ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 12 - HỌC KÌ I
Câu I. (2,0 điểm): Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học
Việt Nam và tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài.
VĂN HỌC VIỆT NAM
- Khái quát VHVN từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX.
- Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
- Tây Tiến – Quang Dũng.
- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc Phạm Văn Đồng.
- Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, 1 – 12 – 2003 – Cô phi An nan.
- Việt Bắc (trích) - Tố Hữu
- Đất Nước (trích Trường ca Mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa Điềm.
- Sóng – Xuân Quỳnh.
- Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo.
- Người lái đò Sông Đà (trích) - Nguyễn Tuân.
- Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường.
HKII
- Vợ nhặt – Kim Lân.
- Vợ chồng A Phủ (trích) - Tô Hoài.
- Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành.
- Những đứa con trong gia đình (trích) - Nguyễn Thi.
- Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu.
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ.
- Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trích) Trần Đình Hượu.
VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
- Thuốc - Lỗ Tấn
- Số phận con người (trích) – Sô-lô-khốp
- Ông già và biển cả (trích) – Hê-minh-uê.
Câu II. (3,0 điểm): Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã
hội ngắn (không quá 400 từ).
- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
Câu III. (5,0 điểm): Vận dụng khả năng đọc - hiểu và kiến thức văn học để viết bài
nghị luận văn học.
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình
đó.
- Khái quát VHVN từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX
- Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh
-Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
- Tây Tiến – Quang Dũng.
- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc - Phạm Văn Đồng.
- Việt Bắc (trích) - Tố Hữu.
- Đất Nước (trích Trường ca Mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa Điềm.
- Sóng – Xuân Quỳnh
1
- Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo.
- Người lái đò Sông Đà (trích) - Nguyễn Tuân.
- Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường.
HKII
- Vợ nhặt – Kim Lân.
- Vợ chồng A Phủ (trích) - Tô Hoài.
- Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành.
- Những đứa con trong gia đình (trích) - Nguyễn Thi.
- Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu.
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ.
(Nguồn từ “CV 2553 Hướng dẫn ôn thi TN THPT
của Bộ giáo dục & Đào tạo, năm học 2008 - 2009”)
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM
1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
A. Kiến thức cơ bản:
I – KHÁI QUÁT VHVN TỪ CMT8/1945 ĐẾN 1975:
1/. Trình bày vài nét về hoàn cảnh lịch sử XH, văn hoá của văn học Việt Nam từ
Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975?
- Nền văn học của chế độ mới, vận động và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng Sản. Chính đường lối văn nghệ của Đảng là nhân tố có tính chất quyết định để tạo
nên một nền văn học thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, về tổ chưc và về quan niệm
nhà văn kiểu mới: nhà văn – chiến sĩ.
- Từ năm 1945 đến năm 1975, đất nước ta diễn ra nhiều biến cố, sự kiện lớn lao
(Cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ).
- Điều kiện giao lưu văn hóa với nước ngoài không thuận lợi, còn giới hạn trong
một số nước – Liên Xô, Trung Quốc.
2/. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ
Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975:
a. Giai đoạn 9 năm kháng chiến chống Pháp (1945 -1954):
- Chủ đề bao trùm nền văn học trong những ngày đầu đất nước giành được độc
lập là ca ngợi Tổ quốc và quần chúng cách mạng, kêu gọi tinh thần đoàn kết toàn dân,
cổ vũ phong trào Nam tiến (“Huế tháng Tám, Vui bất tuyệt” - Tố Hữu ; “Hội nghị non
sông”, “Ngọn quốc kì” - Xuân Diệu…).
- Từ cuối năm 1946, văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp,
hướng tới đại chúng, phản ánh sức mạnh của quần chúng nhân dân; thể hiện niềm tự hào
dân tộc và niềm lạc quan cách mạng; tình yêu quê hương đất nước. Một số tác phẩm
tiêu biểu:
+ Truyện, kí: “Đôi mắt” (Nam Cao), “Xung kích” (Nguyễn Đình Thi), “Truyện Tây
Bắc” (Tô Hoài).
+ Thơ: “Cảnh khuya”, “Cảnh rừng Việt Bắc” (Hồ Chí Minh), “Tây Tiến” (Quang
Dũng), “Bên kia sông Đuống” (Hoàng Cầm), “Đất nước” (Nguyễn Đình Thi), “Việt Bắc”
(Tố Hữu).
+ Kịch: “Bắc Sơn”, “Những người ở lại” (Nguyễn Huy Tưởng), “Chị Hòa” (Học
Phi).
2
+ Lí luận, nghiên cứu, phê bình văn học đạt được một số thành tựu (“Chủ nghĩa
Mác và vấn đề văn hóa Việt Nam”- Trường Chinh, “Nhận đường” – Nguyễn Đình
Thi…).
b. Giai đoạn đầu xây dựng hoà bình, CNXH (1955-1964):
- Văn xuôi với nhiều đề tài, bao quát được nhiều vấn đề và phạm vi của hiện thực đời
sống:
+ Kháng chiến chống Pháp: “Đất nước đứng lên” (Nguyên Ngọc), “Trước giờ nổ súng”
(Lê Khâm).
+ Cuộc sống trước cách mạng tháng Tám 1945: “Vợ nhặt” (Kim Lân), “Cửa biển”
(Nguyên Hồng).
+ Xây dựng cuộc sống mới: Tuỳ bút “Sông Đà” (Nguyễn Tuân), “Mùa lạc” (Nguyễn
Khải).
- Thơ phát triển mạnh với cảm hứng đẹp đẽ về CNXH, nỗi nhớ miền Nam: các tập thơ
“Gió lộng” (Tố Hữu), “Trời mỗi ngày lại sáng” (Huy Cận), “Ánh sáng và phù sa”
(Chế Lan Viên).
- Kịch: “Một đảng viên” (Học Phi), “Ngọn lửa” (Nguyễn Vũ), “Nổi gió” (Đào Hồng
Cẩm)
c. Giai đoạn chống Mỹ cứu nước (1965-1975):
- Chủ đề bao trùm là ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách
mạng:
+ Văn xuôi: “Những đứa con trong gia đình” (Nguyễn Thi), “Rừng xà nu”
(Nguyễn Trung Thành), “Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng), “Mảnh trăng cuối
rừng” (Nguyễn Minh Châu), “ Hòn Đất” (Anh Đức), “Dấu chân người lính” (Nguyễn
Minh Châu)…
+ Thơ : “Ra trận”, “Máu và Hoa” (Tố Hữu), “Hoa ngày thường, chim báo bão”
(Chế Lan Viên), “Mặt đường khát vọng” (Nguyễn Khoa Điềm), “Gió Lào cát trắng”
(Xuân Quỳnh).
+ Kịch : “Quê hương Việt Nam” (Xuân Trình), “Đại đội trưởng của tôi” (Đào
Hồng Cẩm)…
+ Nhiều công trình nghiên cứu, phê bình văn học có giá trị của Đặng Thai Mai,
Hoài Thanh, Xuân Diệu…
- Văn học ở đô thị miềm Nam thể hiện khát vọng tự do và phê phán những mặt
trái của xã hội, là tiếng nói đáng trân trọng (Vũ Hạnh, Trần Quang Long, Vũ Bằng…)
3/. Những đặc điểm cơ bản của VHVN từ 1945 đến 1975:
a. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc
với vận mệnh chung của đất nước:
- Văn học phục vụ kháng chiến.
- Hiện thực cách mạng và nội dung yêu nước, yêu CNXH là đặc điểm nổi bật của
văn học giai đoạn 1945-1975.
b. Nền văn học hướng về đại chúng:
- Đại chúng vừa là đối tượng phản ánh và đối tượng phục vụ, vừa là nguồn cung
cấp, bổ sung lực lượng cho sáng tác văn học.
- Văn học1945-1975 quan tâm tới đời sống, vẻ đẹp tâm hồn (khả năng cách mạng
và phẩm chất anh hùng…) của nhân dân lao động.
- Nội dung và hình thức tác phẩm bình dị, trong sáng, dễ hiểu…phù hợp với đại
chúng nhân dân.
3
c. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn:
Tập trung phản ánh những vấn đề trọng đại, có ý nghĩa sống còn của đất nước.
II/ KHÁI QUÁT VHVN TỪ 1975 ĐẾN HẾT TK XX.
1/. Trình bày hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá của văn học Việt Nam từ 1975
đến hết TK XX:
- Kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước bước sang thời kì độc lập tự
do và thống nhất đất nước. Tuy nhiên, do hậu quả của chiến tranh, đất nước ta gặp
nhiều khó khăn, đặc biệt là về kinh tế.
- Từ năm 1986, dưới sự lãnh đạo của Đảng, kinh tế nước ta từng bước chuyển
sang nền kinh tế thị trường, văn hóa có điều kiện tiếp xúc rộng rãi với văn hóa thế giới.
=> Văn học phải đổi mới phù hợp với sự phát triển của đất nước.
2/. Những chuyển biến và một số thành quả bước đầu của văn học Việt Nam từ
1975 đến hết TK XX:
- Giai đọan đầu (1975-1985) – chặng đường văn học chuyển tiếp, tìm kiếm con
đường đổi mới với thơ của Chế Lan Viên, Xuân Quỳnh, Nguyễn Duy,……; Trường ca
“Những người đi tới biển” (Thanh Thảo), “Đường tới thành phố” (Hữu Thỉnh)… ; Văn
xuôi khởi sắc với các tác phẩm của Nguyễn Trọng Oánh, Thái Bá Lợi, Nguyễn Mạnh
Tuấn, Lê Lựu…
- Từ năm 1986 trở đi là chặng đường văn học đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc và khá
toàn diện ở các thể lọai:
+ Phóng sự điều tra của Phùng gia Lộc, Trần Huy Quang;
+ Truyện ngắn: “Chiếc thuyền ngoài xa”, “Cỏ lau” - Nguyễn Minh Châu;
“Tướng về hưu” - Nguyễn Huy Thiệp…;
+ Tiểu thuyết: “Mảnh đất lắm người nhiều ma” - Nguyễn Khắc Trường; “Nỗi
buồn chiến tranh”- Bảo Ninh…
+ Kí: “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” - Hoàng Phủ Ngọc Tường; “Cát bụi chân
ai” - Tô Hoài…
+ Kịch: “Nhân danh công lí” - Doãn Hoàng Giang; “Hồn Trương Ba, da hàng
thịt” - Lưu Quang Vũ…
+ Một số sáng tác có giá trị của các tác giả người Việt sống ở nước ngoài.
B. Các dạng câu hỏi và bài tập:
- Nêu ngắn ngọn những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu của VHVN giai đoạn
từ 1975 đến hết TK XX?
