Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

sáng kiến kinh nghiệmnâng cao chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên trường mẫugiáo tân phú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.6 KB, 20 trang )


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN CỦA ĐỘI NGŨ
GIÁO VIÊN TRƯỜNG MẪU GIÁO TÂN PHÚ”
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Bối cảnh của đề tài
Bậc học mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân của nước ta. Giáo
dục mầm non có mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng nhằm giáo dục tồn diện cho trẻ về thể
chất, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ là cơ sở để hình thành nhân cách sớm nhất của
trẻ, nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa
Vì vậy, giáo dục mầm non có một vai trò hết sức quan trọng là nền tảng vững chắc cho
các bậc học sau này và chuẩn bị những tiền đề cần thiết tốt nhất cho trẻ bước vào trường
tiểu học.
II. Lí do chọn đề tài
Nâng cao chất lượng giáo dục luôn luôn là mục tiêu phấn đấu của mọi cấp học, bậc học.
Đối với bậc học mầm non chất lượng giáo dục trẻ là tiền đề quan trọng để nhà trường
phát triển tầm ảnh hưởng của mình đến cộng đồng;
Trong quá trình nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dạy trẻ, đội ngũ giáo viên là nhân tố
đóng vai trò quyết định. Vì vậy lãnh đạo nhà trường cần có kế hoạch và biện pháp để
giúp đội ngũ giáo viên không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trao dồi
phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của bản thân.
Để góp phần thực hiện mục tiêu trên, người làm công tác quản lý phải thực hiện tốt công
tác kiểm tra, bởi kiểm tra là một khâu trọng yếu, nó giữ vai trò cực kỳ quan trọng, là một
nhu cầu tất yếu khách quan trong công tác quản lý, nhất là quản lý giáo dục, bởi kiểm tra
để đánh giá kết quả là tìm ra những lệch lạc, vướng mắc so với yêu cầu sư phạm và nguyên
tắc tổ chức để điều chỉnh hoạt động theo mục tiêu đề ra.
Thông qua kiểm ra để đánh giá thực trạng hoạt động Giáo dục - Đào tạo phát hiện những
nhân tố tích cực, thành viên ưu tú có phẩm chất năng lực để bồi dưỡng phát huy tay nghề,
kịp thời ngăn ngừa, uốn nắn mọi hoạt động sư phạm đúng pháp luật. Đó cũng là điều kiện
để tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.


Trong những năm qua chất lượng chuyên môn của Trường Mẫu giáo Tân Phú có nhiều
tiến bộ tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập và chưa ổn định, chưa phát huy hết tiềm năng
trong đội ngũ giáo viên của trường. Do đó, việc nâng cao chất lượng
chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong trường là vấn đề cấp thiết nhất. Vì vậy, là một
cán bộ quản lý tôi nhận thấy mình phải có trách nhiệm “Tổ chức kiểm tra giờ dạy trên
lớp trong trường mẫu giáo” nhằm góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn của đội
ngũ giáo viên Trường Mẫu giáo Tân Phú nói riêng và ngành học mầm non nói chung để
xứng đáng với lời dạy của Bác: “Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục
tốt”.
III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là giáo viên trực tiếp giảng dạy và chăm sóc trẻ, kiểm tra các hình
thức tổ chức tiết dạy và các hoạt động của giáo viên.
Phạm vi nghiên cứu là công tác tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên và hoạt động
chuyên môn của Trường Mẫu giáo Tân Phú trong năm 2010-2011
IV. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài nhằm nghiên cứu qui trình tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp để tìm ra
ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân dẫn đến hạn chế. Từ đó, bằng những kiến thức pháp lý
mà đề xuất giải pháp khắc phục giúp cho qui trình tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của
Phó Hiệu trưởng được hồn thiện hơn.
V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
Đề tài này nhằm tìm ra nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong việc tổ chức đánh giá tiết dạy
trên lớp của giáo viên. Từ đó, đề xuất những giải pháp khắc phục để việc đánh giá được
hồn chỉnh và có hiệu quả.
Phương pháp nghiên cứu đề tài là sử dụng các phương pháp nghiên cứu của triết học Mác
– Lênin và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh. Ngồi ra, còn sử dụng phương pháp phân tích
vấn đề, thống kê số liệu, tổng hợp kiến thức, so sánh.
PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA GIỜ DẠY TRÊN LỚP
1. Những qui định về công tác kiểm tra
1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác kiểm tra

