Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER VÀ ỨNG DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA MÁY ẢNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 23 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:
GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER VÀ ỨNG
DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA MÁY ẢNH
GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
SVTH: Lê Trường Sa
MSSV: CH1201132
TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 4 NĂM 2013
PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER CH1201132 – LÊ TRƯỜNG SA
MỤC LỤC
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 4
GIỚI THIỆU VỀ PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY SÁNG TẠO SCAMPER 5
1.1. Lịch sử ra đời của phương pháp sáng tạo SCAMPER 5
1.2. Các nguyên tắc của phương pháp sáng tạo SCAMPER 6
1.2.1. Phép thay thế - Substitute 6
1.2.2. Phép kết hợp – Combine 6
1.2.3. Phép thích ứng – Adapt 7
1.2.4. Phép điều chỉnh – Modify 7
1.2.5. Phép thêm vào – Put 8
1.2.6. Phép loại bỏ - Eliminate 8
1.2.7. Phép đảo ngược – Reverse 8
ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP SCAMPER TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
MÁY CHỤP ảNH 10
1.3. Lịch sử ra đời của máy ảnh 10
1.4. Sự áp dụng phương pháp sáng tạo SCAMPER với sự phát triển của máy ảnh 14
1.4.1. Phép thay thế 14
1.4.2. Phép kết hợp 16
1.4.3. Phép thích ứng 17


1.4.4. Phép hiệu chỉnh 18
1.4.5. Phép thêm vào 19
1.4.6. Phép loại trừ 20
1.4.7. Phép đảo ngược 21
KếT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 22
1.5. Kết luận 22
1.6. Kiến nghị 22
2
PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER CH1201132 – LÊ TRƯỜNG SA
DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Hình 1: 7 nguyên tắc sáng tạo của phương pháp SCAMPER 6
Hình 2: Obscura – Thế hệ máy ảnh đầu tiên 10
Hình 3: Lucida - Máy ảnh của thế kỉ 19 11
Hình 4: Thế hệ máy ảnh điều chỉnh tiêu cự đầu tiên sử dụng phim dương bản 12
Hình 5: Máy ảnh dùng phim âm bản 13
Hình 6: Máy ảnh kỹ thuật số 14
Hình 7: Chụp ảnh bằng đèn đánh sáng sử dụng bột phát quang 14
Hình 8: Máy ảnh sử dụng bóng đèn đánh sáng 15
Hình 9: Máy ảnh hiện đại cùng đèn điện tử 16
Hình 10: Điện thoại thông minh kết hợp máy chụp ảnh 17
Hình 11: Máy ảnh cao cấp chụp ảnh trong nước 17
Hình 12: Máy ảnh sử dụng lớp bảo vệ chông thấm nước 18
Hình 13: Máy ảnh khổng lồ Mammoth 18
Hình 14: Máy ảnh mini 19
Hình 15: Chức năng nhận biết khuôn mặt và nụ cười của máy ảnh 20
Hình 16: Máy ảnh sử dụng 1 lần 20
Hình 17: Các chi tiết của máy ảnh sử dụng 1 lần 21
Hình 18: Sensor được đặt ở mặt trước của màn hình 21
3
PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER CH1201132 – LÊ TRƯỜNG SA