- Những đặc điểm cơ bản của VHVN?
- Phân tích những thành tựu và hạn chế nổi bật của VHVN giai đoạn 1945 – 1975?
NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH
A. Kiến thức cơ bản:
1/. Trình bày ngắn gọn tiểu sử HCM?
- Sinh ngày 19- 05-1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước.
- Quê: Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An.
- Thân phụ: Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – nhà nho yêu nước.
- Quá trình hoạt động cách mạng:
+ 1911: Người ra đi tìm đường cứu nước.
4
+ 1920: Tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp.
+ Từ 1923 -> 1941: hoạt động ở Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan.
+ 1930: Chủ tịch hội nghị thống nhất các tổ chức cách mạng trong nước tại
Hương Cảng – thành lập Đảng cộng sản VN.
+ 1941: Về nước lãnh đạo cách mạng.
+ 1942: Sang Trung Quốc và bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam 14
tháng.
+ Sau đó, Người về nước lãnh đạo Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng 8, thành
lập nước VNDCCH, được bầu làm Chủ tịch nước, lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống
Pháp và Mĩ.
+ 2/9/1969, Người qua đời.
=> Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà yêu nước và cách mạng vĩ đại của dân tộc. Bên cạnh
sự nghiệp cách mạng vĩ đại, người còn để lại một di sản văn học quí giá. Hồ Chí Minh
là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.
2/. Trình bày quan điểm sáng tác của HCM?
- HCM coi văn nghệ là vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách
mạng. Quan điểm này thể hiện rõ ở hai câu thơ:
+ “Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong”
(Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi”).
+ “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận
ấy” (Thư gửi các họa sĩ nhân triễn lãm hội họa 1951).
- HCM luôn coi trọng tính chân thực và tính dân tộc của văn chương. Tính chân
thực được coi là một giá trị của văn chương nghệ thuật. Người nhắc nhở người chiến sĩ
“nên chú ý phát huy cốt cách dân tộc” và đề cao sự sáng tạo, “chớ gò bó họ vào khuôn,
làm mất vẻ sáng tạo”.
- Khi cầm bút, HCM luôn xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết
định nội dung và hình thức của tác phẩm. Người luôn đặt câu hỏi: “Viết cho ai?” (đối
tượng), “Viết để làm gì?” (mục đích), sau đó mới quyết định “Viết cái gì?” (nội dung)
và “Viết như thế nào?” (hình thức). Người vận dụng phương châm này tùy trường hợp
cụ thể. Vì thế, tác phẩm của Người luôn có tư tưởng sâu sắc, nội dung thiết thực và hình
thức nghệ thuật sinh động, đa dạng
3/. Trình bày ngắn gọn di sản văn học của HCM?
HCM đã để lại một sự nghiệp văn chương lớn lao về tầm vóc, đa dạng về thể loại
và đặc sắc về phong cách, được viết bằng các ngôn ngữ như tiếng Hán, tiếng Pháp,
tiếng Việt, trên các lĩnh vực
a. Văn chính luận:
- Tác phẩm tiêu biểu: “Bản án chế độ thực dân Pháp”, “Tuyên ngôn độc lập”,
“Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, “Không có gì quý hơn độc lập tự do”…
- Mục đích: Viết ra với mục đích đấu tranh chính trị, tiến công trực diện kẻ thù,
thức tỉnh và giác ngộ quần chúng, thể hiện nhiệm vụ cách mạng của dân tộc qua các
chặng đường lịch sử.
5
- Nội dung: Lên ánh những chính sách tàn bạo và tội ác của thực dân Pháp đối
với những nước thuộc địa, kêu gọi những người nô lệ bị áp bức liên hiệp lại, đoàn kết
đấu tranh.
- Nghệ thuật: Văn phong hùng hồn, tha thiết, cấu trúc chặt chẽ, lí lẽ đanh thép,
bằng chứng xác thực.
b. Truyện và kí:
- Tác phẩm tiêu biểu: “Vi hành”, “Những trò lố hay là Varen và Phan Bội
Châu”, “Lời than vãn của bà Trưng Trắc”,…
- Nội dung: Tố cáo tội ác dã man, bản chất tàn bạo, xảo trá của bọn thực dân và
phong kiến tay sai đối với nhân dân lao động các nước thuộc địa, đồng thời đề cao
những tấm gương yêu nước và cách mạng.
- Nghệ thuật: Tài nghệ châm biếm sắc sảo, vốn văn hóa sâu rộng, trí tưởng tượng
phong phú, lối hành văn hiện đại.
c. Thơ ca:
- Tác phẩm tiêu biểu: “Nhật kí trong tù”, thơ làm ở Việt Bắc (1941-1945) và
trong kháng chiến chống Pháp (“Nguyên tiêu”, “Báo tiệp”, “Cảnh khuya”…).
- Nội dung: Thể hiện tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ cách
mạng: tâm hồn luôn khao khát tự do, nhạy cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên, trí tuệ linh
hoạt, nghị lực phi thường, phong thái ung dung, chứa chan tình cảm yêu nước và tinh
thần nhân đạo.
- Nghệ thuật: Kết hợp hài hòa giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại.
4/. Trình bày phong cách nghệ thuật của HCM?
Phong cách nghệ thuật của HCM phong phú, đa dạng, độc đáo, hấp dẫn, kết hợp
nhuần nhuyễn giữa chính trị và văn học, tư tưởng nghệ thuật, truyền thống và hiện đại:
1. Văn chính luận: Bộc lộ tư duy sắc sảo, giàu tri thức văn hóa, gắn lí luận với
thực tiễn, giàu tính luận chiến, vận dụng hiệu quả nhiều phương thức biểu hiện.
2. Truyện – kí: Bút pháp chủ động sáng tạo, có khi là lối kể chuyện chân thật,
tạo không khí gần gũi, có khi là giọng điệu sắc sảo, châm biếm thâm thúy và tinh tế,
giàu chất trí tuệ và chất hiện đại.
3. Thơ ca: lời lẽ mộc mạc, giản dị, dể nhớ. Nhiều bài cổ thi hàm súc uyên thâm,
đạt chuẩn mực cao về nghệ thuật – thơ hiện đại vận dụng nhiều thể loại và phục vụ có
hiệu quả cho nhiệm vụ CM.
B. Các dạng câu hỏi và bài tập:
- Sự nhất quán trong quan điểm sáng tác và sự nghiệp văn học của HCM:
- Quan điểm sáng tác giúp em hiểu sâu sắc thơ văn của HCM như thế nào?
- ….
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP – HCM
A. Kiến thức cơ bản:
1. Hoàn cảnh sáng tác:
6
- 19/8/1945 chớnh quyn H Ni v tay nhõn dõn, ngy 26/8/1945, Ch tch H
Chớ Minh t chin khu Cỏch Mng Vit Bc v ti H Ni. Ti cn nh s 48 ph
Hng Ngang ngi son tho bn Tuyờn ngụn c lp.
- 2/9/1945, ti Qung trng Ba ỡnh (H Ni), Ch Tch H Chớ Minh thay mt
Chớnh Ph lõm thi nuc Vit Nam dõn ch cng ho, c bnTuyờn ngụn c lp
trc hng chc vn ng bo.
2. Mc ớch:
- Khng nh quyn t do c lp ca dõn tc Vit Nam.
- Bỏc b lun iu sai trỏi ca Phỏp trc d lun quc t.
- Tranh th s ng tỡnh ca th gii i vi s nghip chớnh ngha ca nhõn dõn
Vit Nam.
3. i tng:
- Vn kin lch s ny khụng ch hng n ng bi trong nc m cũn núi
vi th gii c bit l bn quc, thc dõn ang chun b chim li nc ta, np sau
quõn ng minh vo tc khớ gii quõn i Nht: tin vo t phớa Bc l quõn i
Quc dõn ng Trung Quc, ng sau l quc M; tin vo t phỏi Nam l quõn i
Anh, ng sau l lớnh vin chinh Phỏp.
- Lỳc ny thc dõn Phỏp tuyờn b: ụng Dng l t bo h ca ngi Phỏp
b Nht xõm chim, nay Nht ó u hng, vy ụng Dng ng nhiờn vn thuc v
Phỏp.
4. Giỏ tr LS & giỏ tr VH bn Tuyờn ngụn c lp :
- Giỏ tr lch s:
+ Khng nh quyn c lp t do ca dõn tc VN.
+ Bỏc b lun iu xo trỏ ca TDP trc d lun quc t. Tranh th s ng
tỡnh, ng h ca nhõn dõn th gii i vi s nghip chớnh ngha ca dõn tc VN.
- Giỏ tr vn hc: Tuyờn ngụn c lp va l mt vn kin cú giỏ tr lch s to
ln (tuyờn b chm dt ch thc dõn phong kin hng ngn nm nc ta, m ra k
nguyờn c lp t do cho dõn tc). ng thi tỏc phm va cú giỏ tr vn hc (Nú c
xem l ỏng vn chớnh lun mu mc).
5. í ngha vn bn:
TNL l mt vn kin lch s vụ giỏ tuyờn b trc quc dõn, ng bo v th gii v
quyn t do, c lp ca dõn tc VN v khng nh quyt tõm bo v nn c lp t do
y. Kt tinh lớ tng u tranh gii phúng dõn tc v tinh thn yờu chung c lp t
do. TNL l mt ỏng vn chớnh lun mu mc.
6. Phõn tớch vn bn:
Hng dn chung:
a. M bi:
- Gii thiu khỏi quỏt v tỏc gi Nguyn i Quc- H Chớ Minh -> nhn mnh
cỏc sỏng tỏc thuc th vn chớnh lun, trong ú cú Tuyờn ngụn c lp.
- Gii thiu khỏi quỏt v tỏc phm: l mt trong nhng ỏng thiờn c hựng vn
ca dõn tc; ó m ra 1 k nguyờn mi cho dõn tc ta - k nguyờn c lp, t do, nhõn
dõn lm ch t nc, quyt nh vn mnh ca mỡnh.
b. Thân bài:
b.1 Phần một: Nguyên lí chung (cơ sở pháp lí và chính nghĩa) của bản tuyên
ngôn.
C s phỏp lý v chớnh ngha ca bn Tuyờn ngụn c lp l khng nh quyn
bỡnh ng, quyn c sng, quyn t do v quyn mu cu hnh phỳc ca con ngi.
7
ú l nhng quyn khụng ai cú th xõm phm c; ngi ta sinh ra phi luụn luụn
c t do v bỡnh ng v quyn li.
- H Ch Tch ó trớch dn 2 cõu ni ting trong 2 bn Tuyờn ngụn ca M v
Phỏp:
+ Trc ht l khng nh Nhõn quyn v Dõn quyn l t tng ln, cao p
ca thi i.
