.

D. Khoảng cách giữa điểm nút và điểm bụng liền kề là một phần tư bước sóng.
Câu 32: Để có sóng dừng xảy ra trên một sợi dây đàn hồi với một đầu dây cố định và một đầu tự do thì chiều dài của dây phải
bằng
A. một số nguyên lần bước sóng. B.một số nguyên lần phần tư bước sóng.
C. một số nguyên lần nửa bước sóng. D.một số lẻ lần một phần tư bước sóng.
Câu 33: Âm sắc là một đặc tính sinh lí của âm cho phép phân biệt được hai âm
A. có cùng độ to phát ra bởi hai nhạc cụ khác nhau.

Thầy Tùng | DĐ: 0975.111.365 | Facebook: www.facebook.com/thaytung.vatli Trang 11
B. có cùng tần số phát ra bởi hai nhạc cụ khác nhau.
C. có cùng biên độ phát ra bởi hai nhạc cụ khác nhau.
D. có cùng biên độ được phát ra ở cùng một nhạc cụ tại hai thời điểm khác nhau
Câu 34: Đối với âm cơ bản và họa âm bậc 2 do cùng một cây đàn phát ra thì
A. tốc độ âm cơ bản gấp đôi tốc độ họa âm bậc 2. B. tần số họa âm bậc 2 gấp đôi tần số âm cơ bản.
C. tần số âm bậc 2 gấp đôi tần số âm cơ bản. D. họa âm bậc 2 có cường độ lớn hơn cường độ âm cơ bản
Câu 35: Chọn câu đúng.
A. Hai sóng có cùng tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian là 2 sóng kết hợp.
B. Hai nguồn dao động có cùng phương, cùng tần số là 2 nguồn kết hợp.
C. Hai nguồn dao động có cùng tần số là 2 nguồn kết hợp.
D. Giao thoa là hiện tượng xảy ra khi 2 sóng gặp nhau.
Câu 36: Trong một bài hát có câu “ cung thanh là tiếng mẹ, cung trầm là giọng cha”. “ Thanh” và “ Trầm” là nói đến đặc tính nào
của âm.
A. Độ to của âm B. âm sắc của âm C. Độ cao của âm D. Năng lượng của âm
Câu 37: Có thể ứng dụng hiện tượng sóng dừng để xác định:
A. Khối lượng riêng của dây. B. Tần số dao động của nguồn. C. Tính đàn hồi của dây. D. Tốc độ truyền sóng trên dây.
Câu 38: Điều kiện để nghe thấy âm thanh có tần só nằm trong miền nghe được là:
A. cường độ âm
0
0,1I
. B. mức cường độ âm

1dB
. C. cường độ âm
0
. D. mức cường độ âm
0
.
Câu 39: Khi sóng âm và sóng điện từ truyền từ không khí vào nước thì
A. tốc độ truyền sóng âm và bước sóng của sóng điện từ đều giảm.
B. tốc độ truyền sóng âm giảm, bước sóng của sóng điện từ tăng.
C. bước sóng của sóng âm tăng, bước sóng của sóng điện từ giảm.
D. bước sóng của sóng âm và bước sóng của sóng điện từ đều tăng.
Câu 40: Một nguồn âm được đặt ở miệng một ống hình trụ thẳng đứng chứa đầy nước, mốc tính chiều sâu nước bằng 0 ở miệng
ống. Hạ dần mực nước thì thấy khi chiều sâu của nước trong ống nhận các giá trị
1 2 3 4
l , l ,l , l
thì nghe được âm to nhất. Ta có tỉ số
A.
24
l / l 3 7.
B.
24
l / l 5 7.
C.
24
l / l 2 5.
D.
24
l / l 4 7.

Câu 41: Kết luận nào sau đây không đúng về quá trình lan truyền của sóng cơ?

A. Quãng đường mà sóng đi được trong nửa chu kỳ đúng bằng nửa bước sóng.
B. Không có sự truyền pha của dao động.
C. Không mang theo phần tử môi trường khi lan truyền.
D. Là quá trình truyền năng lượng.
Câu 42: Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Sóng ngang chỉ truyền được trong chất khí. B. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng.
C. Sóng dọc không truyền được trong chân không. D. Vận tốc truyền sóng không phụ thuộc vào chu kì của sóng.
Câu 43: Chọn câu trả lời sai khi nói về sóng âm?
A. Khi truyền trên sợi dây, vận tốc không phụ thuộc vào sức căng.
B. Ngưỡng nghe phụ thuộc vào tần số âm.
C. Khi đi từ không khí vào nước bước sóng tăng.
D. Khi truyền trong không khí là sóng dọc.
Câu 44: Khi nói về sóng cơ học, nhận xét nào sau đây chưa chính xác:
A. Tốc độ truyền pha dao động biến thiên tuần hoàn. B. Vận tốc dao động của các phần tử biến thiên tuần hoàn.
C. Có tính tuần hoàn theo không gian. D. Có tính tuần hoàn theo thời gian.
Câu 45: Âm do một chiếc đàn bầu phát ra
A. Có độ cao phụ thuộc vào hình dạng và kích thước hộp cộng hưởng.
B. Nghe càng trầm khi biên đọ âm càng nhỏ và tần số âm càng lớn.
C. Có âm sắc phụ thuộc vào dạng đò thị dao động của âm.
D. Nghe càng cao khi mức cường độ âm càng lớn.
Câu 46: Một người nghe thấy âm do một nhạc cụ phát ra có tần số f và tại vị trí có cường độ âm là I. Nếu tần số f

=10f và cường độ
âm I

=10I thì người đó nghe thấy âm có:
A. độ to tăng 10 lần. B. độ cao tăng 10 lần. C. độ to tăng thêm 10dB. D. độ cao tăng lên.
Câu 47: Một sóng ngang bước sóng

truyền trên 1 sợi dây căng ngang theo chiều từ P đến Q nằm trên cùng một phương truyền

sóng. Hai điểm đó cách nhau một khoảng bằng
5 / 4
. Tại 1 thời điểm nào đó P có li độ dương và đang chuyển động đi xuống.
Tại thời điểm đó Q sẽ có:
A. li độ dương,chiều chuyển động đi xuống. B. li độ âm, chiều chuyển động đi xuống.
C. li độ dương, chiều chuyển động đi lên. D. li độ âm, chiều chuyển động đi lên.
Câu 48: Cảm giác về âm phụ thuộc vào
A. Nguồn và môi trường(MT) truyền âm. B. Nguồn âm và tai người nghe.
C. MT truyền âm và tai người nghe. D. Thần kinh thính giác và tai người nghe.
Câu 49: Chọn câu sai: Ý nghĩa của hiện tượng giao thoa ?
A. có thể kết luận hiện tượng đang nghiên cứu có bản chất sóng và bản chất hạt.
B. có thể kết luận hiện tượng đang nghiên cứu không có bản chất sóng.

Thầy Tùng | DĐ: 0975.111.365 | Facebook: www.facebook.com/thaytung.vatli Trang 12
C. có thể kết luận hiện tượng đang nghiên cứu có bản chất hạt.
D. có thể kết luận hiện tượng đang nghiên cứu có bản chất sóng.
Câu 50: Vận tốc truyền sóng của 1 môi trường phụ thuộc vào yếu tố nào
A. f. B. tính chất môi trường. C. Biên độ sóng. D. Độ mạnh sóng.
Câu 51: Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây sai?
A. Sóng cơ có thể lan truyền được trong chất rắn. B. Sóng cơ có thể lan truyền được trong chất lỏng.
C. Sóng cơ có thể lan truyền được trong chân không. D. Sóng cơ có thể lan truyền được trong chất khí.
Câu 52: Khi nói về siêu âm, phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong cùng một môi trường, siêu âm có bước sóng lớn hơn bước sóng hạ âm.
B. Siêu âm có khả năng truyền được trong chất rắn.
C. Siêu âm có tần số lớn hơn 20 kHz.
D. Siêu âm khi gặp các vật cản thì có thể bị phản xạ.
Câu 53: Chọn câu sai khi nói về sóng dừng xảy ra trên sợi dây?
A. Hai điểm đối xứng nhau qua điểm nút luôn dao động ngược pha.
B. Hai điểm đối xứng nhau qua điểm nút luôn dao động cùng pha.
C. Khoảng cách giữa điểm nút và điểm bụng liền kề là một phần tư bước sóng.

D. Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp dây duỗi thẳng là nửa chu kì.
Câu 54: Một sóng ngang truyền theo chiều từ P đến Q nằm trên cùng một phương truyền sóng. Hai điểm đó cách nhau một khoảng
bằng
5 / 4
thì
A. khi P ở li độ cực đại dương, Q có vận tốc cực đại dương.
B. khi P có vận tốc cực đại dương, Q ở li độ cực đại dương.
C. li độ dao động của P và Q luôn luôn bằng nhau về độ lớn nhưng ngược dấu.
D. khi P có thế năng cực đại, thì Q có động năng cực tiểu.
Câu 55: Khi nói về sóng âm, điều nào sau đây là sai?
A. Độ to của âm tỉ lệ thuận với cường độ âm.
B. Trong chất rắn, sóng âm có thể là sóng ngang hoặc sóng dọc.
C. Khi một nhạc cụ phát ra âm cơ bản có tần số f
0
, thì sẽ đồng thời phát ra các họa âm có tần số 2f
0
; 3f
0
; 4f
0
….
D. Có thể chuyển dao động âm thành dao động điện và dùng dao động kí điện tử để khảo sát dao động âm.
Câu 56: Người ta phân biệt sóng siêu âm, hạ âm, sóng âm dựa vào?
A. khả năng cảm thụ của tai người. B. biên độ dao động của chúng.
C. bản chất vật lí của chúng khác nhau. D. tốc độ truyền của chúng khác nhau.
Câu 57: Lượng năng lượng mà sóng âm truyền qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền trong một đơn vị thời gian
có giá trị bằng:
A. Độ to của âm. B. Độ cao của âm. C. Cường độ âm. D. Mức cường độ âm.
Câu 58: Chọn phát biểu sai khi nói về sóng âm
A. Vận tốc truyền âm phụ thuộc tính đàn hồi và khối lượng riêng của môi trường.