Đảng ta cũng đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục -
đào tạo. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn một cách sâu sắc, trong đường lối quan điểm của
Đảng ta về giáo dục - đào tạo đã có những bước tiến mới. Tại Đại hội đại biểu tồn
quốc lần thứ VIII (tháng 7-1996) đã xác định: “ Giáo dục và đào tạo phải thực sự trở
thành quốc sách hàng đầu”.
Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ IX (tháng 4-2001) Đảng ta tiếp tục khẳng định: “
Phát triển giáo dục - đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát
triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”.
Như vậy, muốn phát triển nhanh và bền vững thì phải đạt được những mục tiêu đặt ra.
Nghĩa là, trên các lĩnh vực phát triển đất nước đều phải có cơ chế quản lý đặc thù,
nhưng tất cả đều có chung hoạt động nhằm đánh giá, điều chỉnh sai lệch, xử lý vi
phạm, phát huy nhân tố tích cực. Đó là công tác kiểm tra.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khố X của Đảng về tăng
cường công tác kiểm tra theo các quan điểm cơ bản:
Thứ nhất, kiểm tra là một nội dung rất quan trọng trong quá trình lãnh đạo, là chức
năng lãnh đạo, là nhiệm vụ thường xuyên, trước hết của người lãnh đạo. Công tác
kiểm tra phải được tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, thận trọng và chặt chẽ
theo đúng nguyên tắc, phương pháp.
Thứ hai, Tăng cường công tác kiểm tra phải gắn chặt với công tác tư tưởng,công tác tổ
chức và đổi mới phương pháp lãnh đạo; thực hiện tồn diện, đồng bộ, có hiệu lực, hiệu
quả góp phần xây dựng cơ quan. tổ chức.
Thứ ba, kiểm tra phải có trọng tâm, trọng điểm để chủ động phòng ngừa vi phạm, kịp
thời phát hiện những nhân tố mới để phát huy, khắc phục thiếu sót, khuyết điểm,vi
phạm ngay từ lúc mới manh nha.
Thứ tư, công tác kiểm tra phải kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống, lấy
xây là chính. khi các vụ việc vi phạm được phát hiện, phải kiên quyết xử lý nghiêm
minh để răn đe và giáo dục.
Khi nói về vị trí, vai trò của công tác kiểm tra. giám sát, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã khẳng định : Nếu tổ chức việc kiểm tra cho chu đáo thì“cũng như có ngọn đèn “pha”.

Bao nhiêu tình hình, bao nhiêu ưu điểm, khuyết điểm, bao nhiêu cán bộ chúng ta đều thấy
rõ. Có thể nói rằng : chín phần mười khuyết điểm trong công việc của chúng ta là vì thiếu
sự kiểm tra”.
Từ những quan điểm trên, chúng ta thấy rằng hoạt động chủ lực của nhà trường là hoạt
động dạy học của giáo viên. Muốn đánh giá đúng thực chất năng lực, đầu tư, trình độ
chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên thì phải tăng cường công tác kiểm tra. Công tác này
phải diễn ra thường xuyên, kịp thời, cho tất cả các đối tượng, bằng nhiều hình thức khác
nhau. Đó là công tác kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên ở trường mầm non
1.2. Mục đích của công tác kiểm tra
Phát hiện những ưu điểm, mặt mạnh, nhân tố tích cực trong thực hiện nhiệm vụ đã được
phân công để có những điều chỉnh tiếp theo nhằm phát huy, nhân rộng những mặt mạnh,
nhân tố tích cực.
Chỉ ra những sai lệch, hạn chế, yếu kém, bất cập trong quá trình thực hiện, nguyên nhân
của chúng nhằm đưa ra các giải pháp khắc phục tình trạng này.
Phát hiện kịp thời các vi phạm quy chế, qui định, nguyên nhân, điều kiện dẫn đến vi
phạm quy chế, qui định để có những biện pháp xử lý kịp thời vi phạm xây dựng những
biện pháp phòng ngừa vi phạm quy chế, qui định.
2. Những qui định về công tác kiểm tra giờ dạy trên lớp
2.1 Kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo
Thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo là xem xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ
giảng dạy, giáo dục và công tác khác của nhà giáo theo qui định của luật giáo dục, Điều lệ
nhà trường; qui chế tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo ban hành và những qui định khác có liên quan.
2.2 Mục đích yêu cầu kiểm tra hoạt động sư phạm của nhà giáo
Xem xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của nhà giáo, trên cơ sở
kiểm tra, đối chiếu với những qui định của các văn bản qui phạm pháp luật về mục tiêu,
kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, qui chế chuyên môn, quy chế
đánh giá, xếp loại nhà giáo và những qui định về điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục
và đào tạo.
Đánh giá đúng thực trạng tình hình đội ngũ giáo viên trong mối quan hệ chung và có sự

