Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VẼ, PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ, BẢNG SỐ LIỆU, ĐỌC VÀ PHÂN TÍCH ATLAT ĐỊA LÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (514.17 KB, 10 trang )

Trường THCS Vĩnh Mỹ A Sáng kiến kinh nghiệm
PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VẼ, PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ,
BẢNG SỐ LIỆU, ĐỌC VÀ PHÂN TÍCH ATLAT ĐỊA LÍ
I. Đặt vấn đề:
Địa Lí là một môn khoa học tự nhiên- xã hội, hệ thống kiến thức gồm cả lý
thuyết và thực hành, có tác động đến thái độ, hành vi ứng xử của học sinh trong
cuộc sống, có mối liên hệ mật thiết với nhiều môn khác như: Toán, Văn, Lịch Sử,
Vật Lí, Giáo dục công dân…Đây là môn học cung cấp những kiến thức về Trái
Đất, về môi trường sống của con người, về thiên nhiên và hoạt động kinh tế- xã hội
của con người trên phạm vi toàn thế giới, trong từng khu vực, từng quốc gia hay
vùng lãnh thổ. Do đó đòi hỏi học sinh phải nắm những hiểu biết cơ bản về những
vấn đề trên đây, đồng thời phải rèn luyện được những kỹ năng nhất định.
Bộ môn Địa Lí ở cấp Trung học cơ sở là môn học theo nhận thức và suy nghĩ
của đa số phụ huynh và học sinh là có thái độ xem thường bộ môn Địa Lí, coi đó là
môn học thuộc lòng, không cần đầu tư công sức nhiều và cho rằng đây là môn phụ
( phụ của phụ), nên:
- Học sinh ít đầu tư vào học
- Phụ huynh không khuyến khích
Cho dù một số em được chọn thi học sinh giỏi môn Địa Lí nhưng phụ huynh
không cho con mình tham gia với lý do là thi các môn chính: Toán, Ngữ Văn hay
Tiếng Anh nếu không đạt giải thì coi như tham gia học thêm để có kiến thức còn
môn Địa Lí nếu có đạt giải thì chẳng có lợi ích gì cho sau này, nên các em tham gia
thi học sinh giỏi thường học yếu các môn khác( nhất là những môn tự nhiên) hoặc
là những em không được chọn trong đội tuyển các môn khác, thậm chí khi kiểm tra
hoặc thi môn Địa Lí các em làm bài điểm đạt được thấp hơn những em khác trong
lớp điểm sáng, vì vậy kỹ năng của các em còn hạn chế: không biết tính toán để xử
lí số liệu, có em vẽ biểu đồ một cách tùy tiện không theo một quy ước nào, có em
vẽ biểu đồ của đối tượng này lại nhầm vào biểu đồ của đối tượng khác, có em
không biết Atlat Địa Lí là gì. Vì vậy, giáo viên giảng dạy cần chú trọng rèn luyện
GV Dương Thị Mộng Hà Trang 1
Trường THCS Vĩnh Mỹ A Sáng kiến kinh nghiệm


các kỹ năng vẽ, phân tích biểu đồ, bảng số liệu, đọc và phân tích Atlat địa lí cho
học sinh
II. Nội dung:
Rèn luyện kỹ năng vẽ, phân tích biểu đồ, bảng số liệu, đọc và phân tích Atlat
địa lí có ý nghĩa rất lớn trong việc giảng dạy bộ môn Địa Lí, vì nó góp phần quyết
định nên kết quả học tập của các em. Vì vậy giáo viên phải rèn luyện cho các em
những kỹ năng chủ yếu sau:
1. Kỹ năng vẽ biểu đồ:
- Kỹ năng xác định dạng biểu đồ thích hợp
- Kỹ năng tính toán, xử lí các số liệu
+ Tính tỉ lệ giá trị cơ cấu( %)
+ Tính chỉ số phát triển( %)
+ Quy đổi tỉ lệ % ra góc ở tâm
+ Tính bán kính của đường tròn của các đại lượng có giá trị tuyệt đối khác
nhau
- Kỹ năng vẽ biểu đồ: nhanh, đẹp, chính xác, đầy đủ theo yêu cầu của đề ra.
Ví dụ 1: Dựa vào bảng số liệu sau:
Diện tích đất nông nghiệp, dân số của cả nước và Đồng bằng Sông Hồng
năm 2002
Vùng canh tác Đất nông nghiệp( nghìn ha) Dân số( triệu người)
Cả nước
Đồng bằng Sông Hồng
9406,8
855,2
79,7
17,5
Vẽ biểu đồ cột thể hiện bình quân đất nông nghiệp theo đầu người ở Đồng
bằng Sông Hồng và cả nước( ha/ người)
Ta tiến hành các bước sau:
* Bước 1: Xác định dạng biểu đồ thích hợp( giáo viên hướng dẫn)

