Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHUẨN USB & THIẾT BỊ SỬ DỤNG CHUẨN USB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 21 trang )

Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học
GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 2
1. Phương pháp SCAMPER 3
1.1. Phân tích SCAMPER 5
1.1.1.Phép thay thế - Substitute 5
1.1.2.Phép kết hợp – Combine 6
1.1.3.Phép thích ứng – Adapt 6
1.1.4.Phép điều chỉnh – Modify 7
1.1.5.Phép thêm vào – Put 8
1.1.6.Phép loại bỏ - Eliminate 8
1.1.7.Phép đảo ngược – Reverse 9
1.2. Ví dụ minh họa 10
1.3. Vận dụng phương pháp SCAMPER để giải quyết vấn đề 10
2. Quá trình phát triển của kết nối USB & thiết bị sử
dụng kết nối USB 12
3. Phân tích các phương pháp sáng tạo SCAMPER trong
sự phát triển của USB & thiết bị sử dụng kết nối USB 16
3.1.Phép thay thế 16
3.2.Phép kết hợp 16
3.3.Phép thích ứng 17
3.4.Phép điều chỉnh 18
3.5.Phép thêm vào 19
3.6.Phép loại bỏ 20
3.7.Phép đảo ngược 20
4. Kết luận 20
5. Tài liệu tham khảo 21
HVTH: Bùi Thị Thu Hiền – CH1201030
Trang 1
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học


GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
LỜI NÓI ĐẦU
Có thể không quá lời khi nói rằng, nếu không có tư duy sáng tạo thì không thể
có một xã hội phát triển như ngày nay. Chính nhờ có sáng tạo mà con người qua
từng thời đại chế tạo ra biết bao nhiêu thiết bị để “nối dài” khả năng của con người.
Kính viễn vọng chính là sự nối dài của đôi mắt, cần cẩu là sự nối dài của đôi tay và
máy bay là sự nối dài của đôi chân
Trong công việc cũng vậy, nếu không có tư duy sáng tạo thì con người không
thể giải quyết được những vấn đề nan giải đòi hỏi phải có những giải pháp mang
tính đột phá và hoàn toàn mới lạ. Đối với các bạn trẻ, tư duy sáng tạo là một phẩm
chất năng động cũng như sức sống của tuổi trẻ, khẳng định được vị thế của mình
trong thời đại mới và góp phần xây dựng xã hội ngày một phát triển hơn. Nhưng để
làm được điều đó, trước hết phải trả lời được câu hỏi “Tư duy sáng tạo là gì? Làm
sao rèn luyện được kỹ năng tư duy sáng tạo?”
Tư duy sáng tạo là một kỹ năng cực kỳ quan trọng với mỗi người chúng ta trong
cuộc sống vì chính nó sẽ đáp ứng những thách thức luôn xảy ra. Tư duy sáng tạo là
thanh công cụ cực kỳ quan trọng để mỗi người dù ở vị trí nào, đẳng cấp nào cũng có
thể vượt qua lối mòn trong suy nghĩ, hành động để hướng đến những giải pháp mới
mẻ. Đó không chỉ là yêu cầu của cuộc sống mà còn là những phương pháp để bạn
chinh phục những khó khăn của cuộc đời.
HVTH: Bùi Thị Thu Hiền – CH1201030
Trang 2
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học
GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Phương pháp SCAMPER là một trong những kỹ thuật để giúp chúng ta tư duy
sáng tạo hiệu.
1. Phương pháp SCAMPER
“Giản dị nhất, tính sáng tạo được định nghĩa là một ý tưởng mới, phù hợp
với thời đại và không gian sinh ra nó, và ý tưởng đó mang lại giá trị”
Một trong những phát minh đầu tiên và quan trọng nhất của con người là lửa.

Lửa được người tiền sử phát hiện ra từ cách đây hàng nghìn năm. Sự phát hiện ra
lửa, và sử dụng chúng cho mục đích của cuộc sống, được coi là một bước tiến quan
trọng trong văn minh của loài người. Nhờ có lửa, con người ăn các thức ăn được
nấu chín, đã tiệt trùng, giảm bớt nguy cơ bệnh tật. Cũng nhờ có lửa, con người biết
đốt nóng kim loại để rèn, đúc các dụng cụ bằng kim loại, tăng năng suất lao động.
Lửa được xem là một trong những phát minh quan trọng nhất của nhân loại. Hay
nói cách khác lửa là biểu tượng của sáng tạo.
Trong một kỳ thi tuyển đặc biệt vào trường đại học Oxford ( Mỹ). Giáo sư
chỉ cầm một tờ báo sau khi đã yêu cầu cậu thí sinh hãy làm điều gì đó với tờ báo,
nhằm đo chỉ số IQ của anh ta. Sau vài giây suy nghĩ, anh bèn châm lửa đốt tờ báo
và rồi ung dung bước vào trường đại học danh tiếng nhất nước Mỹ.
Đó chính là sáng tạo. Thường thì sáng tạo là một điều gì đó mới mẻ táo bạo
và khác thường. Sáng tạo là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng
ta, không phải chỉ có những người làm nghệ thuật mới phải thường xuyên sáng tạo
mà những người ở những ngành nghề khác nhau cũng va chạm với nó trong cuộc
sống hàng ngày. Nghĩ sáng tạo là nhìn một vấn đề, một câu hỏi…theo những cách
khác với thông thường. Tức là nhìn mọi thứ từ các góc độ, tầm nhìn khác nhau, “
nhìn” theo những cách khác không bị hạn chế bởi thói quen, bởi phong tục, bởi tiêu
chuẩn. Sáng tạo đến từ đổi mới hàng ngày từ những nhu cầu cuộc sống của con
người ngày càng tốt hơn và cao hơn.
Nhưng một câu hỏi được đặt ra là liệu sự sáng tạo có một khuôn mẫu hay
không? Câu trả lời là có, có những nguyên tắc và quy luật cho sáng tạo. Để sử dụng
và duy trì khả năng nhận thức rõ sự vật này của trí não, bạn nên hiểu một vài
nguyên tắc suy nghĩ sáng tạo cơ bản. Những nguyên tắc này tạo nên một nền tảng
về thái độ hoặc tâm lý của tất cả các phương pháp khái quát lên được những ý
tưởng có tính sáng tạo cao hơn khi bạn áp dụng những nguyên tắc về cách suy nghĩ
sáng tạo này. Tuy nhiên, để có thể nghĩ ra một ý tưởng được coi là thực sự sáng tạo
HVTH: Bùi Thị Thu Hiền – CH1201030
Trang 3
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học

GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
là một điều không đơn giản và cũng không dễ dàng. Do đó, bạn càng hiểu biết về
cách thức tư duy sáng tạo bao nhiêu thì bạn sẽ suy nghĩ sáng tạo hơn bấy nhiêu.
Não của chúng ta là một kho chứa những ý tưởng. Những gì ta biết chính là
những gì ta đã được học và đã trải nghiệm. Ý tưởng đều nằm trong đó cả. Tất cả
những gì ta phải làm chỉ là lấy chúng ta ra mà thôi. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không
thể bàn đến tất cả những ý tưởng trong đầu ta mà không đề cập đến những quan
điểm và phương pháp trí tuệ thích hợp. Không có cách nào giúp ta có thể gợi nhớ
được mọi thứ. Hơn nữa, chúng ta sẽ không bao giờ nghĩ về một ý tưởng nhất định
nếu ta không phụ thuộc vào những nguồn kích thích sự sáng tạo khác nhau. Bộ óc
của chúng ta là những công cụ liên kết không giới hạn, chúng có thể chứa được rất
nhiều ý tưởng giống như chúng ta là những cơ sở dữ liệu chứa những ý tưởng.
Ai trong chúng ta cũng có sự sáng tạo. Công việc càng khó thì não bạn hoạt
động càng tích cực tuy nhiên trước một vấn đề khó nếu bạn không tỉnh táo thì bạn
dễ dàng đi lạc đường. Theo nghiên cứu thì đến thiên tài cũng mới sử dụng có 15%
hiệu suất não của mình. Cho nên, học nghĩ sáng tạo để não bạn đi xa hơn là hoàn
toàn có thể. Thật là may mắn vì chúng ta không phải gợi nhớ mọi thứ trong đầu để
có thể tư duy một cách sáng tạo. Tất cả những gì chúng ta phải làm là kết hợp khả
năng sáng tạo bẩm sinh trong chúng ta với những nguồn kích thích sáng tạo và
những nguyên tắc suy nghĩ sáng tạo. Kiến thức và những kinh nghiệm của chúng ta
sẽ giúp khái quát lên những nguồn kết hợp mà từ đó sẽ tạo ra ý tưởng.
Hiện nay, có khá nhiều phương pháp sáng tạo khác nhau nhưng không có
phương pháp nào vượt trội trong mọi tình huống, trong mọi lĩnh vực. Tuy nhiên,
phương pháp sáng tạo SCAMPER tỏ ra có nhiều ưu điểm trong việc phát triển hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp. Hai trọng tâm sáng tạo trong doanh nghiệp
là sáng tạo trong phát triển đổi mới sản phẩm và sáng tạo trong tiếp thị kinh doanh
sản phẩm.
Phương pháp sáng tạo SCAMPER được giáo sư Michael Mikalko phát triển,
SCAMPER là ghép các chữ cái đầu của nhóm từ sau: Substitute ( thay thế),
Combine (kết hợp), Adapt (thích nghi), Modify (hiệu chỉnh), Put (thêm vào),

Eliminate (loại bỏ) và Reverse (đảo ngược). Phương pháp sáng tạo SCAMPER dễ
lĩnh hội, dễ vận dụng nhưng khá hữu hiệu nên ngày càng được sử dụng phổ biến
rộng rãi, nhất là trong các doanh nghiệp.
HVTH: Bùi Thị Thu Hiền – CH1201030
Trang 4
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học
GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm

Phương pháp SCAMPER
1.1. Phân tích SCAMPER
1.1.1. Phép thay thế - Substitute
* Nội dung: Thay thế thành tố hiện có của hệ thống bằng thành tố khác.
* Các câu hỏi có thể đặt ra:
- Có thể thay thế, hoán đổi bộ phận nào trong hệ thống?
- Có thể thay thế nhân sự nào?
- Qui tắc nào có thể được thay đổi?
- Có thể dùng nguyên liệu, vật liệu nào khác?
- Có thể dùng qui trình/thủ tục nào khác?
- Có thể thay tên khác?
- Có thể dùng ý tưởng này tại địa điểm khác?
- …
* Ví dụ:
HVTH: Bùi Thị Thu Hiền – CH1201030
Trang 5
Michael Michalko
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học
GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm

1.1.2. Phép kết hợp – Combine
*Nội dung: Kết hợp thành tố của các hệ thống khác nhau để tạo ra hệ thống

mới.
* Các câu hỏi có thể đặt ra:
- Ý tưởng/thành phần nào có thể kết hợp được?
- Có thể kết hợp/tái kết hợp mục đích của các đối tượng?
- Có thể kết hợp/hòa trộn yếu tố này với các yếu tố khác?
- Cái gì có thể kết hợp để gia tăng tính hữu dụng?
- Những vật liệu nào có thể kết hợp với nhau?
- Tôi có thể kết hợp những năng lực khác nhau để cải thiện vấn đề?
- …
* Ví dụ:

