Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tiểu luận môn Phương pháp nghiên cứu khoa học Trường học điện tử (E-School system)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 17 trang )

2013
GVHD: GS. TSKH HOÀNG KIẾM
SVTH: Võ Đức Thiện
MSSV: CH1201067
LỚP: Cao học khóa 7
Email:
Đề tài
TRƯỜN
G HỌC
ĐIỆN
TỬ
Bộ môn:

PP NC
Khoa
Học
Đề tài: Trường học điện tử Bộ môn PP NC KH
MỤC LỤC
Sinh viên thực hiện: Võ Đức Thiện () Trang 2
Đề tài: Trường học điện tử Bộ môn PP NC KH
PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI
I. Giới thiệu qui trình quản lý chất lượng ISO 9001-2008 áp dụng trong hệ thống
đào tạo dạy nghề tại Việt Nam:
A. Tổng quan:
- Theo số lượng báo cáo của tổng cục dạy nghề thì hiện tại cả nước có 1233 cơ sở dạy
nghề, bao gồm 123 trường Cao đẳng nghề (CĐN), 300 trường Trung cấp nghề (TCN)
và 810 Trung tâm dạy nghề(TTDN), ngoài ra còn có trên một ngàn cơ sở dạy nghề
khác có tổ chức tuyển sinh học nghề theo 3 cấp trình độ.
- Theo qui trình quản lý chất lượng ISO 9001-
2008 thì hiện tại các trường đang áp dụng
khoảng 20 qui trình cho các hình thức quản lý


tại trường bao gồm:
1. SỔ TAY CHẤT LƯỢNG
2. THỦ TỤC KIỂM SOÁT TÀI LIỆU
3. THỦ TỤC KIỂM SOÁT HỒ SƠ CHẤT LƯỢNG
4. QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG & ĐÀO TẠO NHÂN SỰ
5. THỦ TỤC KIỂM SOÁT THIẾT BỊ
6. QUI TRÌNH MỞ LỚP & TUYỂN SINH HỆ SCN-DNTX
7. QUI TRÌNH CHUẨN BỊ GIẢNG DẠY
8. QT XÂY DỰNG CTDT HỆ TCN-SCN-DNTX
9. QT BIÊN SOẠN TÀI LIỆU GIẢNG DẠY
10. QT MUA SẮM TRANG THIẾT BỊ
11. THỦ TỤC TUYỂN CHỌN GV-CTV
12. QT ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP HS HỆ TCN
13. QUI TRÌNH THI CUỐI KHÓA HỆ SCN-DNTX
14. QT QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY
15. QT NHẬN DẠNG TRUY TÌM NGUỒN GỐC DỊCH VỤ ĐÀO TẠO
16. QT THĂM DÒ VÀ PHÂN TÍCH Ý KIẾN HV TRONG ĐÀO TẠO
17. QT THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH Ý KIẾN HV SAU ĐÀO TẠO
18. TT ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ
19. TT KIỂM SOÁT DỊCH VỤ ĐÀO TẠO KHÔNG PHÙ HỢP
20. TT KIỂM SOÁT HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC PHÒNG NGỪA
Sinh viên thực hiện: Võ Đức Thiện () Trang 3
Đề tài: Trường học điện tử Bộ môn PP NC KH
- Tất cả các hoạt động bên trong nhà trường đều được phân tích và đưa vào qui trình,
thực hiện dựa trên lưu đồ và các biểu mẫu(BM) thống nhất chung. Được giám sát chặt
chẽ của phòng đảm bảo chất lượng và các phòng ban liên quan, hàng năm đều có các
cuộc đánh giá nội bộ và kiểm định đánh giá bên ngoài đến từng bộ phận và thành viên
bên trong nhà trường.
B. Ưu điểm khi áp dụng qui trình ISO 9001-2008:
- Từ khi trường áp dụng theo chuẩn ISO 9001-2008 thì các trường triển khai đã có nhiều

