Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Xác lập cơ sở khoa học cho phát triển du lịch bền vững dải ven biển từ đèo ngang đến cửa nhật lệ, tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.96 MB, 87 trang )


ii

MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH iv
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1 – LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu 3
1.1.2. Cơ sở lý luận về du lịch và du lịch bền vững 6
1.1.3. Cơ sở lý luận về đới ven biển 9
1.2. PHƢƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
1.2.1. Phƣơng pháp tiếp cận 11
1.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 13
Chƣơng 2 - TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH 15
2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 15
2.1.1. Vị trí địa lý 15
2.1.2. Đặc điểm khí hậu, thủy văn, hải văn 17
2.1.3. Đặc điểm địa chất 24
2.1.4. Đặc điểm địa hình - Địa mạo 28
2.1.5. Lịch sử phát triển địa chất Đệ tứ đới bờ 30
2.2. ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN MÔI TRƢỜNG ĐỚI VEN BIỂN 33
2.2.1. Tài nguyên và môi trƣờng nƣớc 33
2.2.2. Tài nguyên và môi trƣờng đất 35
2.2.3. Tài nguyên sinh vật 39
2.2.4. Tài nguyên khoáng sản 40
2.3. ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN DU LỊCH 43

iii



2.3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 43
2.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn 48
2.3.3. Các điểm du lịch khu vực lân cận 51
2.4. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI 53
2.4.1. Dân số, lao động và nguồn lực xã hội 53
2.4.2. Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội 54
2.4.3. Cơ sở hạ tầng, vật chất 55
2.5. ĐÁNH GIÁ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI DU LỊCH
VEN BIỂN VÙNG ĐÈO NGANG ĐẾN CỬA NHẬT LỆ 57
2.5.1. Những thuận lợi cho phát triển du lịch 57
2.5.2. Tai biến thiên nhiên và những khó khăn khác cho phát triển du lịch 61
CHƢƠNG 3 - ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH
BỀN VỮNG 66
3.1. HIỆN TRẠNG DU LỊCH 66
3.2. CÁC GIẢI PHÁP CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 68
3.2.1. Giải pháp giảm thiểu tai biến cho phát triển du lịch bền vững 68
3.2.2. Các giải pháp phát triển tại điểm du lịch 70
3.3. ĐỊNH HƢỚNG QUY HOẠCH DU LỊCH BỀN VỮNG 72
3.3.1. Định hƣớng tổ chức không gian 72
3.3.2. Định hƣớng quy hoạch phát triển du lịch bền vững 74
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

iv

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu Error! Bookmark not defined.
Hình 2.2. Sơ đồ mạng lƣới thủy văn khu vực nghiên cứu 22
Hình 2.3. Bản đồ địa chất vùng ven biển từ Đèo Ngang đến cửa Nhật Lệ, tỉnh

Quảng Bình Error! Bookmark not defined.
Hình 2.4. Mô hình DEM tỉnh Quảng Bình 288
Hình 2.5. Mô hình DEM khu vực nghiên cứu 29
Hình 2.6. Mặt cắt trầm tích Đệ tứ qua cồn cát phía Nam Nhật Lệ 322
Hình 2.7. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất vùng ven biển từ Đèo Ngang đến Nhật Lệ,
Quảng Bình Error! Bookmark not defined.8
Hình 2.8. Bãi Đá Nhảy 433
Hình 2.9. Bãi biển Nhật Lệ 444
Hình 2.10. Vũng Chùa – Đảo Yến 47
Hình 2.11. Đồi cát Quang Phú 467
Hình 2. 12. Bản đồ tài nguyên du lịch vùng ven biển từ Đèo Ngang đến cửa Nhật
Lệ, tỉnh Quảng Bình Error! Bookmark not defined.
Hình 2.13. Hang Sơn Đoòng 51
Hình 2. 14. Suối khoáng Bang 52
Hình 2.15. Nhà tƣởng niệm Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp 522
Hình 3.1. Thống kê lƣợng khách du lịch tới Quảng Bình qua các năm 677
Hình 3.2. Bản đồ định hƣớng quy hoạch du lịch vùng ven biển từ Đèo Ngang đến
cửa Nhật Lệ, tỉnh Quảng Bình Error! Bookmark not defined.6


v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Một số ví dụ về xác định ranh giới cố định của đới bờ biển 10
Bảng 2.1. Lƣợng mƣa trung bình nhiều năm tại các trạm 17
Bảng 2.2. Nhiệt độ trung bình nhiều năm tại các trạm đo 18
Bảng 2.3. Số giờ nắng bình quân nhiều năm tại các trạm đo 19
Bảng 2.4. Lƣợng bốc hơi bình quân nhiều năm tại các trạm đo 20
Bảng 2.5. Độ ẩm trung bình tại các trạm đo 20
Bảng 2.6. Tốc độ gió bình quân nhiều năm tại các trạm đo 21

Bảng 2.7. Tiêu chí đánh giá hải văn cho loại hình du lịch tắm biển 24
Bảng 2.8. Phân phối dòng chảy trung bình nhiều năm tại các trạm thuỷ văn 34
Bảng 2.9. Thống kê diện tích đất các huyện ven biển 36
Bảng 2.10. Tiêu chí đánh giá các bãi tắm (Phạm Trung Lƣơng, 2001) 57
Bảng 2.11. Đánh giá một số bãi tắm ở khu vực nghiên cứu 58
Bảng 2.12. Tiêu chí phân loại chất lƣợng bãi tắm khu vực 58
Bảng 2.13. Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con ngƣời 59
Bảng 2.14. Đặc điểm một số cơn bão lớn đổ bộ vào vùng nghiên cứu 62
Bảng 3.1. Định hƣớng sử dụng hợp lý không gian vùng nghiên cứu 73

vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐVB: Đới ven biển
HST: Hệ sinh thái
PTBV: Phát triển bền vững
KT - XH: Kinh tế - xã hội
PTDL: Phát triển du lịch
UNESCO: Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc
VQG: Vƣờn quốc gia

