PHẦN III.
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HS
I. MỤC TIÊU:
- GV xác nhận được những khái niệm cơ bản về đánh giá, mục tiêu của việc KT
đánh giá. Phân biệt cách đánh giá nội dung với đánh giá theo NL.
- Biết và sử dụng được các hình thức, phương pháp đánh giá kết quả học theo định
hướng PT NL của HS.
- Nắm vững quy trình và có khả năng biên soạn câu hỏi / BT KTĐG theo ĐHPTNL
của HS.
- Nắm vững quy trình và có khả năng biên soạn một đề KTĐG theo ĐHPTNL của
HS ( Ma trận, đề KT, hướng dẫn chấm)
II. NỘI DUNG CƠ BẢN
A. KHÁI NIỆM, MỤC TIÊU, PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC KIỂM TRA
ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC
1. Các khái niệm cơ bản
+ Đánh giá
+ Kiểm tra
+ Đo lường
+ Đánh giá năng lực: Đánh giá năng lực là đánh giá khả năng thực hiện một công
việc cụ thể dựa trên việc kết hợp kiến thức, kĩ năng và thái độ phù hợp với yêu cầu
sản phẩm đầu ra của quá trình giáo dục.
2. Mục tiêu của kiểm tra đánh giá
(Tài liệu )
Sự khác biệt giữa đánh giá tiếp cận nội dung và đánh giá tiếp cận năng lực
dẫn đến MT KTĐG theo ĐHPTNL của HS cũng có những khác biệt so với trước
đây:
Một số điểm khác biệt giữa đánh giá tiếp cận nội dung và
đánh giá tiếp cận năng lực
STT
Đánh giá theo hướng
tiếp cận nội dung
Đánh giá theo hướng
tiếp cận năng lực
1
Các bài thi trên giấy được thực hiện
vào cuối một chủ đề, một chương, một
học kì
Nhiều bài kiểm tra đa dạng (giấy,
thực hành, sản phẩm dự án, cá nhân,
nhóm…) trong suốt quá trình học tập
2 Nhấn mạnh sự cạnh tranh Nhấn mạnh sự hợp tác
3 Quan tâm đến mục tiêu cuối cùng củaQuan tâm đến đến phương pháp học
STT
Đánh giá theo hướng
tiếp cận nội dung
Đánh giá theo hướng
tiếp cận năng lực
việc dạy học tập, phương pháp rèn luyện của học
sinh
4
Chú trọng vào điểm số Chú trọng vào quá trình tạo ra sản
phẩm, chú ý đến ý tưởng sáng tạo,
đến các chi tiết của sản phẩm để nhận
xét
5
Tập trung vào kiến thức hàn lâm Tập trung vào năng lực thực tế và
sáng tạo
6
Đánh giá được thực hiện bởi các cấp
quản lí và do giáo viên là chủ yếu, còn
tự đánh giá của học sinh không hoặc ít
được công nhận
Giáo viên và học sinh chủ động trong
đánh giá, khuyến khích tự đánh giá và
đánh giá chéo của học sinh
7
Đánh giá đạo đức học sinh chú trọng
đến việc chấp hành nội quy nhà
trường, tham gia phong trào thi đua…
Đánh giá đạo đức của học sinh toàn
diện, chú trọng đến năng lực cá nhân,
khuyến khích học sinh thể hiện cá
tính và năng lực bản thân
3. Các hình thức đánh giá
Tùy theo cơ sở phân loại, người ta phân ra nhiều hình thức đánh giá như sau:
4. Các phương pháp đánh giá
Các phương pháp đánh giá truyền thống
• Bài kiểm tra tự luận
• Bài kiểm tra trắc nghiệm
• Kiểm tra vấn đáp
• Kiểm tra thực hành
Đối tượng sử dụng các phương pháp đánh giá này thường là giáo viên, học
sinh rất ít có cơ hội được tham gia vào quá trình đánh giá.
Các phương pháp đánh giá hiện đại
Ngoài những phương pháp đánh giá trên, quan điểm đánh giá hiện đại còn sử
dụng các phương pháp đánh giá sau:
• Quan sát
• Trao đổi
• Trình diễn
• Hồ sơ đánh giá
• Đánh giá sản phẩm dự án
• Đánh giá qua các tình huống thực tế
Đối tượng sử dụng các phương pháp đánh giá này có thể là giáo viên và học
sinh, điều đó đồng nghĩa với việc học sinh có thể được tham gia vào quá trình
đánh giá.
B. HƯỚNG DẤN BIÊN SOẠN CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC CỦA CÁC CHỦ ĐỀ.
1. Quy trình biên soạn
- Bước 1: Xác định chủ đề dạy học trong chương trình môn học để xây dựng
câu hỏi/bài tập nhằm kiểm tra đánh giá năng lực của học sinh.