B. Sóng âm truyền tới điểm nào trong không khí thì phần tử không khí tại đó sẽ dao động theo phương vuông góc với phương truyền
sóng.
C. Sóng âm nghe được có tần số nằm trong khoảng từ 16 Hz đến 20000 Hz.
D. Sóng âm là sự lan truyền các dao động cơ trong môi trường khi, lỏng, rắn.
Câu 59: Sóng âm
A. không mang năng lượng. B. là sóng ngang.
C. không truyền được trong chân không. D. là sóng dọc khi truyền trong không khí.
Câu 60: Đối với sóng cơ học, tốc độ truyền sóng
A. phụ thuộc vào bước sóng và bản chất môi trường truyền sóng.
B. phụ thuộc vào chu kỳ, bước sóng và bản chất môi trường truyền sóng.
C. phụ thuộc vào bản chất môi trường truyền sóng.
D. phụ thuộc vào tần số sóng.
Câu 61: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Sóng siêu âm là sóng âm duy nhất mà tai người không nghe được.
B. Âm nghe được có tần số nằm trong khoảng từ 16 Hz đến 20.000 Hz.
C. Về bản chất vật lí thì sóng âm, sóng siêu âm và sóng hạ âm không có gì khác nhau, chúng đều là sóng cơ.
D. Sóng âm truyền được trong các môi trường vật chất như rắn, lỏng, khí.
Câu 62: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Khi có sóng dừng trên dây đàn hồi thì tất cả các điểm trên dây đều dừng lại không dao động.
B. Khi có sóng dừng trên dây đàn hồi trên dây chỉ có sóng phản xạ, còn sóng tới bị triệt tiêu.
C. Khi có sóng dừng trên dây đàn hồi thì nguồn sóng ngừng dao động còn tất cả các điểm trên dây đều vẫn dao động
D. Khi có sóng dừng trên dây đàn hồi thì trên dây có các điểm dao động mạnh xen kẽ với các điểm đứng yên.
Câu 63: Khi sóng âm truyền từ không khí vào nước thì
A. bước sóng và f đều thay đổi. B. bước sóng không đổi, f thay đổi
C. bước sóng thay đổi, f không đổi. D. bước sóng và f không đổi

Thầy Tùng | DĐ: 0975.111.365 | Facebook: www.facebook.com/thaytung.vatli Trang 13
Câu 64: Chọn phát biểu sai về quá trình lan truyền của sóng cơ học
A. Là quá trình lan truyền các phần tử vật chất trong không gian và theo thời gian.
B. Là quá trình truyền pha dao động.

C. Là quá trình truyền dao động trong môi trường vật chất theo thời gian.
D. Là quá trình truyền năng lượng.
Câu 65: Chọn đáp án sai khi nói về sóng âm?
A. Khi sóng âm truyền từ không khí vào nước thì bước sóng tăng lên.
B. Sóng âm truyền trong không khí là sóng dọc.
C. Ngưỡng đau của tai người không phụ thuộc vào tần số của âm.
D. Cường độ âm càng lớn, tai người nghe càng to.
Câu 66: Khi có sóng dừng trên dây đàn hồi thì
A. trên dây chỉ còn sóng tới, sóng phản xạ bị triệt tiêu.
B. không có sự truyền năng lượng dao động trên dây.
C. nguồn phát sóng ngừng dao động còn các điểm trên dây vẫn dao động.
D. trên dây chỉ còn sóng phản xạ, sóng tới bị triệt tiêu.
Câu 67: Một chiếc đàn và 1 chiếc kèn cùng phát ra một nốt sol ở cùng một độ cao. Tai ta vẫn phân biệt được hai âm đó vì chúng
khác nhau
A. mức cường độ âm. B. âm sắc. C. tần số. D. cường độ âm.
Câu 68: Hai âm có cùng độ cao thì chúng có cùng:
A. bước sóng. B. năng lượng. C. cường độ âm. D. tần số.
Câu 69: Chọn phương án sai. Quá trình truyền sóng là:
A. một quá trình truyền vật chất. B. một quá trình truyền năng lượng.
C. quá trình truyền pha dao động. D. quá trình truyền trạng thái dao động.
Câu 70: Một sóng âm truyền từ không khí vào nước, sóng âm đó ở hai môi trường có
A. Cùng vận tốc truyền B. Cùng tần số C. Cùng biên độ D. Cùng bước sóng
Câu 71: Ngưỡng nghe của tai phụ thuộc
A. mức cường độ âm. B. mỗi tai người và tần số âm. C. cường độ âm. D. nguồn phát âm.




Thầy Tùng | DĐ: 0975.111.365 | Facebook: www.facebook.com/thaytung.vatli Trang 14
CHỦ ĐỀ 3: DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng với mạch điện xoay chiều chỉ chứa cuộn cảm?
A. Dòng điện sớm pha hơn hiệu điện thế một góc π/2. B. Dòng điện sớm pha hơn hiệu điện thế một góc π/4.
C. Dòng điện trễ pha hơn hiệu điện thế một góc π/2. D. Dòng điện trễ pha hơn hiệu điện thế một góc π/4.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng với mạch điện xoay chiều chỉ chứa tụ điện?
A. Dòng điện sớm pha hơn hiệu điện thế một góc π/2. B. Dòng điện sớm pha hơn hiệu điện thế một góc π/4.
C. Dòng điện trễ pha hơn hiệu điện thế một góc π/2. D. Dòng điện trễ pha hơn hiệu điện thế một góc π/4.
Câu 3: Một điện trở thuần R mắc vào mạch điện xoay chiều tần số 50Hz, muốn dòng điện trong mạch sớm pha hơn hiệu điện thế
giữa hai đầu đoạn mạch một góc π/2:
A. người ta phải mắc thêm vào mạch một tụ điện nối tiếp với điện trở.
B. người ta phải mắc thêm vào mạch một cuộn cảm nối tiếp với điện trở.
C. người ta phải thay điện trở nói trên bằng một tụ điện.
D. người ta phải thay điện trở nói trên bằng một cuộn cảm.
Câu 4: Trong mạch RLC mắc nối tiếp, độ lệch pha giữa dòng điện và hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch phụ thuộc vào:
A. cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch. B. hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch.
C. cách chọn gốc tính thời gian. D. tính chất của mạch điện.
Câu 5: Trong các đại lượng đặc trưng cho dòng điện xoay chiều sau đây, đại lượng nào có dùng giá trị hiệu dụng ?
A. Hiệu điện thế B. Chu kì. C. Tần số. D. Công suất
Câu 6: Trong các đại lượng đặc trưng cho dòng điện xoay chiều sau đây, đại lượng nào không dùng giá trị hiệu dụng?
A. Hiệu điện thế B. Cường độ dòng điện C. Suất điện động D. Công suất.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khái niệm cường độ dòng điện hiệu dụng được xây dựng dựa vào tác dụng hoá học của dòng điện.
B. Khái niệm cường độ dòng điện hiệu dụng được xây dựng vào tác dụng nhiệt của dòng điện.
C. Khái niệm cường độ dòng điện hiệu dụng được xây dựng vào tác dụng từ của dòng điện.
D. Khái niệm cường độ dòng điện hiệu dụng được xây dựng dựa vào tác dụng phát quang của dòng điện.
Câu 8: Phát biểu nào sau dây là không đúng?
A. Hiệu điện thế biến đổi điều hoà theo thời gian gọi là hiệu điện thế xoay chiều.
B. Dòng điện có cường độ biến đổi điều hoà theo thời gian gọi là dòng điện xoay chiều.
C. Suất điện động biến đổi điều hoà theo thời gian gọi là suất điện động xoay chiều.
D. Cho dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều lần lượt đi qua cùng một điện trở thì chúng toả ra nhiệt lượng như nhau.
Câu 9: Khi tần số dòng điện xoay chiều chạy qua đoạn mạch chỉ chứa cuộn cảm tăng lên 4 lần thì cảm kháng của cuộn cảm: A.

