Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

CÁC NGUYÊN TẮC SÁNG TẠO TRONG XÂY DỰNG WEBSITE CHUYÊN NGHIỆP SỬ DỤNG CMS WORDPRESS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 45 trang )

Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học trong n học.
LỜI CẢM ƠN
Là một học viên của khóa học môn Phương pháp nghiên cứu khoa học trong
tin học do Thầy GS. TSKH Hoàng Kiếm giảng dạy, cá nhân cảm nhận và tiếp thu
được rất nhiều vốn kiến thức quý báu. Từ đó, thấy rằng trong việc nghiên cứu khoa
học và làm việc cần phải có phương pháp đúng đắn và phù hợp.
Để thực hiện được tiểu luận này, Tôi xin gửi làm cảm ơn đến Ban giám hiệu
nhà trường Đại học Công nghệ thông tin, quý Thầy Cô của Phòng sau đại học và đặc
biệt là Thầy Hoàng Kiếm đã truyền đạt nhiều kiến thức mới, hay và có ích cho Tôi
trong việc chọn hướng đi để nghiên cứu và làm việc.
MỤC LỤC
KÝ HIỆU, VIẾT TẮT, HÌNH ẢNH.
1. CMS: Content Management System
2. WP: Wordpress
3. THMX: Tiếng hát mãi xanh
LỜI NÓI ĐẦU
Trong ngành học Khoa học máy tính, có rất nhiều vấn đề đang đặt ra và cần
được giải quyết. Do đặt thù công việc của Tôi là làm thiết kế và lập trình Website,
do vậy ở tiểu luận này, xin chọn các vấn đề liên quan đến việc xây dựng Website để
trình bày.
Trang 1
Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học trong n học.
Nội dung tiểu luận bao gồm nêu lên các vấn để khó khăn để xây dựng 1
website chuyên nghiệp, chạy ổn định, đáp ứng các nhu cầu của người dùng, sao cho
tiết kiệm thời gian và công sức của người xây dựng. Bên cạnh đó, Tôi xin nói về
một công cụ, một Content Management System (CMS) - đó chính là Wordpress. Từ
đó nêu ra các nguyên tắc sáng tạo mà Tôi phân tích được qua các phiên bản
Wordpress, cho thấy sức mạnh ưu điểm của nó.
TỔNG QUAN
Tiểu luận "Các nguyên tắt sáng tạo trong xây dựng website chuyên nghiệp sử dụng
CMS Wordpress" bao gồm các phần:


Phần 1: Những vấn đề khó khăn khi xây dựng Website.
Phần 2: Tổng quan về các CMS, ưu - nhược điểm của các CMS phổ biến, nói riêng
về Wordpress.
Phần 3: Các nguyên tắc sáng tạo được sử dụng trong CMS Wordpress để biến nó trở
thành một CMS phổ biến và tiện dụng như hiện nay.
Phần 4: Demo bằng một website được xây dựng
bằng Wordpress đảm bảo sự chuyên nghiệp và tính năng tốt.NỘI DUNG
PHẦN 1. CÁC VẤN ĐỀ KHÓ KHĂN KHI XÂY DỰNG
WEBSITE.
Chương 1. Những việc cần làm khi thiết kế website.
1. Xác định những yêu cầu ban đầu đối với trang web của bạn
Một trang web muốn thành công thì không được phép là một trang web, nó
phải là công cụ truyền tải và thực hiện đầy đủ được mục đích kinh doanh mà Doanh
nghiệp kỳ vọng, là một cầu nối thật sự hiểu quả giữa Doanh nghiệp. Vì thế, yếu tố
đầu tiên mà Doanh nghiệp cần làm là xác định những yêu cầu của mình đối với
trang web.
Trang 2
Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học trong n học.
2. Chỉ định nhân sự thực hiện việc triển khai website
Ngay sau khi đã xác định được yêu cầu cho trang web, Doanh nghiệp cần chỉ
định ít nhất một người đảm nhiệm các công việc liên quan đến quá trình chuẩn bị
triển khai trang web. Người (hoặc nhóm người đó sẽ có trách nhiệm thực hiện các
công việc tiếp theo cho đến khi trang web được hoàn thành và bắt đầu vào giai đoạn
khai thác.
Vì thế, người được chỉ định trước hết phải nắm rõ mọi yêu cầu, mục đích,
nghiệp vụ mà Doanh nghiệp bạn đặt ra với website, có đồng thời năng lực kinh
doanh và hiểu biết về CNTT để giúp xây dựng một trang web đáp ứng cả yêu cầu về
công nghệ cũng như các mục tiêu kinh doanh mà Doanh nghiệp đã đặt ra.
3. Tìm kiếm một tên miền phù hợp
Giống như tên của Công ty, việc chọn tên miền chính là chọn tên cho Công ty

của bạn trên mạng. Vì thế, tên miền phải phản ánh được chính những yêu cầu ban
đầu mà Doanh nghiệp đặt ra với website. Đôi khi, tên miền website không được xác
định trước mà có thể được xác đinh trong bước sau, khi Doanh nghiệp hợp tác và
được sự tư vấn từ công ty cung cấp dịch vụ thiết kế website. Tất nhiên, khi mua tên
miền Doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí, tham khảo “bảng giá” để biết về chi phí mua
tên miền.
4. Tìm kiếm, lựa chọn nhà cung cấp, công ty thiết kế website
Bước tiếp theo là người được chỉ định phải tìm kiếm và lựa chọn một nhà cung
cấp - thiết kế website đủ năng lực công nghệ và đáp ứng được những yêu cầu mà
trang web của Doanh nghiệp cần có.
Ngày nay có rất nhiều công ty cung cấp dịch vụ thiết kế website và việc tìm ra
các Công ty đó cũng rất dễ dàng thông qua mạng Internet. Nhưng chính vì vậy, lựa
chọn đúng đắn và chính xác được một nhà cung cấp phù hợp cũng trở nên khó khăn
hơn.
Trang 3
Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học trong n học.
5. Hợp tác với nhà cung cấp để thiết kế website
Giai đoạn thiết kế website được hiểu là giai đoạn bắt đầu từ lúc Hợp đồng thiết
kế website được ký kết cho đến khi trang web được hoàn thành và đưa vào hoạt
động trên mạng Internet. Nó khác với “triển khai website” là quá trình bắt đầu từ khi
Doanh nghiệp đặt vấn đề xây dựng website cho đến khi có được website hoàn chỉnh
hoạt động trên mạng Internet.
Một nhà cung cấp thật sự chất lượng chắc chắn sẽ giúp cho Doanh nghiệp
được rất nhiều thông tin tư vấn triển khai từ việc lựa chọn tên miền, tư vấn định
hướng nội dung, marketing, tư vấn tính năng nghiệp vụ, tư vấn nhân lực khai
thác Bước tiếp theo sau khi đã tìm được nhà cung cấp là Doanh nghiệp nên lắng
nghe các thông tin mà nhà cung cấp đưa ra và kết hợp chặt chẽ với nhà cung cấp để
tiến hành thiết kế website. Chi phí thiết kế website hoàn tòan tùy thuộc vào thỏa
thuận giữa Doanh nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ.
6. Giám sát thiết kế website