GV Dương Thị Mộng Hà Trang 2
Trường THCS Vĩnh Mỹ A Sáng kiến kinh nghiệm
- Dựa vào lời dẫn( đặt vấn đề): Lời dẫn của đề “ Dựa vào bảng số liệu sau” là
một dạng lời dẫn “ kín” không đưa ra một gợi ý nào, vì vậy ta phải chuyển sang
nghiên cứu các phần sau của đề
- Dựa vào đặc điểm của bảng số liệu để chọn loại biểu đồ: Bảng số liệu của
đề là bảng số liệu tuyệt đối nên cho phép ta có thể xác định loại biểu đồ “cột”
- Dựa vào yêu cầu trong lời kết của đề lựa chọn loại biểu đồ thích hợp nhất:
Lời kết của đề đã khẳng định loại biểu đồ: cột
Vẽ trên cùng một hệ trục tọa độ 2 cột của hai đối tượng và đại lượng khác
nhau
* Bước 2: Xử lý số liệu
Theo yêu cầu trong lời kết của đề, ta phải tính bình quân đất nông nghiệp
theo đầu người( ha/ người)
- Cách tính:
Diện tích đất
Diện tích đất nông nghiệp bình quân/ người= ( ha/ người)
Số dân
- Tính ra đất bình quân như sau:
Vùng canh tác Đồng bằng sông Hồng Cả nước
Bình quân đất nông
nghiệp( ha/ người)
0,05 0,12
* Bước 3: Vẽ biểu đồ
- Lập hệ trục tọa độ:
+ Đầu trục có đánh dấu mũi tên
+ Trục OX: Vùng canh tác
+ Trục OY: Đất nông nghiệp bình quân theo đầu người( ha/ người)
+ Chia và chọn tỉ lệ tương ứng thích hợp ở mỗi trục và ghi rõ các mốc: Gốc
tọa độ( 0) trên trục OX, OY

GV Dương Thị Mộng Hà Trang 3
Trường THCS Vĩnh Mỹ A Sáng kiến kinh nghiệm
- Vẽ biểu đồ
- Ghi số liệu lên đầu cột đã vẽ
* Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ
- Ghi tên biểu đồ
- Lập bảng chú giải: Giải thích các kí hiệu trên bản đồ
Biểu đồ thể hiện bình quân đất nông nghiệp theo đầu người ở Đồng
bằng Sông Hồng và cả nước
Ví dụ 2: Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2002(%)
Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh
Ta tiến hành như sau:
GV Dương Thị Mộng Hà Trang 4
Tổng số Nông, lâm, ngư
nghiệp
Công nghiệp-
xây dựng
Dịch vụ
100 1,7 46,7 51,6
Trường THCS Vĩnh Mỹ A Sáng kiến kinh nghiệm
* Bước 1: Xác định dạng biểu đồ thích hợp( giáo viên hướng dẫn)
- Dựa vào lời dẫn( đặt vấn đề): Lời dẫn của đề “ Dựa vào bảng số liệu sau” là
một dạng lời dẫn “ kín” không đưa ra một gợi ý nào, vì vậy ta phải chuyển sang
nghiên cứu các phần sau của đề
- Dựa vào đặc điểm của bảng số liệu để chọn loại biểu đồ: Bảng số liệu của
đề là bảng số liệu tuyệt đối nên cho phép ta có thể xác định loại biểu đồ “tròn”
- Dựa vào yêu cầu trong lời kết của đề lựa chọn loại biểu đồ thích hợp nhất:
Lời kết của đề đã khẳng định loại biểu đồ: tròn
* Bước 2: Xử lý số liệu

