Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

phát triển hộ thống Wifi miễn phi diện rộng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (712.27 KB, 35 trang )

Tên ý tưởng Wifi miễn phi diện rộng
Mô tả về ý tưởng Phủ sóng wifi thành phố một cách free dưới sự kiểm soát của
mình
a. Đồng bộ hóa 1 phần mềm với wifi để có thể kết nối
với wifi
b. Quản lý băng thông
c. Xây dựng 1 trang web chứa phần mêm được đồng bộ
hóa đó + các links chỉ dẫn đến các trang web (để tăng
số lượng người dùng) + sử dụng bán để quảng cáo
Timeline: Thời gian tổng thể để thực hiện dự án với các bước như sau:
Xác định ý tưởng và công việc cần thực
hiện
Buổi 1 (phân công trách nhiệm)
Xây dựng sản phẩm ( Bao gồm làm cả báo
cáo và demo với các số liệu thực tế ) phân
công công việc cho từng thành viên
Buổi 2 (cách thức xây dựng),
Buổi 3 (tổng hợp số liệu và tiền vốn),
Buổi 4567 (xây dựng các chương trình),
Tổng hợp lại các công việc của từng thành
viên, chỉnh sửa và hoàn thiện báo cáo
Buổi 8 (tổng hợp chương trình và thêm
thiếu các lỗi của các thành viên ),
Buổi 9 (đánh giá nhiệm vụ các thành viên
và hoàn thiện)
Báo cáo Buổi 10,11 báo cáo
Cơ cấu công ty gồm có:
1. Tổng giám đốc
2. Giám đốc kinh doanh
3. Giám đốc công nghệ
4. Giám đốc marketing


5. 2,3 người là hỗ trợ các người trên
Đỗ Văn Thinh Tổng giám đốc • Chỉ đạo giao việc
hướng dẫn cho các
thành viên
• Xây dựng tìm hiểu các
thông tin chung về ý
tưởng
• Tổng hợp thông tin
công nghệ, đầu tư tài
chính, sắp xếp bố trí
lịch làm việc
• Tìm hiểu nghiên cứu
công nghệ
• Hoàn thiện báo cáo
Bùi Ngọc Điệp Giám đốc tài chính • Thỏa thuận chi phí đầu
tư mua bán các sản
phẩm.
• Tìm hiểu về sự thỏa
mãn nhu cầu xã hội về
để tài với các con số cụ
thể xem nhu câu sử
dụng như thế nào
• Tìm hiểu khả năng thích
ứng của dự án với xã
hội và chiến lược cạnh
tranh và phát triển, tìm
ra các giải pháp với thị
trường.
• Chức năng quảng cáo,
tính toán giá cả để thu

hút các công ty đăng ký
được quảng cáo
• Tìm hiểu các thủ tục để
thực hiện dự án
Nguyễn Thành Hưng Giám đốc Marketting
Lã Văn Minh Giám đốc công nghệ • Tìm hiểu và xây dựng
công nghệ thực hiện dự
án, bao gồm:
• Làm web, thực hiện và
bộ phát wifi (web thì
giao diện, phần đồng bộ
nên làm được)
• Các nhu cầu tài chính
về công nghệ như trang
thiết bị để sử dụng việc
thực hiện công nghệ
• Quản trị mạng
Vũ Hữu Duy Hỗ trợ giám đốc công nghệ
Trần Xuân Khu Hỗ trợ giám đốc
Marketting và tài chính
Hỗ trợ giám đốc marketting
và giám độc tài chính thu
thập các thông tin đóng góp
cho sản phẩm hoàn thiện
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.1. Định nghĩa thương mại điện tử
E-commerce (Electronic commerce - thương mại điện tử) là hình thái hoạt động
thương mại bằng phương pháp điện tử; là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua
các phương tiện công nghệ điện tử mà nói chung là không cần phải in ra giấy trong bất cứ
công đoạn nào của quá trình giao dịch. (nên còn được gọi là “thương mại không giấy

tờ”).
• Theo định nghĩa của tổ chức thương mại thế giới WTO:
Thương mại điện tử (còn gọi là E-Commerce hay E-Business) là quy trình mua bán
thông qua việc truyền dữ liệu giữa các thiết bị truyền tin trong chính sách phân phối của
tiếp thị. Tại đây một mối quan hệ thương mại hay dịch vụ trực tiếp giữa người cung cấp
và khách hàng được tiến hành thông qua việc truyền tin trên hệ thống Internet.
Có nhiều khái niệm về thương mại điện tử (TMĐT), nhưng hiểu một cách tổng
quát, TMĐT là việc tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động thương mại bằng những
phương tiện điện tử. TMĐT vẫn mang bản chất như các hoạt động thương mại truyền
thống. Tuy nhiên, thông qua các phương tiện điện tử mới, các hoạt động thương mại được
thực hiện nhanh hơn, hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm chi phí và mở rộng không gian kinh
doanh.
Hình 1.1. Mô hình thương mại điện tử.
1.2. Các loại hình chủ yếu của TMĐT
• Các bên tham gia TMĐT bao gồm chính quyền ( Government-G), một thực thể kinh
doanh như nhà máy, (consumer-C). Quan hệ đối tác giữa các bên này được biểu hiện
trong bảng sau:
Bảng 1.1: Các loại hình chủ yếu của TMĐT.
Chính phủ Doanh nghiệp Khách hàng
Chính phủ G2G G2B G2C
Doanh nghiệp B2G B2B B2C
Khách hàng C2G C2B C2C
• Thương mại điện tử có các mô hình chủ yếu như sau:
a. B2B (Business to Business): được hiểu đơn giản là Thương mại điện tử giữa các
doanh nghiệp với nhau. Đây là mô hình Thương mại điện tử gắn với mối quan hệ giữa
các doanh nghiệp với nhau. Mô hình này chiếm tới trên 80% doanh số Thương mại điện
tử trên toàn cầu và ngày càng trở nên phổ biến. Mô hình này đã giúp hỗ trợ rất nhiều cho
các doanh nghiệp Việt nam trong việc kinh doanh với các doanh nghiệp nước ngoài dựa
trên các lợi ích mà nó đem lại. Một trong những mô hình điển hình trên thế giới đã thành
công trong hoạt động theo mô hình B2B là Alibaba.com của Trung Quốc.