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Hiện nay, tại Việt Nam cũng như tình hình chung của thế giới, một số xu thế đang
diễn ra như suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên; sự gia tăng ô nhiễm môi
trường và biến đổi khí hậu; gia tăng quy mô và chuyển đổi cơ cấu dân số; gia tăng các
áp lực cạnh tranh dưới tác động toàn cầu hóa,… Đặc điểm chung của các xu thế này là
tốc độ diễn ra càng nhanh, khó dự báo và khó ứng phó hơn.
Khi thế giới mất dần các điểm tựa từ nguồn tài nguyên thiên nhiên, nền kinh tế tất
yếu phải trông cậy nhiền hơn vào nguồn tài nguyên phi thiên nhiên và quan trọng nhất
là nhân tố con người với sáng tạo là hình thức lao động cốt lõi. Vì vậy, việc hình thành
nên lối tư duy sáng tạo là một nhu cầu thiết yếu trong thời cuộc.
Nhằm tìm ra các phương pháp thích hợp để kích hoạt khả năng sáng tạo và tăng
cường khả năng tư duy của một cá nhân hay một tập thể cộng đồng làm việc chung về
một vấn đề hay lĩnh vực nào đó, đã có rất nhiều phương pháp tư duy sáng tạo được
triển khai thành các lớp học, các hội nghị chuyên đề ở các cơ quan, tổ chức xã hội,
chính trị - xã hội nhằm nâng cao hiệu quả làm việc.
Có rất nhiều phương pháp tư duy sáng tạo được giới thiệu và triển khai phổ biến
cho nhiều lứa tuổi như Tập kích não, Thâu thập ngẫu nhiên, Giản đồ ý,… Tất cả các
phương pháp này đều mang lại những kết quả nhất định trong việc phát triển tư duy
sáng tạo. Một phương pháp tư duy sáng tạo khác có tên gọi là SCAMPER mang lại
một làn gió mới trong việc thúc đẩy lối suy nghĩ sáng tạo.
Trong khuôn khổ bài luận này, tôi chỉ trình bày về “Giới thiệu Phương pháp
sáng tạo SCAMPER và ứng dụng trong quá trình phát triển của máy ảnh” nhằm
mang lại những thông tin cơ bản của phương pháp sáng tạo và sức mạnh sáng tạo của
nó thông qua một chuỗi phát triển của máy ảnh từ sơ khai đến hiện đại.
4
PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER CH1201132 – LÊ TRƯỜNG SA
GIỚI THIỆU VỀ PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY SÁNG TẠO SCAMPER
1.1. Lịch sử ra đời của phương pháp sáng tạo SCAMPER
Tác giả của phương pháp sáng tạo SCAMPER là Robert F. Eberle (Bob Eberle),
một nhà quản trị giáo dục tại thành phồ Edwardsville thuộc quận Madison, tiểu bang

Illinois, Hoa Kỳ.
Với hơn 30 năm làm nhà lãnh đạo của Viện Sáng tạo (CPSI), ông đã lồng ghép
các nguyên tắc sáng tạo vào các lớp học truyền thống. “Ông là một tín đồ không mệt
mỏi của tư duy sáng tạo và đã truyền bá thông điệp này đi xa và rộng…”.
SCAMPER là một kỹ thuật dùng để làm khai thác sự sáng tạo và giúp vượt qua
những thách thức mà ta có thể gặp phải. Về bản chất thì SCAMPER chỉ là một tập
danh sách những khái niệm chung đi cùng với những câu hỏi nhằm thúc đẩy sự sáng
tạo làm thay đổi một sản phẩm hiện có thành một sản phầm mới một cách tài tình.
Bob Eberle đã tạo ra SCAMPER vào những năm 70 của thế kỷ 20, nhằm giúp trẻ
em dễ dàng khai thác tư duy sáng tạo tự nhiên dựa trên 83 câu hỏi của Alex Osborn.
Phương pháp sáng tạo SCAMPER được ghép từ những chữ cái đầu tiên của những
hành động sau:
• S = Substitute
• C = Combine
• A = Adapt
• M = Magnify
• P = Put to Other Uses
• E = Eliminate (or Minify)
• R = Rearrange (or Reverse)
5
PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER CH1201132 – LÊ TRƯỜNG SA
Hình 1: 7 nguyên tắc sáng tạo của phương pháp SCAMPER
1.2. Các nguyên tắc của phương pháp sáng tạo SCAMPER
1.2.1. Phép thay thế - Substitute
Nội dung: Thay thế thành tố hiện có của hệ thống bằng thành tố khác.
Một số câu hỏi gợi mở cho phép thay thế:
o Có thể thay thế hay hoán đổi bộ phận nào trong hệ thống?
o Có thể thay thế nhân sự nào?
o Qui tắc nào có thể được thay đổi?
o Có thể dùng nguyên liệu, vật liệu nào khác

