Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Ngiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả dồn điền đổi thửa tại huyện phú xuyên thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.1 MB, 141 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM








NGUYỄN DANH CÔNG






NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI
PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA TẠI
HUYỆN PHÚ XUYÊN - THÀNH PHỐ HÀ NỘI





Chuyªn ngµnh : QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
M sè : 60.85.01.03

NG¦êI H¦íNG DÉN KHOA HäC:
PGS.Ts. Hoµng th¸i ®¹i





Hµ Néi - 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn này là hoàn
toàn trung thực, cũng như chưa được sử dụng để bảo vệ trong bất kỳ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được
cám ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc cụ
thể./.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN





Nguyễn Danh Công
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CÁM ƠN

Để hoàn thành đề tài này, với sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi còn nhận
được sự giúp đỡ tận tình, động viên, chỉ bảo của các thày cô, bạn bè, đồng nghiệp
và người thân.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Hoàng Thái Đại giảng viên

Khoa Môi trường - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, người đã luôn theo sát, tận
tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cám ơn toàn thể các thầy cô giáo trong Khoa Quản lý Đất
đai - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã luôn giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tôi trong suốt thời gian qua.
Tôi xin chân thành cám ơn Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
huyện Phú Xuyên – TP. Hà Nội, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Xuyên, cùng toàn thể cán bộ và nhân dân
3 xã: Khai Thái, Vân Từ, Nam Triều huyện Phú Xuyên – TP. Hà Nội, gia đình, bạn
bè và người thân đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành
nhiệm vụ học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cám ơn!

TÁC GIẢ LUẬN VĂN




Nguyễn Danh Công
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục viết tắt vi
Danh bảng vii
Danh mục biểu đồ ix
Danh mục ảnh ix

MỞ ĐẦU 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2. Mục đích của đề tài 3

1.3. Yêu cầu của đề tài 3

Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

1.1. Tổng quan về chính sách quản lý và sử dụng đất nông nghiệp của Việt Nam 4

1.1.1. Giai đoạn 1945 - 1954 4

1.1.2 Giai đoạn 1995 – 1975 4

1.1.3. Giai đoạn 1976 – 1985 6

1.1.4. Sự phát triển của quản lý ruộng đất sau thời kỳ đổi mới (từ 1986 đến nay) 8

1.2. Tổng quan về dồn đổi ruộng đất ở một số nước trên Thế Giới và Việt Nam 9

1.2.1. Vấn đề manh mún đất đai 9

1.2.2. Dồn đổi ruộng đất ở nước ngoài 10

1.2.3. Dồn điền đổi thửa ở Việt Nam 13

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 27


1.3.1. Nhóm các yếu tố về điều kiện tự nhiên 27

1.3.2. Nhóm các yếu tố kĩ thuật - kinh tế - xã hội 28

1.4. Những nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam 30

Chương 2 PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33

2.1. Phạm vi nghiên cứu 33

2.2. Nội dung nghiên cứu 33

2.2.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của huyện Phú Xuyên 33

2.2.2. Tình hình quản lí và sử dụng đất đai của huyện Phú Xuyên 33

2.2.3. Tình hình thực hiện chính sách DĐĐT của huyện Phú Xuyên 33

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

2.2.4. Những tác động của chính sách DĐĐT đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện
Phú Xuyên 33

2.2.5. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau DĐĐT 33

2.2.6. Đề xuất một số giải pháp tăng cường hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau DĐĐT
trên địa bàn huyện Phú Xuyên 33

2.3. Phương pháp nghiên cứu 33


2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin 33

2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu, dữ liệu bằng phần mềm EXCEL 34

2.3.3. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 34

2.3.4. Chọn hộ nghiên cứu đại diện 34

2.3.5. Phương pháp xác định hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp 34

2.3.6. Phương pháp minh hoạ bằng bản đồ, hình ảnh 37

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 38

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Phú Xuyên 38

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên 38

3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện 44

3.1.3. Thực trạng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn 51

3.1.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật 52

3.1.5. Những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội 55

3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai của huyện 58


3.2.1. Tình hình quản lý đất đai 58

3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất 67

3.2.3. Tình hình biến động đất đai năm 2012 - 2013 69

3.3. Tình hình thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Phú Xuyên 71

3.3.1. Cơ sở pháp lý của việc dồn điền đổi thửa 71

3.3.2. Tổ chức thực hiện công tác dồn điền, đổi thửa 72

3.3.3. Kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa ở huyện Phú Xuyên 76

3.3.4. Kết quả thực hiện công tác dồn điền đổi thửa tại các xã nghiên cứu đại diện 78

3.3.5. Kết quả phỏng vấn nông hộ tại 3 xã nghiên cứu đại diện 80

3.4. Những tác động của chính sách dồn điền đổi thửa đến sản xuất nông nghiệp trên địa
bàn huyện Phú Xuyên 83

3.4.1. Chính sách dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp làm tăng hiệu lực trong công tác quản
lý Nhà nước về đất đai 83

3.4.2. Dồn điền đổi thửa tạo điều kiện để đầu tư phát triển sản xuất 87

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

3.5. Hiệu quả sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa 91


3.5.1. Đánh giá chung hiệu quả kinh tế trên một hécta đất sản xuất nông nghiệp của các xã
trước và sau dồn điền đổi thửa 92

3.5.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của một số mô hình sử dụng đất trước và sau dồn điền đổi
thửa tại các xã nghiên cứu đại diện 95

3.5.3. Mô hình trang trại 101

3.5.4 . Tác động của dồn điền đổi thửa đến kinh tế - xã hội - môi trường 105

3.5.5. Những tồn tại trong công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Phú Xuyên 114

3.6. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điển đổi
thửa trên địa bàn huyện Phú Xuyên 115

