Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến sinh trưởng, năng suất lúa mùa tại gia lộc hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.39 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




NGUYỄN PHI LONG


ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ LƯỢNG ĐẠM BÓN ĐẾN SINH
TRƯỞNG, NĂNG SUẤT LÚA MÙA TẠI GIA LỘC - HẢI DƯƠNG







CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ NGÀNH: 60.62.01.10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN ÍCH TÂN










HÀ NỘI – 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ĐOAN

- Tác giả xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong
luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tác giả xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.

Gia Lộc, ngày tháng năm 2014
Tác giả



Nguyễn Phi Long












Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CÁM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân,
tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô,
bạn bè và người thân.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Ích
Tân - Trưởng Bộ môn Canh tác học - Khoa Nông học - Học viện Nông
nghiệp Việt Nam, người đã tận tình hướng dẫn, định hướng và giúp đỡ tôi về
chuyên môn trong suốt thời gian thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Bộ môn Canh tác học
- Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện hướng
dẫn giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để tôi thực hiện tốt đề tài
này.
Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình người thân,
anh em, bạn bè những người luôn ủng hộ, động viên tạo điều kiện cho tôi trong
quá trình học tập, công tác và thực hiện luận văn.
Luận văn này khó tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp của các thầy cô, đồng nghiệp và bạn đọc.
Xin trân trọng cảm ơn!

Hải Dương, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn


Nguyễn Phi Long
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan i
Lời cám ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục đồ thị ix
MỞ ĐẦU 1
Tính cấp thiết của đề tài 1
Mục đích yêu cầu của đề tài 3
CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và ở Việt Nam 4
1.1.1 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới 4
1.1.2 Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam 8
1.2 Các nghiên cứu về đạm cho cây lúa 11
1.2.1 Vai trò của đạm đối với cây lúa 11
1.2.2 Đặc điểm dinh dưỡng đạm của cây lúa 12
1.2.3 Một số nghiên cứu về lượng đạm bón cho lúa trên thế giới và ở
Việt Nam 13
1.2.4 Một số nghiên cứu về mật độ cho lúa trên thế giới và ở Việt Nam 23
CHƯƠNG II 29
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1 Vật liệu nghiên cứu 29
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 29
2.2.1 Địa điểm: 29
2.2.2 Thời gian 29
2.3 Nội dung nghiên cứu 30

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

2.3.1 Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến sinh trưởng,
phát triển của giống lúa Gia Lộc 102 30
2.3.2 Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến các chỉ tiêu sinh lý
của giống lúa Gia Lộc 102 30
2.3.3 Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến sâu bệnh hại
chính của giống lúa Gia Lộc 102 30
2.3.4 Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất của giống lúa Gia Lộc 102 30
2.3.5 Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến hiệu suất sử dụng
đạm của giống lúa Gia Lộc 102 30
2.4 Phương pháp nghiên cứu 30
2.4.1 Bố trí thí nghiệm 30
2.4.2 Các chỉ tiêu theo dõi 32
2.4.3 Phương pháp phân tích đất 36
2.4.4 Phương pháp xử lý số liệu 36
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37
3.1 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu đất thí nghiệm 37
3.2 Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến quá trình sinh
trưởng, phát triển của giống lúa Gia Lộc 102. 37
3.2.1 Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến thời gian sinh
trưởng của giống lúa Gia Lộc 102 38
3.2.2 Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến chiều cao của
giống lúa Gia Lộc 102 39
3.2.3 Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến động thái đẻ
nhánh, hệ số đẻ nhánh và hệ số đẻ nhánh hữu hiệu của giống lúa
Gia Lộc 102 43
3.2.4 Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến động thái thái

tăng trưởng số lá 47
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

3.3 Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến các chỉ tiêu
sinh lý 50
3.3.1 Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến chỉ số diện
tích lá (LAI) 50
3.3.2 Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến khả năng tích lũy
chất khô và tốc độ tích lũy chất khô 55
3.4 Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến khả năng
chống chịu sâu bệnh hại chính 61
3.5 Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất. 63
3.6 Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến năng suất, hệ
số kinh tế 71
3.7 Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến hiệu suất sử
dụng đạm 75
3.8 Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến hiệu quả kinh tế 77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79
Kết luận 79
Kiến nghị 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CT

HSBĐ
HSĐN
HSĐNHH
HSKT
KLTLCK
NSLT
NSSVH
NSTT
SLCC
SNHH
HSĐN
CSDTL
HSĐNCI
STT
TGST
TLHC
TSC
BNN&PTNT
IRRI
FAO
Công thức
Hiệu suất bón đạm
Hệ số đẻ nhánh
Hệ số đẻ nhánh hữu hiệu
Hệ số kinh tế
Khối lượng tích lũy chất khô
Năng suất lý thuyết
Năng suất sinh vật học
Năng suất thực thu
Số lá cuối cùng