1

MỞ ĐẦU
Là một tỉnh ven biển miền Trung, Quảng Bình có đặc điểm là ít tài nguyên
thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên đất (đất cát nghèo dinh dƣỡng), khí hậu khô nóng
khắc nhiệt, nhiều đụn cát, bãi cát rộng, chịu tác động mạnh mẽ của tai biến thiên
nhiên. Lợi thế của khu vực nói chung và của tỉnh Quảng Bình nói riêng là nằm trên
hành lang kinh tế đông - tây, là nơi giao thoa của miền bắc và miền nam, khu vực
có vai trò quan trọng trong chiến lƣợc kinh tế hƣớng ra biển đông đặc biệt là đảm

bảo an ninh quốc phòng. Quảng Bình cách Huế 150 km về phía Bắc, là nơi giao
thoa hội tụ của nhiều luồng văn hóa, đồng thời là chiến trƣờng ác liệt trong hai cuộc
kháng chiến bảo vệ tổ quốc nên ngày nay còn lƣu giữ đƣợc nhiều di tích lịch sử, văn
hóa của nhiều thời đại khác nhau. Quảng Bình mang đặc trƣng của khu vực Bắc
Trung Bộ, là địa phƣơng có nhiều dân tộc lƣu trú nên truyền thống văn hóa khá
phong phú, kho tàng văn hóa đa dạng.
Đới ven biển từ Đèo Ngang tới cửa Nhật Lệ có những đặc thù riêng về điều
kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch đã tạo ra cho tỉnh những ƣu thế về tiềm năng, lợi
thế và cơ hội của đới bờ. Đới bờ là kết quả tiến hóa của trầm tích Đệ tứ trong mối
quan hệ với sự thay đổi của mực nƣớc biển. Vì vậy đã tạo ra đê cát ven bờ và các
lagun tàn dƣ tiềm năng về tài nguyên du lịch chủ yếu phát triển các bãi tắm và khu
nghỉ dƣỡng. Tài nguyên đặc thù của đới ven biển từ Đèo Ngang tới cửa Nhật Lệ là
các đê cát và cồn cát kéo dài dọc đƣờng bờ biển. Đê cát ven bờ và cồn cát là tài
nguyên khổng lồ về vật liệu xây dựng, là thành tạo địa chất chứa nƣớc ngọt phục vụ
dân sinh, tuy nhiên việc khai thác, sử dụng hiện nay chƣa đƣợc quan tâm và có giải
pháp hợp lý.
Hiện nay, phát triển du lịch tại khu vực đới ven biển từ Đèo Ngang đến cửa
Nhật Lệ mới chỉ phát triển cục bộ tại các điểm mà chƣa có đánh giá, quy hoạch tổng
thể, do vậy chƣa tận dụng đƣợc hết các tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch của khu
vực.

2

Xuất phát từ các nhu cầu thực tiễn trên, học viên lựa chọn đề tài “Xác lập cơ
sở khoa học cho phát triển du lịch bền vững dải ven biển từ Đèo Ngang tới cửa
Nhật Lệ, tỉnh Quảng Bình” với mục tiêu và nhiệm vụ sau đây:
Mục tiêu
- Làm sáng tỏ tiềm năng tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên môi trƣờng
đới ven biển từ Đèo Ngang tới cửa Nhật Lệ, tỉnh Quảng Bình.
- Xác lập cơ sở khoa học định hƣớng quy hoạch phát triển du lịch bền vững.

Nội dung
- Phân tích, đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch đới ven biển
từ Đèo Ngang đến cửa Nhật Lệ, tỉnh Quảng Bình bao gồm:
+ Đánh giá tiềm năng tài nguyên tự nhiên và tài nguyên du lịch.
+ Đánh giá các hiện tƣợng tai biến thiên nhiên ảnh hƣởng tới đới ven biển.
- Đề xuất các giải pháp và định hƣớng quy hoạch du lịch bền vững.
Từ mục tiêu và nội dung của luận văn đã nêu nhƣ trên, học viên đã xây dựng
bố cục luận văn gồm 3 chƣơng chính nhƣ sau:
Chƣơng 1 - Lịch sử nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 2 - Tiềm năng phát triển du lịch
Chƣơng 3 - Định hƣớng và giải pháp cho phát triển du lịch bền vững.

3

Chƣơng 1 – LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu
Trong vài thập niên gần đây nghiên cứu phát triển du lịch đã phát triển rộng
rãi hầu khắp trên thế giới, bộc lộ ngày càng rõ các tác động của nó đến kinh tế, văn
hóa, xã hội và tài nguyên môi trƣờng của các lãnh thổ du lịch. Vì vậy, các nhà
nghiên cứu du lịch đã rất quan tâm tới nghiên cứu các tác động này và cố gắng tìm
ra những mô hình phát triển du lịch mang lại hiệu quả nhất (hạn chế đƣợc những tác
hại và gia tăng tối đa lợi ích mà du lịch mang lại) nhằm mục tiêu phát triển du lịch
bền vững.
a. Trên thế giới
Nhiều nƣớc trên thế giới đã tiến hành nghiên cứu về phát triển du lịch từ
những năm 80, đặc biệt là các quốc gia sớm có định hƣớng xác định du lịch là một
ngành kinh tế mũi nhọn, các nghiên cứu này đƣợc tiến hành theo hai hƣớng [18]:
- Nghiên cứu một cách tổng thể những vấn đề đặt ra liên quan tới phát triển
du lịch bền vững trên quy mô quốc gia rồi sau đó tiến tới xây dựng các mô hình

điểm về du lịch bền vững. Ví dụ, ở Úc bƣớc đầu việc nghiên cứu đƣợc tiến hành với
việc xây dựng chính sách về du lịch bền vững, chiến lƣợc du lịch sinh thái quốc
gia… rồi sau đó tiến tới xây dựng mô hình điểm về phát triển du lịch bền vững ở
Great Barrier Reef; ở Mỹ bƣớc đầu là chính sách phát triển du lịch bền vững tại các
vƣờn quốc gia, khu bảo tồn rồi đến xây dựng mô hình điểm ở khu bảo tồn san hô
ngầm Florida; ở Malaysia là chiến lƣợc quốc gia về du lịch sinh thái và văn hóa bản
địa rồi đến xây dựng mô hình ở Langkawi…
- Dựa trên việc xây dựng các mô hình điểm về phát triển du lịch bền vững để
rút kinh nghiệm xây dựng các chính sách triển khai trên toàn quốc. Ví dụ ở Nepal
việc nghiên cứu phát triển du lịch bền vững đƣợc bắt đầu bằng việc nghiên cứu mô
hình phát triển tại khu bảo tồn Annapurna rồi đến xây dựng Chính sách phát triển
du lịch sinh thái quốc gia; ở Ecuado đƣợc bắt đầu xây dựng mô hình phát triển du

4

lịch tại quần đảo Galapagos rồi đến xây dựng Chính sách phát triển du lịch bền
vững của Ecuado…
Việc nghiên cứu này là một trong những nội dung cơ bản của khoa học địa lý
để phục vụ cho quy hoạch và tổ chức không gian du lịch tối ƣu nhất. Trên thế giới
đã có một số công trình khoa học nhƣ đánh giá các thể tổng hợp tự nhiên phục vụ
giải trí (Mukhinua, 1972; Sepfer, 1973). Một trong số nhà địa lý cảnh quan của
trƣờng đại học tổng hợp Matxcova nhƣ E.D Xmiarnova, V.B Nhefedova, L.V.
Xvittrenco đã tiến hành nghiên cứu thích hợp cho mục đích nghỉ dƣỡng trên lãnh
thổ Liên Xô trƣớc đây [19]. Nhà địa lý B.N.Likhanov 1973 đã xác định tài nguyên
nghỉ ngơi giải trí có trên lãnh thổ khai thác cho du lịch [19].
Các nhà địa lý Mỹ nhƣ Bô-ha (1918 - 1971), nhà địa lý Anh H. Robinson và
các nhà địa lý Canada nhƣ Vôn-phơ, 1966; Henayno 1972 cũng đã tiến hành đánh
giá sử dụng tài nguyên thiên nhiên để phục vụ mục đích giải trí du lịch.
Ngoài ra, còn có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà địa lý trên thế giới
trong lĩnh vực du lịch nhƣ M. Buchavarov, N.X Mironhenke và I.T