so sánh với mặt bằng của địa phương, khu vực vùng miền và tiêu chuẩn giáo viên mầm
non theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Khẳng định những mặt đã làm được, phát
huy ưu điểm và tư vấn những biện pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém; đồng thời kiến
nghị với các cấp quản lý điều chỉnh, bổ sung các chính sách, quy định cần thiết phù hợp với
thực tế đội ngũ giáo viên của nhà trường.
2.3 Nhiệm vụ kiểm tra
Kiểm tra: Xem xét cụ thể việc thực hiện nhiệm vụ nhà giáo theo các văn bản hướng dẫn
của cấp trên và kết quả đạt được của giáo viên.
Đánh giá : Xác định mức độ đạt được của việc thực hiện các nhiệm vụ theo qui định phù
hợp với đối tượng và hồn cảnh để xếp loại lao động sư phạm giáo viên tại thời điểm
thanh tra.
Tư vấn : Nêu những nhận xét, gợi ý giúp cho giáo viên khắc phục hạn chế, nâng cao trình
độ chuyên môn nghiệp vụ, hồn thiện năng lực, phẩm chất nhà giáo và cải thiện kết quả về
sự phát triển của trẻ ở nhóm, lớp.
Thúc đẩy: Động viên khuyến khích những ưu điểm, phát hiện và phổ biến các kinh
nghiệm, các định hướng mới nhằm hồn thiện dần lao động sư phạm của giáo viên, góp
phần phát triển hệ thống giáo dục quốc dân.
2.4 Nội dung kiểm tra
Thực hiện quy chế chuyên môn : Kiểm tra việc thực hiện chương trình bài dạy theo
qui định; kiểm tra kết quả vận dụng chuẩn kiến thức kỹ năng cho mỗi bài dạy, nội dung
và cách soạn giáo án theo đặc trưng bộ môn.
Trình độ nghiệp vụ: khả năng truyền thụ kiến thức cho học sinh, nhận định kiến thức cơ
bản; kỹ năng rèn luyện trẻ, thái độ học tập của trẻ; sử dụng phương pháp đặc trưng của bộ
môn và phối hợp các phương pháp; kết quả sử dụng đồ dùng dạy học; xử lý tình huống sư
phạm.
Kết quả học tập của trẻ: đạt yêu cầu về kiến thức kỹ năng qua việc thực hành trả lời
của trẻ
2.5. Các hình thức kiểm tra
Kiểm tra thường xuyên: hoạt động diễn ra hàng tháng, hàng tuần, hàng ngày và cứ lập đi
lập lại theo thời gian. Đây là loại hình kiểm tra rất quan trọng, nó giúp cho chủ thể kiểm tra

nắm chắc tình hình mọi mặt một cách có hệ thống theo trình tự thời gian.
Kiểm tra đột xuất: kiểm tra không báo trước, chủ thể kiểm tra trong tư thế chủ động, đối
tượng kiểm tra trong thế bị động. đối tượng chỉ biết được kiểm tra trong thời gian rất
ngắn.
Kiểm tra định kỳ : kiểm tra được tiến hành theo thời đoạn; số lần kiểm tra ít trong năm,
kiểm tra theo chu kỳ. Hình thức này đối tượng kiểm tra có thời gian chuẩn bị, giúp chủ
thể nắm bắt tình hình đều đặn trong từng thời đoạn nhất định để có biện pháp chỉ đạo
hoặc xử lý kịp thời.
Kiểm tra chuyên đề : kiểm tra một nội dung trong trình chương
2.6. Các nguyên tắc kiểm tra
Nguyên tắc khoa học : Xây dựng chương trình kiểm tra, lực lượng kiểm tra phải dựa trên cơ
sở pháp lý, điều lệ trường học, các thông tư, hướng dẫn, của cấp trên. Ngồi ra, còn căn cứ
vào tình hình thực tế đơn vị, đối tượng được kiểm tra. Trong kiểm tra phải xem xét, phân tích
sự việc một cách khách quan, thận trọng, đúng quan điểm.
Nguyên tắc dân chủ : Ngồi quyết định, kế hoạch, chương trình kiểm tra mà Hiệu trưởng
đã xây dựng. Các cá nhân, tập thể có quyền đề xuất, khiếu nại, kiến nghị với Hiệu trưởng
về kết quả đánh giá giảng dạy của mình căn cứ vào pháp luật, điều lệ, qui định đã ban
hành. Nhưng dân chủ phải tập trung không dân chủ tự do.
Nguyên tắc công khai: bắt nguồn từ tính dân chủ. Quá trình kiểm tra, đánh giá kết luận
được tiến hành công khai mới tạo bầu không khí thẳng thắn, trung thực, tin tưởng lẫn
nhau. mọi sai lầm, khuyết điểm được đưa ra công khai không chỉ nhằm phê phán mà để
sửa chữa kịp thời. Việc công bố công khai kết quả các cuộc kiểm tra có ý nghĩa giáo dục
tích cực.
Nguyên tắc hiệu quả: Mỗi cuộc kiểm tra đều phải đi đến kết luận cụ thể, chỉ
rõ đúng sai, hướng phát huy hoặc sửa chữa, mức độ xử phạt và hiệu quả cuối cùng phải
được thể hiện ở sự đồn kết nhất trí.
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC KIỂM TRA GIỜ DẠY TRÊN LỚP
1. Đặc điểm tình hình của Trường mẫu giáo Tân phú
1.1. Đặc điểm chung của Trường Trường mẫu giáo Tân phú
Trường Mẫu Giáo Tân Phú được thành lập từ tháng 8 năm 2000, được tách ra từ

