Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Giáo án địa lý 12 - bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.58 KB, 16 trang )

Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên
Giáo án địa lý 12 - Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên
I. Mục tiêu: Sau bài học, giáo viên giúp học sinh hiểu:
1. Kiến thức:
- Hiểu rõ tình hình suy giảm tài nguyên rừng và đa dạng sinh vật
ở nước ta, tình trạng suy thoái và hiện trạng sử dụng tài nguyên
đất ở nước ta. Phân tích được nguyên nhân và hậu quả của sự
suy giảm tài nguyên sinh vật, sự suy thoái tài nguyên đất.
Biết được các biện pháp của nhà nước nhằm bảo vệ tài nguyên
rừng và đa dạng sinh vật và các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất.
2. Kĩ năng:
- Có kĩ năng liên hệ thực tế về các biểu hiện suy thoái tài
nguyên đất.
- Phân tích được bảng số liệu.
II. phương tiện dạy học:
- Hình ảnh về các hoạt động chặt phá, phát đốt rừng, hậu quả
của mất rừng, làm suy thoái đát và môi trường.
- Hình ảnh về các loài chim, thú quý cần bảo vệ.
- Atlat địa lí Việt Nam.
- Bản đồ hình thể Việt Nam.
III. Hoạt động dạy và học:
A. ổn định tổ chức:









B. Kiểm tra miệng:
Câu 1: Thu một số bài thực hành để chấm.
Khởi động: GV nêu vấn đề:
Tại sao người ta chỉ trồng cà phê ở vùng Tây Nguyên mà không
trồng ở đồng bằng sông Hồng và ngược lại?
Tai sao người Mông ở Lào Cai lại phải làm ruộng bậc thang để
trồng lúa?
Tại sao nước ta phải quy định kích thước mắt lưới trong đánh bắt
hải sản?
GV: Trong quá trình sản xuất và đời sống, vấn đề sử dụng hợp lí
và bảo vệ các nguồn tài nguyên bao giờ cũng được đặt ra với tất cả
tính chất nghiêm trọng và hầu như không có sự thay đổi của nó.
Hoạt động của giáo viên và
học sinh
Nội dung chính
Hoạt động 1: Phân tích sự biến
động diện tích rừng.
Hình thức: Cặp.
Bước 1: GV đưa câu hỏi, yêu
cầu HS trao đổi với bạn bên
cạnh để trả lời.
Các HS thuộc số 1, 2: Quan sát
bảng 17.1, hãy nhận xét sự biến
độngtổng diện tích rừng, rừng tự
nhiên, rừng trồng và độ che phủ
rừng. Giải thích nguyên nhân
của sự thay đổi trên.
(Nguyên nhân do: Khai thác
thiếu hợp lí và diện tích rừng
trồng không nhiều nên diện

tích rừng và tỉ lệ che phủ rừng
1) Sử dụng và bảo vệ tài nguyên
sinh vật:












giảm sút. Từ năm 1990 cùng
với các biện pháp bảo vệ rừng
và đẩy amnhj công tác trồng
rừng nên diện tích rừng và tỉ
lệ che phủ rừng đã tăng lên
nhanh chóng).
Các HS thuộc số 3, 4: Đọc SGK
mục 1.a, kết hợp hiểu biết của
bản thân hãy:
- Nhận xét sự thay đổi của diện
tích rừng giảm.
- Một khu rừng trồng và một khu
rừng tự nhiên có cùng độ che
phủ thì rừng nào có sản lượng
gõ cao hơn?

