Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

LỊCH SỬ CHIẾC XE ĐẠP VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG TƯƠNG LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 32 trang )

Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Lời nói đầu
Hiện nay, một vấn đề đang được khá nhiều người quan tâm: xăng tăng giá. Thay vì
than phiền là nhà nước cứ cho tăng giá, tại sao chúng ta không nghĩ đến một cách
khác có thể là không triệt để nhưng cũng phần nào giải quyết được vấn đề này. Đó là
đi bằng xe đạp.
Xe đạp là một phương tiện giao thông hai bánh và là một dụng cụ thể thao rất phổ
biến. Đa số xe đạp chuyển động nhờ lực đạp của người điều khiển, và giữa thăng
bằng nhờ định luật bảo toàn mômen quán tính.
Xe đạp được coi là phương tiện giao thông thân thiện với môi trường sinh thái. Nó
được sử dụng phổ biến ở nhiều nước có thu nhập đầu người thấp, như các nước châu
Phi, Việt Nam, Trung Quốc, như phương tiện đi lại hằng ngày chính. Ở nhiều nước
phương Tây, xe đạp được dùng nhiều hơn cho các hoạt động thể thao hay dã ngoại.
Việc sử dụng xe đạp cho giao thông thường nhật cũng được khuyến khích tại các
nước này với đường dành riêng cho xe đạp. Phương tiện này cũng thích hợp cho các
đường phố nhỏ hẹp của các đô thị cổ, như Amsterdam ở châu Âu.
Trong phạm vi của bài thu hoạch “Lịch sử chiếc xe đạp và xu hướng phát triển trong
tương lai” này, em xin trình bày tóm tắt lịch sử hình thành, phát triển của chiếc xe
đạp, cùng với việc sáng tạo, cải tiến xe đạp trong tương lai dựa vào việc vận dụng
phương pháp SCAMPER mà em đã được học từ GS.TSKH Hoàng Kiếm.
Chân thành cám ơn thầy đã tận tình giảng dạy, cung cấp rất đầy đủ tài liệu của môn
học. Giúp chúng em tiếp thu kiến thức về các nguyên tắc, phương pháp sáng tạo để
không những vận dụng tốt trong bài thu hoạch mà còn giúp ích cho chúng em giải
quyết các bài toán trong đời sống cũng như trong nghiên cứu luận văn sau này.
Học viên thực hiện
Huỳnh Nguyễn Khắc Huy
HVTH: Huỳnh Nguyễn Khắc Huy - CH1201034 - 1 -
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
MỤC LỤC
HVTH: Huỳnh Nguyễn Khắc Huy - CH1201034 - 2 -
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm


I PHƯƠNG PHÁP SCAMPER
“Giản dị nhất, tính sáng tạo được định nghĩa là một ý tưởng mới, phù hợp với thời
đại và không gian sinh ra nó, và ý tưởng đó mang lại giá trị”
Hiện nay, có khá nhiều phương pháp sáng tạo khác nhau nhưng không có phương
pháp nào vượt trội trong mọi tình huống, trong mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, phương pháp sáng
tạo SCAMPER tỏ ra có nhiều ưu điểm trong việc phát triển hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp. Hai trọng tâm sáng tạo trong doanh nghiệp là sáng tạo trong phát triển đổi mới
sản phẩm và sáng tạo trong tiếp thị kinh doanh sản phẩm.
Phương pháp sáng tạo SCAMPER được giáo sư Michael Mikalko phát triển,
SCAMPER là ghép các chữ cái đầu của nhóm từ sau: Substitute ( thay thế), Combine (kết
hợp), Adapt (thích nghi), Modify (hiệu chỉnh), Put (thêm vào), Eliminate (loại bỏ) và
Reverse (đảo ngược). Phương pháp sáng tạo SCAMPER dễ lĩnh hội, dễ vận dụng nhưng khá
hữu hiệu nên ngày càng được sử dụng phổ biến rộng rãi, nhất là trong các doanh nghiệp.
HVTH: Huỳnh Nguyễn Khắc Huy - CH1201034 - 3 -
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
I. Phép thay thế - Substitute :
*Nội dung: Thay thế thành tố hiện có của hệ thống bằng thành tố khác.
Substitute (thay thế): Với 1 sản phẩm, bạn hãy quan sát thành phần tạo nên chúng và
thử suy nghĩ xem liệu các thành phẩm này có thể được thay thế bằng nguyên vật liệu nào
khác? Trong một quá trình làm việc, liệu vấn đề nhân lực thay thế sẽ là ai? Có nên thay địa
điểm? Đối tượng?
- Các câu hỏi có thể đặt ra: Thay đổi cái gì để nâng cao chất lượng? Chuyện gì xảy ra
nếu tôi thay cái này bằng cái khác? Làm cách nào để đổi địa điểm, thời gian, nguyên vật liệu,
vấn đề nhân lực ?
* Ví dụ:
- Trước đây ta không có món xúc xích hotdog chay nhưng giờ đã có, nó làm bằng
chất liệu ra củ quả.
- Khai thác khí đá phiến ở Mỹ (quan trọng đối với quốc phòng vì không còn phải phụ
thuộc vào thị trường Trung Đông), Philippin.
- Thay thế các nguyên liệu lẫn nhau trong ngành ẩm thực.

