Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI: HỆ CƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (962.32 KB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA TIỂU HỌC MẦM NON
….….
TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI:
HỆ CƠ
Giáo viên hướng dẫn:Nguyễn Vĩnh Hiển
SV thực hiện: Trần Ngọc Trâm
Hồ Thị Thu Thảo
Lớp : SPMN K.2C
Đề tài tiểu luận GPSL
Năm :2010
Hệ cơ đóng vai trò quan trọng trong sinh hoạt đời sống của con
người. Hoạt động của các cơ là co rút do bị kích thích vì vậy
con người cử động được.
1. Cấu tạo của hệ cơ
Cơ là một trong những mô quan trọng của cơ thể, có cấu tạo rất đặc biệt
để đảm nhận chức năng co, bóp. Có 3 loại cơ:
- Cơ trơn : Các tế bào cơ trơn hình thoi, trong nguyên sinh chất có tơ cơ rất
mảnh. Hoạt động không tuỳ ý, do thần kinh thực vật chi phối, cơ trơn có sợi dọc,
sợi chéo, sợi vòng, có chỗ phát triển thành cơ thắt, cơ trơn co rút chậm chạp,
sợi ngắn, không có vân ngang.
Chiếm tỉ lệ ít, là thành phần cấu tạo các cơ quan bên trong như các tuyến
và thành mạch máu. ống tiêu hóa, ống khí quản, động mạch, tĩnh mạch, niệu
quản, sinh dục Tốc độ co của cơ trơn chậm. Khả năng giữ trạng thái căng
thường kéo dài. Ngưỡng kích thích của cơ trơn thường cao hơn của cơ vân. Sự
tiêu tốn năng lượng khi co của cơ trơn thường rất thấp, có khi nhỏ hơn hàng
trăm lần so với cơ vân. Về cấu
tạo, các tế bào cơ trơn thường
có hình thuôn nhọn 2 đầu, có 1 nhân
nằm giữa tế bào. Cơ trơn hoạt động theo


sự chi phối của hệ thần kinh dinh dưỡng
và không theo ý muốn.Cơ trơn tạo thành lớp màng cơ trong thành của ống tiêu
hóa, bàng quang, các ống và các nội quan khác. Chúng cũng hiện diện trong thành
của động mạch, tĩnh mạch. Các tế bào cơ trơn có hình thoi, không có vân . Mỗi tế
bào chỉ có một nhân ở trung tâm. Các sợi cơ đan xen với nhau chớ không tạo
thành bó. Cơ trơn chịu sự kích thích của hệ thần kinh tự động và không chịu sự
kiểm soát có ý thức. Trong chức năng của cơ trơn (đáp ứng với những thay đổi của
Đề tài tiểu luận GPSL
môi trường trong) được phản ánh trong mối liên hệ khác nhau với hệ thần kinh.
Các tế bào của cơ trơn được phân bố bởi hai dây thần kinh; một từ hệ thần kinh
giao cảm và một từ hệ thần kinh phó giao cảm. Chúng co lại để đáp ứng với xung
thần kinh từ một sợi và bị ức chế (không co) bởi xung đến từ một sợi khác.
Cơ vân:(gồm cả cơ tim) là những sợi dài nhiều nhân, nguyên sinh chất nhiều tơ
cơ, có nhiều điểm sáng chồng lên nhau, nhìn trên một sợi cơ cắt dọc, ngoài
những vách song song theo chiều dọc còn có nhiều vách song song theo chiều
ngang.Dưới kính hiển vi điện tử mỗi tơ cơ là một bó sợi rất nhỏ đó là xơ cơ: xơ
Miozin và xơ Actin xen nhau. Xơ Actin vòng quanh Miozin, vách ngang là chỗ
phình ra của sơ Miozin. Các sợi cơ vân hợp thành từng bó, nhiều bó hợp thành
bắp cơ được bọc bởi một cân, tổ chức liên kết giữa các bó sẽ chuyển hai đầu
thân cơ thành gân cơ.
Chiếm 2/5 trọng lượng cơ thể, màu đỏ, là thành phần chủ yếu của hệ vận động.
Cơ vân hoạt động theo sự điều khiển của hệ thần kinh cơ xương và theo ý
muốn.So với cơ trơn, tốc độ co của cơ vân thường nhanh hơn; khả năng giữ
trạng thái căng thường không dài, ngưỡng kích thích thường cao hơn. Khi cơ
trơn co tiêu tốn nhiều năng lượng hơn, có khi cao gấp hàng trăm lần so với cơ
trơn.
- Cơ tim : Có cấu tạo giống cơ vân, chỉ khác là các sợi cơ tim chỉ có 1
nhân ở giữa. Các sợi cơ không nằm riêng rẽ thành bó mà phân nhánh và nối
với nhau bởi cầu chất nguyên sinh làm cho mô cơ tim bền chắc. Cơ tim có số
lượng cơ chất nhiều hơn cơ vân nên thường có màu sắc đậm hơn cơ vân. Sự

hoạt động của mô cơ tim chịu sự chi phối của hệ thần kinh dinh dưỡng và
không theo ý muôn.
Cơ tim được xem là một loại riêng vì chúng vừa có một số đặc điểm của cơ
xương, vừa có một số đặc điểm của cơ trơn. Giống như cơ xương, sợi cơ của
chúng có vân mặc dù không rõ lắm .Tuy nhiên, giống như cơ trơn, chúng bị kích
thích bởi hệ thần kinh tự động và chúng có thể co bóp mà không cần kích thích
thần kinh. Ðồng thời hoạt động của chúng giống với cơ trơn nhiều hơn. Ở nơi
hai sợi cơ riêng biệt gặp nhau, màng tiếp giáp giữa chúng sẽ ép chặc vào nhau
đến nổi không thể nhân ra đây là vùng nối tiếp giữa hai tế bào. Vị trí của những
vùng này được gọi là đĩa gian sợi (intercalatd disks).
Đề tài tiểu luận GPSL
 Đặc điểm cấu tạo cơ vân
a) Cấu tạo đại thể : Mỗi cơ vân gồm có 2 phần: phần thịt và phần
gân. Phần thịt tạo nên bụng cơ (hay thân cơ), gồm các thớ thịt
bám vào gân, song song hoặc chếch so với trục của cơ. Các
sợi cơ thường liên kết lại thành bó nhỏ nằm trong một bao liên
kết mỏng (bó bậc I). Nhiều bó bậc một tạo thành bó bậc II,
Nhiều bó bậc II tạo thành bắp cơ. Trong bắp cơ có mạch máu,
thần kinh
b) Cấu tạo vi thể. Mỗi sợi cơ vân là một tế bào, có màng mỏng
bao bọc, gọi là sacolemma. Màng sacolemma có cấu tạo giống
như các tế bào khác trong cơ thể. Trong tế bào chất (cơ tương)
có nhiều
nhân nằm
ngay dưới
màng tế bào
cơ. Trong cơ
tương có
mioglobin tạo
Đề tài tiểu luận GPSL

màu đỏ cho cơ. Ngoài ra còn có lipit, và các hạt đườngdự trữ là
glicozen.
Cấu tạo của bắp cơ và tế bào cơ
Cấu tạo bắp cơ , bó cơ , sợi cơ , tơ cơ và đơn vị cấu trúc sợi cơ : Bắp cơ gồm nhiều
bó cơ, mỗi bó gồm nhiều sợi cơ (tế bào cơ) nắm dọc theo chiều dài bắp cơ. Hai
đầu bắp cơ thuôn lại, dài ra thành gân bám vào các xương qua khớp, phần giữa
phình to gọi là bụng cơ. Bắp cơ càng khỏe, bũng cơ càng phình làm nổi lên cơ bắp.
Trong bắp cơ có nhiều mạch máu và dây thần kinh, chia thành nhiều nhánh nhỏ đi
đến từng sợi cơ. Nhờ thế mà cơ tiếp nhận được chất dinh dưỡng và các kích
thích. Mỗi sợi cơ là một tế bào cơ dài 10 - 12 cm, có màng sinh chất, chất tế bào
và nhiều nhân hình bầu dục. Trong chất tế bào có nhiều tơ cơ nhỏ nằm song song.
Mỗi tơ cơ gồm những đoạn màu sáng và màu sẫm nằm xen kẽ nhau tạo thành vân
ngang, đó là các đĩa sáng và đĩa tối. Tơ cơ có hai loại là tơ cơ dày và tơ cơ mảnh
xếp xen kẽ nhau. Tơ cơ mảnh thì trơn, tơ cơ dày có mấu sinh chất. Giới hạn giữa
Đề tài tiểu luận GPSL
tơ cơ dày và tơ cơ mảnh giữa hai tấm Z là đơn vị cấu trúc của tế bào cơ (còn gọi là
tiết cơ).
Trong cơ vân có nhiều mạch máu, mạch bạch huyết, tận cùng thần kinh
cảm giác và thần kinh vận động tạo thành những cơ quan thụ cảm.Cấu trúc
quan trọng của cơ tương là lưới cơ tương. Lưới cơ tương là một hệ thống các
túi dài và các ống dẫn nằm xen kẽ hay song song với các tơ cơ, tạo thành bộ
ba (trias), bao gồm ống ngang, ống dọc và bể chứa. Màng của lưới cơ tương
cũng có cấu trúc giống màng sợi cơ.Lưới cơ tương giữ vai trò quan trọng
trong việc truyền hưng phấn từ bề mặt của màng cơ vào sâu trong tơ cơ cũng
như trong việc thực hiện động tác co cơ. Ngoài ra nó còn làm nhiệm vụ đào
thải các sản phẩm của trao đổi chất trong quá trình co cơ.Trong cơ tương của
các sợi cơ có nhiều tơ cơ xếp song song. Mỗi sợi cơ có khoảng 1000 tơ cơ.
Mỗi tơ cơ lại do nhiều xơ cơ tạo nên. Có 2 loại xơ cơ có bản chất protein là
loại xơ dày miozin do các
phân tử meromiozin tạo nên