+ Sau na l suy rng ra nhm nờu cao mt lý tng v quyn bỡnh ng,
quyn sng, quyn sung sng v quyn t do ca cỏc dõn tc trờn th gii.
-> đề cao những giá trị hiển nhiên của t tởng nhân loại và tạo tiền đề cho lập luận
sẽ nêu ở mệnh đề tiếp theo.
- ý nghĩa của việc trích dẫn:
+ Cú tớnh chin thut sc bộn, khộo lộo, khúa ming i phng.
+ Khng nh t th y t ho ca dõn tc (t 3 cuc CM, 3 nn c lp, 3 bn
TN ngang hng nhau.)
-> cách vận dụng khéo léo và đầy sáng tạo.
- Cỏch m bi rt c sc: t cụng nhn Nhõn quyn v Dõn quyn l t tng
thi i i n khng nh c lp, T do, Hnh phỳc l khỏt vng ca cỏc dõn tc.
Cõu vn ú l nhng l phi khụng ai chi cói c l s khng nh mt cỏch
hựng hn chõn lớ thi i: c lp, T do, Hnh phỳc, Bỡnh ng ca con ngi, ca
cỏc dõn tc cn c tụn trng v bo v.
-> đây là đóng góp riêng của tác giả và của dân tộc ta vào một trong những trào lu
tởng cao đẹp vừa mang tầm vóc quốc tế, vừa mang ý nghĩa nhân đạo cao cả.
- Cỏch m bi rt hay, hựng hn trang nghiờm. Ngi khụng ch núi vi nhõn dõn
Vit Nam ta, m cũn tuyờn b vi th gii. Trong hon cnh lch s thi by gi, th
chin 2 va kt thỳc, Ngi trớch dn nh vy l tranh th s ng tỡnh ng h ca
d lun tin b th gii, nht l cỏc nc trong phe ng minh, ng thi ngn chn
õm mu tỏi chim ụng Dng lm thuc a ca Gụn v bn thc dõn Phỏp hiu
chin, y tham vng.
* Túm li: Vi li l sc bộn, anh thộp, Ngi ó xỏc lp c s phỏp lý ca bn
TN, nờu cao chớnh ngha ca ta. t ra vn ct yu l c lp dõn tc.
b.2 Phần hai: Cơ sở thực tiễn của bản Tuyên ngôn.
* Bn cỏo trng ti ỏc thc dõn Phỏp.
- Vch trn b mt xo quyt ca thc dõn Phỏp li dng lỏ c t do, bỡnh ng,
bỏc ỏi, n cp t nc ta, ỏp bc ng bo ta.
- Nm ti ỏc v chớnh tr: 1- tc ot t do dõn ch, 2- lut phỏp dó man, chia
tr, 3- chộm git nhng chin s yờu nc ca ta, 4- rng buc d lun v thi hnh chớnh
sỏch ngu dõn, 5- u c bng ru cn, thuc phin.
- Nm ti ỏc ln v kinh t: 1- búc lt tc ot, 2- c quyn in giy bc, xut
cng v nhp cng, 3- su thu nng n, vụ lý ó bn cựng nhõn dõn ta, 4- ố nộn khng
ch cỏc nh t sn ta, búc lt tn nhn cụng nhõn ta, 5- gõy ra thm ha lm cho hn 2
triu ng bo ta b cht úi nm 1945.
=> sử dụng phơng pháp liệt kê; câu văn ngắn dài, động từ mạnh, điệp từ, điệp cú
pháp, ngôn ngữ sắc sảo; hình ảnh gợi cảm, giọng văn hùng hồn.
- Trong vũng 5 nm (1940 1945) thc dõn Phỏp ó hốn h v nhc nhó bỏn
nc ta 2 ln cho Nht.
- Thng tay khng b Vit Minh; thm chớ n khi thua chy, chỳng cũn nhn
tõm git nt s ụng tự chớnh tr Yờn Bỏi v Cao Bng.
=> Li kt ỏn y phẫn n, sụi sc cm thự:
8
+ Vạch trần thái độ nhục nhã của Pháp (quì gối, đầu hàng , bỏ chạy ).
+ Đanh thép tố cáo tội ác tày trời (từ đó, từ đó ).
Đó là lời khai tử dứt khoát cái sứ mệnh bịp bợm của thực dân Pháp đối với nước
ta ngót gần một thế kỉ.
* Quá trình đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta:
- Từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật chứ không phải
thuộc địa của Pháp nữa. Nhân dân ta đã nổi dậy giành chính quyền khi Nhật hàng Đồng
minh.
- Nhân dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân và chế độ quân chủ mà lập nên
chế độ Dân chủ Cộng hoà. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.
- Chế độ thực dân Pháp trên đất nước ta vĩnh viễn chấm dứt và xoá bỏ: (thoát ly
hẳn, xóa bỏ hết ) mọi đặc quyền, đặc lợi của chóng đối với đất nước ta.
- Trên nguyên tắc dân tộc bình đẳng mà tin rằng các nước Đồng minh “quyết
không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam”: “Một dân tộc đã gan
góc được tự do. Dân tộc đó phải được độc lập”.
=> Phần thứ hai là những bằng chứng lịch sử không ai chối cãi được, đó là cơ sở
thực tế và lịch sử của bản Tuyên ngôn độc lập được Hồ Chí Minh lập luận một cách
chặt chẽ với những lí lẽ đanh thép, hùng hồn: Đó là lối biện luận chặt chẽ, logic, từ ngữ
sắc sảo, cấu trúc đặc biệt, nhịp điệu dồn dập, lời văn biền ngẫu, cách hành văn theo hệ
thống móc xich
b.3. PhÇn cßn l¹i: Lời tuyên bố với thế giới
- Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một
nước tự do, độc lập (từ khát vọng đến sự thật lịch sử hiển nhiên).
- Nhân dân đã quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy (được làm nên bằng
xương máu và lòng yêu nước).
=> Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá của dân tộc ta, thể hiện
phong cách chính luận của Hồ Chí Minh.
c. Kết bài:
- TN là sự kế thừa và phát triển những áng “thiên cổ hùng văn” trong lịch sử
chống ngoại xâm của dân tộc.
- Làm nên những giá trị to lớn là cái tài, cái tâm của người cầm bút.
- TN là bản anh hùng ca của thời đại HCM.
B. Các dạng câu hỏi và bài tập:
Câu 1: Giải thích vì sao bản “Tuyên ngôn Độc lập” của Việt Nam lại mở đầu bằng
việc trích dẫn hai bản “Tuyên ngôn Độc lập” của Mĩ và “Tuyên ngôn Nhân quyền
và Dân quyền” của Cách mạng Pháp
- Đó là căn cứ pháp lí cho bản tuyên ngôn của Việt Nam. “Tuyên ngôn Độc lập”
của Mĩ và “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của Pháp là những bản Tuyên ngôn
tiến bộ, được thế giới thừa nhận.
- Tranh thủ sự ủng hộ của Mĩ và phe đồng minh.
- Buộc tội Pháp đã lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái đến cướp nước ta, làm
trái với tinh thần tiến bộ của chính bản “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của
Cách mạng Pháp.
9
Cõu 2: Vn phong chớnh lun ca H Chớ Minh c th hin nh th no qua
bn Tuyờn ngụn c lp?
- Lp lun cht ch: Mi c gng trong lp lun ca tỏc gi bn Tuyờn ngụn c
lp ch yu da trờn lp trng quyn li ti cao ca mt dõn tc núi chung v ca
dõn tc ta núi riờng.
- Lớ l anh thộp: Sc mnh ca lớ l c s dng trong bn tuyờn ngụn xut
phỏt t tỡnh yờu cụng lớ, thỏi tụn trng s tht, v trờn ht, da vo l phi v chớnh
ngha ca dõn tc ta.
- Bng chng y sc thuyt phc: Nhng bng chng xỏc thc, hựng hn,
khụng th chi cói cho thy mt s quan tõm sõu sc n vn mnh ca dõn tc ta, hnh
phỳc ca nhõn dõn ta. Ngi ly cỏc dn chng: chớnh tr, kinh t, s kin lch s t
cỏo v buc ti thc dõn Phỏp i vi nhõn dõn ta.
- Ngụn ng hựng hn: Cỏch s dng t ng chan cha tỡnh cm ngay t cõu u
tiờn ca bn tuyờn ngụn: Hi ng bo c nc (ng bo - nhng ngi chung mt
bc, anh em rut tht), v nhiu on vn khỏc, luụn cú cỏch xng hụ bc l tỡnh cm
tha thit, gn gi: t nc ta, nhõn dõn ta, nc nh ca ta, dõn tc ta, nhng ngi
yờu nc thng nũi ca ta, nũi ging ta, cỏc nh t sn ta, cụng nhõn ta,
Cõu 3: Phong cỏch ngh thut trong vn chớnh lun ca H Chớ Minh th hin qua
Tuyờn ngụn c lp?
- Vn phong ca HCM trong bn Tuyờn ngụn c lp rt anh thộp, hựng hn,
y sc thuyt phc.
- Cỏch lplun cht ch: dn trớch m ầu bng li vn trong hai bn Tuyờn ngụn
c lp ca M (1776) v Tuyờn ngụn Nhõn quyn Dõn quyn ca Phỏp (1791) lm c
s phỏp lớ. Dựng th phỏp tranh lun theo li: gy ụng p lng ụng, lp lun theo
lụgớc tam on lun.
- Bng chng hựng hn, khụng ai chi cói c. (trờn cỏc lnh vc kinh t, chớnh
tr vn hoỏ).
- Ngũi bỳt chớnh lun va hựng bin va tr tỡnh, dn chng tiờu biu, xỏc ỏng,
cỏch dựng t, t cõu ht sc linh hot.
- Tuyờn ngụn c lp va cú giỏ tr lch s ln lao, va xng ỏng l tỏc phm
vn chng ớch thc, cú th xem l ỏng thiờn c hựng vn ca thi i mi.
Cõu 4: Vỡ sao Bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh đợc coi là áng văn chính luận
mẫu mực?
* Ni dung t tng:
- L mt ng vn yu nc ln ca thi i. Tc phm ú khng nh mnh m
quyn c lp t do ca con ngi, nu cao truyn thng yu nc, truyn thng nhừn
o ca dừn tc VN. T tng y phự hp vi t tng, tuyờn ngụn ca cỏc cuc cỏch
mng ln trờn th gii (Phỏp v M) ng thi gúp phn lm phong phỳ thờm lý tng
ca cỏch mng th gii.
