Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SAMSUNG GALAXY S4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.86 MB, 27 trang )

Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
HVTH: Nguyễn Thị Trang – CH1201142 Trang 1
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
1. Tư duy sáng tạo là gì?
Là dám nghĩ khác và dám làm khác. Vậy thôi!
“Sáng tạo chỉ là việc kết nối các vấn đề. Khi bạn hỏi những người giàu tính sáng tạo về cách
họ làm điều gì đó, họ cảm thấy hơi gượng gập bởi họ thực sự không làm gì, họ chỉ thấy một số
việc. Mọi thứ sẽ trở nên rõ ràng hơn theo thời gian. Đó là bởi vì họ có thể kết nối những kinh
nghiệm mình có và tổng hợp thành những thứ mới. Và lý do khiến họ có thể làm điều đó là họ có
nhiều kinh nghiệm hơn hoặc họ đã suy nghĩ nhiều về kinh nghiệm của mình hơn người khác.” –
Steve Jobs.
Trong một buổi gặp mặt tân sinh viên, để khuyến khích sự phấn đấu học tập rèn luyện không
ngừng của mỗi người, thầy hiệu trưởng trường nọ đã rút ra một cây bút và kể rằng: “Trong không
gian, bút mực và bút bi không sử dụng được, vì thế các nhà khoa học phải vắt óc suy nghĩ, tốn cả
hàng triệu đô để tạo ra được một loại bút hết sức đặc biệt. Loại bút này có thể viết được ở mọi
góc độ, mọi nhiệt độ và thậm chí có thể viết ở những nơi có trọng lực bằng không. Và họ coi đó
là biểu tượng của sự hoàn hảo”. Và thầy hiệu trưởng hứa là sẽ tặng cây bút này cho sinh viên nào
mà ông cảm thấy xứng đáng nhất và trong 32 năm qua ông vẫn chưa tìm được người nào xứng
đáng có được nó. Lúc này ở dưới có một cánh tay sinh viên giơ lên và cậu ta nói: “Thưa thầy,
cho em hỏi một câu được không ạ? Nếu ngoài vũ trụ người ta không dùng được bút mực vậy tại
sao người ta lại không dùng bút chì. Họ có thể đã không tốn hàng triệu đô”.
Đó chính là một trong số vô vàn các câu chuyện sáng tạo. Sáng tạo đơn giản chỉ là tìm ra một
cách mới để làm việc hoặc làm cho công việc đó trôi chảy hơn, làm nên thành công. Thường con
người ta dễ bị lối suy nghĩ theo kiểu cố hữu, lối mòn nào đó đã được vạch sẵn trước đó để rồi
chìm sâu vào nó và bế tắc. Trong câu chuyện trên cũng vậy, các nhà khoa học cứ mãi kiếm tìm
một loại bút “mực” nào đó mà quên mất rằng có một thứ ngay bên cạnh họ đã có từ rất lâu có thể
thay thế cho loại bút kia. Nghĩ sáng tạo là nhìn một vấn đề, một câu hỏi theo những cách khác
với thông thường. Tức là nhìn mọi thứ từ các góc độ, tầm nhìn khác nhau, "nhìn" theo những
cách không bị hạn chế bởi thói quen, bởi phong tục, bởi tiêu chuẩn
Như vậy, chẳng lẽ chỉ có những người có khả năng thiên phú, đầu óc khi mới sinh ra đã đầy
ắp những ý tưởng sáng tạo, khác hoàn toàn với những người khác thì họ mới có khả năng sáng


tạo hay sao? Xin thưa rằng: không! Ai trong chúng ta cũng có sự sáng tạo, và xin thưa với các
bạn rằng nếu các bạn cảm thấy mình chưa (chứ không phải là “không”) sáng tạo thì bạn có thể
học. Theo nghiên cứu thì đến thiên tài cũng mới sử dụng có 15% hiệu suất não của mình! Cho
nên, học nghĩ sáng tạo để não bạn đi xa hơn là hoàn toàn có thể. Thậm chí, có rất nhiều gợi ý cho
cách học nghĩ sáng tạo mà có rất nhiều nhà rất nhiều nhà khoa học trong lĩnh vực tư duy sáng tạo
đã nghiên cứu và cho ra hàng loạt các phương pháp để giúp bạn “mở rộng” và lôi kéo ý tưởng
lấp đầy trí óc của bạn như phương pháp SAEDI, TILS, SCAMPER, phương pháp 6 mũ tư duy…
Tôi có óc tư duy, tôi có khả năng sáng tạo và bạn cũng thế. Tin tôi đi.
HVTH: Nguyễn Thị Trang – CH1201142 Trang 2
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
2. SCAMPER là gì?
Sự vận dụng chính là đàn anh của sự sáng tạo. Khi sự tưởng tượng của bạn trống không và
rỗng tuếch, thì hãy bước ra ngoài hít thở khí trời, nghe một bài nhạc hoặc làm việc gì đó mà
mình yêu thích, ngắm nhìn mọi thứ xung quanh một cách thoải mái, giữ cho đầu óc thoải mái,
thư thái và yên bình, biết đâu ý tưởng sẽ ập đến với bạn lúc nào đó không hay đấy. Hãy nhớ rằng,
tất cả những gì mới mẻ đều chỉ là sự thay đổi hay thêm mới của một vật gì đó đã tồn tại trước đó
mà thôi.
Phương pháp SCAMPER là một tập hợp gồm 7 phương pháp giúp bạn chuyển đổi bất kỳ một
tiến trình, dịch vụ hay đối tượng nào đó thành một thứ gì đó cực kỳ mới mẻ. Bạn nên tập trung
chú ý vào 7 phương pháp này nhé, đọc thật kỹ nó rồi tự đặt ra những câu hỏi cho bản thân đại
loại như: các vật dụng như ti vi, ba lô, túi xách, bàn ghế, điện thoại, quần áo,… hay bất cứ vật gì
đó xung quanh bạn có thể được cải tiến không nhỉ? Cải tiến như thế nào? Hiệu quả ra sao? Và rồi
ý tưởng sẽ tự nhiên xuất hiện đầy ắp đầu óc bạn và bạn có khi lại phải lấy giấy bút ra để ghi chú
lại nữa đấy!
Vật mới mẻ mà bạn vừa nghĩ ra kia cũng có thể biết thành những vật hoàn toàn mới mẻ khác
nữa đấy. Cố gắng hài lòng, thỏa mãn với bản thân ngay từ ý tưởng đầu tiên chính là thảm họa
cho óc tưởng tượng của bạn đó. Cách tốt nhất để có được một ý tưởng tốt là nghĩ ra càng nhiều ý
tưởng càng tốt. Sẽ có rất nhiều cách nhìn khác nhau đối với một sự vật hiện tượng nào đó rất ấn
tượng mà có thể bạn sẽ không thể nào ngờ được đấy.
Hãy cứ tưởng tượng rằng, nếu bạn có 1 chiếc túi chứa hàng ngàn viên đá cẩm thạch trắng và