Việc giám sát thiết kế website phải được thực hiện liên tục từ khi trang web bắt
đầu được thiết kế đến khi trang web hoàn thiện và được bàn giao cho Doanh nghiệp.
Công việc chính của giai đoạn này là theo dõi chặt chẽ quy trình thiết kế
website của công ty thiết kế thông qua công cụ giám sát, nhằm đảm bảo rằng sản
phẩm đã được triển khai đúng mục đích và có thể xác định được các hạn chế phát
sinh nhằm tìm kiếm giải pháp khắc phục kịp thời.
7. Chuẩn bị các nội dung ban đầu cho trang web
Đồng thời với quá trình ký kết hợp đồng thiết kế, một nhà cung cấp chất lượng
phải luôn cung cấp cho khách hàng của mình một bản tài liệu hướng dẫn hợp tác
trong đó có mô tả rõ các dữ liệu ban đầu mà khách hàng cần chuẩn bị cho trang web
và thời điểm cần có các dữ liệu đó.
Trang 4
Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học trong n học.
Doanh nghiệp cần tích cực chuẩn bị dữ liệu theo hướng dẫn để đảm bảo rằng
khi trang web được thiết kế xong thì các nội dung ban đầu đã sẵn sàng hoặc đã được
cập nhật. Chỉ khi có dữ liệu thì trang web mới được gọi là hoàn thiện.
8. Xây dựng kế hoạch phát triển nội dung và marketing cho website
Người đảm nhiệm triển khai website cho doanh nghiệp đồng thời phải xây
dựng được các kế hoạch nội dung và kế hoạch marketing cho website và hoàn thiện
nó trước khi website được thiết kế xong. Việc này đảm bảo rằng website sẽ thực sự
được đưa vào vận hành và khai thác ngay khi thiết kế xong. Một website chỉ mang
lại hiệu quả nếu nó chứa đựng những nội dung mang lại lợi ích cho người sử dụng
và được marketing đầy đủ tới người dùng. Nếu không có các kế hoạch này, cuối
cùng Doanh nghiệp sẽ nhận về “một website chết”.
Thông thường, các nhà cung cấp website chất lượng luôn nỗ lực tham gia tư
vấn cho Doanh nghiệp trong quá trình xây dựng các kế hoạch này. Các thông tin đó
sẽ giúp ích cho Doanh nghiệp trong quá trình xây dựng kế hoạch khai thác website.
9. Xây dựng nhân lực vận hành website, cập nhật nội dung ban đầu
Một trang web cũng như kế hoạch khai thác sẽ không có ý nghĩa gì nếu thiếu
người vận hành nó. Vì vậy, muốn website mang lại hiệu quả thì Doanh nghiệp nhất

thiết phải có nhân lực vận hành. Người được chỉ định quản trị trang web phải có
năng lực về CNTT, khả năng xử lý nội dung và nắm rõ mọi kế hoạch khai thác
website mà Doanh nghiệp đã đặt ra.
Tùy thuộc vào mức độ của trang web mà số lượng người quản trị có thể khác
nhau. Với những trang web có khối lượng ít nội dung, có thể chỉ định một người
kiêm nhiệm thực hiện quản trị website, nhưng rất nên hạn chế sử dụng giải pháp
này.
Trang 5
Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học trong n học.
10. Tiếp nhận bàn giao website từ nhà cung cấp và đưa vào khai thác
Cuối cùng, khi trang web được thiết kế hoàn thiện và có các nội dung ban đầu,
việc cần làm là tiếp nhận nó từ nhà cung cấp và đưa vào sử dụng. Trong quá trình
này, quan trọng nhất là người quản trị website sẽ phải tiếp nhận đầy đủ các thông tin
hướng dẫn sử dụng về quản trị nội dung và nghiệp vụ của website. Sau khi website
đã được tiếp nhận đầy đủ, giờ là lúc Doanh nghiệp bắt đầu khai thác website.
Chương 2. Khó khăn trong việc thiết kế giao diện và nội dung cho
website.
1. Người đọc không muốn phải kéo thanh cuộn ngang
Theo kinh nghiệm của bản thân, tôi cảm thấy rất khó chịu khi phải kéo thanh
cuộn ngang để đọc nội dung của trang đó. Cho nên bạn phải không được thiết kế
trang web khiến người đọc phải kéo thanh cuộn ngang, nếu không hậu quả sẽ rất
lớn.
2. Thông tin quá dài ở một trang
Kéo chuột sang ngang để đọc đã là rất khó chịu rồi, nhưng kéo mãi kéo mãi xuống
dưới để đọc thì cũng chẳng dễ chịu chút nào với người lướt web. Hơn thế nữa trong
một nghiên cứu chỉ ra rằng đến 75% người lướt web chỉ "đọc lướt" thay vì "đọc
từng chữ". Do đó một bài quá dài dễ làm người ta nản. Tuy nhiên nếu bài đó có
nhiều thông tin, thì bạn nên chia ra làm 2, 3 trang cho nó cũng là một cách khắc
phục.
Luật chung: Một trang web không nên để người đọc phải kéo 3 lần màn hình để

