Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

SKKN: BỒI DƯỠNG GIẢI TOÁN CHO HS LỚP 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.83 KB, 5 trang )

I. Lý do chọn đề tài
Vì dậy học nhiều năm lớp 3 nên tôi nhận thấy : Trên thực tế của từng
lớp, từng trường nói riêng, các trường nói chung đều có một số em giỏi toán
và một số em kém toán. Những em giỏi thì say mê học tập. Những em yếu
kém thì lười học, sợ học và chán học.
Do yêu cầu phổ cập giáo dục cấp Tiểu học. Để đảm bảo chất lượng học
tập của các em trong một lớp, một khối phải đồng đều như nhau. Các trường
cũng phải bằng nhau.
Nên tôi đã chọn đề tài : "Bồi dưỡng học sinh yếu kém giải toán chương
lớp 3" để giúp các em yếu kém học tập tốt hơn bộ môn toán trong đó có giải
toán đúng ở chương trình này.
II. Cơ sở khoa học và thực tiễn
Chương trình tiểu học là chương trình đồng bộ được mở rộng và khắc
sâu kiến thức môn toán nói chung và phương pháp giải toán nói riêng.
Chương trình toán lớp 3 là chương trình chuyển tiếp giữa lớp 1, 2 và lớp
3, 4. Học sinh được củng cố mở rộng phép cộng trừ và làm phép nhân chia.
Đồng thời rèn luyện kỹ năng tính toán cho học sinh : 4 phép tính + - x :
trong phạm vi 1000; và các dạng giải toán điển hình. Vì vậy đối với việc giải
toán trong từng tiết học để học sinh yếu kém giải toán đúng quả là khó khăn
cả về trả lời lẫn tính toán.
Nhưng trên thực tế đối với học sinh yếu kém giải toán, các em rất ngại
làm bài, sợ giải toán vì khả năng tư duy "phân tích, tổng hợp của các em có
nhiều hạn chế".
Với thực tế học sinh lớp tôi, trường tôi còn có một số em giải toán có lời
văn thiếu chính xác, chưa đúng, tính toán còn sai, nhiều khi làm bài chưa có
kỹ năng phán đoán, suy luận, không biết làm thế nào ? Các em rất sợ học.
Mà môn toán là môn "Thể thao trí tuệ" vừa giúp các em giải trí tinh thần, vừa
giúp việc dạy tốt môn toán là điều cần thiết mà giáo viên cần quan tâm,
trong đó "cách giải toán" là chú trọng trong chương trình toán 3.
III. nội dung và phương pháp
1. Điều tra phân loại học sinh yếu kém toán ở lớp