Trường Tiểu học Tân Phú A và Trường Tiểu học Tân Phú B, với 4 phân hiệu 8 lớp học
nằm rãi rác tại 4 ấp: Hàm Luông, Tân Tây, Tân Qui, Tân Bắc - xã Tân Phú - huyện Châu
Thành - tỉnh Bến Tre. Phần lớn học sinh thuộc gia đình nông dân kinh tế tương đối ổn
định và phần nhỏ gia đình thuộc diện nghèo, phải đi làm ăn xa ít có thời gian quan tâm đến
việc học của con em.
Đội ngũ giáo viên trẻ, đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo, có tay nghề khá vững.
Nhà trường không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, cháu ngoan,
khỏe đạt được nhiều thành tích trong học tập, chất lượng trẻ vào học lớp 1 phổ thông
được nâng cao tạo được niềm tin trong phụ huynh nên tỉ lệ huy động trẻ hàng năm cao:
Năm học Số lớp học Số lượng trẻ Tỉ lệ
2009-2010 9 300 100%
2010-2011 9 299 100%
1.2. Chất lượng chăm sóc và giáo dục năm học: 2009 – 2010
1.2.1. Chất lượng chăm sóc
Năm học Tổng số trẻ
Kênh A Kênh B
Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
2009 - 2010 300 298 99,33% 2 0,67%
2010-2011 299 299 100% 0 0
1.2.2. Chất lượng giáo dục
Năm học

Loại
TS
Giỏi Khá
Trung
bình
Yếu
SL % SL % SL % SL %
2009 -

2010
300 175 58.3 91 30.3 29 9.7 5 1.7
2010-
2011
299 173 57.5 108 36.12 16 5.35 2 0.66

1.3. Đặc điểm tình hình của Trường mẫu giáo Tân Phú
1.3.1. Thuận lợi:
Lãnh đạo nhà trường có trình độ chuyên môn nghiệp vụ khá vững: qua đào tạo cán bộ
quản lý, thanh tra giáo dục và có thâm niên quản lý; có năng lực quản lý, nhạy bén với
tình hình, có khả năng dự đốn và phán quyết.
Đội ngũ giáo viên trẻ nhiệt tình, chuyên môn khá vững, có tinh thần trách nhiệm cao,
luôn tìm tòi học hỏi, có tinh thần đồn kết tương trợ nhau, đút kết được kinh nghiệm qua
từng năm học. Trên chuẩn là: 04/09 (tỉ lệ: 44.44%), đại học: 2/9( tỉ lệ: 22.22%). Đây là
lực lượng nồng cốt của nhà trường,
Tổ trưởng chuyên môn có trình độ trên chuẩn, là giáo viên dạy giỏi vòng tỉnh và có
năng lực quản lý tổ chuyên môn.
Các lực lượng xã hội : chính quyền địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh luôn
quan tâm tạo điều kiện cho việc học tập của học sinh.
Hàng năm đều có học sinh đạt danh hiệu BK-BN vòng huyện
1.3.2. Khó khăn :
Đội ngũ giáo viên trẻ năng động, sáng tạo song kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ
còn hạn chế. Một số giáo viên mới vào trường chưa nắm chắc phương pháp của bộ môn
nên còn lúng túng trong việc tổ chức các tiết học và tiết hoạt động theo hình thức đổi mới
nên chưa thu hút được sự chú ý của trẻ vào giờ học.
Về cơ sở vật chất của nhà trường chưa đầy đủ các phòng học nên học sinh còn phải
học hai buổi, chưa có phòng chức năng đảm bảo đủ các điều kiện để phục vụ hoạt động
chăm sóc và giáo dục trẻ.
Các điểm lớp rải rác ở các ấp và một số lớp học buổi chiều nên việc tổ chức hoat
động chuyên môn còn gặp nhiều khó khăn.

Các tổ chuyên môn hoạt động còn nặng về hình thức chưa có giải pháp cụ thể khắc
phục khó khăn.
2. Thực trạng công tác tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của Hiệu trưởng năm
học 2010 – 2011
2.1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra giờ dạy trên lớp
Trong xây dựng kế hoạch chuyên môn năm học Phó Hiệu trưởng xây dựng kế
hoạch kiểm tra chuyên môn giáo viên với cách thức tiến hành là dự giờ tiết dạy trên lớp
đối với mỗi giáo viên và được báo trước chậm nhất là 3 ngày. Trong kế hoạch có phân
lịch kiểm tra giáo viên theo từng tháng. Học kỳ I bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 12; học
kỳ II bắt đầu từ tháng 02 đến tháng 4. Đối tượng kiểm tra là tất cả giáo viên trực tiếp
giảng dạy (trừ giáo viên được thanh tra nội bộ). Đối với giáo viên mới tuyển, giáo viên
chậm tiến bộ thì tiến hành kiểm tra trước để có thời gian phúc tra lại, cũng như giáo viên
dự thi giáo viên dạy giỏi vòng huyện.
Kế hoạch được triển khai trong tồn thể giáo viên thông qua kỳ họp chuyên môn đầu năm
(nhưng không nêu danh sách giáo viên được kiểm tra) và triển khai cụ thể ở lần họp hàng
tháng (nêu danh sách giáo viên được kiểm tra trong tháng). Cụ thể lịch kiểm tra như sau:
Tháng Học kỳ I
Thán
g
Học kỳ II
10 Lê Thị Ngọc Hạnh 1 Nguyễn Thị Diễm thúy
3 Võ Thị Mỹ Loan
Tổng cộng : 03 giáo viên
2.2. Tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp
2.2.1.Thành lập ban kiểm tra
Để tiến hành kiểm tra giờ dạy trên lớp, Hiệu trưởng cùng với phó
Hiệu trưởng để ra quyết định thành lập ban kiểm tra gồm các thành viên sau:
ST
T
Nhân sự Chức vụ Nhiệm vụ