Tăng lên 2 lần B. Tăng lên 4 lần C. Giảm đi 2 lần D. Giảm đi 4 lần
Câu 10: Cách phát biểu nào sau đây là không đúng ?
A. Trong đoạn mạch chỉ chứa tụ điện, dòng điện biến thiên sớm pha π/2

so với hiệu điện thế.
B. Trong đoạn mạch chỉ chứa tụ điện, dòng điện biến thiên chậm pha π/2 so với hiệu điện thế.
C. Trong đoạn mạch chỉ chứa cuộn cảm, dòng điện biến thiên chậm pha π/2

so với hiệu điện thế.
D. Trong đoạn mạch chỉ chứa cuộn cảm, hiệu điện thế biến thiên sớm pha π/2

so với dòng điện trong mạch.
Câu 11: Trong đoạn mạch RLC, mắc nối tiếp đang xảy ra hiện tượng cộn hưởng. Tăng dần tần số dòng điện và giữ nguyên các
thông số của mạch, kết luận nào sau đây là không đúng?
A. Hệ số công suất của đoạn mạch giảm. B. Cường độ hiệu dụng của dòng điện giảm.
C. Hiệu điện thế hiệu dụng trên tụ điện tăng. D. Hiệu điện thế hiệu dụng trên điện trở giảm.
Câu 12: Trong đoạn mạch RLC, mắc nối tiếp đang xảy ra hiện tượng cộn hưởng. Tăng dần tần số dòng điện và giữ nguyên các
thông số của mạch, kết luận nào sau đây là không đúng?
A. Hệ số công suất của đoạn mạch giảm. B. Cường độ hiệu dụng của dòng điện giảm.
C. Hiệu điện thế hiệu dụng trên tụ điện tăng. D. Hiệu điện thế hiệu dụng trên điện trở giảm.
Câu 13: Dung kháng của một mạch RLC mắc nối tiếp đang có giá trị nhỏ hơn cảm kháng. Muốn xảy ra hiện tượng cộng hưởng
điện trong mạch, ta phải:
A. Tăng điện dung của tụ điện. B. Tăng hệ số tự cảm của cuộn dây.
C. Giảm điện trở của mạch. D. Giảm tần số dòng điện xoay chiều.
Câu 14: Khi hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch RLC mắc nối tiếp sớm pha π/4

đối với dòng diện trong mạch thì:
A. Tần số của dòng điện trong mạch nhỏ hơn giá trị cần xảy ra hiện tượng cộng hưởng.
B. Tổng trở của mạch bằng hai lần thành phần điện trở thuần R của mạch.
C. Hiệu số giữa cảm kháng và dung kháng bằng điện trở thuần của mạch.

D. Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở sớm pha π/4

so với hiệu điện thế giữa hai đầu tụ điện.
Câu 15: Mạch điện nào sau dây có hệ số công suất lớn nhất?
A. Điện trở thuần R
1
nối tiếp với điện trở thuần R
2
. B. Điện trở thuần R nối tiếp với cuộn cảm L.
C. Điện trở thuần R nối tiếp với tụ điện C. D. Cuộn cảm L nối tiếp với tụ điện C.
Câu 16: Mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp đang có tính cảm kháng, khi tăng tần số của dòng điện xoay chiều thì hệ số công
suất của mạch:
A. Không thay đổi. B. Tăng. C. Giảm. D. Bằng 1.
Câu 17: Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều một pha dựa vào:

Thầy Tùng | DĐ: 0975.111.365 | Facebook: www.facebook.com/thaytung.vatli Trang 15
A. Hiện tượng tự cảm. B. Hiện tượng cảm ứng điện từ.
C. Khung dây quay trong điện trường. D. Khung dây chuyển động trong từ trường.
Câu 18: Hiện nay với các máy phát điện công suất lớn người ta thường dùng cách nào sau đây để tạo ra dòng điện xoay chiều một
pha ?
A. Nam châm vĩnh cửu đứng yên, cuộn dây chuyển động tịnh tiến so với nam châm.
B. Nam châm vĩnh cửu đứng yên, cuộn dây chuyển động quay trong lòng nam châm.
C. Cuộn dây đứng yên, nam châm vĩnh cửu chuyển động tịnh tiến so với cuộn dây.
D. Cuộn dây đứng yên, nam châm vĩnh cửu chuyển động quay trong lòng stato có các cuộn dây.
Câu 19: Trong cách mắc dòng điện xoay chiều ba pha đồi xứng theo hình sao, phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Dòng điện trong dây trung hoà bằng không.
B. Dòng điện trong mỗi pha bằng dao động trong mỗi dây pha.
C. Hiệu điện thế pha bằng
3
lần hiệu điện thế giữa hai dây pha.

D. Truyền tải điện năng bằng 4 dây dẫn, dây trung hoà có tiết diện nhỏ nhất.
Câu 20: Khi truyền tải điện năng của dòng điện xoay chiều ba pha đi xa ta phải dùng ít nhất là bao nhiêu dây dẫn ?
A. Hai dây dẫn. B. Ba dây dẫn. C. Bốn dây dẫn. D. Sáu dây dẫn.
Câu 21: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Người ta có thể tạo ra từ trường quay bằng cách cho nam châm vĩnh cửu hình chữ U quay đều quanh trục đối xứng của nó.
B. Người ta có thể tạo ra từ trường quay bằng cách cho dòng điện xoay chiều chạy qua nam châm điện.
C. Người ta có thể tạo ra từ trường quay bằng cách cho dòng điện xoay chiều một pha chạy qua ba cuộn dây của stato của động cơ
không đồng bộ ba pha.
D. Người ta có thể tạo ra từ trường quay bằng cách cho dòng điện một chiều chạy qua nam châm điện.
Câu 22: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Người ta có thể tạo ra từ trường quay bằng cách cho dòng điện xoay chiều chạy qua nam châm điện.
B. Người ta có thể tạo ra từ trường quay bằng cách cho dòng điện một chiều chạy qua nam châm điện.
C. Người ta có thể tạo ra từ trường quay bằng cách cho dòng điện xoay chiều một pha chạy qua ba cuộn dây của stato của động cơ
không đồng bộ ba pha.
D. Người ta có thể tạo ra từ trường quay bằng cách cho dòng điện xoay chiều ba pha chạy qua ba cuộn dây của stato của động cơ
không đồng bộ ba pha.
Câu 23: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Cảm ứng từ do cả ba cuộn dây gây ra tại tâm stato của động cơ không đồng bộ ba pha có độ lớn không đổi.
B. Cảm ứng từ do cả ba cuộn dây gây ra tại tâm stato của động cơ không đồng bộ ba pha có phương không đổi.
C. Cảm ứng từ do cả ba cuộn dây gây ra tại tâm stato của động cơ không đồng bộ ba pha có hướng quay đều.
D. Cảm ứng từ do cả ba cuộn dây gây ra tại tâm stato của động cơ không đồng bộ ba pha có tần số dòng điện.
Câu 24: Nhận xét nào sau đây về máy biến thế là không đúng?
A. Máy biến thế có thể tăng hiệu điện thế. B. Máy biến thế có thể giảm hiệu điện thế.
C. Máy biến thế có thể thay đổi tần số đòng điện xoay chiều. D. Máy biến thế có tác dụng biến đổi cường độ dòng điện.
Câu 25: Hiện nay người ta thường dùng cách nào sau đây để làm giảm hao phí điện năng trong quá trình truyền tải đi xa?
A. Tăng tiết diện dây dẫn dùng để truyền tải. B. Xây dựng nhà náy điện gần nơi nơi tiêu thụ.
C. Dùng dây dẫn bằng vật liệu siêu dẫn. D. Tăng hiệu điện thế trước khi truyền tải điện năng đi xa.
Câu 26: Phương pháp làm giảm hao phí điện năng trong máy biến thế là.
A. Để máy biến thế ở nơi khô thoáng.
B. Lõi của máy biến thế được cấu tạo bằng một khối thép đặc.

C. Lõi của máy biến thế được cấu tạo bởi các lá thép mỏng ghép cách điện với nhau.
D. Tăng độ cách điện trong máy biến thế.
Câu 27: Đặt một hiệu điện thế xoay chiều u=U
0
cost vào hai đầu một đoạn mạch điện chỉ có tụ điện. Nếu điện dung của tụ điện
không đổi thì dung kháng của tụ điện
A. nhỏ khi tần số của dòng điện lớn. B. nhỏ khi tần số của dòng điện nhỏ.
C. lớn khi tần số của dòng điện lớn. D. không phụ thuộc vào tần số của dòng điện.
Câu 28: Trong mạch điện xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp. Nếu tăng tần số của hiệu điện thế xoay chiều đặt vào hai đầu mạch
thì:
A. Dung kháng tăng. B. Cảm kháng giảm.
C. Điện trở tăng. D. Dung kháng giảm và cảm kháng tăng.
Câu 29: Trong một đoạn mạch xoay chiều không phân nhánh, cường độ dòng điện sớm pha  (với 0<<0,5) so với hiệu điện thế
ở hai đầu đoạn mạch. Đoạn mạch đó:
A. gồm cuộn thuần cảm và tụ điện. B. gồm điện trở thuần và tụ điện.
C. chỉ có cuộn cảm. D. gồm điện trở thuần và cuộn thuần cảm.
Câu 30: Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh một hiệu điện thế xoay chiề u = U
0
sinωt. Kí hiệu U
R
, U
L
, U
C
tương
ứng là hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu điện trở thuần R,cuộn dây thuần cảm L và tụ điện C. Nếu U
R
= ½.U
L
= U

C
thì dòng điện
qua đoạn mạch:
A. trễ pha π/4 so với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch. B. sớm pha π/2 so với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch.
C. trễ pha π/2 so với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch. D. sớm pha π/4 so với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch.

