Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Ảnh hưởng của liều lượng phân vi sinh và kali đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây trạch tả (alisma plantago aquatical) tại yên khánh, ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 111 trang )


1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM











ðINH THỊ LÝ


ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN VI SINH VÀ KALI
ðẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA
CÂY TRẠCH TẢ (ALISMA PLANTAGO AQUATICA L)
TẠI YÊN KHÁNH, NINH BÌNH



CHUYÊN NGÀNH ðÀO TẠO: TRỒNG TRỌT
MÃ SỐ : 60. 62. 01.10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN MAI THƠM




HÀ NỘI - 2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn ñã ñược ghi nhận và bày tỏ
sự cám ơn, các thông tin trích dẫn ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.


Ninh Bình, ngày 12 tháng 9 năm 2014
Tác giả luận văn


ðinh Thị Lý




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
LỜI CẢM ƠN!




Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành ñối với TS. Nguyễn Mai Thơm
ñã tận tình hướng dẫn và tạo mọi ñiều kiện ñể tôi hoàn thành công trình

nghiên cứu này.
Tôi xin cảm ơn Khoa Nông học ñặc biệt là Bộ môn Canh tác học -
Khoa nông hoc - Học viện Nông nghiệp Việt Nam ñã giúp ñỡ tôi rất nhiều
cho việc hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn, Lãnh ñạo UBND xã Khánh Thủy, huyện Yên
Khánh, tỉnh Ninh Bình, cùng toàn thể các hộ gia ñình ñã giúp ñỡ tôi trong quá
trình triển khai và thực hiện ñề tài.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn người thân, gia ñình, bạn bè và ñồng
nghiệp, ñã tạo ñiều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình hoàn thiện luận văn.
Luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận ñược
những ý kiến ñóng góp của ñồng nghiệp, bạn ñọc và xin trân trọng cảm ơn.


Ninh Bình, ngày 12 tháng 9 năm 2014
Tác giả luận văn



ðinh Thị Lý




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
LỜI CẢM ƠN!




Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành ñối với TS. Nguyễn Mai Thơm

ñã tận tình hướng dẫn và tạo mọi ñiều kiện ñể tôi hoàn thành công trình
nghiên cứu này.
Tôi xin cảm ơn Khoa Nông học ñặc biệt là Bộ môn Canh tác học -
Khoa nông hoc - Học viện Nông nghiệp Việt Nam ñã giúp ñỡ tôi rất nhiều
cho việc hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn, Lãnh ñạo UBND xã Khánh Thủy, huyện Yên
Khánh, tỉnh Ninh Bình, cùng toàn thể các hộ gia ñình ñã giúp ñỡ tôi trong quá
trình triển khai và thực hiện ñề tài.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn người thân, gia ñình, bạn bè và ñồng
nghiệp, ñã tạo ñiều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình hoàn thiện luận văn.
Luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận ñược
những ý kiến ñóng góp của ñồng nghiệp, bạn ñọc và xin trân trọng cảm ơn.

NGƯỜI HƯỚNG DẪN

Ninh Bình, ngày 12 tháng 9 năm 2014
Tác giả luận văn



ðinh Thị Lý


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
MỞ ðẦU 1

1. ðặt vấn ñề 1
2. Mục ñích và yêu cầu 2
2.1. Mục ñích 2
2.2. Yêu cầu 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 2
3.1. Ý nghĩa khoa học 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4.1. ðối tượng nghiên cứu: 3
4.2. Phạm vi nghiên cứu: 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1. Cơ sở khoa học của ñề tài 4
1.1. Nguồn gốc thực vật cây trạch tả 4
1.2. Phân loại thực vật 4
1.2.1. Phân loại thực vật 4
1.2.2. Đặc điểm sinh vật học bộ, họ trạch tả và loài trạch tả 6
1.2. Cơ sở khoa học của ñề tài 12
1.2.1. Cơ sở khoa học của bón phân 13
1.3 Tình hình sử dụng cây dược liệu trên thế giới và ở Việt Nam 22
1.3.1. Tình hình sử dụng cây dược liệu trên thế giới 22
1.3.2. Tiềm năng cây dược liệu ở Việt Nam 25
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
1.3.3. Tình hình trồng cây dược liệu ở Việt Nam 28
1.4. Tình hình sử dụng cây dược liệu. 31
1.4.1. Tình hình sử dụng trên thế giới. 31
1.4.2. Tình hình sử dụng cây thuốc dược liệu ở Việt Nam. 32
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
2.1. Vật liệu nghiên cứu 37
2.1.1. Phân hữu cơ vi sinh Biogro 37
2.1.2. Phân vô cơ 37

2.2. ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 37
2.3. Nội dung nghiên cứu 37
2.4. Phương pháp nghiên cứu. 38
2.4.1. Thí nghiệm 1 38
2.4.2. Thí nghiệm 2 38
2.5. Thời vụ 39
2.6. Phân bón và cách bón 39
2.6.1. Phân bón 39
2.6.2. Cách bón 39
2.7. Trồng 39
2.8. Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh 40
2.9. Các chỉ tiêu theo dõi 40
2.9.1. Chỉ tiêu sinh trưởng phát triển: 40
2.9.2. Chỉ số diện tích lá: 40
2.9.3. Các yếu tố cấu thành năng suất 40
2.10. Phương pháp lấy mẫu và phân tích dữ liệu 41
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42
3.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh Biogro ñến sinh
trưởng và năng suất củ dược liệu cây trạch tả tại Yên Khánh, Ninh
Bình. 42
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
3.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh Bogro ñến số lá của
cây trạch tả 43
3.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh Biogro ñến chỉ số
diện tích lá (LAI-m2 lá/m2 ñất) cây trạch tả. 45
3.4. Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh Biogro ñến các khả
năng tích lũy chất khô của cây trạch tả. 46
3.5. Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh Biogro ñến khả
năng chống chịu sâu bệnh của cây trạch tả. 48
3.6. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân hữu cơ vi sinh Biogro ñến các

yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cây trạch tả. 49
3.7. Hiệu quả kinh tế của phân hữu cơ vi sinh khi bón cho cây trạch tả. 52
3.8. Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh Biogro và lượng kali ñến
sinh trưởng cây dược liệu trạch tả tại Yên Khánh, Ninh Bình. 52
3.9. Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh và lượng Kali ñến số lá 54
3.10. Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh Biogro và Kali ñến
chỉ số diện tích lá (LAI-m2 lá/m2 ñất) cây trạch tả. 57
3.11. Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh bigro và kali ñến chiều cao
cây của cây trạch tả. 60
3.12. Ảnh hưởng của phân biogro và kali ñến khả năng tích lũy chất khô . 64
3.13. Ảnh hưởng của phân bón lá ñến khả năng chống chịu sâu, bệnh hại 66
3.14. Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh Biogro và kali ñến
các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cây trạch tả. 68
3.15. Hiệu quả kinh tế khi bón các liều lượng phân hữu cơ vi sinh và
phân kali cho cây trạch tả 71
KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 74
Kết luận 74
ðề nghị 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
DẠNH MỤC BẢNG
STT TÊN BẢNG TRANG
Bảng 1.1: thống kê sản xuất, nhập khẩu thuốc từ năm 2007- 2011 35

Bảng 3.1.Ảnh hưởng các phương pháp gieo ñến tỷ lệ mọc và thời gian
sinh trưởng của cây trạch tả 42

Bảng 3.2: Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh Biogro ñến số
lá của cây trạch tả. 44


Bảng 3.3: Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh Biogro ñến chỉ
số diện tích lá của cây trạch tả. 45

Bảng 3.4: Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh Biogro ñến
khả năng tích lũy chất khô của cây trạch tả 47

Bảng 3.5: Ảnh hưởng của liều lượng phân bón hữu cơ vi sinh Biogro ñến
khả năng chống chịu sâu bệnh của cây trạch tả. 48

Bảng 3.6: Ảnh hưởng của liều lượng bón phân hữu cơ vi sinh Biogro ñến
các yếu tố cấu thành năng suất của cây trạch tả. 49

Bảng 3.7. Ảnh hưởng của phân Biogro ñến hiệu quả kinh tế 51

Bảng 3.8. Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh và lượng Kali ñến thời
gian sinh trưởng qua các giai ñoạn 53

Bảng 3.9.a. Ảnh hưởng riêng rẽ của liều lượng phân Biogro và kali bón
ñến số lá 55

Bảng 3.9b. Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh và lượng Kali ñến ñộng
thái ra lá 56
Bảng 3.10a. Ảnh hưởng của lượng lân và kali bón ñến chỉ số diện tích lá
(LAI ) 58

Bảng 3.10b. Ảnh hưởng tương tác của lượng biogro và kali bón ñến chỉ
số diện tích lá (LAI) 59

Bảng 3.11a. Ảnh hưởng riêng rẽ của lượng biogro và kali bón ñến ñến
chiều cao cây của cây trạch tả. 61


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Bảng 3.11b. Ảnh hưởng các của lượng phân biogro và kali bón ñến
chiều cao cây 61

Bảng 3.12a. Ảnh hưởng riêng rẽ của phân biogro và kali ñến khả năng
tích lũy chất khô 64

Bảng 3.12b. Ảnh hưởng tương tác của lượng biogro và kali bón ñến khả
năng tích lũy chất 65

Bảng 3.13. Ảnh hưởng của phân bón lá ñến mức ñộ nhiễm sâu, bệnh hại 67

Bảng 3.14a. Ảnh hưởng riêng rẽ của phân hữu cơ vi sinh Biogro và kali
bón ñến các yếu tố cấu thành năng suất 68

Bảng 3.14b. Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh Biogro và
kali ñến các yếu tố cấu thành năng suất 70

Bảng 3.15: Hiệu quả kinh tế khi bón các liều lượng phân hữu cơ vi sinh
và phân kali cho cây trạch tả 72


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
MỞ ðẦU
1. ðặt vấn ñề
Trạch tả hay còn gọi là mã ñề nước có tên khoa học là Alisma plantago -
aquatica L var orientalis Samuelsson, họ Trạch tả (ALISMATACEAE). Cây
Trạch tả là loài thực vật có hoa, bản ñịa của hầu khắp bán cầu Bắc, gồm châu
Âu, Bắc Á, Bắc Mỹ. Loài này sống ở vùng bùn lầy hoặc vùng nước ngọt. Cây

trạch tả còn có tên gọi là cây thủy trạch, thuỷ tạ…. là một cây thuốc ñược trồng
nhiều ở các tỉnh phía nam Trung Quốc, nhưng mấy năm gần ñây ñã ñược di thực
sang nước ta. Cây trạch tả mọc hoang ở vùng ẩm ướt nhiều nơi trong nước ta
như Sa Pa, Cao Bằng, Lạng Sơn, ðiện Biên, Hà Nam, Ninh Bình Trạch tả rất
thích hợp với các chân ruộng trũng, hẩu, nhiều mùn trong vụ ñông sau khi thu
hoạch lúa mùa xong. Thành phần hoá học chính là: Tinh dầu có alisol A, B, C và
epialisol A, nhựa, protid và tinh bột. Thuốc có tác dụng lợi tiểu và làm cho Natri,
Kali, Clo và Ure thải ra nhiều hơn. Trong y học cổ truyền, trạch tả có vị ngọt,
tính hàn, không ñộc, ñược dùng chủ yếu làm thuốc chữa bệnh có tác dụng lợi
tiểu, tiêu thũng, trừ thấp, kiện vị, giảm béo, thanh nhiệt, viêm thận, bể thận, tiểu
tiện khó, ñái ra máu. Cây dược liệu Trạch tả ñược biết ñến rộng rãi như vị thuốc
quý trong bài “Lục vị ñịa hoàng hoàn” trị ñái tháo ñường và Hoàng Thống
Phong có tác dụng hỗ trợ ñiều trị bệnh Gout.
Ninh Bình là một tỉnh thuần nông thuộc khu vực ñồng bằng Bắc Bộ
với gần 80% dân số sống bằng nghề nông, từ xa xưa trong quá trình sản xuất
nông nghiệp người nông dân Ninh Bình ñã biết kết hợp phát triển hiệu quả
kinh tế của cây lương thực như lúa, ngô và rau mầu với cây dược liệu ñặc biệt
cây Trạch tả nhằm giải quyết các vấn ñề về chăm sóc sức khỏe và an sinh xã
hội, mặt khác góp phần tăng thu nhập cho gia ñình. Những năm gần ñây, cùng
với chính sách chuyển dịch cơ cấu cây trồng và phát triển cây vụ ðông trở
thành vụ sản xuất chính của tỉnh Ninh Bình, huyện Yên hánh ñã là một trong
những huyện ñi ñầu về chuyển dịch cơ cấu cây trồng và áp dụng nhiều chủng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
loại cây trên các chân ñất khác nhau vào sản xuất ñể khai thác hết tiềm năng
của quỹ ñất như cây ñậu tương, ngô, khoai tây và rau mầu các loại trong ñó
cây trạch tả là loại cây dược liệu có khả năng sinh trưởng phát triển tốt trên
ñất 2 vụ lúa, thích hợp với thời tiết vụ ðông, cho năng suất cao, sản phẩm dễ
tiêu thụ và mang lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.
ðể góp phần hoàn thiện hơn nữa quy trình sản xuất nhằm nâng cao
năng suất, chất lượng cây dược liệu trạch tả, chúng tôi tiến hành nghiên cứu