b. B2C (Business to Consumer): được hiểu là thương mại giữa các doanh nghiệp và
người tiêu dùng liên quan đến việc khách hàng thu thập thông tin, mua các hàng hoá hữu
hình (như sách, các sản phẩm tiêu dùng ) hoặc sản phẩm thông tin hoặc hàng hoá về
nguyên liệu điện tử hoặc nội dung số hoá như phần mềm, sách điện tử và các thông tin,
nhận sản phẩm qua mạng điện tử. Một trong những công ty kinh doanh thành công trên
thế giới theo mô hình này là Amazon.com với việc kinh doanh bán lẻ qua mạng các sản
phẩm như sách, đồ chơi, đĩa nhạc, sản phẩm điện tử, phần mềm và các sản phẩm gia
đình.
c. C2C (Consumer to Consumer): được hiểu là Thương mại điện tử giữa các cá nhân và
người tiêu dùng với nhau. Đây cũng được coi là mô hình kinh doanh có tốc độ tăng
trưởng nhanh chóng và ngày càng phổ biến. Hình thái dễ nhận ra nhất của mô hình này là
các Website bán đấu giá trực tuyến, rao vặt trên mạng. Một trong những thành công vang
dội của mô hình này là trang Web đấu giá eBay. Được thành lập tháng 9/1995, hiện nay
eBay là chợ đấu giá điện tử lớn nhất thế giới dành cho việc mua bán các sản phẩm cho
các khách hàng riêng lẻ và các doanh nghiệp nhỏ. Trên eBay có tới 55 triệu sản phẩm
nằm trong 50.000 danh mục ngành hàng với 157 triệu thành viên trên toàn thế giới.
d. B2G (Business to Government): Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và chính phủ
được hiểu chung là thương mại giữa các doanh nghiệp và khối hành chính công. Nó bao
hàm việc sử dụng Internet cho mua bán công, thủ tục cấp phép và các hoạt động có liên
quan tới chính phủ. Hình thái này của thương mại có hai đặc tính: thứ nhất, khu vực hành
chính công có vai trò dẫn đầu trong việc thiết lập thương mại điện tử; thứ hai, người ta
cho rằng khu vực này có nhu cầu lớn nhất trong việc biến các hệ thống mua bán trở nên
hiệu quả hơn.
Các chính sách mua bán trên mạng giúp tăng cường tính minh bạch của quá trình mua
hàng. Tuy nhiên, hiện nay kích cỡ của thị trường Thương mại điện tử B2G như là một
thành tố của tổng thương mại điện tử thì không đáng kể, khi mà hệ thống mua bán của
chính phủ còn chưa phát triển.
e. Giao dịch giữa cơ quan nhà nước với cá nhân (G2C - government to consumer) là
loại hình giao dịch giữa cơ quan nhà nước với cá nhân. Đây chủ yếu là các giao dịch
mang tính hành chính, nhưng có thể mang những yếu tố của TMĐT. Ví dụ khi người dân

đóng tiền thuế qua mạng, trả phí khi đăng ký hồ sơ trực tuyến, v.v…
• Một doanh nghiệp hoàn toàn có thể áp dụng cả hai mô hình B2B và B2C vào hoạt động
kinh doanh. Xét trên góc độ thương mại truyền thống một doanh nghiệp có thể vừa tiến
hành bán buôn và bán lẻ thông qua các hệ thống phân phối hoặc các công ty con của
mình. Mặt khác cũng có doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh với các doanh
nghiệp khác (như đặt hàng từ các đối tác để mua nguyên vật liệu ) để sản xuất hàng hoá
và bán lẻ cho khách hàng. Chính vì vậy doanh nghiệp hoàn toàn có thể ứng dụng cả hai
mô hình B2B và B2C vào trong hoạt động sản xuất, kinh doanh theo cách thức phù hợp
nhất với họ.
1.3. Các đặc trưng của Thương mại điện tử
• Để xây dựng khung pháp luật thống nhất cho Thương mại điện tử, chúng ta cần nghiên
cứu và tìm ra các đặc trưng của Thương mại điện tử. So với các hoạt động Thương mại
truyền thống, thương mại điện tử có một số điểm khác biệt cơ bản sau:
Các bên tiến hành giao dịch trong thương mại điện tử không tiếp xúc trực tiếp với nhau
và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước.
Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái
niệm biên giới quốc gia, còn thương mại điện tử được thực hiện trong một thị trường
không có biên giới (thị trường thống nhất toàn cầu). Thương mại điện tử trực tiếp tác
động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu.
Trong hoạt động giao dịch thương mại điện tử đều có sự tham ra của ít nhất ba chủ
thể, trong đó có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng, các cơ
quan chứng thực.
Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để
trao đổi dữ liệu, còn đối với thương mại điện tử thì mạng lưới thông tin chính là thị
trường
1.4. Các hình thức hoạt động chủ yếu của Thương mại điện tử
- Thư điện tử ( email).
- Thanh toán điện tử (electronic payment).
- Trao đổi dữ liệu điện tử (electronic data interchange – EDI).
- Truyền dữ liệu.