Tverdokhalebop, H. Robinson…Nhiều nhà địa lý du lịch đã xác định đối tƣợng
nghiên cứu của địa lý du lịch là các hệ thống lãnh thổ, phân tích các cơ cấu tổng
hợp các yếu tố trên địa phƣơng để phát triển du lịch.
b. Tại Việt Nam
Du lịch và phát triển bền vững mới chỉ đƣợc nghiên cứu từ thấp niên 90 trở
lại đây, tuy nhiên các ngành khoa học đơn lẻ đã đƣợc nghiên cứu từ rất sớm.
Vấn đề địa chất khu vực miền Trung nói chung và vùng Đèo Ngang đến
Nhật Lệ nói riêng đã đƣợc tiến hành điều tra từ đầu thế kỷ 20, thể hiện ở tờ bản đồ
địa chất tỷ lệ 1:500.000 (Jacob C., 1921 và Fromaget J., 1927). Thời kỳ Pháp thuộc,
trong tờ bản đồ địa chất Huế - tỷ lệ 1/500.000 (Hofet J.H., 1935) đã nghiên cứu và
đánh giá quá trình thành tạo đụn cát và thành phần của chúng. Các thành tạo cát
màu vàng ven biển từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế đƣợc gọi là phù sa mới
thuộc trầm tích Đệ Tứ [16].

5

Sau năm 1954, quá trình thành tạo cát ven biển miền Trung đã đƣợc đầu tƣ
nghiên cứu nhiều hơn, trong đó, Tổng Cục Địa chất đã tiến hành chỉnh lý và khảo
sát thực địa trên toàn miền Bắc [16]. Đặc điểm địa tầng địa chất vùng nghiên cứu
trong đó có các trầm tích Đệ tứ đa nguồn gốc đƣợc thể hiện trên tờ bản đồ Mahaxay
- Đồng Hới, tỷ lệ 1: 200.000 thành lập trong những năm 1979 - 1983 và đƣợc hiệu
đính năm 1992 -1993; bản đồ địa chất Đệ tứ Việt Nam tỷ lệ 1:500.000 (Nguyễn
Đức Tâm và Đỗ Tuyết, 1994),… Ngoài ra, một số hợp phần tự nhiên cũng đã đƣợc
tiến hành nghiên cứu ở nhiều mức độ khác nhau nhƣ về nhu cầu sử dụng đất ven
biển (Lê Đức An, 1982, 1996; Phan Liêu, 1987); về địa mạo bờ biển, lịch sử phát
triển đồng bằng (Đặng Văn Bào, Nguyễn Vi Dân, Bùi Văn Nghĩa, 1977, 1996;
Nguyễn Đức Tâm, 1992); về trầm tích cát (Trần Nghi, 1996); về phân loại cát bề
mặt (Nguyễn Tiến Hải, 2001); về địa mạo, xói lở bờ biển miền Trung trong mối
tƣơng quan đến sự vận động các dải cồn cát (Vũ Văn Phái, 1996 - 2006)…
Những năm gần đây, vấn đề nghiên cứu và đánh giá hiện trạng tài nguyên

trong khu vực nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đã đƣợc tiến hành khá tỷ mỷ.
Điển hình trong số đó là các Đề tài đánh giá tổng thể sử dụng hợp lý dải cát ven
biển miền Trung và bảo vệ môi trƣờng, KC.08.07 (Trƣơng Quang Học, 2003) và
KC.08-21 (Trần Văn Ý, 2005); các đề tài điều tra địa chất khoáng sản đới biển nông
ven bờ (0 -30m nƣớc) của Trung tâm Địa chất và Khoáng sản biển [17]…. Đới bờ
Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên Huế cũng đã đƣợc các nhà khoa học nhƣ
Đặng Văn Bào, Nguyễn Cao Huần (2010) nghiên cứu xác lập luận chứng khoa học
về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, KT - XH, môi trƣờng và tai biến thiên nhiên, mâu
thuẫn trong khai thác và sử dụng tài nguyên…
Trƣớc năm 2000, vấn đề nghiên cứu phát triển du lịch tại Việt Nam, do nhiều
điều kiện khách quan và chủ quan, nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững mới
chỉ hạn chế ở một số công trình có liên quan nhƣ nghiên cứu cơ sở cho phát triển du
lịch sinh thái, đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên môi trƣờng
[14]…Có thể kể tới một số công trình tiêu biểu đó là: Sơ đồ phát triển và phân bố
ngành du lịch Việt Nam (1986), Dự án VIE/89/003 về kế hoạch chỉ đạo, phát triển

6

du lịch Việt Nam do tổ chức du lịch thế giới (OMT) thực hiện (Madrit 1992), đề tài
khoa học cấp Nhà nƣớc KT 03 - 18 về luận cứ khoa học phát triển hệ thống du lịch
biển Việt Nam thuộc chƣơng trình biển KT-03. Dự án quy hoạch tổng thể phát triển
du lịch Việt Nam 1995 - 2010 do Viện Nghiên cứu và Phát triển du lịch thực hiện,
Tổng cục Du lịch đã phối hợp với Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN)
triển khai nghiên cứu du lịch bền vững dƣới góc độ du lịch cộng đồng tại Sapa [19].
Từ năm 2002 trở lại đây, nghiên cứu phát triển du lịch bền vững đã đƣợc nhiều cấp
bộ ngành quan tâm và nghiên cứu. Tiêu biểu trong số đó là công trình định hƣớng
phát triển du lịch đến năm 2010, 2020 các vùng Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Duyên
hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, địa bàn kinh tế miền Trung…thuộc các chƣơng
trình quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội do Viện Nghiên cứu và Phát triển
du lịch thực hiện; Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt

Nam do Tổng Cục du lịch phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu.
Ngay sau đó đã có rất nhiều đề tài khoa học cấp ngành về phát triển du lịch bền
vững nhƣ phát triển du lịch sinh thái, phát triển du lịch cộng đồng và là cơ sở dữ
liệu đánh tin cậy cho quy hoạch du lịch của địa phƣơng. Những đề tài, dự án trên đã
bắt đầu đánh giá tổng hợp các loại tài nguyên phục vụ phát triển du lịch, dự báo nhu
cầu du lịch, chiến lƣợc phát triển du lịch.
Tại Quảng Bình, mang đặc thù là vùng đất với nhiều di tích lịch sử, danh lam
thắng cảnh, cảnh quan địa chất địa mạo độc đáo nên đã có những nghiên cứu để
phát triển du lịch tại khu vực. Một số công trình tiêu biểu phải kể tới là đề tài đánh
giá sức chịu tải tới hạn của hệ sinh thái môi trƣờng tự nhiên, xã hội khu di sản thiên
nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình, đề xuất mô hình phát triển
bền vững kinh tế du lịch do Trần Nghi (chủ trì) thực hiện…
1.1.2. Cơ sở lý luận về du lịch và du lịch bền vững
a. Khái niệm du lịch
Ứng với mỗi hoàn cảnh (thời gian, khu vực), mục tiêu nghiên cứu thì du lịch
lại đƣợc hiểu theo nghĩa khác nhau.