- Bước 2: Xác định chuẩn kiến thức kĩ năng và thái độ của mỗi chủ đề trong
chương trình hiện hành trên quan điểm định hướng phát triển năng lực cho học
sinh. Thể hiện các chuẩn kiến thức bằng cách động từ quan sát được.
Tập trung vào đánh giá nhận thức và kĩ
năng cứng của người được đánh giá.
Tập trung vào đánh giá việc vận dụng
kiến thức, kĩ năng và thái độ của
người được đánh giá vào những tình
huống cụ thể hoặc những tình huống
gắn với thực tiễn
- Bước 3: Xác định và mô tả các mức yêu cầu cần đạt của các loại câu hỏi/bài
tập đánh giá năng lực của học sinh trong chủ đề theo hướng chú trọng đánh giá
năng lực thực hiện của học sinh.
- Bước 4: Biên soạn bộ câu hỏi/bài tập kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy
học mỗi chủ đề đã xác định.
- Bước 5: Tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh theo chủ đề đã lựa chọn.
( ND này đã giới thiệu ở phần II, chính là xây dựng chủ đề học tập. )
Lưu y :
- Mỗi chủ đề ít nhất từ 3 bài trở nên cùng một nội dung.
- Trong mỗi chủ đề sẽ có các câu hỏi được sử dụng trong học tập và trong KTĐG
- Nội dung phần câu hỏi và BT nếu đưa được hình ảnh vào thì tốt. Nếu không ghi
rõ nguồn sử dụng:
VD: Dựa vào hình 16 - SGK - trang.
2. VD minh họa
C. XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA
Việc xây dựng một đề KT theo quy trình sau:
- Bước 1. Xác định mục đích của đề kiểm tra
- Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra
( Thường là đề KT kết hợp tự luận và trắc nghiệm)
- Bước 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra (bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra)
+ Nội dung chuẩn KT - KN cần KT lấy trong bảng mô tả đã xây dựng.
- Bước 4. Biên soạn câu hỏi theo ma trận
Các câu hỏi KT có thể lấy trong bảng mô tả.
- Bước 5. Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm
Lưu :
+ Bảng ma trận đơn giản hóa: bỏ câu, số câu.
+ Phần câu hỏi Pisa vẫn có ky hiệu PISA. Đáp án cho câu hỏi Pisa vẫn theo đugns
yêu cầu của ND bồi dưỡng hè tháng 8/ 2014.
VD MINH HỌA
Tiết:13
KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU:
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm điều chỉnh nội dung, phương
pháp dạy học.
- Kiểm tra kiến thức, kĩ năng cơ bản ở những nội dung: Thành phần nhân văn;
Môi trường đới nóng.
- Kiểm tra ở 3 mức độ: Hiểu, biết và vận dụng.
- Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm ( 20%); Tự luận ( 80%)
II. CHUẨN BỊ
- HS ôn tập kiến thức những nội dung: Thành phần nhân văn; Môi trường đới
nóng.
- GV: Xây dựng ma trận, viết đề kiểm tra và hướng dẫn chấm.
Ma trận:
Chủ đề
(ND) /
mức độ
nhận
thức
ND kiểm tra (theo
chuẩn KT, KN)
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng
hợp
TN TL TN TL TN TL
Sự phát
triển dân
cư thế
giới.
- Trình bày được tình
hình sự gia tăng dân số
0,5 đ
100 %
0,5đ
5%
Sự phân
bố dân
cư
- Trình bày và giải
thích được sự phân bố
dân cư thế giới.
0,5 đ
100 %
0,5 đ
5%
Các
chủng
tộc
PISA: Nhận biết được
sự phân chia các chủng
tộc trên thế giới và nơi
sinh sống của mỗi
chủng tộc.
1,5 đ
50 %
1,5đ
50 %
3 đ
30%
Môi
trường
đới nóng
và hoạt
động của
con
người ở
đới nóng
Biết được các kiểu môi
trường của đới nóng .
1,0 đ
16,7
%
0,5
8,3
%
1, 0 đ
16,7
%
6 đ
60 %
So sánh, nhận biết các
đặc điểm của môi
trường đới nóng.
- Trình bày được vấn
0,5
=
8,3%
3 đ
=
50 %
đề di dân, sự bùng nổ
đô thị đới nóng.
Tổng
điểm
toàn bài
1,5 đ
15%
2,5 đ
25 %
3 đ
30%
0,5đ
5%
2,5 đ
25%
10 điểm
I. Trắc nghiệm.(2điểm)
câu 1. Chọn các ý em cho là đúng nhất.
1. Đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới là:
a. Dân cư phân bố đồng đều ở khắp mọi nơi trên trái đất.
b. Dân cư phân bố chủ yếu ở vùng núi và cao nguyên.
c. Dân cư phân bố rất không đồng đều trên bề mặt trái đất, do sự khác biệt về
điều kiện sống ở các khu vực.
d. Dân cư thế giới phân bố không đều.
2. Đáy rộng, thân thon dần, đỉnh nhọn là đặc điểm của tháp dân số nào:
a. Tháp dân số trẻ.
b. Tháp dân số già.
c. Tháp dân số trưởng thành.
Câu 2. điền từ và các cụm từ thích hợp vào chỗ chấm( ) của câu sau đây:
1. Ở khu vực Nam Á và đông Nam Á mùa hạ có gió thổi(1) tới,
đem theo không khí mát mẻ và mưa lớn.
2. Từ thế cuối thế kỷ XIX sang đầu thế kỷ XX số dân các đô thị tăng nhanh hình
thành các đô thị (2)
3./ Sự di dân tự do đến các thành phố lớn làm cho số dân đô thị tăng quá nhanh,
dẫn đến những (3 )
Các từ cần điền: tự phát, hậu quả nặng nề đến môi trườngvà kinh tế – xã hội
đô thị, từ đại dương, quy hoạch
II . Tự luận: (8 điểm)
1. ( 2 Đ)
a.Trong đới nóng có các kiểu môi trường nào?
b. Việt Nam thuộc kiểu môi trường nào ?đặc trưng cơ bản là gì?
2.( 3 đ ) Nêu sự khác nhau về khí hậu giữa hai kiểu môi trường: môi trường xích
đạo ẩm và môi trường nhiệt đới
Câu 10 (Pisa) ( 3điểm).
CÁC CHỦNG TỘC TRÊN THẾ GIỚI
Câu hỏi : Dựa bức ảnh trên và kiến thưc đã học hãy:
1. Kể tên các chủng tộc trên thế giới.
2. Phân tích sự khác biệt giữa 3 chủng tộc này.
3. Nêu sự phân bố của các chủng tộc này ?
Đáp án+ Biểu điểm
Điểm Nội dung
2đ
0,25đ/ ý
1,5đ
0,5 đ/ý
8đ
2 điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
3 điểm
1,5đ
I. Trắc nghiệm
Câu 1. chọn đúng: 1 – c; 2 – a.
Câu 2: điền đúng:
(1): Từ đại dương
(2): Bùng nổ dân số
( 3): Hình thành các đô thị tự phát, hậu quả nặng nề
II. Tự luận
câu 1.
1. Đới nóng có 4 kiểu môi trường
+ Môi trường xích đạo ẩm
+ Môi trường nhiệt đới
+ Môi trường nhiệt đới gió mùa
+ Môi trường hoang mạc
2.
+ Việt Nam thuộc kiểu môi trường nhiệt đới gió mùa.
+ Đặc điểm cơ bản nóng ẩm về hạ, khô lạnh về đông.( Hoặc có
thể là: có 2 mùa gió ).
Câu 2.
+ khí hậu môi trường xích đạo ẩm: nóng và ẩm quanh năm. chênh
lệnh nhiệt độ rất nhỏ(khoảng 3°c). lượng mưa trung bình năm từ
1500mm- 2500mm, mưa quanh năm.
1,5đ
3 điểm
0,75 đ
0,5đ
0,5
0,5
0,75 đ
+ khí hậu môi trờng nhiệt đới:nóng và lượng mưa tập trung vào một
mùa, càng gần hai chí tuyến, thời kì khô hạn càng kéo dài và biên độ
nhiệt trong năm càng lớn.
Câu 3.
* Mức đầy đủ. đảm bảo các ý sau
1. Kể được tên 3 chủng tộc
2. Sự khác biệt của các chủng tộc:
+ Chủng tộc Mongoloit: Da vàng, mắt đen, tóc thẳng,
+ Chủng tộc Ơropeoit: Da trắng, mắt xanh hoặc nâu, tóc bạch kim
+ Chủng tộc Negroit: Da đen, tóc xoăn,
3. Nêu sự phân bố của 3 chủng tộc:
+ Chủng tộc Mongoloit chủ yếu ở châu Á.
+ Chủng tộc Ơropeoit chủ yếu ở châu Âu.
+ Chủng tộc Negroit chủ yếu ở châu Phi.
* Mức không đầy đủ: Thiếu mỗi ý trừ đi số điểm tương ứng
* Mức chưa đạt: HS không làm được hoặc làm không đúng ý nào.