Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Đánh giá chất lượng nguồn nước mặt ở Sông Thị Tính – Tỉnh Bình Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.95 KB, 39 trang )

CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong khi nền kinh tế của Việt Nam đã và đang có nhiều chuyển biến tích cực,
tăng trưởng ngày càng cao, thì sự phát triển của các nghành nghề như công nghiệp,
nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và dịch vụ cũng tăng theo. Trong đó đặc biệt là
nghành cơng nghiệp đã góp phần khơng nhỏ trong sự phát triển chung của toàn xã hội,
song cũng chính từ sự phát triển này đã làm nảy sinh nhiều vấn đề về ô nhiễm môi
trường làm cho môi trường ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Hiện trạng ô nhiễm môi trường hiện nay chủ yếu là do hoạt động sản xuất của
các nhà máy trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, các ngành tiểu thủ công nghiệp
và nông nghiệp phát triển mạnh gây ra. Nhưng đa số các nhà máy, xí nghiệp các khu
cơng nghiệp đều chưa có hệ thống xử lý nước thải cục bộ, các loại nước thải thường
được xả trực tiếp vào các con sơng và kênh rạch....Vì thế, hằng ngày khối lượng nước
thải không nhỏ được thải ra nguồn tiếp nhận mà chưa qua hệ thống xử lý, qua thời gian
nguy cơ ô nhiễm ngày càng tăng dần, và cho đến hôm nay, có thể nói rằng tình trạng ơ
nhiễm trên những dịng sơng ở Việt Nam điển hình là sơng Thị Tính thuộc tỉnh Bình
Dương.
Sơng Thị Tính là một nhánh sơng nhỏ của sơng Sài Gịn. Vùng thượng nguồn này
được bao bọc bởi những vườn cao su bạt ngàn, kéo dài từ Bình Phước xuống tận Bến
Cát, tỉnh Bình Dương. Dịng sơng không chỉ tiếp nhận nước thải sau khi xử lý của
KCN Mỹ Phước I, II, III, khu dân cư, cụm công nghiệp, thải sinh hoạt từ các hộ dân
sống ven sông làm ảnh hưởng đến hệ thực vật, chất lượng nguồn nước và sức khỏe của
nguời dân.
Để đánh giá mức độ ô nhiễm trên hai lưu vực này là một bài tốn hết sức nan
giải. Nhằm góp phần cải thiện các nguy cơ ô nhiễm nguồn nước cũng như từng bước
khắc phục tình trạng ơ nhiễm trên Sơng Thị Tính. Chúng ta cần phải kiểm tra khảo sát,
đánh giá chất lượng nước và sự ảnh hưởng của quần thể thực vật ở hai vùng thủy vực

1



để từ đó đề xuất những giải pháp và hướng quản lý mơi trường đạt hiệu quả hơn.
Chính vì những lý do này mà việc thực hiện đề tài: “ Đánh giá chất lượng nguồn
nước mặt ở Sơng Thị Tính – Tỉnh Bình Dương” là việc làm cấp thiết.

CHƯƠNG 2
2


TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở VIỆT NAM
2.1.1. Tài nguyên nước mặt [4]
Trên lãnh thổ Việt Nam có 2360 sơng dài trên 10 km có dịng chảy thường
xun. Chín hệ thống sơng có diện tích lưu vực trên 1000 km 2 đó là: Mê Kơng, Hồng,
Cả , Mã, Đồng Nai, Ba, Bằng Giang, Kỳ Cùng và Vũ Gia-Thu Bồn. Sơng ngịi Việt
Nam có thể chia làm 3 nhóm.
Bảng 1. Trữ lượng nước mặt ở các sơng

Diện tích lưu vực (km2)

Tổng lượng nước
(km3/năm)

Nhóm sơng
Trong

Ngồi

Tồn


Trong

Ngồi

nước

nước

bộ

nước

nước

43.725

1.980

38,75

37,17

1,68

199.230 861.17

761,90

189,62 524,28


55.602

66,50

66,50

Tổng cộng

298.557

822,15

293,29 535,96

Cả nước

330.000

853,80

317,90 535,96

Tồn bộ
Nhóm 1. Thượng nguồn
nằm trong lãnh thổ
Nhóm 2. Trung và hạ lưu
nằm trong lãnh thổ
Nhóm 3. Các sông nằm
trong lãnh thổ


45.705

1.060.40

55.602

Sơ lược các nguồn tài nguyên nước các vùng
8 vùng kinh tế ở nước ta phần lớn đều nằm trong các lưu vực sơng chính. Tuy
nhiên, trữ lượng và chất lượng tài nguyên nước, tính đa dạng sinh học và khả năng có
3


nước và tính dễ bị tổn thương của mỗi vùng có khác nhau. Các vùng đồng bằng sơng
Hồng, đồng bằng sơng Cửu Long, Đơng Nam Bộ có hệ thống sơng ngòi dày đặc và
nguồn tài nguyên nước mặt dồi dào. Ở các vùng này, gia tăng dân số, đô thị hố và
cơng nghiệp hố một cách nhanh chóng, thâm canh nông nghiệp và vận tải đường thuỷ
làm cho chất lượng nước xấu đi và giảm mực nước dưới đất. Trong khi các vùng ven
biển với mật độ dân số ngày càng tăng, càng dễ bị tổn thương trước do sự biến đổi khí
hậu tồn cầu và nạn phá rừng diễn ra ở các vùng thượng lưu, thì ở các vùng núi cao
(Tây Bắc và Tây Nguyên) hạn hán và lũ quét lại xảy ra ngày càng nghiêm trọng. Tính
đa dạng sinh học trên đất liền và thuỷ sản nước ngọt giảm ở hầu hết các vùng. Các
nguồn tài nguyên biển và ven biển từng mang lại các lợi ích cho các vùng ven biển và
nền kinh tế nước nhà, nhưng khai thác quá mức là một nguy cơ rõ nhất.
2.1.2 Tài nguyên nước dưới đất [4]
Tổng hợp trữ lượng nước dưới đất đã được đánh giá và xét duyệt trên toàn lãnh
thổ đến cuối năm 1998 và các năm 2002, 2004 được thể hiện trong bảng 2.
Bảng 2. Trữ lượng nước trên toàn lãnh thổ Việt Nam (m3/ngày)
TT

Nguồn nước


1

Nước mặt

2

Nước dưới đất

1998

2002

2004

2,27 tỷ
14.457.446

2,27 tỷ

130.017.000

130.017.000

Nguồn: Báo cáo Hiện trạng môi trường Bộ NN&PTNT

Nguồn nước ngầm được phân bố theo lãnh thổ như sau:
* Hà Nội – Hải phòng – Quảng Ninh:
* Huế - Đà Nẵng:


5.058.915 m3/ngày
944.834 m3/ngày

4


1.591.182 m3/ngày

* TP Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Vũng tầu
* Các vùng khác

6.979.515 m3/ngày

2.1.3 Tài nguyên nước ven bờ
Việt Nam có bờ biển dài khoảng 3260 km và hơn 3500 đảo lớn và nhỏ. Vùng bờ
biển và vùng nước ven bờ biển Việt Nam có thể chia thành 9 vùng với các đặc trưng
địa mạo sau:
-

Vùng bờ từ Móng Cái đến Đồ Sơn: đây là vùng bờ động lực sơng và thủy
triều chiếm ưu thế. Hình thái đường bờ khúc khuỷu và phân cách mạnh có
nhiều vũng, vịnh và đảo ven bờ cùng với rừng ngập mặn.

-

Vùng bờ từ Nam Đồ Sơn đến Nga Sơn (Thanh hóa): đây là vùng bờ biển phát
triển trên nền lục địa kế thừa vùng trũng sơng Hồng bao gồm các cửa sơng
chính của hệ thống sơng Hồng. Đặc trưng hình thái đường bờ là lồi ra biển,
trước các cửa sơng đều có các cồn cát.


