BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN THỊ HỒNG NGÓT
XÁC ĐỊNH GIỐNG VÀ BIỆN PHÁP BÓN PHÂN,
TỈA NHÁNH THÍCH HỢP CHO SẢN XUẤT CÀ CHUA
QUẢ NHỎ TRONG NHÀ MÁI CHE
CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ : 60.62.01.10
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN THỊ MINH HẰNG
TS. ĐÀO XUÂN THẢNG
HÀ NỘI - 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận
văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hồng Ngót
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tôi đã nhận
được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể, cá nhân.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến hai thầy cô hướng dẫn
mình trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này:
1. TS. Trần Thị Minh Hằng, phó Khoa Nông học, GV Bộ môn Rau Hoa
Quả, Cây cảnh, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
2. TS. Đào Xuân Thảng, Nguyên phó Giám đốc Viện cây lương thực và
Cây thực phẩm, hiện đang công tác tại Tổ Công nghệ cao - Viện Cây lương
thực và Cây thực phẩm.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Lãnh đạo Viện Cây lương thực
và Cây thực phẩm, Phòng Tổ chức hành chính, Bộ môn Sinh lý sinh hóa và
chất lượng nông sản và đặc biệt là Bộ môn Kỹ thuật Canh tác và Cơ cấu cây
trồng, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, nơi tôi đang công tác đã luôn
động viên, quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong thời gian tôi thực
hiện luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong bộ
môn Rau Hoa Quả, Cây cảnh, Khoa Nông học,Viện Sau đại học, Trường Đại
học Nông nghiệp Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn
thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã
luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài
nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hồng Ngót
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan
i
Lời cảm ơn
ii
Mục lục
iii
Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu
vii
Danh mục bảng
viii
Danh mục hình
x
1 MỞ ĐẦU
1
1.1 Đặt vấn đề
1
1.2 Mục đích, yêu cầu
2
1.2.1 Mục đích
2
1.2.2 Yêu cầu
2
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
2
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
3
2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
4
2.1 Nguồn gốc và phân loại cây cà chua
4
2.1.1 Nguồn gốc
4
2.1.2 Phân loại thực vật
4
2.2 Yêu cầu của cây đối với điều kiện ngoại cảnh
5
2.2.1 Yêu cầu về đất
5
2.2.2 Yêu cầu về nhiệt độ
5
2.2.3 Yêu cầu về ánh sáng
7
2.2.4 Yêu cầu về ẩm độ
8
2.2.5
Yêu cầu đối với các chất dinh dưỡng
9
2.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà chua ở trong và ngoài nước.
11
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv
2.3.1
Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới.
11
2.3.2
Tình hình sản xuất cà chua ở Việt Nam
13
2.4 Tình hình nghiên cứu về chọn tạo giống cà chua quả nhỏ ở trong
và ngoài nước.
16
2.4.1 Tình hình nghiên cứu về chọn tạo giống cà chua quả nhỏ trên thế giới
16
2.4.2 Tình hình nghiên cứu về chọn tạo giống cà chua quả nhỏ ở Việt Nam
20
2.4.3 Kết quả nghiên cứu giống cà chua trong nhà mái che
22
2.5 Nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật tỉa nhánh cho cà chua
28
2.6 Nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật bón phân
33
3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
3.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
40
3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
41
3.3 Nội dung nghiên cứu
41
3.4 Phương pháp nghiên cứu
41
3.4.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm
41
3.4.2 Diện tích thí nghiệm
43
3.4.3 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
43
3.5 Các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc
46
3.6 Phương pháp xử lý số liệu
47
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
48
4.1 So sánh khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của 4 giống
cà chua quả nhỏ có triển vọng trong điều kiện nhà mái che vụ thu
đông 2013 tại Gia Lộc, Hải Dương.
48
4.1.1 Khả năng sinh trưởng của các giống cà chua quả nhỏ
48
4.1.2 Một số đặc điểm hình thái của các giống cà chua quả nhỏ trong
nhà mái che vụ thu đông 2013.
60
4.1.3 Đặc điểm cấu trúc của các giống cà chua quả nhỏ trong nhà mái
che vụ thu đông 2013.
62
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v
4.1.4 Khả năng ra hoa đậu quả của các giống cà chua quả nhỏ
64
4.1.5 Tình hình sâu bệnh hại của các giống cà chua quả nhỏ trong nhà
mái che vụ thu đông 2013 .
65
4.1.6 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống cà
chua quả nhỏ trong nhà mái che, vụ thu đông 2013.
67
4.1.7 Đặc điểm chất lượng quả của các giống cà chua quả nhỏ trong
nhà mái che, vụ thu đông 2013 tại Gia Lộc, Hải Dương.
72
4.2 Ảnh hưởng của biện pháp tỉa nhánh đến sinh trưởng, phát triển
và năng suất của giống cà chua quả nhỏ Vàng Anh trong điều
kiện nhà mái che vụ thu đông 2013 tại Gia Lộc, Hải Dương.
74
4.2.1 Ảnh của biện pháp tỉa nhánh đến thời gian qua các giai đoạn sinh
trưởng, phát triển chủ yếu của giống cà chua quả nhỏ Vàng anh.
75
4.2.2 Ảnh hưởng của biện pháp tỉa nhánh đến một số đặc điểm cấu trúc
cây của giống cà chua quả nhỏ Vàng anh.
77
4.2.3 Ảnh hưởng của biện pháp tỉa nhánh đến khả năng ra hoa đậu quả
của giống cà chua quả nhỏ Vàng anh.
