Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN Giải pháp nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.7 KB, 17 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN
CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG MẦM NON
1.PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc
dân, là nền tảng đầu tiên của ngành Giáo dục Đào tạo. Chất lượng chăm sóc,
giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục
ở cấp học tiếp theo.
Chất lượng giáo dục mầm non chủ yếu là do đội ngũ giáo viên mầm non
quyết định. Họ là nhân tố trung tâm của quá trình thực hiện mục tiêu đào tạo.
Vai trò của ngành học chỉ được thể hiện và phát huy bằng chính vai trò của
người giáo viên mầm non – chủ thể trực tiếp của quá trình chăm sóc giáo dục
trẻ. Vì vậy muốn nâng cao chất lượng của ngành học, vấn đề mang tính chiến
lược hàng đầu là phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cả về trình độ,
phẩm chất và năng lực.
Nghị quyết hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa
VIII đã nêu: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được
xã hội tôn vinh. Giáo viên phải có đủ đức, đủ tài, do đó phải đào tạo giáo viên
có chất lượng cao, thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên, bồi dưỡng,
chuẩn hóa, nâng cao phẩm chất và năng lực cho đội ngũ giáo viên”.
Với vai trò quan trọng của đội ngũ giáo viên trong các trường mầm non
như vậy nên cần triển khai tích cực việc củng cố và bồi dưỡng đội ngũ giáo
viên vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt, có nét
đẹp về phong cách sư phạm mới đáp ứng kịp thời xu hướng đổi mới của nền
giáo dục hiện nay.
Là người cán bộ quản lý được phân công nhiệm vụ phụ trách chuyên
môn ở trường mầm non, tôi nhận thấy công tác bồi dưỡng chuyên môn cho
giáo viên trong nhà trường là hết sức cần thiết. Nếu làm tốt công tác này sẽ
1
giúp cho giáo viên nắm vững phương pháp dạy học, có hình thức tổ chức các


tiết học linh hoạt, sáng tạo, giúp các cô vững vàng, tự tin khi lên lớp và tổ chức
các hoạt động, từ đó nâng cao trình độ, nghiệp vụ, tay nghề và nâng cao được
chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.
Muốn thực hiện được điều đó, trước hết người cán bộ quản lý phải coi
đây là việc làm thường xuyên và có sự đầu tư về nhiều mặt; Có chương trình
và kế hoạch cụ thể; tạo được phong cách sâu sát và có những biện pháp tác
động tích cực trong suốt năm học.
Với trách nhiệm của một người cán bộ quản lý, tôi luôn suy nghĩ làm
thế nào để nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên năm sau đạt cao hơn
năm trước, chí ít cũng tiếp cận được yêu cầu về đổi mới giáo dục mầm non
trong thời kỳ mới.
Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng
chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở trường mầm non” với hy vọng đóng
góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
2.2. Phạm vi áp dụng đề tài, sáng kiến, cải tiến:
Phạm vi tôi nghiên cứu đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng chuyên
môn cho đội ngũ giáo viên” là trong trường mầm non và tôi đang tiến hành
nghiên cứu, tích lũy và áp dụng tại đơn vị hiện tôi đang công tác.
Đối tượng chủ yếu là đội ngũ giáo viên đang trực tiếp nuôi-dạy tại các
nhóm/lớp mẫu giáo, nuôi dạy trẻ của đơn vị.
2. phÇn néi dung
2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu
*Đặc điểm tình hình:
Năm học 2012 – 2013 đội ngũ CB-GV-NV của trường có 31 đồng chí;
trong đó: CBQL: 03 đ/c (1 HT, 2 PHT); Giáo viên: 25 đ/c; nhân viên: 03 đ/c.
Tổng số trẻ toàn trường: 336 cháu; gồm 10 lớp học (2 lớp mẫu giáo lớn với 81
cháu; 3 lớp mẫu giáo nhỡ với 107 cháu; 4 lớp mẫu giáo bé: 126 cháu; 1 nhóm
trẻ cộng đồng: 22 cháu).
2
Về trình độ chuyên môn: 100% CB - GV - NV đạt chuẩn; trên chuẩn:

17/31 đ/c tỷ lệ 54,8%. Trong đó: Đại học: 10 đ/c; Cao đẳng: 7 đ/c; Trung cấp:
14 đ/c.
Nhà trường tiếp tục chỉ đạo các giáo viên thực hiện theo chương trình
giáo dục mầm non mới năm thứ 4. Trường Mầm non Thanh Thuỷ tiếp tục xây
dựng củng cố trường mầm non đạt chuẩn quốc gia sau bốn năm và giữ vững
danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến xuất xắc. Thực hiện thí điểm việc đánh
giá chất lượng trường mầm non. Để đạt được mục tiêu đặt ra trong năm học,
điều quan trọng hàng đầu đó là phải nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội
ngũ giáo viên. Trong quá trình thực hiện ở đơn vị có những thuận lợi và khó
khăn như sau:
* Thuận lợi:
- Nhà trường luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo huyện, xã và
đặc biệt là sự chỉ đạo sâu sát, tận tình của lãnh đạo phòng GD-ĐT Lệ Thuỷ và
bộ phận chuyên môn cấp học Mầm non trong các hoạt động của nhà trường.
- Cơ cấu tổ chức Ban giám hiệu phù hợp đặc điểm trường hạng một.
Ban giám hiệu chỉ đạo sát sao đều tay.
- Đội ngũ giáo viên của trường hầu hết trẻ, nhiệt tình, tận tụy với công
việc, tâm huyết với nghề, yêu thương trẻ, có tinh thần trách nhiệm trong mọi
công việc, có ý thức phấn đấu hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao; tích cực
tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực sư
phạm cho bản thân.
- Cơ sở vật chất trang thiết bị, phương tiện được bổ sung theo hướng
hiện đại và chuẩn hóa cơ bản đáp ứng yêu cầu giáo dục mầm non trong giai
đoạn hiện nay.
- Hội phụ huynh của trường quan tâm, chăm lo đến việc học tập của các
cháu, tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường.
- Đơn vị có bề dày về thành tích và ngày càng tạo đà, tạo thế đi lên.
Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I n¨m 2008 ®Õn nay và 5 năm liền đạt tập
thể lao động xuất sắc, trường có 2 cụm trường thực hiện bán trú có hiệu quả
3

và chất lượng cao. Nhu cầu học tập của con em địa phương ngày càng tăng tạo
cho nhà trường có điều kiện phát triển qui mô (nhất là ở độ tuổi nhà trẻ). Tỷ lệ
huy động trẻ hàng năm đạt kế hoạch được giao.
* Khó khăn:
- Trình độ chuyên môn có nhiều chênh lệch, nhiều loại hình đào tạo.
Giáo viên đi học Đại học từ xa 10/25 tỷ lệ 40% .
- Nhiều giáo viên năng lực chuyên môn còn hạn chế, qua khảo sát thực
tế đầu năm học giáo viên đạt loại tốt 12/25 tỷ lệ 48%; Khá: 10/25 tỷ lệ 40%;
ĐYC: 3/25 tỷ lệ 12%; Thực hiện chương trình Giáo dục mầm non mới một số
giáo viên nắm bắt chưa thật đầy đủ. Việc sử dụng các hình thức tổ chức lớp
học chưa thật linh hoạt và việc thực hiện tích hợp nội dung dạy học kinh
nghiệm chưa nhiều.
- Kỹ năng thực hành, kinh nghiện trong giảng dạy của một bộ phận giáo
viên chưa đáp ứng được yêu cầu của việc thực hiện chương trình GDMN.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin để soạn giáo án điện tử, thực hiện
trình chiếu trên chương trình Powe point phục vụ hoạt động vui chơi và hoạt
động học của trẻ còn bất cập ở một số giáo viên. 70% giáo viên biết ứng dụng
công nghệ thông tin; 40% giáo viên biết soạn giáo án điện tử.
- Việc dự giờ, kiểm tra đánh giá giáo viên đang còn hạn chế.
- Tham gia các hội thi như hội thi “Gáo viên dạy giỏi” các cấp trong
những năm qua kết quả còn hạn chế. Chưa có giáo viên đạt “Giáo viên dạy
giỏi” cấp huyện và cấp tỉnh. Lực lượng nồng cố về chuyên môn trong đội ngũ
còn mỏng.
*Nguyên nhân:
- Do nhiều giáo viên mới vào nghề và giáo viên đi học nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ để đạt trên chuẩn còn nhiều (12 GV). Giáo viên vừa đi
học, vừa đi làm nên có phần ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và hiệu quả
công tác.
- Năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề của giáo viên không đồng
đều. Nhiều giáo viên mới ra trường trình độ tay nghề còn non nên cũng ảnh