3.6.1. Quan điểm chủ yếu 115

3.6.2. Những giải pháp trọng tâm 116

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 120

Kết luận 120

Kiến nghị 121

TÀI LIỆU THAM KHẢO 123

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi


DANH MỤC BẢNG
STT TÊN BẢNG TRANG
Bảng 1.1: Mức độ manh mún ruộng đất ở các vùng trong cả nước 15
Bảng 1.2: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp phân theo quy mô diện tích của hộ
nông dân ở một số tỉnh thuộc vùng ĐBSH 16
Bảng 1.3. Mức độ manh mún ruộng đất ở một số tỉnh vùng ĐBSH 17
Bảng 1.4. Đặc điểm manh mún ruộng đất của các loại hộ 18
Bảng 1.5.Tình hình chuyển đổi ruộng đất ở một số địa phương 24
Bảng 3.1. Tình hình phát triển ngành chăn nuôi 48
Bảng 3.2. Hiện trạng nuôi trồng thủy sản 50
Bảng 3.3. Hiện trạng sử dụng đất huyện Phú Xuyên năm 2013 68
Bảng 3.4. Tình hình biến động đất đai trên địa bàn huyện Phú Xuyên 70
Bảng 3.5. Kết quả thực hiện DĐĐT theo nhóm hộ ở huyện Phú Xuyên 77
Bảng 3.6. Kết quả thực hiện DĐĐT ở huyện Phú Xuyên 78
Bảng 3.7. Thực trạng ruộng đất trước và sau thực hiện dồn điền đổi thửa tại các
xã nghiên cứu đại diện 79
Bảng 3.8. Quan điểm của hộ nông dân đối với công tác dồn điền đổi thửa 81
Bảng 3.9. Diện tích đất công ích trước và sau dồn điền đổi thửa tại các xã
nghiên cứu đại diện 85
Bảng 3.10. Giá thầu đất công ích trước và sau dồn điền đổi thửa tại các xã
nghiên cứu đại diện 86
Bảng 3.11. Diện tích đất giao thông, thuỷ lợi nội đồng trước và sau dồn điền đổi
thửa tại các xã nghiên cứu đại diện 88
Bảng 3.12. Sự thay đổi của cơ cấu thu nhập của hộ nông dân trước và sau dồn
điền đổi thửa tại các xã nghiên cứu đại diện 89
Bảng 3.13. Tổng hợp tình hình thực hiện chuyển đổi mô hình canh tác sau dồn
điền đổi thửa tại các xã nghiên cứu đại diện 91
Bảng 3.14. So sánh hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp trên một ha/năm
tại các xã nghiên cứu đại diện 94

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

Bảng 3.15. So sánh hiệu quả kinh tế bình quân trên một ha đất 2 vụ trước và
sau dồn điền đổi thửa thửa tại các xã nghiên cứu đại diện 96
Bảng 3.16. Hiệu quả kinh tế bình quân của mô hình cá - thuỷ cầm - cây ăn quả
tính trên một ha/năm tại các xã nghiên cứu đại diện 98
Bảng 3.17. Hiệu quả kinh tế của mô hình chuyên thả cá 99
Bảng 3.18. So sánh hiệu quả kinh tế của các mô hình sử dụng đất trước và sau
dồn điền đổi thửa 100
Bảng 3.19. Số lượng trang trại tại các xã nghiên cứu đại diện 101
Bảng 3.20. Mức thu nhập bình quân của các nhóm hộ trước và sau dồn điền đổi
thửa ở các xã nghiên cứu đại diện 107
Bảng 3.21. So sánh mức đầu tư phân bón với tiêu chuẩn phân bón cân đối và
hợp lý 109
Bảng 3.22. Mức độ sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật 112

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

STT TÊN BIỂU ĐỒ TRANG

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu sử dụng các loại đất huyện Phú Xuyên năm 2013 69
Biểu đồ 3.2: So sánh giá thầu đất công ích bình quân trước và sau DĐĐT thửa
tại các xã nghiên cứu đại diện (đơn vị kg thóc/ha) 86
Biểu đồ 3.3: So sánh hiệu quả kinh tế của các mô hình sử dụng đất 100
Biểu đồ 3.4: So sánh thu nhập giữa các nhóm hộ trước và sau DĐĐT ở các xã
nghiên cứu 107



DANH MỤC ẢNH

STT TÊN ẢNH TRANG

Ảnh 3.1: Đồng lúa sau DĐĐT huyện Phú Xuyên 78
Ảnh 3.2: Đồng lúa xã Khai Thái sau DĐĐT 80
Ảnh 3.3: Giao thông, thủy lợi nội đồng xã Nam Triếu sau DĐĐT 89
Ảnh 3.4: Mô hình trang trại Vịt – Cá – Cây ăn quả xã Vân Từ 104

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ix

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu Chú giải
BCĐ : Ban chỉ đạo
CHN : Cây hàng năm
CLN : Cây lâu năm
CNH-HĐH : Công nghiệp hoá- hiện đại hoá
DĐĐT : Dồn điền đổi thửa
DĐRĐ : Dồn đổi ruộng đất
DT : Diện tích
ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng
GO : Giá trị sản xuất
IC : Chi phí trung gian
KHSDĐ : Kế hoạch sử dụng đất
KHTS : Khấu hao tài sản
LX : Lúa xuân

LM : Lúa mùa
MI : Thu nhập hỗn hợp
NN : Nông nghiệp
NTTS : Nuôi trồng thuỷ sản
QH : Quy hoạch
UBND : Uỷ ban nhân dân
TBKT : Tiến bộ kỹ thuật
SL : Sản lượng
VA
HTX
: Giá trị gia tăng
: Hợp tác xã
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng và có giá trị nhất trong sản xuất nông
nghiệp. Trong lịch sử phát triển nông nghiệp, cải cách ruộng đất luôn là khâu bứt
phá quyết định mọi quan hệ sản xuất và ảnh hưởng rõ rệt đến quá trình phát triển
kinh tế xã hội của mỗi quốc gia.
Trong công cuộc cải cách kinh tế nông nghiệp nông thôn những năm trước
đây, Đảng và Nhà nước ta đã có hàng loạt những chính sách mới về đất đai nhằm
thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, giải quyết vấn đề lương thực của cả nước, trong đó
điển hình là Luật đất đai năm 1993. Theo đó ruộng đất được giao đến tận tay người
nông dân. Có thể nói rằng, với chính sách mới về quyền sử dụng đất như vậy đã làm
thay đổi hoàn toàn quan hệ sản xuất ở nông thôn, người nông dân đã thực sự trở
thành người chủ mảnh đất của riêng mình - đó là động lực cho sự phát triển vượt
bậc của nền nông nghiệp nước ta sau giải phóng miền Nam. Điều đó đã đưa Việt