79
4.2.4 Tình hình sâu bệnh hại của giống cà chua quả nhỏ Vàng anh
trong điều kiện nhà mái che.
81
4.2.5 Ảnh hưởng của biện pháp tỉa nhánh đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của giống cà chua Vàng anh trong nhà
mái che vụ thu đông 2013 tại Gia Lộc, Hải Dương.
82
4.3 Ảnh hưởng của 1 số loại phân bón thúc đến sinh trưởng, phát
triển và năng suất giống cà chua Vàng Anh trong nhà mái che vụ
thu đông 2013 tại Gia Lộc, Hải Dương.
86
4.3.1 Ảnh hưởng của các loại phân bón thúc đến khả năng sinh trưởng
của giống cà chua Vàng Anh.
86
4.3.2 Ảnh hưởng của các loại phân bón thúc đến một số đặc điểm cấu
trúc cây của giống cà chua quả nhỏ Vàng anh.
88
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi
4.3.3 Ảnh hưởng của các loại phân bón thúc đến khả năng ra hoa đậu
quả của giống cà chua quả nhỏ Vàng anh
89
4.3.4 Ảnh hưởng của các loại phân bón thúc đến một số loại sâu bệnh
hại chính của giống cà chua quả nhỏ Vàng anh.
90
4.3.5 Ảnh hưởng của các loại phân bón thúc đến năng suất và các yếu
tố cấu thành năng suất của giống cà chua quả nhỏ Vàng anh.
91
4.3.6 Ảnh hưởng của các loại phân bón thúc đặc điểm chất lượng quả
của giống cà chua Vàng Anh trong nhà mái che.
94
4.3.7 Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế của thí nghiệm sử dụng phân
bón thúc với giống cà chua quả nhỏ Vàng anh trong nhà mái che
vụ thu đông 2013 tại Gia Lộc, Hải Dương.
95
5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
97
5.1 Kết luận
97
5.2 Đề nghị
97
TÀI LIỆU THAM KHẢO
99
PHỤ LỤC
104
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
TT
Chữ viết tắt Nghĩa
1
.
AVRDC
Asian vegetable Research Development Center
- Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau Châu Á
2
.
CCC Chiều cao cây
3
.
CTĐC Công thức đối chứng
4
.
đc Đối chứng
5
.
K Kali
6
.
KLTB Khối lượng trung bình
7
.
N Đạm
8
NNCNC Nông nghiệp công nghệ cao
9
.
NS Năng suất
10
.
NSLT Năng suất lý thuyết
11
.
NSTT Năng suất thực thu
12
.
P Lân
13
.
TG Thời gian
14
.
TGST Thời gian sinh trưởng
15
.
TL Tỷ lệ
16
.
TS Tổng số
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
2.1 Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới 12
2.2 Sản lượng cà chua của thế giới và 10 nước đứng đầu 13
2.3 Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua ở Việt Nam từ 2004-
2012 13
2.4 Sản xuất cà chua tại một số tỉnh năm 2010-2012 15
2.5 Bảng thành phần dinh dưỡng của loại phân bón thường được sử
dụng trong tưới nhỏ giọt 36
4.1 Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển chủ yếu của
các giống cà chua quả nhỏ trong nhà mái che. 49
4.2 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống cà chua 54
4.3 Động thái ra lá của các giống cà chua 56
4.4 Một số đặc điểm sinh trưởng và cấu trúc cây của các giống cà
chua quả nhỏ trong nhà mái che 59
4.5 Một số đặc điểm hình thái của các giống cà chua 61
4.6 Đặc điểm cấu trúc quả của các giống cà chua Cấu trúc quả 63
4.7 Khả năng ra hoa, đậu quả của các giống cà chua quả nhỏ 64
4.8 Tình hình sâu bệnh hại trên các giống cà chua quả nhỏ 66
4.9 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống cà chua 68
4.10 Đặc điểm chất lượng quả của các giống cà chua 72
4.11 Ảnh hưởng của biện pháp tỉa nhánh đến thời gian qua các giai
đoạn sinh trưởng, phát triển chủ yếu của giống cà chua Vàng anh. 75
4.12 Ảnh hưởng của biện pháp tỉa nhánh đến một số đặc điểm cấu trúc
cây của giống cà chua quả nhỏ Vàng anh. 77
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ix
4.13 Ảnh hưởng của biện pháp tỉa nhánh đến khả năng ra hoa đậu quả
của giống cà chua quả nhỏ Vàng anh. 80
4.14 Tình hình sâu bệnh hại của giống cà chua quả nhỏ Vàng anh 81
4.15 Ảnh hưởng của biện pháp tỉa nhánh đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của giống cà chua Vàng anh. 84
4.16 Ảnh hưởng của các loại phân bón thúc đến thời gian qua các giai
đoạn sinh trưởng, phát triển chủ yếu của giống cà chua Vàng Anh
trong nhà mái che. 87
4.17 Ảnh hưởng của các loại phân bón thúc đến một số đặc điểm cấu
trúc cây của giống cà chua quả nhỏ Vàng anh 88
4.18 Ảnh hưởng của các loại phân bón thúc đến khả năng ra hoa đậu
quả của giống cà chua quả nhỏ Vàng anh 89
4.19 Tình hình sâu, bệnh hại của giống cà chua Vàng anh 90
4.20 Ảnh hưởng của các loại phân bón thúc đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của giống cà chua Vàng Anh trong nhà
mái che. 92
4.21 Ảnh hưởng của các loại phân bón thúc đến đặc điểm chất lượng
quả của giống cà chua Vàng Anh trong nhà mái che. 94
4.22 Hiệu quả kinh tế của các công thức bón phân thúc 95
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page x
DANH MỤC HÌNH
STT Tên hình Trang
4.1 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống cà chua 55
4.2 Động thái ra lá của các giống cà chua 56
4.3 Năng suất thực thu của các giống cà chua quả nhỏ (tạ/1000m2) 71
4.4 Ảnh hưởng của biện pháp tỉa nhánh đến năng suất của giống cà
chua Vàng anh trong điều kiện nhà mái che. 85
4.5 Ảnh hưởng của các loại phân bón thúc đến năng suất của giống
cà chua Vàng Anh 93
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1
1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây cà chua (Lycopersicon esculentum Mill.) là loại rau ăn quả thuộc
họ cà (Solanaceae). Cà chua quả nhỏ trồng được nhiều vụ trong năm, sai quả,
màu sắc hấp dẫn (có dạng quả màu vàng và dạng quả màu đỏ), thích hợp cho
ăn tươi, làm Xalat, đóng hộp và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản
xuất. Trong quả cà chua có nhiều đường, vitamin A, Vitamin C và các khoáng
chất như Fe, Ca, Mg, P… Từ cà chua, người ta có thể chế biến ra nhiều loại
sản phẩm khác nhau như: Cà chua đóng hộp nguyên quả, nước cà chua cô
đặc, tương cà chua, mứt cà chua…là những mặt hàng xuất khẩu rất có giá trị.