Số nhánh hữu hiệu
Hệ số đẻ nhánh
Chỉ số diện tích lá
Hệ số đẻ nhánh có ích
Số thứ tự
Thời gian sinh trưởng
Tỷ lệ hạt chắc
Tuần sau cấy
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Viện nghiên cứu lúa quốc tế
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên
Hiệp Quốc




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

1.1 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của thế giới qua các năm 5
1.2 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của một số quốc gia và khu
vực trên thế giới năm 2012 6
1.3 10 quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới năm 2011 và dự báo
năm 2012 7
1.4 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa ở Việt Nam qua các năm 9
3.1 Một số chỉ tiêu nông hóa thổ nhưỡng đất thí nghiệm 37

3.2 Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm đến quá trình sinh trưởng,
phát triển của giống lúa Gia Lộc 102 (ngày) 39
3.3.a Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến động thái tăng
trưởng chiều cao cây. 40
3.3.b Ảnh hưởng riêng rẽ của mật độ cấy và lượng đạm bón đến động
thái tăng trưởng chiều cao cây 42
3.4.a Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến động thái tăng
trưởng số nhánh hệ số đẻ nhánh và hệ số đẻ nhánh hữu hiệu 44
3.4.b Ảnh hưởng riêng rẽ của mật độ cấy và lượng đạm bón đến động
thái tăng trưởng số nhánh, hệ số đẻ nhánh và hệ số đẻ nhánh hữu
hiệu 46
3.5a Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến động thái tăng
trưởng số lá 48
3.5b Ảnh hưởng riêng rẽ của mật độ cấyvà lượng đạm bón đến động
thái tăng trưởng số lá 49
3.6a Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến chỉ số diện
tích lá 52
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

3.6b Ảnh hưởng riêng rẽ của mật độ cấy và lượng đạm bón đến chỉ
số diện tích lá (LAI) 54
3.7a Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến khả năng tích
lũy chất khô và tốc độ tích lũy chất khô 56
3.7b Ảnh hưởng riêng rẽ của mật độ và lượng đạm bón đến khả năng
tích lũy chất khô và tốc độ tích lũy chất khô 59
3.8 Ảnh hưởng riêng rẽ của mật độ cấy và lượng đạm bón đến khả
năng chống chịu sâu bệnh hại 61
3.9a Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất 64

3.9b Ảnh hưởng riêng rẽ của mật độ cấy và lượng đạm bón đến các
yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 69
3.10a Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến năng suất và
hệ số kinh tế 72
3.10b Ảnh hưởng riêng rẽ của mật độ cấy và lượng đạm bón đến năng
suất và hệ số kinh tế 74
3.11 Hiệu suất phân đạm ở các mật độ cấy và lượng đạm bón khác nhau 76
3.12 Hiệu quả kinh tế của giống lúa Gia Lộc 102 78
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ix

DANH MỤC ĐỒ THỊ


STT Tên đồ thị Trang

1.1 Xuất khẩu gạo Việt Nam từ đầu năm 2013 10
3.1 Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến chỉ số diện
tích lá 52
3.2 Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến khả năng tích
lũy chất khô 57
3.3 Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến năng suất và
các yếu tố cấu thành năng suất 65
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài
Lúa (Oryza Sativa) là một trong ba cây lương thực chủ yếu trên thế

giới: lúa mì, lúa nước và ngô. Sản phẩm lúa gạo là nguồn lương thực nuôi
sống phần đông dân số trên thế giới. Ngày nay diện tích sản lượng lúa ngày
một tăng nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu của con người. Việt Nam là
nước có truyền thống canh tác lúa nước từ lâu đời, với diện tích lúa khá lớn,
cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nghề trồng lúa của nước ta có
nhiều thay đổi tích cực. Từ một nước thiếu đói lương thực thường xuyên đến
nay sản lượng lúa gạo của chúng ta không những đáp ứng đủ nhu cầu lương
thực trong nước mà còn dư để xuất khẩu. Việt Nam là một nước đông dân
nhưng chỉ có hơn 4 triệu ha đất trồng lúa, bình quân đầu người khoảng 500m
2

nhưng đã áp dụng công nghệ thâm canh cao, đưa năng suất lúa bình quân lên
công thức 56,32 tạ/ ha đứng đầu các nước Đông Nam Á. Trong hơn 10 năm
gần đây, Việt Nam đã xuất khẩu được gần 34 triệu tấn gạo, bình quân hơn 2,6
triệu tấn/ năm, đứng thứ hai trên thế giới. Trong những năm qua, nhiều tiến bộ
kỹ thuật đã được ứng dụng trong sản xuất lúa ở nước ta, trong đó nổi bật nhất
là công tác chọn tạo giống. Đã có nhiều giống lúa mới ra đời phù hợp với
nhiều vùng sinh thái khác nhau. Xu hướng của các nhà tạo giống là tạo ra các
giống lúa có năng suất cao, thích ứng rộng, đủ tiêu chuẩn chất lượng để xuất
khẩu. Tuy nhiên, năng suất và chất lượng giống chịu ảnh hướng tổng hợp
của rất nhiều yếu tố trong đó phân bón là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn.
Trong điều kiện canh tác hiện nay, nghề trồng lúa vẫn chưa mang lại hiệu quả
kinh tế cao cho người nông dân. Nông dân vẫn sử dụng nhiều phân bón để
tăng năng suất. Nhưng hiệu quả của nó lại không cao, mặt khác còn làm tăng
công thức độ sâu bệnh, gây ô nhiễm môi trường Các kết quả nghiên cứu cho
thấy, đạm có vai trò rất quan trọng trong việc phát huy hiệu quả của việc sử
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