1 Võ Thị Bé Mười Hiệu trưởng Trưởng ban
2 Nguyễn Thị Kim Phượng Phó Hiệu trưởng Phó trưởng ban
3 Nguyễn Thị Diễm Thúy Tổ Trưởng CM Uỷ viên

2.2.2.Xây dựng chuẩn kiểm tra
Căn cứ vào thông tư số 13/GD-ĐT ngày 4 tháng 8 năm 1997 của Bộ Giáo dục và
đào tạo hướng dẫn hoạt động thanh tra trong bậc học mầm non.
Hướng dẫn số 7619/GDMN hướng dẫn đánh giá các hoạt động chăm sóc giáo
dục trẻ và hoạt động khác của giáo viên mầm non, thực hiện đánh giá tiết dạy giáo viên
đúng theo hướng dẫn như về chuẩn bị, nội dung, phương pháp, kết quả trên trẻ. Hiệu
trưởng triển khai trong hội đồng sư phạm về chuẩn đánh giá xếp loại tiết dạy và phân tích
tiêu chuẩn từng loại : Đánh giá trình độ nắm chương trình, nội dung bài giảng; trình độ
vận dụng phương pháp ; đánh giá kết quả tiết dạy thông qua kết quả học tập của học sinh;
đánh giá phân loại tiết dạy; đánh giá chung vế trình độ nghiệp vụ sư phạm; thực hiện quy
chế chuyên môn, những qui định khác. Cụ thể nhất là tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại giờ
dạy ở bậc học mầm non
2.3. Chỉ đạo kiểm tra
Lực lượng kiểm tra phải nắm vững tiêu chuẩn đánh giá xếp loại theo tinh thần công văn
hiện hành, nắm được việc thực hiện chương trình của giáo viên để có cơ sở nghiên cứu
nội dung cần kiểm tra mà đánh giá xác thực.
Trong quá trình kiểm tra lực lượng kiểm tra phải ghi nhận đầy đủ, chính xác, nhất là
những nội dung cần xây dựng, nâng cao chất lượng; quan sát tiến trình dạy học : hoạt
động thầy và hoạt động trò.
Trong góp ý xây dựng tiết dạy cần nêu được ưu khuyết điểm của tiết dạy, chú ý tư vấn,
thúc đẩy đạt hiệu quả, không thiên về tình cảm cá nhân mà đánh giá không sát thực tế.

2.4. Tổng kết, điều chỉnh kiểm tra
Kết quả kiểm tra được sơ tổng kết theo từng học kỳ, thư ký ban kiểm tra
tổng hợp kết quả, phân loại. Từ đó, đối chiếu với kết quả năm học trước để thấy được
mức độ tiến triển về trình độ nghiệp vụ sư phạm của giáo viên.

Đánh giá, rút kinh nghiệm quá trình làm việc của các thành viên trong lực lượng
kiểm tra. Trong quá trình kiểm tra có những khó khăn về mặt chuyên môn, Hiệu trưởng kịp
thời điều động nhân sự mới cho phù hợp. Hiệu trưởng linh hoạt xử lý những tình huống xảy
ra trong quá trình kiểm tra, tuỳ vào đối tượng (chưa thống nhất giữa người dạy và người dự)
Hiệu trưởng chỉ đạo phúc tra lại hoặc kiểm tra đột xuất.
Thực hiện tốt khâu lưu hồ sơ kiểm tra giáo viên.
III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM TRA GIỜ DẠY TRÊN LỚP
1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra giờ dạy trên lớp
Kế hoạch kiểm cần dựa trên cơ sở thực hiện kế hoạch kiểm tra chuyên môn của
năm học trước để tránh trùng lắp, bỏ sót đối tượng cần kiểm tra. Trong kế hoạch cần thể
hiện rõ thực trạng năm qua, đặc điểm tình hình hiện tại. Từ đó, xác định mục tiêu,
phương hướng và tổ chức thực hiện sao cho sát yêu cầu của ngành của đơn vị. Nội dung
phải rõ ràng không chung chung bằng số lượng mà cụ thể từng đối tượng theo nội dung
cần kiểm tra và theo qui định của Bộ giáo dục và đào tạo.
Khi lập lịch kiểm tra cần có sự cân nhắc về bố trí tiết dạy của từng giáo viên để giáo
viên có đủ thời gian chuẩn bị đồ dùng dạy học và không ảnh hưởng đến tâm lý giáo viên.
Bố trí lực lượng kiểm tra sao cho không mất thời gian dạy trên lớp của họ và có thời gian
nghiên cứu bài đã chỉ định kiểm tra.
Thực hiện chủ đề “Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”.Chính vì
thế, Hiệu trưởng cũng chú ý đề cập đến đổi mới phương pháp, tiến trình làm việc cũng
như đổi mới phương pháp dạy học.
2. Chuẩn bị cho tiến trình kiểm tra giờ dạy trên lớp
Phối hợp Hiệu trưởng ra quyết định thành lập tổ kiểm tra với các thành viên đảm
bảo quyền hạn, nhiệm vụ cụ thể, đảm bảo chuyên môn Quyết định này được công bố
trong hội đồng sư phạm trước khi tiến hành kiểm tra.
Lên lịch kiểm tra trong tháng phải cụ thể ngày kiểm tra, môn được dự giờ, người
được kiểm tra, người tham gia kiểm tra.
Các loại hồ sơ như các biểu mẫu biên bản thanh tra sư phạm giáo viên, phiếu dự giờ,
phiếu nhận xét của Hiệu trưởng về công tác khác cần được chuẩn bị chu đáo để ngay sau
khi kiểm tra lập hồ sơ kết luận, đảm bảo tính trung thực và chính xác.