Cà chua quả nhỏ được trồng quanh năm nên vào thời điểm trái vụ năng
suất, chất lượng cà chua giảm mạnh. Do vậy, trồng cà chua trong nhà mái che
là một giải pháp tránh ảnh hưởng đến năng suất, phẩm chất của loại rau ăn
quả này trong điều kiện sản xuất bất thuận của ngoại cảnh. Sản xuất rau trong
nhà mái che có ưu điểm: hạn chế tác hại của tự nhiên như gió, bão, sương,
trồng được nhiều vụ trong năm, thích hợp với điều kiện thâm canh cao, cách
ly với mầm mống sâu bệnh hại và độc tố có trong đất, phòng tránh tác hại của
thiên tai và lây lan sâu bệnh hại, tăng hiệu quả sử dụng phân bón, hạn chế rửa
trôi phân bón … Vì vậy, áp dụng nhà mái che để sản xuất cà chua quả nhỏ là
rất cần thiết.
Hiện nay sản xuất cà chua quả nhỏ ở nước ta gặp phải một số khó khăn
ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng, đó là vấn đề
về giống và kỹ thuật canh tác. Các giống cà chua quả nhỏ hiện nay chủ yếu là
các giống nhập nội, chủng loại nghèo nàn và chưa có các quy trình sản xuất
trong nhà mái che.
Để khai thác hết tiềm năng của sản xuất cà chua trong nhà mái che,
nghiên cứu được giống và biện pháp kỹ thuật thích hợp trong điều kiện đó,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xác định giống và biện pháp bón phân,
tỉa nhánh thích hợp cho sản xuất cà chua quả nhỏ trong nhà mái che”.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2
1.2. Mục đích, yêu cầu
1.2.1. Mục đích
- Lựa chọn được giống cà chua quả nhỏ có khả năng sinh trưởng phát
triển tốt, năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp với điều kiện sản xuất trong
nhà mái che.
- Xác định được biện pháp bón phân, tỉa nhánh thích hợp, giúp nâng
cao năng suất và chất lượng cà chua quả nhỏ trong điều kiện nhà mái che tại
huyện Gia Lộc, Hải Dương.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển, tình hình nhiễm sâu
bệnh hại, năng suất và chất lượng của một số giống cà chua quả nhỏ trong
điều kiện nhà mái che vụ thu đông 2013, từ đó lựa chọn được giống thích hợp
nhất cho sản xuất.
- Đánh giá được ảnh hưởng của công thức bón phân và biện pháp tỉa
nhánh đến sinh trưởng, phát triển, tình hình sâu bệnh hại, năng suất và chất
lượng của cà chua quả nhỏ trong điều kiện nhà mái che.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả đề tài đưa ra các số thông số kỹ thuật về giống cà chua quả
nhỏ và biện pháp kỹ thuật bón phân, tỉa nhánh cho cà chua quả nhỏ trong
điều kiện nhà mái che. Những thông số này rất cần thiết cho những nghiên
cứu tiếp theo về giống, biện pháp canh tác cà chua ở Việt Nam nói chung
và vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng cũng như những vùng có điều kiện
canh tác tương tự. Kết quả đề tài sẽ giúp hoàn thiện qui trình sản xuất cà
chua trong nhà mái che ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt. Kết quả nghiên
cứu này sẽ góp phần bổ sung thêm những tài liệu khoa học phục vụ cho
công tác học tập, nghiên cứu và giảng dạy.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xác định được giống cà chua quả nhỏ có khả năng sinh trưởng, phát
triển tốt, cho năng suất cao, chất lượng tốt nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách về
giống cà chua quả nhỏ của thực tiễn sản xuất. Đồng thời kết quả đề tài góp
phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cho sản xuất cà chua
trong nhà mái che ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Nguồn gốc và phân loại cây cà chua
2.1.1. Nguồn gốc
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu và trích dẫn của tác giả Mai Thị Phương
Anh (2003) thì cho rằng cà chua trồng hiện nay có nguồn gốc từ Pêru, Ecuador,
Bolivia dọc theo bờ biển Thái Bình Dương, từ quần đảo Galanpogos tới Chi Lê.
