TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
CHỦ ĐỀ:
Môn : NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
GVHD : Thầy TRẦN NGUYÊN ĐÁN
Lớp : TC1-K13-VB2
Nhóm : 103
TP.HCM – 2011
Một số biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam
MỤC LỤC
I. Tổng quan về thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam ..............................................3
a. Khái niệm bảo hiểm nhân thọ................................................................................3
b. Sự hình thành và phát triễn thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam......................3
c. Triển vọng của thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam.........................................5
d. Các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam................................................6
II. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ..................................8
1. Khái niệm về cạnh tranh........................................................................................8
b. Các hình thức cạnh tranh.......................................................................................8
c. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp...................................................................9
III. Một số biện pháp nâng cao năng lực cạnh canh của các doanh nghiệp bảo hiểm
nhân thọ việt nam..............................................................................................................10
1. Nâng cao năng lực tài chính.................................................................................10
b. Đa dạng hóa sản phẩm.........................................................................................11
c. Cải tiến công nghệ quản lý...................................................................................13
d. Ứng dụng thương mại điện tử trong giao dịch với khách hàng.............................13
e. Chú trọng phát triển thương hiệu..........................................................................13
f. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực.....................................................................14
g. Đa dạng hóa kênh phân phối................................................................................16
IV. Kết luận.................................................................................................................17
V. Tài liệu tham khảo..................................................................................................18
Nhóm 103 _ TC01K13 Page 2/18
Một số biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam
I. Tổng quan về thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam
a. Khái niệm bảo hiểm nhân thọ
Nói đến bảo hiểm nhân thọ, thông thường người ta hiểu đó là các hợp đồng bảo
hiểm để bảo vệ quyền lợi cho các cá nhân. Thực tế, bảo hiểm nhân thọ còn được biết
đến như là một công cụ quan trọng đối với các doanh nghiệp thông qua các loại hình
bảo hiểm phổ biến như bảo hiểm cho người chủ chốt, bảo hiểm tín dụng, bảo hiểm cho
người lao động.
Một doanh nghiệp dù lớn hay chỉ là cơ sở kinh doanh đều phải đối mặt với những
vấn đề nhất định. Dưới đây sẽ đề cập đến việc sử dụng bảo hiểm nhân thọ như là giải
pháp cho một số vấn đề đó.
Chủ một cửa hàng dành cả cuộc đời để tạo dựng, tái đầu tư phần lớn lợi nhuận và đi
vay một khoản tiền từ ngân hàng để đầu tư cho cho công việc kinh doanh. Mọi công
sức của anh ta có thể vô nghĩa nếu việc kinh doanh đó chẳng có giá trị đối với người
nhà anh ta. Tài năng kinh doanh của anh ta giúp phát triển cửa hàng nhưng vợ và con
anh ta khó có thể duy trì được cửa hàng nếu chẳng may anh qua đời. Bảo hiểm nhân thọ
giúp cho những người thừa hưởng nhận được những thành quả từ lao động của anh ta.
Hai người trẻ tuổi mở một cửa hàng bán thuốc và đã phát triển nó thành công nhờ
sự hợp tác ăn ý. Một người bị qua đời đột ngột và người kia làm việc cùng người vợ
được thừa kế. Do đó anh ta phải làm hầu hết mọi việc nhưng chỉ nhận được một nửa
thành quả do mình làm ra. Khi đó một thoả thuận mua-bán của bảo hiểm nhân thọ theo
giá trị của công việc kinh doanh sẽ giúp giải quyết tình trạng khó xử này.
Một công ty trách nhiệm hữu hạn cũng có thể rơi vào tình trạng như trên, điều khác
duy nhất là không có một giải pháp pháp lý cho trường hợp tử vong của một cổ đông
đối tác. Một lần nữa, thoả thuận mua lại cổ phần theo hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có
thể giải quyết vấn đề này..
b. Sự hình thành và phát triễn thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam
Bắt đầu từ năm 1986 Việt Nam đã chính thức thực hiện chính sách “Đổi mới”, với
trọng tâm là chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị
trường có sự quản lý của nhà nước. Chính sách đổi mới đã thực sự có tác động tích cực
đối với toàn bộ đời sống kinh tế – xã hội của đất nước, đem lại sự ổn định và tăng
trưởng kinh tế cao, đời sống người dân được cải thiện. Tốc độ tăng trưởng GDP bình
quân hàng năm trong 10 năm qua đạt trên 7% và trong năm 2007 đạt 8,5%; thu nhập
bình quân theo đầu người tăng từ 423 đô la Mỹ năm 2001 lên 835 đô la Mỹ năm 2007;
Nhóm 103 _ TC01K13 Page 3/18
Một số biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam
lạm phát được kiềm chế và kiểm soát; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 58,1% năm 1993 xuống
còn 32% năm 2000 và còn 14,7% vào năm 2007. Tăng trưởng kinh tế cùng với việc xoá
bỏ dần cơ chế bao cấp đã thúc đẩy nhu cầu và sự ra đời của thị trường bảo hiểm nhân
thọ của người dân Việt Nam.
