SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI
TRƯỜNG THPT SỐ 2 THÀNH PHỐ LÀO CAI
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
GÓP PHẦN RÈN LUYỆN SỰ SÁNG TẠO CHO
HỌC SINH LỚP 12 TRƯỜNG THPT SỐ 2 TP LÀO CAI
TRONG GIỜ ĐỌC - HIỂU TÁC PHẨM VĂN HỌC.
1
Họ tên Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hà
Đơn v ị : Tổ Văn - Sử - GDCD
Trường : THPT Số 2 TP Lào Cai
Năm học: 2011 – 2012
2
3
Đ ề tài: GÓP PHẦN RÈN LUYỆN SỰ SÁNG TẠO CHO
HỌC SINH LỚP 12 TRƯỜNG THPT S Ố 2 TP LÀO CAI
TRONG GIỜ ĐỌC - HIỂU TÁC PHẨM VĂN HỌC.
PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ
I.Phạm vi đề tài:
Trong nhiều năm qua, ngành giáo dục đã có nhiều cải cách quan trọng từ giáo
dục ở bậc tiểu học cho đến đào tạo đại học và sau đại học. Riêng ở phổ thông trung
học, sự đổi mới thể hiện trên nhiều phương diện, rõ nhất là về chương trình, sách giáo
khoa và đặc biệt là phương pháp dạy học.
Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông
là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “phương pháp dạy học
tích cực” nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn
luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào
4
những tình huống khác nhau trong học tập và thực tiễn, tạo niềm tin, niềm vui hứng
thú trong học tập.
Từ mục đích của đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, tôi xin trao đổi kinh
nghiệm của bản thân về một số giải pháp nhằm góp phần rèn luyện sự sáng tạo cho
học sinh trong giờ đọc - hiểu tác phẩm văn học ở chương trình ngữ văn bậc THPT.
II. Phương pháp nghiên cứu:
Khi đi vào tìm hiểu vấn đề này, mỗi người có một hướng tiếp cận riêng. Trong
khuôn khổ và phạm vi đề tài này tôi sử dụng chủ yếu một số phương pháp sau:
1. Đúc rút kinh nghiệm từ bản thân trong quá trình giảng dạy môn ngữ văn ở
trường THPT.
2. Học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp.
3. Tham khảo một số tài liệu nghiên cứu về đổi mới phương pháp dạy học văn.
- Rèn luyện tư duy sáng tạo trong giảng dạy văn chương.
( Nguyễn Trọng Hoàn- NXBGD 2001)
- Đổi mới giảng dạy văn trong nhà trường. ( ĐHSP Huế- 2002)
- Văn học 11, 12 ( sách giáo viên chỉnh lý hợp nhất năm 2000 - NXBGD)
5
III. Cơ sở của đề tài:
1. Cơ sở lý luận:
a. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã phân tích và nhận
định sâu sắc thực trạng phương pháp giảng dạy ở nước ta thời gian qua còn chậm đổi
mới, chưa phát huy được khả năng sáng tạo của người học và yêu cầu đổi mới mạnh
mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện
thành lối tư duy sáng tạo ở người học.
b. Luật giáo dục của nước CHXHCNVN trong điều 4 (yêu cầu về nội dung
phươg pháp giáo dục) cũng chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực
tự giác, chủ động , tư duy, sáng tạo ở người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say
mê học tập và ý chí vươn lên” (Luật Giáo dục - trang 9 - 1998)
2. Cơ sở thực tiễn:
a Trong bộ môn văn học ở trường phổ thông trung học nhiều năm nay thực tế
đã có nhiều đổi mới đáng kể nhưng vẫn còn có hiện tượng học sinh học theo kiểu cũ:
đọc thuộc, sao chép, nói lại ý sách vở thầy cô mà không có hoặc ít có sự sáng tạo khi
tiếp xúc tác phẩm văn chương.
b. Thị trường sách hiện nay: Sách in ấn nhiều, giảng giải cụ thể tác phẩm, học
sinh mua về chép lại một cách máy móc mà không suy nghĩ, sáng tạo do đó dẫn đến
tình trạng mù kiến thức.
6
c. Hiện tượng ít tập trung suy nghĩ, ít tìm tòi ở học sinh phải được khắc phục
dần qua những giờ dạy của giáo viên ở trên lớp và cách học của học sinh.
d. Khi tiếp xúc với tác phẩm văn học, học sinh chỉ hiểu theo một chiều, ít chịu
khó phát hiện, vốn từ ngữ nghèo, diễn đạt kém. Vì vậy, không đạt hiệu quả cao khi
cảm nhận tác phẩm văn chương.