đọc hết nội dung. Nếu bạn đang có vấn đề này thì hãy sửa chữa ngay đi. Tuy nhiên
trừ trường hợp đặc biệt nếu đó là một chương sách thì không nói tới vì nếu người
đọc đã biết nó là một chương sách và nội dung phù hợp với cái họ cần thì họ sẽ
Trang 6
Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học trong n học.
không ngại kéo đến cả chục trang đâu. Nhưng thường thì là nên như thế.
3. Dung lượng của một trang bất kỳ không nên nặng quá 50K
Nếu tất cả chúng ta đều tuân theo quy luật như 1+1 = 2 thì tốt quá! nhưng bạn cũng
nên biết rằng chẳng có cái gì là tuyệt đối, bao giờ cũng có những chỗ "sunsilk". Tuy
nhiên một trang web load dưới 5 giây sẽ để lại ấn tượng rất tốt cho người đọc.
Trong thực tế, có đôi lần bạn thực sự phải để nhiều hình đồ họa trên một trang ví dụ
như trang về hình ảnh. Nếu bạn có một thư viện hình ảnh thì việc upload những hình
bự chà bá lên mạng là không thể tránh khỏi, vì bạn muốn hình đó đủ to, đẹp để mà
thu hút người xem chứ. Nhưng trong trường hợp này thì người xem đã xác định
trước nên không thành vấn đề. Chung quy lại một trang load nhanh bao giờ cũng
được đánh giá cao hơn một trang phải mất cả thế kỷ mới load xong.
4. Đừng bắt buộc người đọc phải download plug-ins
Một điều khó chịu không kém là khi vào một trang nào đó bạn bị bắt buộc phải
download một cái plug-in dở hơi nào đó để phải xem một cái gì đó mà bạn thậm chí
còn chưa biết nó tốt hay dở nữa.
Thực tế plug-in có thể tạo một ấn tượng mạnh cho phần giao diện của trang
web. Nhưng bạn nên nhớ rằng không phải ai cũng có plug-in đó mặc dù chúng ta
đang sống trong kỷ nguyên CNTT. Để làm cho tất cả mọi người đến trang của bạn
đều có thể xem được, bạn nên nghĩ đến một cách hoàn thiện hơn như là dùng HTML
để thay thế.
5. Những quy định chung:

Trang 7
Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học trong n học.
- Mẫu thiết kế sử dụng kích thước thật của màn hình với khung hình chuẩn của

web theo chiều ngang là 778px. Phần lớn người xem vẫn xem ở mode màn hình
800x600, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt có thiết kế riêng.
- Sử dụng Mode màu RGB vì web chỉ hiển thị trên màn hình.
- Nếu dùng Photoshop để dựng layout, yêu cầu bắt buộc phải dùng Folder Set
để quản lý layer, vì mỗi website khi thiết kế hoàn chỉnh, có hàng trăm layer.
- Việc dùng Flash cũng cần phải cân nhắc với những website thông tin vì nó
chỉ thu hút người xem vào những lần truy cập đầu, sau đó sẽ chỉ làm cho website
nặng lên không cần thiết. Khi làm file flash lớn, cần phải có phần loading.
- Khi thiết kế, cần đưa tương đối đầy đủ nội dung với màu sắc, font chữ đúng
với website sau này. Khi đặt nội dung, nên để font chữ ở chế độ Smooth là none, ko
nên để là Crisp vì khi ra kết quả cuối cùng (web page) sẽ khác với thiết kế.
- Không sử dụng các font chữ không chuẩn cho nội dung website, vì nếu máy
người xem không có font đó thì sẽ hư toàn bộ layout. Nếu website sử dụng tiếng
Việt, nên sử dụng các font Unicode chuẩn như Arial, Verdana, Tahoma, Times
News Roman.
- Các website thương mại nên hạn chế sử dụng các đường cong, hình ảnh lớn,
background lớn chiếm diện tích thông tin của website trừ khi có thể quản lý chúng.
Việc sử dụng đường cong hay background sẽ gây rất nhiều trở ngại khi chuyển qua
HTML.
- Cần nghĩ qua về việc làm sao chuyển chúng thành HTML trước khi thiết kế
một thành phần nào.
- Thiết kế web cần tính toán làm sao để tương thích với cấu trúc HTML của
website, nếu không, khi phân tích ra thành các trang web HTML sẽ trở nên rất khó
khăn cho việc xây dựng nội dung cũng như lập trình.
Trang 8
Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học trong n học.
- Trước khi thiết kế, cần có sitemap cụ thể, để việc trình bày thông tin trở nên
rõ ràng, dễ thuyết phục người duyệt mẫu. - Nên xem mẫu thiết kế trên các loại màn
hình khác nhau, tốt nhất trên màn hình CRT bình thường, vì đây là màn hình của
người sử dụng. Tránh việc duyệt mẫu, xem mẫu bằng giấy in láng (hoặc rửa hình),

hoặc màn hình laptop, LCD. - Màu sắc website cần nhẹ nhàng, phù hợp với mục
đích của website, thông tin rõ ràng.
- Cần có một mẫu GUI Logic trước khi bắt tay vào thiết kế, GUI Logic này cần
được duyệt qua bởi Người đối tác. GUI Logic là bản thiết kế thô, bao gồm các vị trí
của các thành phần trên website, người thiết kế sẽ dựa trên đó để làm graphic. Bản
GUI Logic này được tính toán trước về mặt thẩm mỹ và quan trọng là usabilities.
Chuyển trang web thành HTML
- Sau quá trình thiết kế web là quá trình phân tích, chuyển đổi mẫu thiết kế
thành trang web HTML, cần theo các yêu cầu cụ thể sau:
- Chương trình dựng trang web, chương trình thích hợp nhất là Macromedia
Dreamweaver, vì đây là chương trình do rất nhiều lập trình viên đang sử dụng để
code trực tiếp, tuyệt đối không dùng Frontpage. Frontpage có thể giúp đơn giản cho
người sử dụng nhưng việc sinh mã HTML rất phức tạp, đặc biệt là sinh ra những mã
HTML ko cần thiết và gây rối cho người lập trình.
- Cắt web html cần có độ tỉ mỉ cao, nếu thiết kế mẫu layout, mất từ 4->8h
(không tính thời gian sáng tạo), thì việc cắt web mất từ 2->4h một trang
- Khâu thiết kế và khâu cắt web có vai trò rất quan trọng, vì sẽ tiết kiệm được
thời gian cho các lập trình viên, tester sau này. Một trang web được cắt tốt không
chứa các thành phần không cần thiết như mã HTML dư, hay các lỗi về cấu trúc
HTML. Vì khi người lập trình làm việc, họ gần như chỉ làm việc trên code chứ
không làm việc trên phần design.
Trang 9
Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học trong n học.
- Cần tính toán rõ ràng, cụ thể việc áp dụng Template trong website. Template
giúp cho 1 website với những trang có thành phần giống nhau được quản lý một
cách thống nhất, nếu cần thay đổi những phần này, chỉ việc chỉnh sửa file Template
này.
- Phối hợp chặt chẽ với bộ phận phụ trách nội dung website để bố cục, cấu trúc
website rõ ràng hơn.
- Khi cắt web, cần đưa các style css ở file riêng, không đưa định dạng font trực

