Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Nghiên cứu kỹ thuật giâm hom loài keo lá liềm (acacia crassicarpa a cunn ex benth) tại huyện phong điền tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.98 KB, 73 trang )

DANH MỤC CÁC BẢNG
Em nhớ để thêm số trang vào các danh mục nữa
Bảng 3.1: Bảng phân bố các công thức thí nghiệm trong công thức hom.
Bảng 3.2: Sự phân bố các công thức giá thể trong thí nghiệm về các giá thể khác
nhau.
Bảng3.3: Sắp xếp kết quả thí nghiệm với r mẫu và 2 cấp chất lượng.
Bảng 3.4: Mô hình phân tích phương sai
Bảng 3.5: phân tích phương sai
Bảng 4.1: Đặc điểm thuỷ văn các sông lớn ở huyện Phong Điền
Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng các loại đất chính năm 2009 của huyện Phong Điền
Bảng 4.3: Tỷ lệ ra rễ đối với các công thức thí nghiệm khác nha
Bảng 4.4: Thời gian ra rễ của hom Keo lưỡi liềm
Bảng 4.5: Kết quả phân tích phương sai
Bảng 4.6: Bảng biểu thị số lượng rễ trung bình của hom
Bảng 4.7: Bảng kết quả phân tích phương sai của số lượng rễ.
Bảng 4.8: Bảng biểu thị chiều dài rễ trung bình của hom giâm.
Bảng 4.9: Bảng kết quả phân tích phương sai chiều dài rễ.
Bảng 4.10: Bảng biểu thị sinh khối tươi trung bình của hom giâm
Bảng 4.11: Bảng kết quả phân tích phương sai sinh khối tươi của rễ.
Bảng 4.12: Bảng biểu thị sinh khối khô trung bình của hom giâm.
Bảng 4.13: Bảng kết quả phân tích phương sai sinh khối khô của rễ.
Bảng 4.14: Bảng biểu thị số lượng nốt sần trung bình của hom giâm.
Bảng 4.15: Bảng kết quả phân tích phương sai số lượng nốt sần của rễ.
Bảng 4.16: Thời gian ra rễ của hom Keo lưỡi liềm.
Bảng 4.17: Kết quả phân tích phương sai
Bảng 4.17: Bảng biểu thị số lượng rễ trung bình của hom
Bảng 4.18: Bảng kết quả phân tích phương sai của số lượng rễ.
Bảng 4.19: Bảng biểu thị chiều dài rễ trung bình của hom giâm.
Bảng 4.20: Bảng kết quả phân tích phương sai chiều dài rễ.
Biểu 4.1: Bản đồ hành chính huyện Phong Điền
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU


CT1 : công thức 1
CT2 : công thức 2
CT3 : công thức 3
CT4 : công thức 4
CT5 : công thức 5
A : chiều dài hom 10cm
B : chiều dài hom 15cm
C : chiều dài hom 20cm
D : chiều dài hom 25cm
1 : diện tích lá chừa lại 0%
2 : diện tích lá chừa lại 25%
3 : diện tích lá chừa lại 50%
4 : diện tích lá chừa lại 75%
5 : diện tích lá chừa lại 100%
V
A
: Biến động do nhân tố A của công thức thí nghiệm
V
B
: Biến động do nhân tố B của công thức thí nghiệm
V
N
: Biến động ngẫu nhiên
V
T
: Biến động chung
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
IAA : Indole-3-acetic acid Free acid
IBA : Indole-3-butyric acid
NN-PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

PGS.TS : Phó giáo sư – tiến sĩ
UBND : Uỷ ban nhân dân
KS : Kĩ sư
CTGT : Công thức giá thể.
PTPS : Phân tích phương sai
KHLN : Khoa học lâm nghiệp
MỤC LỤC
PHẦN 1 1
PHẦN 2 3
2.1. Cơ sở lý luận 3
2.1.1. Vai trò phòng hộ và sinh thái của keo lưỡi liềm 3
2.1.2. Cơ sở của vấn đề nghiên cứu 3
2.2. Cơ sở khoa học 5
2.2.1. Giá thể 5
2.2.2. Chiều dài hom 5
2.2.3. Diện tích lá để lại 6
2.2.4. Cơ sở tế bào 6
2.2.5. Cơ sở phát sinh và phát triển 7
2.2.6. Cơ chế hình thành rễ 7
2.2.7. Các yếu tố ảnh hưởng 8
2.3. Cơ sở thực tiễn 9
PHẦN 3 11
3.1 Đối tượng nghiên cứu 11
3.2 Phạm vi nghiên cứu 11
3.3. Mục tiêu nghiên cứu 11
3.3.1. Mục tiêu chung 11
3.3.2. Mục tiêu cụ thể 11
3.4. Nội dung nghiên cứu 12
3.4.1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu 12
3.4.2. Đặc điểm sinh vật học cây Keo lưỡi liềm 12

3.4.3. Các loại giá thể được dùng để giâm hom Keo lưỡi liềm 12
3.4.4. Sự ảnh hưởng của loại giá thể đến khả năng tạo rễ của cây Keo Lưỡi Liềm 12
3.4.5. Các loại hom Keo lưỡi liềm được sử dụng trong nghiên cứu 12
3.4.6. Sự ảnh hưởng của các công thức hom đến khả năng tạo rễ của cây Keo Lưỡi Liềm
13
3.4.7. Một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh và quản lý nhằm nâng cao khả năng tạo rễ
giúp cây sinh trưởng phát triển tốt hơn 13
3.5. Phương pháp nghiên cứu 13
3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu 13
3.5.2. Phương pháp tiến hành thí nghiệm và thu thập, xử lý số liệu 14
PHẦN 4 30
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Phong Điền 30
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 30
4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 38
4.1.3. Hiện trạng sử dụng đất 39
4.1.4. Tình hình quản lý đất đai 40
4.2. Đặc điểm sinh vật học cây Keo Lưỡi Liềm 41
4.2.1. Đặc điểm hình thái 41
4.2.2. Đặc điểm sinh thái 42
4.2.3. Giá trị kinh tế 43
4.3. Các loại giá thể được dùng trong giâm hom keo lưỡi liềm 43
4.4. Sự ảnh hưởng của các loại giá thể đến quá trình tạo rễ và sinh khối của cây Keo Lưỡi
Liềm 45
4.4.1. Sự ảnh hưởng của loại giá thể đến tỷ lệ ra rễ của hom keo lưỡi liềm 45
4.4.2. Sự ảnh hưởng của loại giá thể đến thời gian ra rễ của hom Keo lưỡi liềm 46
4.4.3. Sự ảnh hưởng của loại giá thể đến số lượng rễ của hom Keo lưỡi liềm 47
4.4.4. Sự ảnh hưởng của loại giá thể đến chiều dài rễ của hom giâm Keo lưỡi liềm 49
4.4.5. Sự ảnh hưởng của loại giá thể đến sinh khối tươi của hom giâm Keo lưỡi liềm 50
4.4.6. Sự ảnh hưởng của loại giá thể đến sinh khối khô của hom giâm Keo lưỡi liềm 51
4.4.7. Sự ảnh hưởng của loại giá thể đến số lượng nốt sần của hom giâm Keo lưỡi liềm52