Thầy Tùng | DĐ: 0975.111.365 | Facebook: www.facebook.com/thaytung.vatli Trang 16
Câu 31: Đoạn mạch điện xoay chiều AB chỉ chứa một trong các phần tử: điện trở thuần, cuộn dây hoặc tụ điện. Khi đặt hiệu điện
thế u = U
0
sin
 
.t / 6  
lên hai đầu A và B thì dòng điện trong mạch có biểu thức i = I
0
sin(ωt – π/3). Đoạn mạch AB chứa
A. cuộn dây có điện trở thuần. B. cuộn dây thuần cảm . C. điện trở thuần. D. tụ điện.
Câu 32: Đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm L và tụ điện C mắc nối tiếp. Kí hiệu u
R
, u
L
, u
C

tương ứng là hiệu điện thế tức thời ở hai đầu các phần tử R, L và C. Quan hệ về pha của các hiệu điện thế này là
A. u
C
trễ pha

so với u

L
. B. u
R
trễ pha π/2 so với u
C
.
C. R u sớm pha π/2 so với u
L
. D. u
L
sớm pha π/2 so với u
C
.
Câu 33: Dòng điện xoay chiều là dòng điện có
A. cường độ biến thiên tuần hoàn theo thời gian. B. chiều biến thiên tuần hoàn theo thời gian.
C. chiều biến thiên điều hoà theo thời gian. D. cường độ biến thiên điều hoà theo thời gian.
Câu 34: Trong mạch RLC mắc nối tiếp , độ lệch pha giữa dòng điện và hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch phụ thuộc vào
A. Hiệu điện thế hiện dụng giữa hai đầu đoạn mạch. B. Cách chọn gốc thời gian.
C. Cường độ dòng điện hiện dụng trong mạch. D. Tính chất của mạch điện.
Câu 35: Dung kháng của một mạch RLC mắc nối tiếp đang có giá trị nhỏ hơn cảm kháng. Muốn xảy ra hiện tượng cộng hưởng
điện trong mạch ta phải
A. giảm tần số dòng điện xoay chiều. B. tăng điện dung của tụ điện
C. tăng hệ số tự cảm của cuộn dây. D. giảm điện trở của mạch.
Câu 36: Nhận xét nào sau đây về máy biến thế là không đúng ?
A. Máy biến thế có tác dụng biến đổi cường độ dòng điện. B. Máy biến thế có thể giảm hiệu điện thế.
C. Máy biến thế có thể thay đổi tần số dòng điện xoay chiều. D. Máy biến thế có thể tăng hiệu điện thế.
Câu 37: Phát biểu nào sau đây không đúng? Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh một hiệu điện thế xoay chiều có
tần số thay đổi được. Cho tần số thay đổi đến giá trị f
0
thì cường độ hiệu dụng của dòng điện đạt giá trị cực đại. Khi đó

A. cảm kháng và dung kháng bằng nhau.
B. hiệu điện thế tức thời trên điện trở thuần luôn bằng hiệu điện thế tức thời giữa hai đầu đoạn mạch.
C. hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu R lớn hơn hiệu điện thế hiệu dụng trên tụ C.
D. hiệu điện thể hiệu dụng trên L và trên C luôn bằng nhau.
Câu 38: Trong đoạn mạch xoay chiều RLC nối tiếp đang xảy ra cộng hưởng điện. Nếu tăng dần tần số của dòng điện chạy qua
đoạn mạch thì hệ số công suất của đoạn mạch sẽ
A. không đổi.
B. tăng lên.
C. giảm đi.
D. tăng lên hay giảm đi còn phụ thuộc vào quan hệ giữa độ tự cảm của cuộn dây và điện dung của tụ điện.
Câu 39: Trong đoạn mạch xoay chiều R, L, C mắc nối tiếp, điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch
A. luôn nhỏ hơn điện áp hiệu dụng hai đầu mỗi phần tử.
B. không nhỏ hơn điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở thuần.
C. luôn lớn hơn điện áp hiệu dụng giữa hai đầu mỗi phần tử.
D. luôn bằng tổng điện áp hiệu dụng giữa hai đầu các phần tử cộng lại.
Câu 40: Mắc vào hai đầu một tụ điện một nguồn xoay chiều thì
A. Có một dòng điện tích chạy qua tụ điện; B. cường độ dòng điện qua tụ tỷ lệ nghịch với C
C. Không có điện tích chạy qua C D. cường độ dòng điện qua tụ tỷ lệ nghịch với f
Câu 41: Phát biểu nào sau đây về máy phát điện xoay chiều một pha là sai ?
A. Phần cảm hoặc phần ứng có thể là bộ phận đứng yên và được gọi là stato
B. Phần cảm hoặc phần ứng có thể là bộ phận chuyển động và được gọi là roto
C. Với máy phát điện xoay chiều một pha công suất nhỏ có phần ứng là roto thì phải dùng bộ góp để lấy điện ra mạch ngoài
D. Với máy phát điện xoay chiều một pha công suất lớn, phần ứng luôn là roto
Câu 42: Trong mạch dao động điện từ tự do, năng lượng điện trường trong tụ điện biến thiên điều hòa với tần số góc:
A.
2
LC

B.
1

2 LC

C.
2LC
D.
1
2LC


Câu 43: Dòng điện xoay chiều là dòng điện có
A. cường độ biến thiên điều hoà theo thời gian. B. chiều biến thiên điều hoà theo thời gian.
C. cường độ biến thiên tuần hoàn theo thời gian. D. chiều biến thiên tuần hoàn theo thời gian.
Câu 44: Trong mạch điện xoay chiều RLC không phân nhánh, đang cộng hưởng. Nếu tăng tần số dòng điện thì
A. cảm kháng giảm. B. độ lệch pha của điện áp so với dòng điện tăng.
C. cường độ hiệu dụng tăng. D. dung kháng tăng.
Câu 45: Chọn câu sai trong các câu sau:
Mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp đang xảy ra cộng hưởng. Nếu thay đổi tần số của điện áp đặt vào hai đầu mạch thì:
A. Cường độ hiệu dụng qua mạch giảm. B. Hệ số công suất của mạch giảm.
C. Điện áp hiệu dụng trên R tăng. D. Công suất trung bình trên mạch giảm.
Câu 46: Trong truyền tải điện năng đi xa để giảm hao phí điện năng trong quá trình truyền tải người ta chọn cách:
A. Thay bằng dây dẫn có điện trở suất nhỏ hơn. B. Tăng điện áp trước khi truyền tải.

Thầy Tùng | DĐ: 0975.111.365 | Facebook: www.facebook.com/thaytung.vatli Trang 17
C. Giảm điện áp trước khi truyền tải. D. Tăng tiết diện dây dẫn để giảm điện trở đường dây.
Câu 47: Chọn câu sai khi nói về động cơ không đồng bộ ba pha:
A. Từ trường tổng hợp quay với tốc độ góc luôn nhỏ hơn tần số góc của dòng điện.
B. Nguyên tắc hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ và sử dụng từ trường quay.
C. Stato có ba cuộn dây giống nhau quấn trên ba lõi sắt bố trí lệch nhau 1/3 vòng tròn.
D. Từ trường quay được tạo ra bởi dòng điện xoay chiều ba pha.
Câu 48: Kết luận nào sau đây đúng ? Cuộn dây thuần cảm

A. không có tác dụng cản trở dòng điện xoay chiều.
B. cản trở dòng điện xoay chiều đi qua và tần số dòng điện xoay chiều càng lớn thì nó cản trở càng mạnh.
C. cản trở dòng điện xoay chiều đi qua và tần số dòng điện xoay chiều càng nhỏ thì nó cản trở càng mạnh.
D. độ tự cảm của cuộn dây càng lớn và tần số dòng điện xoay chiều càng lớn thì năng lượng tiêu hao trên cuộn dây càng lớn
Câu 49: Có thể tạo ra dòng điện xoay chiều biến thiên điều hòa theo thời gian trong một khung dây dẫn bằng cách cho khung dây:
A. quay đều quanh một trục bất kỳ trong một từ trường đều.
B. quay đều quanh một trục vuông góc với đường cảm ứng điện trong một điện trường đều
C. chuyển động tịnh tiến trong một từ trường đều.
D. quay đều quanh một trục vuông góc với đường cảm ứng từ trong một từ trường đều.
Câu 50: Trong máy biến thế, số vòng của cuộn sơ cấp lớn hơn số vòng của cuộn dây thứ cấp, máy biến thế đó có tác dụng:
A. Tăng hiệu điện thế, tăng cường độ dòng điện. B. Giảm hiệu điện thế,giảm cường độ dòng điện.
C. Giảm hiệu điện thế,tăng cường độ dòng điện. D. Tăng hiệu điện thế,giảm cường độ dòng điện.
Câu 51: Trong mạch RLC, khi Z
L
= Z
C
khẳng định nào sau đây là sai.
A. Hiệu điện thế trên R đạt cực đại. B. Cường độ dòng điện hiệu dung đạt cực đại.
C. Hiệu điện thế trên hai đầu cuộn cảm và trên tụ đạt cực đại. D. Hệ số công suất đạt cực đại.
Câu 52: Trong đoạn mạch gồm điện trở thuần R và 1 cuộn dây thuần cảm L mắc nối tiếp. Nếu giảm tần số của dòng điện thì nhận
xét nào sau đây là sai.
A. Cường độ hiệu dụng trong mạch tăng. B. Độ lệch pha giữa điện áp và dòng điện giảm
C. Hệ số công suất giảm. D. Công suất tiêu thụ của mạch tăng
Câu 53: Khi động cơ không đồng bộ ba pha hoạt động , nhận xét nào sau đây là đúng.
A. Tần số của từ trường quay bằng tần số của dòng điện. B. Tần số của từ trường quay bằng 3 lần tần số của dòng điện.
C. Vận tốc quay của rôto lớn hơn vận tốc quay của từ trường. D. Vận tốc quay của rôto bằng vận tốc quay của từ trường.
Câu 54: Nguyên tắc hoạt động của máy biến thế dựa trên hiện tượng :
A. cộng hưởng điện từ B. cảm ứng điện từ C. tự cảm D. từ trễ
Câu 55: Dòng điện xoay chiều là dòng điện có
A. chiều biến thiên tuần hoàn theo thời gian. B. cường độ biến thiên điều hoà theo thời gian.