- Bỏc ó ng trờn quyn li ca dõn tc, ca t nc tip cn chõn lý ca
thi i qua lp lun suy rng ra Tt c cỏc dõn tc trờn th gii u sinh ra bỡnh ng,
dõn tc no cng cú quyn sng, quyn sung sng v quyn t do.
- Bỏc ó ng trờn quyn li ca dõn tc k ti thc dõn Phỏp.
* Ngh thut:
10
- Nó thuyết người đọc bằng những lí lẽ đanh thép, những chứng cứ không ai chỗi
cãi được.
- Kết cấu tác phẩm mạch lạc, chặt chẽ lập luận sắc bén, giàu sức thuyết phục, tác
động mạnh vào tình cảm người đọc.
- Văn phong giản dị, ngắn gọn, súc tích, giàu hình ảnh.
- Giọng văn hùng hồn, đanh thép có sự kết hợp giữa lý trí và tình cảm.
Câu 5: TNĐL của HCM là một văn kiện chính trị có giá trị lịch sử lớn lao, trang
trọng tuyên bố về nền độc lập của dân tộc VN trước nhân dân trong nước vµ thế giới.
TNĐL là tác phẩm có giá trị pháp lí, giá trị nhân bản và giá trị nghệ thuật cao. Em
hãy phân tích để làm rõ các giá trị đó của bản tuyên ngôn.
Dàn ý:
1. Mở bài:
- Văn chính luận của chủ tịch HCM được viết với mục đích đấu tranh chính trị
hoặc thể hiện những nhiệm vụ CM qua từng chặng đường lịch sử.
- TNĐL là một văn kiện lớn được HCM viết ra để tuyên bố trước công luận
trong và ngoài nước về quyền độc lập dân tộc VN.
- Tác phẩm có giá trị nhiều mắt (nêu nhận định ở trên).
2. Thân bài:
2.1. Giá trị lịch sử to lớn:
- Bản TN ra đời trong thời điểm lịch sử trọng đại: CM thành công, nhưng tình
hình đang “ngàn cân treo sợi tóc”.
- Những lời trích dẫn mở đầu không chỉ đặt cơ sở pháp lí cho bản TN mà còn
thể hiện dụng ý chiến lược, chiến thuật của Bác.
- TN khái quát những sự thật lịch sử, tố cáo TDP, vạch rõ bộ mặt tàn ác, xảo
quyệt của P ở mọi lĩnh vực: CT, KT, VH, XH
- TN nhấn mạnh các sự kiện lịch sử: mùa thu năm 1940 và ngày 9/3/1945 để
dẫn đến kết luận: “trong 5 năm P bán nước ta 2 lần cho N”.
- TN k.định một sự thật l.sử: gần 1 t.kỷ, nhân dân VN không ngừng đ.tranh
giành độc lập.
- TN còn chỉ ra một cục diện chính trị mới: đánh đổ PK, TD, Phát xít, lập nên
chế độ cộng hoà. Lời kết bản TN khép lại thời kỳ tăm tối, mở ra 1 kỷ nguyên mới.
2.2. Giá trị pháp lí vững chắc:
- HCM đã khéo léo và kiên quyết khẳng định quyền độc lập, tự do, quyền bất
khả xâm phạm bằng việc trích dẫn 2 bản TN của P-M.
- Chứng minh việc xoá bỏ mọi sự dính lứu của P đến VN là hoàn toàn đúng
đắn.
- Tuyên bố độc lập, tự do trước toàn thế giới.
2.3. Giá trị nhân bản sâu sắc:
- Trên cơ sở quyền con người, HCM xây dựng quyền dân tộc. Điều đó có ý nghĩa
nhân bản đối với toàn nhân loại đặc biệt nhân dân các nước thuộc địa bị áp bức, bị tước
đoạt quyên con người, quyền dân tộc.
- Phê phán đanh thép tội ác của TDP.
- Ngợi ca sự anh hùng, bất khuất của nhân dân VN.
- Khẳng định quyền độc lập, tự do và tinh thần quyết tâm bảo vệ chân lí, lẽ phải.
11
2.4. Giá trị nghệ thuật cao: TN là áng văn chính luận mẫu mực, hiện đại:
+ Kết cấu hợp lý, bố cục rõ ràng.
+ Hệ thống lập luận chặt chẽ với những luận điểm, luận cứ, luận chứng hùng hồn,
chính xác, lôgic.
+ Lời văn sắc sảo, đanh thép, hùng hồn.
+ Ngôn từ chính xác, trong sáng, giàu tính khái quát, tính khoa học và trí tuệ. Các
thủ pháp tu từ được sử dụng tạo hiệu quả diễn đạt cao.
3. Kết bài:
- TN là sự kế thừa và phát triển những áng “thiên cổ hùng văn” trong lịch sử
chống ngoại xâm của dân tộc.
- Làm nên những giá trị to lớn là cái tài, cái tâm của người cầm bút
- TN là bản anh hùng ca của thời đại HCM.
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ DÂN TỘC
Phạm Văn Đồng
A. Kiến thức co bản:
B. Các dạng câu hỏi và bài tập:
Câu 1: Trình bày vài nét về tiểu sử sự nghiệp của tác giả Phạm Văn Đồng?
- Phạm Văn Đồng sinh năm 1906 mất năm 2001. Quê Đức Tân - Mộ Đức -
Quảng Ngãi.
- Quá trình tham gia cách mạng:
+ Từ năm 1925 tham gia cách mạng.
+ 1926 gia nhập hội Việt Nam cách mạng thanh niên đồng chí Hội.
+ Năm 1927 về nước hoạt động.
+ Năm 1929 bị bắt đày ra Côn Đảo.
+ Năm 1936 ra tù tiếp tục hoạt động.
+ 1945 tham gia chính phủ lâm thời năm.
+ Sau đó tiếp tục giữ chức: Bộ trưởng bộ ngoại giao (1954), Phó thủ tướng, Thủ
tướng chính phủ (1955 - 1981). Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (1981 - 1987). Đại biểu
quốc hộ từ khoá I đến khoá VII. Mất năm 2001.
- Tác phẩm tiêu biểu: “Tổ quốc ta, nhân dân ta và người nghệ sĩ”. Trong tác
phẩm này có bài viết về: Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Chí Minh. Và các bài:
“Hiểu biết, khám phá và sáng tạo để phục vụ Tổ quốc và CNXH”, “Tiếng Việt một công
cụ cực kì lợi hại trong công cuộc cách mạng tư tưởng văn hoá”…
=> Kết luận: Phạm Văn Đồng là nhà hoạt động cách mạng xuất sắc; Người học
trò, người đồng chí thân thiết của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Một nhà văn hoá lớn, được
tặng thưởng huân chương Sao Vàng và nhiều huân chương cao quí.
Câu 2: Hoàn cảnh, mục đích sáng tác văn bản “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng
trong văn nghệ dân tộc” của Phạm Văn Đồng?
1. Hoàn cảnh sáng tác:
- Phạm Văn Đồng viết bài“Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong nghệ thuật
dân tộc” nhân kỷ niệm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu (03/07/1888) đăng trên tạp
chí văn học tháng 7/1963.
12
- Thời điểm lịch sử 1963:
+ Từ năm 1954 đến 1959 Chính quyền Ngô Đình Diệm và đế quốc Mỹ lê máy
chém khắp miền nam trả thù những người theo kháng chiến.
+ Từ những năm 1960 Mỹ viện trợ quân sự và đưa quân vào miền Nam, can
thiệp sâu vào chiến trường miền Nam.
+ Hàng loạt phong trào đấu tranh chống Mỹ - Diệm nổi lên khắp miền nam từ
nông thôn đến thành thị, với sự tham gia của nhiều tầng lớp công nhân, học sinh, sinh
viên, nhà sư …
+ Phong trào Đồng khởi nổ ra đầu tiên trên quê hương Bến Tre của Nguyễn Đình
Chiểu.
2. Mục đích:
- Kỉ niệm ngày mất của nhà văn tiêu biểu, người chiến sĩ yêu nước trên mặt trận
văn hoá và tư tưởng.
- Tác giả bài viết này có ý nghĩa định hướng và điều chỉnh cách nhìn và chiểm
lĩnh tác gia Nguyễn Đình Chiểu.
- Từ cách nhìn đúng đắn về Nguyễn Đình Chiểu trong hoàn cảnh nước mất để
khẳng định bản lĩnh và lòng yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, đánh giá đúng vẻ đẹp
trong thơ văn của nhà thơ đất Đồng Nai. Đồng thời khôi phục giá trị đích thực của tác
phẩm Lục Vân Tiên.
- Thể hiện mối quan hệ giữa văn học và đời sống giữa người nghệ sĩ chân chính
và hiện thực cuộc đời
- Đặc biệt nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước thương nòi của dân tộc.
Câu 3: Nêu những nét khái quát về tác giả Phạm Văn Đồng và hoàn cảnh sáng tác
bài viết “ Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong nền văn nghệ dân tộc”?
a. Những nét khái quát về tác giả Phạm Văn Đồng:
- Phạm Văn Đồng (1906-2000) quê Mộ Đức, Quảng Ngãi, là một nhà cách mạng
lớn của nước ta trong thế kỷ XX. Ông là nhà chính trị, kinh tế, quản lý đồng thời cũng
là nhà văn hóa, văn nghệ tài ba. Phạm Văn Đồng từng đảm nhiệm các cương vị quan
trọng trong Chính phủ, có nhiều cống hiến to lớn trong việc xây dựng và quản lí nhà
nước Việt Nam.
- Ông luôn giành mối quan tâm đặc biệt đến mặt trận văn hoá văn nghệ của dân
tộc. Văn phong nghị luận của ông chứa chan nhiệt huyết Cách mạng, lôi cuốn người
đọc bằng những luận điểm mới mẻ, sâu sắc với lời văn trong sáng, nhiều hình ảnh.
- Tác phẩm tiêu biểu : Tổ quốc ta, nhân dân ta, sự nghiệp ta và ngươì nghệ sĩ.
b. Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm:
Tác phẩm “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sang trong văn nghệ của văn nghệ dân tộc”
được đăng tạp chí Văn học dân tộc nhân kỉ niệm 75 ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu
(3-7-1888) sau được đưa vào tập tiểu luận “Tổ quốc ta, nhân dân ta, sự nghiệp ta và
ngươì nghệ sĩ”.
