Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

MỘT số BIỆN PHÁP GIÚP GIÁO VIÊN PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ QUA HOẠT ĐỘNG kể CHUYỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.65 KB, 8 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
"MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP GIÁO VIÊN PHÁT TRIỂN NGÔN
NGỮ CHO TRẺ QUA HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN"
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
Ngôn ngữ trong giao tiếp ứng xử là một yếu tố rất quan trọng và cần thiết đối với
trẻ em, phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng trong giáo
dục phát triển toàn diện về mọi mặt cho trẻ Mầm non. Vì vậy việc hình thành và phát
triển tư duy ngôn ngữ thông qua các hoạt động hàng ngày cho trẻ, là một việc làm hết sức
cần thiết. Bởi phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua giao tiếp ứng xử, thông qua các hoạt
động dạy trẻ kể chuyện sẽ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và vốn từ ngày càng phong phú
hơn.
2. Phạm vi triển khai thực hiện:
Trường mầm non thị trấn Sông Đốc.
3. Mô tả sáng kiến:
“Một số biện pháp giúp giáo viên phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua hoạt động kể
chuyện” gồm ba phần:
Phần thứ nhất: Đặt vấn đề.
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo
dục Mầm non.Vì ngôn ngữ sẽ giúp trẻ bày tỏ, trao đổi và giao tiếp,với nhau trong học tập
cũng như vui chơi.Thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sẽ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ
mạch lạc, rõ ràng hơn. Chính vì thế ngôn ngữ còn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách
toàn diện bao gồm sự phát triển về đạo đức, tư duy nhận thức và các chuẩn mực hành vi
văn hoá cho trẻ. Đây chính là một yêu cầu rất cần thiết để giúp trẻ phát triển tư duy ngôn
ngữ qua hoạt động kể chuyện ở trường mầm non thị trấn Sông Đốc.
Đối với trẻ mầm non rất nhạy cảm với nghệ thuật ngôn từ, âm điệu, hình tượng của các
bài hát, bài thơ, những câu chuyện cổ tích, thần thoại rất hấp dẫn đối với trẻ thơ. Chính vì
vậy cho trẻ tiếp xúc với văn học và đặc biệt là hoạt động dạy trẻ kể chuyện là con đường
phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt nhất.
Tuy nhiên đây chính là một yêu cầu rất cần thiết để giúp trẻ phát triển tư duy ngôn ngữ rõ
ràng mạch lạc hơn. Nhưng bên cạnh đó một số giáo viên trong trường vẫn chưa nhìn


nhận thấy sự cần thiết và tầm quan trọng trong việc dạy cho trẻ phát triển tư duy ngôn
ngữ, qua hoạt động kể chuyện còn lơ là chưa chú trọng nhiều.
Giáo viên thường hay dạy trẻ kể những nội dung câu chuyện thường ngày một cách đơn
điệu, ít dạy trẻ kể chuyện sáng tạo và những câu chuyện thần thoại, cổ tích. Bên cạnh đó
sự chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi chưa hấp dẫn trẻ, phương pháp lên lớp của cô chưa linh
hoạt sáng tạo nhiều, giọng nói chưa hay chưa thu hút lôi cuốn hấp dẫn trẻ. Qua đó khi dạy
trẻ kể chuyện trẻ còn nhút nhát, lời nói chưa rõ ràng mạch lạc ngôn ngữ vốn từ còn hạn
chế, trong giờ học trẻ chưa hứng thú tập trung nhiều.
Trước tình hình đó, với vai trò là người quản lý chuyên môn tôi đã tìm ra những biện
pháp hữu hiệu để giúp giáo viên phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động kể
chuyện được tốt hơn.
Phần thứ hai: Giải quyết vấn đề
Để thực hiện tốt chủ đề “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo dục” tôi
đã lập kế hoạch chuyên đề và chỉ đạo đội ngũ giáo viên trong trường. Thực hiện tốt kế
hoạch soạn giảng và chú trọng nhiều hơn trong phương pháp giảng dạy để phát triển ngôn
ngữ cho trẻ qua hoạt động kể chuyện như sau:
* Một là: Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.
Muốn phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt hơn qua hoạt động kể chuyện. Nhà trường đưa ra
nội dung sinh hoạt về môn văn học cho giáo viên thảo luận, sau đó đi đến thống nhất
chung.
Chỉ đạo cho tổ khối soạn giáo án và mở thao giảng chuyên đề môn văn học (kể chuyện)
cho giáo viên tham dự.
Trước tiên để gây sự tập trung chú ý cho trẻ hứng thú và thích được tham gia kể chuyện
cùng cô và bạn, thì giáo viên phải chuẩn bị đồ dùng cho tốt. Máy chiếu, con rối, mô hình,
các nhân vật trong chuyện, có màu sắc tươi sáng, sinh động. Rồi thích hợp nội dung vào
bài dạy sao cho lôgic, lôi cuốn hấp dẫn trẻ vào bài học, qua bài hát “cháu yêu bà” cô dùng
thủ thuật thể hiện qua giọng nói, cử chỉ điệu bộ của nhân vật như truyện “ Tích chu”
Ví dụ: Cô giả bộ tiếng ho của bà rồi gọi Tích Chu ơi! Tích Chu. Lấy cho bà ngụm nước.
Sau đó cô dẫn dắt vào nội dung câu chuyện và kể với giọng nhẹ nhàng diễn cảm, thể hiện
giọng điệu nhân vật thay đổi sao cho hấp dẫn. Biết phối hợp cách sử dụng đồ dùng trong

