BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
NGUYỄN THU TRANG
ðÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ðỀ XUẤT
GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
LÀNG NGHỀ CHẠM GỖ LA XUYÊN, XÃ YÊN NINH,
HUYỆN Ý YÊN TỈNH NAM ðỊNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI, NĂM 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
NGUYỄN THU TRANG
ðÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ðỀ XUẤT
GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
LÀNG NGHỀ CHẠM GỖ LA XUYÊN, XÃ YÊN NINH,
HUYỆN Ý YÊN TỈNH NAM ðỊNH
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 60.44.03.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGÔ THẾ ÂN
HÀ NỘI, NĂM 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i
LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận
này là trung thực và chưa hề ñược sử dụng ñể bảo về học vị nào.
Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện khóa luận
này ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận ñều ñược chỉ
rõ nguồn gốc. ðồng thời tôi xin cam ñoan rằng trong quá trình thực hiện ñề
tài này tại ñịa phương tôi luôn chấp hành ñúng mọi quy ñịnh của ñịa phương,
nơi thực hiện ñề tài.
Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2014
Học viên
Nguyễn Thu Trang
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình ngoài sự
phấn ñấu và nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận ñược nhiều sự quan tâm giúp
ñỡ tận tình của nhiều cá nhân tập thể trong và ngoài trường.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Ngô
Thế Ân giảng viên bộ sinh thái nông nghiệp – Khoa Tài nguyên Môi trường -
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn ñến các thầy, cô và các cán bộ nhân viên
trong khoa Tài nguyên Môi trường - Trường ðH Nông Nghiệp Hà Nội ñã tạo
ñiều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện ñề tài
tốt nghiệp của mình.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia ñình ñã chăm lo cho tôi
mọi ñiều kiện vật chất lẫn tình thần trong suốt quá trình học tập. Tôi cũng xin
chân thành cảm ơn những người thân, bạn bè ñã cộng tác, giúp ñỡ và khích lệ
tôi trong suốt quá trình thực hiện ñề tài tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10. tháng 6 năm 2014
Học viên thực hiện
Nguyễn Thu Trang
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC SƠ ðỒ, HÌNH vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii
PHẦN I. ðẶT VẤN ðỀ 1
1.1. Tính cấp thiết của ñề tài. 1
1.2. Mục ñích, yêu cầu nghiên cứu 1
1.2.1. Mục ñích nghiên cứu 1
1.2.2. Yêu cầu 2
PHẦN II. TỔNG QUAN VẤN ðỀ NGHIÊN CỨU 3
2.1.Khái niệm về làng nghề 3
2.1.1. Khái niệm chung về làng nghề 3
2.1.2. ðặc ñiểm chung của làng nghề 4
2.1.3. Quá trình hình thành và phát triển của làng nghề Việt Nam 5
2.2. Hiện trạng hoạt ñộng sản xuất làng nghề 11
2.2.1. Hiện trạng hoạt ñộng sản xuất làng nghề ở Việt Nam 11
2.2.2. Làng nghề thủ công mỹ nghệ và làng nghề chạm gỗ Việt Nam 15
2.3. Ô nhiễm môi trường ở làng nghề 21
2.4. Tác ñộng của nguồn gây ô nhiễm tới môi trường làng nghề 26
2.5. Tình hình sức khoẻ và tai nạn lao ñộng tại các làng nghề. 28
2.5.1. Môi trường lao ñộng tại các làng nghề 28
2.5.2. Sức khoẻ và tai nạn lao ñộng 29
PHẦN III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
3. 1. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 31
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv
3.1.1. ðối tượng nghiên cứu: 31
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 31
3.2 Nội dung nghiên cứu 31
3.3. Phương pháp nghiên cứu 32
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 32
3.3.2 Phương pháp lấy mẫu, phân tích 32
3.3.3. Phương pháp ñiều tra phỏng vấn 37
3.3.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 37
3.3.5. Phương pháp ñánh giá 38