Theo tài liệu Kuo và cs (1998) cho rằng ở châu Á, cà chua được trồng
đầu tiên ở Philippin, Indonesia, Malaysia vào thế kỷ 18 qua các thương gia
và thực dân Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha sau đó được phát triển sang
các nước khác.
Hiện nay, người ta tìm thấy ở các vùng núi thuộc Trung và Nam Mỹ có
rất nhiều cà chua dại và bán dại, ở những vùng này cũng có rất nhiều dạng cà
chua trồng và được trồng phổ biến rất rộng rãi.
2.1.2. Phân loại thực vật
Cà chua tên khoa học là Lycopersicon esculentum Mill., thuộc họ cà
(Solanaceae), chi Lycopersicon. Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về phân loại
của cà chua và lập thành các hệ thống phân loại theo quan điểm riêng của
mình. Tuy nhiên, hai hệ thống được sử dụng nhiều nhất là hệ thống phân loại
của Muller (người Mĩ hay dùng) và hệ thống phân loại của Brezhnev (Châu
Âu hay dùng).
Theo phân loại của Muller thì cà chua trồng hiện nay thuộc chi
Eulycopersicon C.H.Muller. Trong chi phụ này tác giả phân cà chua thành 7 loại
và cà chua trồng hiện nay (Lycopersicon esculentum Miller) thuộc loại thứ nhất.
Theo Nguyễn Văn Hiển (2000) chi Lycopersicon Tourn được phân làm 3
loài thuộc hai chi phụ:
Chi phụ 1: Eriopersicon: Dạng cây một năm hoặc nhiều năm, quả
không bao giờ chín đỏ, luôn luôn có màu xanh, có sọc tía, quả có lông, hạt
nhỏ. Chi phụ này gồm 2 loài và các loài phụ.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5
1. Lycopersicon peruvianum Mill.
1
a
L.peruvianum var.Cheesmanii Riloey và Var Cheesmanii f.minor
C.H.Mill. (L.esc.var.miror Hook).
1
b
L.peruvianum var. dentatumpun.
2. Lycopersicon hirsutum Humb. et. Bonpl.
2
a
. L. hirsutum var galabratum C.H.Mull.
2
b
. L. hirsutum var glandulosum C.H.Mull.
Chi phụ 2: Eulycopersicon: Dạng cây hàng năm, quả chín đỏ hoặc vàng.
Chi phụ này gồm 1 loài là Lycopersicon esculentum Mill, loài này gồm 3 loài phụ:
a. L.esculentum Mill. Ssp. Spontaneum Brezh - cà chua hoang dại, bao gồm
2 dạng.
b. L. esculentum Mill.SSp. Subspontaneum - cà chua bán hoang dại, gồm 5 dạng.
c. L.esculentum Mill ssp cultum - cà chua trồng trọt, là loại lớn nhất, có các biến
chủng có khả năng thích ứng rộng, được trồng rộng khắp thế giới.
2.2. Yêu cầu của cây đối với điều kiện ngoại cảnh
2.2.1. Yêu cầu về đất
Cà chua là loại cây trồng tương đối dễ tính có thể trồng được trên nhiều
loại đất khác nhau. Tuy nhiên sản xuất cà chua nên chọn loại đất phù sa có
hàm lượng hữu cơ cao, giàu mùn, đất tơi xốp, dễ thoát nước, độ pH khoảng
5,5-7,0 là tốt nhất.
2.2.2. Yêu cầu về nhiệt độ
Cà chua thuộc nhóm cây ưa ấm. Nhiệt độ thích hợp nhất cho hạt nảy
mầm là 24-25
o
C, nhiều giống nảy mầm nhanh ở nhiệt độ 28-32
o
C.
Tác giả Tạ Thu Cúc (2006) lại cho rằng, cà chua chịu được nhiệt độ cao, rất
mẫn cảm với nhiệt độ thấp. Cà chua có thể sinh trưởng, phát triển trong phạm vi
nhiệt độ từ 15-35
o
C, nhiệt độ thích hợp từ 22-24
o
C. Giới hạn nhiệt độ tối cao đối
với cà chua là 35
o
C và giới hạn nhiệt độ tối thấp là 10
o
C, có ý kiến cho là 12
o
C.
Theo một số nghiên cứu, nhiệt độ đất có ảnh hưởng lớn đến quá trình
phát triển của hệ thống rễ, khi nhiệt độ đất cao trên 39
o
C sẽ làm giảm quá
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6
trình lan toả của hệ thống rễ, nhiệt độ trên 44
o
C bất lợi cho sự phát triển của
bộ rễ, cản trở quá trình hấp thụ nước và chất dinh dưỡng.
Nhiệt độ ngày và đêm đều có ảnh hưởng đến sinh trưởng sinh dưỡng
của cây. Nhiệt độ ngày thích hợp cho cây sinh trưởng từ 20-25
o
C, nhiệt độ
đêm thích hợp từ 13-18
o
C. Khi nhiệt độ trên 35
o
C cây cà chua ngừng sinh
trưởng và ở nhiệt độ 10
o
C trong một giai đoạn dài cây sẽ ngừng sinh trưởng
và chết. Ở giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng, nhiệt độ ngày đêm xấp xỉ 25
o
C
sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ra lá và sinh trưởng của lá. Tốc độ
sinh trưởng của thân, chồi và rễ đạt tốt hơn khi nhiệt độ ngày từ 26-30
o
C và
đêm từ 18-22
o
C. Điều này liên quan đến việc duy trì cân bằng quá trình quang
hoá trong cây.