hưởng đến việc thực hiện chương trình Giáo dục mầm non trong nhà trường.
- Do một số giáo viên lớn tuổi, GV chưa có máy vi tính ở nhà nên kỷ
năng thực hành và soạn giáo án điện tử chưa thuần thục và đang còn khó khăn.
4
- Công tác dự giờ, kiểm tra đánh giá giáo viên chưa thật sát sao, cụ thể,
chưa khách quan, dự giờ giáo viên đang còn ít.
- Chưa chú trọng bồi dưỡng giáo viên làm nồng cốt để tham gia hội thi
“Giáo viên dạy giỏi” các cấp có chất lượng và hiệu quả.
Trước tình hình thực trạng về chất lượng chuyên môn của nhà trường,
tôi suy nghĩ, tìm ra một số giải pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng chuyên
môn cho đội ngũ trong đơn vị.
2.2. Các giải pháp:
Giải pháp 1: Bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
Công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ được đề ra trong kế hoạch
công tác của nhà trường, thông qua những chỉ tiêu biện pháp, điều kiện thích
hợp, phấn đấu toàn trường không có giáo viên yếu kém những giáo viên trình
độ mới trung cấp sư phạm Mầm non thì tiếp tục đi học để nâng trình độ lên
chuẩn đó là Cao đẳng, Đại học.
Hàng năm, nhà trường đều tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp
đào tạo trên chuẩn (Cao đẳng, Đại học) dưới mọi hình thức. Hiện tại có 12 đ/c
đang theo học Đại học mầm non.
Khuyến khích động viên đội ngũ giáo viên tự học theo điều kiện hoàn
cảnh và đặc điểm đời sống của mỗi người. Ban giám hiệu nhà trường sẽ có sự
động viên kịp thời bằng nhiều hình thức như hổ trợ kinh phí, tạo điều kiện về
mặt thời gian để giáo viên yên tâm khi đi học nâng cao trình độ chuyên môn.
Giải pháp 2: Bồi dưỡng chuyên môn qua các buổi hội thảo:
Chuyên môn nghiệp vụ giáo viên Mầm non không chỉ đơn thuần là dạy
học như ở trường phổ thông mà nó bao hàm cả nuôi và dạy, cả chăm sóc và
giáo giục trẻ, giữa nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục luôn được hoà quyện và
thống nhất với nhau như một quá trình trọn vẹn. Chính nhờ vậy mà nhà trường

luôn xác định việc nâng cao trình độ chuyên môn chất lượng đội ngũ là công
việc trọng tâm nhất của mỗi giáo viên và của mỗi cán bộ quản lý trong nhà
trường. Giáo dục Mầm non mang tính sư phạm và tính giáo dục rất cao. Vì vậy
đội ngũ giáo viên Mầm non phải có kiến thức tổng hợp về nhiều ngành khoa
học cụ thể như sau:
5
Cô giáo là mẹ hiền, là nhà giáo, do đó quá trình giáo dục các cháu mang
tính chất giáo dục gia đình, quan hệ giữa trẻ và cô là quan hệ mẹ và con. Vì
vậy mỗi một hành động cử chỉ của cô giáo đều là những việc làm đơn giãn,
nhưng thật sự là lý tưởng để cho trẻ bắt chước noi theo và cũng có thể là dấu
ấn "khắc sâu vào tâm hồn trẻ". Muốn đạt được những vấn đề đó nhà trường
phải quan tâm đúng mức đến bồi dưỡng thường xuyên về cả tri thức và kỹ
năng sư phạm bằng nhiều hình thức khác nhau, tạo điều kiện cho giáo viên tiếp
cận và đáp ứng những yêu cầu đổi mới của chương trình Giáo dục mầm non.
Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm nghề nghiệp cho giáo viên, tôi
đã trao đổi với đồng chí Hiệu trưởng tổ chức cho giáo viên tham gia các lớp
tập huấn, các buổi hội thảo, các buổi bồi dưỡng chuyên môn do Sở giáo dục,
Phòng giáo dục, cụm và trường tổ chức. Thông qua hình thức này đã giúp cho
Cán bộ quản lý thấy được nhu cầu của giáo viên cần gì về chuyên môn, họ còn
thiếu cái gì để từ đó kịp thời bồi dưỡng. Mặt khác thông qua các hội thảo, đội
ngũ giáo viên ở trường tôi có dịp trao đổi, chia sẽ kinh nghiệm với các bạn
đồng nghiệp về hình thức tổ chức giờ học, nghệ thuật thu hút trẻ, cách xử lý
các tình huống sư phạm. Trong năm học 2012 - 2013 chúng tôi đã tổ chức
được bốn buổi hội thảo: Hội thảo về cách lập kế hoạch các giờ hoạt động theo
chương trình khung Giáo dục mầm non hiện nay, hội thảo về kinh nghiệm
trình bày sổ sách khoa học, hội thảo về cách chia tách lớp khi tổ chức tiết dạy
và hoạt động, hội thảo về nghệ thuật thu hút trẻ và nghệ thuật xử lý các tình
huống.
Giải pháp 3: Tổ chức tốt các đợt kiến tập:
Có thể nói việc tổ chức tốt các buổi kiến tập tại trường là rất cần thiết

