Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Cơ sở pháp lý bảo đảm thực hiện UTTTQT giữa Việt Nam và các nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.25 KB, 11 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Song song với việc mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế trên mọi
mặt của đời sống xã hội, các giao lưu dân sự, thương mại, lao động, hôn
nhân và gia đình… có yếu tố nước ngoài theo đó cũng phát triển ngày càng
mạnh mẽ. Trong bối cảnh hiện nay, tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài
ngày càng nhiều hơn. Tương trợ tư pháp là một công cụ trợ giúp hữu hiệu để
giải quyết tranh chấp đó. Hoạt động tương trợ tư pháp quốc tế trong lĩnh vực
dân sự bao gồm ba hoạt động chủ yếu là i) Thực hiện uỷ thác tư pháp về dân
sự; ii) Công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của
Toà án nước ngoài và iii) Công nhận và thi hành tại Việt Nam phán quyết
của Trọng tài nước ngoài. Trong phạm vi bài viết này em chỉ xin đề cập đến
nội dung thứ nhất, đó là việc thực hiện uỷ thác tư pháp quốc tế về dân sự.
NỘI DUNG
I. Khái quát chung về UTTTQT
Hoạt động UTTTQT được hiểu là việc một quốc gia này (hoặc cơ
quan có thẩm quyền của quốc gia đó) thực hiện một số hoạt động mang tính
chất tố tụng dân sự theo nghĩa rộng trên cơ sở yêu cầu của quốc gia khác
(hoặc cơ quan có thẩm quyền của quốc gia ấy). Quốc gia thứ nhất (hoặc cơ
quan có thẩm của quốc gia đó) được gọi là quốc gia (hoặc cơ quan của nó)
thực hiện UTTTQT, còn quốc gia thứ hai (hoặc cơ quan của nó) được gọi là
bên nhận ủy thác.
Trong lĩnh vực dân sự, hoạt động uỷ thác tư pháp giữa các cơ quan tư
pháp các nước là hoạt động chủ yếu nhằm giúp đỡ nhau thực hiện một số
công việc có liên quan đến hoạt động tố tụng như: tống đạt giấy tờ, lấy lời
khai, điều tra thu thập chứng cứ.
Xuất phát từ nguyên tắc chủ quyền quốc gia, các hoạt động đó chỉ có
thể tiến hành theo nguyên tắc lãnh thổ. Hay nói một cách khác, quốc gia
1
không thể tiến hành các hoạt động trên lãnh thổ quốc gia khác nếu như quốc
gia đó không đồng ý.
II. Cơ sở pháp lý bảo đảm thực hiện UTTTQT giữa Việt Nam và các


nước
1. Hệ thống pháp luật quốc gia
Hiện nay, hoạt động tương trợ tư pháp quốc tế (trong đó có UTTTQT)
của Việt Nam trong lĩnh vực dân sự với các nước được thực hiện trên cơ sở
pháp lý sau: Bộ luật Tố tụng Dân sự 2003 và Luật Tương trợ tư pháp 2007.
Thực trạng hoạt động tương trợ tư pháp ở nước ta trong những năm
qua cho thấy, uỷ thác tư pháp về dân sự thường bao gồm:
- Tống đạt cho đương sự giấy gọi ra Toà, quyết định của Toà án;
- Thông báo ngày giờ xét xử vụ án;
- Lấy lời khai đương sự, người làm chứng, người có quyền lợi và nghĩa vụ
có liên quan;
- Thu thập chứng cứ;
- Xác minh địa chỉ của đương sự;
- Trưng cầu giám định…
2. Các điều ước quốc tế song phương mà Việt Nam ký kết với các nước
Do tình hình phát triển quan hệ giữa Việt Nam và các nước, đặc biệt
là phát triển quan hệ lao động, do nhu cầu phát triển nội tại của nước ta trong
điều kiện mới từ sau năm 1975 đến nay và nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, quyền, lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam ở
nước ngoài, cũng như cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam, từ
năm 1980, Việt Nam đã ký kết một số HĐTTTP với một số nước liên quan.
Hoạt động tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các nước đã có từ khá sớm,
chủ yếu được tiến hành trên cơ sở các văn bản của các Bộ, ngành, các cơ
quan bảo vệ pháp luật. HĐTTTP (và pháp lý) được ký kết giữa Nhà nước ta
2
với nước ngoài. Hiện nay, Việt Nam đã ký 16 HĐTTTP (và pháp lý) với
nước ngoài, cụ thể là:
Số TT
Tên nước Ngày ký Ghi chú
1

Ba Lan 22/3/1993 Đang có hiệu lực
2
Bêlarút 14/9/2000 Đang có hiệu lực
3
Bungari 3/10/1986 Đang có hiệu lực
4
CHDCND Triều Tiên 4/5/2002 Chưa có hiệu lực
5
Cu Ba 30/11/1984 Đang có hiệu lực
6
Hungari 18/1/1985 Đang có hiệu lực
7
Lào 6/7/1998 Đang có hiệu lực
8
Liên Xô (cũ) 10/12/1981 Nga đang kế thừa
9
Mông Cổ 17/4/2000 Đang có hiệu lực
10
Nga 25/8/1998 Chưa có hiệu lực
11
Pháp 24/2/1999 Đang có hiệu lực
12
Tiệp Khắc 12/10/1982 CH Séc và CH Xlôvakia
kế thừa
13
Trung Quốc 19/10/1998 Đang có hiệu lực
3
14
Ucraina 6/4/2000 Đang có hiệu lực
15