Nhiệt độ không những ảnh hưởng trực tiếp tới sinh truởng dinh dưỡng
mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sự ra hoa đậu quả, năng suất và chất lượng của
cà chua. Ở thời kỳ phân hoá mầm hoa, nhiệt độ không khí ảnh hưởng đến vị
trí của chùm hoa đầu tiên. Cùng với nhiệt độ không khí, nhiệt độ đất có ảnh
hưởng đến số lượng hoa/chùm. Khi nhiệt độ không khí trên 30/25
o
C
(ngày/đêm) làm tăng số lượng đốt dưới chùm hoa thứ nhất. Nhiệt độ không
khí lớn hơn 30/25
o
C (ngày/đêm) cùng với nhiệt độ đất trên 21
o
C làm giảm số
hoa trên chùm.
Ngoài ra, nhiệt độ còn ảnh hưởng trực tiếp tới sự nở hoa cũng như quá
trình thụ phấn thụ tinh, nhiệt độ ảnh hưởng rõ rệt tới sự phát triển của hoa, khi
nhiệt độ (ngày/đêm) trên 30/24
o
C làm giảm kích thước hoa, trọng lượng noãn
và bao phấn. Nhiệt độ cao làm giảm số lượng hạt phấn, giảm sức sống của hạt
phấn và của noãn. Tỷ lệ đậu quả cao ở nhiệt độ tối ưu là 18-20
o
C. Khi nhiệt độ
ngày tối đa vượt 38
o
C trong vòng 5-9 ngày trước hoặc sau khi hoa nở 1-3 ngày,
nhiệt độ đêm tối thấp vượt 25-27
o
C trong vòng vài ngày trước và sau khi nở
hoa đều làm giảm sức sống hạt phấn, đó chính là nguyên nhân làm giảm năng
suất. Quả cà chua phát triển thuận lợi ở nhiệt độ thấp, khi nhiệt độ trên 35
o
C
ngăn cản sự phát triển của quả và làm giảm kích thước quả rõ rệt.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7
Bên cạnh đó nhiệt độ còn ảnh hưởng đến các chất điều hoà sinh trưởng
có trong cây. Sau khi đậu quả, quả lớn lên nhờ sự phân chia và sự phát triển
của các tế bào phôi. Hoạt động này được thúc đẩy bởi một số hooc môn sinh
trưởng hình thành ngay trong khi thụ tinh và hình thành hạt. Nếu nhiệt độ cao
xảy ra vào thời điểm 2-3 ngày sau khi nở hoa gây cản trở quá trình thụ tinh,
auxin không hình thành được và quả non sẽ không lớn mà rụng đi.
Sự hình thành màu sắc quả cũng chịu ảnh hưởng lớn của nhiệt độ, bởi quá
trình sinh tổng hợp caroten rất mẫn cảm với nhiệt. Quả cà chua sinh trưởng tốt
ở 20-22
0
C. Thời kỳ quả chín, nhiệt độ và ánh sáng ảnh hưởng lớn đến sự hình
thành các sắc tố của quả , chủ yếu là Licopen (màu đỏ) và Caroten (màu
vàng). Sắc tố hình thành ở nhiệt độ 20
o
C , trên 35
o
C sắc tố bị phân hủy (Theo
Tạ Thu Cúc và cs, 2007). Các sắc tố này nhiều hay ít tuỳ thuộc vào nhiệt độ
của môi trường: < 10
o
C quả không phát triển màu đỏ và vàng, khoảng 25
o
C
quả phát triển màu đỏ và vàng, > 40
o
C quả không phát triển màu đỏ. Nếu cà
chua thu hoạch vào giai đoạn chín và giữ ở nhiệt độ 10 - 20
o
C trong 12 ngày
thì sắc tố caroten vẫn tiếp tục tăng. Tuy nhiên, ngày nay với tiến bộ trong
công tác chọn giống, các nhà khoa hoc đã chọn tạo được nhiều giống cà chua
chịu nóng, có thể chín đỏ trong điều kiện nhiệt độ không khí cao hơn 35
o
C
(Theo Hồ Hữu An, 1996).
2.2.3. Yêu cầu về ánh sáng
Theo Nguyễn Thị Minh và Cs (2000) Cà chua thuộc cây ưa ánh sáng,
cây con trong vườn ươm nếu đủ ánh sáng (5000 lux) sẽ cho chất lượng tốt,
cứng cây, bộ lá to, khoẻ, sớm được trồng. Ngoài ra ánh sáng tốt, cường độ
quang hợp tăng, cây ra hoa đậu quả sớm hơn, chất lượng sản phẩm cao hơn.
Theo Binchy và morgan (1970) cho rằng cường độ ánh sáng ảnh hưởng đến
quá trình sinh trưởng, phát triển của cây cà chua, điểm bão hoà ánh sáng của
cây cà chua là 70.000 lux (nhiều tác giả). Cường độ ánh sáng thấp làm chậm
quá trình sinh trưởng và cản trở quá trình ra hoa. Cường độ ánh sáng thấp làm
vươn dài vòi nhuỵ và tạo nên những hạt phấn không có sức sống, thụ tinh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8
kém. Ánh sáng đầy đủ thì việc thụ tinh thuận lợi, dẫn đến quả phát triển bình
thường, đồng đều, năng suất tăng. Khi cà chua bị che bóng, năng suất thường
giảm và quả bị dị hình (Theo Nguyễn Thị Thanh Hà, 2013). Trong điều kiện
thiếu ánh sáng năng suất cà chua thường giảm, do vậy việc trồng thưa làm
tăng hiệu quả sử dụng ánh sáng kết hợp với ánh sáng bổ sung sẽ làm tăng tỷ lệ
đậu quả, tăng số quả trên cây, tăng trọng lượng quả và làm tăng năng suất.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng cà chua không phản ứng với độ dài ngày,
quang chu kỳ trong thời kỳ đậu quả có thể dao động từ 7-19 giờ. Tuy nhiên
một số nghiên cứu khác cho rằng ánh sáng ngày dài và hàm lượng nitrat ảnh
hưởng rõ rệt đến tỷ lệ đậu quả. Nếu chiếu sáng 7 giờ và tăng lượng đạm thì
làm cho tỷ lệ đậu quả giảm trong khi đó ánh sáng ngày dài làm tăng số
quả/cây. Nhưng trong điều kiện ngày ngắn nếu không bón đạm thì chỉ cho
quả ít, còn trong điều kiện ngày dài mà không bón đạm thì cây không ra hoa
và không đậu quả (Theo Bộ NN&PTNT, 2005).