thay đổi tích cực về chất lượng quản lý, giáo dục đào tạo, số lượng học viên các hệ đào
tạo tại các trường ngày càng tăng về số lượng lẫn chất lượng, đồng thời cũng nâng cao uy
tín về thương hiệu của các trường.
(hình minh họa: phòng lab thực hành của các trường dạy nghề)
C. Khuyết điểm của hệ thống quản lý ISO 9001-2008 hiện tại:
- Do tất cả thủ tục quản lý và điều hành đều dựa trên các biểu mẫu văn bảng vì thế sinh
ra một số lượng rất lớn các giấy tờ sinh ra hàng năm, công tác kiểm soát hồ sơ sổ sách
trở nên rất nặng nề và cồng kềnh cho các phòng ban và các khoa/trung tâm trong nhà
trường, có thể liệt kê chi tiết như sau:
Sinh viên thực hiện: Võ Đức Thiện () Trang 4
Đề tài: Trường học điện tử Bộ môn PP NC KH
+ Phòng đào tạo : phải lưu trữ các kế hoạch đào tạo hàng năm, các bộ chương trình
đào tạo các ngành nghề và đề cương chi tiết các môn học của các khoa, phải lưu trữ số
lượng lớn các kế hoạch giảng dạy của từng giáo viên tham gia giảng dạy các hệ dài
hạn và ngắn hạn tại trường qua nhiều năm.
+ Các khoa/Trung tâm : phải lưu trữ các biểu mẫu trong qui trình quản lý qui trình
chuẩn bị giảng dạy của giáo viên bao gồm: sổ lên lớp, giáo án, số tay giáo viên,bảng
điểm
+ Phòng hành chánh : phải lưu trữ hồ sơ về qui trình quản lý thiết bị, qui trình tuyển
chọn và quản lý nhân sự, các biểu mẫu về lịch công tác hàng tuần
+ Phòng đảm bảo chất lượng : lưu trữ các biểu mẫu trong qui trình kiểm soát hành
động khắc phục phòng ngừa
(Hình minh họa: quản lý hồ sơ giấy)
- Với số lượng biểu mẫu hồ sơ rất lớn thế này gây khó khăn cho bộ phận quản lý trong
việc kiểm soát chất lượng, và khó khăn trong việc thống kê tìm kiếm, tốn chi phí rất
lơn khi thay đổi và cập nhật nội dung & biểu mẫu.
- Chi phí in ấn các biểu mẫu trước khi được phê duyệt (approve) và phải sửa đổi in lại
nhiều lần khi không được lãnh đạo phê duyệt (reject) là 1 chi phí khá cao, đây cũng là
1 hạn chế khá lớn trong việc áp dụng qui trình ISO hiện tại.
- Trên thực tế cán bộ, công nhân viên, giáo viên các trường triển khai cảm thấy khá

phiền toái và mất thời gian khi thực hiện theo đúng qui trình ISO theo cách thủ công
hiện tại, do đó chất lượng của việc áp dụng qui trình ISO sẽ kém hiệu quả, hình thức.
 Cần có 1 hình thức thực hiện mới để áp dụng qui trình quản lý chất lượng ISO 9001-
2008 vào trong việc quản lý chất lượng đào tạo nghề hiện tại, đó là hình thức tin học hóa
ISO, sẽ thực hiện và áp dụng hệ thống ISO 9001-2008 Online trên máy tính dựa trên 1
cổng thông tin trực tuyến (website portal) đối với tất cả các bộ phận, phòng ban trong
các trường nghề. Vì thế "Hệ thống trường học điện tử (E-School)" ra đời để khắc phục
Sinh viên thực hiện: Võ Đức Thiện () Trang 5
Đề tài: Trường học điện tử Bộ môn PP NC KH
các điểm yếu của qui trình ISO truyền thống đối với nghiệp vụ sư phạm đào tạo nghề
trong phạm vi các trường đào tạo dạy nghề trong cả nước.
Sinh viên thực hiện: Võ Đức Thiện () Trang 6
Đề tài: Trường học điện tử Bộ môn PP NC KH
Sinh viên thực hiện: Võ Đức Thiện () Trang 7
Đề tài: Trường học điện tử Bộ môn PP NC KH
(Hình minh họa: Hệ thống phần mềm E-School)
II. Mục tiêu kỹ thuật của đề tài:
"E-School" sẽ cung cấp 1 giải pháp để áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đào tạo nghề
theo chuẩn ISO 9001-2008 thực hiện hoàn toàn trên máy tính dựa trên nền tảng website
portal là 1 cổng thông tin điện tử tập trung cho toàn bộ các qui trình đang được áp dụng
trong ISO tại trường đào tạo nghề trong cả nước.
(Hình minh họa: các module tích hợp vào trong E-School)
- Tất cả các biểu mẫu trong các qui trình chuẩn của ISO được đưa vào áp dụng thực hiện
và lưu trữ tập trung trên 1 maý chủ (server), các thành viên tham gia vào trong qui trình
sẽ là 1 client sử dụng trình duyệt web (browser) để truy cập và thực hiện theo đúng
nghiệp vụ như trong các lưu đồ đã được định nghĩa trong ISO. Cơ chế thiết lập tạo mới
biễu mẫu và duyệt (review) online thật sự tiện lợi thể hiện tính minh bạch công khai khi
thực hiện tiến độ công việc, linh động khi lãnh đạo đi công tác có thể duyệt văn bản
online không làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện của các qui trình.
Sinh viên thực hiện: Võ Đức Thiện () Trang 8