dụng phân bón cho cây trồng. Các loại phân khác chưa phát huy tác dụng khi

chưa có đủ đạm hay bón cân đối với đạm theo nhu cầu của cây. Vì vậy khi
xác định các loại phân bón khác cần trên cơ sở lượng đạm bón, nếu chưa tăng
được lượng phân đạm bón thì chưa cần tăng các loại phân bón khác.
Từ thực tiễn trên, để cung cấp thêm cơ sở khoa học cho công tác
khuyến cáo, triển khai ra ngoài sản xuất và các bước nghiên cứu hoàn thiện
tiếp theo trong công tác sản xuất hạt giống lúa đề tài: “Ảnh hưởng của mật
độ cấy và lượng đạm bón đến sinh trưởng, năng suất lúa mùa tại Gia Lộc
– Hải Dương” được thực hiện.



















Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3


Mục đích yêu cầu của đề tài
- Mục đích:
+ Xác định được mật độ cấy và liều lượng đạm bón thích hợp cho
giống lúa Gia Lộc 102 tại huyện Gia Lộc - Hải Dương
- Yêu cầu:
Tìm hiểu ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng đạm đến sinh trưởng
phát triển và năng suất của giống GL102.
+ Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng: Thời gian sinh trưởng, chiều cao
thân chính, số nhánh đẻ
+ Theo dõi các chỉ tiêu sinh lý: Chỉ số diện tích lá (LAI), tích lũy chất
khô
+ Theo dõi tình hình sâu bệnh hại chính
+ Theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất















Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới
Cây lúa (Oryza sativa L.) được con người trồng cách đây từ hơn 10
nghìn năm và là cây lương thực quan trọng đứng hàng thứ hai sau lúa mỳ.
Cây lúa có khả năng thích ứng tương đối rộng. Theo số liệu thống kê của tổ
chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO), tính đến năm 2006, toàn
thế giới có 114 nước trồng lúa, phân bố ở tất cả các châu lục. Trong đó, châu Phi –
41 nước, châu Á - 30 nước, Bắc Trung Mỹ - 14 nước, Nam Mỹ - 13 nước, châu
Âu - 11 nước và châu Đại Dương - 5 nước. Nhưng phân bố tập trung ở châu Á
từ 30 vĩ độ Bắc đến 10 vĩ độ Nam. Trong vài ba thập kỷ gần đây, tình hình
sản xuất lúa gạo trên thế giới đã có công thức tăng trưởng đáng kể. Tổng sản
lượng lúa tăng 70% trong vòng 32 năm, nhưng do sự bùng nổ dân số nhất là ở
các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ La Tinh nên vấn đề an
ninh lương thực vẫn là vấn đề cấp bách cần được quan tâm trong những năm
trước mắt và lâu dài.
Những năm gần đây tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới đã có
những thay đổi quan trọng. Nếu như trong vòng 30 năm sau chiến tranh thế
giới thứ hai, sản lượng thóc của thế giới tăng hơn 1 lần thì riêng trong 5 năm
gần đây, công thức tăng đó chiếm 1/3 số trên. So với cây ngũ cốc khác sản
lượng thóc có tốc độ tăng trung bình hàng năm cao nhất: 2,4%, trong các năm
từ 1958 – 1960 đến 1970.
Thống kê của FAO cũng cho thấy, diện tích trồng lúa trên thế giới tăng
lên rõ rệt từ năm 1961- 1980. Chỉ trong vòng 19 năm, diện tích trồng lúa đã
tăng từ 115,4 lên 144,4 triệu ha, bình quân tăng 1,5 triệu ha/năm. Từ năm
1980 đến nay, diện tích lúa toàn thế giới tăng chậm, thậm chí có thời gian
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5