tiếp trong website, việc đặt tên các CSS cần sự nghiêm túc, có sự thống nhất. Hạn
chế việc định dạng font chữ bằng tag < font >. Nếu có các link, việc đặt các css:
link, active, visited, hover là cần thiết. Nên định font chuẩn cho toàn website bằng
cách định nghĩa lại tag < td >.
- Cần xem kỹ lại cấu trúc, yêu cầu của bên thiết kế web, để có thể cho phép
website co giãn theo kích thước màn hình hoặc cố định (nhỏ tối đa 800px). Nếu là
các co giãn theo kích thước màn hình, cần tính toán thiết kế sao cho khi giãn ra
không có những khoảng trống hình ảnh.
- NẾU LÀ 1 WEBSITE ĐỘNG HAY CẬP NHẬT THƯỜNG XUYÊN,
TUYỆT ĐỐI KHÔNG DÙNG CHỨC NĂNG SLICE CỦA PHOTOSHOP HAY
IMAGEREADY. Chức năng này chỉ thích hợp cho các website tĩnh vì HTML sinh
ra rất phức tạp và có rối dẫn tới việc các lập trình viên không thể đọc hiểu hay chỉnh
sửa được.
6. Những quy tắc khi sử dụng font chữ
6.1. Font phải dễ đọc
Nhiều người đồng ý rắng font chữ từ 12- 14 là font tiêu chuẩn được dùng trên
web. Nếu to hơn hoặc nhỏ hơn cỡ đó là bạn đã đặt mình vào "vùng nguy hiểm" rồi.
Màu của font chữ cũng nên phù hợp với nền, đừng chọn nền và chữ một màu gần
Trang 10
Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học trong n học.
giống nhau hay quá tương phản dạng nền màu trắng chữ màu ghi. Font chữ màu
nhạt trên nền tối rất khó đọc
6.2. Dùng font phù hợp.
Font chữ không nên quá rắc rối mà có thể làm người đọc mất tập trung, mà
font chữ nên phù hợp với nội dung của website. Ví dụ website cho trẻ em thì nên
dùng font nghộ nghĩnh và nhiều mằu sắc, nhưng website cho người lớn thì nên dùng
font ngay ngắn và rõ ràng.
6.3. Nên dùng một loại font
Bạn nên sử dụng cùng một loại font cho toàn bộ trang web của mình, kể cả
kích thước của font nữa. Hãy hình dùng một trang web mỗi trang là một loại font thì

nó sẽ nhìn ra như thế nào?
6.4. Chỉ nên dùng những font tiêu chuẩn
Bạn có biết rằng hiện nay có bao nhiêu font chữ tồn tại không? và hầu như
ngày nào người ta cũng tạo ra một loại font mới. Nếu bạn may mắn kiếm được một
font đẹp, thì hãy giữ cho riêng mình, đừng nên dùng trên trang web của bạn. Bởi vì
chưa chắc gì người đọc của bạn lại may mắn giống bạn để có font đó. Cho nên lời
khuyên của tôi là nên dùng font tiêu chuẩn như: Arial, Times New Roman, Tahoma,
Corier New những font có sẵn trong Window vì bạn có thể chắc rằng ai cũng đọc
được.
Nếu máy của người đọc không có font bạn chọn, nó sẽ tự động chọn một font mặc
định để thay thế.
6.5. Trang web có rất nhiều font miễn phí
Bạn có thể vào trang web sau có rất nhiều font miễn phí và rất
đẹp:www.dafont.com.

Trang 11
Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học trong n học.
7. Các điều cần tránh khi thiết kế web:
7.1. Nội dung sơ sài và kém hấp dẫn
Bạn nên nhớ rằng khi người lướt web họ tìm các trang web trong công cụ tìm
kiếm là họ muốn tìm thông tin để dùng cho mục đích của riêng mình. Ví dụ trang
web của bạn được họ tìm thấy, nhưng sau một lúc ngó dọc ngó xuôi, họ chẳng thấy
có chút gì hấp dẫn họ về mặt nội dung cả. Và tất nhiên họ sẽ bỏ đi sang trang khác
và sẽ không quay lại nữa.
Vậy nên bạn hãy tạo ra trang web với nội dung thật hấp dẫn, sao cho người ta
phải Add favourite ngay lần đầu đến thăm.
7.2.Tốc độ load chậm
Một điều hết sức khó chịu là trang web của bạn có tốc độ load chậm. Người ta
không kiên nhẫn quá 5 giây để ngồi chờ trang của bạn load đâu.
7.3.Giao diện nghèo nàn:

Bạn luôn phải nghĩ rằng những người lướt web đến thăm trang của bạn, họ
không phải là những nhà thiết kế web chuyên nghiệp. Thậm chí họ chỉ mới biết đến
Internet. Do vậy bạn phải làm sao cho trang của mình thật dễ sử dụng, người ta chỉ
cần nhấn chuột 3 lần là đã tìm ra cái họ cần.
Thanh di chuyển nên chọn loại tiêu chuẩn là nằm ngang dưới banner hoặc bên
tay trái. Đừng nên dùng những thanh di chuyển quá phức tạp.
Đừng nên dùng hiệu ứng Javascript cho con trỏ chuột
Màu chữ và cỡ chữ không nên quá to, hoặc quá chói. Tốt nhất là bạn nên chọn
font chữ từ 12-14 Px và màu là màu đen. Người ta chứng minh được rằng, mắt
người thấy dễ chịu nhất ở những trang có nền trắng chữ màu đen.
7.4. Kết hợp màu sắc quá tồi
Có đôi khi tôi vào một vài trang web về Photoshop Tutorial. Thật sự thì tôi
cũng thích nội dung trang web đó, nhưng màu sắc thì … ôi thôi … không thể tha thứ
được. Nền màu đỏ, chữ màu xanh lá cây, viền vàng, chữ xám … nhìn như một bát
Trang 12
Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học trong n học.
màu chứ không phải một trang web nữa. Ở những lúc như thế, tôi chỉ muốn thoát
ngay ra mà không muốn chịu đựg thêm một giây nào nữa.
7.5. Có quá nhiều hình ảnh động và flash
Banner hoặc logo mà là dạng hình động chạy ra chạy dzô, ẩn hiện lập loè, xoay
mòng mòng như chong chóng là những thứ mà các web designer nên tránh như
tránh tà.
Một banner bằng flash giống như một bé mới tập làm web và khoe hết người này
người nọ về tác phẩm mà cậu ta mới làm xong.
Một trang web chuyên nghiệp thì logo và banner nên là dạng hình tĩnh hoặc đơn
giản chỉ bằng chữ. Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng banner và logo động dạng flash
không mạng lại tính chuyên nghiệp cho trang web của bạn, mà sự thực nó làm điều
ngược lại.
7.6. Bộ đếm số người truy cập – Hit Counter
Đoạn mã này chỉ được dùng bởi những tay mơ, mới bắt tay vào làm web.

