Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Giải pháp nâng cao năng lực cán bộ ban quản lý xây dựng nông thôn mới cấp xã tại huyện tiên lữ tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 115 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ đều đã được cảm ơn và các thơng tin
trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2014

TÁC GIẢ

Trần Thị Lý

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page i


LỜI CẢM ƠN
Sau khi học xong chương trình Cao học Quản lý kinh tế nông nghiệp của
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, được sự giúp đỡ của TS. Nguyễn Thị Dương
Nga, Cục Thống kê tỉnh, Sở Nội vụ, Ban tổ chức Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh,
Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lữ, Ủy ban nhân dân xã và các giáo viên Khoa Kinh
tế Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Tơi đã hồn thành luận văn “Giải pháp
nâng cao năng lực cán bộ Ban quản lý XDNTM tại huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng
Yên”. Tôi hy vọng Luận văn này sẽ là tài liệu hữu ích giúp cho Ban chỉ đạo
XDNTM huyện Tiên Lữ phát huy được hết khả năng của mình trong cơng cuộc
XDNTM huyện Tiên Lữ nói riêng và tỉnh Hưng Yên nói chung. Luận văn đã có


nhiều cố gắng, song khơng tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng
góp của các Thầy, Cơ giáo.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của TS. Nguyễn Thị Dương Nga, Cục
Thống kê tỉnh, Sở Nội vụ, Ban tổ chức Tỉnh ủy, Văn phòng UBND Tỉnh, Ủy ban
nhân dân Huyện Tiên Lữ, Ủy ban nhân dân xã và các giáo viên Khoa Kinh tế
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội và các thành viên trong gia đình nhà tơi.
Ngày

tháng

năm 2014

TÁC GIẢ

Trần Thị Lý

Học viện Nơng nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii
MỤC LỤC .................................................................................................... iii
MỤC LỤC BẢNG ........................................................................................ vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... viii
1. MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1.1


Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................... 1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................ 2

1.2.1. Mục tiêu chung .................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................... 2
1.3.

Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................. 3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 3

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................. 3
PHẦN II : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ......................................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận ........................................................................................ 4

2.1.1. Một số khái niệm cơ bản ...................................................................... 4
2.1.2. Giới thiệu chương trình xây dựng và chủ thể tham gia nơng thôn mới .........5
2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới
các cấp ............................................................................................... 12
2.1.4. Thành phần, chức năng nhiệm vụ của Ban quản lý xây dựng
nông thôn mới cấp xã ......................................................................... 14

2.1.5. Năng lực yêu cầu đối với Ban quản lý xây dựng nông thôn mới
cấp xã ................................................................................................. 15
2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cán bộ Ban quản lý xây dựng
nông thôn mới cấp xã ........................................................................ 20
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page iii


2.2.

Cơ sở thực tiễn ................................................................................... 23

2.2.1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại một số nước trên thế giới.......23
2.2.2. Kết quả xây dựng nông thôn mới tại một số địa phương trong nước ........ 31
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 44
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................. 44

3.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 44
3.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội .................................................................... 48
3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 57

3.2.1. Phương pháp tiếp cận ......................................................................... 57
3.2.2. Phương pháp chọn điểm khảo sát ....................................................... 57
3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................. 58

3.2.4. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin........................................... 60
3.2.5. Phương pháp phân tích thơng tin ........................................................ 60
3.2.6. Hệ Thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................ 60
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... 62
4.1.

Thực trạng kết quả xây dựng NTM tại huyện Tiên Lữ ....................... 62

4.1.1. Hồn thiện cơng tác tổ chức bộ máy hoạt động .................................. 62
4.1.2. Một số kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới tại huyện Tiên Lữ .........64
4.2.

Thực trạng năng lực cho cán bộ Ban Quản lý XDNTM tại huyện
Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên ...................................................................... 68

4.2.1. Thông tin chung về cán bộ BQL xã .................................................... 68
4.2.2. Thực trạng năng lực cán bộ BQL xã .............................................. 71
4.2.3. Đánh giá kết quả thực hiện công việc của BQL xã ............................. 79
4.3

Các yếu tố ảnh hưởng năng lực cán bộ BQL xã ................................. 87

4.3.1. Tuổi, giới tính và trình độ văn hóa của cán bộ.................................... 87
4.3.2. Bố trí cán bộ....................................................................................... 88
4.3.3. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ .................................................................. 89
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page iv



4.3.4. Chế độ, chính sách cho cán bộ ........................................................... 91
4.3.5. Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động của cán bộ .............................. 95
4.3.6. Sự phối kết hợp của các ban ngành có liên quan ................................ 96
4.3.7. Cơng tác động viên, khen thưởng của cấp trên ................................... 96
4.4.

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cán bộ BQL
XDNTM cấp xã huyện Tiên Lữ trong thời gian tới ............................ 96

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................. 103
5.1.

Kết luận ........................................................................................... 103

5.2.

Kiến nghị ......................................................................................... 104

5.2.1 Đối với Nhà nước............................................................................. 104
5.2.2. Đối với Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tỉnh Hưng Yên ......... 104
5.2.3. Đối với Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Tiên Lữ .......... 104
5.2.4. Đối với ban quản lý xây dựng nông thôn mới cấp xã, cấp thôn ........ 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 106

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page v


MỤC LỤC BẢNG


Bảng 3.1

Tình hình sử dụng đất đai của huyện Tiên Lữ trong 3 năm
(2011 – 2013) ........................................................................... 46

Bảng 3.2

Tình hình biến động dân số và lao động của huyện Tiên Lữ ..... 49

Bảng 3.3

Cơ cấu kinh tế của huyện qua các năm ..................................... 54

Bảng 3.4

Kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM tại các xã
huyện Tiên Lữ năm 2013.......................................................... 58

Bảng 4.1.

Kết quả tổng hợp vốn thực hiện chương trình xây dựng
nơng thơn mới tại huyện Tiên Lữ ............................................. 65

Bảng 4.2.

Kết quả thực hiện các tiêu chí tại các xã của huyện Tiên Lữ..... 66

Bảng 4.3.


Số lượng các thành viên trong BQL xã huyện Tiên Lữ ............. 69

Bảng 4.4.

Một số đặc điểm chung về các thành viên BQL xã (6 xã
điều tra) .................................................................................... 70

Bảng 4.5.