PHẦN HAI: NỘI DUNG.
I. Phát huy sự sáng tạo cho học sinh trong giờ đọc hiểu tác phẩm.
Như chúng ta đã biết tiếp nhận văn học là một hoạt động nhằm chiếm lĩnh giá
trị tư tưởng, giá trị thẩm mĩ của tác phẩm văn học. Thông qua quá trình đầu tiên là tiếp
xúc, cảm thụ văn bản ngôn từ đến việc cảm nhận, hiểu ra chân giá trị của hình tượng
nghệ thuật và cảm hứng của nhà văn, tài năng diễn tả của nhà văn để làm nên tác
phẩm đó. Và cuối cùng là quá trình kết thúc sự tiếp nhận ở người đọc qua việc hiểu,
rung cảm, có được những rung cảm, những ấn tượng và chịu ảnh hưởng của tác phẩm,
của hình tượng nghệ thuật trong đời sống cá nhân.
Quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học đã giúp cho con người có được những
thói quen, những tình cảm lành mạnh, những suy ngẫm để tự rèn luyện, tự điều chỉnh
bản thân bởi vì chức năng tiếp nhận văn học không chỉ đơn thuần là quá trình người
đọc tiếp xúc với tác phẩm văn học mà nó còn diễn ra quá trình nhận thức ở họ khi
người đọc và người học có ý thức cao về những vấn đề trong tác phẩm văn học. Quá
7
trình học văn ở trường THPT đối với lứa tuổi học sinh chính là quá trình thầy cô giúp
các em tiếp xúc tác phẩm, hiểu ra cái đúng, cái hay của nó và bằng tài năng của mình
người thầy phải cảm thụ, cảm nhận một cách toàn diện để sau đó từng bước đưa học
sinh bước vào tác phẩm mà phân tích, cảm thụ và hiểu tác phẩm một cách đầy đủ,
đúng đắn.
Trong khi cảm nhận tác phẩm văn học, người đọc phải dùng liên tưởng, tưởng
tượng để hình dung, để hiểu ý đồ, quan niệm nghệ thuật, tư tưởng nhà văn trong tác
phẩm, bởi vì nhà văn đã dùng liên tưởng, tưởng tượng làm phương tiện, cách thức,
thủ pháp nghệ thuật để sáng tác tác phẩm văn học. Quá trình tiếp xúc, tiếp thu một giờ
giảng văn trên lớp của học sinh phải nhờ vào tài năng, kĩ năng của người thầy qua các
thao tác đọc, phân tích, bình giảng, nhận xét để bằng các giác quan, học sinh có thể
hiểu tác phẩm qua hệ thống ngôn ngữ, hình tượng, các thủ pháp nghệ thuật trong tác
phẩm. Sự dẫn dắt của người thầy rất quan trọng, vì thế thầy muốn dẫn dắt học sinh
bước vào khám phá tác phẩm thì trước hết phải hiểu tác phẩm, thâm nhập vào tác
phẩm một cách tự nhiên, thoải mái và có khả năng phân tích, đánh giá tác phẩm và
qua sự cảm thụ của mình hướng cho học sinh cảm thụ cái hay, chỗ độc đáo của tác
phẩm để từ đó từng bước hiểu ra vấn đề nhà văn đặt ra và giải quyết trong tác phẩm.
Đề cập đến bản chất của giờ giảng văn, GS Đặng Thai Mai cho rằng: “giảng
văn trước hết là theo dõi trong nếp áng văn tất cả cái tinh vi về tư tưởng, cái độc đáo
về nghệ thuật của một tác giả. Hiểu như vậy giảng văn trước hết là chỉ ra sự thống
nhất giữa hình thức và nội dung, giữa kĩ thuật và tư tưởng trong một tác phẩm văn
8
chương ”( Giảng văn Chinh phụ ngâm- Đặng Thai Mai - ĐHSP I HN; 1992). Vậy thì
muốn chỉ ra sự thống nhất ấy trong tác phẩm rõ ràng lao động của giáo viên dạy văn
vừa phải có tính nghệ thuật vừa phải có tính sư phạm. Mà tính nghệ thuật của giờ
giảng văn tất nhiên lại phải phụ thuộc vào tài năng của giáo viên và trình đô, khả năng
của học sinh. Như trên đã nói, tiếp xúc với tác phẩm văn chương, học sinh cần có sự
liên tưởng, tưởng tượng phong phú, rõ ràng mới có thể cảm nhận được cái hay của tác
phẩm, cái tài của tác giả. Việc đó theo tôi hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng tiếp thu
của học sinh qua tài năng dẫn dắt của giáo viên. Vậy thì, việc đầu tiên theo tôi người
thầy dạy văn cần phải làm, đó là phải bằng mọi cách tác động vào tư duy sáng tạo của
học sinh trong quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học. Sự tác động ấy có thể bằng nhiều
hình thức khác nhau. Có thể đó là giọng đọc thiết tha diễn cảm khi phân tích tác phẩm
trữ tình, giọng đọc hài hước dí dỏm khi tiếp cân tác phẩm trào phúng, giọng đọc đanh
thép mạnh mẽ khi thể hiện thái độ căm thù, giọng đọc nhẹ nhàng ấm áp khi diễn tả
tình cảm yêu thương hoặc có thể đó còn là một hệ thống câu hỏi phù hợp, đúng lúc
gõ vào trí tuệ học sinh, bắt buộc học sinh phải suy nghĩ, phải căng thẳng chút ít để
phán đoán mở hướng hiểu, cách khai thác vấn đề.