7

Trong số những học giả đƣa ra định nghĩa ngắn gọn nhất phải kể đến Ausher
và Nguyễn Khắc Viện. Theo Ausher thì du lịch là nghệ thuật đi chơi của các cá
nhân, còn viện sĩ Nguyễn Khắc Viện lại quan niệm rằng du lịch là sự mở rộng
không gian văn hóa của con ngƣời.
Năm 1963, với mục đích quốc tế hóa, tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về du lịch
họp ở Roma, các chuyên gia đã đƣa ra định nghĩa: “Du lịch là tổng hợp các mối
quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và
lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài
nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của
họ”. Định nghĩa này là cơ sở cho định nghĩa du khách đã đƣợc Liên minh quốc tế
các tổ chức du lịch chính thức, tiền thân của Tổ chức du lịch thế giới thông qua.

Trong các từ điển tiếng Việt (Từ điển tiếng Việt, Nxb. Khoa học Xã hội. Hà Nội
1995), du lịch đƣợc giải thích là đi chơi cho biết xứ ngƣời.

Ở Việt Nam, khái niệm này đƣợc định nghĩa chính thức trong Pháp lệnh du
lịch (1999) và Luật Du lịch (2005) nhƣ sau: “Du lịch là hoạt động của con người
ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải
trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
Điều kiện kinh tế ngày càng tăng lên, chính vì vậy nhu cầu thƣởng ngoạn của
con ngƣời cũng ngày càng nhiều, đặc biệt là loại hình gắn với tự nhiên và những nơi
cảnh quan nguyên thủy ngày càng đƣợc ƣa chuộng. Tuy nhiên, khi tiến hành hoạt
động du lịch tự phát, thiếu định hƣớng, quy hoạch khiến môi trƣờng chịu nhiều tác
động tiêu cực. Do vậy, vấn phát triển bền vững trong hoạt động du lịch đƣợc quan
tâm sâu sắc hơn, từ đó khái niệm về du lịch bền vững đƣợc ra đời.
b. Khái niệm về du lịch bền vững
Cho đến nay vẫn còn nhiều quan niệm khác nhau về phát triển du lịch bền
vững, theo Butler's (1993) cho rằng phát triển du lịch bền vững là quá trình phát
triển và duy trì trong một không gian và thời gian nhất định (ở đó tồn tại cộng đồng,
môi trƣờng), thêm nữa sự phát triển sẽ không làm giảm khả năng thích ứng môi

8

trƣờng của con ngƣời trong khi vẫn có thể ngăn chặn những tác động tiêu cực tới sự
phát triển lâu dài [6]. Đây là quan điểm đã nhận đƣợc sự đồng thuận khá cao của
các tác giả khác nhƣ Murphy (1994), Mowforth và Munt (1998). Trong khi đó,
Machado (2003) nhấn mạnh đến tính bền vững của các sản phẩm trong phát triển du
lịch, ông cho rằng phát triển du lịch bền vững là quá trình phát triển các sản phẩm
du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch, ngành du lịch và cộng
đồng địa phƣơng mà không ảnh hƣởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ
tƣơng lai. Nghiên cứu của Tosun (1998) đề xuất phát triển du lịch bền vững nhƣ là
một trong những thành phần của phát triển du lịch và nó tạo ra những đóng góp

đáng kể hoặc ít hoặc phủ nhận sự duy trì các nguyên tắc của sự phát triển trong một
thời kỳ nhất định mà không tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu và mong
muốn của thế hệ tƣơng lai. Bổ sung vào quan điểm này, Hens (1998) chỉ ra rằng
phát triển du lịch bền vững đòi hỏi sự quan tâm của các bên có liên quan đến việc
quản lý các nguồn tài nguyên theo các cách thức khác nhau nhằm khai thác và cung
cấp các sản phẩm du lịch đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi
vẫn duy trì đƣợc bản sắc văn hóa, đa dạng hệ sinh thái và bảo đảm sự sống cho thế
hệ mai sau. Tổ chức du lịch thế giới (WTO) định nghĩa “phát triển bền vững trong
du lịch là sự phát triển có thể đáp ứng đƣợc những nhu cầu hiện tại mà không ảnh
hƣởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tƣơng lai. Sự
phát triển này quan tâm đến lợi ích kinh tế, xã hội mang tính lâu dài trong khi vẫn
đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì đƣợc sự
toàn vẹn về văn hóa để phát triển hoạt động du lịch trong tƣơng lai; cho công tác
bảo vệ môi trƣờng và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phƣơng

(WTO, 2002) [14].
Theo tổ chức bảo tồn thế giới, du lịch bền vững đƣợc định nghĩa là: “Việc di
chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên một cách có trách nhiệm với môi
trƣờng để tận hƣởng và đánh giá cao tự nhiên (và tất cả những đặc điểm văn hoá
kèm theo, có thể là trong quá khứ và cả hiện tại) theo cách khuyến cáo về bảo tồn,

9

có tác động thấp từ du khách và mang lại những lợi ích cho sự tham gia chủ động về
KT - XH của cộng đồng địa phƣơng”.
Khái niệm du lịch bền vững mà học viên cho là đầy đủ và có tính tổng hợp
cao đó là:
Du lịch bền vững là du lịch mà giảm thiểu các chi phí và nâng cao tối đa các
lợi ích của du lịch cho môi trường tự nhiên và cộng đồng địa phương và có thể
được thực hiện lâu dài nhưng không ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi mà nó phụ thuộc

vào [6].
Các tiêu chí để phát triển du lịch bền vững: Đóng góp vào sự thỏa mãn các
nhu cầu của du khách và cộng đồng tại một điểm đến nhất định; đóng góp vào việc
giảm sự bất bình đẳng và nghèo đói của cộng đồng tại điểm đến nhất định; hỗ trợ
cộng đồng tại điểm cảm thấy đƣợc tự do, đƣợc tiếp cận với các dịch vụ du lịch tốt
hơn, giảm các tệ nạn xã hội, duy trì và phát huy đƣợc tính đa dạng và bản sắc văn
hóa dân tộc, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, giảm tình trạng ô
nhiễm môi trƣờng; không chỉ góp phần tăng trƣởng kinh tế của quốc gia, khu vực
và địa phƣơng mà sự phát triển còn góp phần nâng cao mức độ công bằng về quyền
lợi và nghĩa vụ giữa các thành viên và giữa các thế hệ trong xã hội; không chỉ chú ý
đạt đƣợc các mục tiêu trên trong một thời kỳ nhất định mà còn không ảnh hƣởng
đến nhu cầu của thế hệ tƣơng lai.
1.1.3. Cơ sở lý luận về đới ven biển
Ranh giới của khu vực ven biển đƣợc định xác định là đới chuyển tiếp giữa
đất liền và biển, có độ rộng phụ thuộc vào quy mô và cƣờng độ của sự tƣơng tác
giữa lục địa và đại dƣơng. Ranh giới của ĐVB rất khó xác định một cách rõ ràng vì
phụ thuộc vào bản chất của các quá trình tƣơng tác tự nhiên không ổn định và
thƣờng xuyên thay đổi, phụ thuộc vào chế độ thuỷ triều, mùa, khí hậu, thiên tai (bão
biển, các trận lũ lụt, sạt lở v.v.), chính sách của chính phủ, quan điểm của từng
nƣớc, từng chƣơng trình quản lý ĐVB. Cho đến nay, vẫn chƣa có một quy chuẩn