Năm 1996 đánh dấu sự ra đời của ngành bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam bằng việc
Bộ Tài chính cho phép Bảo Việt triển khai thí điểm bảo hiểm nhân thọ. Đáp lại yêu cầu
của quá trình mở cửa và hội nhập cũng như yêu cầu phát triển của bản thân ngành bảo
hiểm nhân thọ. Sau thời gian thí điểm, Bộ Tài chính đã lần lượt cấp giấy phép hoạt
động cho các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nước ngoài (trong năm 1999 cấp giấy
phép cho 3 doanh nghiệp là Prudential, Manulife, Bảo Minh – CMG – nay là Daiichi
Life), sau đó là AIA (năm 2000), Prevoir, ACE Life, Great Eastern Life và Cathay Life.
Đến nay trên thị trường đã có 09 doanh nghiệp hoạt động và theo dự báo sẽ có thêm
nhiều doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được cấp giấy phép hoạt động trong thời gian
tới.
Với sự gia nhập của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nước ngoài, thị trường
bảo hiểm nhân thọ Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, sản phẩm,
chất lượng dịch vụ và tính chuyên nghiệp. Có thể kể ra những con số và thông tin đáng
chú ý sau:
Về khai thác mới: nếu như năm 1996 doanh thu phí khai thác mới của toàn thị
trường chưa đầy 1 tỷ đồng thì đến năm 2003 con số này là 2.050 tỷ đồng (bằng 0,61%
GDP) và năm 2007 ước đạt 1.815 tỷ đồng (bằng 0,16 % GDP). Xin lưu ý, trong giai
đoạn từ 2004 đến 2006, thị trường bước vào giai đoạn suy giảm và đã có dấu hiệu hồi
phục từ năm 2007.
Tổng doanh thu phí bảo hiểm: năm 2003 tổng doanh thu phí của toàn thị trường đạt
6.442 tỷ đồng (bằng 1,92% GDP) và năm 2007 đạt 9.485 tỷ đồng (bằng 2,06% GDP).
Chính từ nguồn phí bảo hiểm này, ngành bảo hiểm nhân thọ đã cung cấp một lượng
vốn lớn cho nền kinh tế.
Tổng số hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực đến cuối năm 2007: 3.834 nghìn hợp đồng
chính (bằng khoảng 4,5% dân số).
Về kênh phân phối đại lý: thị trường đã tạo việc làm cho nhiều người lao động.
Tổng số đại lý tại cuối năm 2007 là 70.000 người.
Nhóm 103 _ TC01K13 Page 4/18
Một số biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam
Về sản phẩm: Đến nay, thị trường đã cung cấp cho công chúng hầu hết các dòng sản
phẩm từ sản phẩm truyền thống đến bảo hiểm liên kết chung (universal life) và gần đây
là bảo hiểm liên kết đơn vị (unit linked).
Sự phát triển của thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam cũng là một nhân tố thúc
đẩy sự hình thành và phát triển của khung pháp lý cho thị trường bảo hiểm nói chung
và bảo hiểm nhân thọ nói riêng, đánh dấu bằng sự ra đời của Luật kinh doanh bảo hiểm
đầu tiên của Việt Nam vào năm 2000.
c. Triển vọng của thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam
Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam cũng đứng trước những cơ hội phát triển
rất lớn. Các cơ sở cho nhận định này là:
Về dân số và nhu cầu đào tạo: Hiện nay dân số Việt Nam là 85 triệu người-đứng
hàng thứ 13 trên thế giới, với mức tăng hàng năm khoảng 1 triệu người. Điểm đáng chú
ý, Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ với 52 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm hơn
60% tổng dân số; tuổi thọ trung bình không ngừng được cải thiện (từ 50 tuổi trong
những năm 1960 tăng lên 72 tuổi vào năm 2005). Với dân số trẻ cùng với truyền thống
hiếu học cộng với yêu cầu rất lớn về nguồn nhân lực có trình độ cao sau khi Việt Nam
hội nhập vào kinh tế thế giới, dẫn đến nhu cầu đào tạo của Việt Nam ngày càng cao,
đặc biệt là nhu cầu đào tạo chất lượng cao cả ở trong và ngoài nước kéo theo yêu cầu
tài chính cho đào tạo ngày càng lớn.