Bạn đừng bao giờ dùng đến nó. Bởi vì một host có cấu hình tốt sẽ giúp bạn kiểm tra
được thông tin về số người truy cập là bao nhiêu, họ từ đâu tới, dùng trình duyệt gì,
làm sao họ biết đến bạn nhờ công cụ tìm kiếm nào vân …vân … mà một bộ đếm
truy cập thông thường chẳng bao giờ làm được như thế. Đó là chưa kể nó lại còn
không chính xác nữa bởi vì mỗi lần có người refresh là nó lại nhẩy lên môt đơn vị.
7.7. Viết theo văn phong dễ hiểu
Bạn luôn phải nghĩ trong đầu rằng không phải ai lướt web cũng giỏi văn như
Nguyễn Tuân, Tố Hữu … mà trình độ của họ chỉ là trung học hoặc hơn chút. Do vậy
bạn nên viết sao cho dễ hiểu, vào thẳng vấn đề và đừng nên vòng vo tam quốc, trau
truốt câu văn bóng bẩy làm gì.
Văn phong bạn viết trên Internet nên ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu vì người
đọc rất lười đọc trên mạng. Họ chỉ đọc lướt qua thôi chứ không đọc từng câu từng
chữ đâu.
Trang 13
Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học trong n học.
8.Những điều không nên khi thiết kế web:
8.1. Nên giữ cấu trúc trang web của bạn thật mạch lạc:
Có một vài webmaster muốn thay đổi cách nhìn của trang web vì họ muốn
tránh sự nhàm chán bằng cách thay đổi cấu trúc của trang web ở những trang khác
nhau. Ví dụ ở trang chủ thì thanh menu nằm dọc, sang đến những trang sau thì lại
nằm ngang, hoặc vài trang khác lại là dạng menu trượt …
Người lướt web thích sự mạch lạc, do vậy trang web của bạn cũng nên như
vậy. Hãy thử xem các bản Window đều hao hao giống nhau về cấu trúc mặc dù tính
năng thì khác nhau một trời một vực.
8.2. Đừng nên dùng Pop up
Pop up có lẽ là một dạng mã làm cho người lướt web cảm thấy khó chịu
nhất. Bởi vì người ta bị ép buộc phải đọc cái mà người ta không muốn đọc. Giống
như bạn đang đi đường bị ai đó ném một tờ giấy vào mặt bắt bạn phải đọc.
Có một vài lần tôi có dạo qua một vài forum thấy có một bảng pop up hiện ra
với lời lẽ khá lịch sự là yêu cầu tôi đăng ký làm thành viên. Bảng pop up đó cứ lẽo

đẽo theo tôi, khi tôi kéo chuột xuống dưới nó cũng xuống theo, kéo lên trên nó cũng
lên theo mà không sao tắt nó đi được.
Vấn đề đặt ra là nếu nội dung của trang đó hấp dẫn tôi, thì không cần phải
nhắc tôi tự khắc sẽ đăng ký thành viên. Còn nội dung nghèo nàn thì cho dù admin
của trang đó đăng ký nick cho tôi, chỉ cho tôi password và thậm chí login vào giùm
tôi. Tôi chỉ việc post bài thôi cũng chưa chắc tôi đã tham gia chứ huống gì tôi phải
đăng ký thành viên vì cái pop up đó.
Do vậy bạn hãy thật thận trọng khi dùng pop up.
8.3. Nên dùng hệ thống thanh di chuyển tiêu chuẩn
Có nhiều webmaster muốn cho trang web của mình sinh động nên nghĩ ra
nhiều loại thanh di chuyển (navigation). Có người cho nó xoay mòng mòng quanh
Trang 14
Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học trong n học.
một quả cầu, có người cho nó chạy loanh quanh, có người cho nó trượt lên trượt
xuống … những kiểu này chỉ làm người xem nhức mắt và nhầm lẫn.
Những trang web lớn họ đều dung navigation rất đơn giản là nằm ngang phía
trên hoặc phần trên bên tay trái.
8.4. Nên để trang web của bạn phù hợp với màn hình 800 x 600 Px
Hiện nay màn hình 800 x 600 không còn chiếm đa số nhưng không hẳn là nó
đã biến mất và vẫn chiếm khoảng 40% tổng số những người online. Cho nên khi bạn
thiết kế, bạn hãy để tâm đến 40% này. Việc kéo thanh trượt lên hoặc xuống không
thành vấn đề vì việc đó khá dễ dàng với con chuột hỗ trợ con lăn. Nhưng việc kéo
thanh trượt sang ngang là cả một vấn đề lớn và vô cùng khó chịu với người lướt
web.
8.5. Đừng tự động tái định hướng người dung sang một trang khác:
Đôi khi có những webmaster muốn người xem chú ý đến một trang đặc biệt
nào đó nên đã đặt đoạn mã tái định hướng mỗi khi ai click vào một trang cụ thể.
Việc này có thể làm người dùng thấy khó chịu và không an tâm. Nếu bạn thực sự
phải chuyển người dung đến một trang nào đó, hãy để một đường link thay vì tự
động chuyển họ.