-

Vùng bờ từ Nga Sơn (Thanh Hóa) đến Đèo Ngang (Quảng Bình): vùng này
có cấu tạo đất đá theo nền của đới tạo núi Việt – Lào.

-

Vùng bờ từ Đèo Ngang (Quảng Bình) đến đèo Hải Vân (Đà Nẵng): thuộc
vùng Bắc Trường Sơn bao gồm phức nếp lõm sông Cả và lồi Trường sơn.
Đặc điểm bờ biển là đồng bằng hẹp tích tụ mài mịn ven biển có nhiều cồn,
đụn cát nằm dọc phía ngồi, phía trong là đầm phá.

-

Vùng bờ từ bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) đến Sa Huỳnh (Quảng Ngãi): vùng
phát triển trên nền uốn nếp Việt – Lào, dải đồng bằng ven biển và vùng bờ
biển hiện đại đều tương đối rộng. Trong vùng này có Cù Lao Chàm.

-

Vùng ven bờ từ Cà Ná đến Vũng Tàu: vùng này thuộc đới cấu trúc Đà Lạt.
Địa hình bờ biển tương đối bằng phẳng, vùng đáy sát bờ có nhiều bùn cát và
đá ngầm.

5


-

Vùng bờ từ Vũng Tàu đến Rạch Giá: thuộc châu thổ sơng Cửu Long có nhiều

cửa sơng lớn, bờ biển thoai thoải, hệ thống kênh rạch dày đặc. Các cửa sông
thường rất rộng với các bãi triều ngầm và cồn cát.

Việt Nam có 28/64 tỉnh thành phố có biển. Nhìn chung, dân số thành thị của các
tỉnh ven biển đều tăng trong 3 năm gần đây (2,5% năm 2002 và 3,2% năm 2003). Năm
2003, các tỉnh ven biển có 308 quận, huyện với dân số khoảng 41,7 triệu người trong
đó có 126 quận, huyện với trên 17,7 triệu người sinh sống.
Hơn hai thập niên qua, một số lượng lớn tầu, thuyền mới đóng đã tham gia khai
thác. Số tàu thuyền này chủ yếu hoạt động ở vùng biển có đậu sâu trên dưới 50 m, gây
áp lực lớn cho việc khai thác hải sản ở vùng nước ven bờ. So sánh với kết quả nghiên
cứu những năm 90, trữ lượng cá biển đến nay (2004) đã giảm sút khá rõ rệt (3,1/4,1
triệu tấn).
2.1.4 Đặc điểm khí hậu thủy văn
Hệ thống dòng chảy với một mạng lưới tiêu nước ra biển khá dày. Tổng số các
con sông lớn nhỏ ở Việt Nam lên tới 2.500, trong đó có 2360 con sơng dài từ 10km trở
lên. Việt Nam có chín hệ thống sơng lớn nhất là Cửu Long, Hồng, Thái Bình, Kỳ Cùng
- Bằng, Mã, Cả, Thu Bồn, Ba và Đồng Nai. Theo số liệu tính tốn cho thấy hệ thống
sơng Cửu Long có nguồn nước chảy vào Việt Nam là lớn nhất, chiếm 61,4% tổng
lượng dịng chảy sơng ngịi của cả nước. Các dịng sơng chảy ra biển đã tạo thành hệ
thống cửa sơng là một trong những loại hình ĐNN quan trọng của Việt Nam. Hiện
nay, cả nước có trên 3.500 hồ chứa nước nhỏ và 650 hồ chứa nước vừa và lớn, các hồ
chứa nước lớn như hồ Thác Bà có diện tích mặt nước 23.400 ha, hồ Hịa Bình 218
km2, hồ Dầu Tiếng 35.000 ha, hồ Trị An 27.000 ha (Nguyễn Viết Phổ, Vũ Văn Tuấn,
Trần Thanh Xuân, 2003).
Khí hậu nước ta thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng
năm khá cao (hơn 200C/năm), độ ẩm tương đối lớn (hơn 80%/năm), lượng mưa dồi
dào (1500mm/năm). Sự khác nhau về chế độ khí hậu giữa các vùng, đặc biệt là chế độ
6



nhiệt - ẩm có ảnh hưởng đến chế độ thủy văn của từng vùng như thời gian ngập nước,
độ sâu ngập nước, chế độ nhiệt của nước, dẫn đến sự khác nhau giữa các loại hình
ĐNN.
2.1.5 Tình hình khai thác và sử dụng nước ở Việt Nam
Dân số tăng nhanh và lượng nước sử dụng nhiều lên sẽ làm cho lượng nước bình
quân đầu người ngày càng giảm. Theo số liệu thống kê hàng năm ở Việt Nam, tổng
lượng nước được tạo ra trung bình hàng năm là khoảng 835 tỷ m3, lượng nước sản sinh
trên lãnh thổ khoảng 325 tỷ m 3. Lượng nước bình quân đầu người hàng năm từ 4.000
m3/năm cho vùng thiếu nước đến 10.720 m3/năm cho các vùng có trữ lượng lớn.
Sử dụng nước có tiêu hao
- Sử dụng nước cho nông nghiệp: kết quả tính đến năm 1998 đã có 75 hệ thống
thủy lợi vừa và lớn với nhiều hệ thống thủy lợi nhỏ gồm 3.500 hồ chứa vừa và lớn
(dung tích trên 1 triệu m3 chiều cao đập trên 10 m); 1017 đập dâng và hàng ngàn hồ
chứa nhỏ, hơn 5.000 công tưới/tiêu lớn; trên 10.000 trạm bơm điện lớn và vừa với tổng
cơng suất 24,8 triệu m3/h và hàng vạn cơng trình thủy lợi vừa và nhỏ. Các hệ thống
thủy lợi có tổng năng lực tưới trực tiếp 3,45 triệu ha, tạo nguồn cấp nước cho 1,13
triệu ha, tiêu 1,4 triệu ha, ngăn mặn 0,87 triệu ha và cải tạo chua phèn 1,6 triệu ha đất
canh tác nông nghiệp. Khoảng trên 8000 km bờ bao ngăn lũ vụ hè thu ở đồng bằng
sông Cửu Long với hàng vạn km kênh mương và cơng trình trên kênh. Tổng tài sản cố
định phần nhà nước đầu tư khoảng trên 60.000 tỷ đồng (giá năm 1998) chưa kể tài sản
cố định cho đê điều, công trình thủy điện… Lượng nước cung cấp hàng năm cho nông
nghiệp rất lớn và tăng lên hàng năm: 1985 sử dụng 40,65 tỷ m3 chiếm 89,8% tổng
lượng nước tiêu thụ, 1990 là 51 tỷ m3 chiếm 91% tổng lượng nước tiêu thụ, năm 2000
là 76,6 tỷ m3, chiếm 84% tổng nhu cầu về nước. Từ năm 1998, diện tích được tưới
tăng trung bình mỗi năm khoảng 3,4%, nhưng các hệ thống tưới chỉ có thể đáp ứng
cho 7,4 triệu ha (hay 80% tổng diện tích đất trồng trọt). Chính phủ mong muốn đến