ñề tài: “Ảnh hưởng của liều lượng phân vi sinh và kali ñến sinh trưởng,
phát triển và năng suất của cây Trạch tả (Alisma plantago aquatica L) tại
Yên Khánh, Ninh Bình”.
2. Mục ñích và yêu cầu
2.1. Mục ñích
Xác ñịnh ñược liều lượng phân vi sinh và lượng kali phù hợp cho cây trạch tả
sinh trưởng, phát triển, tăng năng suất củ dược liệu Trạch tả nhằm hoàn thiện quy trình
kỹ thuật trồng trên ñất 2 lúa trước khi mở rộng sản xuất ñại trà.
2.2. Yêu cầu
<1>. ðánh giá ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh ñến sinh
trưởng, phát triển và năng suất củ cây trạch tả vụ ñông trên ñất 2 lúa.
<2>. ðánh giá ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh và lượng kali
ñến sinh trưởng, phát triển và năng suất củ cây trạch tả vụ ñông trên ñất 2 lúa.
<3>. ðánh giá ảnh hưởng của công thức bón phân ñến hiệu quả kinh tế trong
sản xuất cây trạch tả vụ ñông trên ñất 2 lúa.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Xác ñịnh công thức bón phân ñem lại hiệu quả sản xuất cao nhất.
- Kết quả của ñề tài sẽ bổ sung tài liệu cho công tác nghiên cứu khoa
học ñối với cây trạch tả.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xác ñịnh ñược công thức bón phân phù hợp sẽ góp phần tăng năng suất, tăng hiệu
quả kinh tế, mở rộng diện tích trồng cây trạch tả tại ñịa phương, ñảm bảo nhu cầu chăm
sóc sức khỏe cho người dân. ðồng thời, thực hiện tốt chủ trương, chính sách mở rộng diện
tích cây vụ ðông trên ñất 2 lúa của ðảng, Nhà nước thúc ñẩy nền nông nghiệp của tỉnh
Ninh Bình phát triển cao theo hướng bền vững.
4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. ðối tượng nghiên cứu:
Công thức bón phân, khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của củ trạch tả.

4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- ðề tài ñược tiến hành từ tháng 8 năm 2013 tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh
Bình.
- Ảnh hưởng của các công thức bón phân ñến sinh trưởng, phát triển, năng
suất của củ cây trạch tả.













Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1. Cơ sở khoa học của ñề tài
1.1. Nguồn gốc thực vật cây trạch tả
Cây trạch tả hay còn gọi là cây vợi, mã ñề nước, cây hẹ nước. Tên khoa
học là Alisma plantago Aqualica L. họ Trạch Tả (Alismatalaceae). Là loại cây
cỏ thủy sinh, thường mọc thành ñám ở ruộng, các ao hồ nước nông, kênh
rạch, bờ suối, ruộng trũng có nước quanh năm. Nhân dân nhiều nơi thường
lấy cây này dùng làm rau ăn (thân và lá rửa sạch, luộc qua rồi xào hoặc nấu
canh ăn).
Về nguồn gốc của cây trồng này không rõ ñược thuần hóa từ cây mọc

tự nhiên hay lấy giống từ nước ngoài.
Ở Việt Nam người ta tìm thấy cây mọc tự nhiên trên các vùng ruộng
hoặc ao hồ ở Việt Nam, trạch tả chỉ thấy trồng ở các tỉnh phía Bắc như Thái
Bình, Hà Nam, Hà Tây (cũ) Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình.
1.2. Phân loại thực vật
1.2.1. Phân loại thực vật
Giới (regnum) Plantae
(không phân hạng) Angiospermae
(không phân hạng) Monocots
Bộ (ordo) Alismatales
Họ (familia) Alismataceae
Chi (genus) Alisma
Loài (species) A. plantago-aquatica

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Tên khoa học là Alisma plantago - aquatica L var orientalis Samuels,
họ Trạch tả (ALISMATACEAE), chi Trạch tả là Alisma L. Loài thường nói ñến
ở nước ta là Alisma plantago – aquatica L, ở Trung Quốc, cây Trạch tả
thường dùng là một phân loài của loài này: Alisma plantago – aquatica ssp.
Orientale (Sam.) Sam.
Tên khác: Mã ñề nước
Tên nước ngoài: Common water plantain mad - dog weed (Anh);
alisma plantain d’eau, fluteau (Pháp) .
Họ Alismataceae bao gồm các cây dạng thảo sống dưới nước và ñược
xác ñịnh có 11 ñến 14 chi với xấp xỉ 100 loài hoang dại (Haynes et al. 1998,
Jacobson & Hedrén 2007, Mabberley 2008), trong ñó 5 chi và 11 loài ñược
tìm thấy ở Úc (Jacobs & McColl 2011).
Chi Alisma L. (Björkquist 1968, Wang et al. 2010) có 9 ñến 11 loài,
hầu hết phân bố tự nhiên từ bắc bán cầu của …(Wang et al. 2010) nhưng với
3 loài bản ñịa ñược ghi nhận cho Bắc Mỹ (Rubtzoff 1964, Haynes & Hellquist

