Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Đề cương luận văn thạc sỹ - Biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.58 KB, 16 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
_____________

______________
NGUYỄN DUY TRINH
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60. 14. 05
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI, THÁNG 5 NĂM 2012
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Phát triển giáo dục
là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam
theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc
tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và
cán bộ quản lý là khâu then chốt”. Đại hội cũng đã xác định: Chăm lo xây
dựng đội ngũ giáo viên; xã hội hoá giáo dục, đào tạo; khuyến khích các hoạt
động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; mở rộng hợp tác quốc
tế và tăng ngân sách cho hoạt động giáo dục, đào tạo.
Phát triển đội ngũ nhà giáo với cơ cấu hợp lý, có chất lượng sẽ là động
lực quan trọng để đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo, góp
phần quan trọng tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng ngày càng
tốt hơn nhu cầu phát triển của xã hội và hội nhập quốc tế. Đồng thời, Đại hội
cũng đã chỉ ra các giải pháp cơ bản phát triển đội ngũ giáo viên, trong đó coi
giải pháp "xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về
chất lượng" là khâu then chốt, là tiền đề trong đổi mới giáo dục – đào tạo hiện
nay.


Chủ trương “Phát triển đội ngũ giáo viên là khâu then chốt” trong “đổi
mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo” thể hiện tư duy và nhận thức cách
mạng, khoa học, toàn diện, triệt để và sâu sắc của Đại hội XI về thực trạng đội
ngũ giáo viên, đặc biệt là đội ngũ giảng viên ở các trường cao đẳng, đại học
(CĐ-ĐH) trong toàn quốc của nước ta trước xu thế phát triển của đất nước và
hội nhập quốc tế; cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của giáo dục CĐ-
ĐH đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam;
trong đó đội ngũ giảng viên trong nhà trường đóng vai trò quyết định chất
lượng đào tạo. Đội ngũ giảng viên ở trường CĐ-ĐH có nhiệm vụ giảng dạy,
nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng, nhằm đào tạo thế hệ trẻ thành
những người công dân vừa có đức lại vừa có trình độ kỹ thuật tiên tiến để góp
phần "nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài" cho đất nước.
Chính vì vậy mà việc phát triển đội ngũ giảng viên ở trường CĐ-ĐH là việc
làm cần thiết, cấp bách hiện nay.
Là trường quốc gia đầu tiên đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công nhân
viên ngành du lịch, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội (tiền thân là trường
Công nhân khách sạn du lịch) được thành lập ngày 24/7/1972. Trường được
giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có trình độ cao đẳng và
trình độ thấp hơn trong lĩnh vực du lịch, khách sạn và liên quan; Bồi dưỡng
nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ quản lý, người lao động trong ngành; Hoạt
động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp phát triển
kinh tế - xã hội, là trường đào tạo đa ngành. Kể từ khi thành lập đến nay,
ngoài những thành tựu đáng tự hào với hàng vạn lao động, hàng trăm nhà
quản lý được đào tạo đã và đang phát huy nghiệp vụ rất tốt trong các cơ quan
quản lý về du lịch, các khách sạn, nhà hàng, doanh nghiệp du lịch thì Nhà
trường cũng bắt đầu bộc lộc những mặt hạn chế, những bất cập, cụ thể là:
- Số lượng giảng viên của trường còn thiếu, chưa đáp ứng được sự tăng
trưởng về quy mô đào tạo của nhà trường.
- Trình độ giảng viên không đồng đều và nhìn chung còn thấp, khả
năng nghiên cứu khoa học, khả năng tự học, tự bồi dưỡng của đội ngũ giảng

viên mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn ở mức độ thấp.
- Cơ cấu đội ngũ giảng viên chưa đồng bộ, nhiều khoa, bộ môn, lực
lượng giảng viên còn quá mỏng.
- Thiếu trầm trọng giảng viên có học hàm, học vị, giảng viên, chuyên
gia có kinh nghiệm trong ngành nghề đào tạo.
4
Do vậy, nhiệm vụ sắp tới nhất thiết cần xây dựng và phát triển đội ngũ
giảng viên nhà trường cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu cần phải được
quan tâm đặc biệt, nhằm từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu
cầu của người học. Đó cũng chính là niềm trăn trở, là lý do chúng tôi chọn đề
tài “Biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường Cao đẳng Du lịch
Hà Nội” để làm luận văn cao học của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn của việc
quản lý phát triển đội ngũ giảng viên nói chung, phát triển đội ngũ giảng viên
ở Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội nói riêng, đề tài đề xuất các biện pháp
phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội nhằm nâng
cao chất lượng đào tạo của Nhà trường, đáp ứng nhu cầu của thực tiễn đặt ra
trong tình hình hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường Cao đẳng Du lịch Hà
Nội.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường Cao đẳng Du lịch Hà
Nội.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Một số biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên của Hiệu
trưởng Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.
- Khách thể khảo sát: Khảo sát cán bộ quản lý, giảng viên Trường Cao