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39
4.1 ðiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. 39
4.1.1 ðiều kiện tự nhiên 39
4.1.2 ðiều kiện kinh tế - xã hội: 41
4.2 Quá trình hình thành và phát triển làng nghề chạm gỗ La Xuyên. 44
4.2.1. Quá trình hình thành làng nghề La Xuyên 44
4.2.2. ðóng góp của làng nghề La Xuyên 45
4.3 Hiện trạng sản xuất tại làng nghề chạm gỗ La Xuyên 45
4.3.1 Hình thức tổ chức sản xuất 45
4.3.2 Quy trình và công nghệ sản xuất 46
4.3.3 Hiện trạng ô nhiễm môi trường làng nghề La Xuyên 51
4.4. Thực trạng công tác quản lý môi trường, ý thức bảo vệ môi trường của
cộng ñồng làng nghề chạm gỗ La Xuyên 64
4.5. ðề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường 65
4.5.1. Các pháp quản lý 66
4.5.2. Các giải pháp kỹ thuật 68
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73
5.1 Kết luận 73
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v
5.2. Kiến nghị 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Các xu thế phát triển của làng nghề Việt Nam ñến năm 2015 6
Bảng 2.2: Số lượng các ngành nghề phân theo ngành sản xuất chính 8
Bảng 2.3: Thực trạng làng nghề truyền thống tại một số tỉnh 10
Bảng 2.4: Làng nghề vùng nông thôn phân theo ñịa phương 11
Bảng 2.5: Thu hút lao ñộng và thu nhập bình quân theo vùng và theo lĩnh vực
hoạt ñộng 14
Bảng 2.6 : Sự phân bố làng nghề Việt Nam 17
Bảng 2.7: Nồng ñộ bụi ño ñược tại một số làng nghề chạm gỗ 19
Bảng 2.8: Kết quả phân tích mẫu khí tại làng nghề Quán Trữ 20
Bảng 2.9 : Kim loại nặng trong nước thải làng nghề tái chế kim loại 2009 (mg/l) 24
Bảng 2.10: Thực trạng môi trường lao ñộng tại các làng nghề 28
Bảng 2.11: Tai nạn lao ñộng tại các làng nghề trong 6 tháng ñầu năm 2008 29
Bảng 3.1: Phương pháp phân tích mẫu khí 34
Bảng 3.2: Phương pháp phân tích nước thải 35
Bảng 3.3. Phương pháp phân tích mẫu nước mặt 36
Bảng 3.4. Phương pháp phân tích chất lượng nước ngầm 36
Bảng 3.5. Phương pháp phân tích ñất 37
Bảng 3.6. Hệ số phát thải VOC
s
từ hoạt ñộng sơn phủ bề mặt 38
Bảng 4.1: Giá trị sản xuất CN- TTCN xã Yên Ninh năm 2012 42
Bảng 4.2: Nguyên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất ñồ gỗ ở La Xuyên 50
Bảng 4.3: Kết quả phân tich môi trường không khí tại làng nghề La Xuyên 51
Bảng 4.4: Thành phần chính của sơn,vecni 53
Bảng 4.5: Tải lượng phát thải VOC
s
trong quá trình sản xuất 54
Bảng 4.6: Nồng ñộ VOC
s
tại một số hộ ở làng nghề La Xuyên 54
Bảng 4.7: Kết quả phân tích chất lượng nước thải 57
Bảng 4.8: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt 59
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi
Bảng 4.9: Kết quả phân tích nước ngầm 61
Bảng 4.10: Kết quả phân tích chất lượng ñất 62
Bảng 4.11: Tổng hợp kết quả ñánh giá sơ bộ các giải pháp ñược ñề xuất 72
DANH MỤC SƠ ðỒ, HÌNH
Hình 2.1: Lao ñộng bình quân trên làng nghề. 15
Hình 4.1: Sơ ñồ xã Yên Ninh và vùng phụ cận 40
Hình 4.2: Cơ cấu gía trị sản xuất của làng nghề La Xuyên năm 2012. 42
Hình 4.3. Sơ ñồ quy trình công nghệ sản xuất tại La Xuyên 47
Hình 4.3 .Sơ ñồ tái sử dụng nước trong công ñoạn ñánh giấy ráp 68
Hình 4.4 Sơ ñồ hệ thống bể chứa nước tái sử dụng trong Gð3 71
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DN :
Doanh nghiệp
UNEP :
Chương trình môi trường liên hợp quốc
BVMT :
Bảo vệ môi trường
QCVN 24:2009 BTNMT :
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
công nghiệp
TCVS 3733: 2002/BYT :
Quyết ñịnh của bộ y tế về việc ban hành 21
chỉ tiêu bảo vệ lao ñộng, 05 nguyên tắc và
07 thông số bảo vệ lao ñộng
QCVN 05:2009 BTNMT :
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
không khí xung quanh
CN-TTCN :
Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
VOC
S
:
Chất rắn, lỏng có chứa nguyên tố các bon dễ
bay hơi.
BOD :
Nhu cầu oxy sinh hóa
COD :
Nhu cầu oxy hóa học
DO :