7



năm 2010 thì nhu cầu tưới sẽ tăng đến 88,8 tỷ m3 (ứng với diện tích được tưới là 12
triệu ha).
- Sử dụng nước cho công nghiệp: 1980 là 1,50 tỷ m3 (chiếm 4,0%); 1985 là 1,86
tỷ m3 (chiếm 6,3%); năm 1990 là 5,33 (chiếm 9,8%); năm 2002 là 14 tỷ (chiếm
18,5%).
- Sử dụng cho sinh hoạt: tổng lượng nước cấp cho các đô thị 2,6 triệu m3/ngày
(năm 1998); 2,7 triệu m3/ngày (năm 2002), khoảng 3 triệu m3/ngày (vào tháng 122005) và dự kiến 3,3 triệu m3/ngày năm 2010.
- Hiện nay chỉ khoảng 70% dân số Việt Nam được cung cấp nước sạch dùng cho
sinh hoạt. Theo chiến lược của Chính phủ, đến năm 2010 sẽ tăng tỷ lệ này 95% dân cư
đô thị. Ngư nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, công nghiệp và các ngành dịch vụ cũng làm
tăng nhu cầu sử dụng các nguồn tài nguyên nước của đất nước.
- Ngồi mục đích tưới tiêu cho nơng nghiệp, hệ thống thuỷ lợi còn phục vụ cấp
nước cho sinh hoạt và tiêu nước cho các vùng dân cư. Một số hệ thống còn được kết
hợp khai thác sử dụng nước cho giao thông, du lịch, thủy sản
- Sử dụng nước cho thủy điện: Các hồ chứa thủy điện là nguồn dự trữ nước quan
trọng để điều hòa, phân phối, cấp nước cho các mục đích khác. Tổng dung tích trữ
nước của 11 hồ chứa nước thủy điện lớn đã và đang xây dựng (dung tích mỗi hồ trên 1
tỷ m3) và hơn 35 hồ chứa dung tích trên 100 triệu m3/hồ là trên 25 tỷ m3. Theo kế
hoạch đến 2010 sẽ đưa vào hoạt động 21 hồ chứa thủy điện vừa và lớn. Đến hết năm
2020 sẽ xây dựng thêm nhiều hồ chứa với tổng công suất điện là 11.137 MW.
2.2 TỔNG QUAN VỀ TÌNH TRẠNG Ơ NHIỄM NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
Sơng ngịi trên thế giới bị ơ nhiễm nặng nề, nhưng điều khiến cho nhà nghiên cứu
lên tiếng cảnh báo là gần 80% dân số thế giới đang sinh sống ở lưu vực của những
dịng sơng “bẩn” nhất. Khoảng 10% số sơng trên thế giới có nồng độ nitrat rất cao (9 –
25 mg/l), vượt nhiều lần so với tiêu chuẩn nước uống của WHO (10 mg/l), khoảng
10% các sơng có nồng độ photpho 0,2 - 2,0 mg/l tức cao hơn 20 - 200 lần so với các
sông bị ô nhiễm.
8



Các dịng sơng trên thế giới vốn là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho con người
và cũng là nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật. Thế nhưng, trên tồn thế giới,
tình trạng ơ nhiễm sơng ngịi là khá nghiêm trọng, ảnh hưởng đáng kể đến chức năng
vốn có của chúng.
Hiện nay ơ nhiễm mơi trường nước là một vấn đề thu hút được sự quan tâm của
rất nhiều nhà khoa học, các tổ chức môi trường trên thế giới cũng như từng quốc gia.
Trong đó, ơ nhiễm nước mặt trong các thủy vực như: sơng ngịi, hồ tự nhiên, hồ chứa
(hồ nhân tạo), đầm lầy, đồng ruộng là vấn đề thu hút quan tâm nhiều nhất. Trong các
dạng nước mặt, thì nước sơng là nguồn nước được sử dụng rộng rãi trong đời sống và
sản xuất.
Những dòng sơng bị ơ nhiễm nặng nề nhất là những dịng sông chảy qua các khu
vực dân cư đông đúc vốn thường tập trung ở khu vực cửa sông. Những khu vực đầu
nguồn như thượng nguồn sơng Amazon chính là nơi có mức độ ơ nhiễm nước thấp
nhất.
Hiện tại, sơng Trường Giang ở Trung Quốc, do hậu quả của hàng chục năm cơng
nghiệp hóa, xây dựng đập thủy điện, trở thành một trong những dịng sơng ơ nhiễm
nhất trên thế giới. Trong khi đó, tình trạng khai thác cá q mức lại đang diễn ra ở
sông Mekong. Nguồn nước của rất nhiều con sông như sông Ấn, sông Hằng ở châu Á,
sông Nile ở châu Phi hiện giờ không thể chảy ra tới biển được nữa. Các con đập lớn đã
hủy hoại mơi trường sống và cắt dịng sơng ra khỏi lưu vực chảy quen thuộc. Tình
trạng khí hậu thay đổi cũng có thể ảnh hưởng tới quy luật đã có hàng ngàn năm nay
của các dịng sơng.
2.3 TỔNG QUAN VỀ TRÌNH TRẠNG Ơ NHIỄM NƯỚC Ở VIỆT NAM
Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc
thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ mơi trường, nhưng tình trạng ơ nhiễm
nước mặt là vấn đề rất đáng lo ngại.
Nước ta có hệ thống sơng ngịi dày đặc, chiếm khoảng 2% tổng lượng dịng chảy
của các sơng trên thế giới , trong đó có 2.360 sơng có chiều dài lớn hơn 10 km, 8 trong
số các con sơng này có lưu vực sơng lớn với diện tích lớn hơn 10.000 km 2. Tổng dòng
9



chảy sơng ngịi trung bình hàng năm của nước ta bằng khoảng 847 km 3 trong đó, tổng
lượng ngồi vùng chảy vào là 507 km 3 (chiếm 60%) và dòng chảy nội địa là 340 km 3
(chiếm 40%).
Hiện nay, hầu hết các sơng chính như sơng Hồng (tại Hà Nội), sơng Cấm (Hải
Phịng), sơng Lam (Nghệ An), sơng Hương (Huế), sơng Hàn (Đà Nẵng), sơng Sài Gịn
(tại TP.Hồ chí Minh), sơng Tiền (Tiền Giang), sơng Hậu (Cần Thơ) đều có nồng độ ô
nhiễm vượt quá qui chuẩn cho phép từ 1,5 đến 3 lần. Tác nhân chủ yếu của tình trạng
ơ nhiễm này chính là do có trên 9.000 cơ sở sản xuất công nghiệp nằm phân tán, xen
kẽ trong khu dân cư trên lưu sơng. Bình qn mỗi ngày, lưu vực sông phải tiếp nhận
khoảng 48.000 m3 nước thải từ các cơ sở sản xuất này. Chẳng hạn như ngành công
nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH trung
bình từ 9 - 11, chỉ số nhu cầu ơxy sinh hố (BOD), nhu cầu ơxy hố học (COD) có thể
lên đến 700 mg/1 và 2,500 mg/1, hàm lượng chất rắn lơ lửng... cao gấp nhiều lần giới
hạn cho phép. Hàm lượng nước thải của các ngành này có chứa xyanua (CN -) vượt đến
84 lần, H2S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô
nhiễm nặng nề các nguồn nước mặt trong vùng dân cư. Mức độ ô nhiễm nước ở các
khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập trung là rất lớn.
Qua báo chí và truyền thanh ở Việt Nam từ hơn hai năm qua, tin tức ô nhiễm
nguồn nước ở hầu hết sơng ngịi Việt Nam, đặc biệt ở những nơi có các KCN phát
triển trọng điểm. Nhiều dịng sơng trước kia là nơi giặt giũ tắm rữa và nước sơng được
sử dụng như nước sinh hoạt gia đình. Ngày nay tình trạng hồn tồn khác hẳn. Người
dân ở nhiều nơi không thể dùng những nguồn nước sông này nữa. Những nơi được đề
cập đến có thể được chia ra từng khu vực khác nhau từ Bắc chí Nam tùy theo sự phát
triển của từng nơi một. Ðó là:
 Lưu vực sông Cầu và các phụ lưu qua các tỉnh Bắc Cạn, Thái Nguyên, Vĩnh
Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hải Dương.
 Lưu vực sông Nhuệ, sông Ðáy chảy qua các tỉnh Hịa Bình, TP. Hà Nội, Hà
Tây, Hà Nam, Nam Ðịnh, và Ninh Bình.