o Có thể dùng qui trình / thủ tục nào khác?
o Có thể thay tên khác?
o Có thể dùng ý tưởng này tại địa điểm khác?
1.2.2. Phép kết hợp – Combine
Nội dung: Kết hợp thành tố của các hệ thống khác nhau để tạo ra hệ thống mới.
Một số câu hỏi gợi mở cho phép kết hợp:
o Ý tưởng / thành phần nào có thể kết hợp được?
6
PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER CH1201132 – LÊ TRƯỜNG SA
o Tôi có thể kết hợp / tái kết hợp mục đích của các đối tượng?
o Tôi có thể kết hợp hoặc hòa trộn yếu tố này với các yếu tố khác?
o Cái gì có thể kết hợp để gia tăng tính hữu dụng?
o Những vật liệu nào có thể kết hợp với nhau?
o Tôi có thể kết hợp những năng lực khác nhau để cải thiện vấn đề?
1.2.3. Phép thích ứng – Adapt
Nội dung: Thích ứng hệ thống trong một bối cảnh khác.
Một số câu hỏi gợi mở cho phép thích ứng:
o Đối tượng ta đang xem xét giống với cái gì khác?
o Có cái gì tương tự với đối đối tượng ta đang xem xét nhưng trong một tình
huống khác?
o Ý tưởng nào khác có thể đề xuất?
o Cái gì tôi có thể copy, mượn hay đánh cắp?
o Tôi có thể tương tác với ai?
o Ý tưởng nào tôi có thể hợp nhất?
o Quá trình nào có thể được thích ứng?
o Ý tưởng nào ngoài lĩnh vực của tôi có thể hợp nhất?
1.2.4. Phép điều chỉnh – Modify
Nội dung: Điều chỉnh qui mô thành tố của hệ thống.
Một số câu hỏi gợi mở cho phép điều chỉnh:
o Yếu tố nào có thể điều chỉnh lớn hơn?

o Yếu tố nào có thể cường điệu hoặc cực đoan?
o Yếu tố nào có thể cao hơn, to hơn hay mạnh hơn?
o Tôi có thể gia tăng tần số của hệ thống?
7
PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER CH1201132 – LÊ TRƯỜNG SA
o Yếu tố nào có thể lặp lại? Tôi có thể tạo ra nhiều bản sao?
o Tôi có thể bổ sung them những đặc trưng mới hoặc giá trị mới?
1.2.5. Phép thêm vào – Put
Nội dung: Đưa vào sử dụng ở mục đích khác.
Một số câu hỏi gợi mở cho phép thêm vào:
o Đối tượng đang xem xét có thể dùng vào mục đích khác?
o Đối tượng đang xem xét có thể dùng bởi người khác với mục đích khác?
o Trẻ em hay người già sử dụng đối tượng đang xem xét như thế nào?
o Có cách nào khác sử dụng đối tượng đang xem xét không?
o Có thể sử dụng ý tưởng này trong lĩnh vực khác, thị trường khác?
1.2.6. Phép loại bỏ - Eliminate
Nội dung: Loại bỏ thành tố khỏi hệ thống.
Một số câu hỏi gợi mở cho phép loại bỏ:
o Tôi có thể đơn giản hóa đối tượng như thế nào?
o Bộ phận nào có thể loại bỏ mà không làm thay đổi tính năng hệ thống?
o Bộ phận nào không mang tính cốt lõi hay không cần thiết?
o Qui tắc nào có thể hạn chế hoặc loại bỏ?
o Tôi thực hiện với qui mô nhỏ hơn sẽ ra sao?
o Tính chất nào của hệ thống tôi có thể giảm thiểu hoặc loại bỏ?
o Tôi có thể chia tách hệ thống thành các bộ phận khác nhau?
o Tôi có thể làm cho đối tượng tinh gọn hơn?
1.2.7. Phép đảo ngược – Reverse
Nội dung: Đảo ngược trật tự các thành tố của hệ thống.
Một số câu hỏi gợi mở cho phép đảo ngược:
8

PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER CH1201132 – LÊ TRƯỜNG SA
o Có phương án cấu trúc khác tốt hơn phương án hiện hành?
o Có thể hoán đổi bộ phận này với bộ phận khác trong hệ thống?
o Có thể bố trí theo lớp hay theo chuỗi?
o Có thể hoán đổi giữa tác nhân và hệ quả?
o Có thể thay đổi nhịp điệu hay lịch trình của kế hoạch?
o Có thể hoán đổi giữa yếu tố tích cực và yếu tố tiêu cực?
o Có thể tác động ngoại vi thay vì chính diện? Tác động bên trên thay vì bên
dưới? Tác động bên dưới thay vì bên trên?
o Xem xét vấn đề/bài toán theo chiều hướng ngược lại?
o Thực hiện ngược lại với dự định ban đầu?
9
PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER CH1201132 – LÊ TRƯỜNG SA
ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP SCAMPER TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT
TRIỂN MÁY CHỤP ảNH
1.3. Lịch sử ra đời của máy ảnh
Trên 450 năm kể từ khi máy ảnh được Obscura thiết kế với cấu tạo máy ảnh đơn
sơ gồm một ống kính và chiếc hộp vào năm 1558 đến nay hàng loạt thế hệ máy ảnh ra
đời liên tục với công nghệ ngày càng tiên tiến. Máy ảnh đã gắn liền đời sống sinh hoạt
hàng ngày của con người.
Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển, đây là cũng chính là nỗ lực của các nhà
nghiên cứu và phát triển nhằm biến việc sử dụng máy ảnh ngày càng trở nên rộng rãi
hơn trong xã hội. Những năm 1800 chứng kiến sự xuất hiện của một số mẫu thiết kế
máy ảnh. Ngày nay, chúng trở thành một vật dụng tiện nghi và được sử dụng rộng rãi
trên toàn thế giới. Các mẩu thiết kế liên tục được phát triển sau này, cùng với sự phát
triển của phim, đã giúp người sử dụng cảm thấy đơn giản hơn so với thuở sơ khai ban
đầu.
Hình 2: Obscura – Thế hệ máy ảnh đầu tiên
Các nhà nghiên cứu về lịch sử chiếc máy ảnh cho rằng chính Obscura nhà thiết kế
chiếc máy ảnh đầu tiên có cấu tạo giản đơn với một ống kính và chiếc hộp. Được giới

thiệu vào năm1558, nó được sử dụng chủ yếu như một công cụ để quan sát hình ảnh
10
PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER CH1201132 – LÊ TRƯỜNG SA
một cách rõ nét hơn và ngay lập tức trở thành một hiện tượng. Đầu thế kỷ 19, nhà khoa
học William Hyde Wollaston đã trình làng mẫu máy ảnh Lucida. khi đó, máy ảnh
mang thiết bị quang học giúp một nghệ sĩ xem cảnh, người, hoặc vật ở xa và chuyển
hình ảnh lên trên giấy. Sau đó, các nghệ sĩ tiến hành vẽ, kẻ hoặc sơn. Cả máy ảnh
Obscura và Lucida mới chỉ cung cấp những hình ảnh mang tính tạm thời.
Hình 3: Lucida - Máy ảnh của thế kỉ 19
Các nhà nghiên cứu về nhiếp ảnh đã có phát minh ra cách ghi hình ảnh lên vật
liệu. Năm 1822, nhà nghiên cứu người Pháp Joseph Nicéphore Níepce đã tạo ra những
bức ảnh đầu tiên bằng cách sử dụng giấy tráng hóa học để nghi lại những hình ảnh tạm
thời. Nghiên cứu sau đó đã được nâng lên một tầm cao khi ông bắt đầu xem xét: bằng
cách nào có thể giữ lại những hình ảnh vĩnh viễn lên trên giấy. Năm 1829, một người
Pháp khác là Louis-Jacques-Mande Daquerre đã hợp tác với Niépce đã mất năm 1833,
nhưng Daquerre vẫn tiếp tục công việc. Cuối cùng vào năm 1837, ông đã gặt hái
thành công. Sau nhiều năm dài thử nghiệm, Daquerre đã giới thiệu phép chụp hình
đage – quá trình đưa những hình ảnh chụp được lên trên giấy (hình ảnh được tạo ra
bằng sụ kết hợp hóa chất thủy ngân và bạc).
11
PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER CH1201132 – LÊ TRƯỜNG SA
Hình 4: Thế hệ máy ảnh điều chỉnh tiêu cự đầu tiên sử dụng phim dương bản
Tiếp theo sự thành công trên một phiên bản được cải tiến hơn so với phương pháp
chụp hình đage là calotype và được ứng dụng chỉ vài năm sau đó. Năm 1940, quá trình
calotype cho phép người dùng tạo ra nhiều bản sao ảnh bằng cách sử dụng phương
pháp âm và dương bản. Phương pháp mới này là động lực thúc đẩy sự phát triển sử
dụng hình ảnh chụp trong các quảng cáo. Không lâu sau đó, vào những năm 1850, các
nhiếp ảnh gia thậm chí bắt đầu tiến hành thử nghiệm việc chụp ảnh dưới nước. Cho tới
năm 1850, quá trình chụp ảnh vẫn còn rườm rà và cần tới 30 phút tiếp xúc ánh sáng.
Năm 1851, Frederick Scott Archer đã phát minh ra quá trình Collodion giúp thời gian