Câu 4: Trình bày giá trị khoa học, tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm?
a. Giá trị về khoa học, tư tưởng: Đây là bài viết với sự phát hiện mới mẻ và
những định hướng đúng đắn về nhà thơ lớn Nguyễn Đình Chiểu. Bằng sự từng trải của
nhà cách mạng, sự gắn bó sâu sắc với đất nước, với nhân dân và cách nghĩ sâu rộng của
một nhà văn nghệ lớn, tác giả đã nhìn nhận cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu
trong mối liên hệ khắng khít với hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ và với thời đại hiện
13
nay. Từ đó có những phát hiện mới mẻ giúp ta điều chỉnh lại cách nhìn về tác gia NĐC
để càng thêm yêu quý về con người và tác phẩm của ông.
b. Giá trị về mặt nghệ thuật: Nét nghệ thuật nổi bật trong bài viết là:
- Kết hợp hài hoà giữa lí lẽ và tình cảm .Giọng văn nghị luận không khô khan mà
thấm được cảm xúc
- Bài viết có sức thuyết phục và lôi cuốn mạnh mẽ do cách nghị luận vừa xác
đáng, chặt chẽ vừa xúc động, thiết tha, với nhiều hình ảnh và ngôn từ đặc sắc.
Nhờ vậy, bài viết rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu, vừa tác động đến lí trí lại thấm
sâu vào tình cảm người đọc, tạo nên sức thuyết phục lớn.
Câu 5. Cách nhìn mới mẻ và sâu sắc của Phạm Văn Đồng về Nguyễn Đình Chiểu
thể hiện như thế nào trong bài viết “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn
nghệ dân tộc” ?
- Phạm Văn Đồng là một nhà chính trị nhưng đồng thời cũng là một nhà văn hoá
lớn nên ông đã có những cái nhìn sắc sảo của một nhà phê bình văn học nhất là đối với
sự nghiệp văn chương của Nguyễn Đình Chiểu.
- PhạmVăn Đồng đưa ra cách nhìn mới mẻ về Nguyễn Đình Chiểu thông qua
hình ảnh “trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng
ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn càng thấy sáng”. Theo Phạm Văn
Đồng, Nguyễn Đình Chiểu là ngôi sao sáng có ánh sáng khác thường (ánh sáng đẹp
nhưng ta chưa quen nhìn nên khó phát hiện ra vẻ đẹp ấy), vì vậy phải chăm chú nhìn
mới thấy (có nghĩa là phải dày công, kiên trì nghiên cứu thì mới khám phá được), và
càng nhìn càng thấy sáng (càng nghiên cứu lại cáng phát hiện ra những vẻ đẹp mới,
những ánh sáng mới).
- Lâu nay, ta có thói quen nhìn các nhà thơ ở bình diện nghệ thuật theo kiểu trau
chuốt, gọt giũa, lời lẽ hoa mĩ…, điều đó là không thoả đáng và không đúng với hoàn
cảnh sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu (mù loà), nên đã không thấy hết được những vẻ
đẹp và đánh giá đúng về ông.
- Cách nhìn của tác giả ở đây không chỉ mới mẻ, khoa học mà còn có ý nghĩa
phương pháp luận trong sự điều chỉnh và định hướng cho việc tiếp cận nghiên cứu, nhà
thơ như Nguyễn Đình Chiểu.
- Vì có cái nhìn mới mẻ và phương pháp khoa học nên tác giả đã đưa ra những
nhận xét xác đáng ở phương diện con người và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu.
+ Xem Nguyễn Đình Chiểu là một người chiến sĩ yêu nước đánh giặc bằng ngòi
bút.
+ Cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là một chiến sĩ hi sinh phấn đấu vì
một nghĩa lớn.
+ Những tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu ngoài giá trị nghệ thuật còn quí ở
chỗ nó soi sáng tâm hồn trong sáng và cao quí lạ thường của tác giả.
+ Ghi lại lịch sử một thời khổ nhục nhưng vĩ đại.
Cách nhìn ấy đã định hướng cho bài viết có cái nhìn sâu sắc và thấy những giá
trị bền vững về con người, sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu.
Câu 6. Cách phân tích, đánh giá của tác giả về thơ văn yêu nước chống Pháp của
Nguyễn Đình Chiểu?
14
- Phương pháp phân tích khoa học: Tác giả đặt thơ văn yêu nước chống pháp của
Nguyễn Đình Chiểu vào bối cảnh của phong trào chống Pháp lúc bấy giờ của nhân dân
Nam Bộ (khởi nghĩa Trương Định, Nguyễn Hữu Huân…) và trong dòng chảy của văn
thơ yêu nước chống Pháp giai đoạn này (thơ Phan Văn Trị, Nguyễn Thông…) để thấy
rõ mạch nguồn phát sinh là đúng đắn và tất yếu, đồng thời chỉ ra vị trí lá cờ đầu của
Nguyễn Đình Chiểu trong thơ văn yêu nước thời kỳ cận đại cuối thế kỷ XX.
- Cách viết có nghệ thuật:
+ Thể hiện lối viết nghị luận văn học rõ ràng, trong sáng, mạch lạc, dễ tiếp cận.
+ Có những khám phá mới mẻ, với những lời bình súc tích sắc sảo về thơ văn
yêu nước Nguyễn Đình Chiểu.
+ Bài viết có bố cục chặt chẽ, các luận điểm rõ ràng.
+ Bài viết có sức lôi cuốn mạnh mẽ do cách nghị luận vừa xác đáng, chặt chẽ,
vừa xúc động tha thiết, với nhiều ngôn từ đặc sắc.
Câu 7: Sự đánh giá của Phạm Văn Đồng đối với tác phẩm Lục Vân Tiên như thế
nào?
Tác giả đã có những kiến giải mới mẻ và sâu sắc.
a. Về mặt nội dung:
- Nhìn nhận đánh giá trong mối liên hệ biện chứng giữa cuộc đời nhà thơ với các
nhân vật trong tác phẩm và trong cảm xúc của người đọc.
- Từ chỗ Nguyễn Đình Chiểu suốt đời sống trong lòng quần chúng nhân dân, nên
ông đã xây dựng thành công các nhân vật chính nghĩa trong tác phầm (là những người
có gan ruột, có xương thịt) để tạo ra những cảm xúc thẩm mĩ trong người đọc.
- Tác giả đi đến một kết luận hết sức lôgic về các nhân vật chính nghĩa đó: “Họ là
những tấm gương dũng cảm. Vì những lẽ đó họ gần gũi chúng ta và câu chuyện của họ
làm chúng ta cảm xúc và thích thú”.
Khẳng định những giá trị bền vững của tác phẩm: Ca ngợi chính nghĩa,
những đạo đức đáng quí trọng ở đời, ca ngợi những con người trung nghĩa. Tinh thần
đấu tranh không khoan nhựơng chống lại cái xấu, cái ác, cái giả dối bất công trong tác
phẩm cũng chính là xuất phát từ quan niệm sống và nhân cách của Nguyễn Đình Chiểu
mà ra.
b. Về nghệ thuật:
- Tác giả nhấn mạnh đây là một truyện kể, truyện nói, thông cảm với điều kiện,
hoàn cảnh sáng tác của nhà thơ (mù loà) để nhận ra những giá trị nghệ thuật đặc sắc của
tác phẩm:
+ “lối văn nôm na, dễ hiểu, dễ nhớ, có thể truyền bá rộng rãi trong dân gian”;
+ “Dẫu sao đôi chỗ sơ sót về văn chương không hề làm giảm giá trị văn nghệ của
bản trường ca thật hấp dẫn từ đầu đến cuối”.
- Từ đó khẳng định: “Trong dân gian miền Nam người ta thích Lục Vân Tiên,
người ta say sưa nghe kể Lục Vân Tiên không chỉ về nội dung câu chuyện, còn vì văn
hay của Lục Vân Tiên”.
THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG AIDS 01-12-2003
Cô-phi An-nan
A. Kiến thúc cơ bản:
15
B. Các dạng câu hỏi và bài tập:
Câu 1: Trình bày vài nét về tiểu sử sự nghiệp của tác giả Cô-phi An-nan ?
- Sinh ngày 8.4.1938, tại Ga - na, một nước cộng hoà thuộc Châu Phi.
- Quá trình hoạt động:
+ Bắt đầu làm việc ở tổ chức Liên hiệp quốc từ năm 1962. Năm 1966 được cử
giữ chức Phó Tổng Thư kí Liên hợp quốc phụ trách giữ gìn hoà bình. Từ 1/1/1997, ông
là người Châu Phi đầu tiên được bầu làm Tổng Thư kí Liên hợp quốc. Ông đảm nhiệm
chức vụ này hai nhiệm kì liền cho tới tháng 1. 2007.
+ Ông đã ra lời kêu gọi hành động gồm 5 điều về việc đấu tranh với đại dịch
HIV/AIDS và kêu gọi thành lập Quỹ sức khoẻ và AIDS toàn cầu vào tháng 4/2001.
+ Ông đóng vai trò chủ chốt trong việc khởi động công cuộc chống khủng bố
trong phạm vi toàn thế giới thông qua Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
⇒ Ông được trao giải thưởng Nô - ben hoà bình. Ông cũng nhận được nhiều
bằng cấp danh dự ở các trường đại học châu Phi, châu Á, Âu, Bắc Mĩ
- Cô-phi- An- nan viết văn bản này gửi nhân dân toàn thế giới nhân ngày thế giới
phòng chống AIDS, 1/12/2003.
- Trong khi dịch HIV/AIDS hoành hành, có ít dấu hiệu suy giảm (nhất là các
nước Đông Âu, toàn bộ Châu Á ).
- Mục đích: Kêu gọi cá nhân và mọi người chung tay góp sức ngăn chặn hiểm
hoạ, nhận thấy sự nguy hiểm của đại dịch này.
- Triển khai chương trình chăm sóc toàn diện ở mọi nơi.
- Các quốc gia phải đặt vấn đề AIDS lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị
sự về chính trị.
- Thông điệp: Là những lời thông báo mang ý nghĩa quan trọng đối với nhiều
người, nhiều quốc gia, dân tộc.
Câu 2: Hoàn cảnh, mục đích sáng tác văn bản “Thông điệp nhân ngày thế giới
phòng chống AIDS 01-12-2003” của Cô-phi-An-nan?
- Sinh ngày 8.4.1938, tại Ga - na, một nước cộng hoà thuộc Châu Phi.
- Quá trình hoạt động:
+ Bắt đầu làm việc ở tổ chức Liên hiệp quốc từ năm 1962. Năm 1966 được cử
giữ chức Phó Tổng Thư kí Liên hợp quốc phụ trách giữ gìn hoà bình. Từ 1/1/1997, ông
là người Châu Phi đầu tiên được bầu làm Tổng Thư kí Liên hợp quốc. Ông đảm nhiệm
chức vụ này hai nhiệm kì liền cho tới tháng 1. 2007.
+ Ông đã ra lời kêu gọi hành động gồm 5 điều về việc đấu tranh với đại dịch
HIV/AIDS và kêu gọi thành lập Quỹ sức khoẻ và AIDS toàn cầu vào tháng 4/2001.