10


 Lưu vực sơng Ðồng Nai, sơng Sài Gịn gồm các tỉnh Lâm Ðồng, Ðắc Lắc, Ðắc
Nơng, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Ðồng Nai (Biên Hòa), TP. HCM, Bà Rịa Vũng Tàu, Ninh Thuận, và Bình Thuận.
 Lưu vực Tiền Giang và Hậu Giang gồm các tỉnh thuộc Ðồng Bằng Sông Cửu
Long.
Nguyên nhân gây ô nhiễm chủ yếu ở các lưu vực sông là nhiều cơ sở sản xuất có
ngành nghề gây ơ nhiễm mơi trường như dệt nhuộm, giấy, bột giấy, cao su, thuộc da,
hóa chất, lương thực, thực phẩm,…các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, làng
nghề, khai thác, chế biến và nuôi trồng thủy sản cũng như nước thải sinh hoạt thành
phố. Nước thải trong sản xuất, sinh hoạt không qua xử lý đổ ra hệ thống sơng ngịi,
gây ơ nhiễm nghiêm trọng. Đa phần nguồn nước có nồng độ BOD, COD và Coliform
khơng đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng nước (TCVN 5942 - 1995: Tiêu chuẩn chất
lượng nước - nước mặt), và thậm chí vượt quá giới hạn cho phép theo quy định hiện
hành trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiêu chuẩn môi trường (QCVN 08:
2008/BTNMT) rất nhiều lần.

2.4 CÁC TÁC NHÂN GÂY Ô NHIỄM NƯỚC MẶT [3]
2.4.1 Các ion vơ cơ hịa tan
Nhiều ion vơ cơ có nồng độ rất cao trong nước tự nhiên, đặc biệt là trong nước
biển. Trong nước thải đô thị luôn chứa một lượng lớn các ion Cl -, SO4 2-, PO43-, Na+,
K+. Trong nước thải công nghiệp, ngồi các ion kể trên cịn có thể có các chất vơ cơ có
độc tính rất cao như các hợp chất của Hg, Pb, Cd, As, Sb, Cr…
2.4.1.1 Các chất dinh dưỡng (N, P)
Muối của nitơ và photpho là các chất dinh dưỡng đối với thực vật, ở nồng độ
thích hợp chúng tạo điều kiện cho cây cỏ, rong tảo phát triển. Amoni, nitrat, photphat
là các chất dinh dưỡng thường có mặt trong các nguồn nước tự nhiên. Hoạt động sinh
hoạt và sản xuất của con người đã làm gia tăng nồng độ các ion này trong nước tự

nhiên.
11


Amoni và amoniac (NH4+, NH3): Nước mặt thường chỉ chứa một lượng nhỏ
(dưới 0,05 mg/l) ion amoni (trong nước có mơi trường axít) hoặc amoniac (trong nước
có mơi trường kiềm). Nồng độ amoni trong nước ngầm thường cao hơn nhiều so với
nước mặt. Nồng độ amoni trong nước thải đô thị hoặc nước thải công nghiệp chế biến
thực phẩm thường rất cao, có lúc lên đến 100 mg/l. Tiêu chuẩn Môi trường Việt Nam
về nước mặt (TCVN 5942 - 1995) quy định nồng độ tối đa của amoni (hoặc amoniac)
trong nguồn nước dùng vào mục đích sinh hoạt là 0,05 mg/l (tính theo N) hoặc 1,0
mg/l cho các mục đích sử dụng khác.
Nitrat (NO3-): Là sản phẩm cuối cùng của sự phân hủy các chất chứa nitơ có
trong chất thải của người và động vật. Trong nước tự nhiên nồng độ nitrat thường nhỏ
hơn 5 mg/l. Do các chất thải cơng nghiệp, nước chảy tràn chứa phân bón từ các khu
nông nghiệp, nồng độ của nitrat trong các nguồn nước có thể tăng cao, gây ảnh hưởng
đến chất lượng nước sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản. TCVN 5942 - 1995 quy định
nồng độ tối đa của nitrat trong nguồn nước mặt dùng vào mục đích sinh hoạt là 10
mg/l (tính theo N) hoặc 15 mg/l cho các mục đích sử dụng khác.
Photphat (PO43-): Cũng như nitrat, photphat là chất dinh dưỡng cần cho sự phát
triển của thực vật thủy sinh. Nồng độ photphat trong các nguồn nước không ô nhiễm
thường nhỏ hơn 0,01 mg/l. Nước sông bị ô nhiễm do nước thải đô thị, nước thải công
nghiệp hoặc nước chảy tràn từ đồng ruộng chứa nhiều loại phân bón, có thể có nồng
độ photphat đến 0,5 mg/l.
Hiện tượng phú dưỡng thường xảy ra với các hồ, hoặc các vùng nước ít lưu
thơng trao đổi. Khi mới hình thành, các hồ đều ở tình trạng nghèo chất dinh dưỡng
(oligotrophic), nước hồ thường khá trong. Sau một thời gian, do sự xâm nhập của các
chất dinh dưỡng từ nước chảy tràn, sự phát triển và phân hủy của sinh vật thủy sinh,
hồ bắt đầu tích tụ một lượng lớn các chất hữu cơ. Lúc đó bắt đầu xảy ra hiện tượng
phú dưỡng với sự phát triển bùng nổ của tảo, nước hồ trở nên có màu xanh, một lượng

lớn bùn lắng được tạo thành do xác của tảo chết. Dần dần, hồ sẽ trở thành vùng đầm
lầy và cuối cùng là vùng đất khô, cuộc sống của động vật thủy sinh trong hồ bị ngừng
trệ.
12


2.4.1.2 Sulfat (SO42-)
Các nguồn nước tự nhiên, đặc biệt nước biển và nước phèn, thường có nồng độ
sulfat cao. Sulfat trong nước có thể bị vi sinh vật chuyển hóa tạo ra sulfit và axit
sulfuric có thể gây ăn mịn đường ống và bê tông. Ở nồng độ cao, sulfat có thể gây hại
cho cây trồng.
2.4.1.3 Clorua (Cl-)
Là một trong các ion quan trọng trong nước và nước thải. Clorua kết hợp với các
ion khác như natri, kali gây ra vị cho nước. Nguồn nước có nồng độ clorua cao có khả
năng ăn mịn kim loại, gây hại cho cây trồng, giảm tuổi thọ của các cơng trình bằng bê
tơng,... Nhìn chung clorua khơng gây hại cho sức khỏe con người, nhưng clorua có thể
gây ra vị mặn của nước do đó ít nhiều ảnh hưởng đến mục đích ăn uống và sinh hoạt.
2.4.1.4 Các kim loại nặng
Pb, Hg, Cr, Cd, As, Mn,...thường có trong nước thải cơng nghiệp. Hầu hết các
kim loại nặng đều có độc tính cao đối với con người và các động vật khác.
Chì (Pb): Chì có trong nước thải của các cơ sở sản xuất pin, acqui, luyện kim,
hóa dầu. Chì cịn được đưa vào mơi trường nước từ nguồn khơng khí bị ơ nhiễm do
khí thải giao thơng. Chì có khả năng tích lũy trong cơ thể, gây độc thần kinh, gây chết
nếu bị nhiễm độc nặng. Chì cũng rất độc đối với động vật thủy sinh. Các hợp chất chì
hữu cơ độc gấp 10 – 100 lần so với chì vơ cơ đối với các loại cá.
Thủy ngân (Hg): Thủy ngân là kim loại được sử dụng trong nông nghiệp (thuốc
chống nấm) và trong công nghiệp (làm điện cực). Trong tự nhiên, thủy ngân được đưa
vào mơi trường từ nguồn khí núi lửa. Ở các vùng có mỏ thủy ngân, nồng độ thủy ngân
trong nước khá cao. Nhiều loại nước thải công nghiệp có chứa thủy ngân ở dạng muối
vơ cơ của Hg(I), Hg(II) hoặc các hợp chất hữu cơ chứa thủy ngân. Thủy ngân là kim