2000). Cá biệt, A. plantago-aquatica L. và A. lanceolatum phổ biến từ châu
Âu tới châu Úc và sau ñó tới Bắc Mỹ (Haynes & Hellquist 2000), và New
Zealand (Allan Herbarium 2000). Alisma plantago-aquatica phân bố rộng rãi
tự nhiên từ châu Âu qua vùng cận nhiệt ñới và các vùng ôn ñới của ðông
Nam Á bao gồm Trung Quốc, Miễn ðiện, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và
Việt Nam, ðông nam nước Úc. Sự phân bố tự nhiên có thể là kết quả của các
loài chim di chú mang theo (Green et al. 2002), cần phải có những nghiên cứu
ñiều tra sâu hơn [18].
Hiện ñã biết có 2 loài ñược dùng làm thuốc là Trạch tả (A. plantago –
aquatica L.) và loài A. canaliculatum Braunt et Bouché có ở Triều Tiên.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
1.2.2. ðặc ñiểm sinh vật học bộ, họ trạch tả và loài trạch tả
Mô tả: Cây thảo, cao 40 – 50 cm. Thân rễ hình cầu hoặc hình con quay,
nạc, màu trắng. Lá dai, phiến lá 1 hình trái xoan- mũi mác, giống lá mã ñề,
cuống lá dài bằng phiến, có bẹ to mọc ốp vào nhau thành hình hoa thị. Cụm
hoa chùy to, cao 30- 120cm, lưỡng tính, có 3 lá ñài màu lục, 3 cánh hoa trắng
hoặc hơi hồng, nhị 6, lá noãn 20- 30 ñính theo một vòng. Quả bế dẹp.
Cụm hoa mọc trên một cán thẳng dài thành chùy có nhiều vòng hoa xếp
thành tầng nhỏ hơn về phía ngọn, mỗi tầng lại phân nhánh thành những chùy
nhỏ; hoa lưỡng tính, màu trắng hay hồng. …có 3 răng màu lục, tồn tại ñến khi
hình thành quả; trang hoa 3 cánh có 1 cựa màu vàng nhạt rất mỏng; nhị 6 -9,
dẹt; bầu nhiều ô xếp thành hàng, mỗi ô có 1 noãn, vòi nhụy mảnh dễ rụng.
Quả bế giẹp, dạng màng, có ñài tồn tại.
Củ dược liệu:
Hình cầu tròn, hình bầu dục hoặc hình tròn trứng, dài 3,3cm-6,6cm, ñường
kính 3-5cm. Vỏ thô, mặt ngoài mầu trắng vàng, có vằn rãnh nông quanh ngang củ,
rải rác có nhiều vết tơ lồi nhỏ hoặc có lồi sẹo bướu. Chất cứng, mặt gẫy mầu trắng
vàng, có bột, nhiều lỗ nhỏ. Mùi hơi nhẹ, vị hơi ñắng (Dược Tài Học)
Mùa hoa quả: tháng 10 – 12.
Thu hái: Mùa ñông ñào cả cây, cắt bỏ thân, lá và rễ tơ, rửa sạch, sấy khô.

Mô tả dược liệu: Hình cầu tròn, hình bầu dục hoặc hình tròn trứng, dài
3,3cm-6,6cm, ñường kính 3-5cm. Vỏ thô, mặt ngoài mầu trắng vàng, có vằn
rãnh nông quanh ngang củ, rải rác có nhiều vết tơ lồi nhỏ hoặc có lồi sẹo
bướu. Chất cứng, mặt gẫy mầu trắng vàng, có bột, nhiều lỗ nhỏ. Mùi hơi nhẹ,
vị hơi ñắng (Dược Tài Học).
Bào chế:
+Trạch tả: Ngâm nước thấm 8 phân, vớt ra, phơi khô.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
+ Diêm Trạch tả: Phun ñều nước muối vào miếng Trạch tả cho ẩm
(c50kg Trạch tả dùng 720g muối), rồi cho vào nồi, sao qua nhỏ lửa cho
ñến khi mặt ngoài thành mầu vàng, lấy ra phơi khô (Dược Tài Học).
Thành phần hóa học: Thân rễ trạch tả chứa tinh dầu, chất nhựa 7%,
protid, tinh bột 23% (ðỗ Tất Lợi 1999).
Cụm hoa có nhiều phytohormon (CA. 125: 190.646 k).
Thân rễ thứ orientale, chứa các triterpen alisol A, alisol A monoacetat,
alisol B, alisol B monoacetat, alisol C monoacetat, epi alisol A.
Ngoài ra, trạch tả còn chứa alismol, alisomoxyd, alimalacton 23-acetat,
alismaceton - A, β - sitosterol - 3 - O - stearat, tricosan, β - sitosterol, acid
stearic, glyceryl - 1 - stearat, daucosterol - 6’ - O - stearat, emodin, alizexol A,
các sulfoorientalol a, b, c, d.
Theo Shimizu Noriko và cs, 1994, trạch tả có một glucan gọi làm
alisma Si chỉ gồm các ñơn vị glucose (CA 122: 281 743 u).
Theo Kimura Hiromi và cs, 1990, alismol và 10-hydroxyalismol chiết
xuất từ thân rễ ñều có tác dụng trị các rối loạn gan (CA 117: 118.490 x).
Cũng theo Kimura Hiromi và cs, 1990, 16 - cetoalisol A hoặc 13, 17 -
epoxyalisol A chiết xuất từ thứ orientale ñều có tác dụng trị rối loạn gan (CA
117: 76.469 q).
Tomoda Masashi và cs, 1994 ñã phân lập ñược một polysaccharid gọi
là alisma PH bao gồm L - arabinose, D - galactose, acid D - glucuronic theo tỷ
lệ 4: 9: 2 có thêm vài nhóm O - acetyl (CA 121: 99.314 g).

