Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Giải pháp phát triển thị trường trái phiếu Chính Phủ ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.61 KB, 15 trang )

Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
Giải pháp phát triển thị trường trái phiếu Chính Phủ ở
Việt Nam
3.1. Định hướng phát triển thị trường trái phiếu Chính Phủ ở Việt Nam.
3.1.1. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu vốn đầu tư của Việt
Nam trong giai đoạn 2001 – 2010
3.1.1.1. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
Mục tiêu tổng quát của Chiến lược 10 năm 2001 - 2010 được Nghị
quyết đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ: “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng
kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất,văn hoá, tinh thần của nhân
dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công
nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lựckhoa học và công
nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường;
thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ
bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao”.
Các mục tiêu cụ thể của Chiến lược là:
- Đưa GDP năm 2010 lên ít nhất gấp đôi năm 2000. Nâng cao rõ rệt
hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế; đáp
ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng thiết yếu, một phần đáng kể nhu cầu sản xuất
và đẩy mạnh xuất khẩu. Ổn định kinh tế vĩ mô; cán cân thanh toán quốc tế
lành mạnh và tăng dự trữ ngoại tệ; bội chi ngân sách, lạm phát, nợ nước ngoài
được kiểm soát trong giới hạn an toàn và tác động tích cực đến tăng trưởng.
Tích lũy nội bộ nền kinh tế đạt trên 30% GDP. Nhịp độ tăng xuất khẩu gấp
trên 2 lần nhịp độ tăng GDP. Tỷ trọng trong GDP của nông nghiệp 16 - 17%,
công nghiệp 40 - 41%, dịch vụ 42 - 43%. Tỷ lệ lao động nông nghiệp còn
khoảng 50%.
1
1
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
- Nâng lên đáng kể chỉ số phát triển con người (HDI) của nước ta. Tốc
độ tăng dân số đến năm 2010 còn 1,1%. Xoá hộ đói, giảm nhanh hộ nghèo.


Giải quyết việc làm ở cả thành thị và nông thôn (thất nghiệp ở thành thị dưới
5%, quỹ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn khoảng 80-85%); nâng
tỷ lệ người lao động được đào tạo nghề lên khoảng 40%. Trẻ em đến tuổi đi
học đều được đến trường; hoàn thành phổ cập trung học cơ sở trong cả nước.
Người có bệnh được chữa trị; giảm tỷ lệ trẻ em (dưới 5 tuổi) suy dinh dưỡng
xuống khoảng 20%; tăng tuổi thọ trung bình lên 71 tuổi. Chất lượng đời sống
vật chất, văn hoá, tinh thần được nâng lên rõ rệt trong môi trường xã hội an
toàn, lành mạnh; môi trường tự nhiên được bảo vệ và cải thiện.
- Năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ đủ khả năng ứng dụng
các công nghệ hiện đại, tiếp cận trình độ thế giới và tự phát triển trên một số
lĩnh vực, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu
mới, công nghệ tự động hoá.
- Kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh và có bước đi trước. Hệ thống giao thông bảo đảm lưu thông
an toàn, thông suốt quanh năm và hiện đại hoá một bước. Mạng lưới giao
thông nông thôn được mở rộng và nâng cấp. Hệ thống đê xung yếu được củng
cố vững chắc; hệ thống thủy nông phát triển và phần lớn được kiên cố hóa.
Hầu hết các xã được sử dụng điện, điện thoại và các dịch vụ bưu chính - viễn
thông cơ bản, có trạm xá, trường học kiên cố, nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao.
Bảo đảm về cơ bản cơ sở vật chất cho học sinh phổ thông học cả ngày tại
trường. Có đủ giường bệnh cho bệnh nhân.
- Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước được tăng cường, chi phối các
lĩnh vực then chốt của nền kinh tế; doanh nghiệp nhà nước được đổi mới, phát
triển, sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu
2
2
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài đều phát triển mạnh và lâu dài. Thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản và vận hành thông suốt, có

