MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Quán triệt kết luận Đại hội TW6 khóa IX, Đảng ta đã đề ra định hướng phát triển
giáo dục và đào tạo đến năm 2010 là “Tiếp tục quán triệt quan điểm giáo dục là quốc
sách hàng đầu và tạo được sự chuyển biến cơ bản, toàn diện trong phát triển giáo dục
và đào tạo”. Định hướng này đã được cụ thể hóa trong mục tiêu của chiến lược phát
triển giáo dục 2001-2010 với những nội dung chủ yếu là: tạo chuyển biến cơ bản về
chất lượng giáo dục, ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đẩy nhanh
tiến độ phổ cập trung học cơ sở, đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương
trình giáo dục các cấp học và trình độ đào tạo.
Nghị quyết 40 của Quốc hội về chủ trương đổi mới chương trình giáo dục
phổ thông và Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/4/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng
về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Trong
đó yêu cầu “Ban cán sự Đảng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng cụ thể hóa
các nội dung nêu trong Chỉ thị này thành cơ chế, chính sách, xây dựng kế hoạch, triển
khai và chỉ đạo tốt nhiệm vụ xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và
cán bộ quản lí từ nay đến năm 2010.
Thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU ngày 17/4/2007 của Tỉnh ủy về phát triển giáo
dục và đào tạo đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015, nhằm lập lại trật
tự kỷ cương, tạo bước chuyển biến cơ bản về quản lý và nâng cao chất lượng giáo
dục, thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Tiểu học là một cấp học của hệ thống giáo dục quốc dân, là cấp học rất nền tảng
góp phần vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Để các
nhà trường nói chung và các trường Tiểu học nói riêng hoàn thành tốt sứ mệnh của
mình, ngoài việc xây dựng và phât triển đội ngũ giáo viên thì việc lãnh đạo và quản lý
là yếu tố hết sức quan trọng. Do vậy CBQL trường Tiểu học là nhân tố quyết định
trong sự phát triển không chỉ của các trường Tiểu học mà kể cả cá trường THCS và
THPT. Sự nghiệp giáo dục-đào tạo đòi hỏi họ phải có đầy đủ phẩm chất đạo đức và
1
năng lực quản lý để lãnh đạo, quản lý nhà trường, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được
giao.
Tuy nhiên, trong thực tế đội ngũ CBQL trường Tiểu học hàng năm có sự biến động
do chính sách luân chuyển cán bộ, bổ nghiệm lại theo nhiệm kỳ và đến tuổi nghỉ chế
độ theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, do thực hiện chủ trương Phổ cập giáo
dục Tiểu học và phổ cập THCS và tình hình tăng dân số ở dịa phương nên mạng lưới
các trường Tiểu học phát triển mạnh. Số lượng trường Tiểu học ngày càng tăng thì đội
ngũ CBQL nhà trường cũng phải tăng thêm.
Muốn có đội ngũ CBQL trường Tiểu học đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng
thì cần phải làm tốt cụng tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý… Để
thực hiện tốt công tác phát triển CBQL nói chung, CBQL trường Tiểu học nói riêng
cần phải có hệ thống lý luận về công tác phát triển đội ngũ CBQL dẫn đường.
Hiện nay, ở nước ta những vấn đề có tính lý luận về công tác quy hoạch CBQL
nói chung, quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường Tiểu học cũng rất mới mẻ và
cũng bất cập, chưa đồng bộ nên cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Vì vậy, cần phải có sự nghiên cứu một cách nghiêm túc và xây dựng hệ thống lý
luận về công tác quy hoạch CBQL nói chung, phát triển đội ngũ CBQL trường Tiểu
học nói riêng để làm cơ sở khoa học cho công tác phát triển đội ngũ CBQL trong tình
hình hội nhập và phát triển đất nước.
An Biên là huyện vùng sâu của Tỉnh Kiên Giang, dân số đông khoảng 106.670
người .Trong đó đồng bào dân tộc khơme chiếm 16,07 %, toàn huyện có 6/10 xã thị
trấn là Xã đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135 của Chính Phủ. Kinh tế chủ yếu
là nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.Nơi có rừng U Minh lịch sử gắn liền với khu
căn cứ cách mạng nổi tiến trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước.Toàn huyện có 25
trường Tiểu học , huy động 432 lớp. Qui mô bình quân mỗi trường với 458 học sinh;
học sinh dân tộc là 11.908 học sinh chiếm 11,27% so với học sinh Tiểu học toàn tỉnh.
Gần 60 hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng, chưa kể các chức danh quản lý khác trong
nhà trường. Mỗi lần xem xét, bổ nhiệm CBQL trường Tiểu học để thay thế số CBQL
nghỉ hưu, điều động làm công tác khác hay bổ sung thêm do yêu cầu phát triển lại rất
khó khăn, mất nhiều thời gian họp hành, xem xét, cân nhắc.
2
Cho đến nay, hầu hết số hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường Tiểu học đã được
bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục ngắn hạn từ 3-6 tháng tại trường Cao đẳng sư
phạm Kiên Giang hoặc trường Cán bộ Quản lý Giáo dục Trung Ương II thành phố Hồ
Chí Minh. Song trước đó, hầu hết những người được bổ nhiệm làm hiệu trưởng, phó
hiệu trưởng đều chấp vá, phần lớn đã lớn tuổi, chưa bổ sung cập nhất kiến thức quản
lý trong giai đoạn hiện nay. Sau khi được bổ nhiệm họ rất lúng túng trong công tác
quản lý, chỉ đạo. Lúc bấy giờ mới cử họ đi học nghiệp vụ quản lý. Vì vậy, hiệu quả
quản lý cũng thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục trong
tình hình hiện nay.