C. chiều biến thiên điều hoà theo thời gian. D. cường độ biến thiên theo thời gian.
Câu 56: Trong việc truyền tải điện năng, để giảm công suất tiêu hao trên đường dây k lần thì phải
A. giảm hiệu điện thế k lần. B. tăng hiệu điện thế
k
lần.
C. giảm hiệu điện thế
k
lần. D. tăng hiệu điện thế k lần.
Câu 57: Trong mạch điện xoay chiều RLC không phân nhánh có Z
L
> Z
C.
Nếu tăng tần số dòng điện thì
A. cảm kháng giảm. B. cường độ hiệu dụng không đổi.
C. độ lệch pha của điện áp so với dòng điện tăng. D. dung kháng tăng.
Câu 58: Tìm phát biểu đúng khi nói về động cơ không đồng bộ 3 pha:
A. Động cơ không đồng bộ 3 pha được sử dụng rộng rãi trong các dụng cụ gia đình.
B. Rôto là bộ phận để tạo ra từ trường quay.
C. Vận tốc góc của rôto nhỏ hơn vận tốc góc của từ trường quay.
D. Stato gồm hai cuộn dây đặt lệch nhau một góc 90
o
.
Câu 59: Trong máy phát điện xoay chiều một pha
A. để giảm tốc độ quay của rô to người ta tăng số cuộn dây và giảm số cặp cực.
B. để giảm tốc độ quay của rô to người ta giảm số cuộn dây và tăng số cặp cực.
C. để giảm tốc độ quay của rô to người ta giảm số cuộn dây và giảm số cặp cực.
D. để giảm tốc độ quay của rô to người ta tăng số cuộn dây và tăng số cặp cực.
Câu 60: Tìm phát biểu sai khi nói về máy biến thế:
A. Khi giảm số vòng dây ở cuộn thứ cấp, cường độ dòng điện trong cuộn thứ cấp giảm.
B. Muốn giảm hao phí trên đường dây tải điện, phải dùng máy tăng thế để tăng hiệu điện thế.

C. Khi mạch thứ cấp hở, máy biến thế xem như không tiêu thụ điện năng.
D. Khi tăng số vòng dây ở cuộn thứ cấp, hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn thứ cấp tăng.
Câu 61: Cho đoạn mạch điện xoay chiều gồm cuộn dây thuần cảm L, tụ điện C và biến trở R mắc nối tiếp. Khi đặt vào hai đầu
mạch một hiệu điện thế xoay chiều ổn định có tần số f thì thấy LC =
22
1
4f
. Khi thay đổi R thì
A. hiệu điện thế giữa hai đầu biến trở thay đổi. B.độ lệch pha giữa u và i thay đổi.
C. công suất tiêu thụ trên mạch thay đổi. D.hệ số công suất trên mạch thay đổi.

Thầy Tùng | DĐ: 0975.111.365 | Facebook: www.facebook.com/thaytung.vatli Trang 18
Câu 62: Cho đoạn mạch xoay chiều gồm R,L,C mắc nối tiếp với cảm kháng lớn hơn dung kháng. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch
có giá trị hiệu dụng và tần số luôn không đổi. Nếu cho C giảm thì công suất tiêu thụ của đoạn mạch sẽ
A. luôn giảm . B. luôn tăng .
C. không thay đổi. D. tăng đến một giá trị cực đại rồi lại giảm .
Câu 63: Chọn ý sai khi nói về cấu tạo máy dao điện ba pha.
A. stato là phần ứng. B.phần ứng luôn là rôto.
C. phần cảm luôn là rôto. D.rôto thường là một nam châm điện.
Câu 64: Một khung dây dẫn kín hình chữ nhật có thể quay đều quanh trục đi qua trung điểm hai cạnh đối diện, trong một từ trường
đều có cảm ừng từ
,B
vuông góc với trục quay. Suất điện động xoay chiều xuất hiện trong khung có giá trị cực đại khi mặt khung
A. song song với
B.
B. vuông góc với
B.
C. tạo với
B
một góc 45

0
. D. tạo với
B
một góc 60
0
.
Câu 65: Trong một máy phát điện xoay chiều ba pha, khi suất điện động ở một pha đạt giá trị cực tiểu
10
eE
thì suất điện động
ở các pha kia đạt các giá trị
A.
2 0 3 0
e E 2; e E 2.   
B.
2 0 3 0
e 3E 2; e 3E 2.   

C.
2 0 3 0
e E 2; e E 2.  
D.
2 0 3 0
e E 2; e E 2.

Câu 66: Cường độ dòng điện tức thời luôn trễ pha so với điện áp xoay chiều ở hai đầu đoạn mạch khi đoạn mạch
A. chỉ có tụ điện
C.
B. gồm R nối tiếp L. C. gồm L nối tiếp
C.

D. gồm R nối tiếp
C.

Câu 67: Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi vào hai đầu cuộn sơ cấp của một máy biến áp lí tưởng, cuộn thứ cấp
của máy được nối với biến trở R bằng dây dẫn có điện trở không đổi R
0
. Gọi cường độ dòng điện hiệu dụng qua cuộn sơ cấp là I,
điện áp hiệu dụng ở hai đầu biến trở là U. Khi giá trị R tăng thì:
A. I giảm, U giảm. B. I tăng, U giảm. C. I tăng, U tăng. D. I giảm, U tăng.
Câu 68: Đối với các dụng cụ tiêu thụ điện như quạt điện, tủ lạnh, động cơ điện với công suất định mức P và điện áp U, nếu nâng
cao hệ số công suất thì làm cho
A. cường độ dòng điện hiệu dụng tăng. B. công suất tỏa nhiệt tăng.
C. công suất tiêu thụ điện hữu ích tăng. D. công suất tiêu thụ P giảm.
Câu 69: Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp chậm pha
/4
so với cường độ dòng điện. Đối với đoạn mạch này thì
A. tổng trở của đoạn mạch bằng hai lần điện trở thuần của mạch.
B. tần số dòng điện trong đoạn mạch nhỏ hơn giá trị cần để mạch xảy ra cộng hưởng.
C. hiệu số giữa cảm kháng và dung kháng bằng điện trở thuần của đoạn mạch.
D. điện áp giữa hai đầu điện trở thuần chậm pha
/4
so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
Câu 70: Đặt một điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch gồm biến trở R, tụ điện C và cuộn cảm thuần L mắc nối tiếp. Điều
chỉnh biến trở R để điện áp hai đầu đoạn mạch lệch pha
/4
so với cường độ dòng điện, khi đó đại lượng nào sau đây đạt cực
đại ?
A. Công suất tỏa nhiệt trên biến trở. B. Cường độ dòng điện hiệu dụng.
C. Điện áp hiệu dụng của điện trở. D. Điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ.
Câu 71: Để tăng dung kháng của một tụ điện phẳng có điện môi là không khí, ta cần

A. tăng tần số của điện áp đặt vào hai bản tụ. B. tăng khoảng cách giữa hai bản tụ.
C. giảm điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ. D. đưa bản điện môi vào trong lòng tụ.
Câu 72: Điện năng được truyền từ nơi phát đến một khu dân cư bằng đường dây một pha với hiệu suất truyền tải là H. Nếu công
suất truyền tải giảm k lần so với ban đầu và giữ nguyên điện áp ở nơi phát thì hiệu suất truyền tải của đường dây đó là
A.
2
1 (1 H)k .
B.
(k 1 H) / k.
C.
22
(k 1 H) / k .
D.
1 (1 H)k.

Câu 73: Khi nói về máy biến áp, phát biểu nào sau đây chưa chính xác?
A. Nguyên tắc hoạt động của máy biến áp dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
B. Lõi thép của máy biến áp có tác dụng dẫn điện từ cuộn sơ cấp sang cuộn thứ cấp.
C. Cuộn thứ cấp có tác dụng như một nguồn điện.
D. Cuộn sơ cấp có tác dụng như một máy thu.
Câu 74: Một đoạn mạch gồm cuộn dây mắc nối tiếp tụ điện. Độ lệch pha giữa dòng điện trong mạch và điện áp hai đầu mạch
điện là
/3.
Điện áp hiệu dụng của tụ gấp
3
lần trên cuộn dây. Tỉ số giữa cảm kháng và điện trở thuần của cuộn dây
L
(Z /r)

A.

1/ 2.
B.
3.
C.
2.
D.
1/ 3.

Câu 75: Suất điện động trong cuộn dây phần ứng của máy phát điện xoay chiều 1 pha cực đại khi
A. cuộn dây ở vị trí cách đều hai cực Nam Bắc liền kề. B. cực Nam của nam châm ở vị trí đối diện với cuộn dây.
C. cực Bắc của nam châm ở vị trí đối diện với cuộn dây. D. cuộn dây ở vị trí khác các vị trí nói trên.
Câu 76: Mạch RLC nối tiếp đang xảy ra cộng hưởng. Nếu chỉ giảm điện dung của tụ điện một lượng rất nhỏ thì:
A. điện áp hiệu dụng tụ không đổi. B. điện áp hiệu dụng trên điện trở không đổi.
C. điện áp hiệu dụng trên tụ tăng. D. điện áp hiệu dụng trên tụ giảm.
Câu 77: Điện áp xoay chiều đặt vào 2 đầu đoạn mạch RLC mắt nối tiếp là
u 200 3cos(100 t)
. Dòng điện trong mạch có biểu
thức
i 2 2cos( 100 t + 3)  
. Mạch điện này có:
A. điện trở thuần
R 1 00
. B. cộng hưởng điện. C. tính cảm kháng. D. tính dung kháng.

Thầy Tùng | DĐ: 0975.111.365 | Facebook: www.facebook.com/thaytung.vatli Trang 19
Câu 78: Phát biểu nào về động cơ không đồng bộ là sai?
A. vecto cảm ứng từ của từ trường luôn thay đổi cả về hướng và trị số.
B. Roto của động cơ quay với tốc độ góc nhỏ hơn tốc độ gốc của từ trường quay.
C. Nguyên tắc hoạt động của động cơ dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ và sử dụng từ trường quay.
D. Hai bộ phận chính của động cơ là Roto và Stato.