Trình độ của cán bộ BQL xã..................................................... 72

Bảng 4.6.

Trình độ tin học của cán bộ BQL XDNTM cấp xã (% CB) ...... 73

Bảng 4.7.

Thực hiện các công việc của CB BQL XD NTM cấp xã
trong xây dựng NTM ................................................................ 74

Bảng 4.8.

Tự đánh giá kiến thức của cán bộ BQL cấp xã liên quan tới
NTM (%CB) ............................................................................ 76

Bảng 4.9.

Tự đánh giá kỹ năng của cán bộ BQL cấp xã liên quan tới
NTM (%CB) ............................................................................ 77


Bảng 4.10. Đánh giá của cán bộ BCĐ cấp xã và huyện về các kỹ năng
của cán bộ ban QL X D NTM cấp xã (%CB)............................ 78
Bảng 4.11. Sự tham gia của người dân trong XD NTM tại 6 xã huyện
Tiên Lữ (% hộ) ........................................................................ 79
Bảng 4.12. Kết quả công tác vận động tuyên truyền trong XD NTM tại
6 xã huyện Tiên Lữ (% hộ) ...................................................... 80
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page vi


Bảng 4.13. Đánh giá của cán bộ xã về chất lượng công tác lập quy
hoạch XDNTM của BQL cấp xã (% CB) ................................. 80
Bảng 4.14. Đánh giá của cán bộ xã về chất lượng công tác lập đề án
xây dựng NTM của BQL xã (% CB) ........................................ 81
Bảng 4.15. Đánh giá của cán bộ về chất lượng công tác lập kế hoạch
đầu tư xây dựng NTM của BQL xã (% CB) ............................. 82
Bảng 4.16. Đánh giá của cán bộ về chất lượng công tác kiểm tra và
giám sát các hoạt động xây dựng NTM của BQL xã (% CB) ..... 83
Bảng 4.17. Kết quả xây dựng cơ sở hạ tầng tại các xã huyện Tiên Lữ
đến cuối năm 2013 ................................................................... 84
Bảng 4.18. Kết quả xây dựng và cải tạo hệ thống thủy lợi tại các điểm
khảo sát .................................................................................... 85
Bảng 4.20. Tuổi tác, kinh nghiệm, GT và trình độ học vấn của cán bộ
BQL xã..................................................................................... 87
Bảng 4.21. Bố trí cán bộ BQL xã thực hiện các nhiệm vụ xây dựng
NTM ........................................................................................ 88
Bảng 4.22. Đánh giá của cán bộ về các lớp tập huấn cho XDNTM ............ 90
Bảng 4.23: Hệ số lương đối với CB xã ....................................................... 92
Bảng 4.24: Đánh giá của cán bộ BQL xã về chính sách phụ cấp cho

cán bộ trong xây dựng NTM (% cán bộ)................................... 95
Bảng 4.25: Đánh giá của cán bộ BQL xã về cơ sở vật chất cho cán bộ
trong xây dựng NTM (% cán bộ). ............................................. 95
Bảng 4.26: Đánh giá của cán bộ BQL xã về chính sách khen thưởng
cho cán bộ trong xây dựng NTM (% cán bộ). ........................... 96

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nội dung

sử dụng
NTM

1. Nông thôn mới

XD

2. Xây dựng

CBQLCS

3. Cán bộ quản lý cơ sở

NN


4. Nơng nghiệp

NT
ND

5. Nơng thơn
6. Nơng dân

MTQG

7. Chương trình mục tiêu quốc gia

NSNN

8.Ngân sách nhà nước

CNH

9. Cơng nghiệp hóa

HĐH

10.Hiện đại hóa

BCĐ

11.Ban chỉ đạo

PT


12.Phát triển

UBND

13.Ủy ban nhân dân

CB

Cán bộ

BQL

Ban quản lý

XD

Xây dựng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page viii


1. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nơng nghiệp, nơng thơn giữ một vị trí quan trọng, hiện nay nơng thơn vẫn
chiếm 95,2% tổng diện tích, tạo việc làm cho 73,5% dân số và hơn 67,0% lực lượng
lao động của cả nước. Giá trị sản phẩm nơng nghiệp cịn chiếm tới 22% GDP, tốc
độ tăng trưởng bình quân đạt 4,3% một năm. Trước mắt và lâu dài nông nghiệp,

nông thơn chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước. Do
vậy việc xây dựng và phát triển nông thôn theo hướng giải quyết công ăn việc làm
và nâng cao thu nhập cho người dân là việc làm rất cần thiết và cấp bách.
Xuất phát từ vị trí quan trọng của nơng nghiệp nơng thơn, trong thời gian qua
Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chương trình, chính sách nhằm thúc đẩy sự phát
triển của nơng nghiệp, nơng thơn nói chung và xây dựng mơ hình nơng thơn mới
(NTM) nói riêng. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng xác
định “Xây dựng NTM ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu
kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển
ngày càng hiện đại”.
Hưng Yên là một tỉnh thuộc vùng Đồng Bằng sông Hồng, nằm trong vùng Kinh
tế trọng điểm Bắc Bộ. Hiện nay nông nghiệp, nơng thơn đóng vai trị quan trọng;
giá trị sản xuất nơng nghiệp chiếm trên 20% GDP tồn tỉnh, tốc độ tăng trưởng đạt
bình quân 3,5%/năm. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XVII xác định nhiệm
vụ xây dựng NTM, đến năm 2015 tồn tỉnh có 25% số xã đạt chuẩn NTM. Để đạt
được mục tiêu đó, cơng tác nâng cao năng lực cán bộ cơ sở phụ trách NTM cấp xã
cho xây dựng NTM được đặt lên hàng đầu. Chương trình MTQG xây dựng NTM đã
được tỉnh Hưng Yên triển khai thực hiện trên phạm vi rộng khắp và toàn diện từ
tỉnh đến cơ sở và khắp mọi người dân ở nông thôn. Với sự nỗ lực cố gắng của cán
bộ và nhân dân, chương trình xây dựng NTM bước đầu đã đạt được những kết quả
đáng khích lệ, bộ mặt nơng thơn có nhiều đổi thay như hệ thống đường, trường, trại,
các dịch vụ, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, đời sống tinh thần người dân từng bước
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 1