tiếp xúc với ánh sáng để chụp hình chỉ còn từ 2-3 giây.
Trước 1871, nhiếp ảnh đã trải qua một quá trình phát triển đáng kể khi tấm kính
ảnh được phủ một lớp hóa chất ướt, xử lý hình ảnh ngay tức thì. Quá trình bạc bromua
đĩa gelatin khô được phát minh bởi Richard Leach Maddox giúp không cần phải xử lý
các âm bản ngay lập tức. Đây là một phát minh quan trọng vì từ đó, hình ảnh không
nhất thiết phải được xử lý ngay tức thì.
Những phát minh trong lĩnh vực chụp ảnh đã từng bước cải thiện dần quy trình sản
xuất ảnh. Đồng thời sự sáng tạo của con người cũng đã đến đỉnh điểm giúp ngành
nhiếp ảnh có bước thăng hoa và đột phá phát triển mạnh mẽ sau này. George Eastman
là một nhà tiên phong trong phát triển máy ảnh và nhiếp ảnh. Ông đã tạo ra Kodak vào
năm 1888. Ông cùng làm việc với một đội ngũ các nhà khoa học để tạo ra cuộn phim
đầu tiên trên thế giới và đưa đến tay đông đảo người tiêu dùng vào năm 1889. Đây
12
PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER CH1201132 – LÊ TRƯỜNG SA
chính là cột mốc quan trọng trong ngành giải trí cũng như trong lịch sử truyền thống,
bởi sự phát triển của phim cuộn chính là tiền đề để dẫn tới một phát minh quan trọng
khác của Thomas Edison – máy ảnh ghi lại hình ảnh chuyển động vào năm 1891.
Hình 5: Máy ảnh dùng phim âm bản
Trong thập niên 80 sự xuất hiện của máy ảnh cùng những công dụng tuyệt với của
nó đã thu hút sự cú ý của mọi người và từ đó hàng loạt các công trình nghiên cứu thiết
kế máy ảnh nối tiêp ra đời. Kễ từ đó thế giới đã có nhiều phát minh quan trọng nhất
của thế kỹ này. Ngày nay, chúng ta có thể thấy những mẫu máy ảnh đơn giản, cuốn
phim trong nghành máy ảnh kỹ thuật số và điện ảnh đã đáp ứng nhu cầu của mọi đối
tượng, từ người bình thường đến hầu hết các chuyên gia. Các yếu tố quan trọng sự
phát triển xa hơn của máy ảnh có thể kể đến là: độ phân giải lớn hon cho ngay cả
những thứ đơn giản nhất; giá của máy ảnh ngày càng giảm; khả năng sử dụng được
trong bất kỳ loại điều kiện ánh sáng; tương thích qua với nhiều phần mềm, phần cứng
và các loại hình ảnh; giàu màu sắc và giai điệu.
13
PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER CH1201132 – LÊ TRƯỜNG SA

Hình 6: Máy ảnh kỹ thuật số
Ngày nay với xu hướng phát triển mạnh mẽ khoa học kỹ thuật và sự hội tụ công
nghệ kỹ thuật số. Thế giới đã sản xuất hàng ngàn loại máy ảnh đời mới với nhiều công
dụng khác nhau, nhiều loại máy ảnh chuyên dùng phục vụ cho quân sự, y tế, giáo dục,
nghiên cứu không gian, cho tới ngành nghệ thuật thứ 7 (điện ảnh),… Máy ảnh đã trở
thành phương tiện hữu dụng và gắn liền với đời sống của mọi người.
1.4. Sự áp dụng phương pháp sáng tạo SCAMPER với sự phát triển của máy ảnh
1.4.1. Phép thay thế
Đầu thế kỷ 20, để hổ trợ ánh sáng cho nhiếp ảnh người ta đã dùng đèn flash để tạo
ánh sáng. Đèn sử dụng dòng điện để đốt cháy bột phát quang, giúp tạo nên một lượng
ánh sáng trong thời gian ngắn.
Hình 7: Chụp ảnh bằng đèn đánh sáng sử dụng bột phát quang
14
PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER CH1201132 – LÊ TRƯỜNG SA
Đèn flash đèn này được phát minh bởi Joshua Cohen vào năm 1899. Nó đã được
cấp bằng sáng chế tại Mỹ. Thiết bị này được dùng để chụp ảnh trong nhà trong những
năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.
Việc sử dụng đèn phát sáng với chất bột đã được thay thế bằng bóng đèn; sợi
magiê được chứa trong bóng đèn chứa đầy oxy và dòng điện để đốt cháy được nối với
máy ảnh. Tuy nhiên, mỗi bóng đèn như vậy chỉ được sử dụng một lần và rất là nóng
ngay sau khi được sử dụng nhưng đây là một bước tiến quan trọng của nền nhiếp ảnh.
Hình 8: Máy ảnh sử dụng bóng đèn đánh sáng
Sau nhiều bước tiến và sáng tạo, từ một đèn flash sử dụng chất bột đốt cháy nó đã
được thay thế bởi các sản phẩm tiên tiến hơn, tốt hơn như hiện nay người ta đã sử
dụng đèn điện tử để phục vụ chụp ảnh trong nhà hoặc ban đêm, rất tiện lợi và tuổi thọ
sử dụng kéo dài hơn.
15
PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER CH1201132 – LÊ TRƯỜNG SA
Hình 9: Máy ảnh hiện đại cùng đèn điện tử
1.4.2. Phép kết hợp