10

chung xác định ranh giới của ĐVB, nhƣng có thể phân biệt ra hai nhóm cách xác
định ranh giới ĐVB:
Cách xác định khoa học: Ranh giới của đới ven biển đƣợc xác định dựa vào
đặc điểm tự nhiên của ĐVB nhƣ đặc điểm địa mạo, động lực vùng biển. ĐVB đƣợc
giới hạn trong vùng biển, đới bãi và vùng đất sau bãi. Vùng biển đƣợc mở rộng từ
mức nƣớc triều thấp nhất về phía biển với các hệ sinh thái biển nông nhƣ cỏ biển,
san hô v.v. Đới bãi đƣợc mở rộng từ mực nƣớc triều thấp nhất đến mực nƣớc triều

cao nhất. Tiếp theo về phía lục địa của đới bãi là vùng đất phía sau bãi, ranh giới
phía lục địa của nó phụ thuộc vào các điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia [22, 23].
Tuy nhiên định nghĩa này chƣa hoàn thiện cho mục đích quản lý ĐVB.
Các nhà quản lý ở nhiều nƣớc cho rằng ranh giới ĐVB nên đƣợc xác định
theo mục đích và nhiệm vụ của các chƣơng trình quản lý. Một số cách xác định ranh
giới chính đƣợc sử dụng trong các chƣơng trình quản lý là: xác định trong một
khoảng cố định; xác định theo một khoảng cách có thể thay đổi; xác định theo ranh
giới hành chính; xác định theo ranh giới của các hệ sinh thái; xác định dựa theo các
nguồn tài nguyên cơ bản mà chƣơng trình quản lý quan tâm v.v. Bởi vậy, ranh giới
ĐVB trong nhiều trƣờng hợp không trùng với ranh giới quốc gia [20, 24].
Ở Việt Nam ĐVB đƣợc định nghĩa là một phạm vi không gian nơi mà đất
liền và biển gặp nhau. ĐVB Việt Nam đƣợc mở rộng ở hai đồng bằng Bắc Bộ và
Nam Bộ, phần còn lại là một dải đất hẹp. Các tiêu chí xác định ranh giới của ĐVB
là điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, quản lý xã hội và hành chính pháp
luật. Ranh giới ĐVB về phía đất liền (theo Cục Môi trƣờng) đƣợc lấy theo đƣờng
ranh giới của các huyện chịu ảnh hƣởng của biển [8].
Bảng 1.1. Một số ví dụ về xác định ranh giới cố định của đới bờ biển [23]
Tên nƣớc
Ranh giới trên đất liền
Ranh giới trên mặt biển
Nƣớc Úc (Bang
Nam Wales mới)
1 km tính từ mực nƣớc thấp trung bình
3 hải lý tính từ đƣờng cơ
sở ven biển
Brazil
2 km tính từ mực nƣớc cao trung bình
12 km tính từ mực nƣớc
cao trung bình
Costa Rica

200 km tính từ mực nƣớc cao trung
Mực nƣớc thấp trung bình

11

bình
Trung Quốc
10 km tính từ mực nƣớc cao trung bình
15 mét đƣờng đẳng sâu
Tây Ban Nha

500 m tính từ nơi cao nhất của bão
hoặc là đƣờng thuỷ triều
12 hải lý
Srilanka
300 m tính từ mực nƣớc cao trung bình
2 km tính từ mực nƣớc
thấp trung bình
Trong luận văn, ranh giới vùng Đèo Ngang tới Cửa Nhật lệ đƣợc lấy tới độ
cao địa hình là 25m về phía trung du (phần cồn cát). Lấy ranh giới này trên cơ sở
ranh giới phân bố địa chất các thành tạo Đệ tứ và đặc điểm địa hình của khu vực
nghiên cứu, đồng thời đáp ứng mục tiêu quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên
nhiên. Việc lựa chọn giới hạn phần lục địa của vùng nghiên cứu dựa trên thành tạo
địa chất và sự tƣơng tác giữa lục địa và biển, nghĩa là tại những nơi mà ở đó có xuất
hiện các tƣơng tác giữa lục địa và biển trong suốt giai đoạn Holocen trở lại đây.
Về phía biển khu vực nghiên cứu đƣợc xác định theo đƣờng đẳng sâu 30 m
nƣớc bao gồm các đảo và vùng nƣớc ven đảo. Lấy đƣờng đẳng sâu 30m nƣớc trên
cơ sở đƣờng bờ cổ gần nhất trong giai đoạn Holocen. Tuy nhiên, do mục đích của
đề tài là xác lập cơ sở khoa học cho phát triển du lịch bền vững nên học viên chỉ tập
trung vào phần điều kiện tự nhiên phần lục địa trong phạm vi vùng nghiên cứu, khu

vực phía biển học viên chỉ tập trung đánh giá, phân tích các yếu tố ảnh hƣởng tới
khả năng phát triển du lịch của vùng mà không tập trung đi sâu phân tích các yếu tố
khác.
1.2. PHƢƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.2.1. Phƣơng pháp tiếp cận
Trong quá trình thực hiện, luận văn đã dựa trên một số hƣớng tiếp cận: Tiếp
cận về PTBV, tiếp cận sinh thái, tiếp cận tích hợp và liên ngành, tiếp cận hệ
thống…
+ Tiếp cận hệ thống
Hệ thống là một tổng thể, duy trì sự tồn tại bằng sự tƣơng tác giữa các tổ
phần tạo nên nó (L.v. Bertalanffy, 1956). Theo đó có thể coi vùng ven biển là một