4.5. Sự ảnh hưởng của chiều dài hom và diện tích lá đến quá trình tạo rễ của cây Keo Lưỡi
Liềm 54
4.5.1. Sự ảnh hưởng của chiều dài hom và diện tích lá đến tỷ lệ ra rễ của hom keo lưỡi
liềm 54
4.5.2. Sự ảnh hưởng của chiều dài hom và diện tích lá đến thời gian ra rễ của hom Keo
lưỡi liềm 54
4.5.3. Sự ảnh hưởng của công thức hom đến số lượng rễ của hom Keo lưỡi liềm 55
4.5.4. Sự ảnh hưởng của công thức hom đến chiều dài rễ của hom giâm Keo lưỡi liềm. 58
PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một quốc gia có bờ biển ở phía đông nên gọi là biển Đông và một
phần phía tây nam ven vịnh Thái Lan, có chiều dài bờ biển 3.260 km (không tính
các đảo). Theo phân chia hành chính các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, hiện
nay Việt Nam có 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nằm ven biển Đông và vịnh
Thái Lan. Với bờ biển kéo dài như vậy Việt Nam có diện tích đất cát ven biển là
562.936 ha, chiếm tỷ lệ 1,8 % tổng diện tích đất tự nhiên toàn quốc. Nhóm đất cát và
cồn cát ven biển nước ta có xu hướng ngày càng mở rộng thêm về diện tích và phân bố
ở hầu hết các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, bề
rộng của dải đất cát rộng, hẹp khác nhau từ 50m đến trên 20.000m từ bờ biển vào đất
liền, trong đó tập trung nhiều nhất là các tỉnh duyên hải miền Trung với 415.560ha
[13]. Đặc điểm tự nhiên ở các vùng đất cát ven biển nước ta vô cùng khắc nghiệt như
nắng nóng, khô hạn, nghèo kiệt, cát bay, gió bão,… nên điều kiện sinh hoạt và sản
xuất của người dân trong vùng gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đe
doạ hủy diệt những tiềm năng sản xuất lương thực, thực phẩm của khu vực
Một trong những giải pháp chính để ngăn chặn, chống sa mạc hóa, tiến đến cải
tạo và sử dụng có hiệu quả dãi đất cát ven biển duyên hải miền Trung là trồng rừng,
đây được xem là một trong những giải pháp tốt nhất. Rừng trồng có tác dụng hạn chế
và ngăn chặn sự di động của cát, dần dần tạo ra quá trình chuyển hoá sinh học, cải
thiện điều kiện khí hậu trong vùng, tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp và sinh
hoạt của người dân thuận lợi hơn, là chìa khoá cơ bản quyết định sự thành công một

cách bền vững của tất cả các biện pháp cải tạo tiếp theo.
Sau hơn 10 năm nghiên cứu, xây dựng thành công nhiều mô hình thử nghiệm trên
nhiều vùng sinh thái khác nhau của nước ta, đặc biệt là các đồi cát nội đồng và đồi cát
di động ở tỉnh Thừa Thiên Huế, các nhà khoa học Viện Khoa học lâm nghiệp Việt
Nam phối hợp với Trung tâm giống cây lâm nghiệp thuộc Sở NN-PTNT tỉnh Bình
Thuận và Chi cục lâm nghiệp Thừa Thiên-Huế đưa ra khuyến cáo bà con và các địa
phương vùng duyên hải miền Trung nước ta bổ sung vào cơ cấu trồng rừng phòng hộ
ven biển giống keo lưỡi liềm được chọn tạo thành công từ nguồn giống nhập nội của
Australia. Đây là loài cây có khả năng thích nghi trong điều kiện khắc nghiệt của đất
cát nội đồng, có khả năng sinh trưởng tốt trên cát nội đồng úng ngập khi được lên líp,
vừa thích hợp trong điều kiện cát bay cục bộ nhờ bộ rễ đặc biệt phát triển. Ngoài ra,
1
với bộ rễ có nhiều nốt sần và bộ tán lá dày, rụng lá nhiều nên có ưu thế trong việc cải
tạo đất, cải tạo môi trường.
Với những vai trò và lợi ích to lớn của loài cây keo lá liềm đối với việc trồng
rừng phòng hộ đất cát ven biển, hiện nay đã có rất nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của
các nhân tố đến các quá trình sống của cây keo lưỡi liềm qua đó đề xuất được các biện
pháp kỹ thuật lâm sinh và quản lý tài nguyên rừng hợp lý cho loài cây này. Vì vậy để
hoàn thiện những biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động lên cây keo lưỡi liềm giúp cây
có khả năng phòng hộ tốt nhất tôi đã thực hiện đề tài “ Nghiên cứu kỹ thuật giâm
hom loài keo lá liềm (Acacia crassicarpa A. cunn ex Benth) tại huyện Phong Điền -
tỉnh Thừa Thiên Huế ’’
2
PHẦN 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Vai trò phòng hộ và sinh thái của keo lưỡi liềm
Một số nghiên cứu của viện KHLN Việt Nam cho một số loài cây trồng trên cát
vùng bắc trung bộ gồm có: Phi lao, Keo lá tràm, Keo tai tượng, Keo lưỡi liềm, các loài
Keo chịu hạn, các loài Bạch Đàn, Muồng đen…kết quả cho thấy Phi lao có khả năng

thích ứng rộng nhưng cũng chỉ trên đất cát vàng và cát di động. Theo tiến sĩ Nguyễn
Hoàng Nghiã và GS.TS Lê Đình Khả thì A.crassicarpa vừa có khả năng sinh trưởng
nhanh, lại vừa có thể thích ứng được trên vùng cát nội đồng úng ngập và khô hạn nên
rất có triển vọng đối với các tỉnh miền Trung [2].
Các hệ sinh thái rừng keo đóng vai trò hết sức quan trọng đối với con người và
đặc biệt là duy trì môi trường sống, đóng góp vào sự phát triển của quốc gia nói chung
và trên thế giới nói chung. Rừng không chỉ cung cấp nguyên liệu như gỗ, củi, lâm sản
ngoài gỗ cho một số nghành sản xuất mà quan trọng hơn là các lợi ích của rừng trong
việc duy trì và bảo vệ môi trường ,đó là điều hòa khí hậu , hạn chế xói mòn và bồi
lắng, bảo vệ bờ biển, điều tiết nguồn nước và hạn chế lũ lụt.
Trên cát nội đồng tại Đông Phong – Thừa Thiên Huế cho một số loại cây lá rộng
và lá kim thì sau 2 năm tuổi cho thấy A. crassicarpa có tỷ lệ sống đạt > 90% và cao tới
6,0m trong khi đó A. mangium chỉ sống 40% và cao 3,0m, còn các loài khác thì không
thể sống được. Với tốc độ phát triển như vậy thì khả năng phòng hộ và bảo vệ môi
trường sinh thái của keo lưỡi liềm nhanh hơn nhiều so cới các loài khác [4].
2.1.2. Cơ sở của vấn đề nghiên cứu
Việt Nam nằm trong vùng Đông Nam Á nơi được xem là giàu có bậc nhất thế giới
về tài nguyên di truyền thực vật. Cùng với nền văn minh nông lâm nghiệp lâu đời nên
Việt Nam có di sản quý giá là tài nguyên cây trồng phong phú, đa dạng. Cho đến nay, hệ
thống bảo tồn tài nguyên di truyền thực vật phục vụ cho mục tiêu nông nghiệp, trồng rừng
của nước ta đang bảo tồn 20.000 giống của 200 loài cây trồng trong đó có nhiều loài cây
trồng quan trọng như lúa, chuối, khoai sọ, nhiều loài thuộc chi cam - quýt, nhiều loài
thuộc chi vải - nhãn, nhiều loài cây họ đậu và nhiều tập đoàn các cây trồng lâm nghiệp
khác của Việt Nam. Với một số lượng tập đoàn cây trồng phong phú như vậy, cho đến
nay vẫn chưa có công trình nào trong nước nghiên cứu đánh giá, tư liệu hoá ở mức độ
3
phân tử về đa dạng di truyền các tập đoàn cây trồng ở Việt Nam một cách sâu rộng,
bài bản có hệ thống [15].
Khu vực miền Trung gồm 14 tỉnh nằm dọc theo bờ biển từ Thanh Hóa đến Bình
Thuận, có diện tích đất cát ven biển lớn 415.000 ha chiếm 78 % tổng diện tích đất cát