Cũng theo Tomoda Masashi và cs, 1993, thứ orientale còn có một
polysaccharid acid gọi là alisma PIII F bao gồm L - arabinose - D - galactose -
L - rhamnose - D - acid galaturonic - acid glucuronic theo tỷ lệ 1: 5: 3: 8: 2.
(CA 121: 26466 y) [1].
+ Alisol A, B, Epialisol A (Murata T và cộng sự, Tetra Lett 1968, 7:
849).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
+ Alisol A Monoacetate, Alisol B Monoacetate, Alisol C Monoacetate
(Murata T và cộng sự, Chem Pharm Bull 1970, 18 (7): 1347).
+ Alismol, Alismoxide (Oshima Y và cộng sự, Phytochemystry 1983,
22 (1): 183).
+ Choline (Kobayashi T, Dược Học Tạp Chí [Nhật Bản] 1960, 80: 1456).
Tác dụng dược lý:
1. Tác dụng lợi tiểu: Nước sắc trạch tả với liều 25g/kg cho thẳng vào dạ
dày và cao lỏng với liều 2g/kg tiêm xoang bụng trên chuột cống trắng bình
thường, thể hiện tác dụng lợi tiểu rõ rệt. Có báo cáo cho rằng trạch tả thu hoạch
vào các mùa khác nhau và bộ phận dùng khác nhau thì hiệu quả lợi niệu cũng
không giống nhau. Trạch tả thu hoạch vào mùa ñông có tác dụng lợi tiểu mạnh,
còn thu hoạch vào mùa xuân thì kém hơn. Rễ con trạch tả thu hoạch vào mùa
ñông có tác dụng lợi tiểu yếu, còn thu hoạch vào mùa xuân thì không có tác dụng.
Phương pháp bào chế khác nhau cũng dẫn ñến hiệu quả lợi niệu không giống
nhau. Trạch tả dùng sống hoặc nướng với rượu ñều có tác dụng lợi tiểu, còn trạch
tả muối không có tác dụng; Tuy vậy, trong “ngũ linh tán” gồm trạch tả, phục linh,
trư linh, bạch truật, quế chi với tỷ lệ 4:3: 3:2:1 thì dùng trạch tả sống hoặc muối
ñều thể hiện tác dụng lợi tiểu. Người khỏe mạnh uống nước sắc trạch tả thì lượng
bài tiết nước tiểu, urê và Na+ tăng, còn trên thỏ uống trạch tả tác dụng rất yếu,
nhưng nếu dùng dạng cao lỏng bằng ñường tiêm xoang bụng lại có tác dụng lợi
tiểu. Tác dụng lợi tiểu của trạch tả có liên quan ñến hàm lượng muối kali cao
(147,5mg%) tồn tại trong dược liệu.
2. Ảnh hưởng ñối với chuyển hóa mỡ: Thí nghiệm trên thỏ gây lipid

máu cao, thành phần tan trong dầu của trạch tả trộn với thức ăn hàng ngày với
tỷ lệ 0,5% có tác dụng hạ lipid máu và chống xơ vữa ñộng mạch một cách rõ
rệt. Trên chuột cống trắng có lipid máu tăng cao thực nghiệm, các chất alisol
A và alisol A, B, C monoacetat trộn trong thức ăn hàng ngày với tỷ lệ 0,05 -
0,1% ñều có tác dụng hạ cholesterol máu ñạt 50%. Cơ chế làm hạ cholesterol
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
máu của trạch tả chưa ñược xác ñịnh ñầy ñủ. Thí nghiệm bằng phương pháp
ñồng vị phóng xạ cho thấy chất alisol A có tác dụng ức chế quá trình ester hóa
cholesterol ở ruột non chuột nhắt trắng ñồng thời làm giảm tỷ lệ hấp thu
cholesterol ở ruột ñạt 34%. Trên thỏ có chế ñộ ăn giàu cholesterol và lipid,
trạch tả có tác dụng làm hạ lượng lipid ở gan. ðối với chuột cống trắng có chế
ñộ ăn thiếu protein dẫn ñến gan nhiễm mỡ, trạch tả có tác dụng ñiều trị rõ rệt.
Trên lâm sàng ở những bệnh nhân có lipid máu tăng, hàng ngày uống viên
trạch tả với liều 4,2g/người, dùng từ 2 – 4 tuần lễ có tác dụng làm hạ
cholesterol, β-lipoprotein và triglycerid trong máu. Nước sắc trạch tả thí
nghiệm trên chuột cống trắng với liều 20g/kg cho thẳng vào dạ dày dùng trong
7 tuần lễ có tác dụng làm giảm lượng triglycerid trong máu, lượng mỡ ở các
tạng phủ và giảm trọng lượng của chuột béo phì do dùng glutamat natri (MSG).
3. Tác dụng chống viêm: Nước sắc trạch tả dùng với liều 20g/kg bằng
ñường cho thẳng vào dạ dày, thí nghiệm trên chuột nhắt trắng có tác dụng ức
chế sưng phù ở tai chuột do dimethyl – benzen gây nên, ñồng thời ức chế sự
tăng sinh của tổ chức u hạt ở chuột cống trắng trong nghiệm pháp cấy dưới da
viên bông. Trên thỏ gây viêm thận thực nghiệm bằng cách tiêm dưới da nitrat
natri, trạch tả làm giảm lượng urê và cholesterol trong máu.
4. Các tác dụng khác: Cao lỏng trạch tả trên chó gây mê, tiêm tĩnh mạch
có tác dụng hạ huyết áp. Trên thỏ, cao trạch tả với liều 6g/kg tiêm dưới da,
trong vòng 5 ngày giờ sau khi dùng thuốc xuất hiện ñường huyết hạ, nhưng
nếu dùng nước sắc thì không có tác dụng trên. Thí nghiệm trên ống kính,
trạch tả có tác dụng ức chế sự phát triển của trực khuẩn lao.
Ngoài các tác dụng trê, các alisol A, B, C monoacetat còn có tác dụng