- Bán lẻ hàng hóa hữu hình ( retail of tangible goods).
1.5. Lợi ích của Thương mại điện tử
1.5.1. Đối với doanh nghiệp
• Mở rộng thị trường: Với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại truyền thống,
các công ty có thể mở roongjt hị trường, tìm kiếm, tiếp cận người dung cấp, khách hàng
và đối tác trên khắp thế giới. Việc mở rộng mạng lưới nhà cung cấp, khách hàng cũng cho
phép các tổ chức có thể mua với giá thấp hơn và bán được nhiều sản phẩm hơn.
• Giảm chi phí sản xuất: Giảm chi phí giấy tờ, chi phí chia sẻ thông tin, chi phí in ấn, gửi
văn bản truyền thống.
• Cải thiện hệ thống phân phối: Giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong phân phối hàng.
Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế hoặc hỗ trợ bởi các showroom trên
mạng.
• Vượt giới hạn về thời gian: Việc tự động hóa các giao dịch thông qua Web và Internet
giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện 24/7/365 mà không mất thêm nhiều chi phí
biến đổi.
• Sản xuất hàng hóa theo yêu cầu: Còn được biết đến dưới tên gọi “ Chiến lược kéo”, lôi
kéo khách hàng đến với doanh nghiệp bằng khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của khách
hàng.
• Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường: Với lợi thế về thống tin và khả năng phối hợp
giữa các doanh nghiệp làm tăng hiệu quả sản xuất và giảm thời gian tung sản phẩm ra thị
trường.
• Giảm chi phí thông tin liên lạc.
• Giảm chi phí mua sắm: Thông qua giảm các chi phí quản lý hành chính ( 80%); giảm giá
mua hàng (5-15%)
• Thông tin cập nhật: mọi thông tin trên web như sản phẩm, dịch vụ, giá cả đều có thể
được cập nhật nhanh chóng và kịp thời.
• Các lợi ích khác: Nâng cao uy tín, hình ảnh doanh nghiệp: cải thiện chất lượng dịch vụ
khách hàng; đối tác kinh doanh mới; đơn giản hóa và chuẩn hóa các quy trình giao dịch;
tăng năng suất; tăng khả năng tiếp cận thông tin và giảm chi phí vận chuyển; tăng sự linh
hoạt trong giao dịch và hoạt động kinh doanh.

1.5.2. Đối với người tiêu dùng
• Vượt giới hạn về không gian và thời gian: Thương mại điện từ cho phép khách hàng mua
sắm mọi nơi, mọi lúc đối với các cửa hàng trên khắp thế giới.
• Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ: TMĐT cho phép người mua có nhiều lựa chọn
hơn vì tiếp cận được nhiều nhà cung cấp.
• Giá thấp hơn: Do thông tin thuận tiện, dễ dàng và phong phú hơn nên khách hàng có thể
so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp thuận tiện hơn và từ đó tìm được mức giá phù hợp
nhất.
• Giao hàng nhanh hơn với các hàng hóa số hóa được: Đối với các sản phẩm số hóa được
nhiw phim, nhạc, sách, phần mềm, việc giao hàng được thực hiện dễ dàng thông qua
Internet.
• Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn: Khách hàng có thể dễ dàng tìm
được thông tin nhanh chóng và dễ dàng thông qua các công cụ tìm kiếm.
• Đấu giá: Mô hình đấu giá trực tuyến ra đời cho phép mọi người đều có thể tham gia mua
và bán trên các sàn đấu giá và đồng thời có thể tìm, sưu tầm những món hàng mình quan
tâm tại mọi nơi trên thế giới.
• Cộng đồng TMĐT: Môi trường kinh doanh TMĐT cho phép mọi người tham gia có thể
phối hợp, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm hiệu quả nhanh chóng.
• Đáp ứng mọi nhu cầu: Khả năng tự động hóa cho phép chấp nhận các đơn hàng khách
nhau từ mọi khách hàng.
• Thuế: trong giai đoạn đầu của TMĐT nhiều nước khuyến khích bằng cách miễn thuế đối
với các giao dịch trên mạng.
1.5.3. Đối với xã hội
• Hoạt động trực tuyến: TMĐT tạo ra môi trường để làm việc, mua sắm, giao dịch, từ xa
nên giảm việc đi lại, ô nhiễm, tai nạn.
• Nâng cao mức sống: Nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp tạo áp lực giảm giá do đó khả
năng mua sắm của khách hành cao hơn, nâng cao mức sống của con người,
• Lợi ích cho các nước nghèo: Những nước nghèo có thể tiếp cận với các sản phẩm, dịch
vụ từ các nước phát triển thông qua Internet và TMĐT. Đồng thời cũng có thể học tập
được kinh nghiệm, kĩ năng, được đào tạo qua mạng.

• Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn: Các dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục,
các dịch vụ công của chính phủ, được thực hiện qua mạng với chi phí thấp hơn, thuận
tiện hơn.
1.6. Một số mô hình kinh doanh qua mạng
Cửa hàng trực tuyến (e-shop hay storefront model): bạn có thể bán hàng hóa,
dịch vụ hay thông tin trên mạng theo mô hình này. Tại “cửa hiệu” của bạn, khách hàng có
thể đọc và xem các thông tin chi tiết về sản phẩm, dịch vụ và thông tin về doanh nghiệp
của bạn một cách thuận tiện nhất, và việc tạo điều kiện cho khách hàng thanh toán qua
mạng khi mua lẻ sẽ là lợi thế cạnh tranh cho bạn. Đây là mô hình mà hầu hết các doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam đều có thể áp dụng, đơn giản nhất là đưa thông tin về
doanh nghiệp, sản phẩm, hay dịch vụ lên mạng để tạo điều kiện cho khách hàng thu thập
thông tin dễ dàng nhất. Chuyên nghiệp hơn một chút, bạn nên tạo điều kiện cho khách
hàng thanh toán qua mạng để phục vụ khách hàng tốt hơn.
Sàn giao dịch đấu giá trực tuyến (auction model hay e-auction): sàn đấu giá
mới xuất hiện trở lại ở Việt Nam gần đây. Đấu thầu cũng là một hình thức của đấu giá.
Nói chung, có rất nhiều loại đấu giá và eBay (www.ebay.com) là một nhà tiên phong
trong lĩnh vực e-aution này. Với thực trạng của Việt Nam thì đây chưa phải là thời điểm
để quan tâm nhiều đến đấu giá trực tuyến.
Cổng thông tin (portals): chắc là các bạn đều biết đến Yahoo!
(www.yahoo.com)? Đây là một ví dụ điển hình nhất về mô hình cổng thông tin. Cổng
thông tin là một nơi sắp xếp, sàng lọc thông tin (chủ yếu là các địa chỉ web) nhằm tạo
điều kiện tìm kiếm dễ dàng cho người sử dụng trong một rừng thông tin. Vậy, thu nhập
của họ từ đâu ra? Từ lệ phí quảng cáo của những website khác mong muốn được liệt kê ở
vị trí khách hàng dễ dàng tìm thấy nhất. Bạn có biết rằng chi phí quảng cáo cho mỗi
banner trên Yahoo là hàng chục nghìn đô-la Mỹ mỗi tháng? Khi bạn đã có website của
riêng doanh nghiệp của bạn, bạn cũng nên trả một khoản chi phí nhất định (vài chục đến
vài trăm đô-la Mỹ mỗi tháng) để được liệt kê địa chỉ website của bạn trên một cổng thông
tin nào đó để thu hút được nhiều người vào xem website của bạn.
Mô hình giá động (dynamic-pricing model): mô hình này sẽ mang lại lợi ích
cho người sử dụng trong việc mua được một món hàng với giá tốt nhất (rẻ nhất). Có thể

là họ bán những vé máy bay vào giây phút cuối (khi mà nếu không ai mua thì những vé
này cũng bỏ đi), có thể là họ so sánh giá cả của các e-shop để khách hàng có thể mua
hàng ở nơi rẻ nhất, có thể là họ gom nhiều người có cùng nhu cầu mua một loại sản phẩm
lại để được hưởng ưu tiên mua sỉ với giá rẻ hơn v.v… Thu nhập của các website này chủ
yếu là từ tiền hoa hồng của người bán.
1.7. Thanh toán trực tuyến
1.7.1. Các hình thức thanh toán khi mua hàng trên mạng
Khi ghé thăm một số trang web mua bán, người tiêu dùng tại Việt Nam hiện có thể thực
hiện thanh toán bằng nhiều hình thức.
Các phương thức thanh toán đang được áp dụng gồm trả tiền mặt khi giao hàng, chuyển
khoản qua ngân hàng, gửi tiền qua bưu điện hoặc chuyển qua hệ thống chuyển tiền quốc
tế, thanh toán trực tuyến.
- Thanh toán trực tuyến: Một số website tại Việt Nam đã có hình thức thanh toán trực
tuyến giúp cho việc mua hàng và thanh toán đơn giản, tiện lợi.
- Thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc ghi nợ quốc tế: Khách háng sở hữu các loại thẻ
mang thương hiệu Visa, Master, American Express, JCB có thể thanh toán trực tuyến tại
hơn 60 website đã kết nối với cổng thanh toán OnePAY.
- Thanh toán bằng thẻ ghi nợ nội địa: Chủ thẻ đa năng Đông Á và chủ thẻ Connect24
Vietcombank đã có thể thực hiện thanh toán trực tuyến tại các website đã kết nối với
Ngân hàng Đông Á và cổng thanh toán OnePAY.
- Thanh toán bằng ví điện tử: Sở hữu ví điện tử của Mobivi, Payoo, VnMart, khách hàng
có thể thanh toán trực tuyến trên một số website đã chấp nhận ví điện tử này.
- Trả tiền mặt khi giao hàng: Đây vẫn là hình thức thanh toán chủ yếu khi mua hàng qua
các trang web vì đảm bảo độ an toàn, khách hàng nhận đúng hàng đã đặt mua thì mới trả
tiền.
- Chuyển khoản ngân hàng: Thông qua ATM hoặc giao dịch trực tiếp tại ngân hàng, chủ
tài khoản chuyển khoản sang tài khoản của người bán một số tiền trước khi nhận hàng.
Cách thức này chỉ nên thực hiện khi người mua có thể tin cậy ở người bán, thông thường
khi hai bên là khách quen trên các website mua sắm hoặc người bán là một đối tác có uy
tín. Phương thức này rất hữu ích trong trường hợp người mua và người bán ở cách xa