- Hãy nêu ý nghĩa về kinh tế, về
môi trường của việc bảo vệ
rừng. Cho biết những quy định
của nhà nước về bảo vệ và phát
triển của rừng?
Bước 2: Hai HS cùng bàn bạc
trao đổi để trả lời câu hỏi.
















a) Tài nguyên rừng:
- Rừng của nước ta đang được
phục hồi. Năm 1983 tổng diện
Bước 3: Đại diện HS trình bày
trước lớp, các HS khác nhận xét,
bổ sung, GV nhận xét phần trình
bày của HS và bổ sung kiến

thức.
Chuyển ý: Mặc dù tổng diện tích
rừng đang tăng lên nhưng chất
lượng rừng vẫn bị suy giảm vì
diện tích rừng tăng chủ yếu là
rừng mới trồng và chưa đến tuổi
khai thác. Suy giảm diện tích
rừng là nguyên nhân cơ bản dẫn
tới suy giảm tính đa dạng sinh
học và suy thoái tài nguyên đất.







tích rừng là: 7,2 triệu ha, năm
2006 tăng lên thành 12,1 triệu
ha. Tuy nhiên tổng diện tích
rừng và tỉ lệ che phủ rừng năm
2006 vẫn thấp hơn năm 1943.
- Chất lượng rừng bị giảm sút,
diện tích rừng giảm.
* ý nghĩa của việc bảo vệ tài
nguyên rừng:
- Về kinh tế: Cung cấp gỗ, dược
phẩm, phát triển du lịch sinh
thái.
- Về môi trường: Chống xói

mòn đất, tăng lượng nước ngầm,
hạn chế lũ lụt, điều hòa khí
quyển,
* Biện pháp bảo vệ:
- Đối với rừng phòng hộ: Có kế
hoạch, biện pháp bảo vệ, nuoi
dưỡng rừng hiện có, trồng rừng
trên đất trồng, đồi trọc









Hoạt động 2: Tìm hiểu sự suy
giảm tính đa dạng sinh học và
vấn đề sử dụng, bảo vệ tài
nguyên đất.
Hình thức: Nhóm.
Bước 1: GV nêu khái niệm đa
dạng sinh học là sự phong phú,
muôn hình, muôn vẻ của các
loài sinh vật bao gồm toàn bộ
các gen, các loài và các hệ sinh
thái.
- Đối với rừng đặc dụng: Bảo vệ
cảnh quan, đa dạng về sinh vật

của các vườn quóc gia và các
khu bảo tồn thiên nhiên.
- Đối với rừng sản xuất: Đảm
bảo duy trì phát triển diện tích
và chất lượng rừng.
Triển khai luật bảo vệ và phát
triển rừng. Nhà nước đã tiến
hành giao quyền sử dụng đất và
bảo vệ rừng cho người dân.
b) Đa dạng sinh học:
(Xem thông tin phản hồi phần
phụ lục)






GV chia nhóm và giao nhiệm vụ
cho từng nhóm. (Xem phiếu học
tập phần phụ lục)
Nhóm 1: Làm phiếu học tập số
1.
Nhóm 2: Làm phiếu học tập số
2.
GV gợi ý: Quan sát hình 17.2 để
nhận xét sự suy giảm đa dạng
sinh học.
Bước 2: HS trong các nhóm trao
đổi, đại diện các nhóm trình bày,

các nhóm khác bổ sung ý kiến
Bước 3: GV nhận xét phần trình
bày của HS và kết luận các ý
đúng của mỗi nhóm. (Xem
thông tin phản hồi phần phụ lục)
GV đặt thêm câu hỏi cho các
nhóm:
- Dựa vào bản đồ Du lịch trang
20 Atlat Địa lí Việt Nam, hãy kể

2) Sử dụng và bảo vệ tài nguyên
đất:
















tên các vườn quốc gia ở nước
ta?