Ngồi ra, cần xây dựng tủ sách giáo khoa dùng chung tại phòng giáo viên cho
giáo viên tiện sử dụng, cũng như tài liệu về chuẩn kiến thức kỹ năng và một vài tài liệu
tham khảo khác.
3. Chỉ đạo công tác kiểm tra giờ dạy trên lớp
Thời gian báo trước cho giáo viên chuẩn bị từ 3 đến 7 ngày. Có như thế mới đánh giá
được thực chất năng lực chuyên môn của từng giáo viên. Nếu báo trước quá lâu, giáo
viên có thời gian chuẩn bị lâu chưa phản ánh thực chất về khả năng ứng phó xử lý tình
huống của họ.
Tiến độ kiểm tra phải được tiến hành dàn đều trong tháng làm cho khí thế không lắng
động.
Cần có ứng dụng công nghệ thông tin trong bài giảng để cập nhật thông tin, kiến thức phù
hợp từng giai đoạn thay đổi về mặt tự nhiên và kinh tế - xã hội.
Trong khâu chuẩn bị kiểm tra, phó Hiệu trưởng cần sinh hoạt cho lực lượng
kiểm tra những nội dung cần quan sát khi dự giờ để làm cơ sở cho việc nhận xét, đánh giá
tiết dạy một cách cụ thể và ghi hồ sơ được chính xác, trung thực,phản ánh được hoạt
động của giáo viên và học sinh.
Chỉ rõ cho lực lượng kiểm tra về quy định riêng của từng bộ môn về yêu cầu hình thức
soạn bài và thống nhất giữa người dạy và người dự.
Để thực hiện hồn chỉnh kế hoạch, Hiệu trưởng cần lưu ý mấy vấn đề sau trong chỉ đạo
kiểm tra giờ dạy trên lớp:
Phó Hiệu trưởng chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn tiến hành kiểm tra hàng tháng đối với
giáo viên thuộc tổ mình quản lý.
Khi dự giờ trên lớp, người dự cần quan sát và ghi nhận được các nội dung
* Hoạt động học tập
+ Chuẩn bị: Giáo án đầy đủ, rõ ràng, đúng nội dung, phương pháp đảm bảo yêu cầu
giáo dục. Có đủ đồ dùng cho cô và cháu, đảm bảo tính sư phạm, thuận tiện trong việc sử
dụng. Tổ chức giờ học hợp lý về: thời gian, sắp xếp bàn ghế, ánh sáng, chỗ ngồi.
+ Nội dung: Nắm chắc yêu cầu của tiết học, các kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu của
tiết dạy. Đảm bảo yêu cầu tiết dạy về kiến thức, kỹ năng theo đặc điểm môn học, tiết học.
Hình thành kiến thức cho trẻ có hệ thống, chính xác, đáp ứng yêu cầu.Chăm sóc giáo dục

trẻ, phù hợp với sự phát triển của trẻ và thực tiễn địa phương.
+ Phương pháp :Thể hiện đúng phuơơng pháp đặc trưng của bộ môn. Lựa chọn và sử
dụng phương pháp khác phù hợp với đặc điểm môn học, phù hợp với độ tuổi, phát huy
được tính tích cực của trẻ, tận dụng được mọi cơ hội để cho trẻ phát triển về ngôn ngữ, trí
tuệ , tình cảm .Bao quát, tổ chức tiến trình tiết học hợp lí, giải quyết tốt các tình huống sư
phạm trong tiết học.Sử dụng đồ dùng và các phương tiện trực quan đúng lúc, có hiệu quả.
Phong cách của giáo viên đảm bảo tính sư phạm: giọng nói, điệu bộ hấp dẫn lôi cuốn sự
tập trung chú ý của trẻ, thái độ nhẹ nhàng gần gũi, thương yêu tôn trọng trẻ.
+ Kết quả thể hiện trên trẻ :Trẻ hứng thú tham gia giờ học. Đạt yêu cầu của tiết học
về kiến thức, kỹ năng thể hiện qua việc thực hành trả lời của trẻ.
* Họat động vui chơi
+ Chuẩn bị:Có kế hoạch cụ thể thực hiện các họat động theo yêu cầu, nội dung của
chương trình chăm sóc giáo dục trẻ.Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi theo yêu cầu của
họat động. Tổ chức các hoạt động hợp lý về thời gian, điều kiện, địa điểm, tổ chức lớp, sự
phân công phối hợp với giáo viên trong nhóm lớp.
+ Nội dung :Thể hiện đầy đủ các nội dung của họat động theo quy định của chương trình.
Thao tác đúng, thuần thục, nhanh gọn .Đảm bảo yêu cầu của họat động về việc rèn kỹ
năng, giáo dục tình cảm, phát triển ngôn ngữ, trí tuệ cho trẻ.
+ Phương pháp: Đúng quy trình, phương pháp tổ chức họat động theo hướng dẫn
thực hiện chương trình.Bao quát lớp, giải quyết tốt các tình huống sư phạm trong khi tổ
chức hoạt động, đảm bảo sự tự nguyện, hứng thú và phát huy tính sáng tạo của trẻ. Sử
dụng đồ dùng, đồ chơi và các phương tiện trực quan đúng lúc, có hiệu quả. Đảm bảo an tồn cho
trẻ .Tác phong nhẹ nhàng, linh hoạt, thương yêu, tôn trọng trẻ
+ Kết quả thể hiện trên trẻ: Trẻ tự nguyện, hứng thú tham gia họat động.Trẻ đạt được
các yêu cầu về kỹ năng hoạt động về tình cảm, về nhận thức đối với từng độ tuổi. Trẻ có
nề nếp, thói quen, hành vi tốt trong hoạt động .
4. Tổng kết kiểm tra, điều chỉnh, rút kinh nghiệm
Ngay sau khi kiểm tra, nhóm dự giờ cần phân tích những ưu điểm để phát huy năng lực
và kích thích tinh thần của người dạy. Nhưng không quên phân tích nguyên nhân dẫn đến
thiếu sót, sai lệch, hạn chế mà người dạy không nhận ra để rút kinh nghiệm cho tiết dạy