nhau, không thể thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt, nhưng có rủi ro nhất định cho người
mua, khi người bán không giao hàng hoặc giao hàng kém phẩm chất so với khi rao bán.
- Gửi tiền qua bưu điện hoặc hệ thống chuyển tiền quốc tế: Trong trường hợp người mua
hoặc người bán ở cách xa, lại không có tài khoản ngân hàng thì có thể dùng cách này.
Tuy nhiên sẽ tốn một khoản phí chuyển tiền; tùy dịch vụ của từng ngân hàng, mức phí có
thể là vài chục nghìn đồng.
Hình thức thanh toán điện tử
Thanh toán điện tử trong việc mua bán, giao dịch hàng trực tuyến có nhiều hình thức
khác nhau và đặc điểm cơ bản của hình thức này là người mua không nhất thiết phải gặp
trực tiếp người bán để thanh toán; không bị giới hạn bởi không gian, địa lý, bất cứ nơi
đâu bạn cũng có thể mua được hàng.
1.7.2. Một số hình thức thanh toán
1.7.2.1. Quá trình giao dịch thanh toán qua Planet payment:
Giao dịch được chuyển từ website của người bán tới máy chủ của Planet Payment.
Planet Payment chuyển giao dịch sang trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế.
Trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế sẽ hỏi ý kiến cơ sở dữ liệu phát hành thẻ tín
dụng.
Đơn vị phát hành thẻ sẽ khước từ hoặc chấp nhận giao dịch và chuyển kết quả / mã số
hợp pháp ngược trở lại cho trung tâm thanh toán thẻ tín dụng.
Trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế sẽ chuyển kết quả giao dịch sang cho Planet
Payment.
Máy chủ Planet Payment lưu trữ kết quả và chuyển trở lại cho khách hàng/ người bán.
Trung bình các buớc này mất khoảng 3-4 giây.
Mô hình giao dịch thanh toán qua Planet payment:
Hình 1.2. Mô hình giao dịch thanh toán qua Planet payment:
1.7.2.2. Quá trình thanh toán thẻ tín dụng:
Máy chủ Planet Payment tự động chuyển các đợt giao dịch sang trung tâm thanh toán
thẻ tín dụng quốc tế.
Trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế gửi tới cơ sở dữ liệu đơn vị phát hành thẻ tín
dụng.

Đơn vị phát hành thẻ tín dụng xác minh giao dịch, chuyển kết quả, tiền sang trung tâm
thanh toán thẻ tín dụng quốc tế.
Trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế sẽ chuyển kết quả của quá trình giao dịch và
tiền sang Planet Payment.
Planet Payment chuyển kết quả giao dịch tới người bán và chuyển tiền tới tài khoản
ngân hàng của người bán.
Bên cạnh đó thì hiện nay ở Việt Nam cũng đã có nhiều cổng thanh toán điện tử phổ
biến như: cổng thanh toán onepay, Vnpay, Vinapay , Ngân lượng….
Hình 1.3. Mô hình giao dịch thanh toán qua thẻ tín dụng.
1.7.2.3. Hình thức thanh toán thông qua Ngân Lượng (nganluong.vn)
Ngân lượng là một trong những đơn vị thanh toán trực tuyến đầu tiên ở Việt Nam và
được xây dựng theo mô hình thanh toán trực tuyến của paypal.
Mô hình hoạt động của Ngân Lượng là cho phép người mua nạp tiền vào tài khoản của
mình để có thể nhận một khoản “ngân lượng” tương ứng với số tiền của mình để có thể
thực hiện các cuộc giao dịch mua bán thông qua mạng internet và ngược lại (1 VNĐ
tương đương 1 ngân lượng).
Khi khách hàng muốn mua một sản phẩm thông qua Ngân lượng, số tiền đó sẽ chuyển
từ tài khoản người mua tới tài khoản người bán thông qua các cơ sở tài chính của Ngân
Lượng.
1.7.2.4. Thanh toán qua Onepay
Đây là sự phối hợp giữa công ty onepay và ngân hàng Vietcombank triển khai dịch vụ
thanh toán điện tử trong đó Vietcombank đóng vai trò là ngân hàng thanh toán và khách
hàng có thể thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc các thẻ ghi nợ như: Master, Americant
express, JCB. Vietcombank là ngân hàng thanh toán của doanh nghiệp cung ứng hàng
hóa dịch vụ (đơn vị chấp nhận thẻ). Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ cổng thanh toán
Onepay sẽ mở tài khoản tại Vietcombank để nhận doanh thu bán hàng.
Người mua (chủ thẻ) sẽ thực hiện thanh toán trực tuyến bằng cách điền thông tin thẻ
tại cổng thanh toán Onepay và sẽ được chuyển thông tin đến ngân hàng phát hành thông
qua hệ thống của tổ chức thẻ quốc tế đến ngân hàng phát hành để xin cấp phép giao dịch.
Kết quả giao dịch sẽ được trả ngược lại cho cổng thanh toán Onepay, đơn vị chấp nhận