Qua nhiều năm giảng dạy bộ môn văn ở trường THPT, tôi thấy rằng để có được
một giờ giảng văn trọn vẹn quả thật là khó bởi vì đó là cả một nghệ thuật. Giờ giảng
văn đòi hỏi học sinh phải liên tưởng, tưởng tượng mới có sự sáng tạo trong phát hiện
tìm tòi trong khi đó thời gian rất eo hẹp. Đã thế lớp học có ít nhất 40 học sinh, thầy chỉ
có một mà trò thì quá nhiều, sự liên tưởng, tưởng tượng không đồng đều ở học sinh.
9
Tất cả chừng ấy yếu tố cũng đủ để chúng ta hiểu rằng khó có thể cầu toàn đối với một
giờ giảng văn. Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là chúng ta hoàn toàn không thể
có được những giờ dạy, bài giảng thành công. Với những gì đã làm, đã học tập ở đồng
nghiệp và tiếp xúc với nhiều khoá học sinh, tôi thấy rằng: Chúng ta có thể giúp cho
học sinh có điều kiện rèn luyện tư duy sáng tạo khi tiếp xúc với tác phẩm văn chương
qua một số vấn đề, một số thao tác sau đây:
1. Trong giờ giảng văn, trước khi giảng giáo viên có thể dùng lời kể hoặc lời
dẫn kết hợp với một số hình ảnh, đoạn phim, bài hát, câu thơ minh hoạ để tạo tâm thế
thoải mái, giúp học sinh có điều kiện thâm nhập được vào tác phẩm, vào bài dạy một
cách hứng thú.
Ví dụ:
- Giảng bài “ Ai đã dặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường, ta có
thể dẫn dắt học sinh bằng lời giới thiệu, lời dẫn về con sông Hương của Huế ở vẻ đẹp
tự nhiên, văn hoá, lịch sử; hoặc cho học sinh nghe đoạn nhạc “Dòng sông ai đã đặt
tên?” kết hợp một số hình ảnh về sông Hương, xứ Huế và hỏi cảm nhận của học sinh
về dòng Hương Giang.
- Giảng bài “ Sóng ” của Xuân Quỳnh, ta có thể bắt đầu bằng một đoạn bài hát
về biển, một bài thơ có cùng chủ đề hoặc một trò chơi từ đó gợi dẫn về vấn đề cơ bản
cần tìm hiểu trong tác phẩm.
10
2. Phải khơi gợi ở học sinh sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú từ những gì
đã có trong văn bản ngôn từ của tác phẩm bằng hệ thống câu hỏi có khả năng tạo được
tâm lí thoải mái trong tư duy của các em khi tiếp cận tác phẩm ở các dạng câu hỏi từ
khái quát đến cụ thể, từ khẳng định đến gợi mở, định hướng.
Ví dụ 1: Khi tìm hiểu tác phẩm “ Bài ca ngất ngưỡng” của Nguyễn Công Trứ,
Gv hỏi: đọc xong bài thơ em có cảm nhận như thế nào về nhân vật trữ tình trong bài
thơ?
Học sinh: Em tưởng tượng được cảnh nhà nho ngất ngưỡng cưỡi bò vàng
nghênh ngang giữa phố, tiếng đạc ngựa ngân vang, vài ba cô ả đào lẽo đẽo theo sau
Ví dụ 2: Khi tìm hiểu tác phẩm “ Chiếc thuyền ngoài xa”, GV có thể hỏi: Cảm
nhận của em về bức tranh thiên nhiên ở đoạn đầu tác phẩm?