Chất lượng ánh sáng có tác dụng rõ rệt tới các giai đoạn sinh trưởng của
cây cà chua. Ánh sáng đỏ làm tăng tốc độ sinh trưởng của lá và ngăn chặn sự phát
triển của chồi bên. Ánh sáng màu lục làm tăng chất lượng chất khô mạnh nhất.
Thành phần hoá học của quả cà chua chịu tác động lớn của chất
lượng ánh sáng, thời gian chiếu sáng và cường độ ánh sáng, cà chua trồng
trong điều kiện đủ ánh sáng đạt hàm lượng axít ascobic trong quả nhiều
hơn trồng nơi thiếu ánh sáng.
2.2.4. Yêu cầu về ẩm độ
Cà chua có yêu cầu về nước ở các giai đoạn sinh trưởng rất khác nhau,
xu hướng ban đầu cần ít về sau cần nhiều. Độ ẩm đất 60-70% là phù hợp cho
cây trong giai đoạn sinh trưởng và 78-81% trong giai đoạn đậu quả, bắt đầu từ
thời kỳ lớn nhanh của quả. Lúc cây ra hoa là thời kỳ cần nhiều nước nhất (Dẫn
theo Nguyễn Thị Thanh Hà, 2013), nếu ở thời kỳ này độ ẩm không đáp ứng,
việc hình thành chùm hoa và tỷ lệ đậu quả giảm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9
Một số nghiên cứu cho thấy giữa năng suất cà chua và lượng nước bốc
hơi trên lớp đất mặt sâu 1 cm có mối quan hệ chặt chẽ. Một nghiên cứu của
Mỹ cho thấy một giống cà chua đạt năng suất 220 tấn/ha thì hiệu quả sử dụng
nước là 3,1 tấn/cm/ha lượng nước thoát hơi. Ở Tunisia, khi nghiên cứu tác
động của nước đối với cà chua đã kết luận để đạt năng suất 113 tấn/ha thì hiệu
quả sử dụng nước tối đa là 2,95 tấn/cm/ha. Nghiên cứu trong điều kiện
California, Claude cho rằng để tạo 1 kg quả cà chua cần 32,3 kg nước.
Nhiều tài liệu cho thấy độ ẩm đất thích hợp cho cà chua là 60-65% và
độ ẩm không khí là 70-80%. Khi đất quá khô hay quá ẩm đều ảnh hưởng đến
sinh trưởng phát triển và năng suất của cà chua. Biểu hiện của thiếu nước hay
thừa nước đều làm cho cây bị héo. Khi ruộng bị ngập nước, trong đất thiếu
oxy, thừa khí cacbonic làm cho rễ cà chua bị ngộ độc dẫn đến cây héo. Khi
thiếu nước quả cà chua chậm lớn thường xảy ra hiện tượng thối đáy quả, quả
dễ bị rám do canxi bị giữ chặt ở các bộ phận già không vận chuyển đến các bộ
phận non.
Độ ẩm không khí quá cao (> 90%) dễ làm cho hạt phấn bị trương nứt,
hoa cà chua không thụ phấn được sẽ rụng (Theo Bộ NN&PTNT, 2005).
2.2.5 Yêu cầu đối với các chất dinh dưỡng
Cà chua là cây có thời gian sinh trưởng dài, thân lá sinh trưởng mạnh,
khả năng ra hoa, ra quả nhiều, tiềm năng cho năng suất rất lớn. Vì vậy cung
cấp đầy đủ chất dinh dưỡng là yếu tố có tính chất quyết định đến năng suất và
chất lượng quả (Tạ Thu Cúc, 2006). Cũng như các cây trồng khác cà chua cần
ít nhất 20 nguyên tố dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng phát triển bình
thường của nó. Trong các nguyên tố đa lượng cà chua cần nhiều kali hơn cả,
sau đó là đạm và lân. Mỗi nguyên tố dinh dưỡng khác nhau có ảnh hưởng
khác nhau đến sinh trưởng, phát triển của cây cà chua.
Đạm: Trong suốt quá trình sinh trưởng, đạm có ảnh hưởng lớn đến sinh
dưỡng và năng suất quả hơn tất cả các yếu tố dinh dưỡng khác. Nó có tác dụng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10
thúc đẩy sự sinh trưởng, ra hoa, đậu quả của cà chua nhưng lại làm kéo dài thời
gian chín. Trong điều kiện nhiệt độ cao, thiếu đạm sẽ làm cho tỉ lệ rụng hoa tăng.