thanh toán thẻ và chủ thẻ. Nếu kết quả giao dịch thành công, Vietcombank sẽ ghi có tạm
ứng doanh thu vào tài khoản của đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ. Vietcombank sẽ thực
hiện nghiệp vụ thanh toán bù trừ với ngân hàng phát hành (ngân hàng của chủ thẻ) theo
quy định của tổ chức thẻ quốc tế.
Hình 1.4. Mô hình giao dịch thanh toán qua Onepay.
1.7.3. Thanh toán qua Paypal
Người mua đăng kí mở trương mục ở Paypal. Họ phải cung cấp một số thông tin
như họ tên cá nhân, số điện thoại, địa chỉ, email, thẻ tín dụng của ngân hàng có liên hệ
với Paypal như Vietcom bank…
Người mua đăng kí mua hàng ở những cửa hàng có quan hệ với paypal như
eBaychodientu.com…
Sau khi chọn hàng muốn mua, bấm vào nút “Mua ngay” hoặc “Pay now”.
Paypal sẽ phong tỏa số tiền trong tài khoản lại.
Paypal báo cho người bán biết đã giữ tiền lại rồi
Người bán sẽ gửi hàng hoặc giao hàng.
Người mua báo cho Paypal đã nhận hàng.
Pay pal thanh toán cho người bán.
CHƯƠNG 2: CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ XÁC LẬP DỰ ÁN.
2.1. Khảo sát dự án và đánh giá nhu cầu thị trường.
2.1.1. Tổng quan về công ty.
Công ty truyền thông Connecting People được xây dựng nên bởi những thành viên
tâm huyết với Công Nghệ Thông Tin của trường Đại học Điện lực.
Bao gồm 6 thành viên:
1. Đỗ Văn Thịnh – Tổng giám đốc
2. Bùi Ngọc Điệp – Giám đốc tài chính
3. Lã Văn Minh – Giám đốc công nghệ
4. Nguyễn Thành Hưng – Giám đốc Marketting
5. Vũ Hữu Duy – Trợ lý giám đốc công nghệ
6. Trần Xuân Khu – Trợ lý giám đốc tài chính và marketting.
Connectting People được xây dựng bởi ý tưởng của giám đốc và yêu cầu cấp thiết

của thị trường trở thành công ty tiềm năng trong nghành truyền thông - công nghệ
thông tin.
2.1.2. Khảo sát nghiệp vụ.
2.1.2.1. Khảo sát tình hình phát triển và nhu cầu sử dụng Internet tại Hà nội - VN.
- Hà Nội là thủ đô, thành phố lớn nhất Việt Nam về diện tích với 3328,9 km², đồng
thời cũng là địa phương đứng thứ nhì về dân số với 6.699.600 người.
- Theo khảo sát mới nhất của WeAreSocial, ở Việt Nam có tới 30,8 triệu người sử
dụng internet( 10- 2012).
Khảo sát mới nhất của WeAreSocial về tình hình phát triển Internet ở VN (10-2012).
Tỷ lệ Internet ở Hà Nội và một số tỉnh thành khác
% dùng Internet trong tháng của năm 2010 – 2011.
Như vậy số lượng người sử dụng Internet ở Hà Nội vào khoảng:
≈ Số người tại Hà nội * % sử dụng Internet
≈ 7 triệu * 65% = 4,55 triệu người sử dụng Internet.
và sẽ tăng lên khoảng 8 triệu người trong năm 2020 từ đó lượng sử dụng internet cũng sẽ
tăng lên theo dân số và mức sống xã hội.
Thống kê tổng thể lượng sử dụng Internet tại Việt Nam. Với dân số hơn 90 triệu
người và một nền kinh tế tăng trưởng 5,4% trong quý 3 của năm.Mạng xã hội, thiết bị kỹ
thuật số và điện thoại di động của VN đang phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc, với
người sử dụng Internet trong nước tăng 5% kể từ báo cáo khảo sát của WeAreSocial vào
cuối năm 2011. WeAreSocial cho biết số người dùng Internet Việt Nam là 30,8 triệu. Tỉ lệ
người dùng Internet trên tổng số dân là 34% (cao hơn mức trung bình của thế giới là
33%). Riêng năm 2012, Việt Nam có thêm 1,59 triệu người dùng mới.
Một số thống kê khác về tình hình sử dụng Internet ở VN:
- 73% người dùng dưới 35 tuổi.
- 66% "cư dân mạng" truy cập web hằng ngày và họ dành trung bình 29 giờ vào mạng mỗi
tháng.
- 88% vào mạng tại nhà và 36% tại quán cà phê.
- 81% vẫn truy cập qua desktop, 56% qua thiết bị di động và 47% qua laptop (nhiều người
sử dụng đồng thời cả 2-3 loại thiết bị).

- 95% người dùng Internet truy cập các trang tin tức.
- 90% xem video trực tuyến (tỉ lệ trung bình ở châu Á chỉ là 69%).
- 61% người dùng Internet từng thực hiện mua sắm qua mạng.
- 86% người dùng Internet Việt Nam từng ghé thăm các trang mạng xã hội.
- 8,5 triệu người dùng Facebook và đây là mạng xã hội phổ biến nhất Việt Nam trong tháng
10. Số người dùng Facebook ở Việt Nam tăng thêm 500.000 chỉ trong 2 tuần qua. 28% cư
dân mạng có tài khoản Facebook.
- 9% người dùng Internet sử dụng Twitter trong tháng qua.
Việt Nam cũng là quốc gia có tốc độ tăng trưởng thành viên nhanh nhất trên
Facebook là 146% trong 6 tháng. Đa số thành viên dưới 34 tuổi và lượng thành viên nam
cao hơn nữ.
Số người dùng Internet di động ở Việt Nam hiện là 19 triệu người.
Tình hình phát triển internet ở Việt nam từ năm 2000 – 2013.
Năm
Số người
dùng
Phần trăm dân số (%) Số thuê bao Dung lượng (Bit/s) Domestic Bandwidth (Bit/s)
2000
2003 804.528 3,80 1.036
2006 4.059.392 17,67 7.000
12/2009 22.779.887 24,47 53.659 68.760
12/2010 26.784.035 -
3/2012 32.100.000 4,2 triệu
Cuối 2013 148, 5 triệu
Biểu đồ số lượng người sử dụng internet tại Việt Nam qua các năm:
- Chất lượng internet ở Việt Nam.
Theo khảo sát của hãng khảo sát thị trường Internet Pando Networks (Mỹ), năm
2011 Việt Nam đạt tốc độ kết nối Internet trung bình 374, nhanh nhất khu vực Đông Nam
Á, đứng thứ 3 ở Châu Á, sau Hàn Quốc (2.202 KBps) và Nhật Bản (1.364 KBps) (và sau
Nga, Đài Loan, Hồng Kông). Còn theo báo cáo của Akamai, hãng khảo sát Internet của