Lượng oxy hòa tan
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1
PHẦN I. ðẶT VẤN ðỀ
1.1. Tính cấp thiết của ñề tài.
Nam ðịnh là một tỉnh nằm ở vùng ñồng bằng Bắc Bộ có 85% dân số sống
ở vùng nông thôn. Bên cạnh sản xuất nông nghiệp, do nhu cầu của thị trường
nhiều làng nghề trong tỉnh ñã tồn tại hàng trăm năm nay với nhiều mặt hàng thủ
công, mỹ nghệ nổi tiếng trong Nam ngoài Bắc. Hiện nay toàn tỉnh có làng nghề
sản xuất các mặt hàng tơ lụa, thêu ren, giày da, chạm khảm, vật liệu xây dựng …
Là một làng nghề chạm gỗ truyền thống thuộc xa Yên Ninh, huyện Y
Yên, tỉnh Nam ðịnh, La Xuyên cũng nằm trong xu thế phát triển chung của
làng nghề Việt Nam. Các hoạt ñộng sản xuất ở ñây ñang ñược mở rộng giúp
ñời sống của người dân ñược nâng cao. Những năm gần ñây bên cạnh việc
mở rộng sản xuất người dân La Xuyên ñã áp dụng nhiều kỹ thuật, công nghệ,
máy móc hiện ñại, sử dụng nhiều nguồn nguyên liệu hóa chất mới trong quá
trình sản xuất. Tuy nhiên do nhận thức của người dân về các vấn ñề bảo vệ
môi trường, phát triển bền vững còn hạn chế cũng như sự quản lý thiếu chặt
chẽ của chính quyền ñịa phương, các vấn ñề môi trường ñang trở nên nghiêm
trọng.Trước thực trạng ñó việc nghiên các vấn ñề môi trường và tìm ra giải
pháp phù hợp cái thiện môi trường làng nghề chạm gỗ La Xuyên là hết sức
cần thiết. ðể ñóng góp vào nghiên cứu này luận văn ñã thực hiện ñề tài:
“ðánh giá hiện trạng môi trường và ñề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm
môi trường tại làng nghề chạm gỗ La Xuyên, xã Yên Ninh, huyện Ý Yên,
tỉnh Nam ðịnh”.
1.2. Mục ñích, yêu cầu nghiên cứu
1.2.1. Mục ñích nghiên cứu
- Tìm hiểu hiện trạng môi trường từ ñó ñánh giá hiện trạng môi trường ở
làng nghề chạm gỗ La Xuyên – xã Yên Ninh – huyện Ý Yên- tỉnh Nam ðịnh.
- ðề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2
1.2.2. Yêu cầu
- Thu thập tài liệu về ñặc ñiểm làng nghề, các số liệu phản ánh tình
hình quản lý môi trường của làng nghề La Xuyên xã Yên Ninh huyện Ý Yên
tỉnh Nam ðịnh.
- Xác ñịnh các tác ñộng của hoạt ñộng sản xuất tới môi trường làng nghề.
- ðề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3
PHẦN II. TỔNG QUAN VẤN ðỀ NGHIÊN CỨU
2.1.Khái niệm về làng nghề
2.1.1. Khái niệm chung về làng nghề
Làng nghề là danh từ ñược nhắc tới thường xuyên trên các phương tiện
thông tin ñại chúng. Tuy nhiên hiện nay chưa có một ñịnh nghĩa thống nhất về
làng nghề mà “chấp nhận” như một phạm trù trong văn hóa.
“Làng” là một phạm trù lịch sử và văn hóa có sự thay ñổi từ thời ñại
này sang thời ñại khác. “Nghề” theo quan ñiểm chung là các hoạt ñộng sản
xuất tiểu thủ công nghiệp ở ñịa phương tạo ra một khối lượng sản phẩm
chiếm lĩnh thị trường thường xuyên và liên tục, những người sản xuất hoặc hộ
sản xuất lấy nghề ñó làm là nguồn chủ yếu.
Một làng ñược gọi là làng nghề khi hội tụ 3 ñiều kiện;
- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên ñịa bàn tham gia các hoạt ñộng làng
nghề nông thôn;
- Hoạt ñộng sản xuất kinh doanh ổn ñịnh:
- Chấp hành tốt chính sách pháp luật của nhà nước;
Như vậy, không phải bất kỳ làng nào có hoạt ñộng ngành nghề cũng
ñược gọi là làng nghề mà cần phải tuân theo qui ñịnh nhất ñịnh (Báo cáo môi
trường quốc gia, 2008)
2.1.1.1. Làng nghề truyền thống
Theo nghị ñịnh 66/ Nð-CP của chính phủ tiêu chí công nhận nghề
truyền thống gồm:
- Nghề ñã xuất hiện tại ñịa phương trên 50 năm tính ñến thời ñiểm ñề
nghị công nhận;
- Nghề tạo ra những sản phẩm mang ñậm bản sắc dân tộc;
- Nghề gắn liền với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi
của làng nghề.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4
Làng nghề ñược công nhận là làng nghề truyền thống khi có ñủ ñiều
kiện là một làng nghề và có ít nhất một nghề truyền thống theo tiêu chí trên.
ðối với những làng chưa ñạt tiêu chuẩn thứ nhất và thứ hai theo tiêu
chí công nhận làng nghề tại thời ñiểm 2 năm nhưng có ít nhất một nghề ñược
công nhận theo quy ñịnh của thông tư thì cũng ñược công nhận là làng nghề
truyền thống (Nghị ñịnh 66/Nð- CP của chính phủ về việc phát triển nghành
nghề nông thôn, 2009)
2.1.1.2. Làng nghề mới
Làng nghề mới là làng nghề không phải là làng nghề truyền thống. Các
làng nghề này ñược hình thành trong thời gian gần ñây, chủ yếu xuất phát từ:
- Việc tổ chức gia công cho các xí nghiệp lớn, các tổ chức kinh doanh
xuất nhập khẩu;
- Việc học tập kinh nghiệm của các làng nghề lân cận, của vài hộ nhạy
bén ñối với thị trường và có ñiều kiện ñầu tư cho sản xuất;
- Tự hình thành do nhu cầu mới thị trường tiêu thụ sản phẩm và thị
trường nguyên liệu sẵn có.