chỉ có 1 viên đá hồng ngọc trong đó, cơ hội để mọi người nhặt được viên đá hồng ngọc trong đó
sẽ rất thấp. Nhưng nếu bạn tiếp tục thêm các viên đá hồng ngọc vào trong đó thì cơ hội để mọi
người nhặt được nó sẽ tăng lên. Sẽ chẳng có gì mất mát cả khi bạn gia tăng sự lựa chọn cho viên
đá hồng ngọc và cơ hội cho bạn nhặt được viên đá như ý muốn lại được tăng lên.
Có một vài vấn đề phát sinh khi bạn tìm kiếm các ý tưởng:
1. Một trong các ý tưởng có thể giải quyết được vấn đề (chứ không phải là tất cả).
2. Một ý tưởng mới có thể giúp bạn sắp xếp lại các rắc rối trong vấn đề của bạn, vì thế nó
giải quyết vấn đề một cách gián tiếp.
3. Sự thay thế tốt hơn nhiều so với viết bắt đầu xuất phát từ một vấn đề hoàn toàn mới.
4. Một sự thay thế có thể là một ý tưởng đột phát mà chẳng liên quan gì tới vấn đề bạn đang
tìm hiểu ban đầu. Điều này sẽ rất là thú vị và gây hứng thú cho bạn rất nhiều đấy!
5. Bạn cũng có thể nghĩ ra hàng loạt các ý tưởng và sau đó kết hợp, biến chúng thành ý
tưởng độc đáo của bạn. Việc sản sinh số lượng lớn các ý tưởng không theo một trật tự nào
cả ngăn bạn tiếp cận đối tượng một cách rõ ràng nhưng nó giúp bạn quyết định cách sử
dụng nó sao cho có ý nghĩa hơn. Thay vì được chọn nó như là một sự lựa chọn duy nhất
thì bạn có thể chọn nó sau khi biết nó rõ ràng là sự lựa chọn tốt nhất.
SCAMPER là 1 tập hợp các câu hỏi giúp thúc đẩy ý tưởng, là chữ viết tắt đầu tiên của các từ
sau: Substitue (thay thế), Combine (kết hợp), Adapt (thích nghi), Modify (hiệu chỉnh), Put to
HVTH: Nguyễn Thị Trang – CH1201142 Trang 3
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
other uses (sử dụng vào việc khác), Eliminate (Loại bỏ) và Reverse (đảo ngược). Tác giả của
phương pháp sáng tạo SCAMPER là Milchael Mikalko, người Mỹ, một trong những bậc thầy
trong lĩnh vực tư duy sáng tạo hiện nay.
SCAMPER có thể sử dụng một cách độc lập hay theo nhóm. Đối với các bài tập cá nhân, nó
có thể được thực hành ở bất kỳ nơi nào. Nó chỉ phụ thuộc vào độ khó của vấn đề. Bạn có thể
nghĩ tới mọi hướng giải quyết cho vấn đề mà không cần bất kỳ một chú thích nào và cố gắng giữ
nó trong đầu của bạn. Nếu sử dụng trong nhóm, nhất thiết cần phải có 1 người lãnh đạo để có thể
giúp các thành viên sáng tạo ra các ý tưởng mới. Người lãnh đạo có thể hiểu như là một người
thầy, người chủ trì cuộc họp, quản lý, v.v. Trong nhóm, bài tập về SCAMPER có thể được thực
hiện trong một căn phòng, nơi mà môi trường làm việc hay huấn luyện được bố trí cho phù hợp