1.1.3. Phép thích ứng – Adapt
HVTH: Bùi Thị Thu Hiền – CH1201030
Trang 6
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học
GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
*Nội dung: Thích ứng hệ thống trong một bối cảnh khác.
* Các câu hỏi có thể đặt ra:
- Đối tượng ta đang xem xét giống với cái gì khác?
- Có cái gì tương tự với đối đối tượng ta đang xem xét nhưng trong một tình
huống khác?
- Ý tưởng nào khác có thể đề xuất?
- Cái gì có thể copy, mượn hay đánh cắp?
- Có thể tương tác với ai?
- Ý tưởng nào có thể hợp nhất?
- Quá trình nào có thể được thích ứng?
- Ý tưởng nào ngoài lĩnh vực của có thể hợp nhất?
- …
*Ví dụ:


1.1.4. Phép điều chỉnh – Modify
*Nội dung: Điều chỉnh qui mô thành tố của hệ thống.
* Các câu hỏi có thể đặt ra:
- Yếu tố nào có thể điều chỉnh lớn hơn?
- Yếu tố nào có thể cường điệu hoặc cực đoan?
HVTH: Bùi Thị Thu Hiền – CH1201030
Trang 7
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học
GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
- Yếu tố nào có thể cao hơn, to hơn hay mạnh hơn?
- Tôi có thể gia tăng tần số của hệ thống?
- Yếu tố nào có thể lặp lại? Có thể tạo ra nhiều bản sao?
- Có thể bổ sung thêm những đặc trưng mới hoặc giá trị mới?
- …
*Ví dụ:

1.1.5. Phép thêm vào – Put
*Nội dung: Thêm thành tố mới vào hệ thống.
* Các câu hỏi có thể đặt ra:
- Đối tượng đang xem xét có thể dùng vào mục đích khác?
- Đối tượng đang xem xét có thể dùng bởi người khác với mục đích khác?
- Trẻ em hay người già sử dụng đối tượng đang xem xét như thế nào?
- Có cách nào khác sử dụng đối tượng đang xem xét không?
- Có thể sử dụng ý tưởng này trong lĩnh vực khác, thị trường khác?
- …
*Ví dụ:

1.1.6. Phép loại bỏ - Eliminate
HVTH: Bùi Thị Thu Hiền – CH1201030
Trang 8

Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học
GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
* Nội dung: Loại bỏ thành tố khỏi hệ thống.
* Các câu hỏi có thể đặt ra:
- Có thể đơn giản hóa đối tượng như thế nào?
- Bộ phận nào có thể loại bỏ mà không làm thay đổi tính năng hệ thống?
- Bộ phận nào không mang tính cốt lõi hay không cần thiết?
- Qui tắc nào có thể hạn chế hoặc loại bỏ?
- Tôi thực hiện với qui mô nhỏ hơn sẽ ra sao?
- Tính chất nào của hệ thống có thể giảm thiểu hoặc loại bỏ?
- Có thể chia tách hệ thống thành các bộ phận khác nhau?
- Có thể làm cho đối tượng tinh gọn hơn?
- …
*Ví dụ:

1.1.7. Phép đảo ngược – Reverse
*Nội dung: Đảo ngược trật tự các thành tố của hệ thống.
* Các câu hỏi có thể đặt ra:
- Có phương án cấu trúc khác tốt hơn phương án hiện hành?
- Có thể hoán đổi bộ phận này với bộ phận khác trong hệ thống?
- Có thể bố trí theo lớp hay theo chuỗi?
- Có thể hoán đổi giữa tác nhân và hệ quả?
- Có thể thay đổi nhịp điệu hay lịch trình của kế hoạch?
- Có thể hoán đổi giữa yếu tố tích cực và yếu tố tiêu cực?
HVTH: Bùi Thị Thu Hiền – CH1201030
Trang 9
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học
GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
- Có thể tác động ngoại vi thay vì chính diện? Tác động bên trên thay vì bên
dưới? Tác động bên dưới thay vì bên trên?

- Xem xét vấn đề/bài toán theo chiều hướng ngược lại?
- Thực hiện ngược lại với dự định ban đầu?
- …
*Ví dụ:

1.2. Ví dụ minh họa
- Hãy tưởng tượng bạn là 1 nhà sản xuất về tủ lạnh, bạn đang cần tìm những
sản phẩm mới, SCAMPER có thể cho bạn những hướng đi như sau:
- Substitute – dùng nguyên vật liệu mới làm thành phần tạo ra sản phẩm.
-Combine – tủ lạnh có màn hình kết nối Internet.
-Adapt – tủ lạnh mini để đi dã ngoại.
- Modify – đa dạng hoá về hình dáng, kích thước và thiết kế của tủ lạnh
- Put - nghĩ cách dùng khác cho sản phẩm: tủ lạnh kiêm máy làm đá, xay đá.
- Eliminate – loại bỏ âm thanh, màn hình màu, mực màu, …
- Reverse – tủ lạnh có bánh xe để di chuyển
*Kết luận…Bằng cách sử dụng phương pháp SCAMPER, bạn sẽ có khả
năng nhận biết ra các sản phẩm mới cũng như hướng đi mới cho vấn đề. Tất nhiên,
trong các ý tưởng này còn nhiều cái không khả thi và không phù hợp với trang thiết
bị bạn đang có nhưng chắc chắn bạn sẽ chọn ra được 1 vài ý kiến. Đó là những ý
tưởng có thể trực tiếp giúp bạn giải quyết vấn đề hoặc là điểm khởi đầu hoàn hảo
cho cuộc bàn luận để cho ra 1 sản phẩm mới tiếp theo.
1.3. Vận dụng phương pháp SCAMPER để giải quyết vấn đề
Bạn có tin rằng Sáng tạo là Năng khiếu không?
Nếu như vậy thì chúng ta không thể học cách tạo ra những điều đặc biệt.
SCAMPER là một trong các phương pháp sáng tạo dùng để tạo ra ý tưởng,
tại bất kỳ tình huống tư duy sáng tạo, một mình hoặc trong một nhóm, các giải pháp
HVTH: Bùi Thị Thu Hiền – CH1201030
Trang 10
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học
GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm

mới được đề xướng khi suy nghĩ về vấn đề với nhiều khía cạnh khác nhau. Vì vậy,
bằng cách sử dụng một phần hay tất cả các suy nghĩ theo cách trình bày dưới đây sẽ
đem lại kết quả đáng ngạc nhiên và đôi khi rất hữu ích.
+ Substitute: thành phần nào của chủ thể có thể được thay thế?
+ Combine: những thành phần nào trong chủ thể được kết hợp để tạo ra
thành phần mới?
+ Adapt: thành phần nào có thể thích ứng được?
+ Modify of magnify: thành phần nào cần được điều chỉnh lại cho phù
hợp?
+ Put to other uses: thành phần nào cần phải thêm vào?
+ Eliminate or reduce: thành phần nào cần phải được loại bỏ?
+ Reverse or rearrange: đảo ngược các thành phần để tạo ra chủ thể mới.
Vận dụng các phương pháp trên như thế nào?
Ví dụ 1: Giả sử bạn là một nhà thiết kế găng tay lái xe, bạn được tiếp cận với
nhà đầu tư phát triển găng tay đánh golf chuyên nghiệp, làm thế nào bạn có thể
mang găng tay lái xe chuyển đổi thành găng tay đánh golf chuyên nghiệp?
SCAMPER là phương pháp tiếp cận tốt nhất để bạn đưa ra ý tưởng. Đầu tiên bạn cô
lập chủ đề cần khám phá và áp dụng các phương pháp vào chủ đề để tìm ra cách ý
tưởng mới cần phát triển.
Các câu hỏi cần được đặt ra để vận dụng trên chủ đề:
+ Điều gì cần được thay thế trong bản thiết kế?
+ Điều gì có thể được kết hợp trong bản thiết kế?
+ Điều gì có thể thích ứng với ý tưởng bản thiết kế?
+ Điều gì có thể sửa đổi lại để phù hợp với bản thiết kế hiện tại hoặc với
đối thủ cạnh tranh?
+ Điều gì có thể thêm vào để phù hợp với bản thiết kế?
+ Điều gì có thể loại bỏ từ bản thiết kế cơ sở?
+ Áp dụng ngược lại so với bản thiết kế cơ sở?
HVTH: Bùi Thị Thu Hiền – CH1201030
Trang 11

Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học
GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Ví dụ 2: Đổi mới phương pháp giảng dạy truyền thống. Để đổi mới phương
pháp giảng dạy thì rất phức tạp, ta cần phải biết bắt đầu từ đâu và giải pháp phù hợp
nhất trong hoàn cảnh này là gì? Ta có thể áp dụng phương pháp SCAMPER để tìm
ra lời giải đáp.
Giải quyết vấn đề theo các tiêu chí:
+ Những hạn chế trong phương pháp truyền thống là gì? Vấn đề nào ta
cần phải thay thế? Khi nghĩ đến ý tưởng thay thế thì ta có thể nảy sinh nhiều ý
tưởng mới (cách truyền đạt 1 chiều, học tập trong không gian phòng học, có thể
thay thế bằng cách đưa ra các ý tưởng chính để người học tự tìm hiểu, có thể áp
dụng các phương pháp hiện đại học trực tuyến, )
+ Trong phương pháp truyền thống, những vấn đề nào rời rạc? Có thể kết
hợp chúng lại hay không? Kết hợp nhiều vấn đề lại có thể nảy sinh nhiều vấn đề
mới có thể áp dụng được (vừa học vừa thực hành,…)
+ Trong phương pháp truyền thống, những vấn đề nào thích hợp có thể
giữ lại? Nhiều lúc ta giữ lại các vấn đề cũ để tạo sự thích ứng của chủ thể trong môi
trường mới (học với bảng phấn, giáo trình,…)
+ Những vấn đề nào có thể được sửa đổi lại cho phù hợp với hoàn cảnh
mới?
+ Những vấn đề gì có thể được thêm vào để phương pháp mới có nhiều
ưu điểm hơn (minh họa hình ảnh, âm thanh, máy chiếu, )
+ Điều gì cần phải loại bỏ từ phương pháp giảng dạy truyền thống?
+ Đảo ngược lại một số phương thức trong phương pháp giảng dạy truyền
thống? (học viên tự tìm hiểu và lên lớp trình bày,…)
Tóm lại, sáng tạo là cần thiết để tồn tại trong thế giới ngày nay. Các tổ chức, cá
nhân sẽ tiếp tục đối mặt bởi những thách thức chưa từng có trong lịch sử, cần phải
đổi mới để thích nghi với từng hoàn cảnh cụ thể. Phương pháp sáng tạo SCAMPER
sẽ giúp các tổ chức, cá nhân thành công trong việc đối đầu với những thách thức
này.