giảm xuống (năm 2007 diện tích lúa giảm 0,2 triệu ha so với năm 2006), đạt
cao nhất vào năm 2012 với 163,46 triệu ha.
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của thế giới qua các năm
Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năng su
ất
(tấn/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
1961 115,4 1,9 215,6
1965 124,8 2,0 254,1
1970 132,9 2,4 316,3
1975 141,7 2,5 357,0
1980 144,4 2,7 396,9
1990 147,0 3,5 518,6
2005 154,9 4,1 634,4
2006 155,3 4,1 641,1
2007 155,1 4,2 656,5
2008 157,7 4,4 689,1
2009 158,3 4,3 685,2
2010 161,66 4,34 701,05
2011 163,15 4,43 722,56
2012 163,46 4,39 718,35
Nguồn: FAOSTAT, 2013
Năng suất lúa cũng không ngừng được cải thiện, đặc biệt là sau cuộc
Cách mạng xanh của thế giới vào những năm 1965- 1970, với sự ra đời của

các giống lúa thấp cây, ngắn ngày. Sự gia tăng của hai yếu tố diện tích và
năng suất đã làm cho tổng sản lượng lúa toàn thế giới tăng dần qua từng năm.
Cụ thể, tổng sản lượng lúa toàn thế giới năm 1961 đạt 215,6 triệu tấn, năm
1975 (ngay sau cuộc Cách mạng xanh) đạt 357,0 triệu tấn, đến năm 2012 con
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

số này là 718,35 triệu tấn. Tổ chức FAO cũng dự báo tổng sản lượng lúa toàn
thế giới sẽ vẫn còn tiếp tục gia tăng trong những năm tới.
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của một số quốc gia và
khu vực trên thế giới năm 2012
Quốc gia và
khu vực
Diện tích
(triệu ha)
Năng su
ất
(tấn/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
Ấn Độ 42,5 3,59 152,6
Trung Quốc 30,3 6,74 204,29
Inđônêxia 13,44 5,14 69,05
Thái Lan 12,6 3 37,8
Banglades 11,7 2,92 34,2
Myanmar 8,15 4,05 33
Việt Nam 7,75 5,63 43,66
Philippin 4,69 3,85 18,03
Cambodia 3,1 3 9,3
Pakistan 2,7 3,48 9,4

Thế giới 163,46 4,39 718,46
Nguồn: FAOSTAT, 2013
Năm 2012, đứng đầu về sản xuất lúa vẫn là 8 nước châu Á bao gồm:
Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Bangladesh, Myanmar, Việt Nam,
Philippines. Tuy nhiên chỉ có 3 nước có năng suất cao hơn 5 tấn/ha là Trung
Quốc (6,74 tấn/ha) và Việt Nam (5,63 tấn/ha). Mặc dù năng suất lúa ở các
nước châu Á còn thấp nhưng do có diện tích sản xuất lớn nên châu Á vẫn là
nguồn đóng góp quan trọng cho sản lượng lúa thế giới.
Tính đến năm 2012, châu Á vẫn là khu vực sản xuất lúa lớn nhất thế
giới với diện tích 136,93 triệu ha chiếm 83,77% diện tích trồng lúa toàn thế
giới), sản lượng đạt 611,32 triệu tấn (chiếm 85,09% sản lượng lúa toàn thế
giới). Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã hạ dự báo sản lượng gạo toàn cầu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

2013-2014 xuống 473,2 triệu tấn gạo, giảm khoảng 3,6 triệu tấn so với dự báo
trước đó nhưng vẫn tăng gần 1% so với năm 2012-2013. Dự báo tiêu thụ gạo
toàn cầu 2013-2014 cũng đã được hạ 1,4 triệu tấn xuống 473,1 triệu tấn, vẫn
là công thức cao kỷ lục.
Bảng 1.3. 10 quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới năm 2011
và dự báo năm 2012
(Đơn vị: Triệu tấn)
STT Quốc gia Xuất khẩu (2011) Xuất khẩu (2012)
1 Thái Lan 10,64 7,50
2 Việt Nam 7,00 7,70
3 Ấn Độ 4,63 8,00
4 Pakistan 3,41 3,75
5 Brazil 1,29 0,90
6 Campuchia 0,86 0,80
7 Uruguay 0,84 0,85

8 Myanmar 0,77 0,60
9 Argentina 0,73 0,65
10 Trung Quốc 0,48 0,50
Nguồn: USDA (trích dẫn bởi Bộ Công thương, 2012)
Niên vụ 2012-2013, sản lượng gạo Trung Quốc tiếp tục tăng nhưng nhu
cầu tiêu thụ còn tăng mạnh hơn, và xu hướng này dự kiến sẽ còn tiếp tục sang
năm niên vụ 2013-2014 này. Thời tiết bất thường, hạn hán và lũ lụt đã ảnh
hưởng tới sản lượng lúa gạo. Theo Trung tâm Thông tin ngũ cốc và các loại
dầu quốc gia TQ (CNGOIC), sản lượng gạo của nước này trong năm nay sẽ
giảm 0,7% so với năm ngoái, xuống còn 202,8 triệu tấn. Đây sẽ là lần đầu tiên
trong vòng 10 năm sản lượng gạo Trung Quốc sụt giảm. Về nhập khẩu, tháng
11 Trung Quốc giảm tốc độ nhập khẩu gạo, một phần do giá gạo của những
nước láng giềng nhích lên. Việt Nam và Pakistan vẫn chiếm phần lớn gạo
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