Đề tài: Trường học điện tử Bộ môn PP NC KH
- Cơ chế bảo mật dữ liệu và phân quyền đúng đối tượng có quyền hạn thao tác với biểu
mẫu và văn bảng giúp cho hệ thống luôn hoạt động ổn định và nhất quán dữ liệu.
- Vì là đặc thù của 1 trường dạy nghề nên trong hệ thống ISO có định nghĩa và đưa vào
áp dụng " QUI TRÌNH CHUẨN BỊ GIẢNG DẠY" và " QT QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
GIẢNG DẠY", các qui trình này đáp ứng theo đúng tiêu chí của quyết định 62/2008/QĐ-
BLĐTBXH ban hành ngày 4/11/2008 của Bộ lao động thương binh & xã hội qui định về
việc thực hiện các hệ thống biểu mẫu, sổ sách quản lý dạy và học trong đào tạo nghề.
Trong các biểu mẫu trên thì có việc quản lý tình hình học tập và điểm danh học sinh, để
thay thế cho hình thức điểm danh truyền thống bằng sổ sách giấy tờ hiện tại thì "E-
School" đã tích hợp vào công nghệ mới & tiên tiến là hệ thống điểm danh & chấm
công bằng máy quét thẻ từ dành cho giáo viên và học sinh trong quá trình lên lớp giảng
dạy & học tập. Với hệ thống này đã giúp cho việc điểm danh của học sinh nhanh chóng
& chính xác tuyệt đối, giúp cho việc chấm công giờ dạy của giáo viên thuận tiện và hiệu
quả, nhưng quan trọng hơn là hệ thống điểm danh này là 1 component tích hợp vào hệ
thống website portal của hệ thống E-School giúp thực hiện xuất ra dữ liệu các biểu mẫu
về "Sổ tay giáo viên" và "Sổ lên lớp" theo đúng quyết định 62/2008/QĐ-BLĐTBXH.

(Hình minh họa: học sinh trường nghề điểm danh bằng máy quét thẻ từ)
- Tiếp đến để khắc phục 1 tình trạng thực tế đang xảy ra trong đào tạo dạy nghề hiện nay
là "sự khác biệt giữa kế hoạch giảng dạy đề ra trên giấy và nội dung giảng dạy thực tế
trên lớp" của các giáo viên, "E-School" đã tích hợp thành công hệ thống đào tạo dạy
học trực tuyến moodle (e-learning) vào trong website portal hệ thống ISO 9001-2008
để syncronized dữ liệu từ Kế Hoạch Giảng Dạy & Giáo Án được giáo viên biên soạn trên
hệ thống ISO qua hệ thống moodle, từ đó việc dạy và học của giáo viên và học sinh đều
Sinh viên thực hiện: Võ Đức Thiện () Trang 9
Đề tài: Trường học điện tử Bộ môn PP NC KH
được thực hiện thông qua hệ thống moodle này, giúp cho việc đồng nhất giữa giấy tờ và
thực tế. Tích hợp và vận hành được hệ thống e-learning (moodle) vào trong đào tạo nghề
đã giúp cho việc giảng dạy và học tập của giáo viên & học sinh trở nên thật sự chuyên