bởi vì các tiết dạy với đề tài cụ thể sẽ là những ví dụ sinh động giúp cho các
đồng chí giáo viên được “Mắt thấy, tai nghe” những gì mà mình học được ở lý
thuyết, được nghe giảng viên bồi dưỡng. Nhận thức được vấn đề này, nhà
trường đã tổ chức các tiết kiến tập tại trường,
Ví dụ: Tổ chức kiến tập giờ “Giờ giáo dục âm nhạc về lĩnh vực phát
triển thẩm mỹ cả ba độ tuổi: Bé, Nhỡ, Lớn gồm 6 đ/c tham gia dạy.
Khi tổ chức kiến tập, chúng tôi lựa chọn giáo viên vững vàng về chuyên
6
môn, có kinh nghiệm trong giảng dạy, là giáo viên dạy giỏi các cấp. Trước khi
cho các đồng chí giáo viên dự giờ, chúng tôi phải duyệt trước giáo án, giọng
hát, đề ra một số tình huống sư phạm có thể xảy ra giúp giáo viên cách xử hợp
lý nhất, lòng ghép nội dung tính hiệu quả cao. Sau buổi kiến tập, chúng tôi cho
tất cả các đồng chí giáo viên góp ý rút kinh nghiệm cho tiết dạy về ưu điểm
cũng như tồn tại của giờ học. Chính việc nhận xét của mỗi cá nhân giáo viên
cho giờ dạy của bạn đã giúp họ học tập đồng nghiệp những cái tốt, hạn chế
những tồn tại mà bạn mình đã mắc phải để áp dụng vào thực tế dạy trẻ hàng
ngày.
Đặc biệt chúng tôi còn xây dựng các tiết kiến tập chuyên đề “Làm quen
với toán” của độ tuổi Mẫu giáo Bé - Nhỡ - Lớn với các đề tài:
- Dạy trẻ xác định tay phải, tay trái của bản thân trẻ (Mẫu giáo bé)
- Phân biệt hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật, hình tròn (Mẫu
giáo nhỡ)
- Dạy trẻ nhận biết mối quan hệ về số lượng trong phạm vi 9 (Mẫu giáo
lớn)
Sau khi các tiết dạy kết thúc, chúng tôi mời các giáo viên thảo luận đống
góp ý kiến cho 3 tiết dạy về phương pháp của bộ môn cũng như hình thức tổ
chức. Kết quả 3 tiết toán của các cô giáo được các đồng nghiệp đánh giá là tiết
học có nhiều sáng tạo, hệ thống câu hỏi kích thích trẻ hoạt động. Thông qua
buổi kiến tập đó không những ba cô giáo mà tất cả giáo viên trong trường đã
nắm vững phương pháp dạy của bộ môn, bình tĩnh tự tin khi dạy các tiết toán,

có hình thức tổ chức các tiết học sáng tạo lôi cuốn trẻ tham gia.
Giải pháp 4: Bồi dưỡng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
học để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ:
Tiếp tục thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và
dạy học, nhà trường đã thấy được tầm quan trọng của khoa học hiện đại mà cốt
lõi của nó là ứng dụng công nghệ thông tin đặc biệt là trong dạy học. Thực tế
cho thấy khi áp dụng các phương tiện sử dụng công nghệ thông tin thì chất
lượng các mặt hoạt động phát triển rõ rệt. Vì vậy bản thân lên kế hoạch tập
7
huấn cho giáo viên về soạn giáo án điện tử và chương trình sử dụng máy chiếu
đa năng để trình chiếu giáo án trình diễn Power Point.
Được sự giúp đỡ của UBND huyện và UBND xã đã hổ trợ kinh phí cho
nhà trường mua một máy chiếu đa năng, một ti vi màn hình rộng 40 in, bút
điều khiển trình chiếu, toàn trường có 10 nhóm lớp có máy vi tính, âm ly, đầu
đĩa… ngay từ đầu năm học nhà trường đã tổ chức tập huấn cho toàn thể giáo
viên trong nhà trường về kĩ năng soạn giáo án điện tử và trình chiếu giáo án
trình diễn Power Point; động viên giáo viên mua máy vi tính tại nhà. Từ đó
toàn thể giáo viên đã sử dụng thành thạo các kĩ năng và bắt tay vào áp dụng
cho các tiết dạy trên lớp. Khi áp dụng giảng dạy, từ bài giảng, các hình ảnh
sinh động, trực quan được các cháu quan sát một cách chăm chú, thể hiện sự
thích thú lộ rõ trên từng nét mặt ngây thơ của trẻ.
Ví dụ về lĩnh vực phát triển ngôn ngữ trẻ được làm quen các tác phẩm
văn học hoặc làm quen chữ cái. Trẻ được xem các hình ảnh về các nhân vật
trong chuyện, thơ, làm quen các hình ảnh về tên các địa danh, sự vật, đồ vật có
chứa chữ cái mà trẻ đã học, sắp học. Trẻ được quan sát, tìm kiếm, phân tích,
nhận xét các tranh, hình ảnh một cách trực quan cụ thể trên hình ảnh do cô tạo
nên. Khi giáo dục về phát triển nhận thức trong lĩnh vực nhận biết về thế giới
xung quanh, trẻ tìm hiểu về quê hương đất nước, Bác Hồ, trẻ không thể đến để
nhận biết mà chỉ nghe, biết qua trò chuyện của cô giáo, cháu tiếp thu kiến thức
một cách thụ động. Nhưng khi ứng dụng công nghệ thông tin thì trẻ chủ động