2.1.2. ðặc ñiểm chung của làng nghề
Mỗi làng nghề tuy có sự khác nhau về quy mô sản xuất, quy trình công
nghệ, tính chất sản phẩm nhưng ñều có những ñặc ñiểm chung sau:
+ Làng nghề tồn tại ở nông thôn, thường có liên quan hoặc gắn bó chặt
chẽ với nông nghiệp.
+ Sản phẩm của làng nghề, ñặc biệt là làng nghề truyền thống có tính
mỹ thuật cao, mang ñậm ñà bản sắc văn hóa dân tộc.
+ Phần ñông lao ñộng trong các làng nghề là lao ñộng thủ công, nhờ
vào kỹ thuật khéo léo ñôi bàn tay tinh xảo, ñầu óc thẩm mỹ sáng tạo của
người thợ và nghệ nhân.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5
+ Phương pháp truyền nghề theo kiểu “cha truyền con nối”, công nghệ
kỹ thuật sản xuất thô sơ thủ công.
+ Nguồn nguyên liệu của các làng nghề chủ yếu là khai thác tại chỗ.
+ Hình thức tổ chức sản xuất là hộ gia ñình, một số làng nghề tổ chức
xây dựng các khu công nghiệp nhưng vẫn chưa ñạt ñược hiệu quả.
+ Thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề chủ yếu mang tính ñịa phương,
tại chỗ hoặc tiêu thụ ở ñịa bàn giáp ranh (Báo cáo môi trường làng nghề, 2008)
2.1.3. Quá trình hình thành và phát triển của làng nghề Việt Nam
2.1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển của làng nghề ở Việt Nam
Việt Nam ñược ñánh giá là cái nôi của nền văn minh lúa nước. Khi sản
xuất nông nghiệp phát triển, nhu cầu giao thương hàng hóa, mà trước tiên là sản
phẩm nông cụ, vật liệu sản xuất và trao ñổi lương thực, thực phẩm ñã hình thành
lên sự phát triển của hoạt ñộng sản xuất làng nghề. ða số các làng nghề, nhất là
các làng nghề truyền thống ñã trải qua lịch sử phát triển hàng trăm năm, song song
với quá trình phát triển kinh tế xã hội, văn hóa và nông nghiệp của ñất nước.
Thông qua quá trình sinh hoạt và phát triển của xã hội mà yêu cầu cần
sản xuất ra các vật dụng thiết yếu, từ ñó mà nghề ñược hình thành và dần dần
phát triển cho tới ngày nay. Có thể nói làng nghề là một trong các ñặc thù của
nông thôn Việt Nam.
Nhiều sản phẩm sản xuất tại các làng nghề ñã trở thành thương phẩm trao ñổi,
góp phần cải thiện ñời sống gia ñình và tận dụng lao ñộng dư thừa lúc nông nhàn.
ða số các làng nghề trải qua lịch sử phát triển hàng trăm năm, song
song với quá trình phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và nông nghiệp của ñất
nước, ví dụ: Làng ñúc ñồng ðại Bái ( Bắc Ninh) với hơn 900 năm phát triển,
làng nghề gốm Bát Tràng (Hà Nội) ñã có gần 500 năm tồn tại, làng nghề trạm
bạc ðồng Xâm (Thái Bình) ñã hình thành cách ñây hơn 400 năm…
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6
Trước ñây, làng nghề sản xuất ra các vật dụng ñể phục vụ nhu cầu sản
xuất, sinh hoạt của con người trong vùng. Những năm gần ñây, trong cơ chế
thị trường làng nghề ñang thay ñổi nhanh chóng. Hoạt ñộng của làng nghề
hiện nay không chỉ phục vụ cho nhu cầu của con người trong và ngoài vùng
mà còn phục vụ cho hoạt ñộng xuất khẩu và phát triển hoạt ñộng du lịch.
Hiện nay, quá trình phát triển kinh tế của ñất nước, nhu cầu tiêu thụ sản
phẩm của thị trường trong và ngoài nước thay ñổi do ñó mà những làng nghề
phù hợp với thị trường có xu thế phát triển mạnh, còn những làng nghề không
thích ứng có khả năng bị suy thoái hoặc không phát triển ñược nữa
Bảng 2.1: Các xu thế phát triển của làng nghề Việt Nam ñến năm 2015
Dệt
nhuộm,
ươm tơ,
thuộc da
Chế biến lương
thực, thực
phẩm, chăn
nuôi, giết mổ
Tái chế
phế liệu
Thủ
công
mỹ
nghệ
Vật liệu
xây dựng,
khai thác
ñá
ðồng bằng sông Hồng 2 1 2 2 -1
ðông Bắc 1 1 0 0 0
Tây Bắc 1 1 0 0 0
Bắc trung Bộ 1 2 1 1 1
Nam trung Bộ 2 2 1 1 1
Tây Nguyên 1 0 0 0 1
ðông nam Bộ 1 1 1 1 -1
ðồng bằng sông
Cửu Long
1 1 1 1 -1
Ghi chú:
-1: Suy thoái 1: Phát triển vừa
0: Duy trì, không phát triển 2: Phát triển mạnh
(Nguồn: ðề tài KC 08-09,2008)
Quá trình phát triển làng nghề ñược phân làm 3 giai ñoạn trong 50 năm
gần ñây, gồm:
Giai ñoạn 1954-1978:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7
Hàng hóa chủ chủ yếu là thủ công, mỹ nghệ …xuất khẩu ñi các nước
trong khối xã hội chủ nghĩa. Hàng hóa phụ thuộc vào chủng loại, số lượng và
giá trị hàng hóa ñược quyết ñịnh bởi ñường lối chính sách của nhà nước theo
kế hoạch hóa tập trung.