với bài tập.
3. SCAMPER hoạt động như thế nào?
Để áp dụng SCAMPER:
1. Cô lập chủ đề hoặc vấn đề mà bạn muốn nghĩ tới. Đầu tiên, nhặt một sản phẩm nào đó có
sẵn. Đó có thể là thứ bạn muốn cải tiến hoặc hiện tại bạn đang gặp vấn đề với nó hoặc
đơn giản đó chỉ là thứ mà bạn nghĩ đó có thể là một điểm xuất phát tốt cho một sản phẩm
tương lai nào đó mà bạn đang nghĩ tới.
2. Đặt các câu hỏi SCAMPER về mỗi bước của thử thách và xem thử xem có ý tưởng nào ló
ra không. Việc đặt câu hỏi giống như là việc vạch lá tìm sâu để tìm ra những thiếu sót của
HVTH: Nguyễn Thị Trang – CH1201142 Trang 4
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
vấn đề vậy. Hãy động não lên, đặt càng nhiều câu hỏi và càng nhiều cách giải quyết vấn
đề càng tốt.
3. Cuối cùng, xem lại tất cả các đáp án mà bạn đã thu được. Có ý tưởng nào nổi bật mà bạn
thấy tâm đắc không? Bạn có thể sử dụng ý tưởng nào để tạo nên sản phẩm mới không,
hay đơn giản chỉ là cải tiến sản phẩm cho nó tốt hơn. Nếu có ý tưởng nào đó khả thi, bạn
có thể triển khai nó trong tương lai đấy.
4. Khi tạo ra được một sản phẩm ưng ý rồi. Thì hãy lặp lại các bước trên nhé. Biết đâu bạn
lại sẽ tạo ra được một sản phẩm khác tốt hơn rất nhiều nữa đấy. Hãy để não bạn luôn hoạt
động nhé. Bất cứ sự trì trệ hay tự mãn với thành quả nào cũng làm giảm đi tính sáng tạo
của bạn đấy.
Với SCAMPER, bạn có thể tạo ra một thứ gì đó mới mẻ từ việc biến đổi một vật gì đó đã tồn
tại trước đó. Bạn cứ lặp lại điều đó cho tới khi bạn phát hiện ra được một ý tưởng tốt nhất
3.1. Substitue (Thay thế).
Thay thế cái này bằng cái khác. Bạn có thể thay thế đồ vật, nơi chốn, ý tưởng và thậm chí là
cả cảm xúc. Thay thế chính là phương pháp thử và sai cho tới khi tìm được ý tưởng ưng ý nhất.
Để tìm ra các ý tưởng thay thế, bạn hãy hỏi các câu hỏi sau:
- Còn loại nguyên vật liệu, nhiên liệu nào có thể sử dụng cho sản phẩm không?
- Còn sản phẩm hay tiến trình nào bạn có thể sử dụng được không?
- Quy tắc nào có thể thay thế?

- Sản phẩm này còn có thể sử dụng ở nơi nào khác nữa không?
- Nếu bạn thay đổi cách nhìn và thái độ của bạn đối với sản phẩm thì sao?
Ví dụ:
- Bóng đèn khởi thủy được tạo thành từ 1 sợi vonfram đốt cháy lên và phát sáng, bóng
đèn này có kích thước rất nhỏ và nóng, chỉ có một màu vàng duy nhất. Sau này các
nhà khoa học đã phát minh ra đèn huỳnh quang, phát sáng dựa vào hiện tượng phóng
điện của các điện cực tác dụng và lớp huỳnh
quang và phát sáng, đèn sẽ dài hơn, phát sáng
nhiều hơn, nhiều màu sắc hơn nếu ta thay
thêm vào các khí trơ.
- Những đĩa mềm ngày xưa dần được thay thế
bằng các đĩa CD, VCD, DVD và USB.
- Thuốc lá điện tử ra đời thay thế cho thuốc lá
thường, giúp những người nghiện thuốc lá tập
cai thuốc và không ảnh hưởng tới môi trường.
- Thay thế thư tay viết giấy bằng email.
- Ebook thay thế cho sách giấy.
- Thay thế cuốc, xẻng, cày bừa bằng máy cày.
HVTH: Nguyễn Thị Trang – CH1201142 Trang 5
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
3.2. Combine (Kết hợp).
Có rất nhiều ý tưởng sáng tạo bắt nguồn từ sự kết hợp từ những ý tưởng, sản phẩm hay dịch
vụ chẳng ăn nhập gì tới nhau để tạo thành thứ hoàn toàn mới. Kết hợp các ý tưởng, đồ vật để tạo
thành một vật hoàn toàn mới. Phương pháp này sẽ tạo ra những sản phẩm khá là độc đáo mà bạn
khó mà nghĩ ra được nếu không thử đấy.
Để kết hợp, hãy hỏi các câu hỏi:
- Những ý tưởng nào có thể kết hợp?
- Liệu chúng ta có thể kết hợp các mục đích với nhau?
- Kết hợp các kiểu khác nhau thì sao?
- Pha trộn các hỗn hợp, các kiến trúc lại với nhau thì sao?

- Kết hợp các phần tử?
- Còn hạng mục nào có thể kết hợp với nó nữa không?
- Kết hợp các mục đích khác nhau lại với nhau thì sao?
- Những loại vật liệu nào chúng ta có thể kết hợp?
Ví dụ:
HVTH: Nguyễn Thị Trang – CH1201142 Trang 6
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
- Sự kết hợp giữa các phần tử mảnh gấp nhỏ khác nhau cho ra các hình origami rất đẹp
mắt. Đây còn là một loại nghệ thuật xếp hình rất nổi tiếng của Nhật.
- La là con lai giữa con ngựa cái và con lừa đực, nổi tiếng vì khả năng dẻo dai, chắc chắn,
chịu đựng khó khăn tốt của chúng.
- Sự kết hợp của 7 nốt nhạc cùng các âm độ cho ra vô số các
bản nhạc với các giai điệu khác nhau, sự kết hợp giữa 3
màu cơ bản đỏ, xanh dương, xanh lá cho ra hàng triệu màu
sắc khác nhau.
- Điện thoại di động kết hợp máy nghe nhạc, camera, máy
tính, đồng hồ báo thức…
- Quạt máy kiêm chức năng đèn ngủ…
HVTH: Nguyễn Thị Trang – CH1201142 Trang 7
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
HVTH: Nguyễn Thị Trang – CH1201142 Trang 8
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
3.3. Adapt (Thích ứng).
Thích ứng hệ thống trong một bối cảnh khác.
Để áp dụng phép thích ứng, ta đặt các câu hỏi sau:
- Chúng ta có thể đem sản phẩm này sử dụng vào mục đích sử dụng nào khác không?
- Còn sản phẩm nào khác giống sản phẩm này không?
- Sản phẩm này còn được sử dụng trong bối cảnh nào nữa không?
Ví dụ:
- Kỳ nhông có thể tự đổi màu cơ thể để tránh bị các động vật khác phát hiện.