hoạt động tích cực bằng hình ảnh trực quan sinh động, trẻ sẽ nhận biết được về
Bác Hồ, về danh lam thắng cảnh quê hương, đất nước thông qua các kênh hình
được trình chiếu trên máy chiếu. Trẻ hoạt động tìm hiểu tích cực qua hình ảnh
sinh động mà giáo viên chỉ là người hướng dẫn, chỉ đạo cho trẻ. Qua các hình
thức trên đã cho thấy trẻ sẵn sàng học tập một cách chủ động hứng thú và được
trãi nghiệm tất cả các lĩnh vực sôi nỗi. Sau một thời gian thực hiện ứng dụng
công nghệ thông tin vào công tác dạy học đa số đội ngũ giáo viên đã có một số
kỹ năng, thói quên cần thiết, cơ bản, sử dụng khá thành thạo bài soạn trên máy
và khai thác hình ảnh trực quan sinh động.
8
Giải pháp 5: Tăng cường công tác dự giờ, kiểm tra, đánh giá giáo
viên:
Kiểm tra là một chức năng quan trọng, vừa là một biện pháp quản lý có
hiệu quả. Kiểm tra việc thực hiện bồi dưỡng chuyên môn là trách nhiệm của
Cán bộ quản lý. Qua kiểm tra, cán bộ quản lý nắm được đầy đủ những thông
tin cần thiết về tình hình thực hiện chuyên môn, đánh giá đúng phẩm chất năng
lực của giáo viên, phát hiện đúng những lệch lạc, thiếu sót để kịp thời bổ sung,
điều chỉnh và uốn nắn giáo viên nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động
chuyên môn của giáo viên. Trong công tác quản lý nhà trường nếu thiếu kiểm
tra chuyên môn thì việc chỉ đạo chuyên môn của phó hiệu trưởng sẽ mất đi
một nội dung quan trọng, mặt khác qua kiểm tra chuyên môn, Cán bộ quản lý
tác động đến hành vi của giáo viên, nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ đối
với công việc, nâng cao ý thức tự bồi dưỡng phấn đấu đáp ứng với yêu cầu
Chuyên môn của nhà trường.
Vì vậy để công tác bồi dưỡng Chuyên môn cho giáo viên đạt hiệu quả
cao nhất, Cán bộ quản lý không được phép buông lỏng công tác kiểm tra. Để
công tác kiểm tra mang lại tác dụng về bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên,
Cán bộ quản lý cần đảm bảo:
+ Xác định rõ mục đích yêu cầu của từng đợt kiểm tra dựa trên yêu cầu
nhiệm vụ cụ thể của nhà trường của năm học.