Giai ñoạn 1978-1985:
ðây là giai ñoạn khó khăn, các nước xã hội chủ nghĩa và Việt Nam rơi
vào thời kỳ khủng hoảng về chính trị và kinh tế. Các hộ nông dân và tiểu thủ
công nghiệp gặp khó khăn làm cho các làng nghề phải thu hẹp sản xuất và
nhiều làng nghề ñã bị mai một và suy thoái dần.
Giai ñoạn 1986-1992:
Giai ñoạn này ñánh dấu bước ngoặt chuyển ñổi cơ chế bao cấp sang cơ
chế thị trường. Giai ñoạn này nhiều làng nghề truyền thống ñược khôi phục và
phát triển, trong mỗi làng nghề quy mô ñược mở rộng, ñầu tư về vốn, kỹ thuật
ñược tăng cường. Ở nhiều ñịa phương phát triển làng nghề ñã thu hút và giải
quyết ñược việc làm cho nhiều lao ñộng, ñồng thời tăng nhanh sản phẩm phục
vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
Giai ñoạn 1993 ñến nay:
Nhiều nghành nghề và làng nghề truyền thống khôi phục và phát triển.
Cũng trong giai ñoạn này, trước nhu cầu của thị trường và giải quyết việc làm
trong nông thôn nhiều làng nghề mới xuất hiện. Những làng nghề này nhanh
chóng trở thành tụ ñiểm kinh tế, nơi giao lưu hàng hóa giữa các vùng nông
thôn, thúc ñẩy các hoạt ñộng dịch vụ phát triển. Trong vài năm gần ñây, làng
nghề thay ñổi nhanh chóng trở thành tụ ñiểm kinh tế xã hội, nơi giao lưu hàng
hóa giữa các vùng nông thôn, thúc ñẩy các hoạt ñộng dịch vụ phát triển.
Trong vài năm gần ñây, làng nghề thay ñổi nhanh chóng theo nền kinh tế thị
trường, các hoạt ñộng sản xuất tiểu thủ công phục vụ tiêu dùng cả nước và
xuất khẩu ñược tạo ñiều kiện phát triển.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8
2.1.3.2. Sự phát triển ña dạng của các loại hình làng nghề ở Việt Nam
Các làng nghề truyền thống, làng nghề mới, dựa trên các tiêu trí khác
nhau, có thể phân loại thành 6 nhóm ngành sản xuất chính như sau:
• Nhóm 1: Ươm tơ, dệt vải và may ñồ da.
• Nhóm 2: Chế biến lương thực, thực phẩm, dược liệu.
• Nhóm 3: Tái chế phế liệu ( giấy, nhựa, kim loại…).
• Nhóm 4: Thủ công mỹ nghệ, thêu ren.
• Nhóm 5: Vật liệu xây dựng, khai thác và chế tác ñá.
• Nhóm 6: Ngành nghề khác.
Bảng 2.2: Số lượng các ngành nghề phân theo ngành sản xuất chính
Khu vực
Số làng nghề theo nhóm ngành
Tổng số
N1 N2 N3 N4 N5 N6
ðông Bắc 11 1 6 40 - 2 60
ðBSH 64 132 55 353 16 - 620
Bắc Trung Bộ 17 30 15 81 4 60 207
Nam Trung Bộ 6 12 9 38 5 17 87
Tây Bắc 63 1 - 11 1
•
76
Tây nguyên 1 -
•
2 -
•
3
ðông Nam Bộ 8 9 2 20 4 8 51
Nguồn: ðặng Kim Chi,2005
Làng nghề có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế,
xã hội. Ở Việt Nam, nông nghiệp ñang là nguồn sinh kế của hơn 60% dân số
cả nước, với 44% số hộ nông thôn thuộc diện khó khăn vì thu nhập thấp. Làng
nghề tạo ra một số khối lượng công việc lớn thu hút người nông dân tham gia
ñể tăng thêm thu nhập cho gia ñình, giúp cuộc sống ổn ñịnh hơn. Bên cạnh
ñó, làng nghề ñã thu hút lao ñộng thời kỳ nông nhàn, giảm áp lực cho các ñô
thị về giao thông và tệ nạn xã hội.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9
Làng nghề thu hút vốn khu vực nông thôn, tận dụng thời gian hoạt
ñộng của vốn ñể sản xuất kinh doanh. Các hộ gia ñình trong làng nghề thường
sử dụng ñất ñai rộng rãi vốn có ñể sản xuất, giảm chi phí thuê ñất trong kinh
doanh. Vì nâng cao hiệu quả sử dụng ñất nên ñời sống vật chất và văn hóa ở
nông thôn ngày một tăng lên.
Thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông thôn theo hướng công nghiệp hóa,
hiện ñại hóa, làng nghề là một hình thức sản xuất sôi nổi, ñắc lực trong việc
áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo ra hàng hóa cho vùng nông thôn, làm
tăng tỷ trọng GDP của khu vực nông nghiệp góp phần làm tăng tổng giá trị
thu nhập quốc dân.
ðối với các làng nghề truyền thống thu nhập của người dân thường cao
hơn những nơi thuần nông, thị trường tấp nập, kinh tế phát triển hơn các ñịa
phương không có làng nghề.
Năm 2000 Bắc Ninh có 58 làng nghề, trong ñó có 30 làng nghề truyền
thống và 28 làng nghề mới, ñến nay số lượng làng nghề ñã tăng lên 62. Giá trị
sản xuất của các làng nghề chiếm tỷ lệ cao trong giá trị sản xuất công nghiệp
ngoài quốc doanh và chiếm khoảng 30% giá trị sản xuất công nghiệp trên ñịa
bàn tỉnh. Năm 2000 giá trị sản xuất của làng nghề ñạt 561,3 tỷ ñồng, chiếm
75% giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh và 28,3 % giá trị sản xuất
công nghiệp trên ñịa bàn tỉnh. Năm 2002 giá trị sản xuất công nghiệp ngoài
quốc doanh của tỉnh ñạt 1410,26 tỷ ñồng thì giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp trong các làng nghề ñạt 1057,5 tỷ ñồng, chiếm 31,5 %. Năm
2003 giá trị sản xuất công nghiệp trên ñịa bàn tỉnh ñạt 4300 tỷ ñồng, trong ñó
giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh ñạt 2.368 tỷ ñồng và giá trị sản
xuất công nghiệp trong các làng nghề ñạt 1.776 tỷ ñồng (Nguyễn Trinh
Hương, 2008)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10
Theo thống kê của viên khoa học công nghệ và môi trường và trường
ðại học Bách khoa Hà Nội (2005), cả nước có 1450 làng nghề, trong ñó có
trên 300 làng nghề truyền thống phân bố trên cả 3 miền ñất nước, làng nghề
tại khu vực phía Bắc chiếm ñến 70%. ða số các cơ sở sản xuất trong làng
nghề có quy mô hộ gia ñình (chiếm 80,1%). Hàng hóa các làng nghề ñóng
góp cho xuất khẩu trung bình mỗi năm ñạt gần 600 triệu USD.
Bảng 2.3: Thực trạng làng nghề truyền thống tại một số tỉnh
TT Tỉnh
Làng nghề Lao ñộng
Nghề chủ yếu
Tổng
số
Hoạt
ðộng
Tổng Số
(người)
Nữ
(người)
1
Bắc
Ninh
64
56
(87,5%)
42.758 6.524
Chạm khảm, mây
tre ñan, chế biến
thực phẩm…
2
Nam
ðịnh
40
29
(72,5)
53.344 28.956
Dệt, may mặc,
mây tre ñan, chế
biến thực phẩm…
3
Hưng
Yên
39
37
(94,9%)
11.558 5.079
Mây tre ñan, sản
xuất vật liệu xây
dựng…
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2011
Làng nghề phát triển rất phong phú, ña dạng và tồn tại với quy mô gia
ñình là chính, có tính chất liên kết các hộ. Các làng nghề sản xuất phổ biến là
hàng mỹ nghệ, mây tre ñan, dệt may, chế biến thực phẩm và vật liệu xây dựng.
Làng nghề có số lao ñộng vài nghìn người, phát triển sau thời kỳ ñổi mới vì vậy
lao ñộng chỉ có thâm niên dưới 10 năm, có 4% thâm niên trên 30 năm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11
Người lao ñộng trong các làng nghề có việc làm thường xuyên, thời kỳ
bận rộn phải làm việc từ 10-12 giờ một ngày. Thu nhập 1-2 triệu ñồng /tháng
(Nam ðịnh).
Lịch sử phát triển nền văn hóa Việt Nam luôn gắn với sự phát triển của
các làng nghề. Các hình vẽ trên sản phẩm thủ công mỹ nghệ diễn ñạt phong
cảnh sinh hoạt của con người ,cảnh quan thiên nhiên, lễ hội truyền thống .
2.2. Hiện trạng hoạt ñộng sản xuất làng nghề
2.2.1. Hiện trạng hoạt ñộng sản xuất làng nghề ở Việt Nam
Theo kết quả tổng ñiều tra nông thôn năm 2010 nước ta có hơn 2000
làng nghề, trong ñó làng nghề truyền thống chiếm 88,3%( 915 làng nghề).