được cải thiện và nâng cao. Đạt được những kết quả nói trên, bên cạnh vai trị tham
gia tích cực của quần chúng nhân dân, chúng ta cũng thấy rằng nhân tố quan trọng
và hết sức cần thiết góp phần cho sự thực hiện thắng lợi chương trình xây dựng

NTM đó là đội ngũ cán bộ cơ sở, đặc biệt là các Ban quản lý xây dựng NTM . Với
chức năng nhiệm vụ của mình là giúp việc tham mưu cho ban chỉ đạo xây dựng đề
án quy hoạch, đội ngũ cán bộ này đã phát huy vai trị tích cực trong cơng tác tham
mưu cho cấp ủy, chính quyền cơ sở triển khai thực hiện có hiệu quả, một cách đồng
bộ các biện pháp để từng bước xây dựng và hồn thành các tiêu chí xây dựng NTM
đồng thời trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra. Tuy nhiên, trong thực tiễn q
trình xây dựng nơng thơn mới, bên cạnh sự tham gia tích cực, có hiệu quả thì vai trị
và năng lực của cán bộ Ban quản lý phụ trách NTM còn bộc lộ một số vấn đề, hạn
chế ảnh hưởng tới kết quả xây dựng NTM như tham mưu xây dựng quy hoạch chỉ
mang tính chất tổng thể và thiếu tính chi tiết và lâu dài. Vấn đề này xét thấy cần
thiết phải được nghiên cứu kỹ lưỡng về cơ sở lý luận, thực tiễn, đồng thời đề ra các
giải pháp thiết thực nhằm nâng cao năng lực và vai trò của cán bộ cấp xã trong xây
dựng nơng thơn mới, góp phần thực hiện thành công mục tiêu xây dựng NTM của
huyện Tiên Lữ nói riêng và tỉnh Hưng Yên nói chung.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng năng lực cán bộ Ban quản lý XDNTM cấp xã
tại huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên , đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực
cán bộ Ban quản lý XDNTM cấp xã tại huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng n nhằm góp
phần thực hiện thành cơng chương trình MTQG xây dựng NTM tại tỉnh Hưng Yên.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận, thực tiễn về năng lực cán bộ Ban quản
lý xây dựng nông thôn mới cấp xã;
- Đánh giá thực trạng năng lực cán bộ Ban quản lý xây dựng nông thôn mới
cấp xã tại huyện Tiên Lữ , tỉnh Hưng Yên.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cán bộ Ban quản lý xây dựng
nông thôn mới cấp xã tại huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 2



1.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Ban quản lý xây dựng NTM cấp xã bao gồm ai, chức năng nhiệm vụ là gì?
Các kiến thức, kỹ năng cần thiết là gì?
- Thực trạng năng lực cán bộ Ban quản lý xây dựng NTM cấp xã tại huyện
Tiên Lữ như thế nào? Ảnh hưởng tới kết quả thực hiện xây dựng NTM tại các xã đó
ra sao?
- Các yếu tố gì ảnh hưởng tới năng lực cán bộ Ban quản lý xây dựng NTM
cấp xã tại huyện Tiên Lữ?
- Giải pháp nào cần thực hiện nhằm nâng cao năng lực cán bộ Ban quản lý
xây dựng NTM cấp xã tại huyện Tiên Lữ trong thời gian tới?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan tới năng lực cán bộ Ban quản lý xây
dựng nơng thơn mới cấp xã nói chung và tại huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên nói riêng.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận, thực
tiễn chương trình nâng cao năng lực cán bộ Ban quản lý xây dựng nông thôn mới tại
huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên; các yếu tố ảnh hưởng và giải pháp nhằm hồn
thiện, triển khai thực hiện chương trình nâng cao năng lực cán bộ Ban quản lý xây
dựng nông thôn mới tại huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên đạt hiệu quả.
Phạm vi không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Tiên
Lữ tỉnh Hưng Yên, một số nội dung chuyên sâu được khảo sát tại 6 xã thuộc huyện
Tiên Lữ.
Phạm vi thời gian nghiên cứu
- Số liệu nghiên cứu hiện trạng thu thập từ năm 2011- 2013;
- Dữ liệu sơ cấp khảo sát sâu năm 2014;
- Các giải pháp đề xuất thực hiện đến năm 2015, định hướng 2020.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 3


PHẦN II : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
* Nông thôn: Theo Sổ tay hướng dẫn xây dựng NTM cấp xã của Bộ Nông
nghiệp và PTNT: Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các
thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Uỷ ban nhân
dân xã.
* Nơng thôn mới: Là khu vực nông thôn được tổ chức thực hiện các hoạt
động về kinh tế, văn hóa xã hội, y tế, cơ sở hạ tầng, môi trường, hệ thống chính trị
theo một mục tiêu của một chu trình nhất định.
Nơng thơn mới có các đặc trưng là: Nơng thơn phát triển theo quy hoạch, có
kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ; Kinh tế
phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng cao; Dân
trí được nâng cao, bản sắc văn hố dân tộc được giữ gìn và phát huy; An ninh tốt,
quản lý dân chủ; Chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao.
* Cán bộ Ban quản lý chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM):
Là những người trực tiếp tham gia công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai thực
hiện chương trình xây dựng NTM tại địa phương, cơ sở.
* Năng lực: Năng lực là sự tổng hợp những thuộc tính của cá nhân con
người, đáp ứng những yêu cầu của hoạt động và đảm bảo cho hoạt động đạt
được những kết quả cao
Trong bất cứ hoạt động nào của con người, để thực hiện có hiệu quả, con
người cần phải có một số phẩm chất tâm lý cần thiết và tổ hợp những phẩm chất
này được gọi là năng lực. Theo quan điểm của Tâm lý học mác xít, năng lực của
con người luôn gắn liền với hoạt động của chính họ, như vậy mỗi một hoạt động

khác nhau, với tính chất và mức độ khác nhau sẽ địi hỏi ở cá nhân những thuộc tính
tâm lý (điều kiện cho hoạt động có hiệu quả) nhất định phù hợp với nó.
Năng lực nghề nghiệp có thể được định nghĩa là sự tương ứng giữa những thuộc
tính tâm, sinh lý của con người với những yêu cầu do nghề nghiệp đặt ra. Ở mỗi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 4


