Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Văn hóa doanh nghiệp và đọa đức kinh doanh Đạo đức kinh doanh với pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.52 KB, 7 trang )

I. KHÁI NIỆM
Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh,
đánh giá, hƣớng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh, là đạo đức được vận dụng
vào trong hoạt động kinh doanh.
Ví dụ:
Năm 2005, ở TP.HCM cục quản lý thị trường cứ kiểm tra mười mẫu chả lụa, mì sợi tươi,
bánh giò, bò viên, bánh da lợn thì có bảy mẫu ngậm hàn the liều lượng cao hơn tiêu chuẩn cho
phép gấp 3 lần.
Pháp luật là hệ thống các quy tắc hành vi, quy tắc xử sự do nhà nước ban hành hoặc thừa
nhận đựoc nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điểu chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp
với lợi ích của giai cấp mình.
 Con người cần có những mưu cầu cho cuộc sống khác nhau nên hành xử dễ gây mâu
thuẫn và doanh nghiệp cũng thế.
Pháp luật hỗ trợ đưa mọi người đi theo “Đạo” của “Đức” được đa số người dân xã hội
chấp nhận.
Khi một quyết định pháp luật còn giá trị áp dụng thì tình trạng đó gọi là pháp lý.
Ví dụ:
Từ ngày 1/1/2012, tỷ lệ đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ là 24% mức tiền lương, tiền
công tháng đóng BHXH của người lao động, tăng 2% so với hiện nay. Trong đó, người sử dụng
lao động đóng 17% và người lao động đóng 7% BHXH.
Kể từ ngày 1/7/2009, Luật Giao thông đường bộ sửa đổi, bổ sung sẽ có hiệu lực: Trẻ em
trên 6 tuổi phải đội mũ bảo hiểm
1
II. VEDAN VÀ VINAMILK
Vedan:
• Được thành lập từ năm 1991, bắt đầu đi vào hoạt động chính thức từ năm 1993, 100%
vốn của Đài Loan
• Hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất bột ngọt, tinh bột biến tính, nước đường, xút, thức
ăn chăn nuôi trên diện tích 120ha trên địa bàn huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
 Đây là 1 tổ chức có đầy đủ trách nhiệm pháp lí
Mục đích:


• Giảm bớt chi phí xử lý nước thải, tăng lợi nhuận. Theo quy định thì công ty Vedan phải
đầu tư khoảng 1 chục triệu để xử lý 1m3 dịch thải đậm đặc, tương ứng 15%-20% vốn
đầu tư cho việc xử lý nước thải thì Công ty Vedan chỉ dành 1,5% vốn cho việc đó.
Vi phạm đối với văn hóa đạo đức kinh doanh và pháp luật:
A. Sử dụng các mánh khóe để giấu hành động của mình vì ngay bản thân họ cũng nhận thấy
việc thải nước thải trực tiếp ra sông Thị Vải gây hại cho môi trường Việt Nam và sức khỏe người
dân.
• Xây dựng một hệ thống vận hành nước thải chưa qua xử lý gồm nhiều đường ống xả chất
thải được bí mật chôn sâu dưới đất và thông ngầm ra lòng sông Thị Vải.
• Ngoài ra, còn lắp đặt một hệ thống đường ống “hậu kiểm” để kiểm tra lại, xem nước thải
đã chắc chắn chảy ra sông chưa.
 Họ cố tình chống lại, phá hoại văn hóa đạo đức doanh nghiệp của Việt Nam.
B. Họ không có “Đức” trong triết lý kinh doanh mà chỉ quan tâm tới lựoi nhuận nên họ có
“Đạo” sai. Họ kinh doanh không nghĩ đến lợi ích cộng đồng nơi họ đang sống và làm giàu trên
đó. Theo bộ Tài Nguyên và Môi trường, Vedan đã vi phạm 10 điều:
1. Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối với nhà máy sản xuất tinh bột
biến tính của công ty.
2. Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối với các nhà máy sản xuất bột
ngọt và lysin của công ty.
2
3. Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối với các nhà máy khác của
công ty.
4. Nộp không đầy đủ các số liệu điều tra, khảo sát, quan trắc và các tài liệu liên quan khác
cho cơ quan lưu trữ dữ liệu thông tin về môi trường theo quy định của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền.
5. Không đăng ký cam kết bảo vệ môi trường với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường đối với trại chăn nuôi heo.
6. Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây dựng và đưa công trình vào
hoạt động đối với dự án đầu tư nâng công suất phân xưởng sản xuất xút- axit từ 3.116
tấn/tháng lên 6.600 tấn/tháng.

7. Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây dựng và đưa công trình vào
hoạt động đối với dự án đầu tư nâng công suất các nhà máy bột ngọt từ 5.000 tấn/tháng
lên 15.000 tấn/tháng, tinh bột biến tính từ 2.000 tấn/tháng lên 4.000 tấn/tháng, lysin từ
1.200 tấn/tháng lên 1.400 tấn/ tháng, bột gia vị cao cấp 20 tấn/tháng, PGA 700 tấn/năm,
phân Vedagro 70.000 tấn/năm (rắn), 280.000 tấn/năm (lỏng).
8. Thải mùi hôi thối, mùi khó chịu trực tiếp vào môi trường không qua thiết bị hạn chế môi
trường.
9. Quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định về bảo vệ môi trường.
10. Công ty xả nước thải vào nguồn nước không đúng vị trí quy định trong giấy phép
 Qua đây ta thấy vi phạm của Vedan trái cả văn hóa đạo đức doanh nghiệp và pháp luật
Việt Nam
C. Vedan làm sai nhưng trốn tránh trách nhiệm. Khó khăn trong việc bồi thường người dân
(làm slide cho số liệu – trả bao nhiêu tiền).
3
D. Vedan thực chất vẫn không thừa nhận mình kinh doanh không có đạo đức. Triết lý kinh
doanh của họ vẫn không thay đổi sau khi xảy ra vụ làm ô nhiễm dòng sông Thị Vải:
• Sông Thị Vải có chiều dài khoảng 76km, trong đó có 70km bị ô nhiễm nghiêm trọng
• Dòng sông bị ô nhiễm nặng, phá hủy môi trường sống và làm thủy sản chết hàng loạt,
gây thiệt hại cho các hộ nuôi thủy sản và ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe người dân
sống ven sông
• Gần 2700 ha nuôi trồng của khu vực bị hủy hoại
Giải pháp cho công ty Vedan
Trên phương diện nhà nước:
 Hoàn thiện các cơ chế chính sách và hệ thống văn bản quy phạm về môi trường và
bảo vệ môi trường để đáp ứng nhu cầu quản lí và bảo vệ môi trường.
 Năng lực và thái độ của các cơ quan quản lý, cơ quan khoa học và công nghệ liên
quan cần được nâng cao.
 Ngoài ra cần hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp trong việc bổ sung, chuyển
giao sang công nghệ sạch, đầu tư các thiết bị lọc và xử lí chất thải trước khi xả ra môi
trường, có các ưu đãi dành cho doanh nghiệp sạch.

 Tiếp đến nhà nước cần có những qui hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng theo nguyên
tắc ngăn ngừa và hạn chế ô nhiễm môi trường.
 Tuyên truyền các hoạt động bảo vệ môi trường và sức khỏe → mọi người dân nâng
cao ý thức bảo vệ môi trường.
 Nâng cao nhận thức và hiểu biết về ô nhiễm môi trường và tác động của nó tới sức
khỏe cho các cán bộ của các cơ quan quản lí môi trường, cơ quan nhà nước có thẩm
quyền → những rủi ro do ô nhiễm môi trường sẽ được dự báo sớm, giải quyết sớm và
nhanh chóng.
4
Trên phương diện đạo đức:
Một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì không thể tách rời lợi ích của công ty với lợi
ích của cộng đồng. Doanh nghiệp nếu không có đạo đức trong sản xuất, kinh doanh thì sẽ
không thể gây dựng được lòng tin với khách hàng, không thể tạo hình ảnh tốt trong mắt
người tiêu dùng. Nếu doanh nghiệp làm tốt những vấn đề liên quan đến đạo đức thì sẽ góp
phần làm khách hàng hài lòng, nâng cao chất lượng- hình ảnh của doanh nghiệp, điều này sẽ
tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp và có thể khiến nhân viên làm việc tận tâm hơn. Góp phần
tạo nên sự vững mạnh của cả nền kinh tế.
VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP CÔNG TY VINAMILK
Trong bối cảnh VN hội nhập nền kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam đang
đứng trước những cơ hội và thách thức rất lớn. Các doanh nghiệp muốn tạo một vị thế vững
chắc cho mình trong thị trường cạnh tranh khốc liệt này cần xây dựng cho mình giá trị văn
hoá doanh nghiệp mang bản sắc đặc trưng, phù hợp. Công ty Vinamilk đã làm được điều đó.
Văn hoá doanh nghiệp của công ty đã góp phần tạo nên thành công của công ty như ngày
hôm nay.
1. Hình ảnh logo cùng với Slogan : “ Chất lượng quốc tế, chất lượng Vinamilk”.
Vinamilk đã tạo dựng cho mình một giá trị cốt lõi chất lượng khác biệt với tinh thần
đem lại sức khỏe cho xã hội tức là tổ chức có trách nhiệm và kinh doanh thành công.
2. Môi trường làm việc văn hóa:
Vinamilk sử dụng 2 màu xanh trắng làm chủ đạo cho hầu hết các thiết kế của mình, từ
logo, nhãn hiệu đến các nhà máy xí nghiệp đều gắn liền với 2 tông màu tạo cảm giác tươi