Trong ñó vùng ðBSH là vùng có số lượng làng nghề cao nhất cả nước với
19,67% số xã có làng nghề với 629 làng nghề.
Bảng 2.4: Làng nghề vùng nông thôn phân theo ñịa phương
Chỉ tiêu
Xã có làng nghề Làng nghề
Số
xã
Tỷ lệ
%
Số
làng
Tỷ lệ
Truyền
thống
Tỷ lệ
%
1.ðồng bằng sông hồng 380 19,67
629 57,10 580 92,21
2.Vùng ñông bắc 28 1,52 42 3,89 30 71,42
3.Vùng Tây Bắc 1 0,18 1 0.09 1 100,00
4.Bắc Trung Bộ 125 7,62 181 16,81 149 82,32
5.DH Nam Trung Bộ 65 9,29 93 8,63 81 81,82
6.Tây Nguyên 6 1,05 7 0.64 7 100,00
7.ðông Nam Bộ 22 3,49 26 2,41 19 73,08
8.ðồng bằng sông Cửu
Long
89 6,93 112 10,39 98 87,50
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12
Cả nước 702 7,74 1091 100,00
929 85,15
Nguồn: Tổng ñiều tra nông thôn năm, 2010
- Kết quả phân loại hoạt ñộng sản xuất của làng nghề cho thấy, làng
nghề thủ công mỹ nghệ, thêu ren chiếm 41,23 %, làng nghề chế biến lương
thực, thực phẩm chiếm 13,99%, ươm tơ dệt vải và ñồ da chiếm 12,86%.
Cơ cấu loại ngành làng nghề của cả nước
- Hoạt ñộng làng nghề ñóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế,
xã hội nông thôn ñặc biệt là trong việc tạo công ăn việc làm lúc nông nhàn.
Diện tích ñất nông nghiệp ngày càng thu hẹp và phải cạnh tranh khốc liệt với
ngành công nghiệp, ñô thị hoá, do vậy việc tạo công ăn việc làm cho nông
thôn ñược ñánh giá rất quan trọng. Vùng ðBSH vốn là vùng có mật ñộ dân số
ñông, lao ñộng thường xuyên của vùng chiếm tới 74,77% của cả nước, tạo
công ăn việc làm cho 647 ngàn người có việc làm ổn ñịnh, kết quả này cho
thấy hoạt ñộng sản xuất làng nghề vùng ðBSH có vai trò rất quan trọng trong
việc tạo công ăn việc làm.
- Theo lĩnh vực hoạt ñộng, hoạt ñộng thủ công mỹ nghệ, thêu ren là loại
hoạt ñộng làng nghề thu hút nhiều hộ vào lao ñộng tham gia nhất trên 104
ngàn hộ ( chiếm 42% tổng số hộ) và 331,9 ngàn lao ñộng chiếm 48,8% tổng
số lao ñộng. Kết quả này cho hoạt ñộng thủ công, mỹ nghệ và thêu ren có vai
trò quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm cho lao ñộng nông thôn. Qua
khảo sát thực tế tại Hà Nam, Thái Bình, Nam ðịnh, Bắc Ninh, Hà Nội cho
thấy nghề thủ công mỹ nghệ, thêu ren hoạt ñộng theo hình thức tận dụng thời
gian nông nhàn nên thu hút ñược nhiều ñối tượng tham gia.
- Về thu nhập, thu nhập bình quân khoảng 33,4 ngàn ñồng / tháng/lao
ñộng. Vùng ðông Nam Bộ mặc dù có ít hộ và lao ñộng tham gia nhưng thu
nhập bình quân lao ñộng từ hoạt ñộng sản xuất làng nghề cao nhất với 743
ngàn/ tháng/lao ñộng. Thu nhập theo các lĩnh vực, mặc dù hoạt ñộng thủ công
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13
mỹ nghệ, thêu ren thu hút nhiều lao ñộng nhưng lại không phải nghề có thu
nhập cao nhất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14
Bảng 2.5: Thu hút lao ñộng và thu nhập bình quân theo vùng và theo
lĩnh vực hoạt ñộng
Khu vực
Số hộ tham gia Số lao ñộng tham gia
Thu nhập
bình
quân
(1000ñ/
tháng)
Số lượng
(hộ)
Tỷ lệ
%
Lao ñộng
(người)
Tỷ lệ
%
I Phân theo vùng 224,499 100.00
647,132.0 100.00
346.5
1 ðồng Bằng SH 167.868.0
74.77 412.228.0 63.70 345.0
2 ðông Băc 8,472.0 3.77 20,176.0 3.12 290.0
3 Tây Bắc 20.0 0.01 84.0 0.01 318.0
4 Bắc Trung Bộ 32,131.0 14.31 146,516.0 22.64 295.0
5 Duyên Hải NTB 6,605.0 2.94 23,481.0 3.63 350.0
6 Tây Nguyên 292 0.13 474 0.07 325.0
7 ðông Nam Bộ 4,581.0 2.04 33,081.0 5.11 743.0
8 DDBS Cửu Long 4,530 2.02 11,092.0 1.71 106.0
II Phân theo linh vực 224,499.0
100.0 647,132.0 100.0 354.7
1 Ươm tơ, dệt vải 4,530.0 2.0 11,092.0 1.7 152.0
2 Dệt nhuộm 26,682.0 11.9 77,440.0 12.0 335.0
3 Chế biến lương thực
56,842.0 25.3 147,341.0 22.8 328.0
4 Tái phế liệu 13,162.0 5.9 48,416.0 7.5 400.0
5 Thủ công mỹ nghệ 104,312.0
46.5 313,937.0 51.3 360.0
6 Vật liệu xây dựng 804.0 0.4 3,578.0 0.6 313.0
7 Nghề khác 18,167.0 8.1 27,298.0 4.2 595.0
Nguồn: ( Tổng ñiều tra nông thôn,2011).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15
Hình 2.1: Lao ñộng bình quân trên làng nghề.