+ Ông đóng vai trò chủ chốt trong việc khởi động công cuộc chống khủng bố
trong phạm vi toàn thế giới thông qua Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
⇒ Ông được trao giải thưởng Nô - ben hoà bình. Ông cũng nhận được nhiều
bằng cấp danh dự ở các trường đại học châu Phi, châu Á, Âu, Bắc Mĩ
- Cô-phi- An- nan viết văn bản này gửi nhân dân toàn thế giới nhân ngày thế giới
phòng chống AIDS, 1/12/2003.
- Trong khi dịch HIV/AIDS hoành hành, có ít dấu hiệu suy giảm (nhất là các
nước Đông Âu, toàn bộ Châu Á ).
- Mục đích: Kêu gọi cá nhân và mọi người chung tay góp sức ngăn chặn hiểm
hoạ, nhận thấy sự nguy hiểm của đại dịch này.
16
- Triển khai chương trình chăm sóc toàn diện ở mọi nơi.
- Các quốc gia phải đặt vấn đề AIDS lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị
sự về chính trị.
- Thông điệp: Là những lời thông báo mang ý nghĩa quan trọng đối với nhiều
người, nhiều quốc gia, dân tộc.
Câu 3: Ý nghĩa của thông điệp?
- Bản thông điệp là tiếng nói kịp thời trước một nguy cơ đang đe dọa đời sống
của loài người. Nó thể hiện thái độ sống tích cực, một tinh thần trách nhiệm cao, tình
yêu thương nhân loại sâu sắc.
- Thông điệp giúp người đọc, người nghe biết quan tâm tới hiện tượng đời sống
đang diễn ra quanh ta để tâm hồn, trí tuệ không nghèo nàn, đơn điệu và biết chia sẻ,
không vô cảm trước nỗi đau con người.
- Từ đó xác định tình cảm, thái độ hành động của mình
TÂY TIẾN
Quang Dũng
A. Kiến thức cơ bản:
1. Tác giả
- Quang Dũng (1921-1988), tên khai sinh là Bùi Đình Diệm, quê ở làng Phượng
Trì, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây.
- Sau cách mạng tháng Tám, ông tham gia quân đội.
- Ông là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh và soạn nhạc.
- Hồn thơ của ông phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa - đặc biệt khi ông
viết về người lính Tây Tiến.
- Năm 2001, ông được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
- Tác phẩm chính: “Mây đầu ô” (thơ), “Thơ văn Quang Dũng” (tuyển thơ văn),
“Đường lên Châu Thuận” (truyện kí)…
2. Hoàn cảnh ra đời bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
- Tây Tiến là đơn vị quân đội được thành lập năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp
với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt - Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở
Thượng Lào, cũng như ở miền tây Bắc Bộ Việt Nam.
- Địa bàn đóng quân và hoạt động của Tây Tiến khá rộng từ vùng rừng núi Tây
Bắc Việt Nam đến Thượng Lào.
- Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, chiến đấu trong hoàn cảnh
rất gian khổ, vô cùng thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội. Tuy vậy,họ
vẫn phơi phới tinh thần lãng mạn anh hùng.
- Đoàn quân Tây Tiến sau một thời gian hoạt động ở Lào trở về Hòa Bình thành
lập trung đoàn 52. Quang Dũng là đại đội trưởng ở đó từ đầu năm 1947 đến cuối năm
1948 thì chuyển sang đơn vị khác. Một ngày ở Phù Lưu Chanh nhớ về đơn vị cũ, tác giả
viết bài thơ “Tây Tiến”
3. Bố cục - ý chính mỗi đoạn và mạch liên kết giữa các đoạn:
- Bài thơ tự nó chia làm 4 đoạn, 3 đoạn chính và một đoạn kết -> bố cục tự nhiên,
tuân theo dòng mạch cảm xúc gắn liền với những hồi ức và kỉ niệm sâu sắc trong nỗi
17
nhớ về một thời TâyTiến. Mỗi đoạn là một khung cảnh, một thế giới nghệ thuật bởi nó
gợi về những miền kí ức rất riêng trong cuộc đời hành quân chiến đấu của người chiến
sĩ Tây Tiến năm xưa.
+ Đoạn l: Những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến và khung
cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, hoang sơ và dữ dội.
+ Đoạn 2: Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và cảnh sông
nước miền Tây thơ mộng.
+ Đoạn 3: Chân dung của người lính Tây Tiến.
+ Đoạn 4: Lời thề gắn bó với Tây Tiến và miền Tây.
- Mạch liên kết giữa các đoạn của bài thơ là mạch cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ. Bài
thơ được viết trong một nỗi nhớ da diết của Quang Dũng về đồng đội, về những kỉ niệm
của đoàn quân Tây Tiến gắn liền với khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, hoang
sơ, đầy thơ mộng. Bài thơ là những kí ức của Quang Dũng về Tây Tiến; những kí ức,
những kØ niệm được tái hiện lại một cách tự nhiên, kí ức này gọi kí ức khác, kỉ niệm
này khơi dậy kỉ niệm khác như những đợt sóng nối tiếp nhau. Ngòi bút tinh tế và tài hoa
của Quang Dũng đã làm cho những kí ức ấy trở nên sổng động và người đọc có cảm
tưởng đang sống cùng với nhà thơ trong những hồi tưởng ấy.
4. Phân tích:
A. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả -> nhấn mạnh: là một nghệ sĩ đa tài, mang hồn
thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa - đặc biệt khi viết về người lính TT và
xứ Đoài của mình.
- Giới thiệu khái quát về bài thơ (chú ý hoàn cảnh sáng tác, chủ đề).
B. Thân bài:
b.1. Đoạn 1 (Từ câu 1 đến câu 14).
- Đoạn thơ đầu gồm 14 câu như những thước phim quay chậm tái hiện địa bàn
chiến đấu của người lính Tây Tiến. Đó là thiên nhiên Tây Tiến, là những người lính Tây
Tiến cùng những kỷ niệm ấm tình quân dân.
+ Mở đầu đoạn thơ Quang Dũng nhớ ngay đến dòng sông Mã.
-> Dòng sông ấy hiện lên trong bài thơ nh một nhân vật, chứng kiến mọi gian
khổ, nỗi buồn, niềm vui, mọi chiến công và mọi hy sinh của đoàn binh Tây Tiến. Sông
Mã gắn liền với miền đất đã từng qua, những kỷ niệm từng trải của đoàn quân Tây
Tiến.
+ Nhắc tới sông Mã cũng là nhắc tới núi rừng thiên nhiên Tây Bắc. Nhà thơ nhớ
về những miền đất trong nỗi nhớ “chơi vơi”. “Chơi vơi” là nỗi nhớ không có hình,
không có lượng, không ai cân đong đo đếm được nó lửng lơ mà đầy ắp, ám ảnh tâm trí
người đọc, khiến người đọc như sống trong cõi mộng. Chữ “chơi vơi” hiệp vần với chữ
“ơi” ở câu thơ trên khiến cho lời thơ thêm vang vọng.
+ Trong nỗi nhớ “chơi vơi” ấy hiện lên cả một không gian xa xôi hiểm trở.
-> Tính chất “xa xôi” thể hiện ở một số địa danh: Sài Khao, Mường Lát, Pha
Luông, Mường Hịch, Mai Châu.
-> Nghe tờn đất đó lạ và đó là những vùng sâu, vùng xa của các dân tộc ít người
từ Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình.
-> Những địa danh nêu trên cũng trở nên xa hơn khi nó gắn liền với hình ảnh “s-
ương lấp”, “đoàn quân mỏi” hiện về “trong đêm hơi”.
18
+ Câu thơ “Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm” với điệp từ “dốc” gối lên nhau
cộng với tính từ “khúc khuỷu”, “thăm thẳm” làm sống dậy con đường hành quân hiểm
trở, gập ghềnh, dài vô tận. Âm điệu câu thơ như cũng khúc khuỷu như bị cắt đoạn như
đường núi khúc khuỷu, có đoạn lên cao chót vót có đoạn xuống thăm thẳm. Con đường
mà người lính Tây Tiến phải trải qua cao tới mức bóng người in trên những cồn mây,
đến mức “súng ngửi trời”.
-> Đây là cách nói thậm xưng thể hiện sự độc đáo của Quang Dũng; hình ảnh
“Súng ngửi trời” hàm chứa một ý nghĩa khác - Đó là vẻ tinh nghịch, chất lính ngang
tàng như thách thức cùng gian khổ của người lính Tây Tiến.
-> Chất lãng mạn bay bổng của tâm hồn người lính Tây Tiến.
-> Câu thơ còn gợi cho ta cảm giác về độ cao, độ sâu không cùng của dốc. Ta bắt
gặp ý thơ này ở câu thơ: “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”. Cả hai câu đều ngắt
nhịp 4/4. Thực ra ý của câu sau điệp lại ý của câu trước nhưng lối điệp vô cùng sáng
tạo, khiến cho người đọc khó phát hiện ra; ý thơ gấp khúc giữa hai chiều cao thăm
thẳm, sâu vòi vọi, dốc tiếp dốc, vực tiếp vực nhấn mạnh địa bàn hoạt động của những
người lính vô cùng khó khăn, hiểm trở, vượt qua những khó khăn, hiểm trở đó đã là
một kỳ tích của những người lính.
=> Những chi tiết tạo nên bức tranh của thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, hoang dại,
hiểm trở mà đầy sức hút. Những câu thơ phần lớn là thanh trắc càng gợi cái trúc trắc,
trục trặc, tạo cảm giác cho độc giả về hơi thở nặng nhọc, mệt mỏi của người lính trên
đường hành quân.
+ Giữa những âm tiết toàn thanh trắc ấy chen vào câu thơ gần cuối đoạn thơ dài
man mác toàn thanh bằng: “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”.
-> Đây chính là hình ảnh thơ mộng mà hoang dã về thiên nhiên Tây Tiến.
-> Chất tài hoa của Quang Dũng được thể hiện khá trọn vẹn ở chỗ nhà thơ nhắc
đến mưa rừng mà tạo cảm giác đứng trước biển lại ngêi lên vẻ đẹp của người lính chân
đứng trên dốc cao đầu gội trong mưa lớn.
+ Quang Dũng vụt nhớ đến hình ảnh những đồng đội, dù can trường trong dãi
dầu nhưng có khi gian khổ đã vượt quá sức chịu đựng khiến cho người lính đã gục ngã,
nhưng gục ngã trên tư thế hành quân:
“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục trên súng mũ bỏ quên đời”
-> Nói đến cái chết mà lời thơ cứ nhẹ như không. Dường như người lính Tây
Tiến chỉ bỏ quên đời một lát rồi lại bừng tỉnh và bước tiếp.