một nghề nghiệp khác nhau sẽ có những yêu cầu cụ thể khác nhau, nhưng tựu trung
lại theo tác giả Mạc Văn Trang (2000), năng lực nghề nghiệp được cấu thành bởi 3
yếu tố: tri thức chuyên môn, kỹ năng hành nghề, và thái độ đối với nghề.
2.1.2. Giới thiệu chương trình xây dựng và chủ thể tham gia nơng thôn mới
Theo thông tư liên tịch Số: 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC hướng
dẫn một số nội dung thực hiện quyết định số 800/QĐ - TTG ngày 04 tháng 06 năm
2010 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng NTM giai đoạn 2010-2020 có quy định như sau:
* Mục tiêu chung: Xây dựng nơng thơn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn
nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với
đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân
tộc; mơi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật
chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội
chủ nghĩa.
*Mục tiêu cụ thể: Đến năm 2015: 20% số xã đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới
(theo Bộ tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới); Đến năm 2020: 50% số xã đạt tiêu
chuẩn Nông thôn mới (theo Bộ tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới).
*Thời gian, phạm vi thực hiện chương trình: Thời gian thực hiện: từ năm
2010 đến năm 2020; Phạm vi: thực hiện trên địa bàn nơng thơn của tồn quốc.
*Nội dung chương trình: Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng

thơn mới là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an
ninh quốc phịng, gồm 11 nội dung sau:
Một là Quy hoạch xây dựng nơng thơn mới
Mục tiêu: đạt u cầu tiêu chí số 01 của Bộ tiêu chí quốc gia nơng thơn mới.
Đến năm 2011, cơ bản phủ kín quy hoạch xây dựng nông thôn trên địa bàn cả nước
làm cơ sở đầu tư xây dựng nông thôn mới, làm cơ sở để thực hiện mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
Nội dung: Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất
nơng nghiệp hàng hóa, cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp và dịch vụ; Quy hoạch
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 5


phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường; phát triển các khu dân cư mới và
chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã.
Phân công quản lý, thực hiện: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn chủ
trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện nội dung 1
“Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nơng nghiệp
hàng hóa, cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ”; Bộ Xây dựng hướng dẫn
thực hiện nội dung 2: “Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường;
phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn
xã”; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân
các huyện, thị xã hướng dẫn các xã rà sốt, bổ sung và hồn chỉnh 02 loại quy
hoạch trên; đồng thời chỉ đạo thực hiện; Ủy ban nhân dân xã tổ chức lập quy hoạch,
lấy ý kiến tham gia của cộng đồng dân cư, trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt
và tổ chức thực hiện các quy hoạch đã được duyệt.
Hai là Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội
Mục tiêu: đạt yêu cầu tiêu chí số 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9 trong Bộ tiêu chí quốc
gia nơng thơn mới;

Nội dung: Hồn thiện đường giao thông đến trụ sở Ủy ban nhân dân xã và
hệ thống giao thông trên địa bàn xã. Đến 2015 có 35% số xã đạt chuẩn (các trục
đường xã được nhựa hóa hoặc bê tơng hóa) và đến 2020 có 70% số xã đạt chuẩn
(các trục đường thơn, xóm cơ bản cứng hóa); Hồn thiện hệ thống các cơng trình
đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã. Đến 2015 có
85% số xã đạt tiêu chí nơng thơn mới và năm 2020 là 95% số xã đạt chuẩn; Hoàn
thiện hệ thống các cơng trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa thể thao trên
địa bàn xã. Đến 2015 có 30% số xã có nhà văn hóa xã, thơn đạt chuẩn, đến 2020 có
75% số xã đạt chuẩn; Hồn thiện hệ thống các cơng trình phục vụ việc chuẩn hóa về
y tế trên địa bàn xã. Đến 2015 có 50% số xã đạt chuẩn và đến 2020 có 75% số xã
đạt chuẩn; Hồn thiện hệ thống các cơng trình phục vụ việc chuẩn hóa về giáo dục
trên địa bàn xã. Đến 2015 có 45% số xã đạt tiêu chí và năm 2020 có 75% số xã đạt
chuẩn; Hồn chỉnh trụ sở xã và các cơng trình phụ trợ. Đến 2015 có 65% số xã đạt
tiêu chí và năm 2020 có 85% số xã đạt chuẩn; Cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 6


trên địa bàn xã. Đến 2015 có 45% số xã đạt chuẩn (có 50% kênh cấp 3 trở lên được
kiên cố hóa). Đến 2020 có 77% số xã đạt chuẩn (cơ bản cứng hóa hệ thống kênh
mương nội đồng theo quy hoạch).
Phân công quản lý, thực hiện: Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện
nội dung 1: “Hoàn thiện đường giao thông đến trụ sở Ủy ban nhân dân xã và hệ
thống giao thông trên địa bàn xã”; Bộ Cơng Thương hướng dẫn thực hiện nội dung
2: “Hồn thiện hệ thống các cơng trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và
sản xuất trên địa bàn xã”; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện nội
dung 3: “Hồn thiện hệ thống các cơng trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa
thể thao trên địa bàn xã”; Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện nội dung 4: “Hồn thiện hệ
thống các cơng trình phục vụ việc chuẩn hóa về y tế trên địa bàn xã”; Bộ Giáo dục

hướng dẫn thực hiện nội dung 5: “Hồn thiện hệ thống các cơng trình phục vụ việc
chuẩn hóa về giáo dục trên địa bàn xã”; Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện nội dung 6:
“Hoàn chỉnh trụ sở xã và các cơng trình phụ trợ”; Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn hướng dẫn thực hiện nội dung 7: “Cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợi trên
địa bàn xã”; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ủy ban
nhân dân các huyện, thị xã hướng dẫn các xã xây dựng đề án theo các nội dung trên;
đồng thời chỉ đạo thực hiện; Ủy ban nhân dân các xã xây dựng đề án và tổ chức
thực hiện.
Ba là Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
Mục tiêu: đạt yêu cầu tiêu chí số 10, 12 trong Bộ tiêu chí quốc gia nơng thơn
mới. Đến năm 2015 có 20% số xã đạt, đến 2020 có 50% số xã đạt;
Nội dung: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo
hướng phát triển sản xuất hàng hóa, có hiệu quả kinh tế cao; Tăng cường công tác
khuyến nông; đẩy nhanh nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất nông - lâm - ngư nghiệp; Cơ giới hóa nơng nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch
trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
theo phương châm “mỗi làng một sản phẩm”, phát triển ngành nghề theo thế mạnh
của địa phương; Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thúc đẩy đưa công