- Ly nước có khả năng đổi màu theo nhiệt độ, kính, áo khoác đổi màu theo nhiệt độ.
- Cục sạc đa năng có thể sạc bất cứ loại pin điện thoại nào.
- Chìa khóa vạn năng có thể mở bất cứ loại khóa nào.
- Áo làm bằng chất liệu có khả năng giữ nhiệt vào mùa đông và tản nhiệt vào mùa hè.
3.4. Modify (Hiệu chỉnh).
Tăng, giảm kích thước, thay đổi hình dạng, kích thước, thuộc tính các thành phần của hệ
thống.
Các câu hỏi điển hình:
- Nếu chúng ta thay đổi hình dạng, kích thước của sản phẩm thì sao?
- Chúng ta có thể thêm vào hệ thống những thành phần gì nữa?
- Những thành phần nào của hệ thống có thể phóng to, thu nhỏ?
Ví dụ:
- Sữa có các loại sữa hộp giấy, bịch giấy, hộp thiếc,…
- Nước ngọt Pepsi có nhiều kích thước và hình dạng khác nhau,…
- Xe honda Lead có nhiều màu sắc khác nhau…
- Đồng hồ báo thức có nhiều hình dạng, màu sắc khác nhau…
HVTH: Nguyễn Thị Trang – CH1201142 Trang 9
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
- Các loại điện thoại, máy tính bảng cao cấp thường cho ra thêm các sản phẩm mini đi
kèm…
3.5. Put to other use (Dùng vào mục đích khác).
Tìm cách áp dụng các chức năng của hệ thống vào mục đích khác với mục đích ban đầu. Cố
gắng tìm thị trường mới cho sản phẩm của mình.
Các câu hỏi điển hình:
- Thị trường nào có thể tiêu thụ sản phẩm của tôi?
- Liệu còn có khách hàng tiềm năng nào khác với khách hàng định hướng ban đầu?
Ví dụ:
- Dùng bột vàng làm thức ăn.
- Điện thoại dùng để chụp ảnh, quay phim, nghe nhạc…
- Dùng gỗ để chế tác các sản phẩm điêu khắc…

- Dùng giấy để xếp thành các vật treo tường trang trí xinh xắn.
- Dùng vải để làm hoa trưng bày.
- Xe hơi kiêm bánh lái có thể di chuyển trên mặt nước.
HVTH: Nguyễn Thị Trang – CH1201142 Trang 10
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
3.6. Eleminate (Loại trừ).
Loại bỏ thành tố dư thừa, không cần thiết khỏi hệ thống. Giúp cho hệ thống tinh gọn hơn.
Các câu hỏi điển hình:
- Có thành tố nào của hệ thống dư thừa, cần phải loại bỏ không?
- Chuyện gì sẽ xảy ra nếu tôi bỏ bớt một thành phần nào đó của hệ thống?
Ví dụ:
- Điện thoại di động, wifi, bàn phím, chuột, sạc không dây.
- Quạt không cánh.
- Bàn phím ảo trên các máy tính bảng, smartphone.
- Xe đạp một bánh
3.7. Reverse (Đảo ngược).
Đảo ngược các thành tố của hệ thống. Đôi khi có thể tạo nên những hiệu ứng không ngờ.
Các câu hỏi điển hình:
HVTH: Nguyễn Thị Trang – CH1201142 Trang 11
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
- Nếu chạy hệ thống theo chiều ngược lại thì sao?
- Nếu lật ngược cách làm, trật tự của hệ thống thì sao?
Ví dụ:
- Giao hàng tận nhà.
- Mua sắm trên tivi, internet…
- Điện thoại không chỉ nhận wifi được mà còn có thể phát wifi cho các máy khác sử dụng.
- Vải không phân biệt được trái phải.
- Máy bay có thể lặn xuống nước trở thành tàu ngầm.
4. Hiện thực hóa SCAMPER trong thực tế .
Áp dụng các phương pháp SCAMPER với Samsung Galaxy S4.

Galaxy S3 là smartphone bán chạy nhất của Samsung cho đến nay. Sản phẩm đã giúp công ty
đến từ Hàn Quốc chiếm thị phần trên toàn cầu và truất ngôi dẫn đầu của Apple bấy lâu nay. Dĩ
nhiên, ông trùm Apple đâu dễ dàng bị đánh bại trước Samsung, vì vậy vào ngày 12/9, Apple tung
ra iPhone 5 với những chức năng vượt trội nhằm giành lại thị trường smartphone cao cấp với
Samsung Galaxy S3.
Và cũng nhanh chóng không kém, Samsung bắt đầu rục rịch ý tưởng cho phiên bản mới
Galaxy4 của mình với những chức năng và ý tưởng không kém phần vượt trội và đầy sáng tạo.
Vào trung tuần tháng 3 vừa rồi, Samsung Galaxy S4 chính thức trình làng cùng với những tính
năng mới, nổi bật. Chắc hẳn sẽ có rất nhiều người quan tâm đến Samsung Galaxy S4 và có dự
định sở hữu thiết bị này.
Dưới đây là những chức năng độc đáo nhất của Galaxy S4 cùng những phân tích về những
khó khăn và cách giải quyết của các nhà thiết kế Samsung dựa trên các phương pháp SCAMPER
để cho ra những tính năng độc nhất vô nhị này.
HVTH: Nguyễn Thị Trang – CH1201142 Trang 12
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
4.1. Màn hình.
Vấn đề phát sinh: Samsung Galaxy S3 sở hữu màn hình 4.8inch HD, Super AMOLED cùng
độ phân giải 1280x720 pixel, được bảo vệ bởi lớp kính Gorilla Glass mật độ điểm ảnh/inch là
306ppi, xếp vào loại lớn nhất hiện nay. Nhưng với chừng đó thì vẫn mắc phải nhược điểm cố hữu
mà bất cứ màn hình smartphone nào hiện nay cũng đều mắc phải đó là gây cảm giác rỗ khi nhìn
gần.
SCAMPER giải quyết: Phương pháp Modify (hiệu chỉnh) được chọn. Một trong những thay
đổi lớn trên Galaxy S4 đó là việc Samsung trang bị màn hình 5-inch độ phân giải Full HD. Đạt
độ phân giải 1080p với 441ppi điều này làm cho màn hình trên S4 thật sự mịn màng. Thiết bị
vẫn sử dụng ma trận Pentile nhưng được thay đổi với phân bố màu xanh lá thành 2 điểm ảnh phụ
nhờ đó khắc phục được nhược điểm gây cảm giác rỗ khi quan sát gần. Trang GSMArena đã nhận
định đây là màn hình tuyệt vời mang lại góc nhìn gần như hoàn hảo và hình ảnh như được nổi
lên trên mặt thiết bị. Độ bão hòa màu vượt trội so với công nghệ LCD.
HVTH: Nguyễn Thị Trang – CH1201142 Trang 13
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm

4.2. Dual Camera .
Vấn đề phát sinh: Camera của Galaxy S3 có độ phân giải là 8Mp (sau) và 2Mp, chụp hình
ảnh khá rõ nét, đối với những người đam mê nhiếp ảnh thì điều này là chưa đủ, họ muốn những
bức ảnh của họ phải chân thực hơn nữa. Đồng thời, khi một nhóm bạn muốn chụp một bức ảnh
làm kỷ niệm, bao giờ họ cũng gặp khó khăn trong việc tìm người chụp thay nếu không muốn bị
khuyết một thành viên bất đắc dĩ nào đấy vì hai camera trước và sau không thể hoạt động cùng
một lúc. Việc này cực kỳ bất tiện vì không dễ kiếm được người chụp giùm và người dùng cũng
chẳng an tâm gì khi đưa cho một người không quen biết một vật khá là có giá trị của mình cho
người khác cầm.
SCAMPER giải quyết:
- Phương pháp Modify (hiệu chỉnh) được chọn. Ở đây, các nhà thiết kế Samsung chỉ
cần nâng cấp độ phân giải của chiếc camera lên thành 13Mp (trước) và 2Mp (sau).
- Phương pháp Combine (Kết hợp). Cùng một thời điểm, hai camera trước và sau cùng
hoạt động giúp bức ảnh của chúng ta hoàn thiện hơn khi ngay cả người chụp cũng có
mặt trong bức ảnh mà họ vừa bấm máy.
Với tính năng Dual Camera, giờ đây người sử dụng sẽ không bị vắng mặt trong những
khoảnh khắc gia đình đầm ấm nữa. Chiếc Samsung Galaxy S4 sẽ cho phép người dùng thực hiện
việc chụp ảnh cùng lúc trên 2 camera. Và bức ảnh của chúng ta sẽ thật hoàn thiện khi tất cả mọi
người đều xuất hiện trong đó.
4.3. Smart scroll/ Smart Pause.
Vấn đề phát sinh: Trong khi lướt web, đọc báo, đọc sách… bạn lười biếng không muốn dùng
tay vuốt màn hình để kéo tới phần mình muốn đọc.
HVTH: Nguyễn Thị Trang – CH1201142 Trang 14
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
SCAMPER giải quyết: Phương pháp Substitue (Thay thế) được chọn. Với tính năng Smart
Scroll, khi đọc một e-mail hay một bài báo trên trang web, người dùng có thể trượt lên trượt
xuống màn hình bằng cách di chuyển ánh mắt, thay vì dùng tay để di chuyển. Trong khi đó,
Smart Pause là tính năng có khả năng cảm nhận được khi nào mắt người dùng sẽ rời khỏi màn
hình và lúc đó máy sẽ tự động tạm dừng.
4.4. Air Gestures

Vấn đề phát sinh: Việc dùng tay chạm vào màn hình quá nhiều đôi khi sẽ khiến tay bạn mỏi
và đầu ngón tay của bạn đau.
SCAMPER giải quyết: Phương pháp Substitue (Thay thế) được chọn. Air Gestures là tính
năng cho phép người dùng điều khiển điện thoại bằng cách chuyển động tay trên màn hình điện
thoại mà không cần cạm vào máy. Người dùng có thể vẫy tay trên màn hình để chuyển bài hát
hoặc vẫy tay sang trái, sang phải để chuyển từng trang web trên trình duyệt. Tính năng này chỉ
tương thích với các ứng dụng của Samsung.
HVTH: Nguyễn Thị Trang – CH1201142 Trang 15
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
4.5. Air view.
Vấn đề phát sinh: Khi tin nhắn, email, lịch làm việc… của bạn có quá nhiều trong máy. Việc
chọn từng mục để xem chi tiết khiến bạn tốn khá nhiều thời gian vô ích đối với những thông tin
không quan trọng mà bạn chỉ muốn xem sơ qua mà thôi.
SCAMPER giải quyết: Phương pháp Adapt (Thích ứng) được chọn. Cũng giống như tính
năng trên Galaxy Note II, người dùng có thể chỉ tay vào tin nhắn, e-mail hay lịch làm việc để
xem trước nội dung trước khi quyết định mở ra đọc toàn bộ
nội dung.
4.6. S Translator
HVTH: Nguyễn Thị Trang – CH1201142 Trang 16
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Vấn đề phát sinh: Bất đồng ngôn ngữ luôn là thách thức lớn đối với mọi người. Khi mà
Internet phát triển, nguồn tài liệu ngày càng phong phú, sự giao tiếp của con người ngày càng
tăng, sự bất đồng ngôn ngữ này là một rào cản lớn của con người
khi họ gia nhập xã hội ảo này.
Các ứng dụng từ điển dành cho Android xuất hiện khá nhiều,
nhưng đôi khi với những ngôn ngữ bạn không thể gõ được (Nhật
Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan…) thì cho dù có bao
nhiêu từ điển thì cũng vô ích.
SCAMPER giải quyết: Phương pháp Combine (Kết hợp) được
chọn. S Translator xứng đáng được coi là một "thông dịch viên"