Theo yêu cầu trong lời kết của đề, ta phải vẽ biểu đồ tròn vậy để vẽ được
biểu đồ này ta phải tính góc ở tâm, cách tính như sau:
Góc ở tâm= Tỉ lệ % x 3,6
0
Tính ra như sau:
Tổng số Nông, lâm, ngư
nghiệp
Công nghiệp- xây
dựng
Dịch vụ
Tỉ lệ Góc ở
tâm
Tỉ lệ Góc ở
tâm
Tỉ lệ Góc ở
tâm
Tỉ lệ Góc ở
tâm
100% 360
0
1,7 6
0
46,7 168
0
51,6 186
0
* Bước 3: Vẽ biểu đồ
- Vẽ biểu đồ theo quy tắc: bắt đầu vẽ từ “ tia 12 giờ”, vẽ thuận chiều kim
đồng hồ
- Vẽ các hình quạt tương ứng với tỉ trọng của từng thành phần trong cơ cấu

- Ghi trị số % vào các hình quạt tương ứng
- Vẽ đến đâu tô màu( kẻ vạch) đến đó
* Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ
- Ghi tên biểu đồ
- Lập bảng chú giải: Giải thích các kí hiệu trên bản đồ
GV Dương Thị Mộng Hà Trang 5
1,7%
Trường THCS Vĩnh Mỹ A Sáng kiến kinh nghiệm
Biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2002
2. Kỹ năng nhận xét, phân tích biểu đồ và bảng số liệu
Khi nhận xét, phân tích biểu đồ cần lưu ý:
- Cơ sở để nhận xét: Biểu đồ hay bảng số liệu
- Cơ sở để phân tích: Đặc điểm số liệu của từng giai đoạn
- Cách phân tích:
+ Đọc kỷ câu hỏi để nắm được yêu cầu và phạm vi cần nhận xét, phân tích
+ Cần nhận xét và phân tích một cách khái quát chung: Chú ý đến số liệu của
năm đầu và năm cuối, số liệu lớn nhất và nhỏ nhất
+ Nhận xét và phân tích các số liệu thành phần theo cả hàng dọc và hàng
ngang( nếu có) , từng giai đoạn. Chú ý đến số liệu hoặc đường nét biểu đồ có sự đột
biến để tìm ra tính chất của hiện tượng
+ Mỗi nhận xét nêu ra phải có số liệu để chứng minh( cụ thể là bao nhiêu)
+ Tìm ra mối quan hệ hay tính quy luật nào đó giữa các số liệu của một đại
lượng hoặc giữa các đại lượng để so sánh, rút ra nhận xét về những hiện tượng nổi
bật
+ Khi giải thích các hiện tượng cần vận dụng những kiến thức đã học một
cách phù hợp, ngắn gọn và sát với đối tượng
GV Dương Thị Mộng Hà Trang 6
51,6% 46,7%
Trường THCS Vĩnh Mỹ A Sáng kiến kinh nghiệm
+ Sử dụng những từ ngữ phù hợp với trạng thái biến đổi, tính chất của hiện

tượng, sự phát triển… của đối tượng được biểu hiện trong bảng số liệu, trên biểu đồ
Ví dụ: Dựa vào bảng số liệu sau:
Năm 1901 1956 1981 1999
Số dân( triệu người) 13,0 25,7 54,9 76,3
Hãy nhận xét về nhịp độ gia tăng dân số của nước ta trong thời gian qua
Ta tiến hành như sau:
* Bước 1: Xác định cơ sở để nhận xét, phân tích:
- Cơ sở để nhận xét: Dựa vào bảng số liệu
- Cơ sở để phân tích: 4 số liệu trong khoảng thời gian từ 1901 đến 1999
* Bước 2: Phân tích
- Yêu cầu của đề: Nhận xét nhịp độ gia tăng dân số
- Chú ý về khoảng thời gian:
+ 1901- 1956: 55 năm dân số tăng gấp đôi
+ 1956- 1981: 25 năm dân số tăng gấp đôi
- Khi nhận xét phải đưa ra số liệu để chứng minh:
+ 1901- 1956: từ 13,0 triệu người tăng lên 25,7 triệu người
+ 1956- 1981: từ 25,7 triệu người tăng lên 54,9 triệu người
+ 1981- 1999: từ 54,9 triệu người tăng lên 76,3 triệu người
* Bước 3: Nhận xét
Càng về sau dân số nước ta tăng càng nhanh:
+ 1901- 1956: dân số tăng gấp đôi( 13,0 triệu người => 25,7 triệu người)
phải mất 55 năm
+ 1956- 1981: dân số tăng gấp đôi( 25,7 triệu người => 54,9 triệu người) chỉ
cần 25 năm
+ 1981- 1999 dân số tăng gấp 1,4 lần( 54,9 triệu người => 76,3 triệu người)
có 18 năm
GV Dương Thị Mộng Hà Trang 7
Trường THCS Vĩnh Mỹ A Sáng kiến kinh nghiệm
3. Kỹ năng đọc và phân tích Atlat địa lí
Khi đọc và phân tích cần lưu ý:

- Cơ sở để đọc Atlat: Đọc phần nào?
- Cơ sở để phân tích: Phân tích cái gì?
- Mối quan hệ giữa kiến thức và Atlat.
Ví dụ: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy cho biết:
a/ Các thế mạnh kinh tế của vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ.
b/ Mối quan hệ giữa khoáng sản với sự phát triển và phân bố công nghiệp
của vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ.
Ta tiến hành như sau:
Bước 1: Dựa vào kiến thức và đọc Atlat để nêu lên thế mạnh về kinh tế của
vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ
Các thế mạnh về kinh tế của vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ:
- Khai thác khoáng sản( than, sắt, chì, kẽm, bôxit, apatit…và nhiệt
điện( Uông Bí…) ở Đông Bắc, phát triển thủy điện( Hòa Bình, Sơn La trên sông
Đà ở Tây Bắc.
- Trồng rừng, trồng cây công nghiệp, rau quả và chăn nuôi gia súc.
- Du lịch sinh thái: SaPa, hồ Ba Bể…
- Kinh tế biển: nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, du lịch vịnh Hạ Long.
Bước 2: Tìm ra mối quan hệ giữa tài nguyên khoáng sản, sự phân bố khoáng
sản với sự phát triển và phân bố công nghiệp của vùng:
- Vùng có nhiều khoáng sản nên tạo thuận lợi cho công nghiệp của vùng phát
triển.
- Vùng có nhiều loại khoáng sản: than, sắt, chì, kẽm, bôxit, apatit…nên cơ
cấu ngành đa dạng.
- Khoáng sản phân bố ở nhiều nơi nên công nghiệp phân bố khắp cả vùng.
- Trữ lượng khoáng sản lớn( than chiếm 90% sản lượng cả nước…) nên tạo
cho công nghiệp của vùng có thế mạnh lâu dài.
GV Dương Thị Mộng Hà Trang 8
Trường THCS Vĩnh Mỹ A Sáng kiến kinh nghiệm
III. Kết luận:
Qua quá trình thực hiện tôi thấy bước đầu đã đem lại kết quả đáng khích lệ:

- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng khai thác kiến thức từ bảng số liệu
- Hình thành và rèn luyện kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ
- Phát huy khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tế
- Nâng cao chất lượng bộ môn
- Kết quả cụ thể thực hiện trong năm học 2013- 2014 của khối 9 như sau:
Tổng
số
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %
HKI 98 21 21.4 44 44.9 28 28.6 5 5.1
Cả
năm
98 29 29.6 53 54.2 14 14.2 2 2.0
IV. Kiến nghị, đề xuất
- Đối với giáo viên: Hiện nay ngoài việc giảng dạy bộ môn Địa Lí ở trường
phổ thông theo phương pháp mới, giáo viên còn phải có lòng yêu nghề, tận tụy với
công việc, không ngừng học tập, biết sang tạo, tích cực chuẩn bị đồ dùng dạy học
để nâng cao chất lượng giảng dạy.
- Đối với học sinh: Phải thực sự ham thích môn học, có kiến thức cơ bản ở
những môn khác- đặc biệt là môn Toán và Ngữ Văn để tính toán, xử lí số liệu, vẽ
biểu đồ và nhận xét diễn đạt một cách logic trong bài làm
Trên đây là những kinh nghiệm thực tiễn mà bản thân tôi đã thực hiện
trong năm học vừa qua, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong quý
thầy( cô) góp ý bổ sung để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần
nâng cao chất lượng dạy và học của Huyện nhà trong thời gian tới.
Vĩnh Mỹ A, ngày 10 tháng 01 năm 2015
Người thực hiện
GV Dương Thị Mộng Hà Trang 9
Trường THCS Vĩnh Mỹ A Sáng kiến kinh nghiệm
Dương Thị Mộng Hà

GV Dương Thị Mộng Hà Trang 10

×