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 7


nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động
nông thôn.
Phân công quản lý, thực hiện: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
hướng dẫn thực hiện nội dung 1, 2, 3, 4; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
hướng dẫn thực hiện nội dung 05; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã hướng dẫn các xã xây dựng đề án

theo các nội dung trên; đồng thời chỉ đạo thực hiện; Ủy ban nhân dân các xã xây
dựng đề án và tổ chức thực hiện.
Bốn là giảm nghèo và an sinh xã hội.
Mục tiêu: đạt yêu cầu tiêu chí số 11 của Bộ tiêu chí quốc gia nơng thơn mới;
Nội dung: Thực hiện có hiệu quả Chương trình giảm nghèo nhanh và bền
vững cho 62 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao (Nghị quyết 30a của Chính phủ) theo Bộ
tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới; Tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu Quốc
gia về giảm nghèo; Thực hiện các chương trình an sinh xã hội.
Phân cơng quản lý, thực hiện: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng
dẫn thực hiện các nội dung trên; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã hướng dẫn các xã xây dựng đề án
theo các nội dung có liên quan nêu trên; Đồng thời chỉ đạo thực hiện; Ủy ban nhân
dân các xã xây dựng đề án và tổ chức thực hiện.
Năm là Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở
nơng thơn
Mục tiêu: đạt u cầu tiêu chí số 13 của Bộ tiêu chí quốc gia nơng thơn mới.
Đến 2015 có 65% số xã đạt chuẩn và đến 2020 có 75% số xã đạt chuẩn.
Nội dung: Phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã; Phát triển doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn; Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết kinh
tế giữa các loại hình kinh tế ở nơng thơn.
Phân cơng quản lý, thực hiện: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ
trì, hướng dẫn thực hiện các nội dung 1, 3; Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực
hiện nội dung 2; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ủy
ban nhân dân các huyện, thị xã hướng dẫn các xã xây dựng đề án theo các nội dung
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 8


trên; đồng thời chỉ đạo thực hiện; Ủy ban nhân dân các xã xây dựng đề án theo nội

dung 1, lấy ý kiến tham gia của cộng đồng dân cư, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê
duyệt và tổ chức thực hiện.
Sáu là Phát triển giáo dục - đào tạo ở nơng thơn
Mục tiêu: đạt u cầu tiêu chí số 5 và 14 của Bộ tiêu chí quốc gia nơng thơn
mới. Đến 2015 có 45% số xã đạt chuẩn và đến 2020 có 80% số xã đạt chuẩn;
Nội dung: Tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về giáo dục và
đào tạo, đáp ứng yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia nơng thơn mới;
Phân cơng quản lý, thực hiện: Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, hướng dẫn
thực hiện đề án; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ủy
ban nhân dân chỉ đạo các huyện, thị xã hướng dẫn các xã xây dựng đề án; đồng thời
chỉ đạo thực hiện; Ủy ban nhân dân các xã xây dựng đề án và tổ chức thực hiện.
Bảy là Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nơng thơn
Mục tiêu: đạt yêu cầu tiêu chí số 5 và 15 của Bộ tiêu chí quốc gia nơng thơn
mới. Đến 2015 có 50% số xã đạt chuẩn và đến 2020 có 75% số xã đạt chuẩn;
Nội dung: Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia trong lĩnh vực
về y tế, đáp ứng u cầu Bộ tiêu chí quốc gia nơng thơn mới.
Phân công quản lý, thực hiện dự án: Bộ Y tế chủ trì, hướng dẫn thực hiện đề
án; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ủy ban nhân dân
chỉ đạo các huyện, thị xã hướng dẫn các xã xây dựng đề án theo các nội dung trên;
đồng thời chỉ đạo thực hiện; Ủy ban nhân dân các xã xây dựng đề án và tổ chức
thực hiện.
Tám là Xây dựng đời sống văn hóa, thơng tin và truyền thông nông thôn.
Mục tiêu: đạt yêu cầu tiêu chí số 6 và 16 của Bộ tiêu chí quốc gia nơng thơn
mới. Đến 2015 có 30% số xã có nhà văn hóa xã, thơn và 45% số xã có bưu điện và
điểm internet đạt chuẩn. Đến 2020 có 75% số xã có nhà văn hóa xã, thơn và 70% có
điểm bưu điện và điểm internet đạt chuẩn;
Nội dung: Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, đáp
ứng u cầu Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới; Thực hiện thông tin và truyền
thông nơng thơn, đáp ứng u cầu Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế


Page 9


Phân cơng quản lý, thực hiện: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì,
hướng dẫn thực hiện nội dung 1; Bộ Thơng tin và Truyền thơng chủ trì, hướng dẫn
thực hiện nội dung 2; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
và Ủy ban nhân dân chỉ đạo các huyện, thị xã hướng dẫn các xã xây dựng đề án
theo các nội dung trên; đồng thời chỉ đạo thực hiện; Ủy ban nhân dân các xã xây
dựng đề án, lấy ý kiến tham gia của cộng đồng dân cư và tổ chức thực hiện.
Chín là Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thơn
Mục tiêu: đạt u cầu tiêu chí số 17 trong Bộ tiêu chí quốc gia nơng thơn
mới; đảm bảo cung cấp đủ nước sinh hoạt sạch và hợp vệ sinh cho dân cư, trường
học, trạm y tế, công sở và các khu dịch vụ công cộng; thực hiện các yêu cầu về bảo
vệ và cải thiện môi trường sinh thái trên địa bàn xã. Đến 2015 có 35% số xã đạt
chuẩn và đến 2020 có 80% số xã đạt chuẩn;
Nội dung: Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch
và vệ sinh môi trường nông thôn; Xây dựng các cơng trình bảo vệ mơi trường nơng
thơn trên địa bàn xã, thôn theo quy hoạch, gồm: xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ
thống tiêu thoát nước trong thơn, xóm; xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải ở
các xã; chỉnh trang, cải tạo nghĩa trang; cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái trong
khu dân cư, phát triển cây xanh ở các cơng trình công cộng….
Phân công quản lý, thực hiện: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn chủ trì,
hướng dẫn thực hiện; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã hướng dẫn các xã xây dựng dự án theo các
nội dung trên; đồng thời chỉ đạo thực hiện; Ủy ban nhân dân các xã xây dựng dự án,
lấy ý kiến tham gia của cộng đồng dân cư và tổ chức thực hiện.
Mười là Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đồn thể chính trị xã hội trên địa bàn.
Mục tiêu: đạt yêu cầu tiêu chí số 18 trong Bộ tiêu chí quốc gia nơng thơn
mới. Đến 2015 có 85% số xã đạt chuẩn và năm 2020 là 95% số xã đạt chuẩn;