xuất khẩu vào Trung Quốc bởi công thức giá rẻ hơn các đối thủ khác.
Myanmar mất dần lợi thế trên thị trường này bởi giá gạo xuất khẩu tăng. Tuy
nhiên, xu hướng chung Trung Quốc vẫn đang gia tăng nhập khẩu. bởi giá gạo
nội địa cao trong bối cảnh giá thế giới thấp. Trung Quốc nhập khẩu khoảng
3,2-3,4triệu tấn gạo trong năm 2012-2013, gấp gần 6 lần so với 540.000 tấn
gạo nhập khẩu trong năm 2010-2011. Theo Trung tâm Tư vấn Dầu và Ngũ
cốc Quốc gia Trung Quốc (CNGOIC), nước này sẽ tăng nhập khẩu gạo lên
công thức cao kỷ lục 5 triệu tấn trong năm 2013/14 (kết thúc vào tháng
9/2014) do sản xuất trong nước sụt giảm mà giá tăng cao. Con số này cao hơn
khoảng 25% so với 4 triệu tấn gạo mà CNGOIC ước tính trước đây và cao
hơn khoảng 47% so với ước tính khoảng 3,4 triệu tấn của USDA.
1.1.2. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam
Việt Nam là một nước nông nghiệp và từ lâu cây lúa đã ăn sâu vào tiềm
thức người dân, nó có vai trò quan trọng trong đời sống con người. Lúa gạo

không chỉ giữ vai trò trong việc cung cấp lương thực nuôi sống mọi người mà
còn là mặt hàng xuất khẩu đóng góp ngoại tệ cho nền kinh tế quốc dân. Mặt
khác, do có điều kiện tự nhiên thuận lợi phù hợp cho cây lúa phát triển nên lúa
được trồng trên khắp mọi miền của đất nước. Trong quá trình sản xuất đã hình
thành hai vùng sản xuất lúa rộng lớn đó là Đồng Bằng Châu thổ Sông Hồng và
vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Với điều kiện khí hậu nhiệt đới, Việt Nam
cũng có thể là cái nôi hình thành cây lúa nước. Đã từ lâu, cây lúa đã trở thành
cây lương thực chủ yếu, có ý nghĩa đáng kể trong nền kinh tế và xã hội của
nước ta. Với địa bàn trải dài trên 15 vĩ độ Bắc bán cầu, từ Bắc vào Nam đã
hình thành những đồng bằng châu thổ trồng lúa phì nhiêu. Từ một nước thiếu
lương thực thường xuyên, đến nay sản lượng lúa gạo của nước ta không
những đáp ứng đủ nhu cầu lương thực trong nước mà còn dư để xuất khẩu,
thậm chí trong những năm trở lại đây nước ta giữ vững vị trí thứ hai trên thế
giới về xuất khẩu gạo.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Việt Nam qua các năm được
thể hiện trong bảng 2.4
Bảng 1.4. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa ở Việt Nam qua các năm
Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năng su
ất
(tấn/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
2005 7.329,2 4,89 35,83
2006 7.324,8 4,89 35,5

2007 7.207,4 4,99 35,94
2008 7.400,2 5,23 38,73
2009 7.437,2 5,24 38,95
2010 7.489,4 5,34 40,01
2011 7.655,4 5,54 42,40
2012 7.753,2 5,63 43,66
Nguồn: FAOSTAT, 2013
Từ năm 2005 trở lại đây, năng suất lúa của nước ta ổn định và tăng
mạnh - từ 5,34 tấn/ha (2010) lên 5,54 tấn/ha (2011) và đều cao hơn năng suất
bình quân của thế giới. Tính đến năm 2012, tổng sản lượng lúa của nước ta
đạt 43,66 triệu tấn ( chiếm 6,07% tổng sản lượng lúa toàn thế giới).
Về xuất khẩu, theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), khối lượng
xuất khẩu tháng 11 chậm lại do xuất khẩu sang thị trường châu Phi bị cạnh
tranh về giá với Ấn Độ, Pakistan bởi hai nước này có vị trí địa lý thuận lợi
hơn nên giá cước tàu cạnh rẻ hơn (chênh lệch giá cước từ 20-45 USD/tấn
tùy khu vực đến). Khâu thanh toán, vận chuyển sang khu vực đó cũng gặp
nhiều khó khăn và an ninh ở khu vực này không ổn định nên các doanh
nghiệp Việt Nam chủ yếu xuất khẩu gạo vào thị trường này thông qua trung
gian. Trong 2 tuần đầu tháng 11 xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 142.265
tấn, với trị giá đạt 60,023 triệu USD, giảm lần lượt 73% và 77% so với
cùng kỳ năm ngoái. Châu Phi là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