ven biển của cả nước. Những vùng đất hoang hóa này rất khô căn và nắng nóng vì vậy
bức bách và cần thiết phải chọn ra giống cây chịu hạn, nóng để phủ xanh vùng đất
phòng hộ xung yếu này.Trong những năm gần đây do biến đổi khí hậu nên khu vực
miền trung thường xuyên phải hứng chịu những trận bão lớn và những trận lũ lụt kinh
hoàng, bờ biển bị lấn chiếm dần như bờ biển Hòa Duân của Thừa Thiên Huế, đảo Lý
Sơn Quảng ngãi. Sóng lớn hàng năm tấn công vào bờ, cộng với nạn khai thác cát bừa
bãi nên đảo Lý Sơn bị xâm thực nghiêm trọng, diện tích đất ở huyện đảo đang mất
dần. Nếu năm 1975 diện tích đất của đảo là 1.400ha thì đến năm 2010 chỉ còn lại
997ha. Nước biển xâm thực ảnh hưởng nghiêm trọng cuộc sống và việc sản xuất của
người dân vùng cát. Quá trình di động của cát và hiểm họa sa mạc hóa vùng duyên hải
miền Trung đã thật sự trở thành mối hiểm nguy đe doạ đến môi trường sinh thái và sự
phát triển ổn định bền vững của kinh tế xã hội toàn vùng. Nhiều vùng đất đai đã bị
thoái hoá lâu ngày, đất cát di động mạnh hoặc phục hồi sự di động vẫn chưa đưa vào
sử dụng được. Đời sống người dân trong vùng còn nghèo nàn, gặp nhiều khó khăn. Ví
dụ hai huyện Tuy Phong và Bắc Bình (Bình Thuận) có các đồi cát di động với diện
tích khoảng 5000 ha hiện nay là nguy cơ thưòng xuyên tạo ra những cơn bão cát, dữ
dội, bay bốc, di chuyển cát từ dải ven biển trở vào; đe doạ chôn vùi làng mạc, ruộng
đồng, phủ lấp quốc lộ 1A trên một phạm vi rộng hàng ngàn ha. Đây là vùng sinh thái
rất nhạy cảm và khắc nghiệt, chịu sự tác động mạnh của các yếu tố tự nhiên, thường
xuyên bị ảnh hưởng của các loại hình thiên tai. Rừng bị tàn phá nghiêm trọng do con
người và do thiên nhiên, nạn chặt phá rừng, đào bới cát để khai thác titan, nguyên liệu
làm thủy tinh, vật liệu xây dựng và đào hồ nuôi tôm trên cát là mối nguy hại nghiêm
trọng ảnh hướng đến hệ sinh thái khu vực ven biển.Đây là vùng đất có vị trí chiến lược
hết sức quan trọng về kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và phòng hộ môi trường bờ
biển của đất nước, chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm, chú ý tới việc đầu
tư bảo tồn, phát triển môi trường-kinh tế - xã hội ở vùng này. Việc bảo tồn và lựa chọn
cây lâm nghiệp để phục vụ trồng rừng ven biển miền Trung là một trong những mục
tiêu quan trọng của Chính phủ [16].
Hiện nay cơ cấu cây trồng trên vùng cát ven biển còn khá đơn giản. Nhiều loài
cây đang trong giai đoạn khảo nghiệm, sự thích ứng và độ bền vững của những loài

cây này trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, đất khô nóng - nghèo chất dinh dưỡng,
đặc biệt là khu vực cát bay, tốc độ gió mạnh, nắng nóng cao, còn rất nhiều hạn chế.
4
Cho đến nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu chọn dòng cây lâm
nghiệp có khả năng chống chịu tốt và năng suất cao để phát triển rừng ven biển miền
Trung.
Vì vậy thực hiện đề tài này nhằm giải quyết được những vấn đề bức thiết đã nêu
trên. Nghiên cứu chọn tạo dòng keo lá liềm phục vụ phát triển rừng vùng đất cát biển
là hết sức cấp bách và cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao hiện nay.
2.2. Cơ sở khoa học
2.2.1. Giá thể
Giá thể là hỗn hợp của các vật liệu có thể giữ nước, tạo độ thoáng cho sự phát
triển của cây, hỗn hợp này được dùng đơn lẻ hoặc trộn lại để tận dụng ưu điểm từng
loại. Giá thể có thể là đất, chất hữu cơ tự nhiên (than bùn, mùn cưa, vỏ cây, trấu hun,
xơ dừa…), chất hữu cơ tổng hợp, cát, sỏi, perlite (dẫn suất của núi đá lửa chứa silic).
Cây trồng cần cả oxi và dinh dưỡng khi tiếp xúc với rễ cây. Một giá thể đáp ứng được
các yêu cầu cơ bản giúp cho cây có khả năng sinh trưởng tốt gọi là giá thể lý tưởng.
Giá thể lý tưởng là loại có khả năng giữ nước tương đương với độ thoáng khí Khả
năng giữ nước và độ thoáng khí của giá thể được quyết định bởi những khoảng trống
(khe, kẽ) trong nó. Trong cát mịn có những khoảng trống rất nhỏ, không chứa được
nhiều nước và oxi. Ngược lại, sỏi thô tạo những khoảng trống quá lớn, nhiều không
khí nhưng mất nước nhanh [14].
Giá thể lý tưởng phải có những đặc điểm sau:
- Có khả năng giữ ẩm cũng tốt như độ thoáng khí.
- Có pH trung tính và khả năng ổn định pH.
- Thấm nước dễ dàng.
- Bền, có khả năng tái sử dụng hoặc phân hủy an toàn cho môi trường.
- Nhẹ, rẻ và thông dụng.
Giá thể có thể sử dụng đơn lẻ cho từng loại hoặc kết hợp nhiều loại giá thể với
nhau để tận dụng ưu điểm của mỗi loại.

2.2.2. Chiều dài hom
Chiều dài hom có ảnh hưởng khá lớn tới khả năng ra rễ và thời gian ra rễ. Nếu độ
dài hom càng lớn thì tỷ lệ hóa gỗ càng cao, lượng auxin ở vị trí tiếp xúc với đất của
hom càng ít nên khả năng ra rễ của hom khó hơn và thời gian ra rễ dài hơn. Ngược lại
đối với hom ngắn thì thời gian ra rễ của hom nhanh hơn do hom chưa hóa gỗ nhiều,
5
lượng auxin lớn nhưng cây dễ bị thối cổ rễ dẫn đến tỷ lệ sống thấp. Mặt khác chiều dài
hom cũng ảnh hưởng tới khả năng hút nước của hom.
2.2.3. Diện tích lá để lại
Diện tích lá để lại có ảnh hưởng tới khả năng thoát hơi nước của hom, diện tích
lá chừa lại còn nhiều thì khả năng thoát hơi nước của hom càng lớn cây càng dễ mất
nước và ngược lại. Nhưng khi diện tích lá chừa lại càng nhiều thì khả năng quang hợp
càng tốt rễ càng phát triển, hom sinh trưởng càng nhanh. Tuy nhiên diện tích lá chừa
lại bao nhiêu là phù hợp thì nó còn chịu sự ảnh hưởng bởi chiều dài hom được cắt.
2.2.4. Cơ sở tế bào
Cũng như các loài sinh vật khác, cơ thể cây rừng được tạo nên từ các tế bào. Tế
bào là một đơn vị hoàn chỉnh. Haberlandt là người đầu tiên đề xướng ra phương pháp
nuôi cấy tế bào thực vật để chứng minh cho tính toàn thế của tế bào. Theo ông mỗi
một tế bào bất kỳ của một cơ thể sinh vật đa bào đều có khả năng tiềm tàng để phát
triển thành một cá thể hoàn chỉnh.Như vậy mỗi tế bào riêng rẽ của một cơ thể đa bào
đều chứa đầy đủ toàn bộ lượng thông tin di truyền cần thiết của cả sinh vật đó và nếu
gặp điều kiện thích hợp thì mỗi tế bào có thể phát triển thành một cơ thể sinh vật
hoàn chỉnh [3].
Sinh sản vô tính là hiện tượng 1 cơ thể tạo ra các cơ thể mới từ một phần cơ quan
sinh dưỡng của mình, không hề có sự tham của các yếu tố quy định giới tính, cơ thể
con sinh ra hoàn toàn giống hệt cơ thể mẹ. Sinh sản vô tính có rất nhiều hình thức. Ở
sinh vật đơn bào có phân đôi tế bào. Một số cơ thể đa bào bậc thấp thì một tế bào sinh
dưỡng phân chia tạo ra một nhánh mới và sau đó tách ra khỏi cơ thể chính như ở thủy
tức chẳng hạn, cũng có thể một mẫu của cơ thể mẹ đứt ra rồi nó mọc ra một cơ thể
khác kiểu như tảo lam. Một số khác thì có hẳn một loại tế bào sinh sản riêng nhưng mà