Nam từ một nước hàng năm phải nhập khẩu một lượng lớn lương thực, vươn lên
thành một nước xuất khẩu đứng thứ 2 trên thế giới, sau Thái Lan. Mặt khác các mặt
hàng nông sản như: cà phê, chè, tiêu, thuỷ sản…tham gia xuất khẩu ngày càng
nhiều, khiến cho thu nhập của người nông dân ổn định và đời sống của họ không
ngừng được cải thiện.
Vai trò to lớn của sự phân chia ruộng đất cho hộ nông dân như nói trên là
không thể phủ nhận. Song với bối cảnh ngày nay, đất nước đang trên đà phát triển
theo hướng Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá, trong môi trường hội nhập kinh tế quốc
tế, ngành nông nghiệp không những có nhiệm vụ quan trọng là đảm bảo an ninh
lương thực quốc gia mà còn phải đảm bảo tối đa nguyên liệu cho ngành công
nghiệp, tăng khối lượng nông sản xuất khẩu. Nhưng trên thực tế, khi giao ruộng đất
cho nông dân theo tinh thần của Nghị định 64/CP ngày 27 tháng 9 năm 1993 của
Chính Phủ, chúng ta đã thực hiện phương châm công bằng xã hội: “ruộng tốt cũng
như ruộng xấu, ruộng xa cũng như ruộng gần được chia đều tính trên một nhân khẩu
cho các gia đình”, dẫn đến tình trạng ruộng đất bị phân tán manh mún không đáp
ứng được nhu cầu phát triển của nền nông nghịêp trong thời kỳ đổi mới.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

Sự manh mún ruộng đất đã dẫn đến tình trạng chung là hạn chế đầu tư, hiệu
quả sản xuất thấp, hạn chế khả năng đổi mới và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào sản xuất. Ngoài ra, tình trạng manh mún ruộng đất còn gây nên những khó
khăn trong quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất.
Để khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất như đã nói trên, thì việc dồn
đổi ruộng đất từ nhiều ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, liền khu, liền khoảnh là việc làm
hết sức cần thiết. Dồn điền đổi thửa đáp ứng được đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới,
xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào đồng ruộng; đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân, tạo điều kiện cho
các hộ nông dân yên tâm sử dụng và khai thác đất nông nghiệp lâu dài và hiệu quả,
đồng thời nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Nắm bắt

được tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra chủ trương “Dồn đổi ruộng đất”
để việc sử dụng đất có hiệu quả hơn.
Trên thực tế, một số tỉnh đã triển khai làm điểm, thậm chí có những nơi đã
đưa ra những chính sách riêng để triển khai dồn điền đổi thửa giữa các hộ xã viên.
Việc dồn điền đổi thửa cũng đã thành công ở nhiều nơi, nhiều chỗ nhưng cũng có
những địa phương không thành công. Mặt khác mức độ thành công ở mỗi địa
phương là khác nhau: có nơi công việc chỉ diễn ra nhanh tróng trong một vài tháng
là xong, nhưng có nơi kéo dài hàng năm, gây tốn kém sức người và tiền của. Vậy
nên cần phải có những nghiên cứu nhằm đánh giá và tổng kết lại các kinh nghiệm,
những vấn đề tồn tại của các địa phương đã thực hiện việc dồn đổi ruộng đất để đưa
ra những khuyến nghị hữu ích cho các địa phương khác thực hiện việc dồn đổi
ruộng đất được hiệu quả hơn. Phú Xuyên là huyện ngoại thành Hà Nội, đã tiến hành
dồn điền đổi thửa. Tuy nhiên cũng giống như nhiều địa phương khác, công tác dồn
điền đổi thửa của Phú Xuyên đã gặp không ít khó khăn, còn tồn đọng nhiều bất cập.
Để tìm hiểu và đánh giá công tác dồn điền đổi thửa, nhằm phát huy tính tích cực,
hạn chế những bất cập trong công tác dồn điền đổi thửa của huyện Phú Xuyên,
chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số
giải pháp nâng cao hiệu quả dồn điền đổi thửa tại huyện Phú Xuyên – Thành
phố Hà Nội”.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

1.2. Mục đích của đề tài
- Đánh giá thực trạng công tác dồn điền đổi thửa, hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp sau dồn điền đổi thửa và những ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến phát
triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện Phú Xuyên.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dồn điền đổi thửa,
nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn huyện Phú Xuyên.
1.3. Yêu cầu của đề tài

- Nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. Các chỉ tiêu phải đảm
bảo tính chính xác và hệ thống.
- Phản ánh đúng thực trạng dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Phú Xuyên,
Thành phố Hà Nội, làm cơ sở cho việc đề xuất sử dụng đất trong những năm tiếp theo.
- Đề xuất được các giải pháp hợp lý và có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả
dồn điền đổi thửa ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất huyện Phú Xuyên - Thành
phố Hà Nội.




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan về chính sách quản lý và sử dụng đất nông nghiệp của Việt Nam
1.1.1. Giai đoạn 1945 - 1954
Lịch sử cách mạng giải phóng dân tộc và phát triển kinh tế của Việt Nam có
mối quan hệ chặt chẽ với các sử dụng đất đai. Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng
sản Đông Dương năm 1930 đã đề ra nhiệm vụ chiến lược của Cách mạng Việt
Nam: “Đánh đổ đế quốc xâm lược giành độc lập dân tộc và xóa bỏ chế độ phong
kiến giành ruộng đất cho nông dân”. Cách mạng tháng Tám 1945 thành công; nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời đánh dấu một kỷ nguyên mới độc lập cho dân
tộc; tự do hạnh phúc cho nhân dân; đã đặt nền móng cho chính sách ruộng đất của
Nhà nước dân chủ nhân dân. Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Chính phủ
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ban hành sắc lệnh bãi bỏ thuế thân, thuế môn
bài, giảm tô, tịch thu ruộng đất của thực dân Pháp, Việt gian phản động chia cho
nông dân nghèo, chia lại công điền công thổ; ngày 20/10/1945 Chính phủ ra Nghị
định giảm thuế 20% (Nguyễn Đình Bồng, 2012).