Học sinh: Bức tranh được đặc tả với vẻ đẹp vừa cổ kính vừa mơ màng. Giữa
không gian bao la của biển, của bầu trời, hình ảnh chiếc thuyền cùng con người đang
thu lưới sau một đêm lao động vất vả ẩn hiện trong những mảng màu sáng tối của ánh
bình minh trên biển sớm mờ sương. Cảnh mang vẻ đẹp lãng mạn, gợi lên một cuộc
sống thanh bình, yên ả.
3.Trong giảng văn, giọng đọc của giáo viên là rất quan trọng. Với giọng đọc của
mình, giáo viên có thể đã và đang truyền thụ được cái hồn của tác phẩm cho học sinh.
Qua giọng đọc của thầy, học sinh đã có thể thấy mở ra trong tâm trạng, trong cảm xúc
11
và tư duy nhưng gì cần lĩnh hội. Đọc đúng, đọc diễn cảm đòi hỏi sự luyện tập công
phu của người thầy. Nhiều đoạn thơ, đoạn văn thầy không cần giảng, bình mà chỉ đọc
đã có thể mở ra cho trò bao nhiêu điều thú vị. Tuy nhiên không chỉ có thầy đọc mà
thầy phải có trách nhiệm tập luyện cho học sinh thói quen đọc đúng, đọc diễn cảm
văn bản bởi vì đây chính là khâu đầu tiên giúp học sinh cảm nhận tác phẩm văn
chương bằng chính giọng đọc của mình để cảm thụ đúng tác phẩm, cảm thụ cái hay
của tác phẩm thông qua sự ngân vang của nó trong cảm xúc, đ ọc là yếu tố quan trọng
cho học sinh đến được và dần hiểu tác phẩm văn chương. Một giờ giảng văn mà cả
thầy lẫn trò đều có giọng đọc tốt sẽ truyền được cảm xúc của mình từ tác phẩm cho
học sinh trong lớp.
4. Trong giờ đọc hiểu, để rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh, giáo viên còn
phải cố gắng tập cho học sinh có thói quen rèn luyện và thao tác cần thiết khi chuẩn bị
bài ở nhà và khi học giờ giảng văn ở lớp. Theo tôi đó có thể là những thói quen sau:
- Thói quen đọc tác phẩm cẩn thận, kỹ càng, đọc đúng đọc, diễn cảm để tự cảm
nhận tác phẩm, đồng thời với việc đọc có suy nghĩ là thói quen gạch chân và ghi lại
những đoạn hay của tác phẩm.
- Thói quen đọc thuộc tác phẩm, ghi nhớ, suy ngẫm tác phẩm, những câu đoạn
mà mình tâm đắc nhất.
- Thói quen liên tưởng, liên hệ với những vấn đề, những tác phẩm khác có liên
quan đến những giá trị cơ bản trong tác phẩm đang học.
12
- Thói quen lật đi lật lại những vấn đề quan trọng khi cảm nhận phân tích tác
phẩm.
- Thói quen cảm nhận tác phẩm theo nhiều chiều, nhiều khía cạnh không máy
móc thụ động; phải tập trung suy nghĩ, phát hiện những điều mới lạ ở tac phẩm khi
cảm nhận nó qua sự dẫn dắt gợi ý của thầy cô, có nghĩa là phải có sự cảm nhận của
riêng mình.
- Phải biết và có thói quen cảm nhận tác phẩm theo đặc trưng thể loại, đặc trưng
thi pháp.
5. Rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh ở giờ giảng văn không chỉ dừng lại ở
những thao tác trên mà nó còn đòi hỏi ở cả thầy lẫn trò một cách học, cách dạy hợp lý,
khoa học, linh hoạt, không phải bài nào cũng giảng và liên tưởng theo một cách,
không phải tác giả tác phẩm nào cũng một dạng lời bình mà phải tùy thuộc vào hoàn
cảnh, tác phẩm cụ thể để hướng dẫn học sinh cách cảm thụ, cách phát hiện. Về phía
học sinh, theo tôi nếu cầu toàn 100% học sinh đều cảm thụ tốt tác phẩm văn học bằng
tư duy của các em thì khó mà đạt được. Vì vậy phải tùy đối tượng, tùy năng lực cảm
thụ văn học của từng đối tượng mà hướng dẫn chỉ đạo các em phát hiện sáng tạo phù
hợp: Hệ thống câu hỏi đặt ra phải linh hoạt, phải có sự phân chia đối tượng, có câu hỏi
khó cho học sinh giỏi, câu hỏi phù hợp cho học sinh trung bình có thế một giờ giảng
văn mới đảm bảo được cùng lúc sự sáng tạo cho các em.