Trong đất thiếu đạm dẫn đến sinh trưởng thân lá bị kìm hãm, lá vàng úa, cây còi
cọc, sinh trưởng kém, giảm năng suất và chất lượng quả. Khi lượng đạm quá dư
thừa làm kích thước quả giảm, hàm lượng đường và màu sắc quả kém, kéo dài
quá trình chín, giảm khả năng chống chịu với sâu bệnh hại và tăng tỉ lệ quả bị thối,
tăng hàm lượng nitrat trong quả (Dẫn theo Nguyễn Đình Thiều, 2010). Việc bón
đạm hợp lý theo nhu cầu của cây sẽ làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
Lân: Một đặc điểm khác biệt quan trọng của cây cà chua là hệ rễ hút
lân kém, đặc biệt trong thời kỳ cây con. Cây sử dụng lân nhiều khi cây có 3-4
lá thật, thời kỳ bắt đầu ra hoa và hình thành quả. Lân có tác dụng kích thích
cho hệ rễ sinh trưởng, hình thành chùm hoa sớm, kích thích hoa nở, làm tăng
sức sống của hạt phấn, kích thích quá trình chín của quả, rút ngắn thời gian
sinh trưởng, làm tăng chất lượng quả.
Kali: Kali cần thiết để hình thành thân, bầu quả, kali làm cho cây cứng,
chắc, tăng bề dầy của mô giác, tăng khả năng chống chịu của sâu bệnh hại và
điều kiện bất thuận. Kali thúc đẩy quá trình quang hợp, tham gia tổng hợp
nhiều chất hữu cơ quan trọng như gluxit, protein, vitamin Đặc biệt, kali có
tác dụng tốt đối với hình thái quả, đất bón kali đầy đủ quả nhẵn, bóng, thịt quả
chắc, làm tăng khả năng bảo quản và vận chuyển khi quả chín. Kali còn có ảnh
hưởng tốt đến chất lượng quả như làm tăng hàm lượng đường, hàm lượng chất
tan và vitamin C. Cây cần nhiều kali ở thời kỳ ra hoa rộ và quả phát triển.
Magiê: Mg là nguyên tố dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với cây cà
chua. Nó ảnh hưởng tới quá trình tổng hợp lân, tổng hợp hydratcacbon, liên quan
rất chặt chẽ tới quá trình hình thành Chlorophyll, khi thiếu Mg quá trình quang
hợp bị ảnh hưởng. Mg còn đóng vai trò như một chất mang Photpho và điều hoà
sự hút dinh dưỡng bao gồm quá trình vận chuyển sản phẩm quang hợp tới các bộ
phận của cây. Thiếu Mg sẽ làm giảm khả năng chịu vận chuyển và bảo quản quả.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11
Bo: Bo thường có khối lượng lớn trong cây, Bo ảnh hưởng tới sự nảy
mầm của hạt phấn, sự phát triển của ống phấn, thiếu Bo làm giảm sự phát
triển của bộ rễ, lá mầm giòn, dễ gãy, chồi ngọn bị thối, quả bị biến dạng, làm
rụng quả. Đất càng có cấu trúc nhẹ cây càng cần ít Bo.
Kẽm: Trong quá trình tổng hợp auxin, Zn có vai trò quan trọng. Theo
Pauli và cộng sự (1968) sự tổng hợp và lưu thông Zn trong cây phụ thuộc vào
sự có mặt hoặc vắng mặt của lân và canxi. Biểu hiện của sự thiếu Zn là lá nhỏ,
ráp, cây cứng và sinh trưởng kém. Đất có pH cao thường thiếu Zn.
Molipden: Mo là nguyên tố vi lượng có rất ít trong cây. Mo rất cần thiết
cho quá trình đồng hoá đạm của cây, thúc đẩy quá trình hình thành và chín
của quả. Thiếu Mo cây sinh trưởng kém, chiều cao cây giảm.
Theo More (1978) để có 1 tấn cà chua cần 2,9 kg N, 0,4 kg P
2
O
5
, 4 kg
K
2
O và 0,45 kg Mg. Theo Becseev để tạo 1 tấn quả cà chua cần 3,8 kg N, 6 kg
P
2
O
5
và 7,9 kg K
2
O. Theo Geraldson (1957) để đạt năng suất 50 tấn/ha cần bón
320 kg N, 60 kg P
2
O
5
và 440 kg K
2
O. Theo L.H Aung (1979) khuyến cáo để cà
chua đạt năng suất 40 tấn/ha cần bón 150 kg N, 30 kg P
2
O
5
và 160 kg K
2
O (Dẫn
theo Dương Kim Thoa và CS, 2005). Theo Kuo và cộng sự (1998) thì đối với cà
chua vô hạn nên bón với mức 180 kg N, 80 kg P
2
O
5
và 180 kg K
2
O còn với cà
chua hữu hạn thì lượng tương ứng là 120: 80 và 150. Theo nghiên cứu của Trần
Khắc Thi (1999) thì trong điều kiện Việt Nam lượng phân bón cho 1 ha cà chua
là 25 tấn phân chuồng, 150 kg N, 90 kg P
2
O
5
và 150 kg K
2
O.
2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà chua ở trong và ngoài nước.
2.3.1 Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới.
Trên thế giới cà chua là cây rau quan trọng, xếp thứ 2 sau khoai tây.