nghiệp và hiệu quả, đây là 1 hình thức dạy học tiên tiến trên thế giới.
(Hình minh họa: tích hợp hệ thống moodle vào E-school)
Mục tiêu kĩ thuật tiếp theo của "Eschool" là đã xây dựng và tích hợp vào được hệ thống
quản lý "Sổ liên lạc điện tử" giữa nhà trường và phụ huynh, học sinh thông qua hình
thức tổng đài tin nhắn SMS. Phụ huynh dễ dàng tra cứu thông tin về điểm số, thời khóa
biểu, tình hình học tập(điểm danh) của con em mình thông qua tổng đài tin nhắn SMS, hệ
thống SMS này được tích hợp vào cơ sở dữ liệu trung tâm của hệ thống ISO 9001-2008,
phân tích yêu cầu và sending về dữ liệu thu thập được.
(Hình minh họa: hệ thống tổng đài tin nhắn SMS)
Sinh viên thực hiện: Võ Đức Thiện () Trang 10
Đề tài: Trường học điện tử Bộ môn PP NC KH
 Với 1 hệ thống trung tâm thực hiện các nghiệp vụ quản lý theo ISO 9001-
2008 kết hợp với các hệ thống tiên tiến tích hợp vào đã tạo nên được 1 hệ
thống quản lý giáo dục đào tạo nghề toàn diện và mang lại hiệu quả cao
cho các trường dạy nghề trong cả nước.
Sinh viên thực hiện: Võ Đức Thiện () Trang 11
Đề tài: Trường học điện tử Bộ môn PP NC KH
PHẦN II: CÁC NGUYÊN TẮC SÁNG TẠO TRONG ĐỀ TÀI “E-SCHOOL”
I.Nguyên tắc phân nhỏ:
Định nghĩa:
a. Chia vật thể thành những phần độc lập
b. Tạo một vật thể lắp ghép
c. Tăng mức độ phân chia của vật thể
Áp dụng:
- Đề tài “E-School” áp dụng nguyên tắc phân nhỏ trong việc chia tách 1 hệ thống lớn
thành các module nhỏ sau đó gôm các module này tích hợp lại để có 1 hệ thống lớn hoàn
chỉnh.
Trong qui trình quản lý ISO 9001-2008 mà các trường đang áp dụng thì có trên 20 qui
trình. Khi tin học hóa toàn bộ hệ thống này thì phải áp dụng nguyên tắc phân chia này để
tách biệt phát triển từng qui trình thành các module như:

- Module quản lý qui trình chuẩn bị giảng dạy của giáo viên. E-school đã xây dựng 1 hệ
thống web application dựa trên nền tảng JAVA/SQL Server. Với module này thì các giáo
viên có thể soạn các biểu mẫu sau trực tiếp trên website như:
• Chương trình đào tạo
• Đề cương môn học
• Kế hoạch giảng dạy
• Giáo án
- Module E-learning, module Điểm danh máy quét thẻ, module khắc phục phòng ngừa
cũng là kết quả của việc ứng dụng nguyên tắc phân nhỏ.
- Việc phân nhỏ module riêng lẽ này sẽ không hiệu quả nếu không có sự lắp ghép và liên
kết lại để tạo ra 1 sản phẩm hoàn chỉnh, nhờ cơ chế web portal nên có thể tích hợp các
module này lại với nhau, giúp cho người sử dụng có thể truy xuất tài nguyên các module
được cho phép với 1 lần đăng nhập duy nhất, thuận tiện nhất cho người sử dụng.
II. Nguyên tắc tách khỏi:
Định nghĩa:
a. Trích (bỏ hoặc tách) phần hoặc tính chất « nhiễu loạn » ra khỏi vật thể hoặc,
b. Trích phần hoặc tính chất cần thiết
Áp dụng:
Trong hệ thống này có 1 module được tách biệt ra khỏi các module khác chính là module
“Moodle Service”, đây là 1 window application dùng để tự động đồng bộ hóa dữ liệu là
các kế hoạch giảng dạy và giáo án mà giáo viên tạo trên hệ thống website portal và tích
hợp vào database của Moodle (e-learning). Do toàn bộ hệ thống E-School sử dụng nền
tảng web JAVA và database SQL Server, tuy nhiên trong hệ thống có sử dụng 1 hệ thống
mã nguồn mở E-learning nổi tiếng trên thế giới là Moodle (sử dụng database MySQL), vì
Sinh viên thực hiện: Võ Đức Thiện () Trang 12
Đề tài: Trường học điện tử Bộ môn PP NC KH
thế phải xây dựng 1 module là 1 window service chuyên dùng để synchronized dữ liệu từ
hệ thống website portal và đổ vào database mysql của moodle để toàn bộ dữ liệu trên kế
hoạch của giáo viên được đổ qua bên E-learning để giáo viên thuận tiện trong việc giảng
dạy.