hiệu quả.
Để tạo được những mục tiêu chiến lược nêu trên, yếu tố quyết định đầu
tiên là phải tạo lập đọc nguồn vốn để đầu tư cho nền kinh tế. Phải có giải pháp
tích cực nhằm huy động một cách có hiệu quả nhất các nguồn lực tài chính cả
trong và ngoài nước. Muốn vậy, chúng ta cần dự báo và tiến tới lập kế hoạch
về nhu cầu vốn giành cho đầu tư phục vụ chiến lược phát triển kinh tế xã hội
đã đặt ra.
3.1.1.2. Nhu cầu về vốn đầu tư phục vụ thực hiện chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội đến năm 2010
Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, với hệ số ICOR của Việt Nam
trong giai đoạn này là khoảng 4 – 4,2 và như vậy tổng nhu cầu vốn đầu tư
toàn xã hội giai đoạn 2001 – 2010 ước khoảng 2.150 – 2.170 nghìn tỷ đồng
( tương đương khoảng 150 – 160 tỷ USD ), trong đó nguồn vốn trong nước
chiếm khoảng 65% và vốn từ nước ngoài chiểm khoảng 35%. Theo dự báo
tốc độ đầu tư bình quân hàng năm từ 10 – 12%, nâng tỷ trọng vốn đầu tư toàn
xã hội đạt mức 30 – 32% GDP.
Muốn đạt được điều này thì bộ chi ngân sách giai đoạn này phải được
khống chế ở mức thấp hơn hoặc bằng 5% GDP, đồng thời việc huy động vốn
thông qua việc phát hành trái phiếu Chính Phủ phải đảm bảo được việc bù đắp
cho bội chi NSNN và đáp ứng được đòi hỏi về nhu cầu vốn phục vụ cho đầu
tư phát triển mà Chính Phủ đã đặt ra.
3
3
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
3.1.2. Định hướng phát triển thị trường trái phiếu Chính Phủ ở Việt Nam
Mục tiêu phát triển của thị trường trái phiếu Chính Phủ tại Việt Nam là
nhằm khai thác một cách có hiệu quả nhất các nguồn vốn trong và ngoài nước
phục vụ cho kế hoạch chi tiêu và phát triển của Nhà nước.
Định hướng phát triển thị trường TPCP phải nằm trong định hướng
chung về trái phiếu thị trường tài chính và nó gắn chặt với mục tiêu phát triển

kinh tế xã hội nói chung. Thị trường TPCP phải gắn chặt và giữ vai trò quan
trọng trong thị trường chứng khoán, đặc biệt là trong giai đoạn mới thiết lập,
xây dựng thị trường giao dịch chứng khoán tập trung qua SGDCK và thị
trường phi tập trung, từ đó tăng khối lượng huy động qua hình thức TPCP. Thị
trường TPCP phải phát triển tương xứng với đòi hỏi của nền kinh tế, đáp ứng
nhu cầu về vốn trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Chiến
lược phát triển thị trường TPCP dựa trên các yếu tố sau:
• Trong mục tiêu phát triển thị trường cần phân định rõ mục tiêu ngắn
hạn, mục tiêu dài hạn. Trước hết là đáp ứng đủ nhu cầu về vốn để cân đối
NSNN và phát triển kinh tế theo định hướng chung với chi phí thấp nhất.
Ngoài ra, cần thiết lập và quản lý thị trường vốn, thị trường chứng khoán
nhằm đáp ứng các mục tiêu cụ thể của chính sách tài khóa.
• Phát triển thị trường sơ cấp và thứ cấp: phát hành thường xuyên và hợp
lý số lượng TPCP ra thị trường, trong đó đặc biệt chú ý đến các phương thức
phát hành hiện đại theo hình thức bán buôn để thúc đẩy giao dịch trên thị
trường thứ cấp; cần phát triển thị trường thứ cấp trên cả thị trường tập trung
và phi tập trung
• Xây dựng chiến lược quản lý nợ tốt: Nhằm nâng cao tính thanh khoản
của trái phiếu Chính Phủ, lịch phát hành trái phiếu Chính Phủ phải được công
4
4
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
bố rõ rang, tạo ra chuẩn mực cho thị trường bằng cách tái phát hành một cách
có hệ thống trái phiếu có cùng ngày đáo hạn.
• Xây dựng một khung pháp lý đồng bộ nhằm huy động một cách có hiệu
quả các nguồn vốn và tạo điều kiện để thu hút được nhiều đối tượng thuộc
mọi thành phần kinh tế tham gia vào thị trường TPCP.
3.2. Giải pháp phát triển thị trường trái phiếu Chính Phủ ở Việt Nam.
3.2.1. Giải pháp vĩ mô
 Xây dựng một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định: Việc ổn định về kinh tế vĩ