vẫn hoàn toàn không có tính chất giới tính gì cả mà chỉ là từ cơ thể mẹ tạo ra mà thôi.
Đó chính là hiện tượng sinh sản vô tính bằng bào tử. Bào tử ở các cơ thể đơn bào có
thể là khi môi trường bất lợi thì chúng tự rút nước ra khỏi tế bào, trở thành dạng tiềm
sinh đợi thời cơ để sống lại. Ở sinh vật đa bào thì túi đựng các tế bào gọi là bào tử vô
tính. Đến mùa sinh sản chúng sẽ phát tán các tế bào đó ra môi trường xung quanh. Khi
gặp điều kiện thuận lợi thì mỗi bào tử tạo ra một cơ thể mới. Ở thực vật thì khác, nó
tồn tại cả hai kiểu sinh sản vô tính và hữu tính. Sinh sản vô tính hay sinh sản sinh
dưỡng ở đây cũng là từ một phần của cơ thể mẹ tách ra và tạo ra một cơ thể mới dựa
trên cơ sở phân chia tế bào( nguyên nhiễm) từ các bộ phận sinh dưỡng của cây mẹ.Kết
hợp với quá trình phân hóa rừ các tế bào mới để tạo nên một cây mẹ. Kết hợp với quá
trình phân hóa rừ các tế bào mới để tạo nên một cây hoàn chỉnh. Hay nói cách khác,
6
phân bào kết hợp với quá trình phân hóa tế bào là cơ sở của việc nhân giống sinh
dưỡng.
2.2.5. Cơ sở phát sinh và phát triển
Quá trình phát sinh, phát triển cá thể của mỗi sinh vật nói chung và cây rừng nói
riêng được điều khiển bởi bộ gen đặc trưng cho cá thể đó. Hoạt động của bộ gen lại bị
chi phối bởi môi trường xung quanh ( tế bào chất, các tế bào lân cận, môi trường bên
ngoài…) thong qua một hệ enzyme đặc hiệu. Qua đó mà tất cả các gen trong tế bào
không phải hoạt động đồng thời lien tục mà mỗi giai đoạn nhất định sẽ có một tập hợp
các gen nhất định, hoạt động trong điều kiện môi trường nhât định và theo một chương
trình định sẵn đặc trưng ch từng loại sinh vật.
Có thể phân chia phát triển của cơ thể cây rừng thành 3 giai đoạn: Non trẻ,
chuyển tiếp và thành thục. Các bộ phận sinh dưỡng ở các giai đoạn khác nhau có đặc
điểm khác nhau thể hiện là:
+ Khả năng tái sinh của bộ phận sinh dưỡng ( chồi, rễ…)đây là một dấu hiệu
quan trọng xác định sự chuyển giai đoạn từ non trẻ sang thành thục và được chú trọng
trong nhân giống sinh dưỡng. Những vật liệu lấy từ bộ phận non trẻ sẽ có khả năng ra
chồi và rễ bất định lớn hơn vật liệu lấy từ các bộ phận thành thục.
Chính vì thế việc làm trẻ hóa vật liệu sinh dưỡng là rất quan trọng trong nhân

giống sinh dưỡng. Các phương pháp làm trẻ hóa vật liệu thường dung là:
- Tạo chồi bất định từ các chồi chặt để dung làm hom giâm, cành chiết.
- Tạo chồi bất dịnh từ các mô sẹo, rễ hoặc từ các mô nuôi cấy.
- Ghép cành lên gốc ghép non (như cao su, quế …).
- Xử lý các loại hoocmon trẻ hóa.
+ Đặc điểm hình thái, giải phẫu sinh lý: Tất cả các điểm khác biệt giữa các giai
đoạn phát triển của các bộ phận sinh dưỡng đều có ảnh hưởng đến quá trình nhân
giống sinh dưỡng
2.2.6. Cơ chế hình thành rễ
Rễ bất định là rễ sinh ra từ bất kỳ bộ phận nào của cây ngoài hệ rễ vốn có của nó.
Rễ bất định sinh ra tự nhiên (như cây đa, cây si ) hoặc khi có tác động kích thích (
như chất kích thích sinh trưởng ).
Có 2 loại rễ bất định:
Rễ tiềm ẩn: Là rễ có nguồn tự nhiên trong thân, cành cây nhưng chỉ phát triển ra
ngoài khi thân, cành đó tách khỏi cây và gặp điều kiện thuận lợi.
7
- Rễ mới sinh: Là rễ bất định được hình thành khi cắt hom và là hậu quả phản ứng
với vết cắt. Khi hom bị cắt, các tế bào sống ở vết cắt bị tổn thương và các tế bào dẫn
truyền đã chết của mô gỗ được trở ra và gián đoạn.
+ Quá trình hình thành rễ bất định được chia thành 3 giai đoạn.
- Sau khi cắt hom, các tế bào trên mặt cắt bị tổn thương và chết, hình thành nên
một lớp tế bào thối trên bề mặt. sau đó, vết thương được bọc một lớ bần, mặt gỗ được
đậy lại bằng một lớp keo, lớp bảo vệ này giúp mặt cắt khỏi bị thoát nước.
- Các tế bào sống ngay dưới mặt cắt hân chia thành một lớp mô mềm gọi là mô
sẹo. Hiện tượng này xãy ra sau khi cắt hom vài giây.
- Các tế bào ở vùng lân cận của tượng tầng, mạch gỗ và libe bắt đầu hình thành
gỗ bất định.
Thời gian hình thành rễ bất định của hom giâm ở các loài cây khác nhau có biến
động rất lớn, từ vài ngày đối với loài dễ ra rễ đến vài tháng đối với loài khó ra rễ.
Có nhiều trường hợp ở phần cuối của hom khi được đặt trong điều kiện thích hợp