và loại xơ mảnh actin do các
phân tử tropomiozin và
troponin tạo nên. Xơ dày
miozin thường có đường
kính khoảng 100A
o
, dài
khoảng 1,5 µm dày. Còn các
xơ mảnh actin có đường
kính khoảng 50A
o
, dài khoảng 2 µm. Các xơ miozin và xơ atin lồng vào nhau,
tạo thành đĩa sáng, đĩa tối xen kẽ nhau. Dưới kính hiển vi điện tử, người ta
thấy rằng mỗi tơ cơ có nhiều đốt hay khúc tơ cơ dài khoảng 1,5 – 3 µm. Các
khúc tơ cơ nối với nhau bởi màng Z. Phần giữa khúc tơ cơ có đĩa tối A do các
xơ dày miozin tạo nên. Khoảng giữa của đĩa tối A có khoảng sáng H. Đĩa sáng
I trong khúc tơ cơ do các xơ mảnh actin tạo nên. Cách sắp xếp đan xen như
vậy cho phép các sợi cơ di chuyển một cách dễ dàng khi hoạt động.
P h ân l oạ

i cơ và tên g ọ

i cơ : Tuỳ theo số lượng, hình thể và chức năng của
phần thịt và phần gân mà người ta phân loại cơ:Theo hình thể có 4 loại: cơ dài (các
cơ ở chi); cơ rộng (các cơ thành bụng bên) cơ ngắn (các cơ vuông); và cơ vòng (các
cơ thắt quanh lỗ tự nhiên). Cũng có thể dưa theo số lương thân và gân cơ mà chia
Đề tài tiểu luận GPSL
ra: cơ nhi thân(cơ 2 bụng); cơ nhị đầu, cơ tam đầu và tứ đầu.Tuỳ theo hình thể
người ta gọi cơ vuông, cơ tam giác, cơ tháp, cơ tròn, cơ Delta, cơ răng Tuỳ theo
hướng đi của thớ cơ ta gọi là cơ thẳng, cơ chéo, cơ ngang Tuỳ theo chức năng,

chi ra thành cơ gấp, cơ duỗi, cơ dạng, cơ khép, cơsấp, cơ ngửa.v.v


m lạ i : có thể gọi tên cơ rất nhiều cách khác nhau như: theo hình thể; vị trí;
chiều hướng, cấu tạo, chức năng, chỗ bám hoặc kết hợp giữa hình thể và kích
thước; chức năng và hình thể, vị trí hay kích thước để gọi tên cơ.
 Các nhóm cơ chính của hệ vận động
a) Các cơ vùng đầu: Gồm nhóm các cơ nhai (bám vào xương)
và nhóm cơ bám da.
* Nhóm cơ nhai. Gồm 4 đôi cơ, có nhiệm vụ chung là làm cử
động hàm dưới.+ Cơ thái dương. Nằm trong hố thái dương.
Các cơ xoè ra như cái quạt. Cơ bám gốc vào hố thái dương.
Bám tậnvào mỏm vẹt xương hàm dưới. Tác dụng: nâng hàm
dưới.+ Cơ cắn. Bao phủ mặt ngoài quai hàm. Bám gốc vào
cung gò má. Bám tận vào góc xương hàm dưới. Tác dụng
nâng hàm dưới lên.+ Cơ chân bướm trong. Bám gốc hố
chân bướm. Bám tận vào mỏm vẹt xương hàm dưới. Tác
dụng đưa hàm dưới về trước.
* Nhóm cơ bám da đầu - mặt . Gồm các cơ bám ở quanh
miệng, ở mũi, ở mắt, ở tai và ở sọ não, như:+ Cơ vòng
miệng. Làm thu nhỏ lỗ miệng.+ Cơ mút. Nằm 2 bên khoang
miệng. Tác dụng: mút và biểu thị tình cảm+ Cơ vuông môi
dưới. Nằm dưới miệng. Tác dụng kéo môi dưới xuống.+ Cơ
vuông môi trên. Tác dụng nâng môi trên lên. + Cơ tam giác
môi. Kéo lỗ miệng xuống.+ Cơ cằm . Nâng da cằm, làm nhăn
da cằm, làm bĩu môi.+ Cơ cười. Nằm ngoài cơ mút. Tác
dụng kéo lỗ miệng ra 2 bên khi cười.+ Cơ gò má . Kéo góc
miệng lên trên trong cử động nhếch mép.+ Cơ vòng mắt .
Gồm cơ nâng mí mắt; cơ mày. Tác dụng chau mày.+ Các cơ
ở mũi. Gồm cơ quanh mũi, cơ nở mũi. Tác dụng kéo mũi+

Các cơ bám quanh tai. Gồm cơ tai trên, cơ tai trước, cơ tai
sau làm cử động vành tai. Ở người cơ này tiêu giảm.+ Các
cơ bám ở sọ não . Gồm cơ trán, làm nhăn da trán và cơ
chẩm. Tác dụng làm giãn da trán.
b) Các cơ vùng cổ
Đề tài tiểu luận GPSL
*Các cơ bên cổ+ Cơ bám da cổ . Tác dụng kéo da mặt xuống, gấp nếp da
cổ.+ Cơ ức-đòn-chũm. Là cơ lớn nằm bên cổ. Bám gốc vào cổ cán ức và đầu
trong xương đòn. Bám tận vào mấu chũm và đường cong chẩm trên. Tác dụng
làm ngửa đầu, quay đầu.+ Cơ bậc thang . Gồm 3 bó nằm sâu bên cổ. Bám gốc
vào mấu ngang các đốt sống cổ. Bám tận vào mặt trên sườn 1 và 2. Tác dụng
làm nghiêng cổ, nghếch mặt lên, hoặc nâng lồng ngực lên (nên gọi là cơ hít
vào).
*Các cơ dưới xương móng . Gồm 4 cơ: Cơ ức- móng; Cơ vai-móng; cơ
ức-giáp; cơ giáp-móng. Có tác dụng chung là hạ xương móng.
*Các cơ trên xương móng. Gồm 4 cơ tạo nên nền miệng: như cơ nhị
thân; cơ trâm - móng, cơ hàm - móng, cơ cằm- móng. Tác dụng nâng xương
móng.
*Các cơ trước cột sống cổ. Gồm một số cơ nằm sát cột sống như: cơ
thẳng lớn trước, cơ thẳng bé sau. Tác dụng làm gập đầu, nghiêng đầu
*Các cơ sau cột sống cổ. Gồm cơ thang (ở lớp nông), cơ rối lớn, cơ rối
bé, cơ gối (ở lớp giữa); cơ thẳng lớn sau, thẳng bé sau, cơ chéo lớn, cơ chéo
bé (ở lớp sâu). Tác dụng làm ngửa đầu, quay đầu
2. Chức năng của hệ cơ Hệ cơ có một số chức năng chính
sau:Cùng với hệ xương làm thành hệ vận động giúp cho cơ thể di
chuyển, hoạt động lao động và TDTT Giúp cho các cơ quan trong
cơ thể hoạt động (Ví dụ đối với hệ tiêu hóa, hệ cơ giúp cho sự
nghiền nát thức ăn; nhờ sự co duỗi của các cơ hô hấp, giúp hệ hô
hấp đưa không khí vào phổi; nhờ sự co bóp của cơ tim và cơ trơn ở
mạch máu, giúp máu đi khắp cơ thể )- Hệ cơ là yếu tố quyết định

hình dáng bên ngoài của cơ thể, biểu hiện sự khỏe mạnh hay gầy yếu
cũng như các biểu lộ tình cảm như vui, buồn, giận dữ Hệ cơ còn
giúp cơ quan phát âm phát ra tiếng nói
Hệ cơ có chức năng quan trọng trong việc cử động, di chuyển và làm đảm bảo
hoạt động của cơ quan: sinh sản, hô hấp, dinh dưỡng, bài tiết, tiếng nói và sự biểu
lộ tình cảm của con người, ngoài ra còn tạo ra hình dáng biểu thị sức mạnh của
cơ thể
.Cơ c ó c hứ

c n

ăng sinh nhiệt .:- Khi cơ co rút thì có điểm tỳ và điểm động dẫn
đến một cử động theo ý muốn, các cơ vận động xương theo nguyên tắc đòn bẩy.
Đề tài tiểu luận GPSL
Mỗi cử động đều do sự tác động của các cơ đối lực thường có 3 loại:+ Có điểm tỳ ở
giữa.+ Lực tác động ở giữa.+ Lực cản ở giữa Khi cơ hoạt động (trạng thái căng
cơ) trong cơ có quá trình trao đổi chất và quá trình trao đổi năng lượng (phân huỷ
chất hữu cơ giải phóng năng lượng) khi cơ vận động nhiều, máu chảy tới nhiều
gấp 4-5 lần lúc thường. Acid lactic được tiết ra, đọng lại làm cho người mệt mỏi (vì
nguyên sinh chất cứng lại thành myosin) hoặc co cứng (chuột rút). Sau khi chết 3-
6 giờ thì tử Thi co cứng (albumin đông đặc) và mềm lại khi hiện tượng tan rã bắt
đầu.
C á

c t h à n h p h

ầ n p h ụ th u ộ

c của cơ Trợ lực cho hoạt động của cơ gồm
mạc, bao hoạt dịch, bao sợi, túi hoạt dịch Đây là những thành phần phụ thuộc của

cơ.1. M ạ

c :Là một tổ chức liên kết bao bọc một cơ hay nhóm cơ hay tất cả cơ ở một
vùng, một khu. Các khu cơ ngăn cách bởi vách liên cơ, cơ càng nở nang thì mạc
càng dầy và chắc.2. G â

n cơ :Ở hai đầu cơ, là cơ thon dần trông như liên tiếp với một
gân tròn trắng bóng gồm những sợi keo bó chặt lại với nhau để bám vào xương.3.
C â

n c ơ :Gân bám dàn mỏng, rộng dẹt như một chiếc lá gọi là cân cơ.4. B ao h o ạ

t
d

ịch :Là một túi thanh mạc bao bọc gân, gồm hai lá: lá trong bao bọc gân và lá ngoài
sát bao sợi, ở hai đầu bao hai lá liên tiếp nhau tạo lên một túi kín chứa hoạt dịch làm
cho cơ co rút được dễ dàng.5. R ò

n g r ọ

c :Ở chỗ gân thay đối hướng thì thường có
một ròng rọc để gân đi qua đó.6. Xư ơ ng v ừ ng :Nằm ở trong gân, làm tăng góc bám,
tăng sức mạnh của gân.
SINH LÝ HỌC CỦA HOẠT ÐỘNG co CƠ
1. Ðặc điểm chung của sự co cơ xương
Các sợi cơ và các tế bào thần kinh giống nhau ở chỗ cả hai sẽ đáp ứng chỉ khi một kích thích đạt
đến ngưỡng cường độ và thời gian. Giống như tế bào thần kinh, sợi cơ cũng có thuộc tính tất cả
hoặc không (all or none). Nếu như một sợi cơ tách rời chịu một kích thích có giá trị trên ngưỡng,
độ co cơ nhận được đều giống nhau, bất kể giá trị nào của kích thích.