của người dùng. Phần mềm này có thể hiểu được 9 thứ tiếng khác
nhau bằng ngôn ngữ nói, giúp chúng ta chuyển từ lời nói sang văn
bản và ngược lại. Chưa hết, nếu người dùng bắt gặp một câu
ngoại ngữ không hiểu, chúng ta có thể chụp lại câu đó và S
Translator vẫn có thể dịch được.
4.7. S Health.
Vấn đề phát sinh: Xã hội càng phát triển, phương tiện giao thông hiện đại càng nhiều, dường
như sự di chuyển của chúng ta chỉ là quanh quẩn đâu đó trong nhà hoặc nơi làm việc. Thói quen
ăn uống thất thường với quan điểm “Ăn để sống chứ không phải là sống để ăn” khiến lượng thức
ăn nhanh được tiêu thụ ngày càng nhiều. Sự chây lười này tiềm ẩn rất nhiều loại bệnh. Chính vì
thế một phần mềm có thể đưa ra chế độ dinh dưỡng, thể dục, thể thao hợp lý để có cơ thể khỏe
mạnh dựa trên chính hoạt động hằng ngày của mỗi người rất đáng quan tâm.
SCAMPER giải quyết: Phương pháp Combine (Kết hợp) được chọn. Ứng dụng mới S Health
đóng vai trò như là một máy đo sức khoẻ cho người dùng. Galaxy S4 được tích hợp pedometer
để ước lượng quãng đường bằng cách đếm bước đi của người dùng, và người dùng có thể chụp
ảnh thực đơn mỗi ngày của mình để đếm lượng calo tiêu thụ mỗi ngày và đánh giá thói quen ăn
uống.
4.8. WatchOn Video.
Vấn đề phát sinh: Một ngày nào đó bạn đang xem tivi, bạn muốn chuyển sang kênh khác mà
chiếc remote nó trốn ở tận đẩu tận đâu hoặc đơn giản là nó hết pin. Với chiếc điện thoại trong
tay, bạn có thể dùng nó để chuyển kênh thì còn gì bằng.
SCAMPER giải quyết: Phương pháp Combine (Kết hợp) được chọn. WatchOn Video là tính
năng tích hợp cảm biến hồng ngoại cho phép người dùng điều khiển TV bằng chính chiếc điện
thoại.
HVTH: Nguyễn Thị Trang – CH1201142 Trang 17
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
4.9. Cinema Photo
Vấn đề phát sinh: Ảnh động là một dạng ảnh khá phổ biến hiện nay, nó giúp bức ảnh trở nên
sinh động, đầy cảm xúc và đầy tính hài hước. Việc tạo một ảnh động bằng các phần chuyên dụng
khá khó và tốn khá nhiều thời gian và công sức.

SCAMPER giải quyết: phương pháp Combine (Kết hợp) được chọn. Tính năng chụp ảnh
Cinema Photo có thể là phần độc đáo nhất trên Galaxy S 4, cho phép người dùng chụp hàng loạt
ảnh, và chọn một thành phần di chuyển trên hình ảnh trong khi các thành phần khác vẫn giữ
nguyên ở chế độ động. Về cơ bản, tính năng chụp Cinema Photo sẽ cho phép tạo ra các hình ảnh
động dạng Cinemagram rất được yêu thích hiện nay.
4.10. Group play/gaming.
HVTH: Nguyễn Thị Trang – CH1201142 Trang 18
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Vấn đề phát sinh: Game là một phần không thể thiếu trong một chiếc smartphone. Cơ mà
chơi game một mình rất mau chán, chơi game hai người cùng một máy còn chán hơn khi mà màn
hình bé tí mà nhiều người cùng quét lên đó để chơi.
SCAMPER giải quyết: phương pháp Combine (Kết hợp) được chọn. Cho phép những người
dùng Galaxy S4 ở trong một phạm vi nhất định có thể tham gia vào một mạng cá nhân để từ đó
họ có thể chia sẻ thông tin, thực hiện công việc chung hoặc cùng chơi game.
4.11. Eraser shot.
Vấn đề phát sinh: Bạn không phải là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, bạn không có đủ phản xạ
nhanh để có thể trong một thời gian ngắn bấm được nhiều tấm vì độ trễ của camera, bạn càng
không đủ chắc chắn 100% rằng bức ảnh bạn vừa mới chụp là hoàn hảo nhất.
SCAMPER giải quyết: Phương pháp Modify (Hiệu chỉnh) được chọn. Một trong những tính
năng nổi bật là chế độ chụp ảnh Eraser, cho phép chụp nhanh hàng loạt ảnh sau đó tự động phát
hiện chuyển động ở nền và cho phép người dùng loại bỏ nó để cho ra hình ảnh kết quả hoàn hảo
nhất.
4.12. Story Album .
HVTH: Nguyễn Thị Trang – CH1201142 Trang 19
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Vấn đề phát sinh: Timeline của facebook thật tuyệt. Bạn cũng muốn những sự kiện của mình
cũng được trình bày một cách gọn gẽ, đẹp đẽ như thế cho chiếc điện thoại thông minh của bạn
thì còn gì bằng.
SCAMPER giải quyết: Phương pháp Modify (Hiệu chỉnh) được chọn. Story Album cho phép
người dùng tạo nên những tấm ảnh theo sở thích hay tạo ra scrapbook cho từng sự kiện của