Nội dung: Tổ chức đào tạo cán bộ đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ,
đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới; Ban hành chính sách khuyến khích, thu
hút cán bộ trẻ đã được đào tạo, đủ tiêu chuẩn về công tác ở các xã, đặc biệt là các
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 10


vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn để nhanh chóng chuẩn hóa đội ngũ cán
bộ ở các vùng này; Bổ sung chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của các tổ
chức trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng nông thôn mới.
Phân cơng quản lý, thực hiện: Bộ Nội vụ chủ trì, hướng dẫn thực hiện; Ủy
ban nhân dân các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân các
huyện, thị xã hướng dẫn các xã xây dựng đề án theo các nội dung có liên quan;
đồng thời chỉ đạo, triển khai thực hiện; Ủy ban nhân dân các xã xây dựng đề án theo
nội dung 1, 3 và tổ chức thực hiện.
Mười một là giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn
Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 19 của Bộ tiêu chí quốc gia nơng thơn mới.
Đến 2015 có 85% số xã đạt chuẩn và năm 2020 là 95% số xã đạt chuẩn;
Nội dung: Ban hành nội quy, quy ước làng xóm về trật tự, an ninh; phòng,
chống các tệ nạn xã hội và các hủ tục lạc hậu; Điều chỉnh và bổ sung chức năng,
nhiệm vụ và chính sách tạo điều kiện cho lượng lực lượng an ninh xã, thơn, xóm
hồn thành nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn theo yêu cầu xây
dựng nông thôn mới.
Phân công quản lý, thực hiện: Bộ Cơng an chủ trì, hướng dẫn thực hiện đề
án; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ủy ban nhân dân
các huyện, thị xã hướng dẫn các xã xây dựng đề án và tổ chức thực hiện.
* Vốn và nguồn vốn thực hiện chương trình: Vốn ngân sách (Trung ương
và địa phương), bao gồm: Vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia và chương
trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai và sẽ tiếp tục triển khai trong những

năm tiếp theo trên địa bàn: khoảng 23%, Vốn trực tiếp cho chương trình để thực
hiện các nội dung theo quy định tại điểm 3 mục VI của Quyết định này: khoảng
17%; Vốn tín dụng (bao gồm tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng thương mại):
khoảng 30%; Vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế khác:
khoảng 20%; Huy động đóng góp của cộng đồng dân cư: khoảng 10%.
Để thực hiện, kiểm tra và đánh giá công tác XD NTM Thủ Tướng chính phủ
đã ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. (Ban hành kèm theo Quyết định
số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ) Có phụ lục 1
Học viện Nơng nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 11


kèm theo. Bộ tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới là cơ sở để đánh giá công nhận các
xã đạt tiêu chuẩn NTM. Các tiêu chí này được giải thích ở TT Số: 54/2009/TTBNNPTNT ngày 21 tháng 08 năm 2009.
2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các cấp
Trong phân cấp lãnh đạo xây dựng nơng thơn mới, các cấp đều có ban chỉ
đạo xây dựng NTM: cấp tỉnh, huyện, xã, và thôn.
Cấp tỉnh: Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM cấp tỉnh do Chủ tịch
Ủy ban nhân dân (sau đây viết tắt là UBND) tỉnh - Trưởng Ban chỉ đạo các chương
trình mục tiêu quốc gia cấp tỉnh làm Trưởng ban, Phó Trưởng ban thường trực là
Phó Chủ tịch UBND tỉnh và 01 Phó Trưởng ban là Giám đốc Sở Nơng nghiệp và
Phát triển nông thôn; các thành viên Ban Chỉ đạo là lãnh đạo các sở, ban ngành liên
quan. Thường trực Ban Chỉ đạo cấp tỉnh gồm Trưởng ban, các phó trưởng ban và 3
ủy viên là đại diện lãnh đạo các Sở: Xây dựng, Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính.
Ban Chỉ đạo tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, quản lý, điều hành việc thực hiện
các nội dung của Chương trình xây dựng NTM trên phạm vi địa bàn; Ban Chỉ đạo
tỉnh thành lập Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng NTM đặt tại Sở Nơng
nghiệp và Phát triển nông thôn, giúp Ban chỉ đạo tỉnh thực hiện chương trình trên
địa bàn. Số lượng cán bộ của văn phòng điều phối do Trưởng Ban chỉ đạo tỉnh

quyết định, trong đó có cán bộ hoạt động chuyên trách, chủ yếu là cán bộ Chi cục
Phát triển nông thôn và cán bộ hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm là cán bộ cấp
phòng của các Sở, Ngành liên quan cử đến. Chánh Văn phịng Điều phối là Lãnh
đạo Sở Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn, Phó Chánh văn phịng Điều phối nên
do Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn đảm nhiệm.
Cấp huyện

Ban Chỉ đạo NTM cấp huyện do Chủ tịch UBND huyện làm

Trưởng ban; Phó Chủ tịch UBND huyện là Phó Trưởng ban. Thành viên gồm lãnh
đạo các phịng, ban có liên quan của huyện. Ban Chỉ đạo huyện có trách nhiệm chỉ
đạo, quản lý, điều hành việc thực hiện các nội dung của Chương trình NTM trên
phạm vi địa bàn: Hướng dẫn, hỗ trợ xã rà sốt, đánh giá thực trạng nơng thơn; tổng
hợp chung báo cáo Ban Chỉ đạo tỉnh; Hướng dẫn, hỗ trợ xã xây dựng đề án xây
dựng NTM; giúp UBND huyện tổ chức thẩm định và phê duyệt đề án theo đề nghị
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 12


của UBND xã; Giúp UBND huyện quyết định đầu tư, phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật (KTKT) các cơng trình được ngân sách nhà nước hỗ trợ trên 03 (ba) tỷ
đồng trong tổng giá trị của cơng trình; Tổng hợp kế hoạch thực hiện các nội dung
của Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn hàng năm và 5 năm báo cáo Ban Chỉ
đạo tỉnh; Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn (hoặc Phịng Kinh tế) là cơ
quan thường trực điều phối, giúp Ban Chỉ đạo huyện thực hiện Chương trình xây
dựng NTM trên địa bàn;
Cấp xã. Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới xã do Bí thư Đảng ủy xã làm
Trưởng ban, Chủ tịch Ủy ban nhân dân làm Phó Trưởng ban, thành viên là Bí thư
Chi bộ các thơn và Trưởng ban nhân dân các thơn; do Bí thư Đảng ủy xã ký quyết
định thành lập.