Mặc dù một sợi cơ đáp ứng theo kiểu tất cả hoặc không nhưng một cơ được hợp thành bởi nhiều
sợi cơ thì lại khác. Có thể dễ dàng chứng minh trong phòng thí nghiệm rằng cơ có khả năng đáp
ứng ở những mức độ khác nhau phụ thuộc vào cường độ kích thích: nếu một cơ tiếp nhận một
kích thích ở cường độ ngưỡng, cơ sẽ co rất yếu. Khi cường độ kích thích mạnh hơn được tạo ra
sau một ít giây nghỉ, cơ sẽ co hơi mạnh hơn. Cường độ càng tăng làm cơ co càng mạnh cho đến
khi sự gia tăng kích thích không làm tăng cường độ của đáp ứng. Lúc này cơ đã đạt đến đáp ứng
tối đa. Làm thế nào có thể giải thích các kết quả nầy nếu các sợi cơ đáp ứng theo nguyên lý tất cả
hoặc không? Ðó là do sự tương tác giữa các sợi cơ khác nhau trong mỗi cơ. Vì trong một cơ,
mỗi sợi cơ có giá trị ngưỡng khác nhau, được phân bố bởi các sợi thần kinh khác nhau và những
sợi này không phải đều bị kích thích đồng thời, do đó mặc dù từng sợi cơ đáp ứng với kích thích
Đề tài tiểu luận GPSL
theo kiểu tất cả hoặc không nhưng một sự gia tăng cường độ của kích thích trên mức độ ngưỡng
có thể dẫn tới một đáp ứng lớn hơn của cơ do nhiều sợi cơ bị kích thích. Tuy nhiên cơ sẽ đạt đến
mức đáp ứng tối đa khi toàn bộ sợi cơ bị kích thích và sự gia tăng cường độ hơn nữa cũng không
gây ra sự đáp ứng
Ðáp ứng của một cơ với những kích thích có cường độ khác nhau : Nếu một kích thích thích hợp
tác động lên cơ, sẽ có một thời gian ngắn trong đó sự co cơ không xảy ra. Ðây là thời kỳ tiềm
phục (latnt period) thường thay đổi từ 0,0025 đến 0,004 giây. Tiếp theo là thời kỳ co
(contraction period) và ngay sau đó là thời kỳ duỗi (relaxation period). Ba thời kỳ nầy tạo thành
một co cơ đơn (simple twich) Co cơ đơn: Mỗi co cơ đơn cần có một thời gian nghỉ thích hợp
giữa hai kích thích kế tiếp. Nếu có một loạt kích thích liên tiếp tác động lên cơ, cơ chưa kịp duỗi
hoàn toàn khi đáp ứng với kích thích trước thì kích thích kế tiếp đã đến. Trong trường hợp này
biên độ co cơ sẽ lớn hơn co đơn độc, gọi là sự cộng co (summation). Khi các kích thích lặp lại
rất nhanh, cơ không thể duỗi giữa các lần kích thích. Trong trường hợp nầy không thể phân biệt
được từng co cơ đơn, chúng hợp lại thành co cứng (tetanus)
Cộng co và co cứng :Nếu cơ co cứng quá lâu, chúng sẽ bị mõi và biên độ co cơ sẽ giảm
dần ngay cả khi kích thích liên tục với cùng cường độ. Sự mõi cơ có liên quan đến việc giảm
lượng glycogen tích trử, sự tích tụ acid lactic và những thay đổi hóa học khác.
Một sự co cơ trong đó cơ bị ngắn lại nhưng cường độ co cơ không đổi được
gọi là co đẳng trương (isotonic contraction). Sự co cơ trong đó cơ tạo ra lực

nhưng không ngắn lại, như trường hợp nâng một vật nặng, được gọi là co
đẳng trường (isometric contraction) Một số cơ không bao giờ duỗi hoàn toàn
mà luôn luôn được duy trì ở trạng thái co một phần, gọi là trương lực
(tonus). Trương lực được duy trì do các nhóm sợi cơ khác nhau luân phiên
co nên không có sợi cơ này
2. Cơ sở phân tử của sự co cơ
a. Năng lượng cho sự co cơ :Năng lượng cần cho sự co
cơ đến từ ATP. Chất nầy lại được tạo ra từ sự biến dưỡng của glucoz
và acid béo. Nhưng có ít ATP được dự trử trong cơ đến nỗi chỉ một
vài lần co cơ sẽ nhanh chóngbị mất đi nguồn cung cấp năng lượng.
Như vậy cơ vượt qua hạn chế này như thế nào? Mặc dù có ít ATP
nhưng lại có một hợp chất khác có nhóm phosphat được dự trử phổ
biến trong cơ là creatin phosphat. Chất này được tạo thành bằng sự
gắn một nhóm phosphat vào chất creatin. Creatin phosphat không
được sử dụng trực tiếp để cung cấp năng lượng cho sự co cơ nhưng nó
có thể chuyển nhóm phosphat đến ADP để thành lập ATP: Creatin
Phosphat + ADP + H
+
> Creatin + ATPChất ATP mới được thành
lập tác động như nguồn năng lượng trực tiếp cho sự co cơ.
Cơ dự trử đủ creatin phosphat để có thể co trong nhiều giây trước khi
sự hô hấp tế bào có thể sản xuất thêm ATP. Nếu yêu cầu của cơ không
lớn, năng lượng bổ sung có thể đến từ sự oxy hóa hoàn toàn của
glucoz hoặc acid béo thành CO2 và H2O với sự tham gia của O2.
Đề tài tiểu luận GPSL
Trong thời gian nghỉ trước khi hệ hô hấp và hệ tuần hoàn tăng lượng
oxy cung cấp cho hoạt động của cơ, một số oxy cần cho sự hô hấp
hiếu khí trong cơ đỏ được cung cấp bởi myoglobin. Trong trường hợp
cơ phải hoạt động tận lực, yêu cầu về năng lượng của cơ (nhất là cơ
trắng) rất lớn và oxy từ myoglobin nhanh chóng được sử dụng hết. Vì

oxy không được các mô thu nhận kịp thời nên cơ phải nhận năng
lượng cần thiết từ quá trình hô hấp yếm khí bằng sự lên men lactic và
tạo ra món nợ oxy (oxygen debt). Một số ít acid lactic tích tụ trong cơ
còn phần lớn khuếch tán vào các mao mạch của cơ và được máu
chuyên chở về gan. Khi hoạt động nặng chấm dứt, sự thở sâu hoặc
thở gấp sẽ cung cấp cho gan một lượng lớn oxy cần cho sự hô hấp
hiếu khí, vì vậy trả được món nợ oxy. Trong gan, acid lactic được
biến đổi thành acid pyruvic mà hầu hết sẽ bị oxy hóa để tạo ra ATP.
Acid lactic còn lại được dùng để tổng hợp glucoz và glycogen.
b. Cơ chế co cơ : Như ta đã biết, một cơ xương được đặc trưng
bởi các vân và được hợp thành bởi một số các sợi cơ. Khảo sát những
sợi này với độ phóng đại rất cao cho thấy chúng được tạo thành từ
nhiều đơn vị cấu trúc dài và mãnh gọi là tơ cơ (myofibril). Mỗi tơ cơ
có đường kính khoảng 1-2 (m, có các ty thể nằm trong tế bào chất
giữa chúng. Các vân được hình thành do sự xen kẻ giữa các đĩa sáng
(đĩa I) và các đĩa tối (đĩa A). Giữa mỗi đĩa A có một vùng sáng hơn
gọi là vùng H. Giữa mỗi đĩa I có một vạch mãnh, rất tối gọi là vạch Z.
Toàn bộ một vùng từ vạch Z này đến vạch Z kế tiếp gọi là một
sarcomer. Sarcomer là đơn vị chức năng của sự co cơ . Các vân của
cơ xương phản ánh về cấu trúc của các đơn vị chức năng trong sự co
cơ. Khi sợi cơ co, sarcomer trở nên ngắn hơn và độ rộng tương đối
của các đĩa thay đổi: đĩa I và vùng H hẹp hơn, các đĩa A ít thay đổi
nhưng di chuyển đến gần nhau hơn.
Những nghiên cứu của cơ dưới kính hiển vi điện tử cho thấy mỗi tơ cơ
lại gồm có hai loại sợi (filament), một sợi dầy và một sợi mỏng, sắp
xếp theo một kiểu nhất định. Các sợi dầy được tìm thấy trong đĩa A
còn các sợi mỏng chủ yếu có trong đĩa I nhưng kéo dài ra đến đĩa A.
Sự phân bố này giải thích được vì sao có sự hiện diện của đĩa A, đĩa I
và vùng H. Mỗi đĩa A (tối) là chiều dài của vùng có các sợi dầy, tối
nhất ở vùng ranh giới nơi các sợi dầy và mỏng chồng lên nhau, vùng