khi kể đúng lúc, khoa học và đạt hiệu quả cao.
Để tìm hiểu về nội dung câu chuyện cô trò chuyện cùng trẻ. Qua đó cung cấp các từ mới
cho trẻ, làm phong phú vốn từ và giúp trẻ mở rộng sự hiểu biết về ý nghĩa của các từ
trong câu chuyện. Lúc này trẻ có khả năng diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, thể hiện
qua nét mặt, cử chỉ lời nói điệu bộ, hành động. Như vậy sẽ giúp cho trẻ phát triển ngôn
ngữ tốt hơn, rõ ràng mạch lạc hơn vốn từ của trẻ càng thêm phong phú hơn khi tham gia
vào hoạt động kể chuyện, đóng kịch cùng bạn.
* Hai là: Giúp giáo viên hiểu được tầm quan trọng về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ
qua hoạt động kể chuyện.
Hoạt động kể chuyện là một môn dạy hay nhất và hấp dẫn nhất đối với trẻ thơ, vì trẻ rất
hiếu kì khi nghe thấy giọng nói kì lạ gì đó là trẻ chú ý lằng nghe ngay, và xem chuyện gì
đang sảy ra.Với nghệ thuật kể chuyện hay sẽ lôi cuốn trẻ đam mê, hứng thú, tích cực
tham gia vào hoạt động kể chuyện.
Kể chuyện sáng tạo
Kể chuyện sáng tạo là thể hiện ngôn ngữ của chính trẻ về câu chuyện, đồ vật, bức tranh
hay sự vật xung quanh mà trẻ đã được nghe, được thấy. Đây là một hình thức giúp trẻ
phát triển tư duy, óc tưởng tượng bay bổng, phát triển khả năng mạnh dạn, tự tin vào
chức năng tâm lý của trẻ.
Tập cho trẻ kể chuyện sáng tạo giúp cho trẻ mở rộng vốn từ một cách chủ động, luyện
phát âm, phát triển khả năng biểu đạt, tự trình bày ý kiến bằng ngôn ngữ của mình, học
cách thể hiện văn hóa nói…và quan trọng hơn, tập cho trẻ kể chuyện sáng tạo giúp cho
trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc hơn.
Kể chuyện theo đồ vật, đồ chơi
Kể chuyện theo đồ chơi giúp trẻ phát triển khả năng tri giác, tư duy, phát triển lời nói tích
cực khả năng diễn đạt rõ ràng mạch lạc. Thông qua kể chuyện theo đồ chơi, trẻ rèn luyện
được cách phát âm đúng, cách sử dụng câu và cách diễn đạt ý có lôgic.
Hướng dẫn trẻ tập xây dựng câu chuyện gồm 2-3 nhân vật có mối liên hệ với nhau. Trong
khi kể, khuyến khích trẻ sử dụng ngôn ngữ hội thoại, lời gọi, lời nói trực tiếp… gợi ý cho
trẻ tự kể chuyện theo ý tưởng sáng tạo, kích thích trẻ biểu lộ thái độ về đồ chơi, các nhân
vật trong câu chuyện.