Phát triển kinh tế: Từ khi thực hiện chính sách “đổi mới”, nền kinh tế Việt Nam đã
có sự tiến bộ vượt bậc và theo dự đoán Việt Nam tiếp tục đạt được tăng trưởng kinh tế
với tốc độ cao trong thời gian tới (dự báo trên 7%/năm); đời sống người dân được cải
thiện rõ rệt. Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới năm 2010 GDP/người sẽ đạt 1.000
USD, và hơn thế nữa, người Việt Nam có truyền thống tiết kiệm và có mức tiết
kiệm/thu nhập vào hàng cao nhất thế giới. Đáng chú ý, sự phát triển kinh tế đã làm cho
tầng lớp trung lưu ngày càng đông đảo, tạo ra nhu cầu cao về bảo hiểm nhân thọ. Xin
nhắc lại, tỷ trọng người dân tham gia bảo hiểm nhân thọ hiện nay ở Việt Nam mới chỉ
chiếm 4,5% dân số (trong khi ở Nhật Bản tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm nhân thọ
là 90%, Singapore 50%, và ngay tại Indonesia tỷ lệ này cũng trên 10%) và số tiền tiết
Nhóm 103 _ TC01K13 Page 5/18
Thị phần của các công ty bảo hiểm nhân thọ
Prudential
39%
Bảo Việt
34%
Manulife
12%
Dai-ichi
9%
ACE
6%
Prudential
Bảo Việt
Manulife
Dai-ichi
ACE
Một số biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam
kiệm được người dân dùng mua bảo hiểm nhân thọ mới chiếm 3,45% tổng số tiền tiết
kiệm trong khu vực dân cư.
Nhu cầu hoạch định kế hoạch tài chính và độc lập tài chính ngày càng cao hơn.
Theo đà phát triển kinh tế – xã hội và sự hình thành gia đình hạt nhân (bố mẹ và con),
làm cho nhu cầu hoạch định tài chính và nhu cầu độc lập tài chính ngày càng cao, nhằm
tạo lập một cuộc sống ổn định, tự chủ và có mức hưởng thụ cao. Chẳng hạn, quan niệm
“trẻ cậy cha, già cậy con” của người Việt Nam đến nay đã có nhiều thay đổi, đặc biệt ở
các thành phố lớn. Các cá nhân đã quan tâm nhiều hơn đến nguồn tài chính khi nghỉ
hưu, hết sức lao động để có thể sống độc lập về tài chính, không phải lệ thuộc hoặc dựa
vào con cái, người thân.
d. Các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam
Theo hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, hiện nay có 12 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
trên thị trường Việt Nam. Trong đó, công ty Prudential có doanh thu cao nhất (chiếm 39%),
kế tiếp là Bảo Việt (34%).
Nhóm 103 _ TC01K13 Page 6/18
Một số biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam
STT Hội viên Địa chỉ Website
1 Công ty TNHH Bảo
hiểm nhân thọ
Prudential Việt Nam
Tầng 25 Saigon Trade Center
37 Tôn Đức Thắng, Quận
1,TP HCM
2 Công ty TNHH Bảo
hiểm Manulife Việt
Nam
75 Hoàng Văn Thái, Quận 7,
TP HCM
3 Công ty TNHH Bảo
hiểm Nhân thọ AIA
(VN)
Tầng 1, Tòa nhà E-Tower, 364
Đường Cộng Hòa, P13, Quận
Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
4 Tổng Công ty Bảo Việt
Nhân thọ
Tầng 6, Tòa nhà OCEAN
Park, Số 1, Đào Duy Anh, Hà
Nội
5 Công ty THHH Bảo
Hiểm Nhân Thọ ACE
Tầng 21, Sun Wah Tower
115 Nguyễn Huệ, Quận 1
TP.HCM, Việt Nam
6 Công ty TNHH bảo
hiểm Nhân thọ Prevoir
Việt Nam
Tầng 9, tòa nhà Mặt trời Sông
Hồng, 23 Phan Chu Trinh, Hà
Nội
7 Công ty bảo hiểm nhân
thọ Daiichi Việt Nam
Lầu 3, Saigon Riversider
Office Center 2A-4A Tôn Đức
Thắng, Quận 1, TP Hồ Chí
Minh
8 Công ty TNHH Bảo
hiểm nhân thọ Cathay
Việt Nam
Tầng 9,New World Center,
46-48-50 Phạm Hồng Thái,
Q1 TPHCM
9 Công ty Bảo hiểm nhân
thọ Great Eastern Việt
Nam
Phòng 1, tầng 4, toà nhà Trung
tâm Quốc tế, 17 Ngô Quyền,
Hoàn Kiếm, Hà Nội
10 Công ty TNHH Bảo
hiểm nhân thọ Hàn
Quốc
Tầng 14, Tòa nhà Fideco, số
81-85 Hàm Nghi, Quận 1, TP.
Hồ Chí Minh
11 Công ty TNHH Bảo
hiểm nhân thọ
Vietcombank-Cardif
Phòng 903,tháp VincomB-191
Bà Triệu, Hà Nội
12 Công ty TNHH Bảo
hiểm Nhân thọ Fubon
VN
Tầng 22, tòa nhà Charmvit,
117 Trần Duy Hưng, Cầu
Giấy, Hà Nội
www.fubon.com/life_vn
Nhóm 103 _ TC01K13 Page 7/18