Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Vai trò của thành phần kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, thực trạng và giải pháp thu hút, sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.15 KB, 21 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỤC LỤC
Phần 2: NỘI DUNG CHÍNH ................................................................5
Chương I: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ
VAI TRÒ CỦA THÀNH PHẦN KINH TẾ CÓ VỐN
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI.....................................................5
1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài:..............................................................5
1.1 Một số vấn đề lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài:........5
1.2 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam:...................11
2. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài:..............14
2.1. Khái niệm: ..................................................................................14
2.2. Vai trò:........................................................................................15
Chương II : THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
.....................................................................................................................16
1.Thực trạng thu hút FDI:....................................................................16
1.1 Số dự án và số vốn đầu tư:...........................................................16
1.2 Cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế:...............................................16
1.3 Cơ cấu đầu tư theo lãnh thổ:.......................................................17
1.4 Hình thức đầu tư:.........................................................................17
1.5 Các đối tác đầu tư:......................................................................17
2. Thực trạng sử dụng FDI: .................................................................18
2.1 Tiến độ thực hiện vốn đầu tư:......................................................18
2.2 Tình trạng sử dụng FDI trong một số ngành kinh tế:...................18
Chương III : GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM ............19
1. Giải pháp thu hút FDI:.....................................................................19
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2.Giải pháp sử dụng FDI có hiệu quả:................................................21


2.1 Tạo điều kiện để thực hiện các dự án:.........................................21
2.2 Quản lý nhà nước:.......................................................................21
2.3 Tăng khả năng tiếp nhận đầu tư..................................................21
Phần 3: KẾT LUẬN CHUNG.............................................................22
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Phần 1: LỜI MỞ ĐẦU
Xu hướng toàn cầu hoá v à tự do hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên thế
giới; quốc tế hoá và khu vực hoá nền kinh tế là quá trình khách quan không
thể xoá bỏ. Chúng tạo ra cơ hội chưa từng có; nhưng đồng thời cũng là những
thách thức lớn đối với sự phát triển của từng quốc gia, từng khu vực. Lựa
chọn chiến lược phát triển của quốc gia trong điều kiện mới, vì thế nhất thiết
phải tính đến quá trình khu vực hoá và quốc tế hoá.
Việt Nam cũng đang tiến tới toàn cầu hoá nền kinh tế nhằm đưa đất nước
theo kịp sự phát triển của khu vực và trên thế giới; tiến hành công nghiệp hoá,
hiện đại hoá với mục tiêu lâu dài là cải biến nước ta thành một nước công
nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại và cơ cấu kinh tế phù hợp… Để làm
được điều đó, đòi hỏi rất nhiều yếu tố trong đó yếu tố không thể thiếu là một
nguồn vốn lớn, lâu dài và ổn định.
Tính tất yếu của xuất khẩu tư bản với hình thức cao của nó là hình thức
đầu tư trực tiếp nước ngoài ( Foreign Direct Investment-FDI ) là xu thế phát
triển của thời đại; một trong những chiến lược làm tăng nguồn vốn cho phát
triển kinh tế đã được áp dụng rất thành công ở Trung Quốc, Thái Lan,
Malaixia…Trong giai đoạn hiện nay, đầu tư nước ngoài nói chung và đầu tư
trực tiếp nước ngoài nói riêng là một hoạt động kinh tế đối ngoại có vị trí và
vai trò ngày càng quan trọng; là kênh chuyển giao công nghệ, thúc đẩy quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thêm việc làm và thu nhập, nâng cao tay
nghề và năng lực quản lý cho người lao động, tạo nguồn thu cho ngân sách
nhà nước…
Với tình hình của nước ta hiện nay, thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực

tiếp nước ngoài là một trong những giải pháp tích luỹ vốn nhanh, phù hợp và
có hiệu quả cao. Đảng, nhà nước ta cũng đã khẳng định: “ Tạo mọi điều kiện
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
để thành phần kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển thuận lợi,
cải thiện môi trường kinh tế và pháp lý để thu hút mạnh vốn đầu tư nước
ngoài.”
Tuy nhiên; trong thực tế vấn đề thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài ở Việt Nam vẫn còn không ít bất cập, khó khăn và hạn chế; vị trí
và vai trò của FDI trong đời sống vẫn còn là những khái niệm khá xa lạ đối
với mỗi người dân Việt Nam.
Hiểu được điều đó và với mong muốn đưa đến cho mọi người cái nhìn
đầy đủ, toàn diện hơn về FDI cũng như vai trò quan trọng của nó trong sự
nghiệp phát triển kinh tế đất nước em xin được dành bài tiểu luận này để
nghiên cứu về vấn đề : “Vai trò của thành phần kinh tế có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài, thực trạng và giải pháp thu hút, sử dụng vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài ở Việt Nam hiện nay”.
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Phần 2: NỘI DUNG CHÍNH

Chương I: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ
VAI TRÒ CỦA THÀNH PHẦN KINH TẾ CÓ VỐN
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài:
1.1 Một số vấn đề lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài:
1.1.1 Xuất khẩu tư bản:
a. Thế nào là xuất khẩu tư bản ?
Xuất khẩu tư bản ( XKTB ) là một đặc điểm nổi bật và có tầm quan
trọng đặc biệt, hết sức cần thiết của CNTB trong giai đoạn CNTB độc quyền.

Ở các nước công nghiệp phát triển, khi tư bản tài chính phát triển đến một
trình độ nhất định, sẽ xuất hiện “tư bản thừa”; trong lúc ở nhiều nước có nền
kinh tế lạc hậu, rất cần tư bản để phát triển kinh tế, đổi mới kỹ thuật thì lại
chưa tích luỹ được đủ lượng tư bản cần thiết. Từ đó xuất hiện một hiện tượng
kinh tế, đó là các nước tư bản tiên tiến đem tư bản ra nước ngoài, nhằm chiếm
được giá trị thặng dư và các nguồn lợi khác được tạo ra ở các nước nhập khẩu
tư bản- chính là thực chất của quá trình XKTB.
Theo Lê-nin: “XKTB là một trong năm đặc điểm của chủ nghĩa đế
quốc”; thông qua XKTB, các nước tư bản phát triển thực hiện việc bóc lột đối
với các nước có nền kinh tế lạc hậu hơn hoặc các nước thuộc địa. Bởi khi nền
công nghiệp đã phát triển, đầu tư trong nước không còn cho lợi nhuận cao
nữa. Mặt khác, các nước lạc hậu hơn có lợi thế về đất đai, nguyên nhiên liệu,
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
tài nguyên, nhân công…; không những thế đầu tư vào các nước này còn đưa
lại cho nhà tư bản lợi nhuận cao, ổn định, tin cậy và vị trí độc quyền.
Tuy vậy, XKTB cũng có những vai trò nhất định đối sự phát triển kinh tế
của các nước lạc hậu và thuộc địa. XKTB là một hiện tượng mang tính tất yếu
khách quan, thể hiện quá trình phát triển sức sản xuất của xã hội vươn ra thế
giới, thoát khỏi khuôn khổ chật hẹp của mỗi quốc gia, hình thành quy mô sản
xuất trên phạm vi quốc tế. Thông qua việc tiếp nhận “tư bản thừa” các nước
nhập khẩu tư bản có cơ hội tiếp cận và sử dụng những thành tựu kinh tế và
khoa học kỹ thuật mới nhất của CNTB, có nguồn vốn dồi dào và cơ hội giao
lưu kinh tế với thế giới…
Như vậy,việc sử dụng lượng “tư bản thừa” như thế nào cho phát huy tối
đa nguồn lợi và giảm thiểu sự bóc lột phụ thuộc rất lớn vào cách thức và chiến
lược sử dụng của mỗi nước nhận đầu tư.
b. Các hình thức xuất khẩu tư bản:
Có hai hình thức XKTB chính, đó là XKTB cho vay và XKTB hoạt
động.