- Việc áp dụng nguyên tắc này đã tạo ra được 1 module chức năng rất quan trọng giúp
cho những người quản lý có thể theo dõi được các giáo viên có giảng dạy đúng những gì
trong kế hoạch đã soạn không nhờ sự kết hợp hệ thống E-school và 1 mã nguồn mở thông
minh Moodle.
III. Nguyên tắc kết hợp:
Định nghĩa:
a. Kết hợp về không gian những vật thể đồng nhất hoặc những vật thể dành cho những
thao tác kề nhau
b. Kết hợp về thời gian những thao tác đồng nhất hoặc kề nhau
Áp dụng:
Trong hệ thống E-school thì vận dụng rất nhiều nguyên lý kết hợp này để tạo ra sản phẩm
nhiều chức năng có thể liệt kê ra như sau:
- Kết hợp 2 biểu mẫu Chương trình đào tạo và Đề cương môn học lại thành 1 quá trình xử
lý, vì đây thuộc phân quyền xử lý của vai trò trưởng bộ môn.
- Kết hợp 2 biểu mẫu Kế hoạch giảng dạy và Giáo án thuộc phân quyền của Giáo viên
- Kết hợp giữa biểu mẫu Thời khóa biểu và lịch phân công giáo viên thuộc quyền xử lý
của trưởng khoa.
Nhờ vận dụng tốt nguyên lý kết hợp này đã tạo ra được 1 sản phẩm có sự phân nhóm rõ
ràng từng vai trò, từng thành phần tham gia vào qui trình nghiệp vụ
IV. Nguyên tắc chứa trong:
- Có thể thấy trong các qui trình quản lý ISO 9001-2008 trên hệ thống E-School đều có
vận dụng nguyên tắc chứa trong, 1 qui trình nghiệp vụ của trưởng khoa là tạo Thời khóa
biểu, phân công giáo viên, sắp lịch sử dụng phòng …. Đều có sự tham gia của các vai trò
khác như sự kiểm duyệt biểu mẫu của phòng đảm bảo chất lượng hay sự phê duyệt của
Ban giám hiệu hay sự góp ý về phân bố tiến độ giảng dạy của phòng đào tạo.
- Khi tin học hóa các qui trình này lên hệ thống E-School đòi hỏi phải có sự vận dụng
hiệu quả nguyên lý chứa trong này cho các vai trò và thành phần bên trong liên quan và
có ảnh hưởng đến qui trình đang xây dựng.
V. Nguyên tắc dự phòng:
- E-school áp dụng nguyên tắc dự phòng này vào trong kỹ thuật lập trình và xây dựng