12

hệ thống đƣợc cấu thành bởi các hợp phần đất, nƣớc và sinh vật. Các hợp phần này
tƣơng tác với nhau tạo nên đặc trƣng cho mỗi kiểu vùng ven biển. Đồng thời chúng
tác động qua lại với môi trƣờng bên ngoài hệ thống. Kết quả là dẫn đến sự biển
động trong mỗi thành phần của vùng ven biển. Nhƣ vậy, cách tiếp cận hệ thống
cung cấp cái nhìn tổng quát nhất về mối tƣơng tác giữa các hợp phần bên trong của
vùng ven biển và mối tƣơng tác giữa các vùng ven biển đó với môi trƣờng bên
ngoài. Trên cơ sở đó việc đánh giá sự biến động của vùng ven biển khu vực Đèo
Ngang tới cửa Nhật Lệ sẽ toàn diện hơn.
+ Tiếp cận về phát triển bền vững
Quan điểm về phát triển bền vững hiện nay đã trở thành phổ biến và áp dụng
rộng rãi trong tất cả các hoạt động của nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là trong khai
thác sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng. Trong quy hoạch phát triển bền
vững, các yếu tố KT - XH luôn gắn liền với bảo vệ môi trƣờng để đảm bảo việc
khai thác tài nguyên và phát triển sản xuất đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển kinh tế
hiện tại mà không tổn hại tới sự phát triển của thế hệ tƣơng lai. Theo quan điểm
này, để khu vực nghiên cứu phát triển bền vững thì các hoạt động khai thác tài

nguyên phục vụ phát triển KT - XH, các tiêu chí về bền vững sinh thái - môi trƣờng
- xã hội phải đƣợc đặt lên hàng đầu.
+ Tiếp cận sinh thái
Đới biển ven bờ là một hệ sinh thái đƣợc cấu thành từ các hợp phần chính
nhƣ đất, cát, nƣớc và sinh vật đồng thời cũng là những HST nhạy cảm, có sức chịu
đựng tới hạn nhất định, phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố tự nhiên và đặc biệt nhạy
cảm với hoạt động nhân sinh. Các điều kiện tự nhiên (đặc điểm địa hình, địa mạo,
địa chất, khí hậu, thủy văn, hải văn, thổ nhƣỡng,…) vừa là cơ sở, vừa là yếu tố ảnh
hƣởng đến sự hình thành và phát triển của các HST trên vùng ven biển. Bên cạnh đó
các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên đới ven biển là yếu tố tác động trực tiếp
đến HST, làm biến động HST ven biển. Do vậy, khi nghiên cứu, đánh giá các HST
ven biển khu vực từ Đèo Ngang tới cửa Nhật Lệ nhất thiết phải dựa vào cách tiếp

13

cận sinh thái. Trên cơ sở tiếp cận đó, đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý
khu vực ven biển trong khả năng chịu đựng và phục hồi của các HST ven biển, đảm
bảo cân bằng sinh thái.
+ Tiếp cận lịch sử
Các hợp phần tự nhiên tồn tại, phát triển theo quy luật riêng của chúng
nhƣng lại có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Nghiên cứu tự
nhiên trên quan điểm này cần xuất phát từ lịch sử phát sinh, phát triển của chúng
trong mối tƣơng quan giữa các yếu tố với nhau, từ đó có biện pháp sử dụng hợp lý
nhằm hƣớng tới sự phát triển bền vững.
+ Tiếp cận tích hợp liên ngành
Đặc điểm của vùng đất ven biển vừa phản ánh, vừa phụ thuộc vào các yếu tố
tự nhiên cũng nhƣ các yếu tố KT - XH. Do vậy, để đánh giá đƣợc đặc điểm điều
kiện tự nhiên của vùng ven biển cần phải nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau, tức
là có sự tích hợp nhiều nguồn thông tin khác nhau.
1.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

a. Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu, tài liệu
Bằng các phƣơng pháp tổng hợp, xử lý có chọn lọc các số liệu, tài liệu, học
viên đã tiến hành phân tích, so sánh đánh giá để xác định những đặc điểm, tính đặc
trƣng phù hợp với từng nội dung nghiên cứu.
b. Phương pháp khảo sát thực địa
Trong quá trình hoàn thành luận văn, đề tài đã tiến hành khảo sát thực địa tại
dải ven biển từ Đèo Ngang tới cửa Nhật Lệ thuộc các huyện Quảng Trạch, Bố
Trạch, thành phố Đồng Hới. Tuyến khảo sát đƣợc thiết kế từ Bắc vào Nam. Nội
dung khảo sát bao gồm đánh giá đặc điểm điều kiện tự nhiên gồm đặc điểm địa
hình, khí hậu, chế độ thủy văn, hải văn, thảm thực vật, lớp phủ thổ nhƣỡng, tình
hình phát triển du lịch tại khu vực nghiên cứu, lấy mẫu tại một số bãi tắm điển hình.

14

c. Phương pháp viễn thám và GIS và phương pháp bản đồ
Phƣơng pháp viễn thám và GIS là phƣơng pháp hữu ích trong nghiên cứu,
đánh giá hiện trạng môi trƣờng, trong đó rất có ý nghĩa đối với quy hoạch không
gian và nghiên cứu xói lở - bồi tụ đới ven biển. Trên cơ sở kế thừa các thế hệ ảnh vệ
tinh, ảnh máy bay đƣợc chụp và các hệ thống bản đồ đo vẽ trong các thời gian khác
nhau là cơ sở quan trọng trong công tác nghiên cứu. Đặc trƣng của GIS có khả năng
lƣu trữ và xử lý một tập hợp lớn lƣợng thông tin không gian và thuộc tính của nó,
tập hợp thông tin từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau về nội dung, định dạng, lƣới
chiếu, tỷ lệ, khả năng chồng chập tạo nên một cơ sở dữ liệu thống nhất và sử dụng
chúng dễ dàng.
Phƣơng pháp bản đồ đƣợc sử dụng trên cơ sở kết quả các nội dung nghiên
cứu, phân tích, đánh giá, tổng hợp của quy hoạch. Với các kết quả đã đƣợc nghiên
cứu, thông qua phƣơng pháp bản đồ sẽ thể hiện 1 cách trực quan các nội dung
nghiên cứu, các số liệu thể hiện trên biểu đồ, xác định đặc điểm và sự phân bố của
các đối tƣợng theo lãnh thổ trên bản đồ.
d. Phương pháp phân tích mẫu trầm tích

Phân tích độ hạt: phƣơng pháp này sử dụng bộ rây và pipet (đối với trầm tích bở
rời) để tính hàm lƣợng % các cấp hạt (sạn, cát, bột, sét ) từ đó xây dựng các biểu đồ
tích luỹ độ hạt, biểu đồ phân bố độ hạt, tính toán các tham số Md, So, Sk để xác định
chế độ thuỷ động lực của môi trƣờng.
Trong luận văn, học viên sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu mẫu trầm tích để
xác định hệ số Md, S
0
qua đó đánh giá chất lƣợng cát của bãi tắm.
e. Phương pháp đánh giá tiềm năng du lịch
Phƣơng pháp đánh giá tài nguyên du lịch cụ thể là đánh giá chất lƣợng các
bãi tắm. Trong luận văn học viên sử dụng các tiêu chí đánh giá dựa theo các công
trình công bố của các nhà khoa học về du lịch đã nghiên cứu. Lựa chọn phƣơng
pháp phù hợp nhất để từ đó chấm điểm cho các tiêu chí, tổng hợp lại đánh giá khả
năng phù hợp cho du lịch.