Vấn đề then chốt ở đây là chúng ta tránh áp đặt những gì mình nghĩ cho người
dùng, nên cho họ sự lựa chọn.
8.6. Nên giữ dung lượng của trang chủ không vượt quá 60Kb:
Trang web có thể bao gồm chữ, hình ảnh và những định dạng khác như Flash
và hình động. Nhưng khi bạn cộng tất cả các thành phần đó lại, thì dung lượng của
nó không nên vượt quá 60 K.
Bởi theo các nghiên cứu được tiến hành, nếu trang web của bạn mất hơn 4
giây để load thì bạn đã mất một nửa sổ người đến thăm, còn nếu hơn 5 giây thì bạn
mất trắng. Bạn thử tự hỏi mình bạn có thực sự kiên nhẫn khi phải chờ một trang nào
đó ở kết quả tìm kiếm của Google khi nó load chưa?
Trang 15
Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học trong n học.
8.7. Đừng canh giữa tất cả mọi thứ
Canh giữa tất cả chữ vào giữa giống thể thơ lục bát rất khó đọc, hãy tưởng
tượng khi bạn đọc một cuốn sách mà tất cả chữ nghĩa đều được căn giữa.
Quy luật in trên giấy đã xuất hiện từ rất sớm và ai cũng phải công nhận rằng
căn lề trái là cách dễ đọc nhất. Vậy trước khi bạn nên làm gì, hãy nhớ đến những gì
ngành in ấn đang làm.
8.8. Đừng dùng Javascript cho con trỏ chuột
Tôi cũng có nhiều lần được chiêm ngưỡng những Javascript cho con trỏ
chuột như đồng hồ chạy theo chuột, ánh sao lấp lánh, mũi tên, thanh gươm … nói
chung nhìn nó đẹp và vui nhộn nhưng nó chỉ thích hợp với những trang cho trẻ con
dưới 5 tuổi. Với những người như tôi, tôi chẳng thấy thích một cái đồng hồ hoặc
một loạt ngôi sao cứ bám như đia lấy con chuột của tôi.
Do vậy hãy loại bỏ những thứ đó và chỉ nên dung khi thực sự cần thiết.
8.9. Tham khảo những “ông lớn” trên net
“Ông lớn” ở đây tôi muốn đề cập đến là các trang web lớn với hang triệu người
truy cập một ngày như Yahoo, Google, MSN … bạn nên tham khảo cách thiết kế,
trình bày, font chữ, màu sắc, hiệu ứng của họ.
Vì họ là công ty lớn, làm ăn lâu dài và họ đầu tư cả tấn tiền vào nghiên cứu rồi

cho nên những gì họ dung là kết quả của cả một quá trình đúc rút kinh nghiệm từ
những sai lầm. Cho nên hãy tham khảo cách họ làm và học hỏi ở họ.
Chương 3. Thiết kế website cho điện thoại di động, mobile, smartphone.
Từ năm 2013 người dùng internet có xu hướng lướt web bằng thiết bị di động
nhiều hơn là dùng PC hay Laptop như trước kia.
Thiết kế website điện thoại di động đã, đang và sẽ trở thành một nhu cầu
không thể thiếu trong xã hội hiện đại này. Vì vậy, các bạn hãy tham khảo những
Trang 16
Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học trong n học.
hướng dẫn thiết kế cho lĩnh vực mới này để nắm bắt cơ hội phát triển cho sản phẩm,
dịch vụ và thương hiệu của mình.
Website cho thiết bị di động cũng tương tự như những website bạn vẫn thường
thiết kế, có chăng sự khác biệt chính là yêu cầu của người dùng về thương hiệu để
quyết định có tải nó về máy của họ hay không. Website cho di động được thiết kế
để cho bất cứ thiết bị nào có hỗ trợ duyệt web đều có thể truy cập một cách dễ dàng.
1. Thiết kế cho màn hình nhỏ hơn
Khi thiết kế web cho thiết bị di động, chúng ta phải xem xét đến kích thước
màn hình. Điều này có vẻ sẽ gây khó khăn cho những nhà thiết kế và lập trình đã
quen làm cho màn hình HD với kích thước 1920 x 1200 hoặc lớn hơn.
Màn hình của Iphone 4 hiện nay có độ phân giải 640 x 960, Ipad 1024 x 768.
Nhưng hai kiểu màn hình này lớn hơn nhiều so với mặt bằng chung các thiết bị di
động khác. Một số điện thoại di động dùng hệ điều hành Android
hay Blackberry màn hình chỉ là 320 x 240. Website với kích thước này thật sự nhỏ
hơn nhiều so với những mẫu mà chúng ta thường thiết kế, nhưng hãy luôn nhớ rằng
chúng ta sẽ thiết kế nó cho thiết bị di động.
Trang 17
Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học trong n học.
2. Hãy quan tâm đến tốc độ kết nối
Từ những năm trước, internet băng thông rộng (wifi) đã phổ biến ở khắp các
quán cà phê, người thiết kế website phải tối ưu trình duyệt của mình để đảm bảo

thời gian lướt web nhanh nhất. Bây giờ chúng ta cũng phải làm điều tương tự cho
thiết bị di động.
Các nhà sản xuất đưa ra ngày càng nhiều trình duyệt với tốc độ lướt web, tải
dữ liệu cực nhanh. Thêm vào đó là nhu cầu tải dữ liệu không giới hạn của một bộ
phận người dùng, họ sẵn sàng chi trả cho việc download tài liệu của mình. Vì vậy,
trong vai trò người thiết kế, chúng ta phải cân nhắc vấn đề này. Phải giảm code, xóa
bỏ bớt thẻ tags và các bình luận. Dùng hình ảnh kích thước nhỏ hơn và tài liệu nén
để cho việc download được thực hiện dễ dàng hơn.
3. Ưu tiên cấu trúc website một cột cho di động
Khi một trang được tải trên thiết bị di động, nó nên được tùy chỉnh tự động
cho phù hợp với kích thước màn hình. Với kích thước màn hình của hầu hết các
loại điện thoại, một trang khó có thể hiển thị được hết. Nếu không được thu nhỏ lại,
người dùng sẽ phải dùng đến thanh cuốn ngang và dọc để xem được hết nội dung
của trang. Như thế rất bất tiện.
Vì vậy, hãy tạo cấu trúc một cột vừa với kích thước màn hình của các thiết bị
di động. Người dùng vẫn phải sử dụng thanh cuốn, nhưng họ chỉ cần cuốn theo
chiều dọc.
4. Đơn giản hóa và tối ưu nội dung
Thêm một lưu ý nữa đó là hãy đặt sự đơn giản và kích thước nhỏ lên hàng đầu.
Nhẹ nhàng luôn là tiêu chí được ưu tiên khi sắp xây dựng nội dung và cấu trúc trang.
Giảm bớt những đường links và nội dung không liên quan đến phần nội dung.
Những mục trên sidebar(cột bên cạnh) và footer(chân trang) cũng có thể nên được
bỏ đi để tập trung vào nội dung chính và góp phần đơn giản hóa trang web.
Trang 18
Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học trong n học.
Việc giảm bớt một số mục như vậy sẽ giúp giảm dung lượng và thời gian tải
của trang. Và điều này thì rất quan trọng khi thiết kế trang web dành cho mobile.
5. Giảm bớt thanh điều hướng và thao tác nhập
Thao tác nhập (User Input) có thể khó sử dụng trên một số dòng điện thoại vì
bàn phím nhỏ không giống như bàn phím thông thường mà người dùng lại rất dễ