- Vua Quang Trung hành quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh: hành quân 3 người một
đội  Mệt thì thay.
- Hạt nêm: thay thế các gia vị khác
Vận dụng phép thay thế - SUBSTITUTE.
II. Phép kết hợp – Combine:
*Nội dung: Kết hợp thành tố của các hệ thống khác nhau để tạo ra hệ thống mới.
Combine (kết hợp): Bạn hãy quan sát xem có thể biến tấu thêm gì, kết hợp thêm được
gì để tạo ra 1 sản phẩm mới, đề cao khả năng hợp lực của từng tính năng.
- Các câu hỏi có thể đặt ra: Nguyên vật liệu cần là gì? Các tính năng? Quy trình?
Nhân lực? Cái gì có thể kết hợp lại? Sẽ kết hợp khâu nào? Ở đâu?
HVTH: Huỳnh Nguyễn Khắc Huy - CH1201034 - 4 -
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
* Ví dụ:
- Chúng ta cho ra loại bưu thiếp có nhạc, TV với đầu máy video.
- Tạo ra máy in tích hợp: in, scan, copy, fax.
- Xe giường nằm + Tolet
- Điện thoại di động tích hợp máy ảnh, camera, máy vi tính
- Dầu gội đầu 2 trong 1
Vận dụng phép kết hợp - COMBINE.
III. Phép thích ứng – Adapt
*Nội dung: Thích ứng hệ thống trong một bối cảnh khác.
Adapt: Nghĩ xem khi thay đổi, các tính năng này có phù hợp không?
- Các câu hỏi có thể đặt ra: chúng ta có thể bắt chước cái gì? Mô phỏng cái gì?
*Ví dụ:
- Gường cho trẻ em cấu tạo như 1 chiếc xe đua.
Vận dụng phép thích ứng - ADAPT.
IV. Phép điều chỉnh – Modify
*Nội dung: Điều chỉnh qui mô thành tố của hệ thống.
Modify (điều chỉnh): tăng và giảm kích cỡ, thay đổi hình dáng, thuộc tính
HVTH: Huỳnh Nguyễn Khắc Huy - CH1201034 - 5 -

Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
*Ví dụ:
- Màu sắc, âm thanh, hương vị, hình thức mẫu mã,…. Nó có thể mạnh lên, cao lên, to
lên hoặc ngược lại: nhẹ hơn, nhỏ hơn,…
- Xe đạp đôi, chai nước dung tích lớn,
- Chế lời bài hát.
- Chế tạo máy nông nghiệp dựa trên các máy khác.
- Công ty gốm sứ Minh Long liên tục đưa ra mẫu mã.
- Chế tạo xe buýt siêu dài, máy bay vận tải siêu lớn
Vận dụng phép điều chỉnh - MODIFY.
V. Phép thêm vào – Put
*Nội dung: Thêm thành tố mới vào hệ thống.
Put: Có thể áp dụng cho cách dùng khác? Mục đích khác? Lĩnh vực khác?
- Các câu hỏi đặt ra: Tôi có thể lấn sân sang thị trường nào? Thị trường nào có thể
tiêu thụ hàng của tôi?
*Ví dụ:
- Lốp xe có thể dùng làm hàng rào.
- Xe bay như trực thăng, lội nước như thuyền .
- Bàn chải đánh răng tích hợp lược chải đầu.
Vận dụng phép thêm vào - PUT.
HVTH: Huỳnh Nguyễn Khắc Huy - CH1201034 - 6 -
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
VI. Phép Loại bỏ – Eliminate
*Nội dung: Loại bỏ thành tố khỏi hệ thống.Eliminate: loại bỏ và đơn giản hoá các
thành phần, nghĩ xem chuyện gì xảy ra nếu bạn loại đi hàng loạt các quy trình, sản
phẩm, vấn đề và cơ hội(probortunity ), nghĩ xem bạn sẽ làm gì với tình huống này?
- Câu hỏi có thể đặt ra: : chuyện gì xảy ra nếu tôi loại bỏ 1 số thành phần của sản
phẩm? Hướng giải quyết không theo cách thông thường?
*Ví dụ:
- Điện thoại không dây cố định ra đời  điện thoại di động.