Trong thực tế các trường Tiểu học của huyện An Biên không còn thiếu hiệu
trưởng nhưng một vài trường cũng còn thiếu phó hiệu trưởng, song do mạng lưới
trường Tiểu học sẽ không ngừng phát triển về số lượng, chất lượng trong thời gian tới.
Để đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS, đồng
thời điều lệ trường tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo quyết định
số 51/2007/QĐ - BGD & ĐT ngày 31 tháng 8 năm 2007 đã quy định sau mỗi nhiệm
kỳ 5 năm phải xem xét bổ nhiệm lại Hiệu trưởng (Điều 17, chương 2). Như vậy, việc
xem xét bổ nhiệm lại hoặc bổ nhiệm mới vẫn phải tiến hành thường xuyên. Đội ngũ
CBQL trường Tiểu học vẫn không ngừng được tăng lên để đáp ứng với yêu cầu của
thực tiễn. Bên cạnh việc xây dựng kế hoạch, đề án xây dựng và nâng cao chất lượng
đội ngũ nhà giáo, CBQL của huyện cũng đưa ra giải pháp phát triển đội ngũ CBQL
trường Tiểu học trong huyện đang khó khăn trong việc xem xét, lựa chọn người có đủ
phẩm chất và năng lực bổ sung vào đội ngũ CBQL các trường Tiểu học.
Vì vậy, giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường Tiểu học của huyện An Biên
trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015 là rất cần thiết và mang tính chiến lược lâu
dài. Chính vì lẽ đó, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu về “Giải pháp phát triển đội ngũ
CBQL trường Tiểu học của huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011-2015 ”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường Tiểu học của huyện An Biên từ
năm 2011 đến năm 2015; từ đó chủ động tạo nguồn, đề bạt, bổ nhiệm… góp phần
nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường Tiểu học.
3
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đội ngũ CBQL trường Tiểu học ở huyện An Biên
3.2. Khách thể nghiên cứu
Công tác phát triển đội ngũ CBQL trường Tiểu học .
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Đội ngũ CBQL trường Tiểu học của huyện An Biên vẫn còn thiếu và phát triển
chưa đồng bộ, năng lực quản lý nhà trường cũng nhiều bất cập, ngoài ra cần có nguồn
cán bộ thay thế cho một số chuẩn bị về hưu, sức khoẻ yếu và luân chuyển công tác ...
Do vậy cần nghiên cứu tất cả các giải pháp phát triển đội ngũ CBQL thích hợp thông
qua lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ kế cận, dự nguồn nhằm đảm
bảo cả về số lượng, tiêu chuẩn và đồng bộ về cơ cấu , góp phần nâng cao hiệu quả dạy
và học ở trường tiểu học đáp ứng được mọi yêu cầu đổi mới của sự nghiệp phát triển
giáo dục của địa phương.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Tiểu
học.
5.2. Nghiên cứu và đánh giá thực trạng đội ngũ CBQL ở các trường Tiểu học và
giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường Tiểu học huyện An Biên trong những năm
qua.
5.3. Đề xuất giải pháp nhằm thực hiện việc phát triển đội ngũ CBQL trường Tiểu
học huyện An Biên giai đoạn 2011- 2015.
6. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đội ngũ CBQL trường Tiểu học huyện An Biên có nhiều chức danh quản lý cụ thể
như: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn. Trong phạm vi đề tài
này chỉ nghiên cứu giải pháp triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các trường Tiểu
học huyện An Biên . Để thực hiện đề tài, ngoài việc nghiên cứu các tài liệu có liên
quan, cần khảo sát 25 trường Tiểu học huyện An Biên .
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1 Nhóm các Phương pháp nghiên cứu lý luận:
4
- Tổng hợp, phân tích và nghiên cứu các tài liệu về lý luận liên quan đến đề tài.
- Tìm hiểu các nghị quyết của Đảng, các văn bản của Nhà nước về xây dựng phát
triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục ở Trung ương và địa phương
- Tham khảo các tài liệu về kinh nghiệm ngoài nước trong xây dựng đội ngũ cán
bộ quản lý giáo dục cấp trường.
7.2 Nhóm các Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp điều tra, khảo sỏt
- Phương pháp chuyên gia.
7.3 Phương pháp xử lý số liệu
8. DỰ KIẾN CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học
Chương 2: Thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học huyện
An Biên, tỉnh Kiên Giang
Chương 3: Các giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trong các trường tiểu
học ở huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang
Kết luận và khuyến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
5
CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN
LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Nghiên cứu ngoài nước
Xây dựng ,phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đã được nhiều tác
giả nghiên cứu, đề cập tới như:
Alma Harris- Nigel Bennett- đã đề cập đến phương pháp lãnh đạo và quản lý
nhà trường hiệu quả.
Leonard Nadle đã đa ra sơ đồ quản lý nguồn nhân lực, diễn tả mối quan
hệ và các nhiệm vụ của công tác quản lý nguồn nhân lực.
Daniel R.Beerens chủ trơng tạo ra một “ nền văn hóa” của sự thúc đẩy, có động
lực và luôn học tập ( Creating a Culture of Motivation and Learning) trong đội ngũ;
coi đó là giá trị mới, yếu tố chính tạo nên nhà giáo.
1.1.2 Nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, một số công trình nghiên cứu khá chuyên sâu về quản lý và phát
triển nguồn lực con ngời.
Phạm Minh Hạc: Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục. NXB Giáo
dục, Hà Nội, 1996, đã nêu vấn đề giáo dục toàn diện thế hệ trẻ.
Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo: Phân tích sâu về quản lý giáo
dục, trong đó có đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục
6