đẳng Du lịch Hà Nội.
- Những số liệu khảo sát lấy từ 2004 đến 2011, những giải pháp dự báo
đến năm 2015.
5
5. Giả thuyết khoa học
Thời gian qua, đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội đã
đáp ứng được nhiệm vụ được giao, tuy nhiên, đứng trước sự đổi mới của xã
hội, của giáo dục, của ngành du lịch và của Nhà trường thì đội ngũ giảng viên
còn nhiều hạn chế, bất cập. Nếu đề xuất và áp dụng các biện pháp phát triển
đội ngũ giảng viên một cách khoa học và phù hợp sẽ nâng cao chất lượng đội
ngũ giảng viên, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của Nhà
trường.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển đội ngũ giảng
viên Đại học, Cao đẳng.
- Khảo sát và phân tích thực trạng đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng
Du lịch Hà Nội và thực trạng các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên ở
Nhà trường hiện nay.
- Đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường Cao đẳng
Du lịch Hà Nội.
Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển
đội ngũ giảng viên.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp lý luận
- Tìm hiểu khái niệm, thuật ngữ có liên quan.
- Nghiên cứu các văn bản, các chủ trương, chính sách của Nhà nước,
Bộ, Ngành, Địa phương có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Dựa trên những tư tưởng của các nhà kinh điển Mác - Lênin, Hồ Chí
Minh quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục và đào tạo, về xây
dựng đội ngũ giảng viên; đồng thời đề tài còn tiếp cận dựa trên các quan điểm

cơ bản trong nghiên cứu khoa học như: Quan điểm hệ thống - cấu trúc; quan
điểm lịch sử - logic
6
- Tham khảo các bài luận văn cùng chuyên ngành và các bài giảng của
các giáo sư, tiến sĩ về quản lý giáo dục.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát (chất lượng dạy- học của giáo viên và SV).
- Phương pháp điều tra: Sử dụng mẫu phiếu điều tra với SV, giáo viên,
cán bộ quản lý, về công tác phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường Cao đẳng
Du lịch Hà Nội.
- Thống kê, phân tích các số liệu đạt được.
- Các phương pháp nghiên cứu hỗ trợ: Lấy ý kiến của các chuyên gia
về lĩnh vực nghiên cứu.
8. Giới hạn của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu và đề xuất các biện pháp quản lý phát triển
đội ngũ giảng viên Trường CĐDLHN, nhằm đánh giá đúng thực trạng góp
phần nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở Trường CĐDLHN hiện nay.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo
Luận văn được trình bày trong 3 chương:
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên ở
trường Cao đẳng, Đại học.
- Chương 2 : Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giảng viên ở
Trường CĐDLHN.
- Chương 3 : Biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên ở trường
CĐDLHN.
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
7
Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN
ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC
1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Trong nước
1.1.2. Ngoài nước
1.2. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.2.1. Đội ngũ giảng viên
Đội ngũ giảng viên ở trường cao đẳng là tập thể những cán bộ sư
phạm được tổ chức biên chế theo các khoa với một số lượng, chất lượng, cơ
cấu hợp lý nhằm thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học theo
chức năng nhiệm vụ.
Để tạo thành đội ngũ giảng viên trước hết phải có một số lượng giảng
viên nhất định, chất lượng đội ngũ giảng viên được đảm bảo và phải có một
cơ cấu hợp lý.
1.2.2. Phát triển đội ngũ giảng viên đại học, cao đẳng
1.2.2.1. Quan niệm về phát triển
1.2.2.2. Phát triển đội ngũ giảng viên đại học, cao đẳng
Phát triển đội ngũ giảng viên của trường cao đẳng là quá trình các chủ
thể quản lý sử dụng tổng hợp các biện pháp tác động vào đội ngũ giảng viên
của Nhà trường nhằm đảm bảo cho đội ngũ này có đủ về số lượng, đồng bộ
về cơ cấu và đạt chuẩn về chất lượng, đáp ứng nhu cầu đào tạo của Nhà
trường, của địa phương.
Cần nắm vững mục tiêu quản lý phát triển đội ngũ giảng viên đủ về số
lượng, đồng bộ cơ cấu và đạt chuẩn về chất lượng giảng viên theo quy định
của Nhà nước. Trong đó, chất lượng là nội dung cốt lõi.
1.2.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng đội ngũ nhà giáo
1.2.3.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ nhà giáo
8
1.2.3.2. Quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta
về xây dựng đội ngũ nhà giáo.