ứng dụng phần mềm trong khâu backup dữ liệu khi có sự cố. Như chúng ta biết việc triển
khai 1 ứng dụng ra cho 1 đơn vị sử dụng đòi hỏi phải có hệ thống máy chủ server để lưu
Sinh viên thực hiện: Võ Đức Thiện () Trang 13
Đề tài: Trường học điện tử Bộ môn PP NC KH
trữ dữ liệu cũng như tài nguyên cho ứng dụng. Qui tắc dự phòng được áp dụng để có 1 hệ
thống server chuyên dụng có thể vượt qua được các sự cố liên quan đến hạ tầng nhơ cơ
chế dự phòng đối với database được lưu trữ.
VI. Nguyên tắc sao chép:
Một đặc điểm nổi bật của E-school là sự thuận tiện cho người sử dụng bằng cách áp dụng
nguyên tắc sao chép. Giáo viên hàng năm giảng dạy các môn học đều phải xây dựng 1 bộ
hồ sơ bao gồm: đề cương, kế hoạch giảng dạy, giáo án….E-School có chức năng giúp cho
giáo viên có thể sao chép các hồ sơ mình đã soạn 1 cách nhanh nhất giúp giảm thiểu thời
gian soạn lại các biểu mẫu hồ sơ này. Nhờ vận dụng tốt nguyên tắc này đã giúp cho hệ
thống E-School dễ dàng được End-user chấp nhận khi vận hành và triển khai vì có nhờ có
E-School giúp cho End-user 1 khối lượng công việc rất lớn.
Sinh viên thực hiện: Võ Đức Thiện () Trang 14
Đề tài: Trường học điện tử Bộ môn PP NC KH
PHẦN III: TỰ ĐÁNH GIÁ GIẢI PHÁP ĐỀ TÀI
I. Tính mới và sáng tạo:
- Trong lĩnh vực giáo dục và dạy nghề thì chưa có hệ thống tích hợp nào gắn kết các
thành phần qui trình quản lý lại với nhau thành 1 ứng dụng tổng thể, dự án này có 1
hướng mới độc đáo là tích hợp được qui trình đảm bảo chất lượng ISO 9001-2008
(lĩnh vực giáo dục, đào tạo nghề) vào chung 1 hệ thống.
- Database được quản lý tập trung tại hệ thống chính ISO, các component khác chia
sẽ, khai thác dữ liệu từ đó.
- Tích hơp thêm các thiết bị ngoại vi hiện đại là máy quét thẻ từ giúp việc diểm danh
sinh viên và chấm công giáo viên dễ dàng, hiệu quả & chính xác cao.
- Giao tiếp với hệ thống GSM modem để gửi/ nhận tin nhắn SMS. Là 1 cầu nối giữa
nhà trường & phụ huynh, giúp phụ huynh nắm được tình hình học tập con em.
SMS là công nghệ mới, sẽ được tận dụng nhiều trong các hệ thống quản lý trong

tương lai.
- Khai thác hết các tính năng nổi bật của hệ thống đào tạo trực tuyến moodle (e-
learning), tích hợp được giữa 2 hệ quản trị CSDL của ISO (sql server 2005) và
moodle (MySQL). Làm cho cơ chế syncronized giữa 2 hệ thống này trở nên dễ
dàng.
II. Áp dụng và triển khai vào thực tế:
- Như đã phân tích số liệu ở trên thì hiện tại có hơn 1 ngàn đơn vị đào tạo dạy nghề
trong cả nước, theo quyết định 62/2008/QĐ-BLĐTBXH thì các trường dạy nghề
trên (không phân biệt có áp dụng theo chuẩn ISO hay không áp dụng) đều phải
đảm bảo đúng các thủ tục hồ sơ sổ sách theo đúng các biểu mẫu qui định của Bộ
lao động & thương binh xã hội. Với cách quản lý thủ tục hồ sơ giấy tờ thủ công
hiện tại thì các giáo viên khi tham gia giảng dạy phải hoàn thành các biểu mẫu
theo đúng qui định thì mất khá nhiều thời gian ảnh hưởng đến chất lượng chuyên
môn giảng dạy, đối với cấp lãnh đạo và quản lý thì rất khó để quản lý chặt chẽ hồ
sơ khi số lượng nhiều (xem dẫn chứng ở bên dưới) dẫn đến hậu quả sẽ là làm đối
phó & hình thức, kém hiệu quả. Vì thế để giải quyết được việc nâng cao chất
lượng giảng dạy của giáo viên cũng như đảm bảo thủ tục hồ sơ sổ sách thì phải áp
dụng 1 hình thức thực hiện dựa trên máy tính. Với các lý do nêu trên thì "E-
School" sẽ có rất nhiều khả năng sẽ được triển khai áp dụng rộng rãi đến với các
trường dạy nghề trong TpHCM, sau đó nhân rộng ra cả nước cùng áp dụng.
Sinh viên thực hiện: Võ Đức Thiện () Trang 15
Đề tài: Trường học điện tử Bộ môn PP NC KH
III. Các hiệu quả kỹ thuật, công nghệ, kinh tế xã hội:
1. Về kỹ thuật, công nghệ :
- "E-School" sử dụng công nghệ điểm danh học sinh và chấm công giáo viên
bằng máy quét thẻ từ (dự định sẽ triển khai áp dụng nhận dạng vân tay song
song với thẻ từ để tăng tính bảo mật) tích hợp với cơ sở dữ liệu của hệ thống
qui trình ISO 9001-2008, giúp tiết kiệm thời gian khi lên lớp và tính hiệu quả &
chính xác cao.
- Áp dụng kĩ thuật công nghệ mới GSM "tổng đài tin nhắn SMS" dành cho phụ