2. Quá trình phát triển của kết nối USB & thiết bị sử dụng kết nối USB
HVTH: Bùi Thị Thu Hiền – CH1201030
Trang 12
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học
GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Với tiêu chí "bền, rẻ, đơn giản, dễ sản xuất và sử dụng",
chuẩn kết nối này đang ngày một phát triển với khả năng
truyền tải dữ liệu tốt hơn và tích hợp thêm nhiều công nghệ
mới.
USB (viết tắt của Universal Serial Bus), đây là một
chuẩn truyền dữ liệu cho bus ngoại vi (external bus), vốn là
kết nối quen thuộc với nhiều người yêu công nghệ. Sản
phẩm này được sử dụng rộng rãi, không chỉ để truyền tải dữ
liệu, kết nối thiết bị mà còn dùng để cấp nguồn cho nhiều
phần cứng như loa ngoài hay ổ cứng.
Theo Jeff Ravencraft, COO của Mashable, "hiện tại có khoảng 10 tỷ thiết bị sử
dụng kết nối USB. Ngành công nghiệp đang sản xuất được hơn 3 tỷ sản phẩm dùng
dùng kết nối USB trong mỗi năm và con số này vẫn đang tiếp tục tăng lên".
Chúng ta cùng điểm qua một số mốc đáng nhớ trong lịch sử phát triển của USB:
- Năm 1994, bảy công ty bao gồm Compaq, DEC, IBM, Intel, Microsoft, NEC
và Nortel đã cùng nhau phát triển chuẩn kết nối mới. Các tiêu chí được đặt ra cho
chuẩn kết nối này là "bền, rẻ, đơn giản, dễ sản xuất và sử dụng".
- Tháng 1/1996, chuẩn USB 1.0 được công bố. Ở thời điểm này, những mẫu
USB đầu tiên được chia ra làm hai loại với tốc độ lần lượt là 1,5 Mb/giây và 12
Mb/giây. Tháng 10- 1996, các hệ điều hành Windows cũng đã được cung cấp các
driver điều khiển cho USB và làm việc với các phần mềm đưọc phát triển đặc biệt
cho chuẩn giao tiếp mới này. Cụ thể là USB đã được tích hợp vào Windows 98 và
các hệ điều hành Microsoft sau đó. Nhưng phải mãi tới năm 1998, khi các chiếc
máy tính iMac hỗ trợ USB bán chạy như tôm tươi, chuẩn USB mới trở nên phổ biến
rộng rãi. Một cổng USB đơn có thể được dùng để kết nối tới 127 thiết bị ngoại vi,

như chuột, modem, bàn phím, máy in, máy scan Chuẩn USB càng tiện lợi cho
người dùng hơn nhờ hỗ trợ tính năng cài đặt Plug-and-Play (cắm là chạy) và đặc
biệt là tính năng gắn và gỡ nóng hot plugging (có thể cắm và gỡ thiết bị USB trong
khi máy tính vẫn đang hoạt động mà không cần phải khởi động lại).
- Tháng 4/2000, nhu cầu về tốc độ truyền tải lớn đã
khiến cho chuẩn USB 2.0 ra đời. USB thế hệ hai có tốc độ
lên tới 480 Mb/giây, cao hơn thế hệ cũ khoảng 40 lần.
Chuẩn kết nối này đã khiến cho việc kết nối máy tính với
HVTH: Bùi Thị Thu Hiền – CH1201030
Trang 13
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học
GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
các thiết bị ngoại vi đòi hỏi tốc độ truyền tải dữ liệu lớn như như máy in và webcam
trở nên dễ dàng. Thêm vào đó, chuẩn kết nối này còn có lợi thế là tương thích với
các thiết bị sử dụng công nghệ 1.0.
- Tháng 12/2000, kết nối USB được tích hợp vào ổ cứng
dẫn đến sự xuất hiện của ổ cứng USB. Mở đầu cho xu
hướng này là IBM với ổ USB "DiskOnKey" dung lượng 8
MB. Sản phẩm đã được đưa vào danh sách "100 thiết bị
kinh điển" của tạp chí Time bởi sự tiện lợi và đơn giản
trong cách sử dụng, "ăn đứt" loại đĩa mềm 3,5 inch thời đó.
- Tháng 5/2005, công nghệ kết nối USB không dây được giới thiệu giúp cho
việc sử dụng các thiết bị ngoại vi trở nên dễ dàng hơn.
Làm việc theo nguyên lí băng thông cực rộng
của công nghệ sóng vô tuyến, Wireless USB
(WUSB) cho phép truyền dữ liệu không dây băng
thông rộng giữa máy tính và các thiết bị ngoại vi
như máy in, máy quét hay các ổ đĩa cứng cầm
tay Theo lí thuyết WUSB có tốc độ truyền dữ
liệu cao nhất là 480

Mbps và hiệu suất làm việc tốt nhất trong phạm vi
mạng 10m. Nhưng thực tế thì nó chỉ đạt tốc độ 50 –
100 Mbps và cự ly truyền dữ liệu ngắn hơn, hiệu suất
giảm đi khi khoảng cách tăng lên. Vào lúc đấy thì chỉ có một số công nghệ USB
không dây được phát triển, trong đó có Certified Wireless USB - sử dụng tần số
radio cực rộng WiMedia của Liên minh WiMedia.
- Tháng 11/2008, chuẩn USB 3.0 ra đời. Nhờ vào việc nâng cao hiệu quả truyền
dữ liệu bằng tính năng truyền song hướng (dual simplex) thay vì truyền đơn hướng
(half duplex) nên chuẩn kết nối USB 3.0 có tốc độ nhanh hơn đến 10 lần so với
USB 2.0, đồng thời hỗ trợ đọc/ghi dữ liệu cùng lúc. Tốc độ của kết nối USB 3.0 lúc
này đã đạt mức 5 Gb/giây tương đương với 5.000 Mb/giây, nhanh hơn USB 2.0
khoảng 10 lần. Tốc độ này có thể sánh ngang với kết nối FireWire 800. Ngoài ra,
các thiết bị sử dụng chuẩn kết nối USB 3.0 còn tiết kiệm được điện năng nhờ việc
tự gửi yêu cầu trao đổi dữ liệu cho máy tính khi cần thay vì thực hiện theo chiều
ngược lại. Bên cạnh đó, USB 3.0 cũng tương thích ngược với các thiết bị dùng
chuẩn cũ.
HVTH: Bùi Thị Thu Hiền – CH1201030
Trang 14
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học
GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
- Tháng 7/2012, kết nối USB được phát triển lên mức có thể dẫn nguồn điện lớn
hơn cho các thiết bị như máy tính hay ổ cứng gắn ngoài,
phê chuẩn phát triển USB Power Delivery, cho phép sạc
các thiết bị qua cáp và kết nối USB 2.0/3.0
Chúng ta có thể sạc nhiều thiết bị di động qua kết nối
USB nhưng điện áp của chuẩn USB hiện nay chưa đủ sạc
các thiết bị lớn như máy tính hay những thiết bị kỹ thuật
số khác. Sự ra đời của USB Power Delivery sẽ hỗ trợ
truyền tải điện năng với công suất lên tới 100W qua dây cáp cũng như kết nối USB
đạt chứng chỉ USB Power Delivery. Ngoài ra, chuẩn sạc mới cũng sẽ tương thích