Ban Chỉ đạo xã có trách nhiệm:
- Chỉ đạo, kiểm tra việc quản lý, điều hành việc thực hiện các nội dung của
Chương trình nơng thơn mới trên phạm vi địa bàn xã:
- Chỉ đạo Ban quản lý xây dựng nơng thơn mới xã rà sốt, đánh giá thực
trạng nông thôn mới trên địa bàn xã; tổng hợp chung báo cáo Ban Chỉ đạo
huyện/thị/thành phố;
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã quyết định đầu tư phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật các cơng trình được ngân sách nhà nước hỗ trợ;
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã lập kế hoạch thực hiện các nội dung của
Chương trình xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn xã hàng năm và báo cáo về Ban
Chỉ đạo huyện/thị/thành phố;
- Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện Chương trình xây dựng nơng thơn mới
trên địa bàn của Ban quản lý xã.
Cấp thôn, bản, ấp (gọi chung là thôn): Thành lập Ban phát triển thôn, thành
viên là những người có uy tín, trách nhiệm và năng lực tổ chức triển khai do cộng
đồng thôn trực tiếp bầu và Chủ tịch UBND xã có quyết định cơng nhận (gồm người
đại diện lãnh đạo thơn, đại diện các đồn thể chính trị và hội ở thơn và một số người
có năng lực chuyên môn khác liên quan đến xây dựng NTM).
Ban phát triển thơn có các nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu sau đây: Tổ chức
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 13


họp dân để tuyên truyền, phổ biến cho người dân hiểu rõ về chủ trương, cơ chế
chính sách, phương pháp; các quyền lợi và nghĩa vụ của người dân, cộng đồng thơn
trong q trình xây dựng NTM. Triệu tập các cuộc họp, tập huấn đối với người dân
theo đề nghị của các cơ quan tư vấn, tổ chức hỗ trợ nâng cao năng lực của người
dân và cộng đồng về phát triển nông thôn; Tổ chức lấy ý kiến của người dân trong
thơn tham gia góp ý vào bản quy hoạch, bản đề án xây dựng NTM chung của xã
theo yêu cầu của Ban quản lý xã; Tổ chức xây dựng các cơng trình hạ tầng do Ban

quản lý xã giao nằm trên địa bàn thôn (đường giao thông, đường điện liên xóm, liên
gia; xây dựng trường mầm non, nhà văn hóa thơn); Tổ chức vận động nhân dân
tham gia phong trào thi đua giữa các xóm, các hộ tập trung cải tạo ao, vườn, chỉnh
trang cổng ngõ, tường rào để có cảnh quan đẹp. Tổ chức hướng dẫn và quản lý vệ
sinh môi trường trong thôn; cải tạo hệ thống tiêu, thốt nước; cải tạo, khơi phục các
ao hồ sinh thái; trồng cây xanh nơi công cộng, xử lý rác thải; Tổ chức các hoạt động
văn nghệ, thể thao, chống các hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa trong
phạm vi thơn và tham gia các phong trào thi đua do xã phát động; Tổ chức các hoạt
động hỗ trợ các hộ nghèo và giúp đỡ nhau phát triển kinh tế tăng thu nhập, giảm
nghèo; Tự giám sát cộng đồng các cơng trình xây dựng cơ bản trên địa bàn thơn.
Thành lập các nhóm quản lý, vận hành và duy tu, bảo dưỡng các cơng trình sau khi
nghiệm thu bàn giao; Đảm bảo an ninh, trật tự thơn xóm; Xây dựng và tổ chức thực
hiện hương ước, nội quy phát triển thôn.
2.1.4. Thành phần, chức năng nhiệm vụ của Ban quản lý xây dựng nông thôn
mới cấp xã
Căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết
định việc thành lập hoặc không thành lập Ban chỉ đạo xây dựng NTM ở cấp xã.
Trường hợp thành lập, thành phần Ban chỉ đạo xây dựng NTM ở cấp xã do Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh quyết định;
Thành lập Ban quản lý xây dựng NTM xã (sau đây gọi tắt là Ban quản lý xã) do
Ủy ban nhân dân xã quyết định thành lập. Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban; Phó
Chủ tịch UBND xã là Phó Trưởng ban. Thành viên là một số cơng chức xã, đại diện
một số ban, ngành, đồn thể chính trị xã và trưởng thơn. Thành viên Ban quản lý xã
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 14


chủ yếu hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm; Ban quản lý xã trực thuộc UBND xã, có tư
cách pháp nhân, được mở tài khoản và sử dụng con dấu của UBND xã trong hoạt động