sẽ xuât hiện mô sẹo. Nó là một khối tế bào nhu mô có mức độ lignin hóa khác nhau.
Chúng phát triển từ các tế bào non ở cuối hom trong vùng thượng tầng.
của hom và sự hình thàh mô sẹo không liên quan đến nhau, nhưng một số loài cây
khác thì ngược lại, sự hình thành mô sẹo là tiền đề để hình thành rễ.
Hom thân, hom cành hình thành chồi sinh trưởng ở phần ngọn còn rễ được hình
thành từ cuối hom (phần gốc). Hom rễ hình thành rễ ở phần ngọn, còn chồi tạo nên từ
gốc hom. Hiện tượng này thể hiện rõ nhất là ở hom thân, cành còn ở hom rễ thì yếu
hơn. Đặc biệt ở lá là yếu nhất.
Cấu trúc thân (cành) cây là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự ra rễ, các
hom có vòng cương mô (nằm giữa libe và vỏ) liên tục khó ra rễ hơn các hom có vòng
cương mô không liên tục. Những hom khó ra rễ có mang lá khi gặp điều kiện thuận
lợi sẽ hình thành các tia nhu mô làm đứt đoạn vòng cương mô. Các mô đã bị hóa gỗ
cũng cản trở sự hình thành rễ. Vì vậy, việc chọn hom có mức độ hóa gỗ thuận lợi cho
sự ra rễ là rất cần thiết.
2.2.7. Các yếu tố ảnh hưởng
Môi trường bên ngoài bao gồm nhiều nhân tố như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, chất
điều hòa sinh trưởng, trạng thái vệ sinh, giá thể …có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình
nhân giống sinh dưỡng nói chung và quá trình tạo rễ và sinh trưởng nói riêng. Do đó,
cần tạo điều kiện bên ngoài phù hợp nhất cho sinh trưởng, phát triển của vật liệu giống
sinh dưỡng. Điều này có ý nghĩa đặc biệt đối với các biện pháp nhân giống sinh
dưỡng, mà vật liệu giống hoàn toàn tách rời cây mẹ sống phụ thuộc vào môi trường
bên ngoài.
- Ảnh hưởng của ẩm độ.
8
Sự phân chia tế bào rất cần nước. Vì vậy, độ ẩm của môi trường bên ngoài (độ ẩm
đất, độ ẩm không khí) là nhân tố quan trọng đối với nhân giống sinh dưỡng. Đối với
phương pháp giâm hom thì độ ẩm à nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh tồn
và ra rễ của hom giâm. Cây hom khi mới được tách ra khỏi cây mẹ thì chưa có bộ rể
để hút nước, trong khi đó quá trình thoát hơi nước vẫn diễn ra làm cho hom nhanh
chóng bị mất nước. Khi đó ẩm độ là yếu tố cần thiết để duy trì sự tồn tại cho cây hom.

- Ảnh hưởng của nhiệt độ.
Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phân chia tế bào cũng như các quá trình
sinh lý, sinh hóa xảy ra trong cây.Khoảng nhiệt độ tối thích cho sự hình thành, sinh
trưởng phát triển của sinh dưỡng phụ thuộc vào loài cây cụ thể, nhưng đối với đa số
các loài cây rừng thì nhiệt độ ban ngày thích hợp vào khoảng 21
0
C – 27
0
C và nhiệt độ
tối thích ban đêm là 17
0
C – 18
0
C.
- Ảnh hưởng của ánh sáng.
Ánh sáng ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp chất hữu cơ (thông qua quá trình
quang hợp) và sự hình thành các chất điều hòa nội sinh, nên qua đó ảnh hưởng đến quá
trình nhân giống sing dưỡng. Ánh sáng không những ảnh hưởng đến sinh trưởng một
cách trực tiếp thông qua quang hợp mà còn tác động trực tiếp đến sự sinh trưởng của
tế bào, quá trình thoát hơi nước. Các chỉ tiêu của ánh sáng cần chú ý:
+ Cường độ ánh sáng: cường độ ánh sáng mạnh ức chế pha giãn của tế bào làm
cho giai đoạn này kết thúc sớm hơn nên cây ở nơi có ánh sáng chiếu mạnh thường có
chiều cao cây thấp. Còn trong bóng tối hoặc có bóng râm giai đoạn giãn kéo dài hơn,
cây vươn dài hơn và gây ra hiện tượng “vống” (cây cao gầy, màu sắc nhạt, rễ phát
triển kém, dễ đổ gãy…). Vì vậy, nên hạn chế ánh sáng trực xạ và duy trì ánh sáng tán
xạ.
+ Chu kỳ quang: cần điều chỉnh chu kỳ quang phù hợp cho từng loài cây. Chu kỳ
quang phù hợp sẽ làm tăng hàm lượng Hydrocacbon có lợi cho sự ra rễ và nảy chồi
của hom giâm.
+ Chất lượng ánh sáng: Ánh sáng có bước song dài như ánh sáng đỏ hay tia hồng

ngoại kích thích giai đoạn giãn của tế bào làm tăng chiều cao, chiều dài của cây.
Ngược lại, ánh sáng có bước song ngắn như tia xanh, tím, tia tử ngoại thì kích thích sự
phân chia tế bào và ức chế giai đoạn giãn của chúng làm cho cây thấp lùn[6].
2.3. Cơ sở thực tiễn
Hoạt động nghiên cứu và sản xuất lâm nghiệp của Việt nam đã có từ lâu đời, đặc
biệt trên các vùng đất cát ở các tỉnh miền trung vào thời Pháp thuộc người dân đã
trồng những dải rừng Phi lao chắn cát ven biển như vùng Quảng Bình, Nghệ An,
Quảng Trị, Thừa Thiên Huế…lúc này nghề trồng rừng Phi lao đã chiếm 50-60% thu
9
nhập hàng năm của người dân đặc biệt là ở Bình Dương – Quảng Nam, ngoài ra cây
này còn mang lại lợi ích chắn gió chắn cát, cải tạo đất, bảo vệ sinh thái nên cây Phi
Lao được coi là cây “độc nhất vô nhị” trên vùng đất cát miền Trung.Tuy nhiên, nhằm
nâng cao tính đa dạng sinh học cho các vùng sinh thái và tăng giá trị sản xuất cho
người dân các nhà nghiên cứu lâm sinh đã tìm ra một loài cây nhập nội mới là cây keo
Lưỡi liềm rất có khả năng thích hợp với một số vùng trồng ở Việt Nam nên đã tiến
hành một số nghiên cứu nhằm phát triển tiềm năng lâm nghiệp.
• Điều tra tập đoàn cây trồng trên cát và xây dựng mô hình trồng rừng Keo Lưỡi
Liềm ( Acacia crassicarpa ) trên cát nội đồng vùng Bắc Trung Bộ do Nguyễn Thị Liệu
ở Trung tâm khoa học sản xuất Bắc Trung Bộ thực hiện năm 2000. Đây là nghiên cứu
được thực hiện ở 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế dựa trên phương
pháp bố trí thí nghiệm trồng rừng thực tế và tìm hiểu ảnh hưởng của biện pháp làm
đất, mật độ trồng và chế độ bón phân đến sinh trưởng của loài cây Keo lưỡi liềm và
cây Keo lá tràm (cây đối chứng ). Kết quả của nghiên cứu đã chọn ra được các loài cây
trồng chính ở vùng cát của các tỉnh Bắc Trung Bộ chủ yếu là : Keo lá tràm ( Acacia
auriculiformis ), Keo lưỡi liềm ( A. crassicarpa ), Phi lao ( Casuarina equisetifolia ).
Trông đó nghiên cứu rút ra tổng kết là trong tất cả các loài cây thì khả năng sinh
trưởng của Keo lưỡi liềm tốt nhất, thích nghi rộng và tỉ lệ sống cao nhất trên điều kiện
đất cát nội đồng, cây thường đơn thân, xanh tốt [11].
• Nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trưởng của các loài Bạch đàn Eucalyptus
camaldulensis, Eucaluytus pellita và các loài keo : Acacia crassicarpa, Acacia