Kể chuyện theo tranh
Việc thường xuyên cho trẻ xem tranh truyện và kể chuyện theo tranh có tác dụng phát
triển tốt khả năng ngôn ngữ giao tiếp của trẻ. Tuy nhiên cần cho trẻ xem những bức tranh
vẽ về chủ đề, tranh ảnh miêu tả về đồ vật, con vật có chữ in to, màu sắc sặc sỡ, sinh động
sẽ hấp dẫn trẻ trong qúa trình trẻ kể chuyện.
Kể chuyện thần thoại.
Kể cho trẻ nghe những câu chuyện thần thoại trẻ rất thích bởi vì trong nội dung câu
chuyện thường hay có màu sắc thần thoại, khiến cho trẻ khi nghe qua đã có ấn tượng sâu
sắc với những nhân vật mà trẻ yêu thích.
Ví dụ: Truyện “Thần sắt” Thần trụ trời, truyền thuyết hạt lúa Thần…
Trẻ nhỏ thường hay tò mò gợi hỏi những điều bí ẩn trong câu chuyện mà trẻ muốn tìm
hiểu khi nghe cô vừa kể xong. Sau đó cô trò chuyện khai thác sự hiểu biết của trẻ để phát
triển thêm vốn từ, ngôn ngữ cho trẻ.
Kể chuyện cổ tích.
Chuyện cổ tích hay mang đậm dấu ấn từ ngày sửa, ngày xưa, làm cho trẻ khi nghe
qua hay say mê chú ý lắng nghe cô kể chuyện.
Ví dụ: Truyện “Tấm cám” Sự tích bánh chưng bánh dày…
Nội dung trong chuyện đã mô tả về bản chất của những người tốt bụng ,qua đó cô
liên hệ giáo dục trẻ, nên học tập theo những tấm gương tốt.
Kể chuyện lịch sử:
Kể chuyện về lịch sử cho trẻ nghe nhằm cung cấp kiến thức và vốn từ cho trẻ, để trẻ biết
được về cha ông ta ngày xưa rất tài giỏi, oai hùng trong việc đánh giặc cứu nước nhà.
Ví dụ: Truyện “Sự tích Hồ Gươm” Trẻ được nghe cô kể chuyện và biết được ngày xưa
vua Lê Lợi đã đánh thắng giặc Minh sang xâm lược nước ta và đã trả thanh gươm thần ở
hồ Tả Vọng, còn gọi là hồ Hoàn Kiếm.
* Ba là: Chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng đồ chơi để phục vụ trong giảng dạy.
Phát động phong trào thi đua làm đồ dùng, đồ chơi đẹp, từ các nguyên vật liệu, dễ kiếm,
dễ tìm ở địa phương như: Vỏ dừa, hộp sữa…Với những con vật nghộ nghĩnh đáng yêu
cũng làm từ các lon sữa, sợi rơm, quả bàng…Ở lớp làm nhiều đồ chơi đẹp, trẻ rất thích và
hứng thú tham gia vào hoạt động vui chơi với đồ chơi đẹp rồi cùng nhau kể chuyện.

* Bốn là: Luyện giọng kể nhẹ nhàng diễn cảm, phối hợp các phương pháp linh hoạt,
sáng tạo trong giảng dạy.
Muốn có được một giọng kể chuyện nhẹ nhàng diễn cảm, thì đòi hỏi các cô phải thường
xuyên luyện kể chuyện diễn cảm thể hiện giọng kể nhẹ nhàng, truyền cảm khác nhau. Ví
dụ: Truyện “Ai đáng khen nhiều hơn”
Với giọng kể chuyện hay diễn cảm và phối hợp với các phương pháp lên lớp linh hoạt
sáng tạo, càng làm cho tiết học đạt được kết quả cao.
* Năm là: Cô luôn tạo cho trẻ vui tươi, thoải mái ở mọi lúc, mọi nơi trong quá trình
học tập, vui chơi.
Đối với trẻ vui chơi là hoạt động chủ đạo vì thế cô cần tạo một bầu không khí vui tươi,
cho trẻ có cảm giác vui vẻ, thoải mái trong học tập cũng như vui chơi với nhau.
Ví dụ: Trẻ đóng vai ông già, bà già… cùng nhau nhổ củ cải “ Nhổ cải lên, nhổ cải
lên, ái chà chà, nhổ mãi, nhổ mãi nhổ được rồi” trẻ cùng nhau ngã lăn ra sàn và vui cười
với sự sung sướng khi đã nhổ được củ cải bung lên khỏi mặt đất.
* Sáu là: Kiểm tra đánh giá chất lượng qua tiết dạy và hoạt động trong ngày.
Sau khi triển khai chỉ đạo cho giáo viên thực hiện thì qua các tiết dự giờ, thanh tra, kiểm
tra về hoạt động kể chuyện.Thấy phương pháp lên lớp của giáo viên linh hoạt sáng tạo
hơn, sự chuẩn bị đồ dùng của cô trên tiết dạy kể chuyện và giờ hoạt động vui chơi, đa
dạng phong phú. Qua đó gây sự tập trung chú ý của trẻ trong giờ học cũng như giờ chơi.
*Tóm lại: Muốn cho ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt hơn thông qua hoạt động kể chuyện.
Thì công tác chỉ đạo, phối hợp kiểm tra đánh giá chất lượng giảng dạy của từng giáo viên
là nhiệm vụ cần phải làm của người cán bộ quản lý chuyên môn trong trường. Ngay từ
đầu năm học nhà trường đã phát động phong trào thi đua dạy tốt học tốt. Để cho giáo
viên các lớp phải có trách nhiệm cao trong giảng dạy nói chung và phát triển ngôn ngữ
cho trẻ thông qua hoạt động kể chuyện hàng ngày.Từ đó giáo viên biết lựa chọn sử dụng
các phương pháp linh hoạt sáng tạo. Chú ý đến vấn đề thủ thuật để gây sự tập trung của
trẻ. Kích thích tính sáng tạo, sự tìm tòi ham hiểu biết của trẻ, từ đó ngôn ngữ của trẻ sẽ
phát triển ngày càng tốt hơn, mạch lạc rõ ràng hơn.
Để đạt được điều này, người giáo viên Mầm non cần phải biết được đặc điểm phát triển
tâm sinh lý của từng trẻ. Để lựa chọn phương pháp giáo dục trẻ sao cho phù hợp và đạt