Nam trong giai đoạn này với khối lượng đạt hơn 67.000 tấn, tiếp đến là
châu Á với gần 48.000 tấn. Khối lượng xuất khẩu lũy kế từ đầu năm đến
ngày 14/11 đạt 5,876 triệu tấn,giảm khoảng 17,5% so với khoảng 7,1 triệu
tấn gạo xuất khẩu trong thời gian từ 1/1-30/11/2012. Trị giá xuất khẩu lũy
kế đạt 2.536 tỷ USD. Giá gạo xuất khẩu trung bình từ 1/1-14/11/2013
khoảng 430 USD/tấn (FOB), giảm khoảng 6% so với giá xuất khẩu trung

bình giai đoạn tháng 1-11/2012. Từ đầu năm đến nay, Trung Quốc (TQ)
tiếp tục nổi lên là thị trường tiêu thụ gạo xuất khẩu lớn của Việt Nam cả về
chính ngạch và tiểu ngạch. Theo thống kê sơ bộ của VFA, từ đầu năm đến
nay, lượng gạo xuất khẩu qua đường tiểu ngạch sang TQ khoảng 1,2 triệu
tấn. Nếu thống kê sơ bộ cả chính ngạch, khối lượng gạo Việt Nam xuất
khẩu sang thị trường này trong 8 tháng đầu năm nay tăng mạnh, đạt trên
1,62 triệu tấn với giá trị đạt 671,61 triệu USD, chiếm 31,4% tổng kim
ngạch xuất khẩu. So với cùng kỳ năm ngoái, khối lượng và giá trị xuất
khẩu gạo sang thị trường TQ tăng gấp 5,2 lần về lượng và 4,4 lần về giá trị.

Đồ thị 1.1. Xuất khẩu gạo Việt Nam từ đầu năm 2013
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

1.2. Các nghiên cứu về đạm cho cây lúa
1.2.1. Vai trò của đạm đối với cây lúa
Đạm đóng một vai trò quan trọng trong đời sống cây trồng nói chung, đặc
biệt là đối với cây lúa, đạm giữ một vị trí đặc biệt trong việc tăng năng suất.
Đạm là thành phần của Protein, axit Nucleic Đạm là yếu tố không thể
thiếu trong quá trình phát triển của tế bào và các cơ quan rễ, thân, lá….
Trong số các nguyên tố đa lượng thiết yếu thì đạm được xem là yếu tố
quan trọng nhất cho quá trình sinh trưởng và hình thành năng suất lúa, đạm
luôn là yếu tố hạn chế năng suất hàng đầu trên tất cả các loại đất. De Datta,
(1981) Đinh Văn Lữ kết luận rằng lúa cần đạm trong suốt quá trình sinh trưởng
sinh dưỡng để tích lũy chất khô và đẻ nhánh, điều này xác định số lượng bông.
Đạm góp phần tạo nên số hạt trong giai đoạn phân hóa đòng, tăng kích thước
hạt bằng giảm số lượng hoa thoái hóa và tăng kích thước vỏ trấu trong suốt giai
đoạn làm đòng. Đạm góp phần tích lũy hydratcacbon trong thân lá ở giai đoạn
trước trỗ và trong hạt ở giai đoạn vào chắc vì chúng phụ thuộc nhiều vào tiềm
năng quang hợp. Theo Nguyễn Như Hà, (2006) lượng đạm cần thiết để tạo ra 1

tấn thóc là 17 - 35 kg N, trung bình cần 22,2 kg N.
Quang hợp của cây lúa trong giai đoạn vào chắc tạo ra khoảng 60 –
100% lượng hydratcacbon trong hạt. Theo Yoshida, 1981 phần còn lại là do
từ các bộ phận khác chuyển đến. Để đạt được năng suất hạt cao nhất thì hoạt
động trao đổi trong hạt phải trùng với giai đoạn lá lúa có hoạt động quang hợp
mạnh nhất. Thực tế, năng suất lúa cao ở những giống mà lá có thể duy trì hoạt
động quang hợp đến tận giai đoạn vào chắc. Bón đạm làm tăng diện tích lá, bề
rộng của tán lá, duy trì hoạt động quang hợp của cây vì vậy ảnh hưởng quyết
định đến năng suất lúa (Mae và cs,1981).
Cây lúa cần đạm trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng, tuy nhiên giai
đoạn đẻ nhánh lúa cần nhiều N nhất (Nguyễn Văn Hoan và Vũ Văn Hiển,
1999).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