- Kể tên một số loài động vật
được ghi vào sách đỏ Việt Nam?
(Hổ, bò xám, bò tót, trâu rừng,
sếu đầu đỏ, gà lam màu
trắng, ).
- Người dân ở địa phương em đã
làm gì để cải tạo đất nông
nghiệp?
Hoạt động 3: Tìm hiểu tình
hình sử dụng và bảo vệ tài
nguyên khác ở nước ta:
Hình thức: Cả lớp.
GV kẻ bảng (xem phiếu học tập
ở phần phụ lục) và hướng dẫn
HS cùng trao đổi trên cơ sở câu
hỏi.
- Hãy nêu tình hình sử dụng và
bảo vệ tài nguyên nước ở nước
ta. Giải thích nguyên nhân làm ô
nhiễm môi trường nước. ( Do





3) Sử dụng và bảo vệ tài nguyên
khác:
(Xem thông tin pản hồi ở phần
phụ lục)
nguồn nước thải công nghiệp,

nước thải sinh hoạt và dư
lượng phân bón, thuốc trừ sâu
trong sản xuất nông nghiệp)
- Hãy nêu tình hình sử dụng và
bảo vệ tài nguyên khoáng sản,
tài nguyên du lịch ở nước ta?
- Tại sao phải đẩy mạnh phát
triển du lịch sinh thái? (Phát
triển du lịch sinh thái sẽ khai
thác tốt những quần thể môi
trường sinh thái rộng lớn và
đặc sắc mà thiên nhiên đã ban
tặng, thúc đẩy du lịch phát
triển, tăng thu nhập quốc dân.
Phát triển du lịch sinh thái còn
là biện pháp hiệu quả để bảo
vệ môi trường).
IV. Đánh giá:
Câu 1: Một trong những nhân tố cơ bản nào làm cho giới sinh vật
nước ta có tính đa dạng cao là:
A. Khí hậu nhiệt đới gió mùa.
B. Nước ta nằm trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động
thực vật.
C. Địa hình đa dạng, phân hóa phức tạp.
D. Có nhiều loại đất.
Câu 2: Trong những năm gần đây, diện tích rừng nước ta có xu
hướng:
A. Tăng về diện tích nhưng vẫn suy thoái về chất lượng.
B. Giảm về diện tích nhưng tăng về chất lượng.
C. Giảm cả về diện tích và chất lượng.

D, Không biến động.
Câu 3: Để đảm bảo vai trò của rừng đối với việc bảo vệ môi
trường, theo quy hoạch phải nâng cao độ che phủ rừng nước ta lên:
A. 30 - 35% C. 45 - 50%
B. 40 - 45% D. 50 - 55%
Câu 4: Vườn quốc gia nào sau đây không phải là khu dự trữ sinh
quyển thế giới?
A. Cát Bà C. Xuân Thủy
B. Cúc phương D. Cát Tiên
V. Hoạt động nối tiếp:
Làm câu hỏi 1, 2, 3 SGK.
Liên hệ thực tế tác động của con người đến sinh vật ở địa phương
em. Mỗi HS phải làm gì đối với vấn đề này.
VI. Phụ lục:
Phiếu học tập 1:
Nhiệm vụ: Đọc SGK mục 1.a, bảng 17.2, kết hợp với hiểu biết của
bản thân, hãy hoàn thiện sơ đồ sau về biểu hiện sự suy giảm tính
đa dạng sinh học, nguyên nhân, biện pháp bảo vệ sinh học của
nước ta.
Nguyên nhân

Suy giảm đa dạng sinh
học



Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học
Thông tin phản hồi 1:
Nguyên nhân
- Khai thác quá mức làm

thu hẹp diện tích rừng tự
nhiên và làm nghèo tính
đa dạng của sinh vật.

Suy giảm đa dạng sinh học

- Giới sinh vật nước ta có
tính đa dạng sinh học cao.
- Số lượng loài thực vật và
động vật đang bị suy giảm
- Ô nhiễm môi trường
đặc biệt là làm ô nhiễm
nguồn nước làm nguồn
thủy sản nước ta bị giảm
sút rõ rệt.
nghiêm trọng. Trong số 1460
loài thực vật, có 500 loài bị
mất dần (chiếm 3%)






Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học
- Xây dựng hệ thống vườn Quốc gia và khu bảo
tồn thiên nhiên.
- Ban hành " Sách đỏ Việt Nam"
- Quy định khai thác về gỗ, động vật, thủy sản.