-> Nói về cái chết mà lời thơ không bi lụy - Đó cũng là một nét trong phong cách
biểu hiện của nhà thơ Quang Dũng.
+ Vùng đất xa xôi hiểm trở với những nét dữ dội hoang dã:
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
-> Với những từ “oai linh”, “gầm thét” thác nước như một sức mạnh thiêng liêng,
đầy quyền uy, đầy đe dọa, và những con hổ đi lang thang hoành hành ngang dọc coi
mình là chúa tể của núi rừng làm cho cảnh rừng núi thêm rùng rợn ghê sợ.
+ Đang nói đến cái rùng rợn bí hiểm của rừng già nhà thơ bỗng nhớ lại một kỷ
niệm ấm áp tình quân dân:
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
19
-> Đoạn thơ ấm lại trong tình quân dân mặn nồng.
-> Hai câu cuối gieo vào tâm hồn độc giả một cảm xúc ấm nóng. Cái ấm nóng
của tình người. Đây chính là chất lãng mạn bay bổng của đoạn thơ và nó như một nét vẽ
tươi sáng của bức tranh.
* Tãm l¹i: Đoạn thơ là sự phối kết hợp hài hòa giữa hai bút pháp hiện thực và
lãng mạn.
b.2. §o¹n 2: (8 c©u tiÕp)
- Đoạn thơ thứ hai mở ra một thế giới khác của miền Tây -> vẻ mĩ lệ, thơ mộng,
duyên dáng của miền Tây: cảnh một đêm liên hoan lửa đuốc bập bùng và cảnh một buổi
chiều sương phủ trên sông nước mênh mang.
- 4 C©u ®Çu:
+ Cảnh một đêm liên hoan văn nghệ của những người lính Tây Tiến có đồng bào
địa phương đến góp vui được miêu tả bằng những chi tiết rất thực mà cũng rất mộng,
rất ảo:
Doành trại bừng lên hội đuốc hoa .
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
+ Cả doanh trại “bừng sáng”, tưng bừng, sôi nổi hẳn lên khi đêm văn nghệ bắt
đầu. Trong ánh sáng lung linh của lửa đuốc, trong âm thanh réo rắt của tiếng khèn, cả
cảnh vật, cả con người đều như ngả nghiêng, bốc men say, ngất ngây, rạo rực.
+ Hai chữ “kìa em” thể hiện một cái nhìn vừa ngỡ ngàng, ngạc nhiên,vừa mê say,
vui sướng. Nhân vật trung tâm, linh hồn của đêm văn nghệ là những cô gái nơi núi rừng
miền Tây bất ngờ hiện ra trong những bộ xiêm áo lộng lẫy (“xiêm áo tự bao giờ”), vừa
e thẹn, vừa tình tứ (“nàng e ấp”) trong một vũ điệu đậm màu sắc xứ lạ (“man điệu”) đã
thu hút cả hồn vía những chàng trai Tây Tiến.
- 4 c©u sau:
Nếu cảnh một đêm liên hoan đem đến cho người đọc không khí mê say, ngây
ngất, thì cảnh sông nước miền Tây lại gợi lên được cảm giác mênh mang, mờ ảo:
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
+ Không gian dòng sông trong một buổi chiều giăng mắc một màu sương. Sông
nước, bến bờ lặng tờ, hoang dại như thời tiền sử.
+ Trên dòng sông đậm màu sắc cổ tích, huyền thoại ấy, nổi bật lên dáng hình
mềm mại, uyển chuyển của một cô gái Thái trên chiếc thuyền độc mộc.
+ Và như hoà hợp với con người, những bông hoa rừng cũng “đong đưa” làm
duyên trên dòng nước lũ.
=> Ngòi bút tài hoa của Quang Dũng không tả mà chỉ gợi cảnh vật thiên nhiên xứ
sở qua ngòi bút của ông như có hồn phảng phất trong gió, trong cây (“có thấy hồn lau
nẻo bến bờ”). Ông không chỉ làm hiển hiện lên trước mắt người đọc vẻ đẹp của thiên
nhiên mà còn gợi lên cái phần thiêng liêng của cảnh vật.
> Tãm l¹i: Đọc đoạn thơ này, ta như lạc vào thế giới của cải đẹp, thế giới của cõi
mơ, của âm nhạc
(4)
.
20
- Bốn câu thơ đầu ngân nga như tiếng hát, như nhạc điệu cất lên tự tân hồn ngây
ngất, say mê của những người lính Tây Tiến.
- Hơn ở đâu hết, trong đoạn thơ này, chất thơ và chất nhạc hoà quyện với nhau
đến mức khó mà tách biệt. Với ý nghĩa đó, Xuân Diệu có lí khi cho rằng đọc bài thơ
Tây Tiến, ta có cảm tưởng như ngậm âm nhạc trong miệng.
b.3.Đoạn 3: (8 c©u tiÕp)
Bằng cảm hứng lãng mạn, trên cái nền của thiên nhiên, hình tượng người lính
xuất hiện với vẻ đẹp đậm chất bi tráng:
- 4 câu đầu:
+ 2 câu đầu: người lính TT hiện lên đường hoàng: ngoại hình tiều tuỵ vì bệnh tật
và thiếu thốn nhưng sức mạnh tinh thần kì diệu “oai hùm”.
-> sử dụng thủ pháp đối lập.
+ 2 câu tiếp: Bằng thủ pháp tương phản > người lính TT: oai phong, dữ dằn, lẫm
liệt qua ánh mắt giận dữ “ mắt mộng” -> Chứng tỏ họ là những trái tim rạo rực khao
khát yêu đương “ Đêm thơm”.
=> Dựng tượng đài tập thể những người lính TT với dáng vẻ và tâm hồn.
- 4 câu sau:
+ 2 câu đầu: cái chết của người chiến sĩ ở chiến trường biên giới xa xôi với
những nấm mồ cô đơn nơi hoang vu, qua thủ pháp đối lập tương phản làm nổi bật triết
lí sống: họ quyết tâm ra đi chiến đấu và sẵn sàng hi sinh cả tuổi xuân của mình -> được
giảm nhẹ đi nhờ những yếu tố Hán Việt và lí tưởng xả thân vì Tổ Quốc.
+ 2 câu tiếp: Sự thật bi thảm - người lính TT gục ngã không có cả đến mảnh
chiếu che thân; qua cái nhìn của QD được bọc tấm áo bào sang trọng -> được vợi đi
nhờ cách nói giảm và bị át hẳn đi trong tiếng gầm thét dữ dội của S.Mã.
=> Không bi luỵ mà thấm đẫm tinh thần bi tráng, chói ngời vẻ đẹp lí tưởng.
- Giọng điệu: trang trọng, thể hiện tình cảm đau thương vô hạn và sự trân trọng,
kính cẩn của nhà thơ trước sự hi sinh của đồng đội.
b.4. Bốn cõu kết:
- Bài thơ khép lại bằng bốn câu thơ, một lần nữa, tô đậm thêm không khí chung
của một thời Tây Tiến, tinh thần chung của những người lính Tây Tiến. Nhịp thơ chậm,
giọng thơ buồn, nhưng linh hồn của đoạn thơ thì vẫn toát lên vẻ hào hùng:
Tây Tiến người đi không hẹn ước
về xuôi.
-> Cái tinh thần “một đi không trở lại” (nhất khứ bất phục hoàn) thấm nhuần
trong tư tưởng và tình cảm của cả, đoàn quân Tây Tiến. Tâm hồn, tình cảm của những
người lính Tây Tiến vẫn gắn bó máu thịt vời những ngày, những nơi mà Tây Tiến đã đi
qua. “Tây Tiến mùa xuân ấy” đã thành thời điểm một đi không trở lại.
-> Lịch sử dân tộc sẽ không bao giờ lặp lại cái thời mơ mộng, lãng mạn, hào
hùng đến nhường ấy trong một hoàn cảnh khó khăn, gian khổ, khốc liệt đến như vậy.
- Bốn câu thơ kết thúc được viết như những dòng chữ ghi vào mộ chí. Những
dòng sông ấy cũng chính là lời thề của các chiến sĩ vệ quốc quân.
- Hình ảnh “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”, “chẳng về xuôi” bỏ mình trên đư-
ờng hành quân “Hồn về Sầm Nứa”: chí nguyện của các chiến sĩ là sang nước bạn hợp
đồng tác chiến với quân tình nguyện Lào chống thực dân Pháp, thực hiện lý tưởng đến
cùng. Bởi vậy dù đã ngã xuống trên đường hành quân hồn (tinh thần của các anh) vẫn
21
đi cùng với đồng đội, vẫn sống trong lòng đồng đội: Vang vọng âm hửơng văn tế của
Nguyễn Đình Chiểu: “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc”.
C. Kết bài::
- Bài thơ thể hiện rõ nét phong cách thơ hào hoa lãng mạn của QD.
- QD đã góp một cái nhìn mới lạ độc đáo vềâ hình tượng người chiến só trong
cụôc kháng chiến chống Pháp
- Bài thơ đã gắn liền với tên tuổi tác giả.
B. Các dạng câu hỏi và bài tập:
Câu 1: Theo anh chị, hồn cảnh ra đời bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng có
những điểm gì đáng lưu ý, giúp người đọc hiểu thêm về tác phẩm này?
- Phần đơng chiến sĩ của đơn vị Tây Tiến (trong đó có Quang Dũng) vốn là học
sinh, thanh niên Hà Nội.
- Đây là một đơn vị qn đội được thành lập năm 1947, chiến đấu trên địa bàn
rừng núi rất rộng lớn và hiểm trở (miền tây Bắc Bộ Việt Nam và vùng Thượng Lào).
Sinh hoạt của các chiến sĩ vơ cùng thiếu thốn, gian khổ, đặc biệt bệnh sốt rét hồnh
hành dữ dội. Tuy vậy, họ vẫn lạc quan và dũng cảm chiến đấu.
- Quang Dũng làm đại đội trưởng rồi chuyển sang đơn vị khác
Câu 2: Có ý kiến cho rằng bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng có tính chất bi lụy. Em
có đồng tình với ý kiến đó khơng ?
Gỵi ý:
- Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng nói nhiều tới mất mát, hi sinh. Mặc dù vậy,
bài thơ có phảng phất buồn, có bi thương nhưng vẫn khơng bi lụy.