Khi bón đạm nhiều làm cây chậm thành thục, hạt chín không đẫy hạt
so với bón ít đạm. Như vậy đạm nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến độ thành
thục của hạt.
Cung cấp đủ đạm cho lúa và đúng lúc làm cho lúa đẻ nhánh nhanh và
tập trung, tạo nhiều nhánh hữu hiệu. Mặt khác bón đạm làm tăng hàm lượng
protein, do đó ảnh hưởng đến chất lượng gạo.
Thiếu đạm làm cho cây lúa thấp, đẻ nhánh kém, đòng nhỏ, khả năng trỗ
kém, số hạt/ bông ít, hạt lép nhiều, năng suất thấp. Thừa đạm làm cho lá to,
dài, phiến lá mỏng, nhánh vô hiệu nhiều, lúa trỗ muộn, cây cao, lốp, đổ non,
ảnh hưởng xấu đến năng suất và phẩm chất lúa.
Bên cạnh đó đạm cũng ảnh hưởng đến khả năng chống chịu sâu bệnh
của lúa. Thừa hoặc thiếu đạm đều làm cho lúa dễ bị nhiễm sâu bệnh hại do
sức đề kháng giảm (Nguyễn Như Hà, 2006).
1.2.2. Đặc điểm dinh dưỡng đạm của cây lúa
Cây hút đạm dưới dạng NH

4
+
và NO
3
-
. Tùy loài cây mà có thể chia ra
loài cây ưa NH
4
+
và cây ưa NO
3
-
.
Lúa là cây ưa NH
4
+
điển hình.
Trong thời kỳ đầu sinh trưởng của cây lúa có khuynh hướng hút NH
4
+
,
lúa còn hút cả NO
3
-
.
Ở ruộng khô lúa hút cả hai dạng đạm NH
4
+
và NO
3

-
, còn trong ruộng
nước thì lúa chuyên hút NH
4
+
.
Đạm được chuyển từ rễ vào cơ thể cây lúa rồi từ đó kết hợp với axit
hữu cơ do sự oxy hóa của đường và tinh bột (sản phẩm của quang hợp) tạo
thành axit amin tổng hợp nên protein.
Nhiều công trình của nhiều tác giả trong và ngoài nước đều cho rằng
cây lúa hút đạm nhiều nhất vào hai thời kỳ: Thời kỳ đẻ nhánh và thời kỳ làm
đòng. Lúa hút nhiều đạm vào thời kỳ nào thì cũng đồng thời hút lân và Kali
nhiều nhất vào thời kỳ đó.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

Tanaka và nhiều người khác (1995) cho rằng cây lúa hút đạm nhiều
nhất vào hai thời kỳ: Thời kỳ đẻ nhánh và thời kỳ trỗ bông.
Đối với những giống lúa sớm ngắn ngày, sự hút đạm xảy ra liên tục từ
lúc bắt đầu đẻ nhánh đến trỗ bông.
Còn ở các giống lúa muộn dài ngày thì 2 đỉnh đó có khoảng cách xa
nhau từ 30 – 40 ngày.
1.2.3. Một số nghiên cứu về lượng đạm bón cho lúa trên thế giới và ở Việt
Nam
1.2.3.1. Một số nghiên cứu về lượng đạm bón cho lúa trên thế giới
Nhiều thí nghiệm về hiệu lực, lượng phân đạm sử dụng trong mối quan
hệ với các yếu tố khác đã được tiến hành. Ladha và cs., (2003) so sánh năng
suất lúa và yêu cầu dinh dưỡng đạm qua các năm cho biết: Thời kỳ trước
Cách mạng xanh năng suất lúa rất thấp chỉ đạt 3 tấn/ha và lượng N cần bón là
60 kg N/ha. Trong những năm đầu của cuộc Cách mạng xanh, năng suất hạt

đạt gần 8 tấn/ha thì lượng đạm cần bón là 160 kg N/ha. Giai đoạn thứ hai của
cuộc Cách mạng xanh năng suất mong đợi là 12 tấn/ha và lượng N cần bón là
rất cao với công thức 240 kg N/ha.
Ở vùng ôn đới như Yanco – Australia và Yunnan – Trung Quốc, năng
suất lúa có thể đạt 13 – 15 tấn/ha và yêu cầu lượng N hút là 250 kg N/ha,
(Ying và cs., 1998).
Trong ruộng lúa nhiệt đới, để đạt năng suất hạt 9 – 10 tấn/ha, lúa cần
hút được 180 – 200 kg N/ha (Cassman và cs., 1993). Muốn lúa hấp thu được
200 – 250 kg N/ha cần bón 150 – 200 kg N/ha vì lúa còn hút được đạm từ đất.
Liểu lượng N bón còn phụ thuộc vào giống, giống lai yêu cầu lượng đạm bón
cao hơn giống thuần (Yoshida, 1983).
Theo Yoshida (1983) nếu bón đạm với liều lượng cao thì hiệu suất cao
nhất là lúc lúa đẻ nhánh và sau đó giảm dần. Với liều lượng bón thấp thì bón
vào lúc lúa đẻ nhánh và 10 ngày trước trỗ cho hiệu quả cao.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