ngược với những dây cáp và đầu nối USB hiện tại.
- Tháng 9/2012, kết nối USB 3.0 phát triển mạnh mẽ. Theo tính toán, hiện tại có
hơn 600 sản phẩm sử dụng kết nối USB 3.0 trên thị
trường. Trong khi đó, số lượng thiết bị dùng kết nối này
vào cùng kỳ năm ngoái chỉ đạt 275 đơn vị.
Có hiệu suất cao hơn nhiều so với FireWire, USB đang
dần trở thành một trong những kết nối thống trị thị trường
trong nhiều năm qua. Trước mắt, chuẩn kết nối này vẫn
còn phải đối mặt với nhiều đối thủ khác như Thunderbolt
của Intel. Tuy nhiên, USB 3.0 vẫn có lợi thế là giá rẻ hơn.
Công nghệ USB 3.0 sắp tới sẽ sử dụng sợi quang, hoạt
động được với các bộ nối bằng đồng cũ. Việc chuyển sang
USB 3.0 sẽ làm thỏa mãn cơn khát của những người tiêu
tốn nhiều bộ nhớ, đồng thời đảm bảo tốc độ truyền dữ liệu
cực nhanh từ các thiết bị cầm tay sang những hệ thống để
bàn. Công nghệ này cũng sẽ đẩy mạnh những công nghệ
di động khác bởi chúng ta có thể truyền dữ liệu cực nhanh
từ thiết bị này sang thiết bị khác.
USB 3.0 hay còn có tên gọi SuperSpeed USB có tốc độ truyền dữ liệu nhanh
hơn, khả năng khuyếch đại điện năng lớn hơn. Nó cũng có hệ thống quản lí năng
lượng tốt hơn do vậy ngay cả những Host hoặc những thiết bị USB sẽ đều có chế độ
tiết kiệm điện năng khi không sử dụng.
HVTH: Bùi Thị Thu Hiền – CH1201030
Trang 15
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học
GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
3. Phân tích các phương pháp sáng tạo SCAMPER trong sự phát triển của
USB & thiết bị sử dụng kết nối USB
3.1. Phép thay thế
- Trong từng chuẩn kết nối USB mới ra đời, tốc độ của kết nối USB được nâng

cao thay thế chuẩn cũ song đó. Song song đó các thiết bị sử nối USB ngày càng
được mở rộng, liên kết tính năng hữu ích cho người sử dụng, tạo sự thân thiện cũng
như tương thích nhiều hơn.
- Đầu tiên là chuẩn USB 1.0 với loại với tốc độ lần lượt là 1,5 Mb/giây và 12
Mb/giây, một cổng USB đơn có thể được dùng để kết nối tới 127 thiết bị ngoại vi,
như chuột, modem, bàn phím, máy in, máy scan Chuẩn USB càng tiện lợi cho
người dùng hơn nhờ hỗ trợ tính năng cài đặt Plug-and-Play (cắm là chạy) và đặc
biệt là tính năng gắn và gỡ nóng hot plugging.
- Kế đến là chuẩn USB 2.0 tốc độ lên tới 480 Mb/giây, cao hơn thế hệ cũ khoảng
40 lần, chuẩn kết nối này đã khiến cho việc kết nối máy tính với các thiết bị ngoại
vi đòi hỏi tốc độ truyền tải dữ liệu lớn như như máy in và webcam trở nên dễ dàng.
USB còn có một khả năng nữa là cung cấp điện năng cho một số loại thiết bị USB
từ điện nguồn hệ thống thông qua bus USB giúp thiết bị ngoại vi đó không cần phải
được cấp điện riêng. Tuy nhiên, do điện thế của bus USB không lớn nên nó chỉ đủ
năng lượng cấp cho những thiết bị nhỏ như những bộ sạc pin máy điện thoại di
động lấy nguồn điện từ cổng USB của máy tính.
- Và hiện nay là chuẩn USB 3.0, sử dụng sợi quang đã đạt mức 5 Gb/giây tương
đương với 5.000 Mb/giây, nhanh hơn USB 2.0 khoảng 10 lần, tốc độ này có thể
sánh ngang với kết nối FireWire 800. Kết nối USB được phát triển lên mức có thể
dẫn nguồn điện lớn hơn cho các thiết bị như máy tính hay ổ cứng gắn ngoài.
3.2. Phép kết hợp
- Kết nối USB được tích hợp vào ổ cứng dẫn đến sự xuất hiện của ổ cứng USB.
Mở đầu cho xu hướng này là IBM với ổ USB "DiskOnKey" dung lượng 8 MB. Sản
phẩm đã được đưa vào danh sách "100 thiết bị kinh điển" của tạp chí Time bởi sự
tiện lợi và đơn giản trong cách sử dụng, "ăn đứt" loại đĩa mềm 3,5 inch thời đó.
- Và ngay trong bản thân các sản phẩm ổ cứng USB cũng không chỉ là một thiết
bị lưu trữ dữ liệu đơn thuần mà nó còn tích hợp được những tính năng ưu việt, có
thể điểm qua:
HVTH: Bùi Thị Thu Hiền – CH1201030
Trang 16

Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học
GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
+ Tháng 4/2006, A-Data Technology cho ra đời một chiếc ổ USB tích hợp
sẵn phần mềm gọi điện thoại qua Internet VoIP (Voice Over Internet Protocol) của
Skype Technologies. Tính năng này cho phép người dùng có thể cắm chiếc ổ USB
này vào bất kì một kì chiếc máy tính nào có kết nối Internet là đã có thể gọi điện
thoại. Bên cạnh đó, nhà sản xuất còn trang bị cho loại ổ đĩa USB tính năng nghe
nhạc MP3 và xem video.
+ Tháng 10/2012, hãng Kingston hợp tác với Microsoft để chế tạo ổ đĩa
USB tích hợp sẵn tính năng “Windows To Go”. “Windows To Go” là một tính năng
mới của Hệ điều hành Windows 8 phiên bản doanh nghiệp, giúp cho các doanh
nghiệp dự trữ sẵn một phiên bản máy tính đầy đủ trong một thiết bị USB gắn ngoài,
để người sử dụng có thể boot và vận hành với nhiều máy tính khác. Ổ đĩa mới này
là một thiết bị có dung lượng như ổ SSD (ổ cứng thể rắn) với cổng USB 3.0 và có
thể hoàn thành tất mọi yêu cầu chứng thực của hệ điều hànhWindows 8. Với thiết bị
này, doanh nghiệp có thể sử dụng tính năng “Windows To Go” hỗ trợ công việc di
động hoặc dùng cho các nhân viên tạm thời trong nhiều trường hợp, thay thế việc
phải mang theo thiết bị cá nhân hay dùng chung máy tính. Hơn nữa, ổ đĩa USB này
chứa bản boot đầy đủ và được tích hợp công nghệ SSD dưới dạng USB nhỏ gọn để
người dùng có thể truy cập vào hệ thống doanh nghiệp từ một thiết bị di động.
+ Ngoài ra còn có các sản phẩm ổ nhớ USB cho phép người dùng có thể lưu
trữ danh bạ điện thoại và rất nhiều các loại thông tin khác trên chiếc ổ USB nhỏ gọn
mà có dung lượng lưu trữ "khổng lồ" này để sử dụng ở bất kì một nơi nào cần. Hay
một chiếc ổ USB có khe cắm đọc đa định dạng thẻ nhớ khác nhau hay chiếc ổ USB
MP3 chạy bằng năng lượng mặt trời Đây là inh chứng về những tính năng tích
hợp rất đáng ngạc nhiên của những chiếc ổ USB nhỏ gọn. Một làn sóng các thiết bị
có thể mang cả một hệ thống thư điện tử, các thiết lập xem truyền hình hay sổ lưu
địa chỉ Internet, mật khẩu đang tràn tới nhằm giúp người sử dụng có thể tận
hưởng cảm giác như đang làm việc với chính hệ thống của mình ở bất kì một nơi
nào chỉ cần một chiếc PC có cổng USB vận hành tốt.

3.3. Phép thích ứng
- Các chuẩn kết nối USB và các sản phẩm sử dụng chuẩn kết nối này ra đời
mang đầy sự thích ứng. Các chuẩn kết nối không mới ra đời đáp ứng được sự phát
triển công nghệ trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, từ chuẩn USB 1.0 đên
2.0 và hiện nay là 3.0 với tốc độ truyền tải ngày càng được cải thiện. Và kết nối
USB được phát triển lên mức có thể dẫn nguồn điện lớn hơn cho các thiết bị như
HVTH: Bùi Thị Thu Hiền – CH1201030
Trang 17
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học
GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
máy tính hay ổ cứng gắn ngoài, loa… Sắp tới chuẩn USB sẽ có khả năng cấp nguồn
100W, chuẩn USB mới sẽ có khả năng tự điều chỉnh nguồn điện để cấp cho thiết bị
thông qua kết nối truyền tải dữ liệu. Nếu điều này được áp dụng phổ biến, nguồn
điện 100W từ USB có thể đáp ứng cho các thiết bị cần nguồn điện cao như màn
hình LCD, laptop, máy in, scan
- Cùng với tiêu chí của chuẩn kết nối này là "bền, rẻ, đơn giản, dễ sản xuất và sử
dụng". Các sản phẩm sử dụng chuẩn kết nối này ngày càng được mở rộng từ kết nối
thiết bị ngoại vi cơ bản như chuột, modem, bàn phím, máy in, máy scan đến các
kết nối như micro, loa, card mạng… Theo Jeff Ravencraft, COO của Mashable,
"hiện tại có khoảng 10 tỷ thiết bị sử dụng kết nối USB. Ngành công nghiệp đang
sản xuất được hơn 3 tỷ sản phẩm dùng dùng kết nối USB trong mỗi năm và con số
này vẫn đang tiếp tục tăng lên".
3.4. Phép điều chỉnh
Cùng với sự điều chỉnh tốc độ kết nối, các sản phẩm sử dụng kết nối USB cũng
không ngừng được điều chỉnh:
+ Sản phẩm ổ nhớ USB, về kích cỡ có ổ nhớ 128MB, 512MB, 1G, 2G, 4G, 8G,
16G,… Chất liệu cũng có nhiều lựa chọn như gỗ, da, kim loại, plastic…

+ Hub USB cũng có nhiều chủng loại từ 1 cổng, 2 cổng, 4 cổng, 10 cồng… đến
kiểu dáng hình sao, bạch tuộc, hoa tu lip…

HVTH: Bùi Thị Thu Hiền – CH1201030
Trang 18
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học
GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm

+ Sạc điện thoại có loại 1 cổng, nhiều cổng…. và các sản phẩm đa năng

3.5. Phép thêm vào
- Ở những năm đầu tiên, USB chỉ đơn thuần hoạt động nhằm chuyển đổi dữ liệu
đến các thiết bị, đến nay giới hạn đó đã bị phá bỏ bởi hàng loạt sản phẩm hoạt động
thông qua cổng cắm USB cực kì tiện ích và đa dạng như:
+ Portable Drum Kit: Lấy năng lượng hoạt
động qua cổng USB của máy tính, phụ kiện di động này
bao gồm 6 “chiếc trống” khác nhau để bạn thỏa sức sáng
tạo cùng âm nhạc. Cụ thể, mặt trống được làm từ silicon
đảm bảo độ bền và dẻo dai. Hai chiếc dùi trống được
tích hợp phần mềm để có thể ghi lại những gì bạn chơi
và phát lại sau đó. Dẫu vậy, đây vẫn chỉ là một sản phẩm
mang tính giải trí đơn thuần và khác xa với một dàn
trống chuyên nghiệp khi nó không thể nhận diện nhiều
hơn một nhịp trống cùng lúc. (Sản phẩm này hiện chỉ khả dụng trên hệ điều hành
Windows)
+ Folding Piano: Thêm một dụng cụ tạo nhạc nữa có thể hoạt động thông
qua cổng USB, chiếc đàn piano với thiết kế cực
độc này có thể mang đến cho bạn các nốt nhạc
với cao độ khác nhau không khác gì một chiếc
piano đích thực. Thêm vào đó, nó còn có độ bền
rất cao, loại bỏ được khả năng rơi vỡ và các phím
trên nó thì gần như rất ít khi rời ra. Ngoài cách
lấy điện thông qua USB, piano gấp có thể hoạt

động bằng cả pin AA.
HVTH: Bùi Thị Thu Hiền – CH1201030
Trang 19
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học
GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
+ Desk Fishquarium: Nếu bạn là một người yêu
thiên nhiên, bể cá hoạt động thông qua cổng USB này sẽ là
một vật trang trí hoàn hảo cho bàn làm việc của bạn. Bể cá
được thiết kế cực kì tiết kiệm điện nên chỉ với nguồn điện
được chuyển từ USB sang đã đủ để vận hành hệ thống lọc
khí và bơm nước cho những chú cá. Ngoài ra, bạn có thể lắp
thêm pin AA vào bể để có thể sử dụng được chức năng lịch
năm và đồng hồ được tích hợp.
3.6. Phép loại bỏ
- Cuộc cách mạng trong phép loại bỏ chính là công nghệ kết nối USB không dây
đời giúp cho việc sử dụng các thiết bị ngoại vi trở nên dễ dàng hơn. Chẳng hạn
chuột, bàn phím, tai nghe, card mạng không dây, sạc không dây,…

3.7. Phép đảo ngược
- Kết nối USB được phát triển lên mức có thể dẫn nguồn điện lớn hơn cho các
thiết bị đưa đến các sản phẩm từ bộ sạc pin máy điện thoại di động lấy nguồn điện
từ cổng USB của máy tính, các thiết bị sử dụng điện từ nguồn của máy tính chứ
không sử dụng nguồn điện ngoài đến máy tính hay ổ cứng gắn ngoài. Chẳng hạn:
+ Bladeless Fan: Bladeless Fan là sản phẩm quạt không
cánh được thiết kế đặc biệt và vận hành thông qua cổng USB.
Chiếc quạt này hoạt động bằng cách hút gió từ phía đằng sau và
đẩy dòng không khí ra đằng trước. Dòng khí được sinh ra khá ổn
định, tuy nhiên, chỉ sử dụng được cho mỗi cá nhân vì sức gió
không được mạnh lắm. Hơn thế nữa, chiếc quạt này còn đi kèm
một miếng bọt biển di động. Bạn có thể nhúng miếng bọt biển

này xuống nước và chiếc quạt sẽ thổi ra hơi mát từ lượng nước
được miếng bọt biển hút lên. Với thiết kế không cánh quạt, sản
phẩm này cực kì an toàn và bạn chẳng cần mất quá nhiều thời
gian vệ sinh chúng như những chiếc quạt thông thường.
4. Kết luận
HVTH: Bùi Thị Thu Hiền – CH1201030
Trang 20
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học
GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Thay cho lời kết, xin được nhắc lại lời của Jeff Ravencraft, COO của Mashable,
"Hiện tại có khoảng 10 tỷ thiết bị sử dụng kết nối USB. Ngành công nghiệp đang
sản xuất được hơn 3 tỷ sản phẩm dùng dùng kết nối USB trong mỗi năm và con số
này vẫn đang tiếp tục tăng lên". Qua đó đử để thấy rằng chuẩn USB và các sản
phẩm sử dụng chuẩn kết nối này đã, đang và tiếp tục ảnh hưởng xâu rộng trong đời
sống công nghệ hiện nay. Để có được sự phát triển này các hãng, nhà sản xuất đều
có các nguyên tắc của nó để phát triển, cũng như cần có sự kích hoạt nào đó giúp
cải thiện khả năng sáng tạo. Sự thành công rực rỡ về chuẩn USB và các sản phẩm
chuẩn USB đều mang dấu ấn của sự tư duy sáng tạo. Việc áp dụng phương pháp
SCAMPER là đều ta có thể nhìn thấy, ta càng tin tưởng rằng phương pháp
SCAMPER là công cụ cực kỳ mạnh có thể giúp chúng ta có những lối tư duy sáng
tạo mới lạ, giúp ích cho quá trình làm việc của bản thân cũng như hội nhập tri thức
trên thế giới.
- Mỗi con người chúng ta cần phải có tư duy sáng tạo trong mọi hoạt động
hàng ngày. Hãy chọn SCAMPER vì nó được minh chứng nhiều ở độ tin cậy và thực
tế là nhiều công ty, nhiều cá nhân đã thành công rực rỡ khi áp dụng các phương
pháp này.
5. Tài liệu tham khảo
[1] Bài giảng môn “Phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học”,
GS.TSKH. Hoàng Kiếm.
[2] Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới – giải quyết vấn đề và ra quyết định

(Tập 1), Phan Dũng.
[3] Website:





HVTH: Bùi Thị Thu Hiền – CH1201030
Trang 21

×