tiếp theo. Khi này cần xem kỹ bài soạn để có cơ sở góp ý, cần góp ý chân tình, thực tế,
khách quan, không theo ý cá nhân, bắt bí giáo viên. Phải rút kinh nghiệm kiểm tra ngay
sau tiết dạy thứ 2 và ghi nhận thông tin phản hồi từ người dạy.
Hồ sơ kiểm tra được lập ngay và chuyển giao cho Hiệu trưởng để nắm bắt thông tin, kịp
thời điều chỉnh và chỉ đạo đúng lúc.
Hiệu trưởng từng lúc nắm bắt thông tin mà có định hướng điều chỉnh như động viên, kích
thích tạo thuận lợi trong suốt quá trình kiểm tra.
Đối chiếu kết quả lần kiểm tra liền kề trước đó của người dạy để thấy được tiến bộ hay
tụt hậu. Từ đó mà có kế hoạch bồi dưỡng, qui hoạch đội ngũ giáo viên.
Kết quả kiểm tra được công bố trong hội đồng sư phạm có đánh giá, phân tích nguyên nhân để
mọi người rút kinh nghiệm. Đồng thời nêu điển hình các đối tượng kiểm tra có kết quả tốt,
nghiêm khắc phê bình những đối tượng thờ ơ, thực hiện qua loa, chiếu lệ.
Cần có chế độ khen thưởng đúng lúc, đúng người, đúng việc .
Tổ chức bồi dưỡng kiến thức tin học cho đội ngũ giáo viên trong việc cập nhật thông tin,
tham khảo nội dung và hình thức bài giảng trên mạng Internet.
Ngồi ra, cũng cần có tiết dự đột xuất để đánh giá được năng lực chuyên môn (từ khâu
soạn, chuẩn bị, đầu tư tiết dạy). Từ đó, khắc phục những thiếu sót của giáo viên mà điều
chỉnh kịp thời. Nhưng phải báo trước 15 phút.
Thường xuyên tổ chức thao giảng để giáo viên học hỏi, rút kinh nghiệm, bố trí cho giáo
viên dự thao giảng cụm.
Đặc biệt, Hiệu trưởng phải nắm vững quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà
nước về giáo dục, các văn bản pháp quy để chỉ đạo xác thực.
Có kế hoạch trang bị, bổ sung đồ dùng dạy học đáp ứng nhu cầu giảng dạy
Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo.
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Qua thời gian áp dụng các biện pháp cho tập thể giáo viên trường mẫu giáo Tân Phú chất
lượng giảng dạy của nhà trường ngày một nâng cao, có nhiều giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh
cấp huyện trong nhiều năm liền.
Số tiết dự giờ trong năm học là 295 tiết
+ Xếp loại giỏi : 198 tiết