XKTB cho vay: là hình thức cho chính phủ hoặc tư nhân vay nhằm thu
được tỷ suất cao.
XKTB cho vay gồm: xuất khẩu tư bản cho vay dài hạn và xuất khẩu tư
bản cho vay ngắn hạn. Ngoài ra, XKTB cho vay gồm có:
• Xuất khẩu máy móc, thiết bị công nghệ từ các nước phát triển sang các
nước nhận đầu tư.
• Xuất khẩu trực tiếp ( hay đầu tư trực tiếp nước ngoài ) có 3 dạng:
- Nước công nghiệp phát triển đầu tư vào nước công nghiệp phát triển.
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Nước công nghiệp phát triển đầu tư vào nước công nghiệp đang phát
triển.
- Đầu tư giữa các nước kém phát triển.
XKTB hoạt động: là đem tư bản ra nước ngoài, mở mang xí nghiệp tiến
hành sản xuất ra giá trị hàng hoá, trong đó có giá trị thặng dư tại nước nhập
khẩu.
XKTB hoạt động gồm: đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
- Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư chủ yếu, trong đó chủ đầu tư nước
ngoài đầu tư toàn bộ hay phần đủ lớn vốn đầu tư của các dự án nhằm dành
quyền điều hành hoặc tham gia điều hành các doanh nghiệp sản xuất hoặc
kinh doanh dịch vụ, thương mại.
- Đầu tư gián tiếp là hình thức tư quan trọng, trong đó chủ đầu tư nước
ngoài đầu tư bằng hình thức mua cổ phần của các công ty sở tại ( ở mức
khống chế nhất định ) để thu lợi nhuận mà không tham gia điều hành trực tiếp
đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư. Vốn này được trả bằng tiền gốc lẫn lợi tức
dưới hình thức tiền tệ hay dưới hình thức hàng hoá.
1.1.2. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài:
a. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là ?
Hoạt động đầu tư là quá trình huy động và sử dụng mọi nguồn vốn phục
vụ sản xuất, kinh doanh nhằm sản xuất sản phẩm hay cung cấp dịch vụ đáp

ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và xã hội.
Nguồn vốn đầu tư có thể là những tài sản hàng hoá như tiền vốn, đất đai,
nhà cửa, máy móc, thiết bị, hàng hoá… hoặc tài sản vô hình như bằng sáng
chế, phát minh, nhãn hiệu hàng hoá, bí quyết kỹ thuật, uy tín kinh doanh, bí
quyết thương mại… Các doanh nghiệp có thể đầu tư bằng cổ phần, trái phiếu,
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
các quyền sở hữu khác như quyền thế chấp, cầm cố hoặc các quyền có giá trị
về mặt kinh tế như các quyền thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên
thiên nhiên…
Theo Lê-nin, vốn đầu tư chính là khoản chi phí mà các nước tư bản bỏ ra
để củng cố địa vị trong chiếm hữu thuộc địa và cuối cùng là nhằm đạt lợi
nhuận cao hơn. Cũng theo ông loại vốn được sử dụng dưới dạng đầu tư trực
tiếp nước ngoài là công cụ bóc lột, là hình thức chiếm đoạt của CNTB.
Tuy vậy, cũng cần khẳng định thêm rằng, chính nguồn vốn này là nhân
tố quan trọng và giải pháp tích cực để cho nền kinh tế chậm phát triển có thể
“vươn tới thị trường mới”. Vả chăng, trong điều kiện các nước đang phát triển
đều đang thiếu vốn trầm trọng, thu nhập thấp, chỉ đủ sống ở mức tối thiểu,
khả năng tích luỹ vốn vì thế rất hạn chế và để tích luỹ vốn cần phải “hy sinh
tiêu dùng trong nhiều thập kỷ” thì tại sao không dựa nhiều hơn vào những
nguồn vốn nước ngoài ?
b. Phân loại vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài :
Vốn đầu tư gồm:
- Tài sản hàng hoá như tiền vốn, đất đai, nhà cửa, máy móc, thiết bị…
- Tài sản vô hình như bằng sáng chế, phát minh, nhãn hiệu hàng hoá, uy
tín kinh doanh, bí quyết thương mại…
1.1.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ):
a. Thế nào là FDI ?
Về mặt kinh tế, FDI là một hình thức đầu tư quốc tế được đặc trưng bởi
quá trình di chuyển tư bản từ nước nay qua nước khác. FDI được hiểu là hoạt

động kinh doanh, một dạng kinh doanh quan hệ kinh tế có quan hệ quốc tế
( đầu tư quốc tế là những phương thức đầu vốn, tư sản ở nước ngoài để tiến
8

×