Nhất là những em yếu kém về giải toán, ngay từ khi nhận lớp tôi phải
phân loại từng em, yếu kém loại toán điển hình nào để tôi có kế hoạch kèm
cặp, hướng dẫn phương pháp giải toán kịp thời cho từng em. Tôi luôn quan
tâm động viên các em chăm học, tích cực làm bài để các em tự tin vào khả
năng của mình để suy nghĩ, phán đoán tìm cách giải đúng.
Trong các giờ lên lớp tôi luôn động viện cho các em suy nghĩ tìm ra cách
giải. Tôi thường xuyên kiểm tra bài làm của em trên lớp, chấm chữa tay đôi
với học sinh để củng cố kiến thức. Tuyên dương khen thưởng kịp thời bằng
điểm số nếu các em có cố gắng (mặc dù chưa đạt yêu cầu) để các em phấn
khởi học tập xoá đi ấn tượng sợ giải toán.
Về nhà : Tôi yêu cầu các em làm lại bài toán vừa giải ở lớp để các em
yếu kém nắm vững cách giải. Lần sau gặp loại bài như thế là làm được ngay.
Tôi còn yêu cầu phụ huynh kết hợp chặt chẽ với giáo viên, có trách nhiệm
hướng dẫn con học ở nhà giúp các em làm đầy đủ bài tập cô giao. Ngoài ra
tôi còn giao cho những em giỏi toán ở lớp mỗi em giỏi giúp một em kém. Lập
thành đôi bạn cùng tiến bằng cách : Giờ truy bài kiểm tra bài làm của bạn.
Nếu bạn giải sai thì hướng dẫn giải lại cho bạn nắm được phương pháp giải
toán. Khi giao bài về nhà không nên giao nhiều, chỉ cần giao 1 đến 2 bài cho
học sinh làm thôi, tôi lồng thêm những bài toán vui gắn với thực tế giúp các
em hứng thú học toán hơn.
2. Rèn kỹ năng từ dễ đến khó, từ kiến thức cũ đến kiến thức mới
a) ở lớp một: Các em đã học các bài toán đơn giản : giải bẳng 1 phép
tính về thêm bớt nhiều hơn 1 số đơn vị.
Loại toán này đơn giản. Nhưng cũng phải củng cố cho các em nắm vững
thì mới làm được các bài toán ở lớp trên.
b) ở lớp hai : Các em được ôn lại các dạng toán lớp 1 và luyện thêm 5
mẫu giải toán dạng : a + b + c ; a + b - c ; a + (a - b) ; a + (a + b)
Đây là dạng toán tổng hợp giải bằng 2 phép tính. Tôi cho các em yếu
toán, trung bình ôn luyện các dạng toán này với các số trong phạm vi 100,
giúp các em hiểu mối quan hệ giữa các đối tượng với các dữ kiện đơn giản

của bài toán. Từ đó hình thành tư duy toán cho học sinh, giúp các em phân
tích, tổng hợp, giải được các dạng toán nhanh, chính xác. Bước đầu có kỹ
năng trình bày bài toán.
c) Hình thức rèn luyện : Học sinh nhận xét dữ kiện, tóm tắt đề toán,
tìm ra cách giải với cách làm này học sinh mạnh dạn, tự tin vào bản thân,
dần dần ham thích giải toán, để thể hiện khả năng chính mình.
Vai trò của người thầy rất quan trọng. Lời phát biểu của các em dù đúng
hay sai, giáo viên cũng phải có lời động viên hợp lý. Nếu học sinh phát biểu
sai, hoặc chưa đúng, giáo viên động viên "gần đúng rồi, con cần suy nghĩ
thêm nữa, thì sẽ đúng hơn " giúp các em cố gắng suy nghĩ làm bằng được,
chứ không nên nói "sai rồi, không đúng " làm mất hứng của học sinh, ức
chế học sinh tự ti, chán học.
Bước này là bước quan trọng giúp học sinh không sợ giải toán, thích thi
nhau làm để khẳng định mình, từ đó có kỹ năng giải toán vững chắc với lời
giải thông thường ở lớp 1, 2.
3. Định hướng cho học sinh giải được các bài toán có dữ kiện cụ thể
sang giải các dạng toán điển hình của lớp 3
- Gấp 1 số lên nhiều lần
- Giảm 1 số đi nhiều lần
- Tìm 1 phần mấy của một số
Giải toán tổng hợp bằng 2 phép nhân chia có liên quan rút về đơn vị.
Giải bài toán tổng hợp bằng 2 phép chia có liên quan đến rút về đơn
vị
Giáo viên phải nhấn mạnh cho học sinh một lời giải 1 phép tính. Có bao
nhiêu câu hỏi có bấy nhiêu đáp số (chú ý cả tên đơn vị).
Với các yêu cầu giải toán thông thường :
- Nhiều hơn : làm tính cộng
- ít hơn : làm tính trừ
- Gấp 1 số lần : làm tính nhân
- Kém 1 số lần : làm tính chia