mô là yếu tố quan trọng để từ đó thực hiện các giải pháp nhằm phát triển thị
trường trái phiếu Chính Phủ. Khi nền kinh tế vĩ mô ổn định, thu nhập và tiết
kiệm của người dân sẽ tăng lên từ đó nhu cầu đầu tư trung và dài hạn cũng
tăng theo, đây chính là cơ hội để tăng lượng cầu trái phiếu Chính Phủ. Nếu có
môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, lãi suất trên thị trường vốn, tỷ giá hối đoái
và lạm phát được kiểm soát sẽ là điểm đến hấp dẫn đối với nhà đầu tư và là
điều kiện lý tưởng để huy động vốn thông qua việc phát hành trái phiếu Chính
Phủ. Do vậy, Chính Phủ cần thực hiện ngay một số biện pháp như: Kiểm soát
lạm phát ở mức hợp lý, duy trì một mặt bằng lãi suất ổn định tạo điều kiện
cho các nhà đầu tư điều chỉnh các danh mục đầu tư của họ.
 Hoàn thiện hệ thống các quy định về pháp luật cho thị trường trái phiếu
Chính Phủ: Muốn thực hiện các giải pháp nhằm hoàn thiện thị trường TPCP
thì điều kiện tiên quyết là phải xây dựng một hệ thống các quy định pháp luật
thống nhất. Việc xây dựng khung pháp lý cho thị trường TPCP cần tập trung
vào việc thiết lập các khuôn khổ pháp lý về thị trường chứng khoán , thị
trường phát hành và giao dịch chứng khoán; xây dựng hành lang pháp lý cho
thị trường chứng khoán hoạt động là nhân tố quan trọng tạo nên sự ổn định
của thị trường, tránh những bất ổn và gian lận đáng tiếc trong hoạt động giao
5
5
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
dịch chứng khoán. Ngoài ra, trong quá trình hoàn thiện các quy định pháp luật
cần có sự phân định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với việc quản
lý, giám sát hoạt động vay nợ của Nhà nước thông qua phát hành trái phiếu
Chính Phủ.
 Hoàn thiện cấu trúc tổ chức thị trường: Việc hoàn thiện cấu trúc tổ chức thị
trường cần thực hiện theo 2 hướng:
 Hình thành riêng một khu vực dành cho niêm yết và giao dịch TPCP
trên TTGDCK. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư khi tham
gia giao dịch và các nhà quản lý thị trường khi quản lý, giám sát các giao

dịch.
 Nhanh chóng thành lập thị trường OTC, khi thị trường OTC đi vào hoạt
động sẽ cho phép nhà đầu tư giao dịch với khối lượng lớn, phương thức giao
dịch dễ dàng qua thương lượng và hệ thống báo giá, từ đó tạo động lực
khuyến khích các nhà đầu tư chuyên nghiệp tham gia thị trường và thực hiện
chức năng tạo lập thị trường.
3.2.2. Giải pháp vi mô
 Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý thị trường: xây dựng và
hoàn thiện các văn bản pháp quy hướng dẫn việc phát hành trái phiếu Chính
Phủ, tổ chức tốt hoạt động của thị trường phát hành và thị trường giao dịch
TPCP, xây dựng các chính sách có liên quan như chính sách lãi suất, chính
sách kế toán kiểm toán….để khuyến khích hoạt động đầu tư, mua bán lại
TPCP.
 Nâng cao chất lượng công tác kế hoạch hóa: Công tác kế hoạch hóa là sự
kết hợp của công tác dự báo, xây dựng kế hoạch chiến lược trong huy động
các nguồn vốn và thành lập cơ quan quản lý nợ quốc gia. Công tác dự báo và
xây dựng kế hoạch chiến lược cần dựa trên các căn cứ:
6
6

×