bảo vệ gan, chống các tổn thương gan do tetrachlorid carbon gây nên.
Tính vị:
+ Vị ngọt, tính hàn (Bản Kinh).
+ Vị mặn, không ñộc (Biệt Lục).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
+ Vị ngọt, khí bình (Y Học Khải Nguyên).
Quy kinh:
+ Vào kinh thủ Thái dương Tiểu trường, thủ Thiếu âm Tâm (Thang
Dịch Bản Thảo).
+ Vào kinh túc Thái dương Bàng quang, túc Thiếu âm Thận (Bản Thảo
diễn Nghĩa Bổ Di).
+ Vào kinh Bàng quang, Thận, Tam tiêu, Tiểu trường (Lôi Công Bào
Chích Luận).
+ Vào kinh Tỳ, Vị, Thận, Bàng quang, Tiểu trường (Dược Phẩm Hóa
Nghĩa).
+Trong thuốc bổ, ðịa hoàng phải kèm với Trạch tả ñể tả Thận, tức là tả
thấp hỏa trong thận thì bổ mới ñắc lực. Cho nên người xưa khi dùng thuốc bổ
phải kèm có cả tả tà, ñó là khéo ở chỗ khơi ra rồi hợp lại, nếu chỉ bổ mà
không tả thì có cái hại thắng lệch một bên, chỉ có ñối chứng hư thoát thì lực
bổ phải mạnh, không thể một chút chậm trễ ñược (Dược Phẩm Vậng Yếu).
- Phàm những chứng bệnh thủy thủng thì Trạch tả là 1 loại linh ñơn
(Trung Quốc Dược Học ðại Từ ðiển).
+ Xét ra Trạch tả tính lạnh, ñối với các chứng trong Thận và Bàng quang hư
hàn, không thể chứa chịu ñể dần dần tiêu ra. Uống Trạch tả tính nó rút nước xuống
quá thì tinh cũng phải do ñó mà chảy theo. Nếu ñã có chứng hư hàn ở hạ tiêu rồi thì
không nên dùng. nếu thấy thấp khí bốc lên gây nên mắt ñau là do nóng quá, tinh thủy
tiết ra. Uống Trạch tả làm thanh giải, tiêu xuống thì khỏi sưng ngay mà tinh cũng cầm
cố lại, vì vậy, bài Bát Vị ðịa Hoàng Hoàn dùng Trạch tả ñể làm tiêu chất xấu làm hại
Bàng quang và cũng có ý giúp cho những chất chậm tiêu của ðịa hoàng dễ ñược tiêu
nhanh khỏi ñọng lại bên trong gây nên ñầy trướng. Có người vì sợ mà bỏ Trạch tả ñi,

thiết tưởng ñó không phải là ý hay, chẳng qua chỉ vì sợ mà mất cả ý hay của phép
dùng thuốc vậy. ðôi khi uống bài Lục Vị ðịa Hoàng Hoàn mà thấy ñầy, ñó cũng là
vì không có vị Trạch tả.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
+ Bài Bát Vị Hoàn của Trương Trọng Cảnh dùng Trạch tả là vì tiểu không
thông nên mới ñưa vào. Về sau, Bài Lục Vị ðịa Hoàng Hoàn dùng Trạch tả là ñể
có thể tả Thận, khiến cho bổ mà không thiên thắng thì ðịa hoàng mới không ñầy
trệ, sức bổ Thận càng mạnh (ðông Dược Học Thiết Yếu).
+ Trạch tả có công dụng tả Tướng hỏa vì tướng hỏa vọng ñộng nên gây
ra di tinh, có Trạch tả thanh giải thì tinh tự giữ lại ñược (ðông Dược Học
Thiết Yếu).
ðây cũng là bài thuốc “Trường sinh bất lão” thuốc ñược các danh y Trung
Quốc ñã tìm ra vào thời Tây Hán làm kéo dài tuổi thọ và ñặt tên là “Bát tiên
trường thọ” (có lẽ phương thuốc ñược các danh y nổi tiếng thời bấy giờ như
thánh y Trương Trọng Cảnh mà khi ấy vị vua trị vì là Hán Vũ ðế, tên thật là Lưu
Triệt (156 TCN – 87 TCN), là vị Hoàng ñế thứ bảy của nhà Tây Hán trong lịch
sử Trung Quốc.
Tương truyền vua Vũ ðế ñời nhà Hán (Trung Quốc) muốn bất tử nên
ñã sai các bậc lương y nổi tiếng thời ấy chế ra các thuốc ðan sa ñể uống. Do
uống nhiều quá, chẳng những không thành tiên ñể hưởng sự bất tử, mà nhà
vua còn mắc thêm chứng bệnh bị sốt, khát nước, ñi tiểu nhiều lần…, làm sức
khỏe suy sụp. Trương Trọng Cảnh (tên hiệu là Tràng Sa), là một lương y nổi
tiếng của Trung Quốc thời bấy giờ, ñã chế ra phương thuốc “Bát vị” sắc cho
nhà vua uống làm sức khỏe của vua hồi phục. Về sau qua ứng dụng trong trị
liệu, Thánh y Trương Trọng Cảnh, Tiên Ất và các bậc lương y nổi tiếng khác
tiếp tục gia giảm, biến hóa thành "Bát tiên trường thọ” và ñược lưu giữ, ứng
dụng cho ñến ngày nay.
Phương thuốc ”Bát tiên trường thọ” ta thấy nó tác dụng ñến các tạng
phủ của cơ thể khiến có công năng kéo dài tuổi thọ ñến thần diệu.
Phương thuốc có tám vị, như các danh y xưa ñã chọn. Với cách phối ngũ thật

tuyệt vời khiến phương thuốc ñã phát sinh công năng tăng cường tối ña việc
bồi bổ thận âm nhằm kéo dài tuổi thọ cho cơ thể.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Phương thuốc “Bát tiên trường thọ” bao gồm các vị như Thục ñia 16g,
Sơn thù 8g, Hoài sơn 8g, Phục linh 6g, ðơn bì 6g,Trạch tả 6g, Mạch môn 6g,
Ngũ vị tử 4g. Ngày uống 1 thang, chia 3 lần, cần uống liền 7 – 10 ngày
Vào thời ðông Hán (năm 25 - 220 sau Công Nguyên, còn gọi là thời
Hậu Hán), Thánh y Trương Trọng Cảnh (các thầy thuốc về sau ñều gọi là Tôn
Sư, tôn ông là Thầy, vì công lao trước tác của ông ñể lại cho hậu thế quá lớn.
Trong ðông y tôn ông là Y Thánh) ñã lập ra phương Bát vị thận khí hoàn (còn
gọi là Kim quỹ thận khí hoàn, Quế phụ ñịa hoàng hoàn, ñể phân biệt với Tế
sinh thận khí hoàn). Cho tới ngày nay phương thuốc này vẫn ñược trọng dụng.
Phương thuốc gồm: Can ñịa hoàng (Sinh ñịa) 32g, Sơn dược 16g, Sơn thù
(sao rượu) 16g, Phục linh 12g, Trạch tả 12g, ðan bì 12g, Quế chi 8g, Phụ tử (chế) 8g.
Tác dụng, Chủ trị:
+ Bổ hư tổn ngũ tạng, trừ ngũ tạng bỉ mãn,khởi âm khí, chỉ tiết tinh,
tiêu khát, lâm lịch, trục thủy ñình trệ ở bàng quang, tam tiêu (Biệt Lục).
+ Chủ Thận hư, tinh tự xuất, trị ngũ lâm, lợi nhiệt ở Bàng quang, tuyên
thông thủy ñạo (Dược Tính Luận).
+ Trị ngũ lao, thất thương, ñầu váng, tai ù, gân xương co rút, thông tiểu
trường, chỉ di lịch, niệu huyết, thôi sinh, sinh ñẻ khó, bổ huyết hải, làm cho có
con (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
Liều dùng: 8 – 40g.
Kiêng kỵ:
+ Sợ Hải cáp, Văn cáp (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
+ Lâm khát, thủy thủng, Thận hư: không nên dùng (Y Học Nhập Môn).
+ Không có thấp nhiệt, Thận hư, tinh thoát: không dùng (Lâm Sàng
Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Can Thận hư nhiệt mà không thuộc thấp, không thuộc thủy ẩm:
không dùng (ðông Dược Học Thiết Yếu).