Sau khi rèn kuyện 1 số bài toán điển hình để phát triển tư duy học sinh.
Tôi nâng cao hơn 1 bước bằng cách thông qua bài toán "gốc" có dạng trên tôi
cho học sinh nâng cao tư duy lên 1 bước với những dữ kiện trên mà cách giải
lại làm tính ngược lại với phép tính trên (vì người ta cho số bé yêu cầu tìm số
lớn)
- Có từ ít hơn : làm tính cộng
- Có từ nhiều hơn: làm tính trừ
- Có từ gấp : làm tính chia
- Có từ kém : làm tính nhân
Với biện pháp này : Các em được nâng cao trình độ tư duy lên 1 bước.
Từ đó các em chọn cách giải đúng, chính xác để hình thành kỹ năng giải toán
có lời văn rõ ràng, chính xác.
4. Từ tư duy đúng, tìm được cách giải đúng giúp các em trình bày
bài giải đúng.
Hợp lý về lời giải, về phép tính, cách ghi tên đơn vị và ghi đáp số để
hoàn thiện bài toán.
Bước này tuy đơn giản nhưng tương đối khó với học sinh. Đó là lời văn
ngắn gọn, chính xác, đúng nội dung bài để trả lời (phép tính tìm gì ?) theo
thứ tự.
Lời giải: Phép tính - lời giải - phép tính - đáp số.
Cần lưu ý: Phép tính trong giải toán có lời văn không ghi tên đơn vị
(danh số) đó là phép tính trên số nên đặt tên đơn vị trong vòng đơn để giải
thích, mục đích thực hiện phép tính.
5. Tính cách giải đúng chưa đủ, giáo viên còn giúp học sinh tìm
nhiều cách giải để tìm cách hợp lý nhất, ngắn gọn nhất, phát huy trí
lực học sinh tạo điều kiện cho tư duy toán phát triển.
Bước này đối với học sinh yếu, kém, trung bình giải toán là khoá khăn.
Song người giáo viên phải hướng dẫn gợi mở, giúp học sinh thể hiện được
khả năng giải toán của mình là cần thiết.
Các em phải chú ý tên đơn vị của mỗi phép tính. Từ đó học sinh tìm

được cách giải toán triệt để bằng nhiều cách giải khác nhau. Học sinh nắm
chắc đề toán, hiểu kỹ đề, để tìm nhiều cách giải khác có lời văn chính xác,
phát triển tư duy toàn diện.
6. Kết hợp giải toán là rèn luyện kỹ năng tính toán giúp học sinh
giải toán đúng tránh nhầm lẫn khi tính toán.
Vì có những em nhiều khi cách giải đúng nhưng tính toán sai dẫn
đến kết quả bài toán sai. Vậy giáo viên phải nhắc nhở học sinh khi làm bài
phải tính toán chính xác, trình bày khoa học rõ ràng. Nếu là phép + -
x : trong bảng học thuộc để vận dụng nhanh. Nếu là các phép + - x : ngoài
bảng các em phải đặt tính cột dọc.
Làm ra nháp cẩn thận, kiểm tra kết quả, đúng mới viết vào bài làm. Cần
rèn luyện kỹ năng tính nhẩm, tính viết thành thạo cho học sinh trong quá
trình giải toán, để hoàn thiện bài giải,
IV. kết quả
Trong những năm qua, tôi đã thực hiện những biện pháp này giúp học
sinh yếu kém, trung bình về giải toán có nhiều tiến bộ trong giải toán rõ rệt.
Các em từ chỗ sợ học toán, ngại giải toán đến chỗ các em không ngại nữa
mà lại thích giải toán để khẳng định khả năng chính mình.
Người giáo viên phải nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, tận tuỵ dạy dỗ các
em. Ngoài ra còn nhờ sự quan tâm giúp đơc của Ban giám hiệu nhà trường,
chị em bạn bè đồng nghiệp. Mong Hội đồng xét duyệt đóng góp thêm ý kiến
để bản kinh nghiệm này được hoàn thiện hơn.
Ngày 07 tháng 3 năm 2009
Người viết


×