H là nơi chỉ có các sợi dầy. Mỗi đĩa I tương ứng với một vùng chỉ có
các sợi mỏng. Vạch Z là một cấu trúc hình đĩa gắn vào các sợi mỏng,
giữ cho chúng ở vị trí thích hợp. Các phân tích hóa học cho thấy sợi
dầy được hợp thành từ protein là myosin còn những sợi mỏng chủ yếu
là protein actin. Như vậy nếu đi từ cấu trúc lớn đến cấu trúc nhỏ hơn,
cơ được sắp xếp như sau: cơ (bó cơ (sợi cơ (tế bào cơ) ( tơ cơ
(myofibril) ( sarcomer ( các sợi actin và myosinNhững quan sát này
dẫn đến một học thuyết về sự co cơ : các tơ cơ lồng vào nhau do các
sợi trượt lên nhau. Vùng chồng lên nhau giữa sợi dày và sợi mỏng sẽ
tăng lên cho đến khi các sợi mỏng từ đĩa I ở hai phía của một đĩa A
gặp nhau. Sự trượt này làm giảm chiều rộng của vùng H, thậm chí
Đề tài tiểu luận GPSL
làm mất hoàn toàn vùng nầy (khi các sợi mỏng gặp nhau). Chuyển
động của các sợi cũng kéo các vạch Z lại gần nhau và làm giảm nhanh
chiều rộng của đĩa I. Chiều rộng của đĩa A chỉ thay đổi một ít vì vùng
này tương ứng với các sợi dày còn chiều dài hầu như không đổi Như
vậy học thuyết về sự trượt của các sợi (sliding-filament theory) giải
thích được những thay đổi có thể thấy trong sarcomer. Tuy nhiên, vẫn
còn phải trả lời cho câu hỏi làm thế nào sự trượt xảy ra.
Sarcomere với lưới cơ tương và hệ thống T : Các ống của hệ thống T
ăn sâu vào trong màng tế bào cho phép điện thế động lan truyền qua
bề mặt tế bào vào bên trong sợi cơ. Ðiện thế động di chuyển nhanh
hơn sự khuếch tán của các ion, đủ để các kích thích đi đến tất cả các tơ
cơ vì vậy các tơ cơ ở gần bề mặt và những tơ co ở trung tâm có thể co
cùng một lúc. Mối quan hệ giữa hệ thống T và lưới cơ tương cho thấy
rằng một điện thế động lan truyền dọc theo màng của hệ thống T có
thể làm thay đổi thuộc tính màng của lưới cơ tương kế cận. Ðiều này
rất quan trọng vì lưới cơ tương có một lượng rất lớn ion , sẽ
khởi động sự co của tơ cơ. Khi tơ cơ co, điện thế động trong ống T
gây ra một sự gia tăng cực độ trong tính thấm của màng lưới cơ tương

đối với ion , làm chúng thoát ra ngoài với một lượng lớn. Sự
phóng thích các ion trong tế bào là một kích thích trực tiếp cho
sự co cơ.
Ion kích động sự co cơ như thế nào? Ðể trả lời câu hỏi nầy chúng ta phải xem xét
kỷ hơn về cấu trúc của các sợi mỏng. Ngoài actin, trong các sợi mỏng còn có hai protein điều
hòa (regulatory protein) là tropomyosin và phức hệ troponin. Các đơn vị nhỏ của actin có hình
cầu và tạo thành hai dây xoắn, chạy dọc theo chúng là các tropomyosin .Khi cơ ở trạng thái nghỉ
protein điều hòa này ngăn cản sợi actin gắn vào đầu myosin bằng cách khóa vị trí gắn của
myosin trên phân tử actin. Phức hệ troponin cũng có hình cầu và xuất hiện ở dạng bộ ba. Mỗi
phức hệ có ba vị trí liên kết: một cho actin, một cho tropomyosin và một cho ion . Khi ion
được phóng thích từ lưới cơ tương, chúng gắn vào phức hệ, làm cho protein này biến đổi
hình thái và không còn che phủ vị trí gắn myosin. Lúc này đầu myosin có thể gắn vào sợi actin
và quá trình co cơ bắt đầu. Như vậy chúng ta đã có đầy đủ các thành phần của mô hình về hoạt
động của cầu nối và sự kích thích của nó. Trong một cơ nghỉ, cầu nối (đầu myosin của sợi dầy)
đã được hoạt hóa bởi ATP nhưng chưa gắn với sợi mỏng vì tropomyosin đã khóa vị trí gắn phân
tử actin (Hình 17A). Khi kích thích từ một tế bào thần kinh vận động làm phát sinh một điện thế
động, điện thế động sẽ lan truyền dọc theo bề mặt cơ và đi vào các ống T, từ đó kích thích lưới
cơ tương phóng thích ion . Một số ion gắn vào phức hệ troponin làm thay đổi hình thể của
chúng và làm lộ vị trí gắn của actin đối với đầu myosin. Lúc nầy đầu myosin được hoạt hóa có
Mô hình về họat động của thể gắn vào actin , sau đó chúng gập: các cầu nối trong sự
co cơ lại kéo sợi actin về phía chúng, làm cho các sợi trượt dọc lên nhau . Khi một phân tử
ATP mới được gắn vào đầu myosin, đầu sẽ tách ra khỏi sợi actin . Sau đó ATP bị thủy phân
Đề tài tiểu luận GPSL
thành ADP và Pi làm cho đầu bị đẩy ngược trở lại vị trí ban đầu . Khi có nhiều ion , các
chu kỳ trên lặp đi lặp lại và cơ tiếp tục co nhưng khi xung thần kinh chấm dứt, cơ sẽ duỗi ra vì
bơm trong màng của lưới cơ tương sẽ vận chuyển tích cực ion vào trong lưới cơ
tương. Không có ion , protein điều hòa trở về vị trí ban đầu và khóa vị trí gắn myosin của
actin, ức chế sự co cơ.
CÂU HỎI: MUỐN XƯƠNG PHÁT TRIỂN TỐT CẦN CHO TRẺ ĂN UỐNG VẬN ĐỘNG NHƯ THẾ
NÀO ?

TRÀ LỜI :
SỰ VẬN ĐÔNG CỦA TRẺ:
Ngắm nhìn một đứa trẻ lớn lên quả là niềm thú vị tuyệt vời với những bậc cha mẹ.
Nhưng quá trình đó cũng luôn đi kèm nhiều âu lo. Các bậc phụ huynh sớm nhận biết
các trục trặc về vận động ở trẻ, ngay cả trong giai đoạn sơ sinh của trẻ nhằm cho trẻ
lớn lên sẽ phát triển xương tốt
* Việc phát hiện thật sớm các trục trặc về vận động ở trẻ nhỏ có ý nghĩa:trẻ được phát
hiện các vấn đề sớm đến mức nào thì có thể can thiệp giúp bé sớm đến mức đó. Với
các giải pháp can thiệp sớm, sự phát triển trong xương của bé có thể được cải thiện,
trẻ sẽ có nhiều cơ hội phát triển mà đi kèm ít rắc rối hơn. Chẳng hạn như với trẻ không
thể tự giữ cổ để nâng đầu lên được, nếu chúng ta biết cách bế trẻ trong tư thế ngồi với
sự nâng đỡ chắc chắn, trẻ vẫn có thể nhìn thấy thế giới xung quanh, giúp trẻ tương tác
với thế giới xung quanh… Vật lý trị liệu cũng có những kỹ thuật giúp cải thiện trục trặc
trong việc nâng cổ dậy.

Tư thế nằm sấp sẽ giúp trẻ phát triển vận động
Trẻ gặp rắc rối về mặt vận động nhưng có khả năng trí tuệ sẽ không mắc kẹt trong rắc
rối của mình mà vẫn có thể phát triển nhận thức vì sự tương tác, khám phá thế giới
xung quanh là bước khởi đầu cực kỳ quan trọng để giúp trẻ học hỏi. Cần phải lưu lý
Đề tài tiểu luận GPSL
rằng trẻ bình thường mới chào đời đã bắt đầu khám phá thế giới xung quanh và quá
trình này trở nên mạnh mẽ từ lúc trẻ 2, 3 tháng tuổi.Phát hiện sớm và can thiệp sớm là
lúc trẻ dưới 6 tháng. Đợi tới 1 tuổi thì đã hơi muộn, dù bắt đầu can thiệp vào tuổi này
cũng được gọi là can thiệp sớm.
* Ý nghĩa sự phát triển về vận động tác động đến trí tuệ: Nếu như trẻ bị mắc kẹt trong
các hạn chế về vận động khiến trẻ không thể khám phá môi trường xung quanh, không
thể chơi, không thể lấy đồ vật…, quá trình học hỏi ở trẻ sẽ bị tác động. Cha mẹ cần
đảm bảo rằng những trẻ bị khiếm khuyết vận động vẫn thường xuyên được đưa ra khỏi
nhà, được tương tác với các trẻ khác, được chơi…
* Những dấu hiệu đầu tiên cho thấy trẻ có trục trặc về vận động: Để ý đến trẻ là khả