mát, trong lành và hơn thế nữa là cảm nhận về sản phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh và tốt cho
sức khỏe từ khâu sản xuất đến tận tay người tiêu dùng.
Mỗi nhân viên làm việc trong các nhà máy cũng phải trang phục sạch sẽ, gọn gàng.
Mọi người đều làm việc với thái độ thân thiện, nhiệt tình và tâm huyết. Khi đến làm việc,
các nhân viên đều được đào tạo và hướng dẫn tận tình về trình độ chuyên môn cũng như quy
5
định, tác phong trong công ty. Hàng tháng, hàng năm, công ty luôn có những đợt liên hoan,
tổng kết công tác để biểu dương những thành tích đã đạt được và rút kinh nghiệm cho các
cán bộ, nhân viên. Công ty còn tổ chức các chương trình như liên hoan văn nghệ, giải bóng
đá toàn công ty để thắt chặt tình đoàn kết giữa các thành viên. Các chiến lược trên không
những đáp ứng những quy định đảm bảo cuộc sống vật chất và tinh thần tốt cho toàn thể
nhân viên mà còn đem lại hiệu quả sản xuất cao.
3. Các hoạt động từ thiện
Công ty Vinamilk thường xuyên tổ chức các hoạt động gây quỹ từ thiện như tài trợ các
giải thi đấu, đom đóm toả sáng, khinh khi cầu ‘ cùng Vinamilk vươn tới trời cao’,… và các
chương trình tư vấn chăm sóc sức khoẻ khách hàng vừa gắn kết các nhân viên, vừa thể hiện sự
quan tâm tới sức khoẻ cộng đồng.

Vinamilk luôn thể hiện trách nhiệm của mình đối với môi trường và xã hội. Chính vì thế,
với thông điệp "Vinamilk phát triển bền vững, thân thiện với môi trường và có trách nhiệm đối
với xã hội" như việc duy trì các hoạt động xã hội, từ thiện, tạo cơ hội cho mọi trẻ em Việt Nam
đều có thể uống sữa mỗi ngày, cải thiện thể chất cho trẻ em nghèo; tài trợ các quỹ học bổng như
quỹ học bổng Vinamilk "Ươm mầm tài năng trẻ Việt Nam", quỹ học bổng Vừ A Dính, phụng
dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng…
Kết quả thực hiện các chương trình, dự án của Quỹ BTTEVN tính trên phạm vi toàn quốc,
trong 18 năm qua, Quỹ BTTE các cấp đã thu được trên 2.500 tỷ đồng giúp đỡ cho trên 26 triệu
lượt trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, để các em vươn lên hoà nhập cộng đồng. Quỹ BTTE
đã góp phần không nhỏ cùng ngân sách nhà nước nâng cao đời sống vật chất, văn hoá tinh thần,
vui chơi giải trí, chữa bệnh cho trẻ em vùng khó khăn, góp phần thực hiện thắng lợi Chương
trình Hành động Quốc gia vì trẻ em Việt nam giai đoạn 1991- 2010.

Với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, nhằm kịp thời chia sẻ với những khó
khăn, mất mát, đau thương của người dân các tỉnh miền Trung bị thiên tai, lũ lụt, từ ngày 1.11
đến 8.11.2010, Vinamilk đã hỗ trợ cho người dân vùng lũ trong đợt này là 1,6 tỷ đồng (trong đó
có 1,4 tỷ tiền mặt và sản phẩm sữa trị giá 200 triệu đồng). Số tiền và hàng hoá này do hơn 4000
cán bộ công nhân viên Vinamilk trên khắp cả nước cùng tham gia đóng góp.
6
 Toàn thể công ty Vinamilk từ các ban giám đốc đến các nhân viên hành chính, sản xuất, nông
trại đều có tấm lòng nhân ái. Họ giữ vững văn hóa đạo đức kinh doanh đã đề ra trong triết lý
kinh doanh thửa mới thành lập tới nay. Điều đó cũng đồng thời giúp Vinamilk thực hiện đúng
pháp luật kinh doanh Việt Nam trong việc trợ cấp, phụ cấp, khen thưởng nhân viên và đóng thuế
doanh nghiệp cho nhà nước (đứng thứ 5 trong top 20 doanh nghiệp đóng thuế daonh nghiệp lớn
nhất Việt Nam 2011)
Nền văn hoá mang bản sắc riêng của Vinamilk :“ Đồng tâm hợp lực, làm hết sức
mình, chất lượng được đặt lên hàng đầu, tâm huyết gửi vào từng sản phẩm và tất cả vì ước
nguyện chăm sóc sức khoẻ cộng đồng cho tuơng lai thế hệ mai sau”.
Mang truyền thống tốt đẹp luôn vì sức khoẻ của cộng đồng, những nhân viên của
công ty luôn thể hiện tinh thần tương thân tương ái và gửi tâm huyết vào từng sản phẩm. Nền
văn hoá ấy đã góp phần tạo nên thương hiệu mạnh Vinamilk trên thị trường trong nước cũng
như quốc tế
III. KẾT LUẬN
Ba yếu tố văn hóa đạo đức kinh doanh, pháp luật và lợi nhuận của doanh nghiệp luôn có
sự đan xen giữa mâu thuẫn và hỗ trợ lẫn nhau. Nếu doanh nghiệp nào biết cần bằng các điểm
mạnh và yếu của chúng để có thể tìm cho mình chiến lược kinh doanh hiệu quả nhất.

7

×