13
6. Để giúp học sinh có được sự sáng tạo trong giờ giảng văn, giáo viên nên
hướng dẫn cho học sinh đi theo con đường thi pháp học nởi vì thi pháp học sẽ giúp
học sinh hiểu đúng, nhanh chóng phát hiện ra những điểm sáng thẩm mỹ ở tác phẩm.
Muốn vậy, người thầy phải nắm và vận dụng linh hoạt, vững vàng lý luận thi pháp
trong quá trình giảng văn.
Ví dụ: Với thơ, nên đi từ mạch cảm hứng, cảm xúc của nhân vật trữ tình hoặc
hình tượng trữ tình trong tác phẩm ( Chẳng hạn khi tìm hiểu bài thơ “ Sóng” của Xuân
Quỳnh ta có thể phân tích hình tượng sóng và hình tượng em; Khi tìm hiểu bài thơ
“Đất Nước ” của nguyễn Khoa Điềm ta phân tích theo mạch trữ tình- chính luận của
nhân vật trữ tình trong bài thơ).
Với văn xuôi, có tác phẩm giảng bằng thi pháp nhân vật, có tác phẩm giảng
bằng thi pháp cốt truyện, tình tiết ( Chẳng hạn khi tìm hiểu tác phẩm “ Hai đứa trẻ ”
của nhà văn Thạch Lam thì phân tích theo nghệ thuật miêu tả bởi truyên Thạch Lam
không có cốt truyện nên không có giọng kể mà chỉ có giọng tả; Khi tìm hiểu tác phẩm
“ Chữ ngời tử tù” của Nguyễn Tuân thì phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật; khi
tìm hiểu tác phẩm “ Ai đã đặt tên cho dòng sông” hoặc “ Người lái đò sông Đà” thì
phân tích tác phẩm theo đăc trưng thể loại bút kí, tuỳ bút).
7. Để phát huy sự sáng tạo, tích cực chủ động của học sinh cũng như kết hợp
rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh, giáo viên cần vận dụng các phương pháp, kĩ
14
thuật dạy học mới vào giờ đọc văn, như phương pháp thảo luận nhóm, giao dự án, kết
hợp kĩ thuật khăn trải bàn, mảnh ghép, v v
II. Minh hoạ đọc - hiểu tác phẩm:
NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH
(Nguyễn Thi)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hiểu được nguồn gốc tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn và những chiến thắng của dân tộc
Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước
- Thấy được một số đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1/Kiến thức:
- Phẩm chất tốt đẹp của con người trong gia đình Việt, nhất là Chiến và Việt.
- Nghệ thuật trần thuật đặc sắc, nghệ thuật xây dựng tính cách miêu tả tâm lí nhân vật,
ngôn ngữ phong phú, góc cạnh, đậm chất hiện thực và màu sắc ở Nam Bộ
2/Kĩ năng:
Đọc- hiểu truyện ngắn hiện đại theo đặc trưng thể loại
C. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
- Sách giáo khoa, Chuẩn kiến thức kĩ năng, sách tham khảo.
- Thiết kế giáo án
D. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN:
Diễn giảng, phát vấn, thảo luận, gợi mở, đàm thoại.
15
E. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp – kiểm tra bài cũ: Tóm tắt truyện Những đứa trong gia đình của Nguyễn
Thi.
2. Bài mới:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài học
Hoạt động 1: Giới thiệu
bài mới
Tiết 1
Lắng nghe, tạo tâm
thế vào bài
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả : SGK
Hoạt động 2: Hướng dẫn
học sinh tìm hiểu phần tiểu
dẫn trong SGK
Dựa vào phần tiểu dẫn hãy
tóm tắt vài dòng về tiểu sử
của tác giả Nguyễn Thi?
H. Hãy cho biết những nét
cơ bản về tư tưởng và
phong cách của tác giả qua
tác phẩm "Những đứa con
trong gia đình"?
HS đọc phần tiểu
dẫn
Học sinh tóm tắt trả
lời
HS nêu ý chính
a. Tiểu sử:SGK
b. Tư tưởng - phong cách
- Gắn bó sâu sắc với nhân dân Nam Bộ, là
nhà văn của nhân dân Nam Bộ thời kỳ
chống Mỹ
- Nhân vật tiêu biểu:
Người nông dân Nam Bộ với những nét
tính cách tiêu biểu
GV thuyết giảng làm rõ HS lắng nghe, ghi
chép
H. Hiểu biết của em về HS trả lời 2. Tác phẩm "Những đứa con trong gia
16
hoàn cảnh ra đời, giá trị
tác phẩm "Những đứa con
trong gia đình
đình".