1.2. Cơ sở khoa học của ñề tài
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
1.2.1. Cơ sở khoa học của bón phân
Phân bón là các chất hữu cơ hoặc vô cơ chứa các nguyên tố dinh dưỡng
cần thiết cho cây trồng ñược bón trực tiếp vào ñất hoặc hòa lẫn vào nước
phun, xử lý hạt giống, rễ và cây con.
Cây trồng cần cung cấp các chất dinh dưỡng ñể sinh trưởng và phát
triển. Các chất dinh dưỡng này bao gồm các nguyên tố ña lượng, trung lượng,
vi lượng và các nguyên tố khoáng cần thiết cho cây, chúng ñều có trong ñất
và ñược cây trồng hấp thu qua hệ thống rễ. Tuy nhiên số lượng các nguyên tố
này trong ñất không có khả năng cung cấp ñủ cho cây trồng trong quá trình
sinh trưởng, do ñó phải bón bổ sung. Hiện tượng cây thiếu các nguyên tố vi
lượng vẫn xảy ra do trong ñất quá nghèo hoặc bón không ñủ phân hữu cơ, nhu
cầu dinh dưỡng của cây cao mà ñất không cung cấp ñủ. Việc bón phân cho
cây trồng phải tiến hành thường xuyên và ñược chú trọng ñể tạo ñiều kiện cho
cây sinh trưởng tốt và nâng cao sức sống cho cây trồng.
Bón phân cũng như những biện pháp kỹ thuật canh tác khác nhau, thường
không chỉ gây ra một tác ñộng trực tiếp dẫn ñến một kết quả nào ñó mà thường
có nhiều tác ñộng lên các thành tố trong hệ sinh thái và có thể dẫn ñến những kết
quả khác nhau. Do ñặc ñiểm của quá trình phản ứng dây truyền và quá trình tiếp
nhận các tác ñộng từ bên ngoài vào các hệ sinh thái mà có thể có những tác ñộng
rất mạnh nhưng không gây ra hiệu quả gì ñáng kể, trong khi ñó, có những tác
ñộng nhẹ nhàng, nhưng ñược nhân lên trong phản ứng dây chuyền và tạo nên
những hiệu quả rất lớn. Bón phân hợp lý có thể không cần sử dụng những lượng
phân bón mà có thể ñạt ñược hiệu quả rất cao [31].
Nguyễn Xuân Quát (1985) [10], ñể giúp cây con sinh trưởng và phát
triển tốt, vấn ñề bổ sung thêm chất khoáng và cải thiện tính chất của ruột bầu
bằng cách bón phân là rất cần thiết. Trong giai ñoạn vườn ươm, những yếu tố
ñược ñặc biệt quan tâm là ñạm, lân, kali và các chất phụ gia.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Bón phân là một trong các biện pháp canh tác ñược sử dụng phổ biến
thường xuyên ñem lại hiệu quả lớn. Tuy nhiên bón phân phải cân ñối ñể cung
cấp cho cây trồng các chất dinh dưỡng thiết yếu, ñủ liều lượng, tỷ lệ thích
hợp, thời gian bón phân hợp lý theo từng ñối tượng cây trồng, từng loại ñất và
mùa vụ cụ thể sẽ ñảm bảo năng suất cao, chất lượng tốt [32].
- Phân hoá học (vô cơ): cung cấp kịp thời cho cây thuốc những yếu tố
cần thiết trong giai ñoạn phát triển. Tác dụng cung cấp bổ sung cho cây những
yếu tố mà phân hữu cơ còn thiếu hoặc ở dạng khó hấp thu:
+ Phân ñạm (N): là chất dinh cần thiết cho sinh trưởng và phát triển
của cây trồng. Mặc dù hàm lượng trong cây không cao, nhưng nitơ lại có vai
trò quan trọng bậc nhất. Thiếu N cây không thể tồn tại. Nitơ là thành phần
quan trọng cấu tạo nên tất cả các axit amin và các axit amin tổng hợp nên tất
cả các loại protein trong cơ thể thực vật. Vai trò của protein ñối với sự sống
của cơ thể thực vật là không thể thay thế ñược. Nitơ có mặt trong axit nucleic,
tham gia vào cấu trúc của vòng porphyril, là những chất ñóng vai trò quan
trọng trong quang hợp và hô hấp của thực vật. Nói chung, nitơ là dưỡng chất
cơ bản nhất tham gia vào thành phần chính của protein, vào quá trình hình
thành các chất quan trọng như: amino axit, men, nhiều loại vitamin trong cây
như B1, B2, B6,… Nitơ thúc ñẩy cây tăng trưởng, ñâm nhiều chồi, lá to và
xanh, quang hợp mạnh. Nếu thiếu ñạm, cây sinh trưởng chậm, còi cọc, lá ít và
có kích thước nhỏ và hơi vàng. Nhưng nếu bón thừa ñạm cũng gây tác hại cho
cây trồng. Biểu hiện của triệu chứng thừa ñạm là cây sinh trưởng quá mức,
cây dễ ñổ ngã, nhiều sâu bệnh, lá có màu xanh ñậm vì diệp lục ñược tổng hợp
nhiều (Trịnh Xuân Vũ, 1975 [16]; Viện thổ nhưỡng nông hóa, 1998 [15]; Ekta
Khurana and J.S.Singh, 2000 [22]; Thomas D. Landis, 1985 [24]).
Thiếu ñạm cây sẽ cằn cỗi, lá vàng, hoa không trổ hoặc thưa. Ngược lại
bón ñạm nhiều quá cây mọc vống, hoa quả ít, củ ít tinh bột, khó chế biến và
phẩm chất kém, sản phẩm chứa Nitrat cao còn là nguyên nhân gây bệnh ung
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
thư. ðạm tồn dư trong ñất là nguyên nhân gây ñộc hai cho ñất nên bón ñạm