mình.
5. Vận dụng SCAMPER để phát triển Samsung Galaxy S4.
Galaxy S4 trông có vẻ đã quá hoàn hảo rồi, nhưng bạn có chắc không? Trong khi Apple đang
rục rịch cải tiến iPhone và nhu cầu của người dùng càng lớn cùng với sự phát triển mạnh mẽ của
các công nghệ mới thì chúng ta không thể ngồi không tự mãn với thành quả của mình được. Vậy
thì tại sao không thử tiếp tục áp dụng các phương pháp SCAMPER để cho ra một sản phẩm mới
hoàn hảo hơn nữa nhỉ. Nào nào, hãy động não và kích thích trí tưởng tượng của bạn đi nào. Có
thể lúc này nó viễn vông, chẳng bao giờ có thể thực hiện được, nhưng biết đâu đấy, biết đâu một
ngày nào đó, với sự nỗ lực không ngừng của loài người cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa
học kỹ thuật, những ý tưởng đó sẽ trở thành hiện thực thì sao. Cùng tưởng tượng nhé.
5.1. Ứng dụng tìm đường đi với thời gian ngắn nhất.
Vấn đề đặt ra: Bản đồ hiện nay chỉ tìm kiếm đường đi với quãng đường ngắn nhất nhưng
như thế vẫn chưa đủ. Hiện nay tắc đường đang là một vấn nạn lớn của xã hội, khiến chúng ta thất
thoát rất nhiều thời gian dành cho việc đi lại một cách vô ích.
SCAMPER giải quyết: Phương pháp Modify (Hiệu chỉnh) được chọn. Phát triển ứng dụng
Maps của máy, cho phép người dùng tìm được đường đi với thời gian ngắn nhất theo từng thời
điểm trong ngày chứ không chỉ là có quãng đuờng ngắn nhất. Ứng dụng dựa trên mật độ người
lưu thông trên đuờng tại thời điểm hiện tại để giúp người dùng có được lộ trình với thời gian
ngắn nhất.
HVTH: Nguyễn Thị Trang – CH1201142 Trang 20
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Ứng dụng cũng cho phép tài xế biết được cách họ đang chạy xe có gây nên kẹt xe hay không,
bằng cách quan sát màn hình điện thoại. Nếu màn hình có màu xanh lá cây thì tức là người lái
đang chạy tốt, ngược lại nếu màn hình màu xanh tím nghĩa là họ đang có nguy cơ gây ra kẹt xe.
Vì vậy chỉ cần để ý một chút thì mọi xe trên đường sẽ lưu thông được suôn sẻ, không bị kẹt xe, ít
bị hao xăng.
5.2. Kiểm soát thời gian hoạt động của ứng dụng .
Vấn đề đặt ra: Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ứng dụng Android cả về chất lượng
lẫn nội dung, việc một người dùng có thể ôm chiếc điện thoại hàng giờ liền để chơi một trò chơi
nào đó là rất phổ biến. Vì vậy việc có một ứng dụng để quản lý thời gian, giúp cho người dùng

có thể kiểm soát được thời gian của mình là việc rất cần thiết.
SCAMPER giải quyết: Phương pháp Modify (hiệu chỉnh) được chọn. Cần thêm một ứng
dụng nào đó kiểm soát các ứng dụng mà người dùng sử dụng, thời gian sử dụng, tần suất sử dụng
để đưa ra cảnh báo cho người dùng khi họ dùng quá lâu, cho phép người dùng cài đặt thời gian
để chơi một ứng dụng nào đó mà họ chỉ định, đưa ra danh sách các ứng dụng mà người dùng
cũng có thể thích để họ tải về và sử dụng.
5.3. Pin vĩnh cửu cho điện thoại.
Vấn đề đặt ra: Bạn đi chơi xa dài ngày ở một nơi không có điện hoặc đi quá đông người và ai
cũng giành nhau ổ cắm để sạc pin hoặc bạn quên mang theo sạc và kết quả là điện thoại của bạn
chẳng còn tí pin nào, chả khác gì chiếc cục gạch. Hoặc bạn đang gọi điện thì a lê hấp, hết pin, tắt
nguồn! Nếu gặp trường hợp khẩn cấp thì cực kỳ nguy hiểm. Việc đi đâu cũng nơm nớp lo sợ hết
pin và phải mang theo cục sạc với đống dây nhợ lằng nhằng thật là phiền toái! Chưa kể tới việc
chai pin cũng là nỗi sợ hãi của biết bao tín đồ mê công nghệ!
HVTH: Nguyễn Thị Trang – CH1201142 Trang 21
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
SCAMPER giải quyết: Phương pháp Substitue (Thay thế) được chọn. Pin hiện nay chủ yếu
làm bằng các chất liệu li-ion, li-tium, li-polymer…chỉ có thể sạc bằng cách kết nối trực tiếp với
nguồn điện nên chỉ có thể chứa một khoảng dung lượng pin nhất định. Việc nghiên cứu một loại
vật liệu có thể thay thế cho các loại vật liệu trên là rất cần thiết. Loại pin này có khả năng thu
nhận từ trường phát ra từ các thiết bị điện tử, thu nhận năng lượng mặt trời (một nguồn năng
lượng rất lớn mà con người chưa khai thác hết được) hoặc năng lượng nhiệt từ cơ thể người khi
hoạt động hay môi trường xung quanh và biết chúng thành nguồn điện cho pin sạc. Sẽ có một lúc
nào đó, pin sẽ không còn là nỗi lo của người dùng smartphone nữa .
5.4. Bàn phím ảo
Vấn đề đặt ra: Bàn phím Samsung Galaxy S4 đã được cải thiện kích thước khá nhiều. Tuy
nhiên vì hạn chế của màn hình nên nó luôn luôn phụ thuộc vào màn hình khiến cho việc soạn
thảo gặp khá nhiều khó khăn.
SCAMPER giải quyết: Phương pháp Substitue (Thay thế) được chọn. Sử dụng 1 bàn phím ảo
rời bằng hồng ngoại chiếu lên trên mặt phẳng nào đó vuông góc với điện thoại như một bàn phím
bình thường và người dùng có thể sử dụng bàn phím ảo đó để soạn thảo.