1.2.4. Sự cần thiết nghiên cứu quản lý phát triển đội ngũ giảng viên
1.2.5. Trường cao đẳng đa ngành và việc phát triển đội ngũ giảng
viên cao đẳng
1.2.5.1. Đặc trưng của trường cao đẳng đa ngành
Trường cao đẳng đa ngành nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, là
trường không đào tạo chuyên về một ngành nào đó mà đào đạo thiếu chuyên
ngành khác nhau, đạt tới trình độ cao đẳng.
1.2.5.2. Các yêu cầu khi phát triển đội ngũ giảng viên
Yêu cầu về nội dung, tiêu chí phát triển đội ngũ giảng viên trường cao
đẳng phải trên cả 3 mặt:
Quản lý và phát triển đội ngũ giảng viên đủ về số lượng.
Quản lý và phát triển đội ngũ giảng viên đồng bộ về cơ cấu.
Quản lý và phát triển đội ngũ giảng viên chuẩn về chất lượng.
Kết luận chương 1
9
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI
2.1. Khái quát về Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển Trường Cao đẳng
Du lịch Hà Nội
Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội tiền thân là Trường Công nhân
Khách sạn Du lịch được Bộ trưởng Bộ cân an thành lập theo quyết định số
1151/CA/QĐ ngày 24/07/1972. Đây là trường đầu tiên của Ngành Du lịch Việt
Nam đào tạo công nhân kỹ thuật trong lĩnh vực nghiệp vụ khách sạn – du lịch.
Tháng 05/1984, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam ra quyết
định số 146/TCDL đổi tên trường Công nhân Khách sạn Du lịch thành
Trường Du lịch Việt Nam.
Ngày 21/08/1995, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch đã ban hành
quyết định số 228/QĐ-TCDL về việc thành lập Trường Du lịch Hà Nội trên

cơ sở sát nhập Khách sạn Hoàng Long vào Trường Du lịch Việt Nam để tổ
chức mo hình trường – khách sạn nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và bồi
dưỡng cán bộ nhân viên, đáp ứng yêu cầu phát triển của Ngành.
Ngày 24/07/1997, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch ban hành quyết
định số 239/QĐ-TCDL về việc nâng cấp Trường Du lịch Hà Nội thành
Trường Trung học Nghiệp vụ Du lịch Hà Nội.
Ngày 27/10/2003, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quyết
định số 5097/QĐ-BGD&ĐT-TCCB về việc thành lập Trường Cao đẳng Du
lịch Hà Nội trên cơ sở Trường Trung học Nghiệp vụ Du lịch Hà Nội.
Ngày 21/02/2008, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội
ban hành quyết định số 735/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức Trường Cao
10
đẳng Du lịch Hà Nội. Từ đó đến nay Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội trực
thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
2.1.2. Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức Trường
Cao đẳng Du lịch Hà Nội
2.1.2.1. Vị trí, vai trò.
2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ.
2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức của Trường CĐDLHN gồm: 8 khoa, tổ bộ
môn và 11 phòng, ban, trung tâm, khách sạn.
2.1.3. Kết quả thực hiện nhiệm vụ của Nhà trường trong 5 năm gần
đây (2006 - 2011)
2.1.3.1. Quy mô đào tạo
Số lượng sinh viên của Nhà trường trong 5 năm qua có sự thay đổi,
sinh viên không ổn định theo các ngành nghề đào tạo. Do nhu cầu xã hội sinh
viên các ngành: Nghiệp vụ kế toán và Quản trị chế biến gia tăng đáng kể, so
với khóa đầu tiên tăng gấp 7,6 lần. Các ngành học hệ tại chức cũng tăng 1,27
lần.
2.1.3.2. Chất lượng đào tạo
2.2. Thực trạng đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Du lịch Hà