Với sự phát triển công nghệ nhanh như vũ bão, các sản phẩm máy ảnh đã không
ngừng được cải tiến với nhiều chức năng được tích hợp.
Cùng với nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, con người càng ngày càng có xu hướng
đòi hỏi tính tiện dụng của sản phẩm. Không phải lúc nào cũng đem theo bên mình
chiếc máy ảnh to kềnh để chụp hình ngẫu hứng, hay muốn lưu lại những kỷ niệm tức
thời mà chưa có chuẩn bị.
Chức năng chụp ảnh của điện thoại di động là một sự kết hợp sáng tạo nhằm giúp
đáp ứng những nhu cầu cần thiết của xã hội. Một chiếc điện thoải vừa có thể liên lạc
vừa có thể dùng như một máy ảnh tiện lợi để lưu lại kỷ niệm ngay cả khi chưa có sự
chuẩn bị trước.
16
PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER CH1201132 – LÊ TRƯỜNG SA
Hình 10: Điện thoại thông minh kết hợp máy chụp ảnh
1.4.3. Phép thích ứng
Tiếp tục đuổi theo nhu cầu của xã hội, nhằm phục vụ cho đối tượng thích du lịch
khám phá. Nhiều sản phẩm máy ảnh đã ra đời với khả năng thích ứng cao với môi
trường, đặc biệt là sản phẩm máy ảnh có thể chụp hình trong nước.
Hình 11: Máy ảnh cao cấp chụp ảnh trong nước
17
PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER CH1201132 – LÊ TRƯỜNG SA
Tùy theo công nghệ mà hình thức sản phẩm có thể khác nhau và phù hợp với mọi
loại đối tượng.
Hình 12: Máy ảnh sử dụng lớp bảo vệ chông thấm nước
1.4.4. Phép hiệu chỉnh
Qua quá trình sáng tạo và phát triển máy ảnh đã không ngừng được cải thiện về cả
chức năng và hình thức mẫu mã của sản phẩm. Một yếu tố đáng nói là kích thước của
sản phẩm đã được rút gọn đáng kể theo từng thời kỳ.
Chúng ta đã từng thấy những chiếc máy ảnh quá khổ mà để thực hiện được một pô
ảnh phải tốn hàng chục người để di chuyển.
Hình 13: Máy ảnh khổng lồ Mammoth