- Người lính Tây Tiến tự nguyện hiến dâng tuổi trẻ của mình cho Tổ quốc. Họ
coi thường gian khổ, hiểm nguy, coi cái chết nhẹ tựa như lơng hồng. Người lính Tây
Tiến bệnh tật đến nổi “tóc khơng mọc”, da “xanh màu lá” nhưng hình hài vẫn chói ngời
vẻ đẹp lí tưởng vẫn tốt lên vẻ đẹp “dữ oai hùm”. Vẻ đẹp của người lính Tây Tiến mang
đậm tính chất bi tráng.
Câu 3: phân tích đoạn thơ
VIỆT BẮC
Tố Hữu
A. Kiến thức co bản:
1. Tiểu sử tác giả:
- Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành (1920 – 2002) q ở Thiên Huế. Sinh ra
trong một gia đình nhà nho nghèo, cha say mê thơ và cả cha mẹ đều thích ca dao, tục
ngữ. Cả hai đã truyền cho con tình u tha thiết văn học dân gian.
- Q hương Huế với phong cảnh thiên nhiên đẹp, với nền văn hóa đậm đà bản
sắc dân tộc góp phần quan trọng vào sự hình thành hồn thơ Tố Hữu.
- Bước vào tuổi thanh niên khi phong trào cách mạng dấy lên sơi nổi, ơng sớm
gặp gỡ lý tưởng cộng sản và tham gia đấu tranh cách mạng.
- Năm 1938, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đơng Dương.
22
- Năm 1939, ông bị chính quyền thực dân bắt giam, sau đó vượt ngục tiếp tục
hoạt động cách mạng.
- Năm 1945, ông lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Huế.
- Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông lên Việt Bắc phụ trách văn hóa văn nghệ.
- Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ cho đến năm 1986, ông liên tục
giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo nhà nước.
- Ông được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
- Ở Tố Hữu, con người chính trị và người thơ thống nhất chặt chẽ, sự nghiệp thơ
gắn liền với sự nghiệp cách mạng.
2. Con đường thơ của Tố Hữu:
* “Từ ấy” (1937 – 1946):
- Gồm 3 phần: Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng.
- Nội dung: “Từ ấy” là tiếng reo náo nức của tâm hồn bắt gặp lý tưởng cách
mạng, hăng hái quyết tâm hy sinh vì lý tưởng với tinh thần lạc quan.
- Nghệ thuật: Tập thơ thể hiện giọng điệu lôi cuốn nồng nhiệt, chất lãng mạn
trong trẻo, tâm hồn nhạy cảm… của tác giả.
* “Việt Bắc” (1947 – 1954):
- Tập thơ được sáng tác trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp.
- Nội dung: “Việt Bắc” viết nhiều về nhân dân, về anh bộ đội, về quê hương Việt
Bắc, biểu dương những con người bình thường nhưng đã làm những việc phi thường, cổ
vũ nhân dân đứng lên giết giặc, giành độc lập tự do cho dân tộc.
- Nghệ thuật: Tác phẩm mang đậm màu sắc dân tộc và tính đại chúng, cảm hứng
sử thi và khuynh hướng khái quát.
* “Gió lộng” (1955 – 1961)
- Ra đời khi miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội và cả nước tiếp tục cuộc đấu
tranh thống nhất Tổ quốc.
- Nội dung : Ca ngợi công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, tình cảm
với miền Nam, ý chí đấu tranh thống nhất đất nước…
- Nghệ thuật : Tiếp tục cảm hứng lịch sử và khuynh hướng khái quát, tràn đầy
cảm hứng lãng mạn, phơi phới lạc quan và thắm thiết ân tình.
* “Ra trận” (1962 – 1971), “Máu và hoa” (1972 – 1977) :
- Hai tập thơ này được tác giả viết trong những năm cuộc kháng chiến chống Mỹ
quyết liệt cho đến ngày toàn thắng.
- Nội dung: Ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cổ vũ cuộc chiến đấu chống
Mỹ cứu nước ở hai miền Nam Bắc, biểu hiện niềm tự hào, niềm vui khi giành được
chiến thắng.
- Nghệ thuật: Mang đậm chất chính luận – thời sự, tính khái quát tổng hợp…
* Thơ Tố Hữu từ 1978 đến nay:
- Tác phẩm tiêu biểu : “Một tiếng đờn” (1992), “Ta với ta” (1999).
- Hai tập thơ là những chiêm nghiệm về cuộc đời với nhiều cảm xúc suy tư.
3. Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu
a. Về nội dung
- Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị rất sâu sắc :
23
Hồn thơ Tố Hữu ln hướng đến cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm
vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc.
- Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn:
+ Khuynh hướng sử thi: Coi những sự kiện chính trị lớn của đất nước, những vấn
đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất tồn dân là đối tượng thể hiện chủ yếu. Nhân vật
trữ tình trong thơ ơng tập trung phẩm chất của giai cấp, của dân tộc, là hình tượng
những anh hùng mang tầm vóc thời đại và lịch sử, nhiều khi được thể hiện bằng bút
pháp thần thoại hóa.
+ Cảm hứng lãng mạn: Những vần thơ chứa chan cảm xúc hướng vào tương lai,
tin tưởng vào cách mạng với niềm lạc quan vơ bờ bến. Tất cả được thể hiện bằng giọng
thơ mang tính chất tâm tình, ngọt ngào, tha thiết.
- Cảm hứng chủ đạo trong thơ Tố Hữu là cảm hứng lịch sử dân tooch, chứ
khơng phải cảm hứng thế sự đời tư.
b. Về nghệ thuật : thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc :
- Về thể thơ: tác giả sử dụng nhuần nhuyễn các thể thơ dân tộc.
- Về ngơn ngữ: Sử dụng những từ ngữ và cách nói quen thuộc với dân tộc, phát
huy cao độ tính nhạc phong phú của tiếng Việt( từ láy, thanh điệu, vần…)
- Giọng thơ Tố Hữu tự nhiên, chân thành, đằm thắm.
4. Tính dân tộc trong thơ Tố Hữu:
Câu 5: Nêu hồn cảnh sáng tác bài thơ “Việt bắc”của Tố Hữu?
- Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi. Tháng 7/1954, Hiệp định Giơ – ne
– vơ về Đơng Dương được kí kết. Hồ bình lập lại, miền Bắc nước ta được giải phóng
và bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới. Một trang sử mới của dân tộc được mở ra.
- Tháng 10/1954,những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xi,
Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại Thủ đơ. Nhân sự kiện
thời sự có tính lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc.
Câu 6: Giá trò bao trùm của bài thơ “Việt Bắc” – Tố Hữu?
“Việt Bắc” là khúc hùng ca và cũng là khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng
chiến và con người kháng chiến. Thể thơ lục bát, kiểu kết cấu đối đáp, ngơn ngữ đậm
sắc thái dân gian – tất cả đã góp phần khắc sâu lời nhắn nhủ của Tố Hữu: Hãy nhớ mãi
và phát huy truyền thống q báu anh hùng bất khuất, ân nghĩa thủy chung của người
cách mạng, con người VN.
Câu 7: Nhận xét về hình thức nghệ thuật đậm đà tính dân tộc trong đoạn trích
“Việt Bắc”của Tố Hữu?
- ThĨ lơc b¸t tµi t×nh, thn thơc.
- Sử dụng một sè c¸ch nãi d©n gian: xng h«, thi liƯu, ®èi ®¸p
- Giäng ®iƯu quen thc, gÇn gòi hÊp dÉn
- Së trêng sử dụng tõ l¸y.
- Cỉ ®iĨn + hiƯn ®¹i.
- Kết cấu bài thơ: Lời đối đáp quen thuộc của ca dao, dân ca. Khơng chỉ là đối
đáp mà còn hơ ứng.
- Cặp đại từ nhân xưng mình ta.
24
Câu 8. Phân tích nội dung bài thơ :
Xem lại tập học
B. Các dạng câu hỏi và bài tập:
Đề 1: Phân tích đoạn thơ sau:
“Ta về mình có nhớ ta
…Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”
(Trích “Việt Bắc” - Tố Hữu)
DÀN BÀI
I. Mở bài:
- Việt Bắc là một khúc hát trữ tình chính trị, thuộc số những bài thơ hay nhất của
Tố Hữu.
- Tác phẩm thể hiện ân tình sâu nặng, đằm thắm của người cách mạng đối với
quê hương Việt Bắc.
- Đây là một tác phẩm dài và không phải đoạn nào cũng viết đều tay. Nhưng có
những đoạn quả thật là đặc sắc, ở đó người đọc cảm nhận được vẻ đẹp riêng biệt của
hồn thơ Tố Hữu.
- Trích dẫn thơ.
II. Thân bài:
1. Khái quát:
- Chiến dịch Điện Bin Phủ kết thc thắng lợi. Thng 7-1954,Hiệp định Giơ – ne –
vơ về Đơng Dương được kí kết. Hồ bình lập lại, miền Bắc nước ta được giải phĩng v bắt
tay vo xy dựng cuộc sống mới. Một trang sử mới của dn tộc được mở ra.
- Thng 10-1954, những người khng chiến từ căn cứ miền ni trở về miền xuơi,
Trung ương Đảng v Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại Thủ đơ. Nhn sự kiện thời
sự cĩ tính lịch sử ấy, Tố Hữu sng tc bi thơ Việt Bắc.
2. Phân tích:
a. Hai câu mở đầu đoạn:
“Ta về mình có nhớ ta.
Ta về ta nhớ những hoa cùng người”.
- Cả bài thơ được viết theo lối đối đáp giao duyên của ca dao, dân ca. Hai câu thơ
này có chức năng là những lời đưa đẩy để nối liền các đề tài ở những câu tiếp theo. Mở
đầu là một lời ướm hỏi: “Ta về mình có nhớ ta” → Giọng hỏi tình tứ, với cách xưng hô
mặn mà, quen thuộc: “ta – mình”. Câu thơ bày tỏ sự bịn rịn, lưu luyến của người ra đi
đồng thời bộc lộ sự hồn hậu của con người thơ Tố Hữu.
- Nhà thơ khẳng định: “Ta về ta nhớ những hoa cùng người”. Đó là nỗi nhớ dành
cho những gì đẹp nhất của Việt Bắc “hoa và người”.
⇒ Hai câu thơ mở đầu đã giới thiệu chủ đề của đoạn thơ: hoa (thiên nhiên) và
người (nhân dân) Việt Bắc.
b. Tám câu thơ tiếp theo: Bộ tranh tứ hình về thiên nhiên và con người Việt Bắc.
- Tranh tứ hình là một loại hình nghệ thuật hội họa phổ biến thời trung đại, nó là
một bộ tranh gồm 4 bức, miêu tả 4 mặt của một đối tượng nào đó. Tố Hữu đã vẽ một bộ
tứ hình bằng ngôn từ để ghi lại những ấn tượng sâu sắc của mình về quê hương Cách
mạng Việt Bắc.
25