- Truyện ngắn xuất sắc - ra đời trong thời
kỳ kháng chiến chống Mỹ
Hoạt động 3: Hướng dẫn
học sinh đọc, tìm hiểu văn
bản
GV hướng dẫn HS đọc văn
bản
Hs đọc văn bản theo
hướng dẫn của GV
II. Đọc, hiểu văn bản
1. Đọc và giải nghĩa từ khó
Tiếp tục hướng dẫn HS tìm
hiểu văn bản.
H Hãy đề xuất hướng tìm
hiểu văn bản/?
H. Truyện "Những đứa
con trong gia đình" được
trần thuật chủ yếu từ điểm
nhìn của nhân vật nào?
Nhân vật được đặt trong
tình huống như thế nào?
Hãy nêu tác dụng của cách
trần thuận đó đối với kết
cấu truyện và việc khắc
họa tính cách nhân vật./?
Hs thảo luận trả lời
HS suy nghĩ trả lời
2. Cảm nhận chung
- Kể chuyện: tự sự qua dòng hồi tưởng của
Việt khi bị trọng thương nằm lại 1 mình ở
chiến trường, trong bóng tối.
17
GV tiếp tục bổ sung, giảng
giải, kết luận
• HS lắng
nghe
→
nhà văn có điều kiện nhập sâu vào thế
giới nội tâm nhân vật để dẫn dắt câu
chuyện.
⇒
Diễn biến câu chuyện biến đổi linh hoạt,
tự nhiên.
- Sự hòa quyện, gắn bó giữa tình cảm gia
đình với tình yêu đất nước, những truyền
thống gia đình với truyền thống dân tộc tạo
nên sức mạnh to lớn của người Việt nam,
dân tộc Việt nam trong thời kỳ kháng chiến
chống Mỹ.
Tiết 2 III. Đọc, hiểu văn bản
1. Hình tượng nhân vật:
H. Những nét thống nhất
tạo nên nét truyền thống
của gia đình Việt - Chiến?
Cho HS phân nhóm, trả lời
GV bổ sung, giảng giải,
kết luận.
HS suy nghĩ, thảo
luận, trả lời
Đại diện nhóm, trả
lời
a. Nét chung thống nhất của gia đình:
+ Căm thù giặc sâu sắc
+ Gan góc, dũng cảm, khao khát, chiến đấu,
giết giặc.
+ Giàu tình nghĩa, rất mực thủy chung son
sắt với quê hương, Cách mạng.
→
truyền thống gia đình trong mối quan hệ
với truyền thống Cách mạng, dân tộc tạo
nên 1 dòng sông truyền thống.
18
b. Nét riêng tiêu biểu từng thành viên
H. Tìm những chi tiết
trong tác phẩm đề cập đến
hình tượng chú Năm?
Trong số những chi tiết ấy
em ấn tượng với chi tiết
nào nhất? Vì sao?
GV bình chi tiết tiếng hò
Từ đó nêu những nhận xét
khái quát của em về nhân
vật này?
GV nhận xét, bổ sung
HS hệ thống, trả lời
Hs lắng nghe
HS thảo luận trả lời.
b1. Chú Năm:
- Hay kể về sự tích gia đình, tác giả của
cuốn biên niên sử gia đình.
- Dặn dò các cháu
- Tiếng hò đầy tâm tư:
tha thiết, nhắn nhủ, lời thề , trái tim, tâm
hồn
+ Luôn hướng về truyền thống, đại diện và
lưu giữ truyền thống. Ông là khúc thượng
nguồn của dòng sông truyền thống, là nơi
kết tinh đầy đủ hơn cả truyền thống của gia
đình
H. Hình tượng người mẹ
được nhắc đến như thế nào
trong tác phẩm? Vì sao nói
người mẹ chính là hiện
thân của truyền thống?
GV nhận xét, lý giải, kết
luận.
HS thảo luận theo
nhóm, đại diện
nhóm trả lời
b2. Má của Việt - Chiến:
- Hiện thân của truyền thống:
+ Tảo tần, đảm đang, tháo vát thương yêu
chồng con hết mực.
+ ghìm nén đau thương đời mình để sống,
chở che cho đàn con và chiến đấu.
GV bình 1 vài chi tiết ở
trong đoạn trích, có thể mở
HS lắng nghe
→
Bà là biểu tượng về người phụ nữ nông
dân Nam Bộ thời chống Mỹ
19
rộng trong những chi tiết ở
phần trước.