loại nặng rất độc đối với con người.
Asen (As): Asen trong các nguồn nước có thể do các nguồn gây ơ nhiễm tự
nhiên (các loại khống chứa asen) hoặc nguồn nhân tạo (luyện kim, khai khoáng...).
Asen thường có mặt trong nước dưới dạng asenit (AsO 33-), asenat (AsO43-) hoặc asen
hữu cơ (các hợp chất loại methyl asen có trong mơi trường do các phản ứng chuyển
13


hóa sinh học asen vơ cơ). Asen và các hợp chất của nó là các chất độc mạnh (cho
người, các động vật khác và vi sinh vật), nó có khả năng tích lũy trong cơ thể và gây
ung thư. Độc tính của các dạng hợp chất asen: As(III) > As(V) > Asen hữu cơ.
Bảng 3. Nồng độ tối đa cho phép của một số kim loại nặng trong các loại nước theo
tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường
STT

Kim loại nặng

Nồng độ tối đa cho phép

Đơn vị

TCVN

mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l

mg/l
mg/l
mg/l

5943 - 1995

5944 - 1995

( nước mặt)
Asen
Cadmi
Chì
Crom (III)
Crom (IV)
Đồng
Kẽm
Mangan
Niken
Thủy ngân

TCVN

5924 - 1995

1
2
3
4
5
6

7
8
9
10

TCVN
(nước biển

(nước ngầm)

0,05
0,01
0,05
0,1
0,05
0,1
1
0,1
0,1
-

ven bờ)
0,05
0,005
0,1
0,1
0,05
0,02
0,1
0.1

0,005

0,05
0,01
0,05
0,05
1,0
5,0
0,1-0,5
0,005

2.4.2 Các chất hữu cơ
2.4.2.1 Các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học (các chất tiêu thụ oxi)
Cacbonhydrat, protein, chất béo… thường có mặt trong nước thải sinh hoạt, nước
thải đô thị, nước thải công nghiệp chế biến thực phẩm là các chất hữu cơ dễ bị phân
huỷ sinh học. Trong nước thải sinh hoạt, có khoảng 60 - 80% lượng chất hữu cơ thuộc
loại dễ bị phân huỷ sinh học. Chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học thường ảnh hưởng
có hại đến nguồn lợi thuỷ sản, vì khi bị phân huỷ các chất này sẽ làm giảm oxy hồ tan
trong nước, dẫn đến chết tơm cá.
2.4.2.2 Các chất hữu cơ bền vững

14


Các chất hữu cơ có độc tính cao thường là các chất bền vững, khó bị vi sinh vật
phân huỷ trong mơi trường. Một số chất hữu cơ có khả năng tồn lưu lâu dài trong mơi
trường và tích luỹ sinh học trong cơ thể sinh vật. Do có khả năng tích luỹ sinh học, nên
chúng có thể thâm nhập vào chuỗi thức ăn và từ đó đi vào cơ thể con người.
 Nhóm hợp chất phenol
Phenol và các dẫn xuất phenol có trong nước thải của một số nghành cơng nghiệp

(lọc hố dầu, sản xuất bột giấy, nhuộm…). Các hợp chất này theo nước thải vào nguồn
nước làm cho nước có mùi, gây tác hại cho hệ sinh thái nước, sức khoẻ con người, một
số dẫn xuất phenol có khả năng gây ung thư (carcinogens). TCVN 5942 - 1995 quy
định nồng độ tối đa của các hợp chất phenol trong nước bề mặt dùng cho sinh hoạt là
0,001 mg/l.
 Nhóm hố chất bảo vệ thực vật hữu cơ
Hiện nay có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn các loại hóa chất bảo vệ thực vật
đang được sản xuất và sử dụng để diệt sâu, côn trùng, nấm mốc, diệt cỏ. Trong số đó
phần lớn là các hợp chất hữu cơ, chúng được chia thành các nhóm: Photpho hữu cơ,
Clo hữu cơ, Cacbamat, Phenoxyaxetic, Pyrethroid. TCVN 5942 - 1995 quy định nồmg
độ tối đa cho phép của tổng các hóa chất BVTV trong nước bề mặt là 0,15 mg/l, riêng
với DDT là 0,01 mg/l.
 Nhóm hợp chất dioxin
Nhóm dioxin là hai nhóm hợp chất tạp chất sinh ra trong q trình sản xuất các
hợp chất clo hoá. Dioxin cũng được tạo thành khi đốt cháy các hợp chất clo hoá ở
nhiệt độ thấp (dưới 1000oC). Hai nhóm hóa chất này là polychlorinated dibenzop –
dioxins (PCDDs) và polychlorinated dibenzofurans (PCDFs).
 Nhóm hợp chất polychlorinated biphenyl (PCBs)
PCBs là nhóm hợp chất có từ 1 đến 10 nguyên tử clo gắn vào các vị trí khác nhau
của phân tử phenyl. Có thể có đến 209 hợp chất thuộc loại này. Công nghiệp thường
sản xuất được các hỗn hợp chứa nhiều loại PCBs khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện,
trong đó thơng thường có một ít tạp chất dioxin. PCBs bền hoá học và cách điện tốt,
nên được dùng làm dầu biến thế và tụ điện, ngồi ra chúng cịn được dùng làm dầu bơi
15


trơn, dầu thuỷ lực, tác nhân truyền nhiệt… PCBs theo nước thải gây ô nhiễm cho
nước.
2.4.3 Dầu mỡ
Dầu mỡ là chất khó tan trong nước, nhưng tan được trong các dung mơi hữu cơ.

Dầu mỡ có thành phần hóa học rất phức tạp. Dầu thơ có chứa hàng ngàn các phân tử
khác nhau, nhưng phần lớn là các Hidro cacbon có số cacbon từ 2 đến 26. Trong dầu
thơ cịn có các hợp chất lưu huỳnh, nitơ, kim loại. Các loại dầu nhiên liệu sau tinh chế
(dầu DO2, FO) và một số sản phẩm dầu mỡ khác còn chứa các chất độc như PAHs,
PCBs.
2.4.4 Các chất có màu
 Nước nguyên chất khơng có màu, nhưng nước trong tự nhiên thường có màu do
các chất có mặt trong nước như:
 Các chất hữu cơ do xác thực vật bị phân hủy sắt và mangan dạng keo hoặc dạng
hòa tan, các chất thải công nghiệp.
 Các chất thải công nghiệp (phẩm màu, crom, tanin, Lignin…).
 Màu thực của nước tạo ra do các chất hịa tan hoặc chất keo có trong nước.
 Màu biểu kiến của nước do các chất rắn lơ lửng trong nước gây ra.
2.4.5 Các chất gây mùi vị
Nhiều chất có thể gây mùi vị cho nước. Trong đó, nhiều chất có tác hại đến sức
khỏe con người cũng như gây các tác hại khác đến động thực vật và hệ sinh thái như:
 Các chất hữu cơ từ nước thải đô thị, nước thải công nghiệp.
 Các sản phẩm của quá trình phân hủy xác động thực vật.
 Dầu mỡ và các sản phẩm dầu mỡ.
2.4.6 Các vi sinh vật gây bệnh
Nhiều vi sinh vật gây bệnh có mặt trong nước gây tác hại cho mục đích sử dụng
nước trong sinh hoạt. Các sinh vật này có thể truyền hay gây bệnh cho người. Các sinh
vật gây bệnh này vốn khơng bắt nguồn từ nước, chúng cần có vật chủ để sống ký sinh,
phát triển và sinh sản. Một số các sinh vật gây bệnh có thể sống một thời gian khá dài

16


trong nước và là nguy cơ truyền bệnh tiềm tàng. Các sinh vật này là vi khuẩn, vi rút,
động vật đơn bào, giun sán.