(Nguồn: ðề tài KC 08-09,2008)
- Kết quả trên biểu ñồ cho thấy mặc dù có số lượng làng nghề lớn
nhưng Thái Bình và Hà Nội không phải là vùng có số lao ñộng bình quân làng
nghề cao. Cụ thể, trung bình làng nghề tại Hà Nội có dưới 650 lao ñộng. Thái
Bình có dưới 600 lao ñộng trong khi tại Bắc Ninh có gần 1200 lao ñộng, Ninh
Bình có gần 1000 lao ñộng, Nam ðịnh có trên 800 lao ñộng/làng.
2.2.2. Làng nghề thủ công mỹ nghệ và làng nghề chạm gỗ Việt Nam
2.2.2.1. Làng nghề thủ công mỹ nghệ
Làng nghề nước ta là “cái nôi” chủ yếu sản xuất hàng thủ công mỹ
nghệ truyền thống nên ñể phát triển hàng thủ công mỹ nghệ nhất thiết phải
quan tâm củng cố và phát triển làng nghề
Hiện cả nước có hơn 2.000 làng nghề tiểu thủ công nghiệp trong ñó có
khoảng 300 làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống, trong tổng số khoảng
2.017 làng nghề; có những làng nghề nổi tiếng, như làng lụa Vạn Phúc, gỗ ðồng
Kỵ, gốm sứ Bát Tràng, ñúc ñồng Ý Yên, thổ cẩm Hòa Bình, thổ cẩm Chăm,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 16
thêu Huế, chạm bạc ðồng Xâm, sứ Bình Dương, v.v Riêng tỉnh Hà Tây có ñến
411 làng nghề, ñược mệnh danh là “ñất trăm nghề”, nhiều nhất nước.
Các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp của Việt Nam có mặt tại 163 nước
và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, có hơn 80% làng nghề thủ công mỹ nghệ tại
Việt Nam ñang trong tình trạng khó mở rộng công nghệ sản xuất vì thiếu vốn.
Việc thiếu vốn khiến cho quy mô các cơ sở sản xuất trở nên manh mún, nhỏ
lẻ, mẫu mã ñơn ñiệu, dẫn ñến khó khăn trong xây dựng thương hiệu và mở
rộng thị trường.
Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam luôn thể hiện tinh hoa văn hóa của
làng nghề Việt Nam. Lịch sử phát triển hàng thủ công mỹ nghệ luôn gắn bó
với sự phát triển làng nghề và phố nghề; sản phẩm thủ công mỹ nghệ (ñồ
ñồng, ñồ ñá, ñồ gốm, ñồ thủy tinh, ñồ gỗ, chạm khảm, thêu ren, ñan lát, v.v )
là sản phẩm hàng hóa mang ñặc trưng kinh tế, văn hóa của dân tộc song ñồng
thời, cũng là những tác phẩm nghệ thuật mang dấu ấn của các nghệ nhân tài
hoa và của các làng nghề
Thực tiễn cho thấy, việc phát triển làng nghề, nhất là phát triển các
nghề thủ công mỹ nghệ có ý nghĩa và tác dụng rất quan trọng trong nhiệm vụ
phát triển nông thôn, thực hiện công nghiệp hóa, hiện ñại hóa nông nghiệp,
nông thôn. Không những thế, khôi phục và phát triển làng nghề còn có ý
nghĩa sâu sắc về văn hóa và du lịch, ñề cao giá trị văn hóa truyền thống trong
các sản phẩm làng nghề, trong các làng nghề có làng tồn tại hàng trăm năm,
giới thiệu và tôn vinh tinh hoa văn hóa nước ta bằng những sản phẩm du lịch
hấp dẫn du khách từ nhiều nước ñến Việt Nam ñể “khám phá Việt Nam”
2.2.2.2. Làng nghề chạm gỗ ở Việt Nam
Nghề gỗ chạm khắc ở các tỉnh Tây Bắc ñược hình thành từ khi người
kinh từ vùng ñồng bằng sông hồng lên nhập cư ñể tận dụng nguồn nguyên
liệu gỗ rẻ và sẵn có của ñịa phương ñặc biệt là nguồn gỗ tự nhiên như gỗ