Mỹ, cuối năm 2011 tốc độ đường truyền Internet Việt Nam đạt khoảng 1,7 Mbps, xếp
hạng 32/50 quốc gia được khảo sát và thấp hơn mức trung bình trên thế giới (2,6 Mbps).
Theo Net Index (tính toán theo kết quả đo của Speedtest.net) cho biết: cuối năm
2011 tốc độ tải xuống Internet Việt Nam ở mức 9,79 Mbps (39/180 quốc gia) và tốc độ tải
lên là 5,47 Mbps (đứng thứ 22/180 quốc gia).
Internet đã vượt báo giấy và radio để trở thành phương tiện thông tin phổ biến tại
Việt Nam theo cuộc khảo sát của Net Index vào năm 2011. Theo đó, thư điện tử (60%) và
tin nhắn (73%) là hai phương tiện kết nối trực tuyến thịnh hành. Xem tin tức trên mạng,
truy cập trang chủ các cổng thông tin và sử dụng công cụ tìm kiếm là ba hoạt động trực
tuyến phổ biến nhất lần lượt chiếm 97%, 96% và 96% số người tham gia. Số lượng người
dùng tham gia mạng xã hội tăng từ 41% năm 2010 lên 55% năm 2011.
2.1.2.2. Đánh giá tiềm năng thị trường Internet.
Kết quả điều tra hành vi người tiêu dùng internet tại Việt Nam do Tập đoàn Cimigo
(chuyên về nghiên cứu thị trường và thương hiệu) thực hiện, khảo sát trên 5.800 người độ
tuổi từ 15 đến 64 ở 12 đô thị trong nước cho thấy: năm 2003, tỉ lệ người dùng internet ở
Việt Nam chỉ là 4%, đến năm 2007 tăng lên 27% và đến năm 2011 tiếp tục tăng, cán mức
35%. Cùng với tốc độ phát triển cực nhanh của internet, phát triển dịch vụ kinh doanh
trên internet trở thành mảnh đất màu mỡ.
2.1.2.3. Khảo sát thị trường tiềm năng.
Ngày nay, mọi người ngày càng bỏ ra nhiều thời gian để sử dụng di động hơn. Dưới
đây là những con số ấn tượng về tình trạng sử dụng điện thoại di động trên toàn cầu hiện
nay:
- Hiện nay, toàn thế giới có khoảng 4 tỉ người sử dụng điện thoại di động. Trong đó có 1,08
tỉ người sử dụng điện thoại thông minh, còn 3,05 tỉ người sử dụng các loại điện thoại cơ
bản (nghe, gọi và nhắn tin). Trong đó, có đến khoảng 950 triệu người sử dụng các loại
điện thoại không có chức năng nhắn tin.
- 86% người sử dụng điện thoại di động truy cập Internet trong khi đang xem TV.
- Trung bình, mỗi ngày, một người Mỹ sử dụng 2,7 giờ đồng hồ để truy cập các mạng xã
hội thông qua điện thoại di động. Khoảng thời gian này nhiều gấp 2 lần số thời gian mỗi
người Mỹ bỏ ra cho bữa ăn trong ngày, và bằng 1/3 độ dài giấc ngủ trung bình mỗi đêm.

Hiện nay, có đến 91% người dùng di động với mục đích truy cập vào các mạng xã
hội. Với những người truy cập Internet từ máy tính, chỉ có 79% trong số họ truy cập vào
mạng xã hội.
Lượng người dùng di động và lượng người sử dụng máy tính để truy cập vào mạng xã
hội.
- Lượng người dùng di động để truy cập vào mạng xã hội đã vượt qua lượng người sử
dụng máy tính.
- Theo thống kê, 61% người sử dụng điện thoại di động để chơi game, 55% để theo dõi
tình hình thời tiết, 50% sử dụng để tìm kiếm và dò bản đồ, 49% sử dụng để truy cập
mạng xã hội, 42% dùng để nghe nhạc, 36% theo dõi tin tức, 33% dùng để xem phim…
- Theo dự đoán, đến năm 2015, lượng người sử dụng điện thoại di động để truy cập
Internet sẽ vượt qua lượng người dùng máy tính cá nhân.
Lượng người dùng Internet từ điện thoại di động.
Lượng người dùng Internet từ điện thoại di động đã có bước tăng trưởng nhanh
chóng.
Tỉ lệ dân số theo độ tuổi biết về điện thoại di động ở Việt Nam.
Theo biểu đồ tỉ lệ dân số theo độ tuổi tại nước ta thì độ tuổi từ 15-34 tuổi và 35-59
tuổi chiếm tới 66% tổng số dân khoảng 90 triệu người.
Tỉ lệ dân số biết về điện thoại di động theo từng độ tuổi ở Việt Nam.
Từ số liệu từ biểu đồ ta có thể thấy số lượng người độ tuổi trẻ và trung niên biết về
điện thoại di động chiếm tỉ lệ rất cao. Đặc biệt là giới trẻ từ 15-34 tuổi, đồng thời đều
thích công nghệ mới, nhất là về điện thoại di động vì sự tiện lợi của nó. Đây là một thị
trường tiềm năng có thể khai thác.
Thống kê số người sử dụng Internet theo độ tuổi năm 2012.
Trong khi đó, tỉ lệ sử dụng internet theo độ tuổi cũng cho thấy độ tuổi trẻ từ 15-24
tuổi và 25-34 tuổi chiếm tỉ lệ rất lớn. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và mạng
internet đã tạo nên một môi trường phát triển mới, nơi mà mọi người có thể gặp gỡ, tìm
hiểu thông tin nhanh và tiện lợi nhất.
Số lượng người sử dụng internet và quan tâm đến điện thoại di động là rất cao ở độ
tuổi từ 15-34 tuổi. Vì vậy đây cũng chính là thị trường tiềm năng mà các doanh nghiệp có