Những năm gần đây, tình hình sản xuất cà chua trên thế giới vẫn tiếp tục gia
tăng, tuy nhiên xuất hiện xu hướng không ổn định và chững lại. Mặc dù diện tích
trồng cà chua hàng năm trên thế giới tăng lên xong năng suất và sản lượng cà
chua lại giảm xuống rõ rệt.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất cà chua trên tế giới
Năm
Diện tích
(1.000 ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(1.000 tấn)
2002 4.227,985 27,5622 116.532,679
2003 4.271,027 27,9655 119.441,553
2004 4.602,362 27,8891 128.355,522
2005 4.683,412 27,6053 129.286,845
2006 4.754,861 27,5917 131.194,491
2007 4.259,781 32,3227 137.687,505
2008 4.237,231 33,2925 141.068,130
2009 4.544,525 33,9719 154.386,171
2010 4.532,372 33,5487 152.055,325
2011 4.734,356 33,5892 159.023,383
2012 4.814,969 33.8134 162.797,636
(Nguồn FAO Database Static 2014)
Theo thống kê mới nhất của FAO (2014), diện tích cà chua trong 10 năm
gần đây tăng lên rõ rệt. Từ 4.227,985 ha năm 2002 đã tăng lên 4754,861 ha
năm 2006 nhưng lại giảm vào năm 2007, 2008, chỉ còn 4.237,231ha. Từ năm
2009 đến 2012, diện tích cà chua toàn thế giới tăng dần (năm 2012 đạt
4.814,969 ha). Năng suất cà chua năm 2002 trên thế giới đạt 27,5622 tấn/ha, thì
đến năm 2009 năng suất cà chua đạt 33,9719 tấn/ha, đến năm 2012 đạt 33.8134
tấn/ha. Do vậy, sản lượng cà chua tăng lên đạt 162.797,636 tấn năm 2012.
Cà chua được sản xuất chủ yếu ở các nước ôn đới và á nhiệt đới. Qua
các năm 2007- 2012, sản lượng cà chua trên thế giới và mười nước dẫn đầu
luôn tăng. Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ là 3 nước có sản lượng cà chua cao nhất
thế giới, chiếm từ 10,0% đến 24,1%. Trong đó, Trung Quốc đạt sản lượng cà
chua cao nhất thế giới vào năm 2012, đạt 50.125,055 tấn, chiếm 30,98% sản
lượng cà chua trên toàn thế giới.
Trung Quốc không chỉ xuất khẩu các sản phẩm cà chua đáng kể đến
Italy, Nga, mà còn xuất khẩu đến Châu phi, Trung Á và các nước khác. Năm
2011, sản phẩm cà chua của Trung Quốc đã xuất khẩu 1,13 triệu tấn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13
Bảng 2.2: Sản lượng cà chua của thế giới và 10 nước đứng đầu
ĐVT: 1000 tấn
Năm
Tên nước
2007 2008 2009 2010 2011 2012
Thế giới 137.687,505
141.06,8130
154.386,171
152.055,325
159.023,383
161.793,834
Trung Quốc 36.096,890
39.938,708
45.365,543
46.876,088
48.576,853
50.125,055
Ấn Độ 10.055,000
10.303,000
11.148,800
12.433,200
16.826,000
17.500,000
Mỹ 14.185,200
12.735,100
14.181,300
12.858,700
12.624,700
13.696,859
Thổ Nhĩ Kỳ 9.945,040
10.985,400
10.745,600
10.052,000
11.003,400
11.350,000
Ai Cập 8.639,020
9.204,100
10.278,500
8.544,990
8.105,263
8.625,219
Iran 5.534,270
4.826,400
5.887,710
5.256,110
5.565,209
6.000,000
Italy 6.530,160
5.976,910
6.878,160
6.024,800
5.950,215
5.131,977
Brazil 3.431,230
3.867,660
4.310,480
4.106,850
4.416,652
3.873,985
Tây Ban Nha 4.081,480
4.049,750
4.603,600
4.312,700
3.864,120
4.007,000
Mexico 3.150,350
2.872,670
2.691,400
2.997,640
2.435,788
3.433,567
(Nguồn FAO Database Static 2014)
2.3.2 Tình hình sản xuất cà chua ở Việt Nam
Bảng 2.3. Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua ở Việt Nam từ 2004-2012
Năm
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(tấn)
2004 24.644 172 424.126
2005 23.566 198 466.124
2006 22.962 196 450.426
2007 23.283 197 458.214
2008 24.850 216 535.438
2009 20.540 241 494.332
2010 21.784,2 252,6 550.183,8
2011 23.083,6 255,5 589.830,3
2012 23.917,8 257,9 616.890,6
Nguồn: Vụ Nông nghiệp- Tổng cục thống kê
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14
Theo số liệu thống kê của Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn trong những năm gần đây cho thấy: Năm 2004 cả nước có
24.644,0 ha với sản lượng 424.126,0 tấn, năng suất trung bình đạt 172,0 tạ/ha.
Năm 2008, diện tích và năng suất cà chua tăng vượt so với các năm trước đó
(diện tích cả nước đạt 24.850ha, năng suất trung bình 216 tạ/ha và sản lượng
đạt 535.438 tấn). Năm 2012, diện tích cà chua là 23.917,8ha, năng suất bình
quân đạt 257,9 tạ/ha và sản lượng thu được cao nhất từ trước đến nay, đạt
616.890,6 tấn (bảng 2.4). Những tỉnh có diện tích trồng cà chua lớn (trên 600
ha) đều là những nơi có năng suất cà chua khá cao (trên 200 tạ/ha, trừ Gia Lai
và Nghệ An). Tại Lâm Đồng, năng suất cà chua trung bình đạt trên 400 tạ/ha.
Những nơi có diện tích trồng cà chua lớn trên 1000 ha (Hải Dương, Hà
Nội, Hải Phòng, Nam Định, Lâm Đồng ) đều là những nơi đạt năng suất cao,
đạt từ 20,03 tấn/ha đến 41,9 tấn/ha (năm 2012).