H. So với mẹ, chị Chiến có
những điểm nào giống và
khác? Nguyễn Thi có dụng
ý như thế nào trong việc
xây dựng hình tượng chị
Chiến?
HS tìm những chi
tiết tiêu biểu, nhận
xét
b3. Chị Chiến:
- Giống mẹ: + Vóc dáng
+ Đức tính: gan góc, đảm đang
→
kế thừa
- Tính cách
→
Vừa trẻ con: tranh công bắt ếch, tranh đi
tòng quân, tranh công bắt tàu giặc
→
Vừa ý thức là chị:
+ thương em , lo cho em, nhường nhịn
em
→
1 cô bé hồn nhiên, vô tư ở tuổi mới lớn
- Khác mẹ
+ trẻ trung, thích làm dáng
+ có điều kiện trực tiếp cầm súng đánh
giặc trả thù nhà, thực hiện lời thề sắt đá.
→
biết kế thừa và phát huy truyền thống tốt
đẹp của gia đình và dân tộc
H. Em ấn tượng ở nhân vật
Việt bởi những nét tính
cách tiêu biểu nào?
HS lựa chọn, suy
nghĩ, trả lời.
b4. Việt
- Tính tình hồn nhiên, trẻ con
+ Luôn giữ trong mình cái ná thun, cho tới
khi đã vào bộ đội
+ Vị thương rất nặng tới lần 2 "trong bóng
20
GV gợi ý, phân tích, bình
1 vài chi tiết
HS lắng nghe
đêm vắng lặng và lạnh lẽo", Việt không sợ
chết mà lại sợ ma và bóng đêm.
+ Yêu chị nhưng hay tranh giành với chị.
+ Rất yêu quý đồng đội nhưng không nói
thật là mình có chị, sợ mất chị, phải giấu
chị.
- Có tình thương yêu gia đình sâu đậm:
+ Tình cảm chi em, đối với linh hồn má,
với chú Năm.
+ Hình ảnh cha mẹ thân yêu luôn chập chờn
trong hồi ức khi bị thương.
- Tính chất anh hùng, tinh thần chiến đấu
dũng cảm:
+ Luôn ý thức phải sống và chiến đấu để trả
thù nhà, đền nợ nước xứng đáng với truyền
thống gia đình.
+ Can đảm chịu đựng khi bị thương.
+ Tư thế luôn sẵn sàng chiến đấu dù đang
bị kiệt sức.
→
Một con sóng vươn xa nhất trong dòng
sông truyền thống, người tiêu biểu cho tinh
thần tiến công cách mạng.
21
H. Em có kết luận như thế
nào về "những đứa con
trong gia đình"?
HS thảo luận theo
nhóm, đại diện trả
lời
* Tiểu kết:
Mỗi con người trong gia đình là một khúc
sông trong dòng sông truyền thống. Mỗi
khúc sông có một đặc điểm riêng nhưng họ
vẫn hướng về tô đậm hơn, phát huy hơn
truyền thống gia đình gắn chặt trong mối
tình đất nước thời kháng chiến chống Mỹ
H. Khái quát những nét cơ
bản về ngôn ngữ nghệ
thuật của tác phẩm?
HS suy nghĩ trả lời 2. Ngôn ngữ nghệ thuật:
- Xây dựng nhân vật bằng chi tiết cụ thể,
làm rõ góc cạnh của cuộc sống, tạo nên
không khí chân thực và có linh hồn.
H. Đọc xong truyện ngắn,
em có ấn tượng với chi tiết
nào nhất? Vì sao?
GV bình
HS chọn, trả lời
HS lắng nghe
+ Chi tiết đắt giá nhất: "Chị em Chiến
khiêng bàn thờ má sang gởi nhà chú Năm
→
tập quán lâu đời gợi sự thiêng liêng,
nhân vật trở nên trưởng thành hơn.
- Ngôn ngữ mang đậm chất Nam Bộ.
- Phát huy tối đa ngôn ngữ độc thoại nội
tâm.
→
tài năng Nguyễn Thi trong nghệ thuật kể
chuyện
Hoạt động 4: Hướng dẫn
học sinh tổng kết
* Kĩ năng sống: Giao tiếp,
trình bày, trao đổi về cách
thể hiện sức mạnh của dân
HS lưu ý phần ghi
nhớ, đúc kết, ghi
chép
III. Tổng kết:
1) Nghệ thuật:
- Tính huống truyện : Việt - một chiến sĩ
Quân giải phóng - bị thương phải nằm lại
trên chiến trường. Truyện kể theo dòng nội
22
tộc trong cuộc kháng
chiến chống Mĩ cứu nước
(từ góc nhìn truyền thống
gia đình)
tâm của Việt khi liền mạch (lúc tỉnh), khi
gián đoạn (lúc ngất) của "người trong cuộc"
làm câu truyện trở nên chân thật hơn ; có
thể thay đổi đối tượng, không gian, thời
gian, đan xen tự sự và trữ tình.