thể đầu tư và dễ đạt được thành công.
2.1.3. Hướng tiếp cận mục tiêu.
2.1.3.1. Xác định mục tiêu.
Mục tiêu của công ty là cung cấp dịch vụ Internet và thu hút người sử dụng mạng đã
được quản lý băng thông.
Thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp dành cho công trên thị trường quảng cáo.
2.1.3.2. Cách tiếp cận mục tiêu.
Tìm hiểu thông tin về khách hàng: tìm hiểu thống kê sự thay đổi lượng sử dụng
internet hàng tháng, hàng năm và nhu cầu thị trường ở các thành phố, khu vực khác để
mở rộng.
Tìm hiểu tiếp cận đến nhu cầu quảng cáo của doanh nghiệp:
Bán quảng cáo trên trang web và banner cho các doanh nghiệp.
Bảng giá trên các trang web từ nhỏ đến lớn.
Bảng đăng giá đăng quảng cáo sau khi đã
tính toán chi phí
Các chiến dịch quảng cáo rầm rộ và tốn kém trên hệ thống truyền hình, truyền thanh
và các báo chí lớn hoặc đặt các tấm biển quảng cáo khổng lồ trên các đường phố chính
mới chỉ là một phần nhỏ trong nhiều cách thức quảng cáo khác nhau. Các doanh nghiệp
nhỏ và vừa không phải vì thế mà lo ngại không thể quảng cáo, giới thiệu đến khách hàng
về sản phẩm hay công ty của mình.
1. Tạo được sản phẩm đúng với yêu cầu của khách hàng và nhà công ty cần:
Chúng ta phải tạo được mối liên kết giữa khách hàng và chiến lược bán hàng của
mình.
2. Giải quyết tình huống khó xử “ tiếp cận và giới thiệu sản phẩm cho các công
ty muốn quảng cáo: Trong kinh doanh, mỗi một sản phẩm sẽ có một phương
pháp tiếp cận và hình thức giới thiệu sản phẩm khác nhau, điều này có nghĩa là ở
một thời điểm nào đó, quyết định của khách hàng sẽ thay đổi nếu đặc điểm, thuộc
tính của sản phẩm thay đổi. Tuy nhiên, khi đó không nhất thiết phải thay đổi
“phương pháp tiếp cận và hình thức giới thiệu sản phẩm cho khách hàng”, chúng
ta có thể sử dụng một trong 2 cách sau: thứ nhất (a) duy trì các phương pháp tiếp

cận khách hàng và thay đổi hình thức giới thiệu sản phẩm, thứ hai (b) thay đổi
phương pháp tiếp cận khách hàng đồng thời duy trì các hình thức giới thiệu sản
phẩm.
3. Nhận biết cơ hội và rủi ro: Có rất nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp khi phải
phân loại được sản phẩm nào thích hợp với khách hàng nào (khách hàng mục tiêu
của sản phẩm đó), với mỗi trường hợp như vậy sẽ có các hướng giải quyết cụ thể.
Sự thất bại trong việc định hình được sản phẩm của mình sẽ khiến cho sản phẩm
đó thất bại ngay từ khi chưa đưa vào thị trường. Trong khi nếu đã xác định được
cụ thể nhóm khách hàng của mình, đây sẽ là cơ hội cho người bán hàng mở rộng
quy mô quảng cáo, tạo bước nền cho các kế hoạch tiếp theo. Ngoài ra còn cần phải
biết đánh giá khách hàng tiềm năng: Đây là kĩ năng đòi hỏi sự nghiêm túc bởi
đánh giá và phân loại khách hàng tiềm năng theo các tiêu chí về sở thích, thói
quen, khả năng tài chính,…
2.2. Xác lập dự án và đánh giá khả thi.
2.2.1. Khái quát về dự án phủ sóng wifi thành phố
2.2.1.1. Khái niệm chung
Phủ sóng wifi thành phố miễn phí dưới sự kiểm soát của mình
Xây dựng trạm sóng phủ sóng wifi miễn phí trên toàn thành phố Hà Nội dưới sự kiểm
soát nhà mạng về:
a. Quảng lý cách thức sử dụng wifi: kết nối wifi và phải vào trang web của nhà
mạng để lấy pass hàng ngày đăng nhập và sử dụng mật khẩu đó để có thể kết
nối đến các trang web khác.

×