Tháng 1/1948 Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng đã đề ra
các chính sách ruộng đất trong thời kỳ kháng chiến; tháng 2/1949 Chính phủ ra sắc
lệnh tạm cấp ruộng đất của Việt gian và chia ruộng đất của thực dân Pháp cho dân
cày; ngày 14/7/1949 Chính phủ ra sắc lệnh giảm tô 25% so với mức tô trước Cách
mạng tháng Tám; Tháng 3/1952 Chính phủ đã ban hành điều lệ tạm thời về sử dụng
đất công điền, công thổ. Đến thời điểm này số ruộng đất công ở 3.035 xã miền Bắc
đã chia cho nông dân là 184.871 ha, chiếm 77% diện tích đất công điền, công thổ ở
các địa phương này (Nguyễn Đình Bồng, 2012).
1.1.2 Giai đoạn 1995 – 1975
Tháng 9/1954 Bộ Chính trị ra quyết định thực hiện hoàn thành cải cách
ruộng đất và kế hoạch 3 năm khôi phục kinh tế (1955 – 1957); tháng 5/1955 Quốc
Hội ban hành 8 chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp nhằm khôi phục
kinh tế sau chiến tranh (Khi chiến tranh kết thúc, 140.000 ha ruộng đất bị bỏ hoang
hóa; 200.000ha không có nước tưới); Tháng 8/1955 Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

hành Trung ương Đảng khóa II đã thông qua chủ trương xây dựng thí điểm hợp tác
xã sản xuất nông nghiệp (HTXSXNN). (Nguyễn Đình Bồng, 2012).
Năm 1955 có 6 HTXSXNN được thành lập ở các tỉnh Phú Thọ, Thái
Nguyên, Thanh Hóa; Năm 1956 có 26 HTXSXNN được thành lập; đến tháng
10/1957 có 42 HTXSXNN được thành lập. (Nguyễn Đình Bồng, 2012).
Tháng 11/1958 Hội nghị lần thứ 14 Ban chấp hành Trung ương Đảng
khóa II đã đề ra kế hoạch 3 năm cải tạo và bước đầu phát triển kinh tế miền Bắc
(1958 – 1960): “ Đẩy mạng cuộc cách mạng XHCN đối với thành phần kinh tế
cá thể của nông dân, thợ thủ công và cải tạo XHCN đối với thành phần kinh tế tư
bản tư doanh, đồng thời phải ra sức phát triển kinh tế quốc doanh”; “Hợp tác hóa
nông nghiệp là cái khâu chính trong toàn bộ dây chuyền cải tạo XHCN ở miền
Bắc nước ta. Mục tiêu là đến năm 1960 phải căn bản hoàn thành HTX bậc thấp,
tức là phải thu hút được tuyệt đại bộ phận nông dân cá thể vào HTX”. (Nguyễn

Đình Bồng, 2012).
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (tháng 9/1960) đã đề ra đường lối xây
dựng CNXH ở miền Bắc: “đối với nông nghiệp, phương hướng là tiếp tục thu hút
nông dân cá thể vào HTX bậc thấp, từng bước chuyển lên bậc cao; mở rộng quy mô
HTX, kết hợp hoàn thiện quan hệ sản xuất với phát triển lực lượng sản xuất với phát
triển lực lượng sản xuất. Quá trình hợp tác hóa nông nghiệp đã diễn ra nhanh chóng,
với sự tập trung cao độ ruộng đất, lao động và các tư liệu sản xuất; từ hợp tác xã bậc
thấp chuyển lên hợp tác xã bậc cao, ruộng đất đã được tập thể hóa triệt để, chế độ sở
hữu tập thể về ruộng đất đã được thiết lập”. (Nguyễn Đình Bồng, 2012).
Năm 1965 Hội nghị lần thứ 11,12 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa
III đã đề ra nghị quyết chuyển hướng về tư tưởng, tổ chức kinh tế, quốc phòng, tiếp
tục xây dựng CNXH trong điều kiện cả nước có chiến tranh; chủ trương tiếp tục
củng cố HTX nông nghiệp. Quy mô HTX ngày càng mở rộng với mô hình HTX
liên thôn, HTX quy mô toàn xã; trong đó HTX là đơn vị quản lý, đội sản xuất là
đơn vị nhận khoán với phương thức 3 khoán: Khoán sản lượng, khoán lao động,
khoán chi phí, phân phối bình quân. Mô hình HTX đã thích ứng với điều kiện thời
chiến, tuy nhiên phương thức điều hành theo lối hành chính đã phát sinh yếu tố độc
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

đoán, chuyên quyền, mệnh lệnh, vi phạm nguyên tắc dân chủ đã kìm hãm sản xuất,
nông dân vẫn không quan tâm đến hiệu quả sử dụng đất; sản xuất trì trệ, đời sống
tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Tháng 9 năm 1966 tại Vĩnh Phúc đã xuất hiện hình
thức “khoán hộ”, thực chất là giao quyền sử dụng đất cho hộ nông dân, tuy nhiên do
trái với quy định chung đã bị phê phán và đình chỉ. (Nguyễn Đình Bồng, 2012).
Cuối năm 1974 Ban bí thư ra chỉ thị 208/CT/TƯ về tổ chức lại sản xuất, cải
tiến quản lý nông nghiệp. Việc cải tiến quản lý HTX nông nghiệp được xác định là
“Xây dựng HTX thành đơn vị kinh tế thống nhất quản lý, thống nhất điều hành,
thống nhất kinh doanh, thống nhất phân phối. Tổ chức lại sản xuất, tiến hành phân
công lại lao động mới, hình thành các đội sản xuất cơ bản, các đội chuyên (đội

giống, đội thủy lợi, đội cầy, đội bảo vệ thực vật, đội làm phân…). Ban quản lý HTX
điều hành các hoạt động của đội sản xuất theo một kế hoạch đã được xây dựng sẵn”.
(Nguyễn Đình Bồng, 2012).
Nghị quyết 24/BCHTƯ Đảng khóa III tháng 9/1975 đã xác định chủ
trương: “Triệt để hóa xóa bỏ tàn dư chế độ thực dân phong kiến về ruộng đất” với
phương hướng: “Kết hợp chặt chẽ giữa cải tạo XHCN đối với nông nghiệp với xây
dựng nền nông nghiệp lớn XHCN, một mặt xây dựng các nông trường quốc doanh
mặt khác phải thực hiện hợp tác hóa nông nghiệp, làm từng bước tích cực, vững
chắc”. Thực hiện Nghị quyết 24 BCHTƯ Đảng (khóa III), đến năm 1978 ở các tỉnh
miền Trung đã xây dựng được 114 HTX nông nghiệp với 90% ruộng đất, 80% trâu
bò và các tư liệu sản xuất khác đã được tập thể hóa; Ở Tây Nguyên xuất hiện chủ
yếu hình thức các tổ hợp tác lao động và tập đoàn sản xuất; ở Nam Bộ thí điểm xây
dựng HTX ở Tân Hội (Tiền Giang), Ô Môn (Hậu Giang), Long Thành (Đồng Nai);
Mô hình tập thể hóa nông nghiệp đạt đến đỉnh cao, hoàn chỉnh, phân công lao động
trong HTX nông nghiệp theo hướng chuyên môn hóa. (Nguyễn Đình Bồng, 2012).
1.1.3. Giai đoạn 1976 – 1985
Đại Hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IV tháng 12/1976 quyết định
đường lối xây dựng CNXH trên phạm vi cả nước. Chủ trương xây dựng cấp huyện,
hoàn thiện xây dựng HTX quy mô toàn xã, tổ chức nông nghiệp sản xuất lớn được
tiếp tục khẳng định: “ Tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung, xóa
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