được hiểu quả cao.
Phần thứ ba: Kết quả và việc phổ biến ứng dụng vào thực tiễn
Khi chỉ đạo giáo viên trong trường áp dụng, sáng kiến kinh nghiệm “ Một số biện pháp
giúp giáo viên phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua hoạt động kể chuyện” vào thực tiễn. Thì
phương pháp giảng dạy của giáo viên sẽ linh hoạt sáng tạo hơn, chất lượng giáo dục trẻ
đã được nâng cao như: Thấy trẻ tích cực hứng thú tham gia vào hoạt động kể chuyện, thể
hiện lời nói rõ ràng mạch lạc. Ngôn ngữ vốn từ của trẻ phát triển ngày càng phong phú
hơn.
4. Kết quả, hiệu quả mang lại:
Bảng thống kê kết quả khảo sát
Kết quả khảo sát đã đạt được trước và sau khi các khối lớp đã thực hiện các biện
pháp
Nội dung
Tổng số trẻ: 320 trẻ / 11 lớp.
Nhóm Trẻ 1 lớp: 30 trẻ Khối Mầm 4 lớp: 100 trẻ
Khối Chồi 4 lớp: 120 trẻ Khối Lá 2 lớp: 70 trẻ
Trước khi chưa thực hiện tốt
các biện pháp từ 20/08 đến
28/09/2012
Sau khi đã áp dụng thực hiện
tốt các biện pháp từ 01/10 đến
17 /05/2013
Trẻ hứng thú
tham gia kể
chuyện
Nhóm
trẻ
Mầm Chồi Lá Nhóm
trẻ
Mầm Chồi L

á
So
sán
h tỉ
lệ
%
15/30 70/100 73/120 55/70 25/30 93/100 108/120 6
9
/
7
0
Tỉ lệ 66,56 % Tỉ lệ 92,18 %
Tăng
25,62%
Lời nói của trẻ
rõ ràng, mạch
lạc hơn
10/30 79/100 84/120 58/70 22/30 92/100 114/120
70/
70
Tỉ lệ 72,18 % Tỉ lệ 93,12 % Tăng
20,94%
Trẻ mạnh dạn
trong giao tiếp
10/30 55/100 62/120 48/70 21/30 90/100 105/120
68/
70
Tỉ lệ 54,68 % Tỉ lệ 88,75 %
Tăng
34%

Ngôn ngữ của
trẻ phát triển
nhanh hơn.
16/30 59/100 60/120 53/70 27/30 95/100 113/120
69/
70
Tỉ lệ 58,75 % Tỉ lệ 95 % Tăng
36,25%
Việc giáo dục để phát triển ngôn ngữ cho trẻ được áp dụng vào giảng dạy thực tế
qua bảng thống kê nêu trên. Thì tỉ lệ % sẽ tăng lên, kết quả đạt được trên trẻ thấy rõ rệt
hơn.
Ngoài các kết quả nêu trên, khi áp dụng vào thực tiễn, những biện pháp của sáng
kiến còn là động lực góp phần thúc đẩy phong trào thi đua dạy tốt, học tốt trong nhà
trường, chất lượng giáo dục qua hoạt động kể chuyện phát triển ngôn ngữ, vốn từ cho trẻ
ngày càng được tốt hơn.
5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
Khi triển khai thực hiện, sáng kiến đã tác động góp phần làm thay đổi nhận thức
của đội ngũ giáo viên trong việc giáo dục cho trẻ hàng ngày, để phát triển ngôn ngữ, vốn
từ cho trẻ thông qua các hoạt động kể chuyện. Đồng thời sáng kiến còn góp phần đổi mới
phương pháp và nâng cao chất lượng giáo dục.
6. Kiến nghị, đề xuất:
Đề nghị các cấp lãnh đạo cấp thêm các tài liệu, đồ dùng, phương tiện dạy học cho
nhà trường nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
Sông Đốc, ngày 17 tháng 05 năm 2013
Thủ trưởng đơn vị Người viết sáng kiến
Trịnh Vân Tuyến

×