Tác giả Yoshida, 1789 cho rằng ở các nước nhiệt đới, lượng các chất
dinh dưỡng N, P, K cần để tạo ra 1 tấn thóc khô trung bình là 20,5 kg N + 55
kg P
2
O
5
+ 44 kg K
2
O. Lượng đạm hút thay đổi theo từng chất đất, phương
pháp, số lượng, thời gian bón đạm và các kỹ thuật quản lý khác. Ở các vùng
nhiệt đới hiệu suất sử dụng đạm đối với sản lượng hạt vào khoảng 50 g chất
khô/1 kg đạm hút được.
Theo Cook, 1975 khi nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón tới năng suất và

chất lượng hạt lúa đã kết luận: Năng suất của các giống lúa tăng dần theo lượng
đạm bón, nếu bón 100 -150 kg N/ha có thể tăng năng suất từ 10,3 lên 39,9 kg/ha.
1.2.3.2. Một số nghiên cứu về lượng đạm bón cho lúa ở Việt Nam
Nghiên cứu bón phân đạm trên đất phù sa sông Hồng, tập thể nghiên
cứu của viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam đã tổng kết các thí
nghiệm từ năm 1992 – 1994 cho thấy: Phản ứng của phân đạm tùy thuộc vào
từng thời vụ, nền đất và loại giống.
Viện nghiên cứu đồng bằng sông Cửu Long đã có nhiều thí nghiệm về
ảnh hưởng của lượng đạm bón khác nhau đến năng suất lúa vụ đông xuân và
hè thu trên đất phù sa đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả nghiên cứu trung
bình nhiều năm, từ 1985 đến 1994 của viện lúa đồng bằng sông Cửu Long đã
chứng minh rằng: Trên đất phù sa được bồi hàng năm có bón 60 kg P
2
O
5

30 kg K
2
O thì khi bón N đã làm tăng năng suất lúa từ 15 – 48,5% trong vụ
đông xuân và 8,8 – 35,6% trong vụ hè thu. Hướng chung của cả hai vụ đều
bón đến công thức 90 kg N/ha có hiệu quả cao hơn cả, bón trên công thức N
này thì năng suất lúa tăng không đáng kể. Theo Nguyễn Thị Lẫm, 1994 khi
nghiên cứu về bón đạm cho các giống lúa cạn đã kết luận: Liều lượng đạm
bón thích hợp cho các giống lúa địa phương là 60 kg N/ha, giống lúa thâm
canh là 90 – 120 kg N/ha.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

Theo Nguyễn Ích Tân và Nguyễn Thị Thu (2012), năng suất lúa
Japonica J02 tại Hưng Yên đạt cao nhất ở lượng đạm bón 120 Kg N/ha. Khi

tăng lượng đạm bón lên 140 kg N/ha, năng suất lúa không tăng lên mà còn có
khả năng giảm ở mật độ 50 khóm/m
2
.
Tại Gia Lâm Hà Nội, theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ích Tân và
Nguyễn Thị Toàn (2012), khi nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi mạ và lượng
đạm bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống VL75, nhóm tác
giả nhận thấy năng suất thực thu của lúa đạt cao nhất với công thức đạm bón
120 kg N/ha ở cả 2 tuổi mạ, nếu tăng lượng đạm bón lên 150 kg N/ha thì năng
suất không tăng mà còn giảm ở cả 2 tuối mạ. Tuy nhiên với tuổi mạ T1 (mạ 3-
3,5 lá), công thức bón 90 và 120 Kg N/ha cho năng suất khác nhau không có
ý nghĩa.
Như vậy đạm là một trong những yếu tố dinh dưỡng quan trọng đối với
cây lúa. Yêu cầu về đạm cho các giống lúa, ở các vùng, mùa vụ khác nhau là
không giống nhau. Để đạt được năng suất, hiệu quả kinh tế cao bên cạnh việc
cung cấp đủ, cân đối các chất dinh dưỡng cho lúa, cần phải bón đúng cách,
đúng thời điểm.
Nghiên cứu của Nguyễn Như Hà và cs., 2000 cho kết quả: Để năng
suất lúa đạt 5,0 – 5,5 tấn/ha/vụ, đảm bảo phẩm chất tốt, hiệu suất phân bón cao và
ổn định độ phì của đất cần bón 120 kg N/ha. Muốn thu được năng suất 7 tấn/ha
các giống lúa cao sản cần bón 150 kg N/ha, (Nguyễn Văn Hoan, 2006).
Thực tế, lượng đạm cần bón cho lúa là khác nhau giữa các vùng: Ở
miền Bắc người dân thường bón với lượng trung bình 103,2 kg N/ha. Theo
Nguyễn Văn Bộ và cs., 1996 lượng phân khuyến cáo cho lúa cao sản ở vùng
đất phù sa cặp giữa hai sông Tiền và sông Hậu là 100 -120 kg N/ha trong vụ
đông xuân và 80 – 100 kg N/ha trong vụ hè thu hoặc vụ xuân hè.
Trên đất phèn tứ giác Long Xuyên, vụ xuân bón 80 – 100 kg N/ha, vụ hè thu

×