aulacocarpa trồng thử nghiệm 3 năm tại trạm thực nghiệm MangYang tỉnh Gia Lai
do Nguyễn Danh của sở Tài nguyên và môi trường tỉnh gia lai thực hiện. Kết quả của
nghiên cứu đã cho thấy loài cây bạch đàn Eucalyptus camaldulensis và keo Acacia
crassicarpa sinh trưởng rất tốt trên điều kiện tự nhiên tỉnh Gia Lai [17].
Nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng vùng cát ven biển Miền trung của PGS.TS Đặng
Thái Dương trường Đại học nông lâm huế năm 2011. Nghiên cứu đã đánh giá tình
hình chung của điều kiện tự nhiên và sinh thái toàn bộ các tỉnh ở miền trung, đưa ra
một số mô hình trồng nông lâm kết hợp trên vùng đất cát trong đó có các loài keo. Đề
tài này đã cung cấp đặc điểm thích nghi của một số loài cây và trình bày kỹ thuật trồng
cây trên đất cát rất bổ ích [18].
10
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, MỤC TÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Tên phổ thông: Keo lưỡi liềm hay keo lá liềm, ở Thừa Thiên Huế thường gọi là
Keo lưỡi mác.
Tên khoa học : Acacia crassicarpa A. cunn ex benth
Họ : Họ Trinh Nữ (Minosaceae)
Bộ : Bộ Đậu (Legumimosales)
3.2 Phạm vi nghiên cứu
3.2.1Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ ngày 02/01/2013 đến ngày 20/05/2013.
3.2.2. Không gian
Địa điểm thực hiện đề tài là tỉnh Thừa Thiên Huế.
Địa điểm tiến hành thí nghiệm là vườn ươm khoa Lâm Nghiệp – Trường Đại học
Nông lâm Huế, vườn ươm Công ty TNHH Nhà nước một thành viên lâm nghiệp
Phong Điền.
3.3. Mục tiêu nghiên cứu
3.3.1. Mục tiêu chung

Xác định được chiều dài hom, diện tích lá và giá thể thích hợp của hom Keo lưỡi
liềm phục vụ sản xuất giống cây hom trồng rừng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.3.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu đặc điểm sinh vật học, điều kiện sinh thái vùng trồng cây Keo lưỡi
liềm (Acacia crassicarpa) làm cơ sở cho địa điểm gây trồng.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức hom (chiều dài hom và diện tích lá)
đến khả năng tạo rễ của cây Keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa) làm cơ sở xác định
công thức cắt hom tốt nhất.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức giá thể đến khả năng tạo rễ của cây
keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa) để xác định được giá thể giâm hom tốt nhất.
11
3.4. Nội dung nghiên cứu
3.4.1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu
3.4.2. Đặc điểm sinh vật học cây Keo lưỡi liềm
 Đặc Điểm hình thái.
 Đặc Điểm sinh thái.
 Giá trị kinh tế.
3.4.3. Các loại giá thể được dùng để giâm hom Keo lưỡi liềm
 Đất tầng A dưới tán rừng.
 Hỗn hợp của đất cát pha,phân chuồng và supe lân.
 Hỗn hợp của đất tầng B, cát và than trấu.
 Hỗn hợp của đất cát pha và đất sét.
 Hỗn hợp của đất tầng A dưới tán ràng ràng, đất tầng B và đất tầng A gần khu
dân cư.
3.4.4. Sự ảnh hưởng của loại giá thể đến khả năng tạo rễ của cây Keo Lưỡi
Liềm
 Sự ảnh hưởng của loại giá thể đến tỷ lệ ra rễ của hom Keo lưỡi liềm.
 Sự ảnh hưởng của loại giá thể đến thời gian ra rễ của hom Keo lưỡi liềm.
 Sự ảnh hưởng của loại giá thể đến số lượng rễ của hom Keo lưỡi liềm.
 Sự ảnh hưởng của loại giá thể đến chiều dài rễ của hom Keo lưỡi liềm.

 Sự ảnh hưởng của loại giá thể đến sinh khối tươi của Keo lưỡi liềm.
 Sự ảnh hưởng của loại giá thể đến sinh khối khô của Keo lưỡi liềm.
3.4.5. Các loại hom Keo lưỡi liềm được sử dụng trong nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của chiều dài hom và diện tích lá để lại tới khả năng ra rễ
của Keo lưỡi liềm. Các công thức chiều dài hom gồm 10cm, 15cm, 20cm và 25cm kết
hợp với 5 công thức lá chừa lại gồm 0%, 25%, 50%, 75%,100% ta có 20 công thức
chiều dài hom và diện tích lá cho thí nghiệm. Các công thức được bố trí 1 lần lặp theo
bảng sau:
12
Bảng 3.1: Bảng phân bố các công thức thí nghiệm trong công thức hom.
Diện
tích lá
Chiều dài hom
0% 25% 50% 75% 100%
10 (cm) A1 A2 A3 A4 A5
15 (cm) B1 B2 B3 B4 B5
20 (cm) C1 C2 C3 C4 C5
25 (cm) D1 C2 C3 C4 C5
3.4.6. Sự ảnh hưởng của các công thức hom đến khả năng tạo rễ của cây
Keo Lưỡi Liềm
 Sự ảnh hưởng của các công thức hom đến tỷ lệ ra rễ của hom Keo lưỡi liềm.
 Sự ảnh hưởng của các công thức hom đến thời gian ra rễ của hom Keo lưỡi
liềm.
 Sự ảnh hưởng của các công thức hom đến số lượng rễ của hom Keo lưỡi liềm.
 Sự ảnh hưởng của các công thức hom đến chiều dài rễ của hom Keo lưỡi liềm.
3.4.7. Một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh và quản lý nhằm nâng cao khả
năng tạo rễ giúp cây sinh trưởng phát triển tốt hơn
 Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh.
 Các biện pháp quản lý.
3.5. Phương pháp nghiên cứu

3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu thứ cấp: là các thông tin được thu thập từ các văn bản pháp
luật, tài liệu thống kê tại các phòng ban, sách, báo và các thông tin trên internet, các đề
tài nghiên cứu khoa học trước dây.
- Thu thập số liệu sơ cấp bằng cách tiến hành điều tra hiện trường thông qua các
phương pháp phân tích đất, đo tính pH đất, quan sát trong quá trình tìm hiểu về giâm
hom keo lai, cắt hom, giâm hom keo lưỡi liềm và mô hình đất nghiên cứu.
13
3.5.2. Phương pháp tiến hành thí nghiệm và thu thập, xử lý số liệu
3.5.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể tới khả năng ra rễ và sinh khối của
hom keo lưỡi liềm
* Nguồn giống:
Cây mẹ được trồng bằng phương pháp gieo hạt. Cách xử lý hạt giống: Nấu nước
thật sôi và đổ vào hạt giống, cho nước tự nguội ngâm như vậy trong khoảng thời gian
từ 8 đến 12 giờ sau đó vớt ra đem xả vào nước lạnh. Hạt được ủ cho tới khi nứt nanh
thì đem ra gieo vào bầu, trong quá trình ủ mỗi ngày xả hạt giống bằng nước lạnh một
lần nhằm tẩy độ chua cho hạt. Thời điểm hạt được cấy vào bầu tháng 8 năm 2011 [19].
Cây con sau khi được chăm sóc và huấn luyện thì được đem trồng Cây giống lấy
hom được trồng theo hàng với cự ly 0,8 x 0,4 m với diện tích 1000m
2
* Địa điểm bố trí thí nghiệm:
- Vườn ươm khoa Lâm nghiệp - Trường Đại học Nông lâm Huế.
Vườn ươm xung quanh được che bằng lưới sắt có chiều cao 2.5met, bên trong
được bố trí các luống giâm hom, giữa các luống cách nhau 0.5met làm đường đi lại.
Luống giâm hom có dạng luống nổi cao 15centimet, rộng 1,2met. Nền được trải
một lớp cát để thoát nước dễ dàng. Xung quanh thành luống được có khung bằng bê
tông cao 30centimet.
Ở giữa các luống dọc theo chiều dài được bố trí các vòi phun sương tự động, các
vòi cao 40centimet đặt cách nhau 1met.
Luống sử dụng để tiến hành thí nghiệm được che bằng lưới nilon cao 2met và có