nhập sai. Thay vào đó, chúng ta có thể tùy chỉnh số lần nhập cần thiết cho người
dùng. Ví dụ, thông tin có thể được kéo vào từ tài khoản được ghi nhớ lần trước.
Thanh điều hướng có thể được chuyển thành dropdown menu (danh mục sổ xuống).
Hoặc chúng ta cũng có thể tận dụng các chức năng sẵn có của điện thoại.
Chương 4. Khó khăn về tính SEO cho website.
SEO là vấn đề rất khó khăn và cần có sự sáng tạo, kinh nghiệm, tỉ mỉ… Không
dám nói là làm xong bài này thì WEB hay blog do chúng ta làm sẽ lên top 10 google
tuy nhiên có câu: “góp gió thành bão” thu gom mỗi nơi một ít, chọn lọc – vận dụng
và chắc sẽ thành công.
1. Tối ưu nội dung cho wordpress
Không chỉ riêng về WordPress mà tất cả các website đều phải làm công việc này
và gần như tối ưu về nội dung trang web là vấn đề quan trọng nhất và hiệu quả nhất
trong SEO.
Trang 19
Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học trong n học.
Có một nội dung tốt, đáp ứng được nhu cầu của người đọc chúng ta sẽ giữ
được một ấn tượng đẹp cho họ và nhiều khi họ sẽ là nhân viên quảng bá giúp
website cho chúng ta.
Nội dung bạn viết phải xoay quanh vấn đề bạn muốn nói đến tránh sự vòng
quanh, nhọc nhằn, không rõ ràng trong sáng và đi sai hướng của tiêu đề bài viết bạn
triển khai. Từ khóa phải có mật độ dày trong bài viết tuy nhiên không nên nhồi nhét
sẽ cho là spam Keywords càng tai hại.
Bạn phải xây dựng một nội dung không trùng lắp có nghĩ là bạn chính là người
tạo ra nó không copy bài của người khác, mỗi lần bị cho là đánh cấp nội dung
google sẽ đánh giá thấp website của bạn, và người dùng cũng thế.
Nội dung website bạn phải luôn làm mới, có tính lâu dài nghĩa là bạn qui định
sức viết bài của mình là một tuần một bài thì cứ như thế và ổn định, giả sử tuần đó
viết được ba bài thì cứ post một bài vào để dành mấy bài kia để tuần khác post tránh
việc lâu qua không có nội dung mới.
2. Xây dựng hệ thống liên kết cho WordPress

Bất kỳ một website nào cũng có liên kết tuy nhiên làm như thế nào cho nó có hệ
thống, tối ưu về SEO và tiện lợi nhất cho người dùng.
Cũng lưu ý với các bạn, liên kết của chúng ta phải rõ ràng, bám sát nội dung,
không nên có cấu trúc phức tạp như ?p=2 gây mất một thông tin tìm kiếm
từ các SE, bạn dùng Premalink trong WordPress để custom link rất hiệu quả.
Liên kết có hai dạng liên kết nội và liên kết ngoại, chắc ai cũng biết
đến wikipedia.org đây là một trang bách khoa về kiến thức và là một điển hình cho nội
liên kết. Liên kết trong trang giúp cho khách truy cập sẽ quanh quẩn đâu đó trong
site bạn giảm tỉ lệ thoát lên rất cao từ đó tăng độ tin cậy cho website bạn. Tuy nhiên
nguyên tắc là vừa phải không quá dày đặt.
Trang 20
Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học trong n học.
Xây dựng hệ thống liên kết trong SEO wordpress
Ngoại liên kết là loại liên kết từ website khác đến website của bạn, có hai dạng
ngoại liên kết đó là liên kết toàn cục và liên kết trong trang. Những link trỏ đến site
bạn mà nằm ở tất cả mọi trang là liên kết toàn cục ví dụ nằm ở footer, sidebar … và
được đánh giá là cao hơn. Còn trong bài viết của họ có chèn liên kết của site bạn đó
là liên kết trong trang vào câp độ sẽ giảm từ trên xuống dưới nghĩa là đầu trang thì
quan trọng hơn và giảm dần.
Theo mình để tối ưu SEO cho wordpress cũng như các website mã nguồn khác
về liên kết phải xây dựng hệ thống nội liên kết mạnh mẽ và tốt nhất là đi spam link ít
và trang spam hàng loạt.
3. Sử dụng Plugin All in One SEO Pack cho WordPress
Ở một trang web được google index thì nó sẽ đánh dấu các phần như tiêu đề,
nội dung meta, mật độ từ khóa, link… Trong wordpress để tối ưu về nội dung bạn
có một công cụ khá mạnh đó là Plugin All in One SEOPack,công cụ này khi cài đặt sẽ
xuất hiện trong phần soạn thảo bài viết bạn một nơi cho thay đổi các thành phần có
liên quan đến SEO.
Trang 21
Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học trong n học.

4. Sử dụng Plugin Google XML Sitemaps cho WordPress
Như mình đã đề cập ở trước việc tối ưu SEO cho wordpress nói riêng và tất cả
các site nói chung sitemap là điều buộc phải có. Sitemap là bản đồ mà giúp người
dùng hay bot tìm kiếm đi vào khám phá website của mình, nó rất quan trong và cần
thiết.
Trong WordPress có một plugin giúp tạo xml sitemap tự động và hợp theo
chuẩn của Google đó là: Plugin Google XML Sitemaps, bạn download plugin tại đây.
Sau khi cài đặt plugin sẽ tự động tạo cho bạn sitemap dạng xml và update mỗi khi
bạn có bài mới.
Sau đó khai báo lên các công cụ tìm kiếm cụ thể là Google Webmaster
tools. Ngoài ra bạn cũng nên tạoWordPress HTML sitemap cho người dùng dễ dàng
trong việc tìm hiểu khái quát nội dung website của bạn.
5. Sử dụng Plugin Cache cho WordPress
Ở các website có lượng truy cập vừa và lớn thì bắt buộc phải dùng Cache,
Cache giúp lưu lại bảng HTML của trang web đã load và lưu trữ ở đó trong khoảng
thời gian qui định để khi có bất kỳ yêu cầu nào từ trình duyệt đến load trang web đó
thì sẽ trả về kết quả ngay không cần phải truy vấn đủ thứ.
Công việc này sẽ giúp website bạn load nhanh hơn rất nhiều, tránh được sự
hoạt động quá tải của server tạo cảm giác dễ chịu cho người xem (không phải chờ
Trang 22
Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học trong n học.
đợi) nếu trang web mà load khoảng 20 – 30 giây mà chưa có nội dung thì chỉ có bạn
mới đủ kiên nhẫn chờ đợi.
PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ CMS, SO SÁNH VỀ ƯU -
NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC CMS, NÓI RIÊNG VỀ
WORDPRESS.
Chương 1. Tổng quan về CMS cho website.
1.Khái niệm CMS:
CMS – Content Management System tạm dịch là thống quản lý nội dung.CMS
được sử dụng để tạo và chỉnh sửa nội dung.” Nội dung” muốn đề cập ở đây là bao