15

Chƣơng 2 - TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1.1. Vị trí địa lý
Đới ven biển khu vực từ Đèo Ngang tới cửa Nhật Lệ thuộc tỉnh Quảng Bình
trong phạm vi các huyện Quảng Trạch, Bố Trạch và thành phố Đồng Hới, đƣợc giới
hạn bởi:
- Phía Bắc chắn bởi Đèo Ngang - một nhánh Hoành Sơn của dãy Trƣờng
Sơn, lấy là đƣờng ranh giới của tỉnh Quảng Bình tiếp giáp với Hà Tĩnh.
- Phía Nam lấy gianh giới khu vực sông Nhật Lệ, lấy ranh giới hành chính
của thành phố Đồng Hới tiếp giáp với huyện Quảng Ninh.
- Phía Tây là diện tích phần trung du, lấy đƣờng cao địa hình 25 mét làm
ranh giới.
- Phía Đông lấy ra đƣờng đẳng sâu 30m nƣớc, bao gồm cả 5 hòn đảo là Hòn

La, hòn Nồm, hòn Gió, Hòn Cò và hòn Vũng Chùa.
Về mặt tự nhiên, khu vực nghiên cứu từ Đèo Ngang đến cửa Nhật Lệ nằm
trong đới kiến tạo Bắc Trƣờng Sơn, phía tây là dãy Trƣờng Sơn, phía đông là dải
đồng bằng nhỏ hẹp và những dãy cồn cát chạy dọc bờ biển. Vƣợt qua Đèo Ngang,
tính chất lạnh có phần giảm sút, khu vực nghiên cứu nói riêng chịu ảnh hƣởng của
gió mùa á chí tuyến không có mùa đông lạnh và khô rõ rệt, với lƣợng nhiệt và ẩm
dồi dào.
Vị trí này đã quyết định đến sự thành tạo các yếu tố tự nhiên và tài nguyên
thiên nhiên, tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực nghiên cứu trong việc phát triển KT
- XH nói chung và hoạt động du lịch nói riêng.
Quảng Bình có thể phát triển đa dạng các loại hình giao thông vận tải, có
quốc lộ 1A, đƣờng sắt Bắc - Nam, đƣờng Hồ Chí Minh chạy ngang qua, ven biển có
cảng Gianh, cảng Hòn La phát triển giao thông đƣờng biển, xây dựng cảng hàng

16

không. Ở phía tây, có các cửa khẩu Cha Lo, Cà Roong sang Lào và các nƣớc láng
giềng tạo điều kiện mở rộng các mối quan hệ hợp tác với các nƣớc trong khu vực.
Mặt khác, nằm trên con đƣờng di sản miền Trung, khu vực nghiên cứu có
nhiều điều kiện thuận lợi để hội nhập và phát triển du lịch.


17

2.1.2. Đặc điểm khí hậu, thủy văn, hải văn
a. Đặc điểm khí hậu
Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu vùng Duyên hải miền Trung,
khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm phân thành hai mùa rõ rệt: mùa nóng và mùa
lạnh. Địa hình vùng nghiên cứu khá đặc biệt: Phía đông là biển Đông, phía bắc bị
chia cắt bởi đèo Ngang thuộc dãy Hoành Sơn và chịu ảnh hƣởng của dãy Trƣờng

Sơn ở phía Tây nên khí hậu mang những nét riêng biệt của vùng tiểu khí hậu.
- Mưa:
Lƣợng mƣa trung bình nhiều năm dao động từ 1.900 - 2.200 mm [3]. Lƣợng
mƣa phân phối không đều cả về thời gian, không gian, tập trung chủ yếu vào các
tháng mùa mƣa lũ, từ tháng 9 đến tháng 11 chỉ kéo dài 3 tháng nhƣng lƣợng mƣa đã
chiếm tới 80% tổng lƣợng mƣa cả năm. Mƣa lớn nhất trong năm xảy ra vào tháng 9,
tháng 10 thƣờng có các trận mƣa cƣờng độ lớn, kéo dài liên tục trong một số ngày
do bão, dải hội tụ, hoặc các nhiễu động thời tiết khác gây nên. Sau mùa mƣa lũ kể
từ tháng 12 lƣợng mƣa giảm đi rất nhanh và kéo dài cho đến tháng 4 năm sau, thời
kỳ này các tháng có lƣợng mƣa nhỏ dƣới 100 mm, tháng 2, tháng 3 có lƣợng mƣa
trung bình tháng nhỏ nhất trong năm và thông thƣờng chỉ đạt từ 30 - 50 mm mỗi
tháng (Bảng 2.1). Tiếp đến tháng 5, tháng 6 là thời kỳ lƣợng mƣa lại bắt đầu tăng
đáng kể, đây là thời kỳ mƣa phụ trong năm, gọi là mƣa tiểu mãn, loại mƣa này
không phải năm nào cũng xảy ra nhƣng theo thống kê nhiều năm thì số năm xảy ra
chiếm tỷ lệ khá lớn, khoảng 60-70% [3]. Số ngày mƣa trung bình là 150 ngày/ năm.
Bảng 2.1. Lƣợng mƣa trung bình nhiều năm tại các trạm [3]
Đơn vị: mm
Trạm
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

12
năm
Ba Đồn
49,9
38,1
38,4
45,1
99,9
100,6
82,3
163,1
413,0
628,5
207,8
98,2
1964,9
Đồng Hới
62,8
43,7
43,4
50,9
111,6
86,2
83,2
150,7
436,9
625,0
336,0
127,7
2158,1


18

Ngoại trừ mƣa bão và vào mùa mƣa, các tháng còn lại thƣờng ít mƣa và cơ
chế mƣa là mƣa rào. Kiểu mƣa này nhanh tạnh, ít ảnh hƣởng tới tham quan du lịch.
Ở một khía cạnh khác, các cơn mƣa đóng vai trò trong việc làm sạch không khí, sau
cơn mƣa không khí trong lành hơn, cảnh quan thoáng đãng, không gây ảnh hƣởng
tới du lịch.
- Chế độ nhiệt, nắng, bốc hơi, độ ẩm, gió
 Chế độ nhiệt:
Toàn bộ khu vực nghiên cứu nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu, một
năm có hai lần mặt trời đi qua thiên đỉnh. Độ dài của thời gian ban ngày giữa các
mùa trong năm chênh lệch không nhiều do vậy lƣợng bức xạ mặt trời rất phong phú
và tƣơng đối đều trong năm. Tổng lƣợng bức xạ cao, trung bình đạt 120-140
kcal/cm
2
/ngày. Tổng bức xạ trong mùa hè (từ tháng 4 - tháng 9) chiếm từ 64 - 69%
tổng lƣợng bức xạ năm. Lƣợng bức xạ dồi dào dẫn đến nhiệt độ ở vùng tƣơng đối
cao, tổng nhiệt độ trung bình năm đạt 8.500
0
C đến 8.700
0
C. Nhiệt độ trung bình
nhiều năm có xu hƣớng tăng dần từ Bắc xuống Nam, ở vùng đồng bằng ven biển
thƣờng cao hơn ở vùng đồi núi. Tại Ba Đồn và Đồng Hới đều lớn hơn 24
0
C (dao
động từ 24,1
0
C - 24,7