vừa phải, ñúng thời ñiểm cây có nhu cầu.
+ Phân Kali (K
2
O): ñóng vai trò chủ yếu trong việc chuyển hóa năng
lượng, quá trình ñồng hóa của cây, ñiều khiển quá trình sử dụng nước, thúc
ñẩy quá trình sử dụng ñạm ở dạng NH
4
+
, giúp cây tăng sức ñề kháng, cứng
chắc, ít ñổ ngã, chống sâu bệnh, chịu hạn và rét. Do vậy, nếu thiếu kali, thì
cây có biểu hiện về hình thái rất rõ như lá hơi ngắn, phiến lá hẹp và có màu
lục tối, sau chuyển sang màu vàng, xuất hiện những chấm ñỏ, lá bị khô (cháy)
rồi rủ xuống (Trịnh Xuân Vũ, 1975 [16].
Kali không phải là một phần nguyên vẹn không thể thiếu trong bất cứ
cấu tạo chủ yếu nào của thực vật, nhưng nó ñóng vai trò then chốt trong hàng
loạt quá trình sinh lý sống còn ñối với sinh trưởng của cây trồng, từ tổng hợp
protein ñến duy trì cân bằng nước,….
Sự thiếu hụt kali ñược biểu hiện bằng sự suy giảm sinh trưởng của cây
và sự biến vàng hoặc cháy của bìa lá. Vì kali di ñộng trong cây, nên triệu
chứng ñầu tiên thường xuất hiện ở các lá già. Biểu hiện khác của sự thiếu hụt
kali là sự suy giảm sức bền của rơm rạ và thân cây, dẫn ñến vấn ñề lốp ñổ và
làm giảm tính kháng bệnh, giảm khả năng chống chịu của cây trồng.
Kali hoạt hóa enzym : Enzym ñược dùng làm chất xúc tác cho các phản ứng
hóa học, khi ñược sử dụng, nhưng không ñược tiêu thụ trong quá trình. Chúng tập hợp
những phân tử khác nhau lại, bằng cách này phản ứng hóa học có thể xảy ra.
Kali hoạt hóa tối thiểu 60 loại enzym khác nhau cần thiết cho sinh
trưởng của cây trồng. Kali làm thay ñổi hình dạng vật lý của các phân tử
enzym, ñể lộ ra những vùng có hoạt tính hóa học hợp lý cho phản ứng thực
hiện. Kali cũng trung hòa nhiều anion hữu cơ và những hợp chất khác trong
cây, giúp cho pH trong cây ổn ñịnh từ 7-8, tối ưu cho các phản ứng của

enzym. Lượng kali có mặt ở trong tế bào quyết ñịnh bao nhiêu enzym có thể
ñược hoạt hóa, quyết ñịnh tỷ lệ mà ở ñó những phản ứng hóa học có thể ñược
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
tiến hành; vì vậy tốc ñộ của một phản ứng nhất ñịnh nào ñó ñược quy ñịnh
bởi tốc ñộ kali xâm nhập vào tế bào.
Kali kích hoạt khí khổng hoạt ñộng : Cây trồng lệ thuộc vào kali ñể
ñiều hóa sự ñóng, mở của khí khổng,…những lỗ mà qua ñó lá cây trao ñổi khí
cacbonic, hơi nước và khí ô xy với khí quyển. Nhiệm vụ ñích thực của khí
khổng là cần thiết cho quang hợp, vận chuyển dinh dưỡng và nước, và giữ
mát cho cây. Khi kali dịch chuyển về những tế bào bảo vệ quanh khí khổng,
những tế bào ấy sẽ tích nước và trương lên làm cho các lỗ mở ra, nên các chất
khí ra vào tự do. Khi nguồn nước ít, kali ñược bơm ra khỏi các tế bào bảo vệ;
các lỗ khí khổng ñược ñóng chặt lại, ngăn cản sự mất nước và giảm thiểu sốc
do hạn ñối với cây. Nếu nguồn kali thiếu, các khí khổng trở nên chậm chạp,
phản ứng chậm – và hơi nước sẽ bị thất thoát; quá trình ñóng có thể mất hàng
giờ thay vì hàng phút và ñóng không hoàn toàn. Kết quả là những cây thiếu
kali thường rất mẫn cảm với sự sốc nước. Việc tập trung kali ở rễ cây sẽ tạo ra
một chênh lệch về áp suất thẩm thấu, khiến cho nước ñi vào trong rễ cây; vì
vậy cây trồng thiếu kali sẽ giảm khả năng hút nước và rất dễ bị sốc khi nguồn
nước thiếu.
Kali tăng cường quang hợp :
Vai trò của kali ñối với quang hợp rất phức tạp. Hoạt hóa enzym, cần
thiết cho sản sinh ATP và ñiều hòa hiệu suất quang hợp,… của kali có lẽ ñóng
vai trò quan trọng hơn so với việc kích hoạt khí khổng hoạt ñộng.
Khi năng lượng mặt trời ñược sử dụng ñể kết hợp khí cacbonic với
nước tạo ra ñường, thì sản phẩm giàu năng lượng ñầu tiên ñược tạo ra là ATP,
sau ñó ATP ñược sử dụng như nguồn năng lượng cho nhiều phản ứng hóa học
khác. Sự cân bằng ñiện tích ở những nơi sản sinh ra ATP ñược duy trì bằng
ion K. Khi cây thiếu kali, cường ñộ quang hợp, cường ñộ sản sinh ATP bị suy
giảm, và tất cả những quá trình lệ thuộc vào ATP sẽ bị chậm lại; ngược lại hô

hấp của cây sẽ tăng lên làm sinh trưởng, phát triển của cây bị chậm lại.

×