Nội hiện nay
2.2.1. Đánh giá về số lượng
2.2.2. Đánh giá về chất lượng
Dựa trên các văn bản:
- Điều lệ trường
- Tiêu chuẩn giảng viên, định hướng phát triển nhà trường
- Tiêu chuẩn đánh giá trường Cao đẳng du lịch Hà Nội
11
2.2.2.1. Đánh giá về phẩm chất của đội ngũ giảng viên
Đội ngũ giảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, chấp hành tốt các
chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, xác
định đúng vai trò trách nhiệm của người giảng viên.
2.2.2.2. Đánh giá về chất lượng chuyên môn
100% giảng viên có trình độ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành phù
hợp với các ngành nghề đào tạo của Nhà trường, đã đáp ứng được yêu cầu về
trình độ ở trường cao đẳng, đại học. Nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định
2.2.3. Đánh giá về cơ cấu
Cơ cấu đội ngũ giảng viên hiện nay chưa thật hợp lý, chưa cân đối,
chưa đáp ứng được quy mô đào tạo ngày càng mở rộng của Nhà trường.
2.3. Thực trạng biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên
đang thực hiện ở Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
2.3.1. Thực trạng mức độ thực hiện và thực trạng hiệu quả của biện
pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
2.3.2. Phân tích cụ thể mức độ thực hiện các biện pháp quản lý phát
triển đội ngũ Giảng viên Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
2.4. Những thuận lợi, khó khăn và các yếu tố ảnh hưởng đến quản
lý phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
2.4.1. Thuận lợi, khó khăn và các nguyên nhân
Trong tình hình mới, Nhà trường có những thuận lợi cơ bản. Đó là:
Chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục, phát triển đội ngũ

giảng viên; Định hướng của Đảng và Nhà nước về nâng cao chất lượng giáo
dục cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước; Nhu cầu phát triển
nguồn nhân lực ngành du lịch đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội
của Việt Nam; Định hướng xây dựng phát triển trường lên bậc đại học trong
tương lai; Quy mô đào tạo đa ngành của Nhà trường ngày càng tăng; Sự quan
tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, của Bộ VHTT và DL, Bộ GDĐT;
12
Các quy định về trình độ chuẩn của đội ngũ giảng viên; Sự năng nổ, nhiệt tình
của đội ngũ giảng viên; Chính sách, chế độ đối với giảng viên ngày càng tăng.
2.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý phát triển đội ngũ
giảng viên Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
2.5. Dự báo quy mô phát triển đội ngũ giảng viên của Trường đến
năm 2015
2.5.1. Dự báo về quy mô phát triển Nhà trường
2.5.2. Dự báo về nhu cầu phát triển sinh viên và giảng viên
Kết luận chương 2
13
Chương 3
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI
3.1. Những nguyên tắc để đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ
giảng viên của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp chế
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
3.2. Biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Du
lịch Hà Nội
3.2.1. Thống nhất nhận thức về tầm quan trọng và yêu cầu quản lý
và phát triển đội ngũ giảng viên

3.2.2. Lập kế hoạch đội ngũ giảng viên
3.2.3. Đổi mới công tác tuyển chọn, sử dụng đội ngũ giảng viên
3.2.4. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng giảng viên
3.2.5. Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá đội ngũ giảng viên
3.2.6. Xây dựng chế độ chính sách hợp lý về lương, thưởng, cơ hội
phát triển nghề nghiệp.
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp.
3.4. Thực nghiệm các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên
3.4.1. Các bước thực nghiệm
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm
3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm
Kết luận chương 3
14
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
2.2. Đối với Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch
2.3. Đối với Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr 130 – 131
2. Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 Về
xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Hà Nội.
3. Đặng Quốc Bảo (2009), Cẩm nang nâng cao năng lực và phẩm chất đội
ngũ giảng viên, Nhà xuất bản Lý luận Chính trị, Hà Nội.
4. Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Nhà xuất
bản Pháp lý, Hà Nội.
5. Quyết định số 5097/QĐ-BGD&ĐT-TCCB Bộ trưởng Bộ Giáo dục và

Đào tạo ban hành ngày 27/10/2003, về việc thành lập Trường Cao đẳng
Du lịch Hà Nội trên cơ sở Trường Trung học Nghiệp vụ Du lịch Hà Nội.
6. Quyết định số 735/QĐ-BVHTTDL, Ngày 21/02/2008 của Bộ trưởng Bộ
Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành về việc cơ cấu, tổ chức Trường
Cao đẳng Du lịch Hà Nội, trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
7. Nguyễn Hữu Châu (2009), Giáo dục Việt Nam những năm đầu thế kỷ
XXI, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội
8. Bộ Giáo dục và đào tạo (2005), Đề án đổi mới Giáo dục đại học Việt
Nam giai đoạn 2006 – 2020, Hà Nội.

PHỤ LỤC
16
Người hướng dẫn khoa học
Tiến sĩ. Đỗ Tiến Sĩ
Người thực hiện
Nguyễn Duy Trinh
17

×