độ che bóng 50%.
- Vườn ươm tại công ty lâm nhiệp Phong Điền ở thị trấn Phong Điền - huyện
Phong Điền - tỉnh Thừa Tiên Huế.
Vườn ươm có diện tích 300m
2
(dài 30m x rộng 10m), không có mái che. Xung
quanh được che bằng lưới nilon cao 1,5m, bên trong bố trí các luống giâm hom, giữa
các luống cách nhau 0.5m làm đường đi lại.
Luống giâm hom có dạng luống nổi cao 10cm, rộng 1,2m. Nền được trải một lớp
cát để thoát nước dễ dàng.Xung quanh thành luống có khung che bằng bê tông cao
15cm.
Ở mép của các luống có lắp đặt các dàn phun tự động. Các vòi phun cao 40cm
đặt cách nhau 1m.
14
* Bố trí thí nghiệm:
Các loại giá thể dùng trong hom keo lưỡi liềm bao gồm: Đất tầng A dưới tán
rừng, đất tầng A dưới tán ràng ràng, đất thổ cư, đất tầng B, đất cát pha, cát, than trấu,
phân chuồng ủ hoai và supe lân. Các loại đất được sàng lọc và ủ một thời gian ít nhất
là 7 đến 10 ngày để hạn chế nấm bệnh.
Các loại giá thể được chia thành các công thức thí nghiệm khác nhau và được
đóng thành bầu có kích thước: bề rộng 7centimet + chiều cao 12centimet.
Trên cơ sở tham khảo một số ý kiến và tài liệu về thành phần giá thể được sử
dụng tôi đã chọn bố trí các loại giá thể trên thành 5 công thức thí nghiệm và 3 lần lặp
(mỗi công thức 30 bầu).
Công thức 1 (CT1) : 100% đất tầng A dưới tán rừng.
Công thức 2 (CT2) : 89% đất cát pha + 10% phân chuồng + 1% supe lân.
Công thức 3 (CT3) : 40% đất tầng B + 30% cát + 30% than trấu.
Công thức 4 (CT4) : 60% đất cát pha + 30% đất tầng A + 10% phân chuồng.
Công thức 5 (CT5): 30% đất tầng B + 30% đất tầng A dưới tán ràng ràng + 40%
đất tầng A có 33 bầu.

Công thức 1 là loại giá thể được Công ty Lâm nghiệp Phong Điền sử dụng trong
giâm hom keo lai. Loại giá thể thứ 2 được dùng để trồng cây phi lao phòng hộ chắn
gió chắn cát ven biển [6]. Loại giá thể thứ 3 và thứ 4 lần lượt là công thức giá thể giâm
hom bạch đàn và cây xoan chịu hạn [7]. Công thức 5 là công thức tốt nhất trong
nghiên cứu về giâm hom keo lưỡi liềm của kỹ sư Trần Thị Nhung [8]. Các công thức
giá thể trong thí nghiệm đều là công thức giá thể đối với các loài cây chịu hạn, riêng
công thức 1 là công thức hom keo lai tại huyện Phong Điền.
Bảng 3.2: Sự phân bố các công thức giá thể trong thí nghiệm về các giá thể khác
nhau.
Lần lặp Công thức
1 CT1 CT2 CT3 CT4 CT5
2 CT2 CT3 CT4 CT5 CT1
3 CT3 CT4 CT5 CT1 CT2
15
* Tiến hành thí nghiệm
+ Làm đất.
Đất sau khi lấy về được sàng bằng rổ có lỗ kích thước 0,5x1cm, không trộn phân
sau đó ủ đất trong thời gian 7 ngày. Đối với loại đất hỗn hợp thì xác định thành phần
bằng phương pháp cân
+ Vào bầu
Bầu bằng túi nilon có kích thước 7 x 12cm,loại bầu có đáy được xén gốc ở 2 đáy
để thoát nước. Đất cho vào bầu sao cho không chặt và cũng không quá lỏng. Bầu sau
khi đóng được xếp theo từng công thức tại vườn ươm.
+ Cách pha chế thuốc
- Dụng cụ: cân tiểu li, ống đong, lọ thủy tinh, đũa thủy tinh.
- Hóa chất: IBA nguyên chất.
- Phụ gia: cồn 90
0
, bột tan.
Phương pháp pha chế thuốc IBA dạng bột.

- Xác định khối lượng hóa chất cần pha: 100gram
- Xác định khối lượng bột tan.
- Xác định m
IBA
nguyên chất theo công thức sau:
tan
1,000,000
IBA
ppM
IBAnguyenchat bot
m
C
m m
= ×
+
+ Kỹ thuật thu hái hom
- Dụng cụ: Kéo bấm cành, kéo cắt hom, xô, chậu.
- Kỹ thuật chọn hom: Công tác chọn hom là rất quan trọng quyết định đến thành
công hay thất bại của việc giâm hom. Hom trong thí nghiệm được lấy ở vườn hom nên
không cần chon cây mẹ, trước khi lấy hom khoảng 30 đến 45 ngày cần trẻ hóa vườn
hom, bón phân cho cây mẹ. Trên cây mẹ chọn những cây bánh tẻ, mập, không cong
queo, mọc trực tiếp từ thân mẹ ra, cành có nhiều mắt. Hom càng mập chất dinh dưỡng
dự trữ càng nhiều, sẽ là nguồn cung cấp năng lượng cho hom ra rễ, ra lá và giúp cho
hom sinh trưởng ở giai đoạn đầu được tốt, tỷ lệ sống cao.
- Thời điểm, cách lấy và xử lý hom
Cắt cành lấy hom phải tiến hành vào buổi sáng sớm, lúc trời còn dịu mát hoặc
vào những ngày trời râm mát. Cành đã được cắt được bảo vệ nơi râm mát hoặc ngâm
16
gốc cành vào nước. Nếu lấy hom xa vườn giâm hom khi vận chuyển tránh không để
hom xây xước, dập nát. Trên đường vận chuyển phải bọc bao tải ướt tưới thêm nước

thường xuyên, theo kinh nghiệm thì không ngâm hom vào nước khi vận chuyển vì như
vậy sẽ làm cho hom bị xâm tỉ lệ sống của hom thấp.
Khi cắt hom phải dùng kéo thật sắc, vết cắt ngọt, không làm xây xước, dập nát
hom. Vết cắt hom có thể cắt bằng hoặc cắt vát hình móng lợn. Cắt vát móng lợn thì tiết
diện mặt cắt lớn, tiếp xúc với đất được nhiều, tạo điều kiện cho quá trình hút nước tốt
hơn.
Công thức cắt hom với chiều dài hom 14–16cm, mỗi hom gồm 2–4 lá và cắt bớt
một phần diện tích phiến lá để hạn chế thoát hơi nước. Cắt sát cuống lá và chừa 2 -3
chồi ngủ. Loại bỏ cặp lá cuối cùng, vết cắt cách mắt 1–2mm.
Hom đã được cắt ngâm ngay vào dung dịch Benlate nồng độ 0.15% trong 1giờ.
Sau dó vớt ra rửa sạch Benlate để chấm vào thuốc IBA và cấy ngay vào luống giâm
hoặc giữ hom có phủ khăn ẩm để không bị mất nước.
Hom cắt lần nào phải cấy ngay lần ấy, không để hom qua đêm. Hom được cấy
trực tiếp vào bầu đất.
+ Tiến hành giâm hom
Trước 30 phút khi giâm hom thì tưới đẫm nước sạch để rửa trôi thuốc Benlate
trong đất. Đồng thời có tác dụng nén chặt đất và có độ ẩm.
Đầu tiên nhúng phần đuôi hom khoảng 7mm vào thuốc kích thích sinh trưởng
IBA 200ppm sau 7 – 10 phút dùng que có kích thước lớn hơn đường kính hom một
chút, chọc lỗ giữa bầu sâu 2 – 3 cm. Sau đó cắm hom đã xử lý thuốc vào rồi dùng hai
ngón tay trỏ ấn nhẹ đất hoặc cát xung quanh gốc hom cho chặt. Chú ý tuyệt đối tránh
làm hom bị xây xước, gãy ngọn.
+ Chăm sóc hom giâm
Cây hom sau khi giâm rất cần nước và dễ bị nấm. Do đó phải tưới nước và phun thuốc
định kỳ để diệt nấm bằng dung dịch Benlate 0,15%. Thường 10 ngày lần.
Tưới ẩm cho hom bằng hệ thống vòi phun tự động. Thời gian giữa hai lần phun là
6-8 phút, thời gian mỗi lần phun từ 6-8 giây. Duy trì độ ẩm trong khoảng 90 – 95%.
Định kỳ 10 – 15 ngày xới xáo đất, phá váng 1 lần, nhổ sạch cỏ.Tùy điều kiện
thời tiết từng nơi mà có chế độ tưới thích hợp. Sau khi hom được 1 tháng tuổi thì giảm
chế độ tưới nước xuống còn 2 – 3 lần/ngày.