5.5. Chất liệu màn hình.
Vấn đề đặt ra: Samsung Galaxy S4 sở hữu lớp kính cường lực Gorilla Glass thế hệ thứ 3
giúp gia tăng độ bền hơn nhiều. Tuy nhiên, lớp kính này rất dễ bị trầy xước nếu người dùng
không chú ý. Việc phải bỏ tiền ra mua một miếng dán màn hình chống trầy tuy không đáng là
bao nhưng nó cũng gây khá phiền toái và mất thẩm mĩ nếu miếng dán không được dán cẩn thận.
SCAMPER giải quyết: Phương pháp Substitue (thay
thế) được chọn. Trong tương lai, các thiết bị di động như
smartphone hay tablet sẽ bền hơn khi công nghệ mặt
kính Sapphire được ứng dụng phổ biến. So sánh với mặt
kính Gorilla Glass đang được sử dụng phổ biến trên các
smartphone hiện nay thì mặt kính Sapphire bền hơn gấp
3 lần. Sở dĩ Gorilla Glass phổ biến hơn so với Sapphire
là bởi giá thành rẻ hơn gấp 10 lần với chỉ 3 USD cho
một tấm kính. Được biết, Sapphire là dạng tinh thể đơn
của ôxit nhôm (Al2O3) có độ cứng chỉ thua kim cương
và thường được dùng để làm mặt kính của các sản phẩm
cao cấp như đồng hồ đeo tay. Tuy nhiên, công nghệ mặt
kính Sapphire đang có những cải tiến nhằm giảm giá
thành để sớm được ứng dụng trên các thiết bị di động.
Cách thức dễ dàng nhất mà các công ty công nghệ đang
HVTH: Nguyễn Thị Trang – CH1201142 Trang 22
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
nghiên cứu và phát triển là gắn một tấm kính Sapphire lên chất liệu có giá thành thấp hơn để
giảm chi phí.
5.6. Samsung Galaxy siêu bền.
Vấn đề đặt ra: Smartphone có lẽ là một trong những thiết bị điện tử cao cấp nhất mà chúng ta
có thể mang theo bên người hiện nay. Thế nhưng càng cao cấp và hiện đại bao nhiêu, chúng lại
càng mỏng manh và dễ bị hư hỏng bấy nhiêu. Cứ thử tưởng tượng xem, bạn đang đi lên cầu
thang rồi bỗng nhiên một tiếng “kịch” vang lên, mắt bạn nhòa đi khi thấy chiếc smartphone nằm
lăn lóc trên sàn nhà. Hay trong lúc giặt quần áo, bạn định nhắn tin cho bạn bè thì hỡi ôi, bạn chợt

nghe thấy những tiếng va đập đang vang lên trong chiếc máy giặt. Tôi dám cá với bạn đây chỉ là
2 trong số những vụ “tai nạn” phổ biến nhất với "chú dế cưng". Thậm chí, có cả những tình
huống "thấy chết mà không dám cứu", đó là khi smartphone bị rơi xuống … bồn cầu!!! Và trong
hầu hết mọi trường hợp, cái giá mà bạn phải trả là không hề nhỏ chút nào. Smartphone càng kém
bền thì túi tiền của chúng ta cũng sẽ dễ bị "tổn thương" hơn bao giờ hết. Vì thế, nhu cầu về
những chiếc smartphone siêu bền là điều tất yếu.
SCAMPER giải quyết: Phương pháp Substitue (thay thế) được chọn. Sử dụng nguyên liệu
thay thế là Graphene. Graphene là một loại vật liệu được cấu thành từ Carbon nguyên chất, có
hình các ô lục giác ghép lại với nhau ở mức độ nguyên tử, siêu nhẹ và siêu cứng, với độ dày chỉ
HVTH: Nguyễn Thị Trang – CH1201142 Trang 23
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
có 1 nguyên tử mà thôi. 1 mét vuông Graphene có cân nặng chỉ 0,77 miligram (tức bằng 0,00077
gram). Graphene có thể bền hơn thép 300 lần đồng thời dẫn điện tốt hơn đồng tới 1 triệu lần.
Graphene có thể được ứng dụng để thay thế silicon trong các bóng bán dẫn để dẫn điện tốt hơn,
máy chạy nhanh hơn mà không bị quá tải nhiệt, nhúng vào các vật liệu nhựa để giúp chúng sản
sinh ra điện hay thay thế sợi Carbon để tạo ra các thiêt bị có kích thước to hơn nhưng lại nhẹ và
bền hơn.
Với công nghệ này, vật liệu bán dẫn tạo ra sẽ có tính mềm dẻo, trong suốt với ánh sáng. Nếu
được ứng dụng, tương lai của những chiếc smartphone uốn dẻo là không còn quá xa lạ. Mới gần
đây, Samsung cũng đã có dịp “khoe” với người dùng về màn hình uốn dẻo của họ, đủ cho chúng
ta thấy được tương lai của những chiếc smartphone siêu bền và đẹp mắt là không còn xa vời.
5.7. Tự động lấy nét camera dựa theo thời tiết nơi người dùng đang đứng .
Vấn đề đặt ra: Ai cũng muốn tự tay mình chụp một bức ảnh tuyệt đẹp nhưng không phải ai
cũng là nhiếp ảnh gia cả. Chế độ auto (tự động) luôn là lựa chọn đầu tiên của người dùng. Tuy
nhiên, chế độ auto này luôn để theo một cơ chế nhất định, đôi khi không cho ta kết quả như
mong đợi.
SCAMPER giải quyết: Phương pháp Combine (kết hợp) được sử dụng. Điện thoại sẽ sử dụng
chế độ định vị toàn cầu GPS để xác định vị trí người dùng hiện tại. Sau đó, sẽ tra thời tiết nơi
người chụp như thế nào để lựa chọn chế độ chụp đẹp nhất (trời nắng sẽ khác trời mưa hay âm u).
HVTH: Nguyễn Thị Trang – CH1201142 Trang 24

Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
HVTH: Nguyễn Thị Trang – CH1201142 Trang 25

×