Câu 79: Phát biểu nào sau đây sai: Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh 1 điện áp xoay chiều có tần số thay đổi
được. Cho tần số thay đổi đến giá trị f
0
dòng điện đạt giá trị cực đại, khi đó:
A. Điện áp hiệu dụng hai đầu R lớn hơn điện áp hai đầu tụ.
B. Cảm kháng và dung kháng bằng nhau.
C. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu L và hai đầu C luôn bằng nhau.
D. u tức thời giữa hai đầu điện trở luôn bằng u tức thời giữa hai đầu đoạn mạch.
Câu 80: Phát biểu sau đây là đúng :
A. Suất điện động của máy phát điện xoay chiều tỉ lệ với tốc độ quay của roto.
B. Dòng điện xoay chiều 1 pha chỉ có thể do máy phát điện xoay chiều 1 pha tạo ra.
C. Chỉ có dòng điện xoay chiều 1 pha mới tạo ra được từ trường quay
D. Dòng điện do máy phát điện xoay chiều luôn có tần số bằng số vòng quay
Câu 81: Mạch RLC có điện áp hai dầu mạch không đổi, mạch xảy ra cộng hưởng khi nào:
A. thay đổi R để công suất tiêu thụ của đoạn mạch đạt cực đại. B. thay đổi C để công suất tiêu thụ của đoạn mạch đạt cực đại.
C. thay đổi L để điện áp hiệu dụng trên cuộn cảm đạt cực đại. D. thay đổi f để điện áp hiệu dụng trên tụ đạt cực đại.
Câu 82: Phát biểu nào sai khi nói về mạch chỉ có cuộn cảm thuần:
A. Đối với dòng điện không đổi cuộn cảm có tác dụng như 1 điện trở.
B. u hai đầu cuộn dây thuần cảm nhanh pha hơn
2
so với I xoay chiều chạy qua nó.
C. Đối với 1 mạch xoay chiều, cuộn cảm cản trở dòng điện và sự cản trở đó tăng theo tần số f.
D. Dòng điện xoay chiều qua cuộn dây thuần cảm không gây sự tỏa nhiệt trên dây.
Câu 83: Đặt điện áp
0
u U cos( t)
( U
0
không đổi,


thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch có RLC mắc nối tiếp. Điều chỉnh


để trong mạch xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Cường độ dòng điện qua mạch cùng pha với điện áp hai đầu mạch.
B. Điện áp tức thời giữa hai đầu điện trở sớm pha 0,5

hơn với u giữa hai đầu mạch.
C. Điện áp tức thời giữa hai bản tụ điện trế pha 0,5

với u giữa hai đầu đoạn mạch.
D. Hệ số công suất của mạch đạt cực đại và bằng 1.
Câu 84: Trong đoạn mạch điện xoay chiều có RLC mắc nối tiếp, điện áp giữa hai đầu đoạn mạch sớm pha so với cường độ dòng
điện qua mạch khi
A. dung kháng của đoạn mạch bằng tổng của cảm kháng và điện trở của đoạn mạch.
B. cảm kháng của đoạn mạch bằng dung kháng của đoạn mạch.
C. dung kháng của đoạn mạch lớn hơn cảm kháng của đoạn mạch.
D. cảm kháng của đoạn mạch lớn hơn dung kháng của đoạn mạch.
Câu 85: Phát biểu nào là sai, dòng điện xoay chiều qua đoạn mạch chỉ chứa tụ điện:
A. không sinh ra điện trường. B. không bị tiêu hao điện năng do tỏa nhiệt.
C. biến thiên cùng tần số với điện áp. D. “ đi qua” được tụ điện.
Câu 86: Chọn phát biểu đúng?
A. Chỉ có dòng điện ba pha mới tạo ra được từ trường quay.
B. Rôto của động cơ không đồng bộ quay với tốc độ góc của từ trường quay.
C. Véc tơ cảm ứng từ của từ trường quay luôn thay đổi cả về hướng lẫn trị số.
D. Tốc độ góc của động cơ không đồng bộ phụ thuộc vào tốc độ quay của từ trường và vào momen cản.
Câu 87: Phát biểu nào sau đây sai về công suất hao phí trên đường dây khi truyền tải điện năng?
A. tỉ lệ với bình phương công suất truyền đi.
B. tỉ lệ với chiều dài đường dây tải điện.
C. tỉ lệ nghịch với bình phương điện áp giữa hai đầu dây ở trạm phát điện.

D. tỉ lệ với thời gian truyền điện.
Câu 88: Đoạn mạch xoay chiều RLC mắc nối tiếp đang có tính cảm kháng. Khi tăng dần tần số của dòng điện thì hệ số công suất
của mạch
A. Tăng. B. Bằng 0. C. Không đổi. D. Giảm.
Câu 89: Trong một đoạn mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp, phát biểu nao sau đây đúng? Công suất điện (trung bình) tiêu thụ
trên cả mạch:
A. chỉ phụ thuộc vào giá trị điện trở thuần R của đoạn mạch.
B. luôn bằng tổng công suất tiêu thụ trên các điện trở thuần của đoạn mạch.
C. không thay đổi nếu ta mắc vào đoạn mạch 1 tụ điện hoặc 1 cuộn dây thuần cảm.
D. không phụ thuộc gì vào L va C .
Câu 90: Với mạch điện xoay chiều chứa tụ C và cuộn thuần cảm L và cảm kháng khác dung kháng thì dòng điện i
A. và điện áp u hai đầu mạch điện luôn cùng pha. B. luôn trễ pha hơn điện áp hai đầu mạch góc 90
0
.
C. và điện áp u hai đầu mạch điện luôn vuông pha. D. luôn sớm pha hơn điện áp hai đầu mạch góc 90
0
.

Thầy Tùng | DĐ: 0975.111.365 | Facebook: www.facebook.com/thaytung.vatli Trang 20
Câu 91: Trong mạch RLC mắc nối tiếp, độ lệch pha của dòng điện so với điện áp đặt vào hai đầu đoạn mạch phụ thuộc vào
A. cường độ I hiệu dụng trong mạch. B. điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch.
C. đặc tính của mạch điện và tần số của dòng điện xoay chiều. D. cách chọn gốc thời gian để tính pha ban đầu.
Câu 92: Trong quá trình truyền tải điện năng đi xa, biện pháp giảm hao phí trên đường dây tải điện được áp dụng rộng rãi là
A. tăng tiết diện dây dẫn B. giảm chiều dài dây dẫn truyền tải
C. chọn dây có điện trở suất nhỏ D. tăng điện áp ở đầu đường dây truyền tải.
Câu 93: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về động cơ điện xoay chiều?
A. Nguyên tắc hoạt động của động cơ điện xoay chiều hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ và sử dụng từ trường quay.
B. Động cơ không đồng bộ ba pha tạo ra dòng điện xoay chiều ba pha.
C. Tốc độ quay của rôto trong động cơ không đồng bộ có thể nhỏ hơn hay lớn hơn tốc độ quay của từ trường, tùy vào tải động cơ
nhỏ hay lớn.

D. Từ trường quay được tạo ra nhờ phần ứng của động cơ.
Câu 94: Một khung dây dẫn hình chữ nhật, quay đều quanh trục đi qua trung điểm của hai cạnh đối diện của khung, trong một từ
trường đều có B vuông góc với trục quay. Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung đạt cực đại khi mặt khung
A. vuông góc với B . B. tạo với B một góc 45
0
. C. song song với B . D. tạo với B một góc 60
0

Câu 95: Một máy hạ áp lí tưởng có điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn sơ cấp ổn định. Nếu ta tăng số vòng dây cuộn sơ cấp và thứ
cấp lên một số vòng như nhau thì điện áp hai đầu cuộn thứ cấp để hở sẽ
A. Tăng. B. Giảm.
C. Không đổi. D. Tăng hay giảm phụ thuộc số vòng dây quấn thêm.
Câu 96: Khi đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch RLC thì dao động điện từ trong mạch là
A. dao động tự do. B. dao động tắt dần. C. dao động duy trì. D. dao động cưỡng bức.
Câu 97: Một cuộn dây được mắc nối tiếp với một tụ điện vào một điện áp xoay chiều có điện áp hiệu dụng là U. Điện áp tức thời
hai đầu mạch là u, hai đầu cuộn dây là u
d
Biết rằng
2 2 2
d
u u 2U
. Kết luận nào sau đây sai?
A. Điện áp tức thời hai đầu cuộn dây và hai đầu mạch vuông pha.
B. Điện áp hai đầu hai đầu tụ, hai đầu cuộn dây và hai đầu mạch bằng nhau.
C. Hệ số công suất của mạch và của cuộn dây bằng nhau.
D. Điện áp hiệu dụng hai đầu tụ điện bằng 2U.
Câu 98: Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều u = U
0
cos(t + ) thì dòng điện trong mạch là i = I
0

cost. Nhận xét nào
sau đây là sai đối với công suất tức thời của đoạn mạch?
A. Công suất tức thời cực đại P
max
=
00
UI
(cos 1)
2

. B. P = u.i.
C. P =
00
UI
cos
2

. D. Công suất tức thời biến thiên tuần hoàn với tần số góc 2.
Câu 99: Trong quá trình truyền tải điện năng, biện pháp giảm hao phí trên đường dây tải điện được sử dụng chủ yếu hiện nay là
A. tăng điện áp trước khi truyền tải. B. giảm tiết diện dây.
C. tăng chiều dài đường dây. D. giảm công suất truyền tải.
Câu 100: Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi và tần số thay đổi được vào hai đầuđoạn mạch gồm biến trở R (có
thể thay đổi giá trị từ 0 đến R
0
hữu hạn), cuộn dây thuần cảm L và tụ điện C mắc nối tiếp. Ban đầu mạch có tính cảm kháng. Để
dòng điện qua mạch sớm pha
2
so với điện áp hai đầu mạch thì phải
A. điều chỉnh R đến giá trị 0 và giảm f. B. điều chỉnh R đến giá trị R
0

và tăng f.
C. điều chỉnh R đến giá trị 0 và tăng f. D. điều chỉnh R đến giá trị R
0
và giảm f.
Câu 101: Đặt điện áp
0
u U cos t
vào hai đầu cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Tại thời điểm điện áp giữa hai đầu cuộn cảm có
độ lớn cực đại thì cường độ dòng điện qua cuộn cảm bằng
A.
0
U
2L
. B.
0
U
L
. C. 0. D.
0
U
2L

Câu 102: Điều nào sai khi nói về động cơ không đồng bộ ba pha?
A. Có hai bộ phận chính là Stato và Rôto.
B. Biến đổi điện năng thành năng lượng khác.
C. Từ trường quay trong động cơ là kết quả của việc sử dụng dòng điện xoay chiều một pha.
D. HĐ dựa trên cơ sở hiện tượng cảm ứng điện từ và sử dụng từ trường quay.
Câu 103: Vì sự khác biệt nào dưới đây mà tên gọi của động cơ điện ba pha được gắn liền với cụm từ "không đồng bộ " ?
A. Rôto quay chậm hơn từ trường do các cuộn dây của stato gây ra.
B. Khi hoạt động, rôto quay còn stato thì đứng yên.