năng giữ cổ để nâng đầu. Cần theo dõi từ lúc trẻ mới chào đời. Nếu đến lúc 3 tháng
tuổi, trẻ vẫn không có khả năng kiểm soát được đầu khi được bế ngồi trong lòng mẹ thì
đó là dấu hiện rất đáng lo ngại, có thể là biểu hiện của chứng bại não.
Chúng ta cũng cần lưu ý ngay sau khi trẻ chào đời xem cơ của trẻ có
bị co cứng hoặc quá mềm nhão hay không, bởi đó có thể là dấu hiệu cho các tổn
thương ở não. Đến lúc 2 tháng, cả khi được bế ngồi trong lòng mẹ hoặc khi nằm ngửa,
trẻ thường phải biết ngắm nhìn bàn tay của mình. Còn trong giai đoạn 3-4 tháng, một
đứa trẻ bình thường khi được bế ngồi trong lòng mẹ phải biết đưa tay với lấy đồ chơi.
Cha mẹ cũng cần để ý xem có phải 2 tay trẻ đều linh hoạt hay không, hay trẻ hầu như
chỉ sử dụng 1 tay, còn tay kia như không có tí lực nào (đó cũng có thể là dấu hiệu của
bại não).
Đề tài tiểu luận GPSL
* Trẻ tỏ ra rất khó bế, thậm chí chống lại chuyện được bế. : Đây rõ ràng là một dấu hiệu
cảnh báo. Có thể có nhiều lý do đằng sau việc trẻ khó bế. Nếu đó là trục trặc ở vận
động như bại não, khiến cơ của trẻ co cứng, trẻ trở nên khó bế vì tư thế bế làm cho trẻ
rất khó chịu. Lúc đó, bà mẹ cần học một số kỹ thuật để giảm thiểu sự khó chịu này. Một
lý do khác nữa là có thể trẻ sợ hãi đụng chạm vào cơ thể. Đó có thể là những dấu hiệu
cảnh báo đầu tiên rằng trẻ bị tự kỷ. Dù theo dõi con kỹ càng, nhưng có một điều quan
trọng: mẹ không được quá lo lắng, căng thẳng vì những lúc này, trẻ thường có khuynh
hướng phản ứng lại khi được bế, trẻ cảm nhận được sự lo lắng của mẹ.Ngoài ra, đơn
giản là trẻ không thích bế, chỉ thích nằm trong nôi mà chúng ta chẳng bao giờ biết được
. Vì thế, cha mẹ phải nhìn những dấu hiệu khác nữa. Nếu trẻ phát triển hoàn toàn bình
thường: biết tiếp xúc mắt, biết thích thú với đồ chơi, vận động tay chân bình thường,
khả năng giữ đầu tốt , thì cha mẹ nên bớt lo lắng đi vì thông thường các trục trặc sẽ đi
kèm với nhau.
* Một số trẻ không hề bò:Để để ý xem trẻ có dùng những cách thức khác, chẳng hạn
như khi đang ngồi biết “lết” mông di chuyển để lấy đồ chơi hay không, “lết” mông để tới
chỗ có ghế, bám vào đó mà đứng dậy hay không, biết vịn vào các đồ vật trong nhà để
tập đi hay không… Nếu tất cả các câu trả lời là có, đó là trẻ “trốn bò” bình thường.
Phần lớn trẻ bình thường có bò. Nhưng chắc chắn, bò không phải là điều kiện tiên

quyết để xác định trẻ có khả năng học hỏi hay không?

Cần cho trẻ có nhiều thời gian "lăn
lê" trên sàn nhà
Tất nhiên, cũng có trẻ gặp trục trặc về vận động khiến trẻ không thể bò.Dù thế nào đi
chăng nữa, các bà mẹ cũng nên khuyến khích (chứ không phải là ép buộc) trẻ tập bò vì
động tác này sẽ giúp trẻ rất nhiều trong việc phát triển các kỹ năng ở bàn tay.
Đề tài tiểu luận GPSL
* Cha mẹ nên khuyến khích con vận động từ sớmCần cho trẻ có thời gian nằm sấp mỗi
ngày ngay từ khi trẻ mới 1 tháng cho tới khi biết đi, để trẻ luyện tập kỹ năng kiểm soát
đầu, lật, chống tay ngồi dậy luôn nằm ngửa, không bao giờ có cơ hội nằm sấp cũng
sẽ phát triển vận động chậm so với bình thường.Khi trẻ lớn một chút, hãy để cho trẻ có
cơ hội được lăn lê trên sàn nhà để chơi, sau đó được mang vác, được leo trèo, bò, đá
banh, nhảy.Có một yếu tố rất quan trọng: hãy để cho tất cả là trò chơi vui vẻ, chứ
không phải là những bài tập nặng nhọc, căng thẳng, kể cả đối với trẻ có vấn đề về vận
động
10 lợi ích của trò chơi vận động để phát triển xương cho trẻ
Việc nuôi dưỡng trẻ có một cơ thể khỏe mạnh không chỉ phụ thuộc
vào chế độ dinh dưỡng mà còn cần phối hợp với những trò chơi
năng động để phát triển thể chất cũng như trí tuệ bé yêu của bạn.
1. Phát triển khả năng phối hợp cơ thể:Trong suốt 1 năm đầu đời, khả năng thăng bằng cơ thể
và phối hợp chân tay của con bạn sẽ phát triển rất nhanh khi bé tự tin bước đi 1 mình. Vận động
cơ thể, bao gồm những chuyển động bất kỳ theo mọi hướng hay leo cầu thang sẽ giúp bé có
nhiều cơ hội để luyện tập khả năng giữ thăng bằng cho bản thân. Những cử động đó sẽ dần được
cải thiện để mỗi bước đi ngày một vững vàng hơn.
2. Giúp tiêu thụ năng lượng :Những trò chơi vận động, chẳng hạn như chạy, nhảy hay leo trèo
giúp đốt cháy năng lượng trong cơ thể bé. Nó sẽ không làm bé mệt lắm đâu, nhưng bạn cũng
phải để ý đến trường hợp khi bé quá hào hứng, chơi không ngừng nghỉ. Nhưng rồi sau đó rồi bé
cũng phải vận động nhẹ nhàng, điềm đạm lại thôi.
3. Giúp mở rộng trí tưởng tượng của trẻ:Khi bạn nhìn con chạy nhảy chơi đùa trong công

viên, mọi việc với bé có thể không chỉ đơn giản như thế. Có thể lúc ấy bé đang cố thoát khỏi 1
con rồng, đuổi theo 1 nhân vật hoạt hình hay đang đóng giả làm anh trai của mình. Sự hào hứng
vốn có với trò chơi vận động của trẻ con sẽ giúp đánh thức trí tưởng tượng của bé. Tất cả những
yếu tố đó sẽ góp phần làm cho hoạt động chơi đùa ấy trở nên thật tuyệt vời.
Đề tài tiểu luận GPSL
4. Làm cho cuộc sống thú vị hơn:Trò chơi vận động đưa bé đến những khám phá mới mẻ. Giờ
đây với kỹ năng thăng bằng và phối hợp cơ thể, bé có thể tự đi đến 1 căn phòng trong nhà, điều
mà bé không thể làm trước đây. Hay như việc leo trèo, chạy ra ngoài chơi cũng vượt quá khả
năng lúc trước của bé. Những điều đó giúp hé mở ra một thế giới hoàn toàn mới.
5. Mang đến những niềm vui bổ ích:Trẻ chắc hẳn rất hào hứng khi tham gia vào những trò chơi
như “bịt mắt bắt dê”, ú tim…Sự hào hứng của bé sẽ lên rất cao. Thông thường có lẽ trẻ sẽ khóc
ré lên khi bị té ngã, nhưng khi tham gia vào những trò chơi, chắc rằng trẻ sẽ la lên một cách hào
hứng khi ngã.
6. Nâng cao lòng tự tin: Không có việc nào giúp gia tăng lòng tự tin vào bản thân cho trẻ tốt
cho bằng khi bé có thể tự đạt đến những mục tiêu mà trước đây mình không thể thực hiện.Nhận
ra rằng mình có thể leo cao hơn 1 vài bậc, đi xa hơn hoặc chạy nhanh hơn 1 chút; tất cả những
việc đó sẽ giúp bé cảm thấy rất hứng khởi cho chính mình. Lòng tự tin của trẻ sẽ nhanh chóng
được củng cố khi trẻ nhận ra những kỹ năng vận động của mình đang dần được cải thiện.
7. Giúp trẻ nhận ra giới hạn của mìnhCách tốt nhất để giúp trẻ tự khám phá ra những thế
mạnh và điểm yếu của mình là thông qua những kinh nghiệm thực tế như vậy. Trò chơi vận động
sẽ giúp chỉ ra cho trẻ thấy điều gì mình có thể làm được hoặc không đủ khả năng. Ví dụ như trẻ
có thể học biết mình đi rất tốt nhưng chưa vững vàng khi chạy. Đó là 1 quá trình dài giúp trẻ dần
dần gây dựng nên bức tranh tổng thể trong con người mình.
8. Giúp trẻ nhận định được những rủi ro :Khi phát triển những kỹ năng vận động, trẻ nhận ra
rằng mình có thể đạt đến những nơi, những việc mình không thể làm trước đây. Ví dụ như có thể
leo lên cầu thang hay trèo lên ghế sofa. Tuy nhiên khi làm những việc đó, giác quan đề phòng
nguy hiểm cũng bắt đầu phát triển. Chú ý thấy rằng thỉnh thoảng trẻ sẽ đứng yên và quan sát
trước khi hành động, lúc đó trẻ đang cố nhận định những rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra
9. Gieo vào lòng trẻ 1 thái độ tích cực đối với việc luyện tập thể dụcTrẻ phát triển thái độ
thích thú với tập luyện, vận động càng sớm càng tốt. Nếu trẻ tận hưởng tốt những hoạt động đó,