- Chi tiết được chọn lọc vừa cụ thể vừa giàu
ý nghĩa, gây ấn tượng mạnh. Ngôn ngữ
bình dị, phong phú, giàu tính tạo hình và
đậm sắc thái Nam Bộ.
- Giọng văn chân thật tự nhiên, nhiều đoạn
gây xúc động mạnh.
2) Ý nghĩa văn bản:
Qua câu truyện về những con người trong
một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền
thống yêu nước, căm thù giặc, thuỷ chung
với quê hương, với cách mạng, nhà văn
khẳng định : sự hoà quyện giữa tình cảm
gia đinh và tình yêu nước, giữa truyền
thống và truyền thống dân tộc đã tạo nên
sức mạnh tính thần to lớn của con người
Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc
kháng chiến chống Mĩ cứu nước
- Tìm đọc trọn vẹn tác
phẩm Những đứa con
IV. Hướng dẫn tự học:
23
trong gia đình.
- So sánh hai nhân vật Việt
và Chiến
- Là một công dân trong
thời kì đổi mới em suy
nghĩ gì về tình yêu nước
và tình gia đình?
3. Dặn dò:
- Nắm cốt truyện, nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
- Chuẩn bị cho tiết học sau.
III. Kết quả khảo sát:
Trong năm học 2011- 2012, qua 3 lớp 12A5, 12A7, 12A8 tôi trực tiếp giảng
dạy, tôi đã vận dụng một số thao tác trên ở bài dạy đọc hiểu “Những đứa con trong
gia đình ” để không ngừng góp phần rèn luyện, khơi gợi cho học sinh khả năng sáng
tạo ở các em. Thực tế qua các giờ dạy tôi thấy có sự thành công, đạt được yêu cầu
mục đích đã định nhưng mức độ nắm bắt bài học của từng đối tượng học sinh khác
nhau cũng chưa đồng đều.
12A5 12A7 12A8
Hi ểu bài 40/40 (100%) 39/39( 100%) 36/36 (100%)
Khả năng vận dụng 37/40 (92,5%) 36/39 ( 92%) 32/36 (88,88%)
Khả năng sáng tạo 35/40 ( 87,5%) 34/39(87,2%) 31/36 (86,1%)
24
Một kết quả tôi nhận thấy rõ là các em hoạt động tích cực, tham gia thảo
luận có hiệu quả và đặt ra nhiều vấn đề khá thú vị. Qua đó các em rèn luyện kĩ năng
động não, hợp tác, phản biện.
PHẦN BA: KẾT LUẬN
Góp phần khơi gợi và rèn luyện sự sáng tạo cho học sinh trong giờ đọc hiểu là
công việc thường xuyên và cần thiết ở tất cả các môn học. Tuy nhiên ở bộ môn văn
các đặc thù của nó vẫn là sự sáng tạo dựa trên sự đồng cảm, sự cảm nhận của người
học qua người dạy văn và văn bản ngôn từ trong tác phẩm. Sự sáng tạo trong văn
chương không hề có sự giống nhau bởi sự liên tưởng, tưởng tượng ở mỗi người khác
nhau, tuy vậy vẫn có chỗ giống nhau trong tiếp nhận tác phẩm văn học giữa các đối
tượng: tác giả - người dạy - người học. Theo tôi để có sự gặp nhau ấy, cả người dạy và
người học phải có một trường liên tưởng, một sự tưởng tượng phong phú, linh hoạt để
từ đó người dạy có thể đưa người học vào tác phẩm bằng hệ thống các câu hỏi, bằng
lời bình, cách đọc, lời phân tích và người học tiếp nhận tác phẩm bằng quá trình tích
luỹ từ ngữ, vốn hiểu biết và khả năng cảm nhận được tác phẩm văn chương để lĩnh hội
từ người dạy những gì tâm đắc nhất, đồng thời mở rộng tầm hiểu biết, suy nghĩ trong
nhiều lĩnh vực khác nhau.
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “ Học sinh nhớ nhiều, học nhiều là
điều đáng khuyến khích nhưng đó quyết không phải là điều chủ yếu. Điều chủ yếu là
dạy học sinh cách suy nghĩ sáng tạo. Chúng ta phải xem lại cách giảng dạy văn trong
25