- Bài phím, chuột không dây
- Sạc pin không dây
- Quạt không cánh
- Bluetooth
- Tàu vũ trụ: loại bỏ các tầng khi phóng.
- Xe moto thể thao: loại bỏ phụ tùng không cần thiết.
Vận dụng phép loại bỏ - ELIMINATE.
VII. Phép đảo ngược – Reverse
*Nội dung: Đảo ngược trật tự các thành tố của hệ thống.
Reverse: Bạn có thể lật ngựợc vấn đề? Cách suy nghĩ này sẽ giúp bạn nhìn rõ mọi góc
cạnh của vấn đề cũng như như cơ hội thấy điểm mới cho vấn đề. (tham khảo thêm
nguyên tắc tư duy Reversal)
- Câu hỏi có thể đặt ra: Chuyện gì xảy ra nếu tôi làm theo theo hướng khác? Nếu tôi
lật ngược trât tự cách làm cũng như cách sử dụng?
*Ví dụ:
- Cho ra loại vải không phân biệt mặt phải hay trái.
HVTH: Huỳnh Nguyễn Khắc Huy - CH1201034 - 7 -
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
- Giao hàng tận nhà
- Đi siêu thị trên internet, điện thoại, tv.
- Nhà hàng cho chó cưng
Vận dụng phép đảo ngược - REVERSE.
PHẦN II : LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA CHIẾC XE ĐẠP
Cái xe là phương tiện giao thông của nhân loại có hai bánh và đòi hỏi người lái phải
giữ thăng bằng xuất hiện đầu thế kỷ 19. Các phương tiện giao thông đầu tiên sử dụng
hai bánh xe, như vậy là nguyên mẫu của xe đạp, là cái draisine của Đức, xuất hiện
năm 1817. Thuật ngữ bicycle (xe đạp) được đặt ra ở Pháp năm 1860.
I. Lịch sử sớm nhất chưa kiểm chứng
Bản sao làm năm 1965-72 từ bản thảo được cho là của Caprotti năm 1493.
Sau đây là một vài điều khẳng định nhưng chưa được chứng minh về sự phát minh

các máy giống xe đạp.
Máy sớm nhất xuất phát từ một bản thảo năm 1493 thuộc về Gian Giacomo Caprotti,
một học trò của Leonardo da Vinci. Mới đây Hans-Erhard Lessing tuyên bố rằng điều
khẳng định sau là một sự gian lận có chủ đích. Tuy nhiên, tính xác thực của bản thảo
xe đạp vẫn còn được bảo vệ sôi nổi bởi học trò Gs. Augusto Marioni, một nhà bách
HVTH: Huỳnh Nguyễn Khắc Huy - CH1201034 - 8 -
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
khoa toàn thư và triết gia, người được Hội đồng Vinciana of Rome giao cho dịch Mật
mã da Vinci Atlanticus.
Tiếp theo, cũng chưa được kiểm chứng giống như vậy, là luận điểm cho rằng Comte
de Sivrac đã phát triển một cái máy gọi là célérifère năm 1791, đã trình diễn nó ở
Cung điện Hoàng gia Pháp. Cái célérifère được cho là có hai bánh xe gắn trên một
khung gỗ cứng và không có tay lái, sự kiểm soát phương hướng chỉ giới hạn bằng
cách nghiêng người. Người lái được chỉ cách ngồi lên máy và dùng hai chân luân
phiên đẩy nó về phía trước. Hiện nay chúng ta biết rằng cái célérifère hai bánh chưa
hề tồn tại (mặc dù có bản bốn bánh) và nó được ký giả Pháp nổi tiếng Louis Baudry
de Saunier dịch sai năm 1891.
II. 1817 to 1819: draisine hay là velocipede
Draisine bằng gỗ (khoảng năm 1820), xe hai bánh sớm nhất
HVTH: Huỳnh Nguyễn Khắc Huy - CH1201034 - 9 -
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Thiết kế của Drais 1817
Khẳng định kiểm chứng được đầu tiên về một xe đạp thực tế sử dụng được thuộc về
Baron Karl von Drais người Đức, một bề tôi dân sự của Đại công tước Baden ở Đức.
Drais đã phát minh Laufmachine (tiếng Đức nghĩa là “máy chạy”) năm 1817 được
báo chí gọi là Draisine (tiếng Anh) hay Draisienne (tiếng Pháp). Karl von Drais đăng
ký bản quyền thiết kế của mình năm 1818, là cỗ máy hai bánh đầu tiên thành công về
thương mại, do người đạp, thường được gọi là velocypede, nickname là hobby-horse
hay dandy horse. Đầu tiên nó được sản xuất ở Đức và Pháp. Hans-Erhard Lessing
phát hiện từ bằng chứng sự kiện là cảm hứng tìm tòi một phương tiện thay thế ngựa