+ Phải có kế hoạch cụ thể trên cơ sở kế hoạch kiểm tra cả năm, học kỳ,
đi sâu vào kế hoạch từng đợt kiểm tra xác định rõ mục đích yêu cầu, nội dung,
hình thức, phương pháp kiểm tra.
+ Làm tốt công tác tuyên truyền giúp cho giáo viên thông suốt việc kiểm
tra, khuyến khích tinh thần tự giác, trung thực của giáo viên để giáo viên chuẩn
bị mọi phương tiện và điều kiện tích cực góp phần thực hiện tốt cùng đợt kiểm
tra đó.
Về nội dung kiểm tra: Kiểm tra về quy chế chuyên môn, hồ sơ sổ sách
(Bài soạn, sổ nhật ký, sổ theo dõi trẻ, sổ chất lượng (phiếu đánh giá trẻ, khảo
sát, tổng hợp kết quả), sổ bồi dưỡng chuyên môn, sổ hội họp, sổ dự giờ…)
9
phương pháp dạy của bộ môn, cách trang trí nhóm lớp để đánh giá tình hình
triển khai và thực hiện chuyên môn của giáo viên có đúng như kế hoạch mà
nhà trường đã chỉ đạo hay không. Kiểm tra việc thực hiện theo từng chuyên đề
về nuôi dạy đã được tổ chuyên môn bồi dưỡng tập trung.
Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra dự giờ có báo trước, đột xuất về các tiết
dạy cũng như các hoạt động thông qua phiếu dự giờ và kiểm tra dân chủ theo
từng đơn vị tổ.
Nguyên tắc kiểm tra:
+ Trong công tác kiểm tra phải đảm bảo tính khách quan và công khai,
công bằng dân chủ.
+ Sau kiểm tra phải có những nhận xét đánh giá chính xác, phân tích các
ưu điểm, tồn tại của giáo viên để giúp họ phát huy những mặt mạnh, khắc phục
những tồn tại hạn chế áp dụng vào thực tế chăm sóc giáo dục trẻ.
Thời gian kiểm tra: Trong một tháng giáo viên phải được dự ít nhất một
giờ dạy hoặc một hoạt động. Trong một học kỳ, mỗi giáo viên phải được kiểm
tra 3 - 4 lần. Ngoài ra, tôi còn kiểm tra hàng ngày, hàng tuần để kịp thời nhắc
nhở giúp đỡ giáo viên về chuyên môn.
Có thể nói, kiểm tra, đánh giá là khâu quan trọng trong việc bồi dưỡng
chuyên môn cho giáo viên. Có kiểm tra, đánh giá chính xác thì mới tìm ra

những ưu điểm, tồn tại của giáo viên trong giảng dạy. Từ đó góp phần nâng
cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường.
Giải pháp 6: Tổ chức tốt các hội thi:
Giải pháp bồi dưỡng thông qua các phong trào thi đua, tổ chức các hội
thi, hội giảng thường xuyên sẽ giúp giáo viên mạnh dạn, bình tĩnh tự tin khi
lên lớp. Để đạt được thành tích đòi hỏi mỗi người phải trau dồi năng lực sư
phạm, nghệ thuật lôi cuốn trẻ, phải chịu khó suy nghĩ tìm tòi, học hỏi đồng
nghiệp bạn bè…Từ đó trình độ chuyên môn và tay nghề của giáo viên được
nâng lên. Phong trào thi đua gắn liền với các hội thi sẽ làm cho khí thế thi đua
trong nhà trường càng sôi nổi, có tác dụng tuyên truyền tới các bậc phụ huynh.
10
Thực hiện theo kế hoạch năm học của bậc học Mầm non. Năm học này
nhà trường tổ chức các hội thi: Bé với ca dao dân ca và hò khoan Lệ Thủy; Hội
thi “Giáo viên dạy giỏi” ; tổ chức tốt các hội giảng như Thao giảng chào mừng
các ngày lễ ngày hội: 20/10; 20/11; 8/3; 30/4; 1/5…
Việc tổ chức các hội thi trong nhà trường có tác dụng thúc đẩy sự phấn
đấu vươn lên của các giáo viên. Trong các hội thi, họ có điều kiện để khẳng
định mình trước tập thể. Song bên cạnh đó, việc tổ chức các hội thi cũng tạo
được mối quan hệ thân ái, giúp đỡ nhau trong tập thể giáo viên nhà trường để
cùng nhau tiến bộ. Trên cơ sở tổ chức hội thi cấp trường để nhằm phát hiện
những nhân tố mới và tiếp tục bồi dưỡng những giáo viên nồng cốt đạt thành
tích cao để tham dự hội thi cấp huyện, cấp tỉnh.
Để các hội thi thành công và có kết quả tốt đẹp, tôi tham mưu với đồng
chí Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng tháng, thông báo tới toàn
thể chị em để họ nắm được nội dung, thời gian thi.
Ví dụ: Tháng 10: Thao giảng về chuyên đề vệ sinh và an toàn thực phẩm
Tháng 11: Thao giảng chào mừng ngày nhà giáo Việt nam 20/11
Thi “Bé với ca dao dân ca và hò khoan Lệ Thủy”
Tháng 12: Thi giáo viên dạy giỏi cấp trường
Tháng 1: Thi giáo viên dạy giỏi cấp Huyện