+ Xếp loại khá : 97 tiết
Kết quả xếp loại giáo viên trong năm học là :
+ Giáo viên giỏi trường : 08
+ Giáo viên giỏi huyện : 02
+ Giáo viên giỏi tỉnh : 01
PHẦN KẾT LUẬN
Trên cơ sở lý luận đã nêu trên và qua thực trạng công tác tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp,
bản thân rút ra được những kinh nghiệm trong quản lý chất lượng ở trường
I. Bài học kinh nghiệm
Kiểm tra là khâu quan trọng trong chu trình quản lý, phải được diễn ra một cách thường
xuyên, kịp thời nhằm giúp cho người quản lý nắm bắt được những thông tin phản hồi từ
người được phân công thi hành nhiệm vụ và phó Hiệu trưởng có cơ sở đánh giá đúng thực
chất giáo viên trong từng năm học về năng lực, sự đầu tư giảng dạy, trình độ chuyên môn
nghiệp vụ và mức độ thực hiện quy chế chuyên môn.
Chính vì thế, phó Hiệu trưởng phải thấy được tầm quan trọng của công tác kiểm tra giờ
dạy trên lớp của giáo viên. Từ đó, xây dựng kế hoạch kiểm tra cho từng năm học, thể
hiện rõ từ khâu chuẩn bị, xây dựng lực lượng tham gia kiểm tra, tiến hành kiểm tra, tổng
kết đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm.
Trong xây dựng lực lượng tham gia kiểm tra, phải cân nhắc trong việc phân công sao cho
phù hợp về chuyên môn, trình độ tay nghề vững và có uy tín để tạo
niềm tin cho giáo viên
Tiến trình kiểm tra phải được rãi đều trong năm học, không tạo thành phong trào để tránh
lắng động trong hoạt động của nhà trường, đồng thời tạo khí thế cho giáo viên. Phó Hiệu
trưởng không những kiểm tra trực tiếp mà còn kiểm tra thông qua lực lượng kiểm tra, tổ
trưởng chuyên môn kiểm tra đột xuất hoặc bằng hình thức khác mà đem lại hiệu quả.
Trong quá trình kiểm tra phải thực hiện đầy đủ các bước theo qui định: chuẩn bị nội dung
kiểm tra, quan sát, ghi nhận tiến trình dạy học, trao đổi và kết luận. Trong khi đánh giá
trực tiếp cần thể hiện tinh thần đồng nghiệp, ân cần, có thái độ tế nhị, khách quan, công
bằng, chính xác, không thiên vị hay ác cảm. Phải chỉ ra được những thiếu sót, sai lệch,
yếu kém của giáo viên trong tiết dạy. Chú ý làm tốt công tác tư vấn và thúc đẩy.

Hồ sơ ghi nhận kết quả phải dùng đúng ngôn từ, cụ thể từng việc tránh dùng từ
chung chung hay dùng câu rút gọn. Hồ sơ được lưu trữ trong hồ sơ
quản lý giáo viên.
Từ kết quả kiểm tra, Hiệu trưởng rút ra những bài học kinh nghiệm trong quản lý giáo
dục ở cơ sở: hiểu được đặc thù, phương pháp đặc trưng sử dụng, cách trình bày bài soạn cho
một tiết dạy từng bộ môn; nắm bắt được năng lực chuyên môn của từng giáo viên mà có kế
hoạch hỗ trợ giúp đỡ, biết được thực trạng của đơn vị mình quản lý mà định hướng được
công việc cần thực hiện trong năm học tiếp theo.
Kiểm tra vừa là tiền đề vừa là điều kiện để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đã vạch ra
trong kế hoạch hàng năm. Đồng thời tác động mạnh mẽ đến quá trình công tác của giáo
viên cũng như các đối tượng trong giáo dục.
II. Ý nghĩa của đề tài
Thống nhất về phương thức đánh giá tiết dạy, sử dụng phù hợp các thể thức thanh tra
sư phạm nhà giáo, tư vấn, thúc đẩy giáo viên tiến bộ trong giảng dạy. tạo sự hài hòa giữa
giáo viên được kiểm tra và người kiểm tra, tâm đắc kết quả kiểm tra.
III. Khả năng ứng dụng, triển khai
Đề tài này được ứng dụng trong hội đồng sư phạm nhà trường, phục vụ cho công
tác kiểm tra nội bộ, kiểm tra chuyên môn để đánh giá thực chất tiết dạy của giáo viên.
Trên đây là nội dung cơ bản phù hợp với qui chế chuyên môn cho nên có thể áp dụng ở
các trường mầm non mẫu giáo trong huyện.
IV. Kiến nghị - đề xuất
Phòng giáo dục - đào tạo triển khai rộng khắp trong lực lượng thanh tra viên, cộng tác viên
thanh tra nghiệp vụ thanh tra đã được ban hành và chỉ đạo thực hiện theo qui định chung. Có
như thế mới thống nhất trong nhận xét, đánh giá hoạt động sư phạm của nhà giáo ở các trường
trong huyện. Bởi vì, khi thanh tra, cộng tác viên thanh tra còn nghiêng về quan điểm cá nhân
làm cho người dạy khẩu phục tâm không phục.
Phòng giáo dục và đào tạo hổ trợ tăng cường công tác bồi chuyên môn cho giáo viên
thường xuyên hàng năm để giáo viên nắm bắt kịp thời các phương pháp mới áp dụng
cho công tác giảng dạy có hiệu quả.
Hỗ trợ kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy của giáo viên

Tổ chức các buổi hội giảng cấp huyện để giáo viên học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Tồ chức cho giáo viên đi tham quan các đơn vị có nhiều kinh nghiện giảng dạy để giáo
viên học hỏi kinh nghiệm.
Sở Giáo dục và đào tạo tổ chức tập huấn chuyên môn hàng năm cho Hiệu trưởng và phó
Hiệu trương cùng tham dự để cùng nhau áp dụng triển khai có hiệu quả trong năm học ở
nhà trường.

×