sự hứng khởi sẽ kéo dài trong suốt thời thơ ấu của trẻ sau này (thậm chí có thể cả cho đến khi
trưởng thành). Sống năng động ngay từ nhỏ sẽ giúp đặt nền tảng cho cuộc sống năng động trong
tương lai.
10. Có thể chơi ở bất cứ nơi nàoTrong khi trò chơi xếp hình phải cần đến dụng cụ, trò chơi
sáng tạo lại đòi hỏi nhiều nguyên liệu thủ công thì những trò chơi vận động không cần đến bất kỳ
Đề tài tiểu luận GPSL
một trang bị nào. Trẻ có thể chơi trong nhà, ngoài sân, buổi sáng cũng như buổi tối, không cần
phải phức tạp lên kế hoạch trước. Không giống như bất kỳ một trò chơi nào khác, trò chơi vận
động hoàn toàn có thể diễn ra tự phát.
Tập cho trẻ vận động để phát triển xương
1- Hãy kéo con ra sân: Lấy đồng hồ và đặt 30 phút, nói với chúng hãy vui chơi trong 30
phút đi, nào là nhảy cò cò, nhảy dây, trốn tìm… Sau khi hết 30 phút đó, hầu hết trẻ vẫn
còn muốn chơi tiếp.
2- Dẫn chó đi bộ: đó là cách hay để trẻ vận động. Xem đó như một trò giải trí và qua đó
sẽ giúp trẻ biết yêu thương động vật.
3- Chạy xe đạp: thay vì lái xe máy ra công viên, hãy đi bằng xe đạp. Dạy trẻ khám phá
và làm quen với hàng xóm trong khi đạp xe. Chạy xe đạp kiểu đó sẽ rất khỏe, được hít
thở không khí trong lành.
4- Làm những công việc dùng thể lực: mỗi ngày làm việc nhà cũng là cơ hội dùng cơ
bắp. Bạn có bao giờ tự hỏi “hôm nay mình đã làm việc gì mà dùng cơ bắp chưa?”. Đây
là câu hỏi hay để hỏi trẻ và chính bạn mỗi ngày. Dùng sức để đẩy, kéo, lê, nhấc hay
nắm chặt một vật gì như xách túi đồ siêu thị, xách cặp, nhấc thau đồ đem phơi, đẩy xe
tập đi hay dẫn chó đi dạo… đều tạo ra phần việc cơ bắp cho cơ thể.
5- Khám phá: trẻ cần phát triển sự phiêu lưu khám phá. Ví dụ, luôn tìm tòi khám phá
xung quanh mình, như phát hiện có một cây trứng cá, cây mít, cây chuối ở nhà hàng
xóm, ở công viên Tìm hiểu cây trứng cá là loại cây gì, trái chuối trên cây ra sao, quả
mít bán ở chợ có cây như thế nào… Đó sẽ là kỷ niệm khó quên đối với con khi trưởng
thành.
6- Lập kế hoạch cho cả nhà: cùng nhau đi bộ, đạp xe đạp, đi bơi, chơi bóng rổ vào cuối
tuần.

Đề tài tiểu luận GPSL
7- Tham gia câu lạc bộ thể thao: tại đây, trẻ sẽ được vận động. Bạn hãy cùng vui chơi
với trẻ ở câu lạc bộ thể thao. Đôi khi ở nhà cũng nên bật nhạc lên và cùng lắc lư.
8- Dẫn con đi công viên: hồi nhỏ bạn thích công viên bao nhiêu thì giờ con bạn cũng
thích như vậy. Hoạt động vui chơi bên ngoài mỗi ngày sẽ giúp nó phát triển mạnh khỏe
về thể chất và tinh thần.
9- Chơi banh: quăng cho nó một quả banh và yêu cầu nó quăng lại, trò này rất dễ
hưởng ứng.
10- Đừng quên rằng con cái luôn bắt chước mọi cư xử hành động của ba mẹ, do đó
bạn ăn uống và vận động phải đúng cách để con noi theo.
Các hoạt động thể lực có lợi cho xương trẻ
Trẻ mới tập đi cần vận động :Trẻ háo hức với những bước đi đầu đời, tò mò
khám phá thế giới xung quanh là hoàn toàn dễ hiểu Điều quan trọng là phải
tạo ra mọi cơ hội để cho trẻ vận động cơ thể, trẻ sẽ khám phá được chính
bản thân mình nhờ việc chạy, nhảy, leo trèo và khám phá thế giới của riêng
mình. Các bộ phận trong cơ thể trẻ qua vận động cũng sẽ dần cứng cáp hơn
cho xương.Ở tuổi chập chững tập đi, trẻ thường rất hiếu động, các hoạt động
nhảy, chơi, đọc sách, leo trèo, xoay người … đều là những hoạt động mà trẻ
có thể dễ dàng ghi nhớ và bắt chước. Hình thành thói quen tập thể dục cho
trẻ ngay từ lúc này.Trẻ ở độ tuổi tập đi có thể đốt cháy nhiều calo hơn trong
một ngày so với một người lớn tập ở phòng thể dục cả tuần.
Nếu bạn cho rằng trẻ có vẻ mập, khó để tham gia các bài tập thì
không cần quá lo lắng quá. Chỉ cần trẻ thích thú hoạt động thì chiều cao và hình dáng
của bé lúc này không là vấn đề. Trẻ không hứng thú với vận động, hãy cố gắng thay
thế các trò chơi vận động mạnh bằng các trò nhẹ nhàng như búp bê, xem và thực hiện
theo các thao tác của các trò dành cho trẻ trên ti vi.Hãy dành thời gian và không gian
để có thể nô đùa cùng trẻ, giúp trẻ hoạt động thường xuyên bổ ích và đều đặn cũng
góp phần hoàn thiện nhân cách cho trẻ.
Đề tài tiểu luận GPSL
Thể chất và vận động Trẻ mới tập đi có cần vận động cho xương phát triển Những

nhân tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ Tăng trưởng và sức khoẻ của bé từ 30 – 36
tháng tuổi Phát triển vận động của bé từ 30 - 36 tháng tuổi Tăng trưởng và sức khỏe
của bé từ 18 - 24 tháng tuổi Sự phát triển vận động của bé từ 18 - 24 tháng tuổi Giấc
ngủ của bé từ 18 – 24
tháng tuổi Giấc ngủ trẻ từ 12 – 18 tháng tuổi Sự tăng trưởng và sức khỏe ở trẻ 24 - 30
tháng tuổi Sự phát triển vận động ở trẻ 24 - 30 tháng tuổi Sự tăng trưởng và sức khoẻ
ở trẻ 12 - 18 tháng Sự phát triển vận động ở trẻ 12 - 18 tháng tuổi
Bé nhanh mệt khi vận động do bị nhiễm mỡ máu và xương sẽ không phát triển:Đưa
trẻ đi khám, để kiểm tra trẻ có cholesterol trong máu hay không?Trẻ thường
xuyên mệt mỏi khi chạy chơi ngoài sân cùng các bạn. Chạy một lúc là mặt trẻ trở
nên đỏ bừng, thở dốc. Trẻ rất thích ăn gà rán KFC, bim bim, chocolate và có hơi
thừa cân một tí.Khi cân nặng thừa quá mức sẽ khiến trẻ trở nên chậm chạp hơn.
Nhưng nhanh mệt khi vận động lại có thể là do con bị mỡ trong máu cao.
Thức ăn nhanh khiến trẻ dễ bị béo phì và lượng cholesterol cao
Phòng tránh cholesterol cao ngay từ còn nhỏ đối với trẻ, tuy những nguy cơ như xơ vữa động
mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ hiếm khi xảy ra, nhưng nên có sự phòng ngừa trước tuổi thành
niên.Trẻ thừa cân, béo phì nên kiểm tra cholesterol định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầu của
bác sỹ điều trị.Với các trẻ còn nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 6 tuổi thì việc ăn theo một chế độ
nghiêm ngặt để hạn chế cholesterol là rất khó khăn, nhất là về mặt tâm lý và dinh dưỡng đối với
các bố mẹ. Ai cũng sợ nếu ăn kiêng quá mức thì có thể làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của
trẻ. Với những bé háu ăn, thích ăn thức ăn giàu chất béo, thức ăn nhanh (gà rán, khoai tây
chiên,…) thì cha mẹ rất khó khăn trong việc hạn chế khẩu phần ăn của con.Bố mẹ nên cố gắng
đạt và duy trì cân nặng lý tưởng so với chiều cao của bé. Điều này được thực hiện đơn giản qua
chế độ sinh hoạt và ăn uống của bé hàng ngày.Với trẻ trên 6 tuổi, nếu trẻ không bị suy dinh
Đề tài tiểu luận GPSL
dưỡng dạng thiếu năng lượng thì nên hạn chế mỡ động vật trong khẩu phần ăn hàng ngày,
lượng cholesterol trong thực phẩm ăn vào dưới 200mg/ngày.
Nên hạn chế cho trẻ ăn các món chiên, rán
Chú ý đến việc phân loại chất béo trong khẩu phần ăn. Chất béo (lipid) gồm có: acid béo bão
hoà có trong mỡ động vật, dầu dừa, dầu cọ, acid béo không no một nối đôi có trong dầu ô liu,

mỡ cá, hải sản, tảo, acid béo không no nhiều nối đôi có trong dầu mè, đậu nành, dầu hướng
dương, dầu bắp…Trẻ bị cholesterol cao trong máu thì hạn chế acid béo bão hoà. Trẻ thừa cân,
béo phì, cao huyết áp, tăng mỡ máu… cha mẹ nên chú ý đến tổng lượng chất béo trong khẩu
phần vì dầu mỡ cung cấp năng lượng rất cao. Chất béo bão hoà thường có nhiều trong thức ăn
nhanh và thức ăn vặt như: khoai tây chiên, gà rán, nước ngọt, bánh kẹo, bắp rang bơ…Cách tốt
nhất, với các con, nên ăn thịt nạc, bỏ mỡ bỏ da, không ăn đồ lòng, phủ tạng, óc, lòng đỏ trứng
chỉ nên ăn 2-4 cái/tuần.
Nếu trẻ bị thừa cân hay béo phì, nên uống sữa gầy hoặc sữa tách béo, thay bằng sữa đậu nành
có chất phytosterol có tác dụng ngăn chặn việc hấp thu cholesterol trong ruột.Mẹ nên hạn chế
cho con ăn các món chiên xào, nên chế biến dưới dạng hấp, luộc, kho, nướng, hạn chế bơ, dầu,
magarine (một loại thực phẩm gần giống như bơ), thực phẩm ăn nhanh (fast food) và thức ăn
bán sẵn.Trong khẩu phần ăn của trẻ, nên tăng các khẩu phần về trái cây, rau, đặc biệt là các loại
rau cải. Bố mẹ cũng nên cho trẻ thường xuyên vận động hay chạy chơi nhiều và chơi thể thao
thường xuyên.
Phòng ngừa bệnh cơ xương khớp ở trẻ : Các bệnh cơ xương khớp ở trẻ rất đa dạng, hay
mắc phải và có những đặc điểm riêng. Các bệnh khớp ở trẻ như thấp khớp cấp, viêm
khớp thiếu niên, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp mủ do vi khuẩn thông thường hay
do vi khuẩn lao, dị dạng cột sống, còi xương Một số bệnh cơ xương khớp thường hay
xảy ra hơn ở trẻ, cũng như có những tiến triển khác người lớn. Đáp ứng với thuốc men,
chế độ điều trị ở trẻ cũng khác so với các lứa tuổi khác. Các đặc trưng này của bệnh lý
trẻ có liên quan đến cấu tạo, hoạt động và phát triển cơ thể trẻ, các đặc điểm tâm sinh
lý của trẻ. Do vậy dự phòng các bệnh này ở trẻ là điều quan trọng.
Những yếu tố gây bệnh cơ xương khớp ở trẻ :Một số bệnh xương khớp có tính chất gia
đình. Trẻ sinh ra trong các gia đình có người mắc bệnh khớp thường hay bị mắc hơn
Đề tài tiểu luận GPSL
những trẻ sinh ra trong gia đình không có người mắc. Một điều rất quan trọng là chính
lối sống lành mạnh của cha mẹ đóng vai trò quyết định sức khỏe của con cái. Nếu cha
mẹ hút thuốc lá, uống rượu nhiều, mắc các bệnh cảm cúm do virut hay dùng thuốc
không hợp lý trong thời kỳ mang thai, đẻ con quá muộn có thể dẫn tới sự xuất hiện
những dị tật cơ xương khớp ở con cái của họ. Một số trẻ mắc các bệnh xương khớp