Tháng 3: Thi giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh
Tháng 4: Thao giảng chào mừng 30/4 và 1/5
Trong các đợt thi, giáo viên trường tôi luôn có sự chuẩn bị và nổ lực
phấn đấu để đạt kết quả cao nhất. Sau hội thi trường tôi có tổng kết rút kinh
nghiệm, khen thưởng tập thể và các cá nhân có thành tích xuất sắc với tổng
kinh phí: 1.500.000đồng.
11
* Kết quả đạt được:
Qua quá trình tìm tòi suy nghĩ và đặc biệt là áp dụng các giải pháp để
chỉ đạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng Chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở
đơn vị đã đạt được kết quả như sau:
- Trình độ chuyên môn: Đạt chuẩn 31/31 tỷ lệ 100%; trên chuẩn 22/31
tỷ lệ 71% so với đầu năm học tăng 16,2% (có 5 đ/c tốt nghiệp ĐHMN). 100%
CB, GV, NV có chứng chỉ tin học và ngoại ngữ.
- Về năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên ở trường tôi đã có
những chuyển biến rõ rệt, giáo viên ở các khối nhà trẻ và mẫu giáo đã lên được
kế hoạch năm, tháng, tuần phù hợp với tình hình thực tế của trường lớp, phù
hợp với chủ đề chủ điểm, sổ sách trình bày sạch, đẹp, cập nhật thông tin, giáo
viên chia đôi số trẻ khi tổ chức các tổ chức các tiết học và hoạt động ngoài
trời, hoạt động góc một cách hợp lý, bình tĩnh, tự tin khi lên lớp, xử lý các tình
huống sư phạm khéo léo, nhẹ nhàng (ít nhất đã có 10 giáo viên có sự chuyển
biến và tiến bộ rõ về các nội dung này).
- Tổ chức tốt các đợt kiến tập, sau buổi kiến tập các đồng chí giáo viên ở
trường tôi tổ chức tốt các tiết dạy giáo dục âm nhạc và các tiết dạy toán theo
chương trình Giáo dục mầm non có hiệu quả cao. Xếp loại tốt: có 9 đ/c. Qua
đó đội ngũ giáo viên học hỏi, đúc rút kinh nghiệm nâng cao tay nghề. Xếp loại
năng lực sư phạm giáo viên đạt tốt 18/25 tỷ lệ 72%; Khá 7/25 tỷ lệ 28%.
- Nhiều giáo viên qua các đợt thao giảng chào mừng các ngày lễ lớn
như 20/10; 20/11; 8/3; 30/4; 1/5 tham gia dạy về soạn giáo án điện tử để trình
chiếu cho trẻ học hứng thú đạt hiệu quả cao và có nhiều tiết dạy xếp loại tốt.

Nhiều giáo viên đã truy cập Intenet để tham khảo các giáo án trên mạng, các
tài liệu liên quan đến Giáo dục mầm non, 100% đội ngũ giáo viên đã thành
thạo trong việc soạn giáo án điện tử và biết cách trình chiếu Power Point và có
máy vi tính bàn, xách tay tại nhà.
- Về công tác dự giờ, kiểm tra đánh giá giáo viên: Trong năm học 2012-
2013 tổng số dự giờ các tiết dạy và hoạt động của giáo viên: 170 tiết; trong đó
xếp loại tốt: 80 tiết; xếp loại khá: 78 tiết; xếp loại ĐYC: 12 tiết.
+ Kiểm tra toàn diện của trường có 13 giáo viên; trong đó xếp loại tốt
12
11 giáo viên; 2 giáo viên xếp loại khá.
+ Kiểm tra chuyên đề 24 giáo viên: xếp loại tốt 18 giáo viên; xếp loại
khá: 6 giáo viên.
+ Thanh tra toàn diện của Phòng có 7 giáo viên xếp loại tốt và xếp loại
chung nhà trường: Tốt.
+ Xếp loại năng lực sư phạm cuối năm: xếp loại tốt: 18 giáo viên, xếp
loại khá: 06 giáo viên.
+ Đánh giá theo chuẩn giáo viên Mầm non cuối năm: xếp loại xuất sắc:
18 giáo viên; loại khá: 6 giáo viên.
- Nhà trường đã tổ chức tốt các đợt thao giảng và các hội thi thành công
tốt đẹp; cụ thể:
+ Thao giảng: 25 tiết (Tốt: 20 tiết, Khá: 5 tiết)
+ Tổ chức Hội thi Cấp Trường:
Hội thi “Bé với ca dao dân ca, Hò khoan Lệ Thủy” 2 đội tham gia đó là
đội 1 Thanh Mỹ và đội 2 Thanh Tân đều đạt giải giải nhất và 5 cháu đạt giải
(1 giải nhất, 1 giải nhì, 3 giải ba).
Hội thi “Giáo viên dạy giỏi” cấp trường. Có 9 giáo viên tham gia và kết
quả có 4 giáo viên đạt xuất sắc, 5 giáo viên đạt giỏi.
+ Tham gia hội thi “Giáo viên dạy giỏi” Cấp Huyện có 1 giáo viên đạt
giáo viên dạy giỏi cấp huyện.
+ Tham gia hội thi “Giáo viên dạy giỏi” cấp Tỉnh có 1 giáo viên tham