Phiếu học tập 2: Đọc SGK mục 3.b, kết hợp với hiểu biết của bản
thân, hãy hoàn thiện sơ đồ sau về hiện trạng sử dụng đất suy thoái
với tài nguyên đất, biện pháp bảo vệ tài nguyên đất của nước ta.
Hiện trạng sử dụng đất


Suy thoái tài nguyên
đất




Biện pháp bảo vệ tài nguyên đất
- Đối với đất vùng đồi núi.
- Đối với đất nông nghiệp


Phiếu học tập 3:
Nhiệm vụ: Đọc mục 3 SGK, hãy nêu tính sử dụng và bảo vệ tài
nguyên nước, khoáng sản và tài nguyên du lịch của nước ta.

Tài nguyên Tình hình sử dụng Các biện pháp bảo
vệ
Tài nguyên nước
Tài nguyên khoáng
sản

Tài nguyên du lịch


Thông tin phản hồi 2:
Hiện trạng sử dụng đất
- Năm 2005, đất sử dụng trong



Suy thoái tài nguyên đất
- Diện tích đất trồng, đồi trọc
nông nghệp của nước ta chỉ có
khoảng 9,4 triệu ha, chiếm hơn
28% tổng diện tích đất tự
nhiên.
- Bình quân đất nông nghiệp
tính theo đầu người là 1,2 ha.
Khả năng mở rộng đất nông
nghiệp ở đồng bằng và miền
núi không nhiều.
đã giảm mạnh nhưng diện
tích đất đai bị suy thoái vẫn
còn rất lớn.
- Cả nước có khoảng 9,3 triệu
ha đất bị đe dọa sa mạc hóa
(Chiếm 28% diện tích đất đai)








Biện pháp bảo vệ tài nguyên đất
- Đối với đất vùng đồi núi.:
+ áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác hợp lí:
Làm ruộng bậc thang, đào hố vẩy cá, trồng cây theo hàng.
+ Cải tạo đất hoang, đồi trọc: bằng các biện pháp kết hợp. Bảo
vệ rừng và đất rừng, ngăn chặn nạn du canh, du cư.
- Đối với đất nông nghiệp:
+ Do diện tích ít, nên cần có biện pháp quản lí chặt chẽ và có
kế hoạch mở rộng diện tích.
+ Thâm canh nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cần canh tác sử

dụng đất hợp lí, chống bạc màu, glây hóa.
+ Bón phân, cải tạo đất thích hợp, chống ô nhiễm đất.

Thông tin phản hồi 3:

Tài nguyên Tình hình sử dụng Các biện pháp bảo vệ

Tài nguyên
nước
Tình trạng thừa nước gây
lũ lụt vào mùa mưa, thiếu
nước gây hạn hán vào
mùa khô.
- Mức độ ô nhiễm môi
trường nước ngày càng
tăng
Sử dụng hiệu quả, tiết
kiệm tài nguyên
nước, đảm bảo cân

bằng và phòng chống
ô nhiễm nước.
Tài nguyên
khoáng sản
- Nước ta có nhiều mỏ
khoáng sản, nhưng phần
nhiều là mỏ nhỏ, phân
tán nên khó khăn trong
quản lí khai thác.
Quản lí chặt chẽ việc
khai thác. Tránh lãng
phí tài nguyên và làm
ô nhiễm môi trường
từ khâu khai thác, vận
chuyển tới chế biến
khoáng sản.
Tài nguyên du
lịch
Tình tràng ô nhiễm môi
trường xảy ra ô nhiễm
điểm du lịch khiến cảnh
quan du lịch bị suy thoái.

Cần bảo tồn, tôn tạo
giá trị tài nguyên du
lịch và bảo vệ môi
trường du lịch khỏi bị
ô nhiễm, phát triển du
lịch sinh thái.



×