0
C).
Bảng 2.2. Nhiệt độ trung bình nhiều năm tại các trạm đo [3]
Đơn vị:
0
C
Trạm
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Năm
Ba Đồn
18,7
19,3
21,7
24,7
28,0
29,6
29,6
28,8

27,1
24,7
22,0
19,4
24,5
Đồng Hới
19,2
19,4
21,7
24,8
28,0
29,8
29,8
29,1
27,0
24,8
22,6
19,9
24,7
Các tháng mùa hè (từ tháng 4 - tháng 10) có nhiệt độ trung bình cao hơn các
tháng mùa đông, nhiệt độ đều đạt trên 24
0
C đến gần 30
0
C. Tháng 7 là tháng có nhiệt
độ trung bình cao nhất và tháng 1 là tháng có nhiệt độ thấp nhất. Sự biến đổi nhiệt
độ có mức độ khác nhau tại các vùng và các thời kỳ, nhất là ở các thời kỳ chuyển
tiếp giữa các mùa, tăng nhanh vào tháng 3 - 4 và giảm nhanh vào tháng 10 - 11.

19


Chênh lệch nhiệt độ trung bình nhiều năm giữa tháng lớn nhất với tháng nhỏ nhất
cũng khá lớn, biên độ dao động từ 10
0
C - 12,5
0
C. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối hàng
năm thƣờng xảy ra vào những tháng mùa nóng, nhất là khi có gió mùa Tây Nam
kéo dài.
Kết quả phân tích số liệu trên cho thấy, chế độ nhiệt ở khu vực nghiên cứu về
cơ bản tƣơng đối thuận lợi cho sinh hoạt và du lịch. Tuy nhiên, thi thoảng vẫn xảy
ra một số hiện tƣợng chế độ nhiệt quá cao hoặc quá thấp gây bất lợi cho đời sống.
 Nắng:
Đây là một yếu tố khí hậu có sự liên quan chặt chẽ với bức xạ mặt trời và bị
ảnh hƣởng trực tiếp bởi sự chi phối của lƣợng mây. Về mùa đông số giờ nắng trung
bình mỗi tháng từ 60 giờ - 100 giờ, trong mùa hè trung bình mỗi tháng có từ 170
giờ - 250 giờ nắng, lớn hơn khoảng trên hai lần so với mùa đông. Bình quân số giờ
nắng trong năm đạt 1.700 - 1.800 giờ, nhiều hơn so với giờ nắng ở đồng bằng Bắc
Bộ và ít hơn so với vùng cực nam Trung Bộ. Tháng có số giờ nắng ít nhất là tháng 2
tƣơng ứng với thời kỳ có số ngày nhiều mây lớn nhất trong năm. Trong ba tháng 5,
6, 7 có số giờ nắng đều lớn hơn 200 giờ trong tháng và cao nhất là tháng 7. Vào
khoảng tháng 3, tháng 4 số giờ nắng tại các nơi trong vùng đều tăng nhanh, đây là
thời kỳ chuyển tiếp từ mùa đông sang mùa hè. Còn từ tháng 11-12 số giờ nắng giảm
khá nhanh, tƣơng ứng với thời kỳ chuyển tiếp từ mùa hè sang mùa đông.
Bảng 2.3. Số giờ nắng bình quân nhiều năm tại các trạm đo [3]
Đơn vị: Giờ
Trạm
Tháng
1
2

3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Năm
Ba Đồn
99,4
67,3
106,5
164,1
239,3
214,5
241,1
192,4
156,6
147,8
95,5
88,8
1813,1
Đồng Hới
96,2
68,9
99,8
161,4

228,6
217,2
218,9
178,0
166,1
141,9
94,2
79,0
1750,2
 Bốc hơi:
Lƣợng bốc hơi trung bình nhiều năm ở các nơi trong vùng đều đạt từ 960
mm đến 1100 mm/năm. Trong năm, những tháng mùa hè, nhất là những tháng đầu
đến giữa mùa có lƣợng bốc hơi lớn hơn nhiều so với các tháng mùa đông. Từ tháng

20

5 đến tháng 8 đều có lƣợng bốc hơi đạt trên 100 mm mỗi tháng, tháng 7 là tháng có
lƣợng bốc hơi lớn nhất trong năm tƣơng ứng với nó là thời kỳ gió tây khô nóng hoạt
động mạnh, nhiệt độ không khí cao và độ ẩm không khí cũng thấp nhất (bảng 2.4).
Tháng 2 có trị số bốc hơi nhỏ nhất và cũng là tháng nhiệt độ không khí giảm thấp và
độ ẩm không khí tăng cao. Các tháng mùa đông từ tháng 11 năm trƣớc đến tháng 4
năm sau, trị số bốc hơi của mỗi tháng chỉ dao động trung bình khoảng từ 30 - 40
mm đến 50 - 60 mm.
Bảng 2.4. Lƣợng bốc hơi bình quân nhiều năm tại các trạm đo [3]
Đơn vị: mm
Trạm
Tháng
1
2
3

4
5
6
7
8
9
10
11
12
Năm
Ba Đồn
49,6
37,0
45,5
61,7
114,2
147,5
175,4
136,3
72,7
65,4
60,0
56,3
1021,5
Đồng
Hới
61,7
45,8
52,3
70,2

133,7
171,7
199,8
160,1
87,5
81,1
77,3
74,2
1215,4
Nhƣ vậy, xét về chế độ nhiệt và tổng lƣợng bức xạ trong năm, đặc biệt là các
tháng mùa hè thì đây là nguồn tài nguyên dồi dào và khá thuận lợi để sử dụng phục
vụ phát triển du lịch.
 Độ ẩm:
Độ ẩm bình quân năm của vùng nghiên cứu từ (83-84)%. Độ ẩm tối cao tuyệt
đối lên đến 95% và tối thấp tuyệt đối là 63%. Độ ẩm cao nhất trong năm xuất hiện
vào tháng 1, tháng 2 và độ ẩm thấp nhất xảy ra vào tháng 6, tháng 7 (bảng 2.5).
Bảng 2.5. Độ ẩm trung bình tại các trạm đo [3]
Đơn vị: %
Trạm
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

11
12
Năm
Ba Đồn
88
89
89
87
81
75
73
77
85
87
87
87
84
Đồng Hới
88
89
90
87
81
72
71
75
84
86
86
86

83
 Gió: Vùng nghiên cứu có hình thể địa hình khá đặc biệt:
+ Bờ biển phía Đông từ Đèo Ngang đến xã Quảng Hƣng (Quảng Trạch) nằm
theo hƣớng Đông Bắc - Tây Nam đoạn còn lại nằm theo hƣớng Tây Bắc- Đông
Nam.

×