gia đạt giải ba và đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.
3. PHẦN KẾT LUẬN
3.1. Ý nghĩa của đề tài, sáng kiến, giải pháp:
Trong năm học 2012 - 2013 nhờ có các giải pháp chỉ đạo, nâng cao năng
lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên mầm non, đơn vị đã gặt hái nhiều thắng
lợi, chất lượng đội ngũ ngày càng nâng lên rõ rệt, chất lượng giáo dục trẻ đạt
kết quả cao. Cơ bản khắc phục được những hạn chế và các mặt non yếu về
13
chuyên môn trong đội ngũ giáo viên. Lực lượng nồng cốt về chuyên môn đã
được bổ sung; có một số giáo viên trưởng thành, tiến bộ nhanh và khá vững
chắc; có 01 giáo viên đã tham gia dự thi cấp tỉnh đạt giải; việc nắm bắt nội
dung chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ đầy đủ hơn; kỹ năng sư phạm nhất là
việc sử dụng linh hoạt các hình thức tổ chức lớp học trong dạy học và các hoạt
động giáo dục, tiến bộ khá rõ; việc ứng dụng CNTT đã phát triển khá mạnh
trong đội ngũ
Để nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong trường
mầm non. Người Cán bộ quản lý phụ trách chuyên môn phải nắm rõ yêu cầu
của ngành, có tầm nhìn, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn lâu dài
trong từng năm, triển khai kịp thời có hiệu quả các nội dung bồi dưỡng chuyên
môn tới giáo viên, bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức tốt các
buổi hội thảo, các đợt kiến tập tại trường, Bồi dưỡng việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy học để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, làm tốt
công tác dự giờ, kiểm tra, đánh giá giáo viên, đặc biệt là chế độ thi đua khen
thưởng.
Có được những thành quả trên là do nhà trường luôn đầu tư đầy đủ trang
thiết bị cơ sở vật chất phục vụ tốt cho các hoạt động giảng dạy của giáo viên.
Ban giám hiệu có tầm nhìn về sự phát triển của ngành học, nhất là yêu
cầu chiến lược về phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ, để đưa ra kế
hoạch, có các giải pháp phù hợp ở từng giai đoạn.
Luôn tác động nhằm nung nấu, hun đúc sự nhiệt tình, ham học hỏi, cần

cù chịu khó, tích cực trau dồi chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.
Tranh thủ sự quan tâm của các cấp các ngành luôn ủng hộ và có sự tiếp
sức cho đơn vị các hoạt động của nhà trường, nhất là trong công tác bồi dưỡng
đội ngũ.
3.2. Kiến nghị, đề xuất:
* Đối với nhà trường:
Tham mưu tích cực với lãnh đạo các ban ngành, đoàn thể để nhằm tăng
trưởng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học nói chung và cho công tác
bồi dưỡng đội ngũ nói riêng.
14
Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học nâng cao trình độ chuyên
môn.
Có những quy định cụ thể nhằm tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên
môn của đội ngũ giáo viên trong đơn vị.
* Đối với Sở và phòng Giáo dục – Đào tạo Lệ Thủy:
Tăng cường tổ chức hội thảo theo các chuyên đề về quản lý chuyên
môn, quản lý trường học để cho Cán bộ quản lý - giáo viên được thường xuyên
giao lưu trao đổi kinh nghiệm quản lý của các trường bạn với nội dung bồi
dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ. Tổ chức cho Cán bộ quản lý được đi tham
quan học hỏi kinh nghiệm các trường trong và ngoài tỉnh.
Phổ biến rộng rãi các sáng kiến kinh nghiệm, đề tài quản lý giáo dục
được xếp loại hàng năm.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân trong việc nâng cao
chất lượng Chuyên môn cho đội ngũ giáo viên được áp dụng trong quá trình
thực hiện ở Trường mầm non hiện tôi đang công tác. Kính mong sự góp ý chân
thành của hội đồng khoa học để bản thân có thêm nhiều kinh nghiệm chỉ đạo
tốt hơn.
15
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG
…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD & ĐT
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………


16
17

×