Hầu hết các sinh vật gây bệnh có mặt trong nước thường xuất phát từ nguồn gốc
phân người và động vật. Do đó, bất kỳ sinh vật nào có mặt trong đường ruột của người
và động vật và thoả mãn các điều kiện nêu trên đều có thể dùng làm sinh vật chỉ thị.
Các sinh vật chỉ thị là các sinh vật mà sự hiện diện của chúng biểu thị cho thấy
nước đang bị ô nhiễm các sinh vật gây bệnh, đồng thời phản ánh sơ bộ bản chất và
mức độ ô nhiễm của nguồn nước.
2.5 NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC [3]
2.5.1 Nguồn gốc gây ô nhiễm nước
Các nguồn gốc chủ yếu gây ô nhiễm nước các kênh rạch, sông, hồ bao gồm cả tự
nhiên hoặc nhân tạo là:
 Nước thải sinh hoạt từ khu dân cư, bệnh viện, cơ quan, trường học.
 Nước thải công nghiệp từ cơ sở sản xuất công nghiệp và dịch vụ.
 Nước chảy tràn do mưa, lũ, lụt từ vùng nông nghiệp, công nghiệp, khu dân cư
đưa vào nguồn nước.
 Nước mưa cuốn theo các tác nhân ô nhiễm khơng khí đưa vào nguồn nước.
 Chất thải rắn chứa hoá chất, dầu mỡ, vi trùng từ sinh hoạt và cơng nghiệp.
Ơ nhiễm nước do nguồn gốc tự nhiên
Là do mưa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão… hoặc do các sản phẩm hoạt động sống của
sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vật phân
hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lịng đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm,
gây ơ nhiễm hoặc theo dịng nước ngầm hịa vào dịng lớn. Lụt lội có thể làm nước mất
sự trong sạch, khuấy động những chất dơ trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều
chất thải độc hại từ nơi đổ rác và cuốn theo các loại hoá chất trước đây đã được cất
giữ.
Nước lụt có thể bị ơ nhiễm do hố chất dùng trong nơng nghiệp, kỹ nghệ hoặc do
các tác nhân độc hại ở các khu phế thải. Công nhân thu dọn lân cận các công trường kỹ

17



nghệ bị lụt có thể bị tác hại bởi nước ô nhiễm hoá chất. Nước chảy tràn là lượng nước
mưa chảy vào hệ thống cống rãnh từ hệ thống tiêu nước mưa, mái nhà, hè phố..

Ô nhiễm nguồn nước do nguồn gốc nhân tạo
 Do nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt là nước xả bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt
của con người như: tắm, giặt giũ, tẩy rửa, vệ sinh cá nhân…Nước thải sinh hoạt
thường được thải ra từ các căn hộ, cơ quan, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, chợ, các
cộng trình cơng cộng khác và ngay trong các cơ sở sản xuất.
Nước thải sinh hoạt thường bị ô nhiễm bởi: các cặn hữu cơ, các chất hữu cơ hịa
tan (thơng qua các chỉ tiêu BOD5, COD), các chất dinh dưỡng (Nitơ, Phospho), các vi
trùng gây bệnh (E.Coli, Coliform,…)
 Do Nước thải công nghiệp
Nước thải công nghiệp là nước thải từ các nhà máy đang hoạt động sản
xuất. Trong q trình cơng nghệ các nguồn nước thải có thể phân thành:
 Nước hình thành do phản ứng hóa học (chúng bị ơ nhiễm bởi các tác chất và
các sản phẩm phản ứng).
 Nước ở dạng ẩm tự do và liên kết trong nguyên liệu và chất ban đầu, được
tách ra trong quá trình chế biến.
 Nước rửa nguyên liệu, sản phẩm, thiết bị.
 Nước hấp thụ, nước làm nguội.
 Nước thải trong hoạt động sản xuất nông, ngư nghiệp
 Trong sản xuất nông nghiệp
Các hoạt động chăn nuôi gia súc: phân, nước tiểu gia súc, thức ăn thừa không qua
xử lý đưa vào môi trường và các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác: thuốc trừ sâu,
phân bón từ các ruộng lúa, dưa, vườn cây, rau chứa các chất hóa học độc hại có thể
gây ơ nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt.
18



 Trong sản xuất ngư nghiệp
Nước ta là nước có bờ biển dài và có nhiều điều kiện thuận lợi cho ngành ni
trồng thủy hải sản, tuy nhiên cũng vì đó mà việc ơ nhiễm nguồn nước do các hồ nuôi
trồng thủy sản gây ra không phải là nhỏ.
Nguyên nhân là do thức ăn, nước trong hồ, ao nuôi lâu ngày bị phân hủy không
được xử lý tốt mà xả ra sông suối, biển gây ô nhiễm nguồn nước. Các chất thải nuôi
trồng thủy sản là nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy, các chất tồn dư sử dụng
như hóa chất và thuốc kháng sinh, vơi và các loại khoáng chất.

19


CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI
Ở LƯU VỰC SƠNG THỊ TÍNH TỈNH BÌNH DƯƠNG
3.1 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI Ở KHU VỰC SƠNG
THỊ TÍNH
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
 Đặc điểm khí hậu ở Bình Dương [2]
Khí hậu ở Bình Dương cũng như chế độ khí hậu của khu vực miền Đơng Nam Bộ
nắng nóng và mưa nhiều, độ ẩm khá cao, khí hậu nhiệt đới gió mùa ổn định, trong năm
phân chia thành hai mùa rõ rệt mùa khô và mùa mưa.
Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến cuối tháng 11, mùa nắng kéo dài
từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau. Vào những tháng đầu mùa mưa, thường
xuất hiện những cơn mưa rào lớn, rồi sau đó dứt hẳn. Những tháng 7, 8, 9, thường là
những tháng mưa dầm. Có những trận mưa dầm kéo dài 1 - 2 ngày đêm liên tục. Đặc
biệt ở Bình Dương hầu như khơng có bão, mà chỉ bị ảnh hưởng những cơn bão gần.
Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Bình Dương từ 26 oC - 27oC. Nhiệt độ cao nhất
có lúc lên tới 39,3oC và thấp nhất từ 16oC - 17oC (ban đêm) và 18oC vào sáng sớm.
Vào mùa nắng, độ ẩm trung bình hàng năm từ 76% - 80%, cao nhất là 86% (vào tháng

9) và thấp nhất là 66% (vào tháng 2).
Lượng nước mưa trung bình hàng năm từ 1.800 - 2.000 mm. Tại ngã tư Sở Sao
của Bình Dương đo được bình quân trong năm lên đến 2.113.3 mm.
Chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp
nhiệt đới. Về mùa khơ, gió thịnh hành chủ yếu là hướng Đông, Đông - Bắc, về mùa
mưa gió thịnh hành chủ yếu là hướng Tây, Tây - Nam. Tốc độ gió bình qn khoảng
0,7 m/s, tốc độ gió lớn nhất quan trắc được là 12 m/s thường là Tây, Tây - Nam.
Chế độ khơng khí ẩm tương đối cao, trung bình 80 - 90% và biến đổi theo mùa.
Độ ẩm được mang lại chủ yếu do gió mùa Tây Nam trong mùa mưa, do đó độ ẩm thấp