bẩm sinh như bệnh lý tạo xương không hoàn thiện, dị tật bẩm sinh (gai đôi cột sống,
quá phát mỏm ngang thân đốt sống, thắt lưng hóa đốt sống cùng 1, cùng hóa đốt sống
thắt lưng 5). Chính vì vậy, dự phòng các bệnh cơ xương khớp ở trẻ phải bắt đầu ngay
từ khi chúng chưa ra đời, tức là ở thế hệ cha mẹ. Sự thay đổi thời tiết trong những dịp
chuyển mùa đều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mọi người, trong
đó tỷ lệ mắc bệnh xương khớp ở trẻ em cũng tăng. Trẻ có hệ miễn dịch chưa hoàn
thiện nên rất hay mắc các bệnh tai mũi họng như viêm họng hạt, viêm amiđan, viêm
xoang, VA, viêm mủ ngoài da. Đó chính là mảnh đất màu mỡ để vi khuẩn xâm nhập cơ
thể và gây ra nhiều bệnh khớp, để lại nhiều di chứng nặng nề như thấp tim, viêm khớp
nhiễm khuẩn. Do vậy, việc ưu tiên hàng đầu của người lớn là phải chú ý đến việc giáo
dục cho trẻ em thói quen vệ sinh cơ thể cũng như ăn uống đủ chất đều rất có ích cho
sức khỏe của trẻ và có thể dự phòng được nhiều bệnh, trong đó có cả các bệnh cơ
xương khớp. Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong xuất hiện bệnh lý cơ xương
khớp. Ngay từ bé, trẻ đã có sự phát triển cơ xương khớp rất nhanh, sự phát triển đặc
biệt gia tăng ở độ tuổi dậy thì. Trẻ cần rất nhiều canxi, vitamin D, protein và các chất
khác để xây dựng khung xương của mình. Do vậy, nếu chế độ ăn uống không đủ chất
và số lượng thì trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, dẫn đến bệnh còi xương. Ngược lại, nếu trẻ
ăn uống quá thừa dinh dưỡng có thể bị béo phì. Điều đó làm tăng tải trọng khá lớn lên
hệ thống cơ xương của trẻ, dẫn đến các triệu chứng đau thắt lưng, đau khớp háng hay
gối. Trẻ có hệ thống xương đang phát triển nên chưa ổn định. Do vậy một số trẻ em
hay bị đau các xương dài ở chi dưới, chủ yếu do xương phát triển nhanh quá. Cha mẹ
phải biết đề ra cho con em mình một chế độ ăn khoa học, phù hợp với đặc điểm thể
chất, tâm lý của từng trẻ. Sự thiếu hụt hormon tăng trưởng GH gây lùn do tuyến yên ở
trẻ . Bệnh Basedow gây cường năng tuyến giáp cũng làm loãng xương. Viêm khớp
thiếu niên làm hạn chế rất lớn khả năng vận động của trẻ. Việc phát hiện và điều trị
bệnh kịp thời góp phần tránh được ảnh hưởng tiêu cực của các bệnh này lên hệ thống
vận động của trẻ . Tuy nhiên, tuyệt đối không được lạm dụng thuốc, đặc biệt là các
thuốc chứa corticoid, vì các thuốc này có thể gây ra rất nhiều biến chứng như loãng
xương, gãy xương, teo cơ Trẻ có đặc tính rất hiếu động, hay chạy nhảy, tập thể thao
quá mức nên dễ bị chấn thương, thậm chí có thể bị gãy xương. Chính chương trình

học quá tải ở các trường học cũng có thể là nguyên nhân gây nên tổn thương cột sống
vốn còn non nớt của trẻ.
Phòng tránh bệnh xương khớp ở trẻ : Một chế độ ăn uống cân bằng và hợp lý trong
những năm tháng đầu đời của trẻ không những giúp trẻ phát triển đúng chuẩn cả về thể
chất và trí tuệ, mà còn bảo vệ sức khỏe cho trẻ, giúp trẻ tránh mắc phải những căn
bệnh về đường tiêu hóa sau này.Trong mục thực đơn cho trẻ, Fibobaby Shop sẽ giới
thiệu với các mẹ các bài viết hay về chế độ dinh dưỡng cũng như thực đơn cho trẻ theo
từng lứa tuổi. Ngoài các món ăn truyền thống của Việt Nam, các mẹ cũng sẽ tìm thấy
tại Fibobaby Shop công thức nấu các món ăn châu Âu, hướng dẫn làm bánh, sinh tố
hoa quả và các chế phẩm từ sữa như phomai, sữa chua hay kem cho trẻ.Các mẹ đưa
Đề tài tiểu luận GPSL
ra được một chế độ dinh dưỡng cân bằng cho trẻ theo từng giai đoạn phát triển của trẻ,
đồng thời, giúp trẻ ăn ngoan hơn với những món ăn không những ngon miệng mà còn
đẹp mắt.Hiện nay, hiện tượng trẻ phải xách những chiếc cặp đồ sộ, nặng trịch sách vở
đến mức lệch vai đã trở thành phổ biến. Trên lớp, trẻ phải ngồi học trong những điều
kiện ánh sáng và bàn ghế không đúng cách nên trẻ buộc phải gù cong lưng, vẹo cột
sống. Chính gánh nặng học tập đó ảnh hưởng rất tiêu cực lên sự phát triển bình
thường của trẻ em. Việc cải cách giáo dục hy vọng là sẽ giảm tải được gánh nặng giáo
dục, trả lại cho trẻ tuổi thơ và sự hồn nhiên, ngây thơ, bình yên. Để phát triển hệ cơ
xương khớp một cách bình thường, thể dục thể thao là rất quan trọng. Tuy nhiên ở một
số đô thị lớn, nhu cầu này của trẻ lại chưa được chú ý đúng mức. Tóm lại, dự phòng tốt
nhất các bệnh xương khớp ở trẻ đòi hỏi sự hợp tác và phối hợp của cha mẹ, thầy cô
giáo, y tế học đường, của tất cả các ngành, các cấp. Chỉ khi đó chúng ta mới có thể tạo
nên được một thế hệ trẻ khỏe mạnh, nguồn động lực phát triển trong tương lai của toàn
xã hội. Cùng với sự phát triển kinh tế và quá trình đô thị hóa, đời sống của nhân dân ta
được cải thiện hơn, tình trạng thiếu ăn, nghèo đói đã và đang giảm đi, song nhiều thách
thức mới về dinh dưỡng đã nảy sinh. Một mô hình mới về dinh dưỡng và bệnh tật, đan
xen giữa thiếu dinh dưỡng và thừa dinh dưỡng, hay dinh dưỡng không hợp lý đã xuất
hiện đời hỏi phải có những giải pháp can thiệt toàn diện, đồng bộ và khả thi, trong đó
giải pháp dinh dưỡng là một thành tố quan trọng.