* Thu thập số liệu
17
quan sát chia thành c cấp với r mẫu. Cần kiểm tra giả thiết H
o
. Các mẫu là thuần
nhất.
Kết quả quan sát được sắp xếp với r hàng ngang và c hàng dọc Sau 15 ngày giâm
hom thì đếm tỷ lệ sống. Từ ngày 15 trở đi theo dõi từng ngày để biết thời gian ra rễ,
bắt đầu nhổ hom lên để quan sát rễ. Trước khi nhổ lên quan sát rễ thì cần tưới đẫm 1
lần để đất và cát mềm. Khi nhổ hom lên cẩn thận để rễ không bị đứt. Sau khi kiểm tra
xong ta cắm hom lại và tưới đẫm 1 lần nữa. Sau 120 ngày cây có thể xuất vườn thì nhổ
cây lên đo đếm rễ, cân sinh khối tươi và khô.
Cách đo đếm số liệu.
Dụng cụ đo đếm rễ: thước đo có đơn vị tính là centimet (cm), dùng mắt để quan
sát số lượng rễ, que đếm.
Cách đo: đo những rễ có kích thước lớn, rễ chính. Đo từ gốc rễ ra đến ngọn rễ
Cách đo: Nhổ toàn bộ phần rễ của cây lên rồi rửa sạch sau đó quan sát và đo đếm
số lượng và chiều dài của rễ.
Cân sinh khối tươi của hom: sau khi tiến hành đo đếm rễ thì rửa sạch cây hom, để
ráo nước và cân sinh khối tươi của cây hom. Cắt nhỏ cây hom ra đem sáy ở nhiệt độ
105
0
C trong 30 phút, sau đó đem cân lấy số liệu sinh khối khô.
Chú ý: Trước khi nhổ cây lên phải tưới đẫm cho bầu mềm để nhổ cây không bị
đứt rễ. Khi nhổ cây phải nhẹ nhàng, nhổ từ từ tránh làm đứt rễ.
* Xử lý số liệu
- Kết quả điều tra phỏng vấn được xử lý nội nghiệp theo phương pháp sử dụng
toán thống kê toán học.
- Sử dụng các công thức toán học.
- Sử dụng các phần mềm xử lý số liệu.phần mềm tính toán Excel.

Hom giâm được xử lý thuốc IBA 200ppm và giâm vào các công thức giá thể khác
nhau nhằm tìm ra thành phần công thức giá thể nào cho tỷ lệ ra rễ và tạo sinh khối cao
nhất. Áp dụng phương pháp so sánh mẫu về chất [9] mỗi dấu hiệu.
Bảng3.3: Sắp xếp kết quả thí nghiệm với r mẫu và 2 cấp chất lượng.
Công thức
Cấp
1 2 J … R T
ai
C
1
C
1
C
1.2
C
1.j
… C
1.r
T
c1
18
.1
C
2
C
2
.1
C
2.2
C

2.j
… C
2.r
T
c2
T
bi
T
b
1
T
b2
T
bj
… T
br
T
s
Trong đó:
C
1.1
, C
1.2
, C
1.j
…C
1.r
là tần số qua sát ở cấp chất lượng C
1
ứng với các mẫu 1, 2,j r.

C
2.1
, C
2.2
, C
2.j
C
2.r
là tần số quan sát ở cấp chất lượng c
2
ứng với các mẫu 1, 2,
j r.
T
ai
: là tổng tần số quan sát ở cấp chất lượng i
T
bi
: là tổng tần số quan sát ở mẫu j
T
s
: là tổng tần số quan sát toàn thí nghiệm. Được tính như sau:
∑ ∑
= =
==
C
i
r
j
TbjTaiTs
1 1

(1)
Nếu giả thuyết H
o
là đúng thì tầng số lý thuyết ứng với mẫu thứ i và cấp thứ j
phải là:
f
l
=
Ts
x
TT
bjai
(2)
Để kiểm tra giả thiết H
o
, có thể dùng tiêu chuẩn sau:


=
f
ff
l
tl
n
2)(
2
χ
(3)
• Nếu
XX

n
2
05
2

với K = (r-1) x (c-1) bậc tự do thì giả thiết H
o
được chấp nhận
r: Số công thức thí nghiệm
c: Cấp chất lượng
• Nếu
XX
n
2
05
2

thì giả thiết H
o
bị bác bỏ, nghĩa là công thức thí nghiệm có ảnh
hưởng khác nhau đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm keo lại
+ Các số liệu thu thập ở mỗi thí nghiệm dùng phương pháp bình quân công giản
đơn để tính toán giá trị bình quân cho từng công thức.
19

=
=
+++
=
n

i
i
n
x
xxx
nn
X
1
21
1

(4)
Trong đó:
X
: Giá trị bình quân của các chỉ tiêu đo đếm
x
1
, x
2
x
n
: Các giá trị số quan sát được
n: Số lượng cá thể có chỉ tiêu quan sát
+ Sử dụng phương pháp phân tích phương sai, để đánh giá sự sai khác giữa các
giá trị bình quân của các công thức thí nghiệm. So sánh các giá trị bình quân của các
công thức theo tiêu chuẩn Duncal (d
05
).
Bảng 3.4: Mô hình phân tích phương sai
Các cấp của nhân tố A Kết quả quan sát

1 X
11
X
12
X
13
- X
1n1
2 X
21
X
22
X
23
- X
2n2
3 X
31
X
32
X
33
- X
3n3
- - - - - -
- - - - - -
A X
a1
X
a2

X
a3
- X
ana
Giả thiết rằng các đại lượng quan sát X
ij
là tuân theo luật chuẩn và các phương sai
bằng nhau. Để phân tích phương sai của thí nghiệm ta tính các biến động sau:
- Biến động toàn bộ:
V
T
=
∑∑
= =
=
a
i
ni
j
ij
1 1
X)(
X
2
(5)
Trong đó: X =
∑∑
= =
a
i

ni
j
ij
1 1
X
là số trung bình của n trị số quan sát
- Biến động do nhân tố A gây nên
V
A
=
C
x
n
i
a
i
i


=
2
1
.
(6)

x
i
là trung bình cùa mỗi cấp nhân tố A
- Biến động của thí nghiệm: Do tính cộng được của biến động ta có thể tìm được
biến động của thí nghiệm như sau:

20

×