huynh, học sinh là 1 kênh trao đổi thông tin hiệu quả với nhà trường và gia đình
(công nghệ SMS đang rất phổ biến hiện tại và trong thời gian tới)
- Triển khai 1 hình thức đào tạo giáo dục tiên tiến trên thế giới là hình thức đào
tạo trực tuyến e-learning (moodle) vào trong đào tạo nghề, với việc áp dụng
công nghệ này giúp cho học sinh học nghề chủ động hơn trong công việc học
tập, và nâng cao khả năng tự học, tìm kiếm tài liệu và thông tin chia sẽ từ hệ
thống học trực tuyến này.
2. Về kinh tế :
- Giảm 1/2 thời gian đối với giáo viên khi thực hiện các biểu mẫu trong qui trình
chuẩn bị giảng dạy và qui trình quản lý hoạt động giảng dạy theo như quyết
định 62 (trung bình làm đề cương chi tiết trên giấy hết 1 ngày, kế hoạch giảng
dạy 0.5 ngày, hoàn thành bộ giáo án khoảng 2-3 ngày, sổ tay giáo viên, sổ lên
lớp, bảng điểm 1 ngày), khi thực hiện bằng hệ thống phần mềm này thì giáo
viên chỉ tốn khoảng từ 5-8 giờ là có thể hoàn thành đầy đủ các biểu mẫu trên.
- Theo như số liệu hiện tại các trường TCN/CĐN ở TpHCM thì 1 tuần trưởng
khoa phải review/approve khoảng 100 giáo án của các giáo viên của 3 hệ đào
tạo (SCN-TCN-CDN) tốn thời gian khoảng 2 - 3 ngày (trong trường hợp sai
sót reject thì phải thông báo và gửi lại cho giaó viên để update), khi áp dụng hệ
thống phần mềm mới này thì thời gian để review/approve/reject số lượng giáo
án này là từ 3-4h (giảm thời gian hơn 8~10 lần)
3. Về xã hội:
- "E-School" giúp cho chất lượng đào tạo dạy nghề hiện tại được nâng cao về kĩ
thuật công nghệ cũng như về chất lượng đào tạo vì thế sẽ thúc đẩy phát triển hình
thức dạy nghề, sẽ có nhiều đối tượng trẻ trong xã hội sẽ chọn học nghề là 1 hướng
phát triển sự nghiệp và tương lai, giúp cho xã hội và nhà nước giải quyết được bài
toán tay nghề và việc làm cho thanh niên
Sinh viên thực hiện: Võ Đức Thiện () Trang 16
Đề tài: Trường học điện tử Bộ môn PP NC KH
PHẦN IV: LỜI KẾT LUẬN
- Với sự đam mê trong lĩnh vực CNTT và giáo dục đào tạo nghề, kết hợp với các

kiến thức từ bộ môn Nguyên lý sáng tạo trong khoa học do GS TSKH Hoàng
Kiếm truyền đạt thì em đã nãy sinh được ý tưởng và vận dụng để xây dựng được 1
hệ thống quản lý trường học hoàn chỉnh (E-School System) dành cho khối các
trường đào tạo và dạy nghề trong cả nước. Hiện tại hệ thống này đã hoàn chỉnh
được giai đoạn 1 bao gồm các module
o Website portal tổng hợp
o Module chuẩn bị giảng dạy của giáo viên
o Module điểm danh máy quét thẻ của giáo viên & học sinh
o Module sổ liên lạc điện tử dành cho phụ huynh
o Module tích hợp E-learning
- Các module chưa hoàn thành, dự kiến sẽ hoàn thành trong thời gian tới bao gồm
o Module quản lý thiết bị bằng vạch
o Module quản lý và tuyển chọn nhân sự
o Module quản lý điểm học sinh – sinh viên
- Xin cám ơn sự hướng dẫn của thầy Hoàng Kiếm, nhờ sự vận dụng các nguyên lý
sáng tạo mà thầy truyền đạt đã giúp e có đủ nền tảng về tư duy để xây dựng được
hệ thống này. Em sẽ cố gắng phát huy tối đa các kiến thức học được để có thể xây
dựng được 1 hệ thống hoàn chỉnh phục vụ và giúp ích cho xã hội.
Sinh viên thực hiện: Võ Đức Thiện () Trang 17

×