bỏ kiểu tổ chức sản xuất và ăn chia theo đội. Thực hiện việc quản lý, sử dụng ruộng
đất tập trung, thống nhất trên quy mô HTX. Các HTX phân phối lại ruộng đất manh
mún”; “Chuyển sản xuất tập thể từ kiểu làm ăn phân tán, tự cấp tự túc sang sản xuất
theo quy hoạch và kế hoạch thống nhất của huyện”; “ Về cải tiến quản lý, tổ chức
lao động theo hướng tập trung, dưới sự điều hành thống nhất của ban quản trị
HTX”. Trên cơ sở định mức lao động, xếp cấp bậc công việc, tiêu chuẩn tính công,
HTX xây dựng kế hoạch 3 khoán”. (Nguyễn Đình Bồng, 2012).

Thực hiện Chỉ thị 57 CT-TƯ ngày 14/3/1978 Bộ Chính Trị “về việc nắm
vững và đẩy mạnh công tác cải tạo nông nghiệp miền Nam” và Chỉ thị 43 CT-TƯ
ngày 15/11/1987 Bộ Chính Trị “về việc xóa bỏ các hình thức bóc lột của phú nông,
tư sản nông thôn và tàn dư bóc lột phong kiến, thực sự phát huy quyền làm chủ của
nông dân lao động, đẩy mạnh cải tạo XHCN đối với nông nghiệp ở các tỉnh phía
Nam”. (Nguyễn Đình Bồng, 2012).
Ngày 13/1/1980 Ban Bí thư TƯ Đảng đã ban hành Chỉ thị số 100 về “Cải
tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong
HTX nông nghiệp”. Chỉ thị nêu rõ: “HTX nông nghiệp phải quản lý chặt chẽ và sử
dụng có hiệu quả tư liệu sản xuất, trước hết là ruộng đất, sức kéo, phân bón, các
công cụ và cơ sở vật chất kỹ thuật tập thể”; “Tổ chức tốt việc giao diện tích ruộng
đất cho đội sản xuất, cho nhóm và người lao động sử dụng để thực hiện sản lượng
khoán, tránh để đồng ruộng bị chia cắt manh mún, khi diện tích giao khoán cho
người lao động được phân bố hợp lý, thì có thể ổn định vài ba năm để xã viên yên
tâm canh tác trên diện tích đó”. Chỉ thị 100 của Ban bí thư đã tạo cho xã viên được
quyền sử dụng đất trong khuôn khổ rộng rãi hơn, thiết thực và gắn bó hơn với lợi
ích của người lao động, một mốc son có ý nghĩa về chính sách ruộng đất nông
nghiệp thời kỳ này. (Nguyễn Đình Bồng, 2012).
Ngày 3/5/1983 Ban bí thư TƯ Đảng đã ban hành Chỉ thị 19 “về hoàn thành
điều chỉnh ruộng đất, đẩy mạnh cải tạo XHCN với nông nghiệp ở các tỉnh Nam Bộ”
Ngày 29/11/1983 Ban bí thư TƯ Đảng đã ban hành Chỉ thị 29-CT/TƯ về
việc đẩy mạnh giao đất giao rừng, xây dựng rừng và tổ chức kinh doanh theo
phương thức nông lâm kết hợp, trủ trương giao đất, giao rừng cho hộ nông dân
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

nhằm khuyến khích nông dân trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc; nông dân được
quyền thừa kế tài sản trên đất trồng rừng và cây công nghiệp dài ngày.
Ngày 18/01/1984 Ban bí thư TƯ Đảng đã ban hành Chỉ thị 35 – CT/TƯ “về
hướng dẫn phát triển kinh tế gia đình”; “Về đất cho phép các hộ gia đình nông dân

tận dụng mọi nguồn đất đai mà HTX, nông lâm trường chưa sử dụng hết để đưa vào
sản xuất”; “Về thuế, nhà nước không đánh thuế sản xuất, kinh doanh đối với kinh tế
gia đình, chỉ đánh thuế sát sinh và đất thuộc; đất phục hóa được miễn thuế nông
nghiệp”; “ Về lưu thông hộ gia đình nông dân được quyền tiêu thụ các sản phẩm
làm ra”.
Ngày 29/01/1985 Ban bí thư TƯ Đảng đã ban hành Chỉ thị 56 về việc củng
cố quan hệ sản xuất ở nông thôn miền núi, cho phép áo dụng linh hoạt các hình thức
kinh tế hợp tác từ thấp đến cao; ở vùng núi cao, không nhất thiết tổ chức HTX mà
phát triển kinh tế hộ gia đình và thiết lập quan hệ nhà nước – nông dân theo đơn vị
bản, buôn; trong HTX áp dụng hình thức khoán gọn cho hộ xã viên. (Nguyễn Đình
Bồng, 2012).
1.1.4. Sự phát triển của quản lý ruộng đất sau thời kỳ đổi mới (từ 1986 đến nay)
Trong suốt thời kỳ đổi mới, một loạt các chính sách và văn bản luật trong lĩnh
vực nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt liên quan đến vấn đề sử dụng đất đai đã ra đời.
Những chính sách quan trọng nhất là Luật Đất đai năm 1993, sau đó là Luật đất đai sửa
đổi năm 2003; Nghị định 64/CP năm 1993 và Nghị định 02/CP năm 1994 về quy định
phân bố đất rừng và đất nông nghiệp. Bên cạnh đó cũng có một loạt các chính sách liên
quan đến hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề về đất đai.
Theo Luật đất đai năm 1993, hộ nông dân được giao quyền sử dụng ruộng
đất lâu dài với 5 quyền: Quyền chuyển nhượng, quyền chuyển đổi, quyền cho thuê,
quyền thừa kế và quyền thế chấp. Người có nhu cầu sử dụng được giao đất trong
thời hạn 20 năm đối với cây hàng năm, 50 năm đối với cây lâu năm. Việc giao đất
sẽ được tiến hành tại thời điểm cuối chu kỳ giao đất nếu như người sử dụng đất vẫn
có nhu cầu sử dụng. Luật đất đai cũng quy định mức hạn điền đối với hộ nông dân,
cụ thể như quy định hạn mức đất trồng cây hàng năm là 2 ha đối với các tỉnh miền
Bắc và miền Trung; 3 ha đối với các tỉnh ở miền Nam Cùng với việc giao đất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