20


nhất thường xảy ra vào giữa mùa khô và cao nhất vào giữa mùa mưa. Giống như nhiệt
độ khơng khí, độ ẩm trong năm ít biến động.
Chế độ thủy văn của các con sông chảy qua tỉnh và trong tỉnh Bình Dương thay
đổi theo mùa: mùa mưa nước lớn từ tháng 5 đến tháng 11 (dương lịch) và mùa khô
(mùa kiệt) từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, tương ứng với 2 mùa mưa nắng. Bình
Dương có 3 con sơng lớn Sơng Đồng Nai, Sơng Bé, Sơng Sài Gịn, nhiều rạch ở các
địa bàn ven sông và nhiều suối nhỏ khác.
 Đặc điểm địa lý Sơng Thị Tính [1]
Lưu vực sơng Thị Tính có tọa độ địa lý khoảng 106 o22’ ÷ 106o40’ kinh độ Đơng
và 11o15’ ÷ 11o30’ vĩ độ Bắc. Tồn bộ lưu vực sơng Thị Tính có diện tích khoảng 840
km2, chiều dài sơng chính khoảng 80 km, thuộc địa phận các huyện: Bến Cát, Dầu
Tiếng, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương và một phần nhỏ nằm trên địa phận
tỉnh Bình Phước. Chỉ tính riêng trên địa bàn tỉnh Bình Dương, dịng chính sơng Thị
Tính chảy theo hướng Tây Bắc – Đơng Nam, qua Thị trấn Mỹ Phước (huyện Bến Cát)
rồi về Sông Sài Gòn ở Phú An (huyện Bến Cát), cách thành phố Thủ Dầu Một khoảng
6 km về phía thượng lưu.
Địa hình lưu vực biến đổi theo kiểu “lượn sóng”, xen giữa các đồi thấp là thung

lũng nhỏ hẹp, vùng ven sông thường ngập nước trong mùa mưa với hướng dốc dần từ
Đơng Bắc xuống Tây Nam.
Sơng Thị Tính khơng chỉ tiếp nhận nước thải sau khi xử lý của KCN Mỹ Phước
III mà còn tiếp nhận nước thải sản xuất từ các nhà máy, nước thải sinh hoạt từ các hộ
dân sống ven sông.
3.1.2 Điều kiện xã hội [2]
 Dân số
Tổng dân số trên tồn bộ lưu vực sơng Thị Tính hiện nay khoảng 164,246 người.
Quá trình sinh hoạt hằng ngày tạo ra một lượng lớn nước thải với thành phần chủ yếu
là các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy, chất dinh dưỡng, chất rắn lơ lửng, chất tẩy rửa,
dầu mỡ, vi trùng… Nước thải sinh hoạt chưa được thu gom, xử lý, một phần tự thấm
xuống đất, một phần theo hệ thống kênh mương chảy ra sông suối. Đây là vùng nông
21


thơn đang trong giai đoạn cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa, mật độ dân số chưa cao
(khoảng 2 người/ha). Lượng nước thải được ước tính khoảng 85% lượng nước cấp
hiện nay cho sinh hoạt (60 lít/người/ngày – 80 lít/người), nên vấn đề ô nhiễm môi
trường do nước thải sinh hoạt chưa đến mức báo động.
 Cơ sở hạ tầng
Nhìn chung, về cơ sở hạ tầng đường giao thông của tỉnh Bình Dương khá phát
triển. Địa hình lưu vực Sơng Thị Tính tương đối thấp, bằng phẳng và bị phân cắt bởi
mạng lưới các suối nhánh trên nền địa chất ổn định, vững chắc và phổ biến là những
dãy đồi phù sa nối tiếp nhau, kết nối với các trục giao thơng chính và các đường vành
đai giao thơng xun suốt các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, thuận lợi cho các
hoạt động sản xuất chuyên canh nông nghiệp, công nghiệp, ngư nghiệp và dịch vụ.
Hoạt động giao thông thủy trên dịng chính sơng Thị Tính tương đối phát triển,
đặc biệt là đoạn từ ngã ba sơng Sài Gịn – Thị Tính đến thị trấn Mỹ Phước do đoạn này
có chiều rộng và độ sâu thích hợp và hoạt động kinh tế xã hội trên đoạn này cũng phát
triển hơn nhiều so với các vùng khác.

3.2 CÁC ĐẶC ĐIỂM LƯU VỰC SƠNG THỊ TÍNH
3.2.1 Đặc điểm tự nhiên khu vực lấy mẫu
Điểm thứ nhất lấy mẫu ở Cầu Thị Tính, xã Long Hòa, Dầu Tiếng bờ tự nhiên
nhỏ như một dòng suối nên việc lấy mẫu cũng dễ dàng, hai bên bờ sơng có thảm thực
vật sinh sống khá đa dạng, ở dưới nước có các loại rong đi chồn, rong trứng, bèo
tấm, bèo cái, cỏ ống, lục bình…các loại cây dương xỉ, cỏ hôi, cỏ lông heo, môn nước,
cây trinh nữ và các cây cỏ dại mọc ven bờ.
Điểm thứ hai lấy mẫu ở Cầu Đò, Thị Trấn Mỹ Phước, Bến Cát thực vật sống trên
bờ bê tơng hóa các loại cỏ gà, rau muống và một số cây khác, có rất nhiều lục bình trơi
nổi trên mặt nước, lấy mẫu lúc thủy triều xuống bãi bồi lên nước cạn nên khó có thể
đứng để lấy mẫu.
Điểm cuối lấy mẫu ở Cầu Ông Cộ, xã Phú An, Bến Cát hai bên bờ có thảm thực
vật rất nhiều và phong phú, rất nhiều lục bình sống trên sơng hay tập trung thành từng
đám lớn, ngồi lục bình là thực vật chiếm ưu thế cịn có rất nhiều các lồi khác như:
22


dương xỉ, mơn nước, cây mưu, bình bát, mắt mèo các loại dây leo...Bên cạnh khu vực
lấy mẫu khoảng 200 m là bãi lấy cát đang hoạt động, lấy mẫu cũng lúc thủy triều
xuống, bãi bồi lên cịn đất thì lún do bùn ướt làm việc lấy mẫu trở nên khó khăn phải
đứng trên cầu hoặc dùng ghe, xuồng mới lấy mẫu được.
3.2.2 Các loại rác thải xung quanh khu vực Sơng Thị Tính
Rác thải ở Sơng Thị Tính rất ít như các loại túi nilôn, luới bắt cá…chủ yếu là
những đám lục bình trơi dạt trên sơng và nước thải từ các khu công nghiệp, nhà máy
giấy dọc theo lưu vực sơng.
3.2.3 Kích thước của sơng, kênh trong khu vực nghiên cứu
Sơng Thị Tính có diện tích lưu vực khoảng 840 km 2, trong đó phần lớn diện tích
lưu vực nằm trên địa phận của Huyện Bến Cát và Huyện Dầu Tiếng, chiều dài dịng
sơng chính khoảng 80 km. Dịng chính Sơng Thị Tính chảy theo hướng Tây Bắc –
Đông Nam, qua Thị Trấn Mỹ Phước (huyện Bến Cát ) rồi về Sơng Sài Gịn ở xã Phú