18
PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER CH1201132 – LÊ TRƯỜNG SA
Và chắc chắn cũng sẽ rất kinh ngạc với những chiếc máy ảnh siêu nhỏ.
Từ một chiếc máy ảnh quá khổ, người ra đã không ngừng tư duy sáng tạo để hiệu
chỉnh kích thướt của nó đến mức khó tin.
Hình 14: Máy ảnh mini
1.4.5. Phép thêm vào
Chính bởi sự khó khăn trong nhu cầu sử dụng của người dùng mà rất nhiều ứng
dụng khác đã được tích hợp vào một chiếc máy ảnh như các chức năng nhận dạng
khuôn mặt, nhận dạng nụ cười, hay chức năng chỉnh sửa hình ảnh ngay trên điện thoại
hoặc chức năng quay phim.
Với sự thêm thắt khéo léo vào sản phẩm mà một chiếc máy ảnh đã trở thành một
sản phẩm đa dụng. Thay vì chụp ảnh truyền thống thì chiếc máy ảnh giờ đây còn có
thể quay phim để lưu lại những giây phút kỉ niệm thật dễ dàng.
19
PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER CH1201132 – LÊ TRƯỜNG SA
Hình 15: Chức năng nhận biết khuôn mặt và nụ cười của máy ảnh
1.4.6. Phép loại trừ
Vào thập niên 90, khi thị trường máy ảnh kỹ thuật số đang ở trong giai đoạn phát
triển và chưa thịnh hành thì đó là thời kỳ của máy ảnh chụp phim âm bản. Rất nhiều
khách du lịch đã sử dụng các loại máy chụp phim này. Để thâu tóm được thị phần
khách hàng từ thượng lưu bằng những máy ảnh đắt tiền thì đối với thị phần khách
hàng trung lưu, hạ lưu, các hãng sản xuất máy ảnh như Kodak, Fujufilm đã cho ra đời
những chiếc máy ảnh rút gọn và chỉ sử dụng được một lần duy nhất.
Hình 16: Máy ảnh sử dụng 1 lần
Chiếc máy ảnh được thiết kế sao cho chỉ bao gồm các ống kính đơn giản, hộp tối,
phim âm bản và một bộ phận đèn flash đơn giản. Các thành phần phức tạp khác đã
được lượt bỏ nhằm giảm chi phí sản xuất đến mức thấp nhất.
20
PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER CH1201132 – LÊ TRƯỜNG SA

Hình 17: Các chi tiết của máy ảnh sử dụng 1 lần
1.4.7. Phép đảo ngược
Các sản phẩm máy ảnh đã không ngừng đổi mới khi mà sự sáng tạo vẫn còn trỗi
dậy. Với một cách sắp xếp tài tình mà các nhà sản xuất điện thoại di động đã đưa ống
kính của máy ảnh về phía trước màn hình.
Sự đảo ngược tài tình này đã mang lại nhiều ưu điểm cho sản phẩm như người
dùng có thể tự chụp ảnh chân dung cho mình, hoặc ứng dụng để thực hiện các cuộc
gọi video.
Hình 18: Sensor được đặt ở mặt trước của màn hình
21
PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER CH1201132 – LÊ TRƯỜNG SA
KếT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.5. Kết luận
Phương pháp sáng tạo SCAMPER là một phương pháp tư duy sáng tạo mới mẽ
với một cấu trúc giúp người học dễ tiếp thu và ứng dụng vào thực tiễn. Không như
những phương pháp sáng tạo khác với quá nhiều nguyên tắc (40 nguyên tắc sáng tạo
TRIZ), phương pháp tư duy sáng tạo SCAMPER lại là một bản tóm tắt đầy đủ các
nguyên lý sáng tạo cần thiết.
Có thể nói, các nguyên tắc sáng tạo SCAMPER là sự đúc kết của sự sáng tạo trong
thực tiễn để trở thành một công cụ luyện tập và ứng dụng sáng tạo chuyên nghiệp.
Qua phân tích các sản phẩm về máy ảnh, ta thấy được những ý tưởng sáng tạo đó
đã vô tình trùng khớp với 7 nguyên tắc sáng tạo của SCAMPER. Điều này cho thấy
rằng, với SCAMPER chúng ta có thể sáng tạo ở mọi lĩnh vực trong cuộc sống nhằm
đáp ứng nhu cầu của xã hội.
1.6. Kiến nghị
Vì SCAMPER là một công cụ mạnh giúp cho phát triển tư duy sáng tạo trong
khoa học cũng như cuộc sống, do đó cần phải tập trung khai thác và phát triển phương
pháp này bằng cách phổ biến rộng rãi và nghiên cứu các cách tiếp cận để phương pháp
sáng tạo này dần ăn sâu vào ý thức của mỗi người. Điều đó giúp thúc đẩy sự sáng tạo
của nhiều cá nhân, cộng đồng và cũng qua đó khai thác được sự sáng tạo trong nhân tố

con người, nguồn tài nguyên phi thiên nhiên.
22
PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER CH1201132 – LÊ TRƯỜNG SA
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] (Tư duy sáng tạo)
[2]
[3]
[4]
23

×