nông nghiệp thì việc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng được các cơ quan

chức năng xem xét và cấp cho các hộ nông dân. Đến năm 1998, giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất đã được cấp cho 71% hộ nông dân, cuối năm 2000 con số này là
trên 90%. (Ban Kinh tế, 2004).
Đối với đất rừng ở khu vực Trung du và Miền núi nơi có rất nhiều phong
tục tập quán thì việc giao đất phức tạp hơn, quá trình cấp giấy chứng nhận diễn ra
chậm hơn và quá trình này vẫn đang được tiếp tục. Vào năm 2003, người nông dân
được giao thêm 2 quyền sử dụng nữa đó là quyền cho thuê lại và quyền được góp
vốn đầu tư kinh doanh bằng quyền sử dụng đất. (Luật Đất đai năm 2003).
Những thay đổi trong chính sách đất đai của Việt Nam từ năm 1981 đến
nay đã góp phần đáng kể trong việc tăng nhanh sản lượng nông nghiệp và phát triển
khu vực nông thôn. Tổng sản lượng nông nghiệp tăng 6,7%/năm trong suốt giai
đoạn 1994-1999 và khoảng 4,6% trong giai đoạn 2000-2003. An toàn lương thực
quốc gia không còn là vấn đề nghiêm trọng nữa và nghèo đói đang từng bước được
đẩy lùi. (Ban Kinh tế, 2004).
1.2. Tổng quan về dồn đổi ruộng đất ở một số nước trên Thế Giới và Việt Nam
1.2.1. Vấn đề manh mún đất đai
Khái niệm manh mún ruộng đất được hiểu trên hai khía cạnh: một là sự
manh mún về mặt ô thửa, trong đó một đơn vị sản xuất (thường là nông hộ) có quá
nhiều mảnh ruộng với kích thước quá nhỏ và bị phân tán ở nhiều xứ đồng. Hai là sự
manh mún thể hiện trên quy mô đất đai của các đơn vị sản xuất, số lượng ruộng đất
quá nhỏ không tương thích với số lượng lao động và các yếu tố sản xuất khác.(Bộ
Phát triển nông thôn, 2003).
Cả hai kiểu manh mún trên đều dẫn đến tình trạng là hiệu quả sản xuất thấp,
khả năng đổi mới và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là vấn đề cơ giới
hoá, thuỷ lợi hoá trong nông nghiệp dẫn đến tình trạng sử dụng đất kém hiệu quả.
Vì thế người ta luôn tìm cách khắc phục tình trạng này.
Manh mún đất đai xảy ra ở nhiều nơi, nhiều nước khác nhau trên thế giới và
ở nhiều thời kỳ của lịch sử phát triển. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này
rất đa dạng: có thể là do đặc điểm bề mặt phân bố địa lý, do sức ép dân số nhưng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10

cũng có thể là do ý thức của con người như tính chất tiểu nông của nền sản xuất còn
kém phát triển, đặc điểm tâm lý của cộng đồng dân cư nông thôn, hệ quả của một
hay nhiều chính sách ruộng đất, kinh tế xã hội hay sự quản lý lỏng lẻo kém hiệu quả
của công tác địa chính
Tình trạng manh mún đất đai là một trong những nhược điểm của nền nông
nghiệp nhiều nước, nhất là các nước đang phát triển. Ở Việt Nam, manh mún đất
đai rất phổ biến, đặc biệt là ở miền Bắc. Theo con số ước tính, toàn quốc có khoảng
75 triệu thửa, trung bình một hộ nông dân có khoảng 7-8 thửa. Manh mún đất đai
được coi là một trong những rào cản của phát triển sản xuất hàng hoá trong lĩnh vực
nông nghiệp, nhất là trồng trọt, cho nên rất nhiều nước đã và đang thực hiện chính
sách khuyến khích tập trung đất đai. Việt Nam cũng đang thực hiện chính sách này
trong mấy năm gần đây. Dưới quan điểm kinh tế nếu manh mún đất đai làm cho lao
động và các nguồn lực khác phải chi phí nhiều hơn thì việc giảm mức độ manh mún
đất đai sẽ tạo điều kiện để các nguồn lực này được sử dụng ở các ngành khác hiệu
quả hơn. Như vậy, trên tổng thể nền kinh tế sẽ đạt được lợi ích khi ta giảm mức độ
manh mún đất đai.
1.2.2. Dồn đổi ruộng đất ở nước ngoài
Tình trạng manh mún ruộng đất xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới. Để khắc
phục tình trạng này, từ nhiều năm nay người ta đã tiến hành dồn điển đổi thửa, tích
tụ đất đai để việc sử dụng đất được hiệu quả hơn.
Nhật Bản: Để chấn hưng nền nông nghiệp, năm 1961 Chính phủ Nhật Bản
đã ban hành chính sách nông nghiệp là đưa nông nghiệp từ quy mô nhỏ lên quy mô
lớn. Để thực hiện mục tiêu này Bộ nông nghiệp đề ra "sự nghiệp xây dựng ruộng
đất với ba mục tiêu: rộng, chắc chắn, sâu".
- Rộng: nâng kích thước thửa ruộng lên 0,3ha.
- Chắc chắn: cải tạo nền đất yếu, nhiều bùn, hay lún trên cơ sở thiết kế xây
dựng thoát nước cho từng thửa ruộng và từng khu vực để có thể sử dụng máy móc
cho thuận lợi.

- Sâu: cải tạo tầng canh tác ruộng đất đảm bảo độ dày khoảng 1m.
Để làm được các yêu cầu nêu trên cần phải làm được hai việc:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