C. Dòng điện sinh ra trong rôto chống lại sự biến thiên của dòng điện chạy trong stato.
D. Stato có ba cuộn dây còn rôto chỉ có một lòng sóc.
Câu 104: Người ta dùng lõi thép kỹ thuật điện trong máy biến áp, mục đích chính là để
A. làm mạch từ và tăng cường từ thông qua các cuộn dây. B. làm mạch dẫn dòng điện từ cuộn sơ cấp sang cuộn thứ cấp.
C. làm khung lắp cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp trên nó. D. làm giảm hao phí do tỏa nhiệt bởi dòng điện Fu-cô.
Câu 105: Giá trị trung bình của đại lượng nào dưới đây có ý nghĩa vật lí như nhau trong điện xoay chiều và điện một chiều ?

Thầy Tùng | DĐ: 0975.111.365 | Facebook: www.facebook.com/thaytung.vatli Trang 21
A. I. B. P. C. U. D. Suất điện động.



Thầy Tùng | DĐ: 0975.111.365 | Facebook: www.facebook.com/thaytung.vatli Trang 22
CHỦ ĐỀ 4: DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ
Câu 1: Mạch biến điệu có tác dụng :
A. Cộng hưởng điện. B. Lọc tín hiệu.
C. Trộn sóng điện từ âm tần với sóng điện từ cao tần D. Bức xạ sóng điện từ
Câu 2: Phát biều nào sai khi nói về sóng điện từ ?
A. Sóng điện từ là sự lan truyền trong không gian của điện từ trường biến thiên theo thời gian.
B. Trong sóng điện từ, điện trường và từ trường luôn dao động lệch pha nhau
2

.
C. Trong sóng điện từ, điện trường và từ trường biến thiên theo thời gian với cùng chu kì.
D. Sóng điện từ dùng trong thông tin vô tuyến gọi là sóng vô tuyến.
Câu 3: Mạch dao động điện từ điều hoà LC có chu kỳ :
A. phụ thuộc vào L, không phụ thuộc vào C. B. phụ thuộc vào C, không phụ thuộc vào L.
C. phụ thuộc vào cả L và C. D. không phụ thuộc vào L và C.
Câu 4: Để thực hiện thông tin dưới nước, người ta thường sử dụng chủ yếu :
A. Sóng cực ngắn hoặc sóng ngắn hoặc sóng trung vì chúng có năng lượng bé.

B. Sóng dài ít bị nước hấp thụ.
C. Sóng dài vì sóng dài có bước sóng lớn nhất.
D. Sóng trung vì sóng trung cũng có khả năng truyền đi xa nhất là ban đêm
Câu 5: Nguyên nhân dao động tắt dần trong mạch dao động là :
A. do toả nhiệt trong các dây dẫn. B. do bức xạ ra sóng điện từ.
C. do tỏa nhiệt trong các dây dẫn và bức xạ ra sóng điện từ. D. do tụ điện phóng điện.
Câu 6: Sóng điện từ là quá trình lan truyền của điện từ trường biến thiên, trong không gian. Khi nói về quan hệ giữa điện trường và
từ trường của điện từ trường trên thì kết luận nào sau đây là đúng?
A. Điện trường và từ trường biến thiên theo thời gian với cùng chu kì.
B. Tại mỗi điểm của không gian, điện trường và từ trường luôn luôn dao động lệch pha nhau π/2.
C. Véctơ cường độ điện trường
E
và cảm ứng từ
B
cùng phương và cùng độ lớn.
D. Tại mỗi điểm của không gian, điện trường và từ trường luôn luôn dao động ngược pha.
Câu 7: Một mạch dao động LC có điện trở thuần không đáng kể, gồm một cuộn dây có hệ số tự cảm
L và một tụ điện có điện dung C. Trong mạch có dao động điện từ riêng (tự do) với giá trị cực đại của
hiệu điện thế ở hai bản tụ điện bằng U
Max
. Giá trị cực đại I
max
của cường độ dòng điện trong mạch
được tính bằng biểu thức
A. I
max
=
max
U
LC

. B. I
max
= U
max
LC
. C. I
max
= U
max
L
C
. D. I
max
= U
max
C
L
.
Câu 8: Chọn câu sai khi nói về sóng điện từ:
A. sóng điện từ mang năng lượng.
B. sóng điện từ có thể phản xạ, nhiễu xạ, khúc xạ.
C. có thành phần điện và thành phần từ biến thiên vuông pha với nhau.
D. sóng điện từ là sóng ngang.
Câu 9: Hiện tượng cộng hưởng trong mạch LC xảy ra càng rõ nét khi
A. điện trở thuần của mạch càng nhỏ. B. cuộn dây có độ tự cảm càng lớn.
C. điện trở thuần của mạch càng lớn. D. tần số riêng của mạch càng lớn.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng vô tuyến?
A. Sóng trung có thể truyền xa trên mặt đất vào ban đêm.
B. Sóng ngắn có thể dùng trong thông tin vũ trụ vì truyền đi rất xa.
C. Sóng dài thường dùng trong thông tin dưới nước.

D. Sóng cực ngắn phải cần các trạm trung chuyển trên mặt đất hay vệ tinh để có thể truyền đi xa trên mặt đất.
Câu 11: Điện tích của tụ điện trong mạch dao độngLCbiến thiên theo phương trình q = Q
o
cos(
2
T

t + π).Tại thời điểm t =
T
4
, ta có:
A. Dòng điện qua cuộn dây bằng 0. B. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ bằng 0.
C. Năng lượng điện trường cực đại. D. Điện tích của tụ cực đại.
Câu 11: Dao động điện nào sau đây có thể gây ra sóng điện từ?
A. Mạch dao động hở chỉ có L và C. B. Dòng điện xoay chiều có có cường độ lớn.
C .Dòng điện xoay chiều có chu kỳ lớn. D. Dòng điện xoay chiều có tần số nhỏ.
Câu 12: Nguyên tắc hoạt động của máy thu sóng điện từ dựa trên hiện tượng
A. phản xạ và khúc xạ sóng điện từ trên ăng ten B. cảm ứng điện từ
C. điện trường biến thiên sinh ra từ trường xoáy và ngược lại D. cộng hưởng điện
Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Dao động điện từ tự do trong bất kỳ mạch dao động LC nào cũng là dao động tắt dần.
B. Trong mạch dao động LC, điện trường tập trung ở giữa hai bản tụ điện và từ trường tập trung xung quanh cuộn cảm.

Thầy Tùng | DĐ: 0975.111.365 | Facebook: www.facebook.com/thaytung.vatli Trang 23
C. Điện từ trường càng ở xa mạch dao động LC càng yếu.
D. Trong thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, ta phải dùng các sóng điện từ cao tần.
Câu 14: Để thông tin liên lạc giữa các phi hành gia trên vũ trụ với trạm điều hành dưới mặt đất, người ta sử dụng sóng vô tuyến có
bước sóng trong khoảng
A. 100 – 1 km. B. 1000 – 100 m. C. 100 – 10 m. D. 10 – 0,01 m.
Câu 15:

Biến điệu sóng điện từ là quá trình
A. biến đổi sóng cơ thành sóng điện từ. B. làm cho biên độ sóng điện từ tăng lên.
C. trộn sóng điện từ âm tần với sóng điện từ cao tần. D. tách sóng điện từ tần số âm ra khỏi sóng điện từ tần số cao.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về mạch dao động LC có điện trở thuần không đáng kể?
A. Cường độ dòng điện trong mạch và hiệu điện thế hai đầu tụ điện luôn cùng pha.
B. Năng lượng điện trường tập trung ở tụ điện biến thiên điều hòa theo thời gian với cùng chu kỳ của dòng điện trong mạch.
C. Năng lượng từ trường tập trung ở cuộn cảm luôn biến thiên cùng pha với năng lượng điện trường của tụ điện.
D. Tại mọi thời điểm, tổng năng lượng điện trường và năng lượng từ trường là không đổi.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về điện từ trường?
A. Điện trường do một điện tích điểm dao động có thể lan truyền trong không gian dưới dạng sóng.
B. Điện tích dao động không thể bức xạ sóng điện từ ra không gian.
C. Tốc độ sóng điện từ trong chân không nhỏ hơn tốc độ ánh sáng trong chân không.
D. Điện tích dao động bức xạ ra không gian sóng điện từ với tần số bằng một nửa tần số dao động của nó.
Câu 18: Hoạt động của mạch chọn sóng của máy thu thanh dựa vào hiện tượng
A. giao thoa sóng điện từ. B. phản xạ sóng điện từ. C. cộng hưởng sóng điện từ. D. nhiễu xạ sóng điện từ.
Câu 19: Sơ đồ hệ thống thu thanh gồm:
A. Anten thu, biến điệu, chọn sóng, tách sóng, loa. B. Anten thu, chọn sóng, khuếch đại cao tần, loa .
C. Anten thu, chọn sóng, tách sóng, khuếch đại âm tần, loa D. Anten thu, máy phát dao động cao tần, tách sóng, loa.
Câu 20: Hãy chọn câu đúng.
Nhiều khi ngồi trong nhà không thể dùng được điện thoại di động, vì không có sóng( hoặc sóng yếu) trong khi ra ngoài ngôi nhà đó
thì có thể dùng được. nhà đó chắc chắn phải là
A. nhà bê tông. B. nhà lá. C. nhà sàn. D. nhà gạch.
Câu 21: Trong các dụng cụ điện từ sau đây: Bếp từ; lò vi sóng; điều khiển từ xa; máy điện thoại di động; ti vi; Rađiô. Các dụng cụ
nào chỉ có tác dụng như một máy phát
A. Bếp từ; lò vi sóng; điều khiển từ xa. B. máy điện thoại di động; ti vi; Rađiô.
C. điều khiển từ xa; máy điện thoại di động D. Lò vi sóng; máy điện thoại di động.
Câu 22: Dao động điện từ trong mạch LC tắt càng nhanh khi
A. tụ điện có điện dung càng lớn. B. mạch có điện trở càng lớn.
C. mạch có tần số riêng càng lớn. D. cuộn dây có độ tự cảm càng lớn.
Câu 23: Hệ thống phát thanh gồm:

A. Ống nói, chọn sóng, tách sóng, khuyếch đại âm tần, ăngten phát.
B. Ống nói, dao động cao tần, chọn sóng, khuyếch đại cao tần, ăngten phát
C. Ống nói, dao động cao tần, biến điệu, khuyếch đại cao tần, ăngten phát.
D. Ống nói, dao động cao tần, tách sóng, khuyếch đại âm tần, ăngten phát.
Câu 24: Chọn câu sai khi nói về sóng điện từ:
A. sóng điện từ mang năng lượng.
B. có thành phần điện và thành phần từ biến thiên vuông pha với nhau.
C. sóng điện từ là sóng ngang.
D. sóng điện từ có thể phản xạ, nhiễu xạ, khúc xạ.
Câu 25: Một mạch dao động điện từ LC, gồm cuộn dây có lõi sắt từ, ban đầu tụ điện được tích một lượng điện tích
0
Q
nào đó, rồi
cho dao động tự do. Dao động của dòng điện trong mạch là dao động tắt dần vì
A. bức xạ sóng điện từ B. tỏa nhiệt do điện trở thuần của dây dẫn
C. do dòng Fucô trong lõi của cuộn dây D. do cả ba nguyên nhân trên
Câu 26: Năng lượng điện từ trong mạch dao động LC lí tưởng là một đại lượng
A. không thay đổi và bằng năng lượng từ hoặc năng lượng điện cực đại.
B. biến đổi theo thời gian theo quy luật hình sin.
C. biến đổi điều hòa theo thời gian với tần số
 
f 1/ 2 LC

D. biến đổi tuyến tính theo thời gian
Câu 27: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Điện từ trường biến thiên theo thời gian lan truyền trong không gian dưới dạng sóng. Đó là sóng điện từ.
B. Sóng điện từ lan truyền với vận tốc rất lớn. Trong chân không, vận tốc đó bằng 3.10
8
m/s.
C. Sóng điện từ mang năng lượng.

D. Sóng điện từ là sóng ngang. Trong quá trình lan truyền sóng điện từ thì điện trường biến thiên và từ trường biến thiên dao động
cùng phương và cùng vuông góc với phương truyền sóng.
Câu 28: Sóng ngắn vô tuyến có bước sóng vào cỡ

Thầy Tùng | DĐ: 0975.111.365 | Facebook: www.facebook.com/thaytung.vatli Trang 24
A. vài nghìn mét. B. vài chục kilômét. C. vài chục mét. D. vài mét.
Câu 29: Trong mạch dao động điện từ tự do LC, khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về điện tích q của tụ điện và cường độ
dòng điện i trong mạch ?
A. Chúng biến thiên điều hòa lệch pha nhau π/2 và tần số của q gấp đôi tần số của i
B. Chúng biến thiên điều hòa cùng tần số và lệch pha nhau π/2
C. Chúng biến thiên điều hòa cùng tần số và ngược pha nhau
D. Chúng biến thiên điều hòa lệch pha nhau π/2 và tần số của i gấp đôi tần số của q
Câu 30: Tìm phát biểu sai về sóng điện từ
A. Mạch LC hở và sự phóng điện là các nguồn phát sóng điện từ
C. Các vectơ
E

B
cùng tần số và cùng pha
B. Sóng điện từ truyền được trong chân không với vận tốc truyền v  3.10
8
m/s
D. Các vectơ
E

B
cùng phương, cùng tần số
Câu 31: Chọn câu sai khi nói về sóng điện từ.
A. Sóng điện từ có thể nhiễu xạ, phản xạ, khúc xạ, giao thoa.
B. Có thành phần điện và thành phần từ biến thiên vuông pha với nhau.

C. Sóng điện từ là sóng ngang.
D. Sóng điện từ mang năng lượng.
Câu 32: Trong mạch dao động LC, hiệu điện thế giữa hai bản tụ và cường độ dòng điện chạy qua cuộn dây biến thiên điều hoà
A. khác tần số và cùng pha. B. cùng tần số và ngược pha. C. cùng tần số và vuông pha. D. cùng tần số và cùng pha.
Câu 33: Một mạch LC được dùng để thu các sóng trung. Muốn mạch thu được sóng dài thì cần phải.
A. Nối anten với đất B. Giảm số vòng dây
C. Tăng điện dung của tụ D. Nối tiếp thêm một tụ điện mới vào tụ đã có sẵn trong mạch.
Câu 34: Câu nào dưới đây là không đúng về mạch LC.
A. Một mạch kín gồm một cuộn thuần cảm L và 1 tụ điện C tạo thành mạch dao động LC.
B. Điện tích của tụ điện trong mạch biến thiên điều hoà có tần số phụ thuộc vào nguồn điện kích thích.
C. Hiệu điện thế hai đầu của cuộn cảm của mạch dao động cũng là hiệu điện thế ở hai đầu tụ điện.
D. Dao động điện từ của mạch dao động là dao động tự do.
Câu 35: Trong các loại sóng vô tuyến thì
A. sóng dài truyền tốt trong nước B. sóng ngắn bị tầng điện li hấp thụ
C. sóng trung truyền tốt vào ban ngày D. sóng cực ngắn phản xạ ở tầng điện li
Câu 36: Chọn câu phát biểu đúng
A. Sóng điện từ có bản chất là điện trường lan truyền trong không gian
B. Sóng điện từ có bản chất là từ trường lan truyền trong không gian
C. Sóng điện từ lan truyền trong tất cả các môi trường kể cả trong chân không
D. Môi trường có tính đàn hồi càng cao thì tốc độ lan truyền của sóng điện từ càng lớn
Câu 37: Chọn tính chất không đúng khi nói về mạch dao động LC:
A. Năng lượng điện trường tập trung ở tụ điện C.
B. Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường cùng biến thiên tuần hoàn theo một tần số chung.
C. Dao động trong mạch LC là dao động tự do vì năng lượng điện trường và từ trường biến thiên qua lại với nhau.
D. Năng lượng từ trường tập trung ở cuộn cảm L.
Câu 38: Sự hình thành dao động điện từ tự do trong mạch dao động là do hiện tượng
A. từ hóa. B. tự cảm C. cộng hưởng điện. D. cảm ứng điện từ.
Câu 39: Trong quá trình lan truyền sóng điện từ, véctơ cảm ứng từ
B
và véctơ điện trường

E
luôn luôn
A. dao động vuông pha. B. cùng phương và vuông góc với phương truyền sóng.
C. dao động cùng pha. D. dao động cùng phương với phương truyền sóng.
Câu 40: Chọn câu sai.
A. Sóng điện và sóng cơ học có cùng bản chất.
B. Sóng điện từ là sóng ngang.
C. Các vectơ điện
E
và vectơ từ
B
của sóng điện từ dao động điều hòa với cùng tần số.
D. Các vectơ
E
và vectơ từ
B
vuông góc với nhau.
Câu 41: Trong mạch dao động LC lí tưởng có dao động điện từ tự do. Thời gian ngắn nhất để năng lượng điện trường giảm từ giá
trị cực đại xuống còn một nửa giá trị cực đại là
t.
Thời gian nhỏ nhất giữa hai lần liên tiếp độ lớn điện tích trên một bản tụ bằng
một nửa giá trị cực đại là:
A.
3 t / 4.
B.
4 t / 3.
C.
2 t / 3.
D.
t / 4.


Câu 42: Chọn kết luận sai khi nói về dao động và sóng điện từ?
A. Để duy trì dao động của mạch LC, chỉ cần mắc thêm nguồn điện xoay chiều vào mạch.
B. Không có sự tồn tại riêng biệt của điện trường biến thiên và từ trường biến thiên.
C. Trong mạch dao động tự do LC, điện trường và từ trường biến thiên cùng pha.
D. Sóng điện từ là sóng ngang.

×