An (Huyện Bến Cát), cách Thành phố Thủ Dầu Một khoảng 6 km về phía thượng lưu.
3.2.4 Nước sơng
Sơng Thị Tính: Nước có màu đục trung bình, tùy vào lúc thủy triều lên hay
xuống mà độ đục của nước tăng lên hay giảm xuống, nhìn theo cảm quan thì khơng
cảm nhận được mùi hôi.
3.2.5 Nguồn thực vật bên hai bờ sông
Sông Thị Tính thảm thực vật rất phong phú và đa dạng có các loại cây dương xỉ,
cỏ hơi, cỏ lơng heo, cỏ ống, cây môn nước, cây trinh nữ, cây mưu, bình bát, mắt mèo
các loại dây leo và rất nhiều cây cỏ dại mọc ven bờ.
3.2.6 Nhà máy, khu dân cư, KCN
Khu vực Sơng Thị Tính hiện có 3 khu công nghiệp (KCN): Mỹ Phước I, Mỹ
Phước II, Mỹ Phước III, 1 cụm công nghiệp (CCN) Tân Định và 19 nhà máy nằm
ngoài các KCN, CCN đang hoạt động thuộc các ngành nghề khác nhau bao gồm: 6
khu chế biến mủ cao su, 8 khu chăn nuôi gia súc tập trung và chế biến rượu các loại, 5
nhà máy sản xuất giấy Công ty TNHH Giấy Vạn Phát, Vĩnh Cơ, Hiệp Lợi, Thuận An,

23


Đồng Tiến đã có nguồn nước thải chảy ra sơng Thị Tính phân bố tập trung ở khu vực
hạ lưu thuộc huyện Bến Cát.
Ngoài ra, trong lưu vực hạ lưu cịn có nhiều khu dân cư hiện hữu và đang hình
thành như Khu dân cư Mỹ Phước I, Khu dân cư Mỹ Phước II, Khu dân cư Mỹ Phước
III, Khu dân cư Rạch Bắp, khu dân cư Tân Định, Khu dân cư Bàu Bàng, Khu du lịch
Đại Nam Văn Hiến, nhiều cơ quan, trường học, nhà trọ, nhà hàng,…
3.3 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CƠNG NGHIỆP
Các Khu Cơng Nghiệp đang hoạt động ở Bình Dương gồm có 28 khu cơng
nghiệp đang hoạt động, trong đó nhiều khu cơng nghiệp đã cho th gần hết diện tích
như Sóng Thần I, Sóng Thần II, Đồng An, Tân Đông Hiệp A, Việt Hương, VSIP Việt Nam Singapore, Mỹ Phước 1, 2, 3, 4 và 5.
Tồn lưu vực sơng Sài Gịn hiện có 29 khu cơng nghiệp và 8 cụm cơng nghiệp,

trong đó khu vực thượng nguồn là tỉnh Bình Dương có 18 khu công nghiệp và 8 cụm
công nghiệp. Trong tương lai con số này sẽ tiếp tục tăng cao, đồng thời, một địa
phương vùng thượng nguồn khác là tỉnh Tây Ninh hiện đang phát triển các nhà máy
sản xuất thực phẩm, hoá chất. Nhưng đáng lo ngại nhất là việc chế biến mủ cao su,
giấy bột, sản xuất hoá chất và dệt nhuộm vì các ngành này phát sinh nhiều các loại hố
chất độc hại.
Trên lưu vực sơng Thị Tính hiện có 3 khu công nghiệp (KCN): Mỹ Phước I,
Mỹ Phước II, Mỹ Phước III, 1 cụm công nghiệp (CCN): Tân Định và 19 nhà máy nằm
ngoài các KCN. CCN đang hoạt động thuộc các ngành nghề khác nhau bao gồm sản 8
nhà máy sản xuất giấy, bao bì như: Doanh Nghiệp Tư Nhân Thuận An, Công ty
TNHH Giấy Vĩnh Cơ, Công ty TNHH Giấy bao bì Đồng Tiến, Cơng ty TNHH Hiệp
Lợi Xã Tân Định, Công ty TNHH Vạn Phát Xã Tân Định, Công ty TNHH Giấy Chánh
Dương KCN Mỹ Phước, Công ty TNHH Tân Quảng Phát, Công ty TNHH Giấy Công
Thành, 6 nhà máy chế biến mủ cao su như: Công ty TNHH Hiệp Thành, Công ty
TNHH Cao su Phương Nam, Công ty TNHH Kumho Việt Nam, nhà máy chế biến mủ
cao su Long Hịa – Cơng ty Cao su Dầu Tiếng, nhà máy chế biến mủ cao su Phú Bình
– Cơng ty Cao su Dầu Tiếng, Cơng ty TNHH Cao su Minh Tân Xã Minh, 4 trại chăn
24


nuôi gia súc như: Công ty TNHH San Miguel Fure Food, Cty TNHH Darby JL
Genetics, Công ty TNHH Nông Sản Đài Việt Xã Lai Uyên, Công ty TNHH Chăn nuôi
Hanpork và 1 nhà máy chế biến rượu GSI. Với tổng diện tích đất cơng nghiệp lên đến
khoảng 1.654 ha, phân bố tập trung ở khu vực hạ lưu (khu vực huyện Bến Cát). Đa
phần các cụm dân dư hiện nay trên lưu vực sơng Thị Tính chưa có hệ thống thu gom
nước thải, nước thải từ sản xuất nông nghiệp và nước mưa chảy tràn.
Theo nghiên cứu, nguồn gây ô nhiễm là từ khu vực tây bắc Tỉnh Bình Dương, nơi
có nhiều doanh nghiệp luyện sắt, thép, giấy, cao su xả thải ra Sơng Thị Tính đổ vào hạ
lưu là sơng Sài Gịn.
Các sản phẩm cơng nghiệp chính: đá các loại, thức ăn gia súc, đường các loại,

nước khoáng, hạt điều nhân, quần áo may sẵn, giày dép da, gỗ xẻ các loại, hàng mộc
các loại, sản phẩm giấy các loại, xà phòng các loại, sứ dân dụng, thuốc trừ sâu, hạt
nhựa các loại, lắp ráp ô tô…
3.4 HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC MẶT Ở LƯU VỰC
Trước đây sông Thị Tính nước trong xanh, chảy hiền hịa, có nhiều tôm cá. Thế
nhưng, khoảng gần 10 năm trở lại đây, khi bên bờ Sơng Thị Tính xuất hiện nhiều nhà
máy, cơ sở sản xuất công nghiệp, nước thải và rác thải công nghiệp chưa qua xử lý lén
lút chảy xuống dịng sơng làm nước đổi màu, cá tơm cũng hết, để tiêu nguồn nước thải
chưa qua xử lý, các nhà máy sản xuất giấy ở đây đều có đường ống thốt ngầm chảy
thẳng ra Sơng Thị Tính. Do ngun liệu chính là các loại giấy phế liệu nên phải cần
nhiều loại hóa chất để tẩy rửa. Những hóa chất độc hại này cùng với bã hồ, keo dán từ
giấy phế liệu tan ra đã lắng đọng dưới lịng sơng tạo thành một lớp bùn đen đặc dính.
Mức độ ơ nhiễm hữu cơ và dinh dưỡng của nước Sơng Thị Tính ở mức độ trung bình,
mức độ ơ nhiễm cao hơn vào mùa mưa do ảnh hưởng của các nguồn thải đại diện, bao
gồm nước thải từ canh tác nông nghiệp, nước thải sinh hoạt và nước mưa cuốn theo
các chất thải chưa thu gom được, đến chất lượng nước sông.
Tháng 7/2009 ngay sau khi nhận được tin báo của người dân về việc nước sơng
Thị Tính (đoạn qua địa bàn Thị Trấn Mỹ Phước, Huyện Bến Cát) bỗng đổi màu đen
ngịm, bốc mùi hơi thối nồng nặc, cá chết nổi bập bềnh...Sở Tài nguyên - Môi Trường
25


×