BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
ĐỀ CƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI: ……………………………………………………………………………….
………………………….……………………………………………………
(Ghi chú: Tên đề tài không được trùng lặp với các đề tài đã được thực hiện từ
những khóa trước ít nhất 5 năm. Tên đề tài phải thể hiện cụ thể và rõ ràng
được hướng và mục tiêu nghiên cứu)
Chuyên ngành:……………….
Mã số:………………………….
Người thực hiện:
Mã số học viên:
Lớp:
Khóa
Khoa:
Người hướng dẫn khoa học:
Hà Nội - tháng…/20
1. MỞ ĐẦU
Phần này yêu cầu học viên viết từ 1 - 2 trang, gồm các nội dung chính
sau:
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Phần này phải thể hiện được những vấn đề mang tính cấp thiết (ý
nghĩa khoa học và thực tiễn) đang đặt ra hiện nay; trả lời được câu hỏi tại sao
tác giả lựa chọn đề tài này.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu viết ngắn gọn, rõ ràng và cụ thể trình bày dưới
dạng các đề mục về mục tiêu cần phải đạt được trong nghiên cứu (trả lời được
câu hỏi đề tài sẽ nghiên cứu hay đánh giá về vấn đề gì?).
Mục đích phải phù hợp với nội dung của đề tài nghiên cứu.
1.3. Yêu cầu của đề tài
Nêu những yêu cầu đề tài cần phải thực hiện được.
2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Phần tổng quan yêu cầu học viên viết và nêu lên được vấn đề chính:
- Những tiêu đề chính về các hướng nghiên cứu đã và đang thực hiện
liên quan đến đề tài (nêu rõ được những kết quả nghiên cứu trên thế giới,
trong nước và vùng thực hiện đề tài).
- Phải bám sát mục đích nghiên cứu để tiếp cận với những hướng và
kết quả nghiên cứu mới nhất trong thời gian khoảng 5 năm trở lại đây. Cách
trình bày và giải quyết vấn đề từ khái quát đến chi tiết theo một trình tự logic
và minh chứng ngắn gọn bằng những kết quả nghiên cứu liên quan đã đạt
được và hướng đi cần phải giải quyết tiếp.
- Tổng quan không copy những phần viết trong sách tham khảo hay
giáo trình mà cần phải chọn lọc một cách cô đọng những vấn đề tìm hiểu để
tổng kết, đánh giá.
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nêu rõ đối tượng nghiên cứu cụ thể của đề tài là gì?
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nêu phạm vi nghiên cứu về:
- Không gian
- Thời gian
- Giới hạn về nội dung nghiên cứu (nếu có)
3.3. Nội dung nghiên cứu
Nêu cụ thể những nội dung cần thực hiện nhằm đáp ứng được mục tiêu
nghiên cứu của đề tài đã đề ra.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
Nêu và mô tả cụ thể những phương pháp được sử dụng trong quá trình
thực hiện đề tài. Phương pháp nghiên cứu phải là những phương pháp thông
dụng đã được chuẩn hóa, là những phương pháp mới được ứng dụng trong
nghiên cứu chuyên ngành trong những năm gần đây.
Chú ý:
- Những phương pháp nào không áp dụng trong đề tài thì không được
đưa vào trong phần phương pháp nghiên cứu.
- Mỗi phương pháp nếu ứng dụng phải khẳng định, kiểm chứng rõ
phương pháp sẽ được ứng dụng để giải quyết cho nội dung nào trong đề tài
nghiên cứu? Nếu có giới hạn những vấn đề trong nghiên cứu phải trình bày rõ
giới hạn.
4. DỰ KIẾN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Liệt kê các kết quả dự kiến sẽ đạt được sau khi thực hiện đề tài. Các kết
quả đạt được phải bám sát mục tiêu và nội dung nghiên cứu đã đặt ra trong đề
cương.
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Học viên chỉ liệt kê những danh mục tài liệu tham khảo được sử dụng
để viết đề cương nghiên cứu. Các tài liệu sử dụng phải được trích dẫn tại một
hay nhiều phần của đề cương.
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN LUẬN VĂN
TT Nội dung công việc
Dự kiến kế hoạch thực hiện
(theo giai đoạn hay thời điểm)
1 Xây dựng và bảo vệ đề cương
2 Thu thập số liệu,tài liệu và khảo
sát thực địa
3 Xây dựng thí nghiệm, thử
nghiệm
4 Tổng hợp số liệu và viết tổng
quan
5 Báo cáo tiến độ
6 Xử lý số liệu, viết luận văn sơ
bộ thông qua giáo viên hướng
dẫn
7 Báo cáo tiến độ
8 Thẩm định Luận văn
9 Hoàn chỉnh và nộp Luận văn
10 Bảo vệ Luận văn
Giáo viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Học viên thực hiện đề tài
(Ký và ghi rõ họ tên)
TIỂU BAN QUẢN LÝ
Trưởng Tiểu ban
(Ký và ghi rõ họ tên)
HÌNH THỨC VÀ CÁC QUY ĐỊNH IN ẤN ĐỀ CƯƠNG
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
1. Bìa: Ni lông
2. Khổ giấy: Giấy trắng, khổ A4 (210 x 297) mm.
3. Khổ chữ, kích thước chữ và cách trình bày: Đánh máy trên 01
mặt giấy; phông chữ: Unicode - Times New Roman; cỡ chữ: 14; dãn dòng
1,5 lines.
4. Đặt lề và đánh số trang
- Lề trái 3,5 cm, lề phải 2 cm, lề trên 3 cm và lề dưới 3,5 cm.
- Số trang đánh ở giữa lề dưới của trang in.
5. Giới hạn số trang của đề cương: 10 - 15 trang,
6. Số lượng đề cương: Sau khi được thông qua Tiểu ban chuyên môn,
học viên chỉnh sửa theo ý kiến kết luận của tiểu ban, thông qua giáo viên
hướng dẫn ký và nộp 04 bản (01 bản nộp cho Tiểu ban; 01 bản cho giáo viên
hướng dẫn; 01 bản nộp cho Khoa và 01 bản lưu cá nhân).