gồm hình ảnh, video, file âm thanh, tài liệu đính kèm của một trang web . Hay về
mặt trình bày có thể là quản lý các menu, quản lý các category, bài viết, thông tin
hiển thị trên web.
CMS được sử dụng với nhiều ứng dụng : quản lý văn bản , quản lý người
dung, quản lý các tài liệu, theo dõi, xuất bản nội dung, tìm kiếm, chỉnh sửa nội
dung.CMS được thiết kế ẩn so với người dung thông thường.
Khi website được đưa lên trực tuyến, CMS cho phép ta có thể quản trị nội
dung trang web từ bất kỳ trình duyệt nào, từ bất cứ đâu trên thế giới mà không cần
cài đặt bất cứ phần mềm nào trên máy người sử dụng. Một website sau khi thiết kế
giao diện muốn phát triển lớn mạnh thì cần phải có một CMS linh hoạt, dễ chỉnh sửa
và bảo mật tốt.CMS là một giải pháp hoàn hảo cho các người dùng, doanh nghiệp
các thiết kế web chuyên nghiệp.
2. Xếp hạng CMS
Trong thế giới thiết kế web, có rất nhiều loại cms từ các loại cms trả phí đến
các CMS mã nguồn mở do cộng đồng xây dựng. Trong giới hạn bài viết mình chỉ
chú trọng vào các CMS mã nguồn mở đình đám, đã trưởng thành, phát triển ổn định
như WordPress, Joomla, Drupal
Trang 23
Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học trong n học.
Việc xếp hạng CMS tất nhiên là không phải cá nhân xếp hạng, việc xếp hạng
dựa trên đánh giá của người dùng và các webdesigner chuyện nghiệp trên toàn thế
giới.
Joomla đứng vị trí nhất trong cuộc thi hệ quản trị nội dung mã nguồn mở xuất
sắc nhất.
Drupal đứng vị trí thứ 2
Cũng bắt đầu từ năm 2006 Joomla bắt đầu được rất nhiều doanh nghiệp Việt
Nam tiếp cận và ứng dụng, tiêu biểu là finalstyle với các website đứng top 10 google
với từ khóa “thời trang “ được xây dựng bằng joomla như thoitrangchaua.com…, từ
khóa “thiết kế web “ như vinadesign.com
Cuộc cuộc bình chọn dựa vào 18 000 lá phiếu bầu chọn trên Web và đánh giá

của hội đồng giám khảo là các chuyên gia trong lĩnh vực.đứng vị trí nhất trong cuộc
thi hệ quản trị nội dung mã nguồn mở xuất sắc nhất.
Năm nay, Drupal được vinh dự giành danh hiệu này, đẩy Joomla! xuống vị trí
thứ hai. Xếp thứ ba là một ứng dụng không phổ biến ở Việt Nam: CMS Made
Simple
Jeff Eaton, nhà phát triển và người đóng góp chính cho Drupal, phát biểu:
“Đây là vinh dự lớn cho cộng đồng Drupal và hàng ngàn cá nhân đã đóng góp cho
dự án. Chúng tôi đã làm việc vất vả để Drupal trở nên mềm dẻo, dễ dùng và scalable
hơn bao giờ hết.“
Ngoài ra còn một giải thưởng cho mạng xã hội nguồn mở cho WordPress.
Drupal tiếp tục giữ danh hiệu “CMS nguồn mở tốt nhất” 2008
Cuộc bầu chọn CMS nguồn mở hàng năm của NXB Packt đã đạt đến đỉnh
điểm khi có thông báo về CMS nguồn mở tốt nhất năm 2008. Drupal đã vượt qua
Joomla! và DotNetNuke để bảo vệ thành công danh hiệu đã giành được trong năm
2007.
Trang 24
Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học trong n học.
Kể từ khi Dries Buyaert công bố dự án dưới dạng mã mở vào năm 2001,
Drupal đã có những bước lớn mạnh vượt bậc. 1,5 lượt lượt tải xuống trong 12 tháng,
20.000 phiếu bầu chọn, Drupal hiện là CMS được sử dụng bởi Warner Brothers
Music, MTV UK và New York Observer.
Buyaert cho biết: “Những giải thưởng này chứng minh cho những đóng góp to
lớn của các thành viên cộng đồng Drupal trên toàn thế giới.” “Chung tay làm việc,
cộng đồng Drupal đang xây dựng tương lai của Web động. Bất kì ai đều có thể
nhanh chóng xây dựng các trang Web xã hội tuyệt vời,”
Như vậy, năm nay Drupal giành luôn cú đúp chứ không chia giải với Joomla!
như năm ngoái. Dù vậy, cộng đồng Drupal Việt Nam cũng chưa khẳng định được
tiếng nói của mình sau khi lần hai Drupal liên tiếp giành quán quân. Số phận cộng
đồng Joomla! Việt Nam cũng tương tự, đang trên đà đi xuống mặc dù đã hai năm
liền Joomla! đạt á quân, và đây là CMS của 1 trang khá nổi tiểng ở Việt Nam –

vietbao.vn .
CMS Nguồn mở tốt nhất :
• WordPress: 4000 USD
• MODx: 2000 USD
• SilverStripe: 2000 USD (đồng hạng nhì)
CMS Nguồn mở PHP tốt nhất :
• Drupal: 2000 USD
• WordPress: 500 USD
• Joomla!: 500 USD
CMS Nguồn mở triển vọng nhất :
• ImpressCMS: 2000 USD
• Pixie: 1000 USD
• Pligg: 1000 USD (đồng hạng nhì)
Trang 25

×