Trẻ béo phì và nguy cơ mắc các bệnh mãn tính: Thừa cân béo phì trẻ cũng có xu
hướng gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là ở trẻ lứa tuổi tiểu học và khu vực đô thị. Theo
kết quả khảo sát của đề tài cấp Bộ Y tế năm 2009 trên 8.000 học sinh tiểu học ở 14
quận huyện của Hà Nội cũ đã cho thấy: 10,7% các em bị thừa cân béo phì và 9,3% bị
thiếu dinh dưỡng. Như vậy, bên cạnh tình trạng thiếu dinh dưỡng đã xuất hiện một tỉ lệ
trẻ thừa cân - béo phì đáng kể, tạo ra gánh nặng kép về dinh dưỡng ở nước ta. Giải
quyết gánh nặng béo phì và hậu quả của nó đòi hỏi một sự quan tâm thỏa đáng của gia
đình và của toàn xã hội, vì béo phì ở trẻ em có liên quan tới các rối loạn về chuyển hóa,
làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm khác như: tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo
đường… lúc còn nhỏ cũng như khi trưởng thành. Để góp phần phòng chống tình trạng
thừa cân béo phì ở trẻ, cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lí.1-2 miếng Pho mai Bò
Cười mỗi ngày là nguồn bổ sung dinh dưỡng tuyệt vời cho bé vì được làm từ sữa chứa
nhiều canxi, vitamin, photpho, giúp xương chắc khỏe hơn, ngăn ngừa sâu răng. Phô
mai Con Bò Cười có thể được nấu với cháo cho bé, trét một lớp mỏng trên bánh mì
hoặc ăn với trái cây như chuối. Đó sẽ là những món ăn mà trẻ rất thích.
DINH DƯỠNG HỢP LÝ CHO TRẺ
Nhu cầu về những dưỡng chất mà trẻ ở lứa tuổi này cần được chú ý là đủ năng lượng,
protein (đối với trẻ 7 – 9 tuổi cần 1.825Kcal và 55 - 64g protein/ ngày, trong đó ≥ 50%
protein nguồn động vật), các vitamin như: vitamin A, D, E, B1, B6, B9, B12, và các
khoáng chất như: canxi, iod, sắt, kẽm, magiê… để giúp trẻ tăng trưởng và học tập tốt.
Nhu cầu canxi cho trẻ là 700mg canxi/ngày, tương đương với lượng canxi có trong
600ml sữa bò tươi (3 cốc sữa đầy). Nhiều trẻ không thích uống nhiều sữa hoặc đối với
những trẻ bị bất dung nạp sữa thì các bậc phụ huynh nên lựa chọn nguồn thực phẩm
dồi dào canxi (thường là các chế phẩm từ sữa) để đảm bảo khẩu phần canxi cho trẻ.
Các thực phẩm nên ưu tiên là phô mai (với cùng một trọng lượng như nhau thì lượng
Đề tài tiểu luận GPSL
canxi trong phô mai cao gấp 6 lần ở sữa), cá nhỏ ăn cả xương, tôm, cua… Ngoài canxi,
phô mai là sản phẩm từ sữa chứa nhiều protein (25,5g/100g phômai) có giá trị sinh học
cao, có đủ các acid amin cần thiết cho sự tăng trưởng của trẻ như: lysine, nhiều vitamin
và chất khoáng rất cần thiết cho sự phát triển thể lực và học tập của trẻ.Việc thiếu các

chất dinh dưỡng trong bữa ăn sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển tối ưu của trẻ. Sự thiếu
hụt này kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thể lực và thành tích học tập
của các bé.Hiện nay, do không nắm vững về nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, nên bố mẹ
thường mắc sai lầm trong việc xác định loại thực phẩm và số lượng từng loại thức ăn
cho trẻ. Ví dụ như với nhu cầu chất béo của trẻ em, ở giai đoạn dưới 3 tuổi, yêu cầu về
tỷ lệ năng lượng do chất béo cung cấp trong khẩu phần vượt trội hơn hẳn so với trẻ ở
độ tuổi lớn hơn. Nếu không nắm được, việc “áp” theo một tiêu chuẩn chung là nguyên
nhân khiến trẻ bị thừa chất béo, gây tích mỡ và dễ bị thừa cân, béo phì. Một chế độ ăn
uống cân bằng và hợp lý trong những năm tháng đầu đời của trẻ không những giúp trẻ
phát triển đúng chuẩn cả về thể chất và trí tuệ, mà còn bảo vệ sức khỏe cho trẻ, giúp
trẻ tránh mắc phải những căn bệnh về đường tiêu hóa sau này.Trong mục thực đơn
cho trẻ, Fibobaby Shop sẽ giới thiệu với các mẹ các bài viết hay về chế độ dinh dưỡng
cũng như thực đơn cho trẻ theo từng lứa tuổi. Ngoài các món ăn truyền thống của Việt
Nam, các mẹ cũng sẽ tìm thấy tại Fibobaby Shop công thức nấu các món ăn châu Âu,
hướng dẫn làm bánh, sinh tố hoa quả và các chế phẩm từ sữa như phomai, sữa chua
hay kem cho bé.Các mẹ đưa ra được một chế độ dinh dưỡng cân bằng cho bé yêu
theo từng giai đoạn phát triển của trẻ, đồng thời, giúp trẻ ăn ngoan hơn với những món
ăn không những ngon miệng mà còn đẹp mắt.
Những trẻ không nên ăn quả hồng?
Trẻ sẽ thích quả hồng vì ngoài mùi vị tuyệt vời, quả hồng còn có nhiều loại vitamin bổ ích, rất
cần cho cơ thể.
Khi nào có thể cho trẻ ăn hồng?
Hồng sẽ là loại quả bổ sung vitamin và khoáng chất tuyệt vời cho chế độ ăn uống của bé khi bé
được 8-10 tháng tuổi. Cách cho trẻ ăn.Quả hồng có thể được xay nhuyễn hoặc kết hợp với các
món ăn khác, có thể làm sinh tố tươi hoặc hấp rồi say nhuyễn.Làm sinh tố quả hồng cho trẻ từ
8-10 tháng.Quả hồng chín xắt nhỏ và xay nhuyễn 1 / 2 tách sữa chua làm từ sữa tươi nguyên
chất.Trộn sữa chua và hồng say nhuyễn cho đến khi đạt tới độ sánh mà trẻ thường ăn.Các loại
thực phẩm có thể mix cùng hồng như: chuối, lê, táo, sữa chua…Lưu ý :Trẻ đang ốm, cảm lạnh,
ỉa chảy thì không nên ăn quả hồng.
Sau bữa ăn có món tôm và cua không nên cho trẻ ăn hồng, vì có thể dẫn tới đau trướng bụng,

buồn nôn, tiêu chảy
Đặc biệt, khi đói bụng cũng không nên ăn hồng, nhất là hồng chưa thật chín và ăn cả
Chuyện ăn uống củ a trẻ
Đề tài tiểu luận GPSL
Nói nôm na, tuổi học đường được tính từ khi bắt đầu được gọi
là học sinh cho đến khi rời khỏi ghế nhà trường. Thời gian này
kéo dài khoảng trên dưới 15 năm. Điều cần chú ý là toàn bộ tuổi
học đường đều liên quan đến các giai đoạn phát triển thể chất
của đời người. Đây là thời gian quyết định sự phát triển tối đa
các tiềm năng di truyền liên quan đến tầm vóc, thể lực, trí tuệ, là
thời gian hình thành các thói quen hầu như lưu giữ suốt cuộc
đời trong chuyện ăn uống, vận động, lối sống… Đầu tư vào
nguồn nhân lực trong xã hội không thể không quan tâm đến vấn
đề dinh dưỡng tuổi học đường.Khi trẻ đến trường, mối quan
tâm hàng đầu của trẻ và cả gia đình là kết quả học tập. Vì thế, tuỳ theo cách suy nghĩ
và điều kiện cụ thể của từng gia đình, chuyện chăm sóc ăn uống của trẻ sẽ diễn ra theo
nhiều “trường phái” khác nhau.
Ăn “thiếu”Đối với số trẻ vốn khảnh ăn, không thích thú mấy chuyện ăn uống, thì học là
lý do tốt nhất để …không phải ăn. Những trẻ hiếu động, ham học hỏi, đôi khi cũng mải
mê học những điều mới lạ mà quên mất ăn uống. Chương trình học và thời gian học
tăng dần khi trẻ lên lớp lớn hơn và làm trẻ đôi khi ăn ít vì… không có thời gian dành cho
việc ăn uống, kiến thức và khuynh hướng về dinh dưỡng của trẻ đôi khi phụ thuộc
vào… phim ảnh, các thần tượng điện ảnh hay ca nhạc nhiều hơn và các vấn đề liên
quan về sức khỏe. Trong khi đó, nhu cầu về dinh dưỡng thì lại tăng lên do độ tuổi của
trẻ ngày càng lớn hơn và để đáp ứng cho việc gia tăng hoạt động về trí não, vì vậy
nguy cơ suy dinh dưỡng (SDD) cũng sẽ tăng lên nếu trẻ không được theo dõi và chăm
sóc đầy đủ về dinh dưỡng. Theo số liệu điều tra qua các năm của Trung tâm dinh
dưỡng thành phố Hồ Chí Minh về tình trạng dinh dưỡng của học sinh các cấp, tỷ lệ
SDD cao nhất trong tuổi học đường tập trung vào nhóm học sinh cấp 3 (trên 26% năm
2000). Ở các câp học nhỏ hơn, tỷ lệ này thấp hơn (12,5%) và đang có khuynh hướng

giảm dần phù hợp với mức giảm SDD trẻ trong cộng đồng mặc dù với tốc độ chậm hơn
thời gian trước đây.
Ăn “thừa”Với những trẻ được cưng chiều, được sự chăm sóc, lo lắng quá mức của
gia đình, có “tâm hồn ăn uống” và điều kiện thừa thải về thực phẩm, thì mọi chuyện
ngược lại, nguy cơ béo phì lại là vấn đề cần chú ý. Trẻ lớn lên thường thích tự chọn
các loại thức ăn theo ý mình, và các thức ăn ở độ tuổi này đa số trẻ có khuynh hướng
ưa thích là thức ăn khô, ngọt, béo là những thức ăn có năng lượng cao. Nguy cơ béo
phì càng cao hơn ở trẻ học bán trú do thoi gian ngồi học cao hơn thời gian vận động,
không gian giành cho vận động cũng không có, về đến nhà thì đã tối chỉ kịp ăn tối, xem
tivi và ngủ, tâm lý bố mẹ ông bà lại rất thương vì xa trẻ xuốt ngày nên có miếng ngon
nào cũng để dành cho. Béo phì tập trung vào học sinh ở các lớp nhỏ và đang có
khuynh hướng gia tăng ngày càng nhanh hơn. Ở các trường bán trú, tỷ lệ béo phì cao
gấp đôi so với tỷ lệ SDD. Thực trạng này thật ra cũng đáng bi quan chẳng kém gì so
với trước đây, khi cứ hai đứa trẻ con thì lại có một bị SDD, nếu không muốn nói là nguy
hiểm hơn, vì béo phì ở trẻ em dẫn đến hàng loạt các nguy cơ về sức khoẻ sau này.
Và thế nào là ăn “đủ”?Chuyện ăn uống của bọn trẻ thật ra không dễ nhưng cũng
chẳng khó. Chúng chỉ cần ăn một cách bình thường, tức là không chăm sóc quá đáng.

×