+ Về mặt hành chính: xử lý chuyển đổi từ các ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn.
+ Về mặt kỹ thuật: gắn liền với việc xử lý kích thước thửa ruộng là việc xây
dựng hệ thống tưới tiêu và san ủi mặt bằng.
Công tác dồn điền đổi thửa, xử lý ruộng đất như nêu trên là khó khăn phức
tạp vì đất đai thuộc sở hữu tư nhân và việc chuyển đổi phải tiến hành với một số
biện pháp như công tác quy hoạch sử dụng đất mới phát huy hiệu quả trong sử
dụng đất. Kết quả là khoảng 2 triệu ha trong 2,7 triệu ha đất trồng lúa nước ở Nhật
Bản đã được chuyển đổi. Trước chuyển đổi, bình quân có 3,4 thửa /hộ, sau chuyển
đổi bình quân có khoảng 1,8 thửa /hộ. Việc chuyển đổi, xử lý đất nông nghiệp đã
tăng sức sản xuất của đất đai, tăng năng suất lao động của người nông dân; việc áp
dụng máy móc vào sản xuất được thuận tiện và hiệu quả tạo điều kiện để phát triển
nông nghiệp hàng hoá, nâng cao sức cạnh tranh trong nông nghiệp. Vì vậy cùng với
các yếu tố khác, việc chuyển đổi và xử lý đất nông nghiệp đã góp phần quan trọng
đưa năng suất lúa từ 3.000kg gạo/ha/năm năm 1960 lên 6.000kg gạo/ha/năm năm
1992.(Nguyễn Khắc Bộ, 2004).
Đài Loan: Sau năm 1949 dân số tăng đột ngột do sự di dân từ lục địa ra.
Lúc đầu chính quyền Tưởng Giới Thạch thực hiện cải cách ruộng đất theo nguyên
tắc phân phối đồng đều ruộng đất cho nông dân. Ruộng đất đã được trưng thu, tịch
thu, mua lại của các địa chủ rồi bán chịu, bán trả dần cho nông dân, tạo điều kiện ra
đời các trang trại gia đình quy mô nhỏ. Năm 1953, hòn đảo này đã có đến 679.000
trang trại với quy mô bình quân là 1,29ha/trang trại. Đến năm 1991 số trang trại đã
lên đến 823.256 với quy mô bình quân chỉ còn 1,08ha/trang trại. Tuy nhiên, quá
trình công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn sau này đòi hỏi phải mở rộng quy mô
của các trang trại gia đình nhằm ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, giảm chi phí
sản xuất, hạ giá thành sản phẩm nhưng do người Đài Loan coi ruộng đất là tiêu

chí đánh giá vị trí của họ trong xã hội nên mặc dù có thị trường nhưng ruộng đất
vẫn không được tích tụ (có nhiều người tuy là chủ đất nhưng đã chuyển sang làm
những nghề phi nông nghiệp). Để giải quyết tình trạng này, năm 1983 Đài Loan công
bố Luật Phát triển nông nghiệp trong đó công nhận phương thức sản xuất uỷ thác của
các hộ nông dân, có nghĩa là nhà nước công nhận việc chuyển quyền sở hữu đất đai.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

Ước tính đã có trên 75% số trang trại áp dụng phương thức này để mở rộng quy mô
ruộng đất sản xuất. Ngoài ra để mở rộng quy mô, các trang trại trong cùng thôn xóm
còn tiến hành các hoạt động hợp tác như làm đất, mua bán chung một số vật tư, sản
phẩm nông nghiệp, nhưng không chấp nhận phương thức tập trung ruộng đất, lao động
để sản xuất. (Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2003).
Indonesia: Đồng bằng Java của Indonesia, ruộng đất cũng bị manh mún.
Năm 1963, số trang trại có diện tích đất nhỏ hơn 0,5ha chiếm trên 52% trong tổng
số 7,9 triệu nông hộ; trang trại có từ 0,5 đến 1,0 ha chiếm 27%, chỉ có 0,4% loại
trang trại có 4 đến 5ha. Trong khi đó, 40% số trang trại do người làm công quản lý
chứ không do chủ đất quản lý. Tình trạng này đã ảnh hưởng nhiều đến việc áp dụng
các tiến bộ kỹ thuật của cuộc cách mạng xanh thời đó. Ở Indonesia nói riêng và
Đông Nam Á nói chung có sự gia tăng áp lực dân số trên ruộng đất nhưng ít xảy ra
phân cực giữa các loại nông hộ, các trang trại quy mô lớn đến hàng chục ha chỉ là
cá biệt, mặc dù số nông dân không có ruộng đất vẫn tăng lên. Như vậy ruộng đất
vẫn không tập trung được vào một số trang trại lớn mà chỉ được trao đổi giữa các
chủ nhỏ. Thậm chí, quy mô ruộng đi thuê ở tất cả các nhóm hộ đều giảm xuống. Giá
ruộng đất (địa tô) vẫn tăng lên, nhưng lãi từ việc đầu tư thêm lao động giảm xuống,
làm thay đổi một loạt các thể chế nông thôn, chủ yếu là gia tăng số hộ cho thuê đất.
Như vậy thị trường ruộng đất đã không vận hành hoàn toàn theo nguyên lý kinh tế.
(Chu Mạnh Tuấn, 2007).
Châu Âu và các nước phát triển khác: kể từ sau cách mạng nông nghiệp
lần thứ 2 (cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX), một loạt các trang trại nhỏ, manh mún

năng suất thấp đã bị loại thải, thay vào đó là các trang trại quy mô vừa, năng suất
lao động cao. Ví dụ ở Pháp năm 1955 có xấp xỉ 2,3 triệu nông hộ có quy mô 14
ha/hộ, đến năm 1993 chỉ còn 800 ngàn nông hộ với quy mô 35 ha/hộ. Ở Mỹ, năm
1950 cả nước có 5,65 triệu nông hộ với quy mô bình quân 86 ha/hộ, đến năm 1992
chỉ còn 1,92 triệu nông hộ với quy mô 198,9 ha/hộ. Nhìn chung, tiến trình tích tụ
ruộng đất và vốn nhanh chóng của các nông hộ ở Châu Âu chủ yếu là nhờ thành tựu
khoa học công nghệ phát triển trong quá trình cơ giới hoá nông nghiệp của cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ 2. (Chu Mạnh Tuấn, 2007).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

1.2.3. Dồn điền đổi thửa ở Việt Nam
1.2.3.1. Nguyên nhân tiến hành dồn điền đổi thửa
Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi
mới cơ chế kinh tế nông nghiệp nông thôn, thừa nhận hộ nông dân là đơn vị kinh tế
tự chủ trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên trước nhu cầu của sự nghiệp công
nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, nền nông nghiệp và đặc biệt là vấn đề ruộng đất
trong nông nghiệp đã bộc lộ những tồn tại, nảy sinh mới cần phải được quan tâm
giải quyết, đó chính là tình trạng ruộng đất quá manh mún về diện tích và ô thửa.
Chuyển đổi ruộng đất chống manh mún, phân tán tạo ra ô thửa lớn là việc làm cần
thiết, tạo tiền đề cho việc thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn.
Mặt khác, khi thực hiện giao đất còn nhiều sai sót, tùy tiện dẫn đến tình
trạng khiếu kiện kéo dài gây mất ổn định ở cơ sở; quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch
kiến thiết lại ruộng đồng thiếu khoa học, thiếu tầm nhìn chiến lược đang gây trở
ngại lớn cho việc đổi mới quản lý, tổ chức lại sản xuất nhất là việc chuyển dịch cơ
cấu kinh tế.
Để khắc phục tình trạng trên, giải pháp có hiệu quả nhất là phải tiến hành
dồn đổi ruộng đất. Để hiểu rõ hơn tại sao phải nhanh chóng tiến hành công tác dồn
đổi ruộng đất.