giao dịch với các tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định của pháp luật.
Ban quản lý xã có các nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu sau đây:
+ Ban quản lý xã là chủ đầu tư các dự án, nội dung xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn xã.
+ Tổ chức xây dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch tổng thể và kế hoạch đầu tư
hàng năm xây dựng NTM của xã, lấy ý kiến các cộng đồng dân cư trong toàn xã và
trình cấp có thẩm quyền phê duyệt
+ Tổ chức và tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia thực hiện, giám sát các
hoạt động thực thi các dự án đầu tư trên địa bàn xã;
+ Quản lý và triển khai thực hiện các dự án, nội dung bao gồm việc thực hiện
các bước từ chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, nghiệm thu bàn giao và đưa dự án
vào khai thác, sử dụng;
+ Được ký các hợp đồng kinh tế với các đơn vị có tư cách pháp nhân, cộng
đồng hoặc cá nhân cung cấp các hàng hóa, xây lắp và dịch vụ để thực hiện các cơng
trình, dự án đầu tư;
Trong trường hợp, đối với các cơng trình có u cầu kỹ thuật cao, địi hỏi có
trình độ chuyên môn mà Ban quản lý xã không đủ năng lực và khơng nhận làm chủ
đầu tư, UBND xã có thể thuê một đơn vị/tổ chức có đủ năng lực quản lý để hỗ trợ
hoặc chuyển cho UBND huyện làm chủ đầu tư, có sự tham gia của lãnh đạo Ban
quản lý xã. Việc thuê đơn vị tổ chức có đủ năng lực thực hiện theo các quy định
hiện hành của Nhà nước.
2.1.5. Năng lực yêu cầu đối với Ban quản lý xây dựng nông thôn mới cấp xã
a. Các khía cạnh của năng lực cán bộ
Theo Lại Đức Vượng (2007), năng lực cán bộ, công chức được hiểu trên các
khía cạnh sau:
Thứ nhất, năng lực lãnh đạo, quản lý.
Giáo sư Đỗ Quốc Sam (2012) cho rằng lãnh đạo là chỉ đường, vạch lối, nhìn xa
trơng rộng hướng tới mục tiêu cuối cùng; là đề ra chủ trương, đường lối, nguyên lý,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế


Page 15


sách lược; quan tâm đến những vấn đề mang tính chiến lược, các mục tiêu lâu dài; có
thể gắn với các khía cạnh trìu tượng của cuộc sống và dùng biện pháp động viên,
thuyết phục, gây ảnh hưởng dựa vào đạo lý là chính, nhằm đạt mục tiêu tổ chức.
Năng lực lãnh đạo, quản lý liên quan tới khả năng dự báo, xử lý tình huống
và hành động của cán bộ lãnh đạo trong quá trình thực hiện chức năng. Người lãnh
đạo, chỉ đạo cần có tầm nhìn để huy động sức mạnh của từng cá nhân và cả tổ chức
để hoàn thành những mục tiêu trong tương lai. Cán bộ lãnh đạo cần có khả năng
hành động và xử lý tình huống linh hoạt trên cơ sở thường xuyên cập nhật và tìm
hiểu các việc đang diễn ra trong tổ chức của mình và thiêt lập một hệ thống thông
tin xuyên suốt từ cơ sở tới cấp cao nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo. Năng lực lãnh đạo
cũng liên quan mật thiết với khả năng lập kế hoạch chiến lược với các nguồn lực
sẵn có để sử dụng một cách hiệu quả và hợp lý.
Thứ hai, năng lực thực thi công vụ của các cán bộ và công chức.
Năng lực này liên quan tới cá tính, giá trị, niềm tin của cán bộ và các yếu tố
này định hướng cách xử lý cơng việc của họ. Đây chính là khả năng thực hiện thành
công công việc được giao trong tổ chức, gắn với mỗi cá nhân và mang tính động.
Theo Lại Đức Vượng (2007), năng lực này đòi hỏi các kiến thức lý luận chính trị,
quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng thực thi công vụ, khả năng
quan hệ giữa cá nhân cán bộ với các thành viên/cá nhân khác trong tổ chức. Năng
lực của mỗi cán bộ, công chức quy tụ các kiến thức, kỹ năng, thái độ của cán bộ đặt
trong bối cảnh nguồn lực, hoạt động và kết quả cần đạt cụ thể của tổ chức hoặc
công việc được giao. Cán bộ cần phải biết cách phối hợp các yếu tố trên trong một
điều kiện và hoàn cảnh nhất định để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Thứ ba, năng lực thực thi cơng vụ của tập thể (năng lực nhóm).
Năng lực khơng chỉ liên quan riêng lẻ tới từng cán bộ mà liên quan tới việc
tổng hợp năng lực của mỗi cá nhân để tạo thành năng lực tập thể của tổ chức. Nawg
lực tập thể kết nối năng lực của các thành viên trong tổ chức và sử dụng năng lực

các thành viên này một cách tốt nhất nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức, góp phần
phát triển tổ chức. Điều này phụ thuộc rất lớn vào khả năng của người lãnh đạo tổ
chức và năng lực chức năng của các thành viên. Trong đó, năng lực chức năng bao
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 16


gồm các khả năng như biết phân tích và giải quyết vấn đề trong các tình huống khác
nhau, biết giải thích cho người khác và chia sẻ kinh nghiệm làm việc, học tập với
đồng nghiệp. Mối quan hệ giữa năng lực cán bộ, công chức và năng lực tập thể là
một mối quan hệ biện chứng. Lại Đức Vương (2007) cho rằng năng lực không chỉ
tồn tại trong mỗi cán bô, công chức, mà năng lực của một cơ quan, tổ chức được
xây dựng trên cơ sở kết hợp có hiệu quả năng lực của nhiều cán bộ, công chức trong
cơ quan, tổ chức. Năng lực chính của tập thể tạo điều kiện hỗ trợ sự phát triển năng
lực của các cán bộ, công chức và tập hợp các năng lực cá nhân này một cách có
hiệu quả nhất để đạt mục tiêu của tổ chức.
b. Các yêu cầu về năng lực với cán bộ Ban quản lý NTM cấp xã
Việc điều hành, chỉ đạo, quản lý xây dựng NTM của BQL xã với các chức
năng và nhiệm vụ như trên yêu cầu cán bộ và ban quản lý phải có năng lực cá nhân
và năng lực tập thể. Trước hết phải đảm bảo các yêu cầu năng lực quy định về cơng
chức xã, phường; sau đó cần có các kiến thức, kỹ năng trong quản lý điều hành xây
dựng nông thôn mới cấp xã tương ứng với các công việc, chức năng và nhiệm vụ
nêu trên.
Năng lực cán bộ được quy định trong NĐ số 114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng
10 năm 2003 về công chức xã phường thị trấn. NĐ Số: 112/2011/NĐ-CP ngày 05
tháng 12 năm về công chức xã phường, trị trấn như sau:
Một là có tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội; có kỹ năng tuyên truyền, dân vận thực hiện có kết quả đường lối
của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;

Hai là cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư, cơng tâm, thạo việc, tận tuỵ với
dân. Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Có ý thức tổ
chức kỷ luật trong công tác. Trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân
dân, được nhân dân tín nhiệm;
Ba là có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của
Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có trình độ văn hố, chun mơn, đủ
năng lực và sức khoẻ để làm việc có hiệu quả đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 17


×