16
Hàn Quốc
Ấn Độ
15/9/2003
19/ 02/ 2009
Chưa có hiệu lực
Chưa có hiệu lực
III. So sánh cách thức UTTPQT quy định trong pháp luật Việt Nam với
cách thức UTTPQT trong điều ước quốc tế song phương Việt Nam ký
kết với các nước
Trước năm 1992, khi còn tồn tại Liên Xô và hệ thống các nước xã hội
chủ nghĩa, Việt Nam đã ký kết 06 HĐTTTP với các nước là: CHDC Đức,
Liên Xô, Tiệp Khắc, CuBa, Hungary, Bungary. Đến nay, Hiệp định với
CHDC Đức đã hết hiệu lực, Hiệp định với Liên Xô được Liên bang Nga kế
thừa, Hiệp định với Tiệp Khắc được cả Séc và Xlôvakia kế thừa. Nội dung
của các Hiệp định được ký trong giai đoạn này về cơ bản tương đối giống
nhau. Các Hiệp định này đều điều chỉnh một cách tổng thể hai mảng quan
hệ, đó là tương trợ tư pháp giữa các cơ quan tư pháp các nước ký kết và
phương pháp thống nhất các quy tắc chọn pháp luật áp dụng để giải quyết
xung đột luật và quy tắc xác định thẩm quyền của cơ quan tư pháp trong việc
giải quyết các vấn đề dân sự, lao động, hôn nhân gia đình.
Sau năm 1992, kể từ khi có Hiến pháp mới cho đến nay, Việt Nam đã
ký thêm 10 HĐTTTPvới các nước là: Ba Lan, Lào, Trung Quốc, Liên bang
Nga, Pháp, Ucraina, Mông Cổ, Bêlarút, CHDCND Triều Tiên và Ấn Độ.
Các HĐTTTP trong giai đoạn này so với giai đoạn trước được ký với những
nước có chế độ chính trị đa dạng hơn, nội dung của các Hiệp định cũng
không giống nhau. Trong khi các Hiệp định ký với Ba Lan, Ucraina, Mông
Cổ, Bêlarút, CHDCND Triều Tiên có phạm vi điều chỉnh tổng thể như các
Hiệp định giai đoạn trước năm 1992, thì Hiệp định ký với Pháp và Trung
Quốc chỉ điều chỉnh các vấn đề tương trợ tư pháp giữa các cơ quan tư pháp

4
hai nước mà không quy định về vấn đề chọn pháp luật áp dụng giải quyết
xung độ tư pháp luật.
Cách thức, trình tự thực hiện các UTTPQT được các nước quy định
trong các điều ước quốc tế liên quan hoặc được quy định trong chính Pháp
luật quốc gia. Và tùy vào từng điều kiện của mỗi quốc gia mà cách thức thực
hiện UTTTQT được quy định khác nhau.
1. Giống nhau
Pháp luật Việt Nam, cụ thể là Luật Tương trợ tư pháp không quy định
một cách rõ ràng cách thức thực hiện UTTTQT như các HĐTTTP mà Việt
Nam ký kết với các nước. Tuy nhiên, xét về bản chất, pháp luật Việt Nam và
các điều ước quốc tế song phương về tương trợ tư pháp đều quy định cách
thức ủy thác như sau:
Thứ nhất, khi thực hiện ủy thác tư pháp, cơ quan được yêu cầu áp
dụng luật của nước mình. Theo đề nghị của cơ quan yêu cầu, cơ quan được
yêu cầu có thể áp dụng các quy phạm pháp luật tố tụng của nước ký kết yêu
cầu, nếu những quy phạm đó không mâu thuẫn hoặc trái với pháp luật của
nước được yêu cầu. Điều này được thể hiện như sau:
Đối với Pháp luật Việt Nam, Điều 3 Luật tương trợ tư pháp quy định
rõ: “1. Tương trợ tư pháp được thực hiện theo quy định của Luật này;
trường hợp Luật này không quy định thì áp dụng quy định của pháp luật tố
tụng dân sự, pháp luật tố tụng hình sự và các quy định khác của pháp luật
Việt Nam có liên quan.
2. Việc áp dụng pháp luật nước ngoài chỉ được thực hiện theo quy định của
điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên”. Theo quy định này thì các hoạt
động tương trợ tư pháp (trong đó có ủy thác tư pháp) sẽ được thực hiện theo
các quy định của Luật tương trợ tư pháp, nếu luật này không quy định thì sẽ
áp dụng các quy định của pháp luật có liên quan như Luật Tố tụng dân sự.
5

×