Tình trạng manh mún ruộng đất gây trở ngại cho sản xuất, cho công tác
quản lý Nhà nước về đất đai.
Tình trạng manh mún ruộng đất do các nguyên nhân sau:
- Nguyên nhân đầu tiên và là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng manh
mún ruộng đất là sự phức tạp của địa hình, nhất là các vùng đồi núi, trung du. Do
địa hình bị chia cắt nên đất đai ở đa số các địa phương hầu như đều có 3 loại đất:
đất cao, đất vàn và đất thấp, trũng.
- Nguyên nhân thứ 2 là chế độ thừa kế chia đều ruộng đất cho tất cả con cái.
Ở Việt Nam ruộng đất của cha mẹ thường được chia đều cho tất cả các con sau khi
ra ở riêng. Vì thế tình trạng phân tán ruộng đất gắn liền với chu kỳ phát triển của
nông hộ.
- Nguyên nhân thứ 3 là tâm lý tiểu nông của các hộ sản xuất nhỏ. Do quy
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

mô sản xuất nhỏ lẻ, các hộ nông dân ngại thay đổi, nhất là những thay đổi liên quan
đến ruộng đất.
- Nguyên nhân thứ tư liên quan đến phương pháp chia ruộng bình quân theo
nguyên tắc có tốt, có xấu, có xa, có gần khi thực hiện Nghị định 64 CP năm 1994.
Việc chia nhỏ các thửa ruộng để có sự công bằng giữa các hộ đã góp phần không
nhỏ làm tăng tình trạng manh mún ruộng đất. Quan điểm muốn bảo vệ sự công bằng
cho những người dân được chia ruộng và nhiều lý do sau đây khiến đa số các địa
phương chia nhỏ ruộng cho nông dân, đó là:
+ Tất cả các hộ đều phải có ruộng gần, xa, tốt, xấu, cao, thấp. Có như vậy
mới thể hiện tính công bằng.
+ Độ phì tự nhiên của đất ở các khu khác nhau phải chia đều cho các hộ.
+ Do hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất khác nhau nên phải chia
đều đất cho các hộ.
+ Các chân đất thường không an toàn do các vấn đề như úng, hạn, chua do
đó việc chia đều rủi ro cho các hộ cũng là chỉ tiêu quan trọng trong khi chia ruộng.

+ Ngoài ra, giá đất luôn biến động, tăng cao đặc biệt là các khu đất gần các
trục đường chính hoặc trong tương lai sẽ nằm trong quy hoạch khu đô thị, khu công
nghiệp vì thế đất ở đó phải được chia đều cho các hộ để mọi người đều có thể
hưởng "thành quả" đền bù đất hay cùng chịu "rủi ro"nếu đất đai bị chuyển mục đích
sử dụng.
Mức độ manh mún ruộng đất hiện nay thể hiện ở một số điểm:
- Tình trạng manh mún hiện nay tập trung vào đất cây hàng năm như: đất
trồng lúa, đất trồng màu, đất trồng cây công nghiệp ngắn ngày và các loại đất trồng
cây hàng năm khác. Loại đất càng tốt, có điều kiện thâm canh càng cao thì càng bị
phân tán manh mún.
- Biểu hiện đặc trưng của sự manh mún là ruộng đất bị "chia nhỏ" để chia
đều theo nguyên tắc "tốt có, xấu có, xa có, gần có" cho các hộ gia đình. Vì vậy một
hộ sử dụng rất nhiều thửa đất nằm rải rác trên tất cả các xứ đồng của mỗi thôn xóm,
làng bản kích thước rất đa dạng, diện tích bình quân /thửa đất lúa phổ biến là từ
200-400m
2
; diện tích đất trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày bình quân/thửa
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

phổ biến từ 100-300m
2
. Riêng các tỉnh Nam Bộ bình quân/thửa phổ biến đất lúa là
từ 2000-4000m
2
; đất trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày bình quân lên đến
hàng nghìn m
2
.
- Theo Điều tra nông thôn của dự án DANIDA với bộ số liệu Điều tra tiếp

cận nguồn lực của hộ gia đình Việt Nam (VARHS) được tiến hành điều tra trên địa
bàn các vùng của Việt Nam trong khoảng thời gian từ tháng 7 - 9/2008 đến tháng 6-
8/2010 tại 12 tỉnh cho thấy diện tích đất canh tác trung bình của một hộ nông dân là
0.85ha, trung bình mỗi hộ có 4,7 mảnh đất khác nhau, tổng khoảng cách từ nơi ở
đến ruộng của các hộ nông dân khoảng 4,7km.
- Mức độ manh mún các vùng miền có sự khác nhau, số liệu minh hoạ được
thể hiện trong bảng dưới đây.
Bảng 1.1: Mức độ manh mún ruộng đất ở các vùng trong cả nước
TT Vùng sinh thái
Diện tích đất canh
tác trung bình (ha)


Số thửa
Tổng khoảng cách
đến các thửa (km)
1
Đ
ồng bằng phía Bắc 0,41 5,5
4,034
2
Mi
ền núi phía Bắc 1,06 5,5
9,602
3
Tây Nguyên
1,83 3,4
6,066
4
Đ

ồng bằng phía Nam 0,94 3,7
2,828
(Nguồn: Số liệu của dự án DANIDA, 2010)
1.2.3.2. Thực trạng về manh mún ruộng đất tại Đồng bằng sông Hồng
- Tình trạng manh mún ruộng đất ở cấp nông hộ ở Đồng bằng sông Hồng
hiện nay sự manh mún ruộng đất ở cấp nông hộ thể hiện ở các đặc điểm sau:
+ Diện tích canh tác bình quân trên hộ hay trên lao động rất thấp (khoảng
0,25 ha/hộ).
+ Số lượng các hộ có diện tích từ 2 ha trở lên không đáng kể (khoảng 2116
hộ) đa số có diện tích nhỏ hơn 0,20 ha (1.731.533 hộ).
+ Bình quân diện tích canh tác trên hộ và trên khẩu có xu thế giảm do mất
đất nông nghiệp và sự gia tăng của dân số nông thôn.

×