của Drais bắt nguồn từ sự thiếu đói và chết của ngựa do mùa màng thất thu năm 1816,
tiếp theo sự phun trào núi lửa Tambora. Trong chuyến đi được công bố đầu tiên từ
Mannheim 12 tháng Sáu năm 1817, ông ta đã đi được 13 km (8 dặm) trong vòng chưa
tới một tiếng đồng hồ. Được làm hầu như toàn bằng gỗ draisine nặng 22 kg (48
pounds), có bạc lót bằng đồng thau giữa các trục bánh, bánh bọc sắt, phanh bánh sau
và vệt lùi bánh trước 152 mm (6 inches) cho hiệu ứng tự hướng tâm. Thiết kế này
được chào đón bởi những người đàn ông có đầu óc cơ khí có gan giữ thăng bằng và
vài ngàn bản sao đã được chế tạo và sử dụng, trước tiên là ở Tây Âu và Bắc Mỹ. Sự
đại chúng của nó nhanh chóng bị lu mờ khi , một phần do số vụ tai nạn tăng nhanh,
một số chính quyền thành phố bắt đầu cấm sử dụng. Tuy nhiên tại Paris năm 1866
một du khách Trung Quốc tên Bin Chun vẫn còn quan sát được các velocipede đẩy
bằng chân.
HVTH: Huỳnh Nguyễn Khắc Huy - CH1201034 - 10 -
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Con trai Denis Johnson đang lái một chiếc velocipede, bản in 1819.
Nguyên lý này đã được một số thợ đóng xe ngựa Anh tiếp nhận; nhất là Denis
Johnson of London công bố cuối năm 1818 là ông ta có thể bán một mẫu cải tiến. Các
tên mới được đặt khi Johnson đăng ký bản quyền cỗ máy của mình là “pedestrian
curricle” hay “velocipede,” nhưng quần chúng ưa các nicknames như “hobby-horse,”
dựa theo đồ chơi trẻ em hay, tệ hơn, “dandyhorse,” dựa theo các công tử bột thường
lái chúng. Cỗ máy của Johnson là một sự cải tiến máy của Drais, trông lịch sự hơn
hẵn: khung uốn lượn thay vì thẳng theo mẫu của Drais, điều này cho phép tăng cỡ
bánh xe mà không cần nâng chổ ngồi người lái lên. Trong mùa hè 1819 "hobby-
horse", nhờ một phần vào kỹ năng tiếp thị của Johnson và sự bảo hộ bản quyền tốt
hơn, trở nên sốt và thời thượng ở công chúng London. Các công tử bột, những người
Corinh nhiếp chính, tiếp đón nó, do đó thi sỹ John Keats đã gọi nó là ‘đồ vô dụng”
của thời đại. Người lái mài mòn ủng của họ nhanh một cách kinh ngạc, và mốt này
kết thúc ngay trong năm đó, khi những người lái trên vỉa hè bị phạt hai bảng.
Tuy nhiên, velocipede của Drais tạo cơ sở cho các phát triển tiếp theo: cụ thể, chính
draisine đã gợi ý cho một thợ luyện kim người Pháp khoảng năm 1863 gắn thêm tay

quay và bàn đạp vào trục trước, tạo nên một “xe đạp” hoạt động bằng bàn đạp đầu
tiên như thuật ngữ chúng ta dùng ngày nay.
III. 1820s đến 1850s: kỷ nguyên của xe 3 và 4 bánh
Một cặp vợ chồng ăn mặc lịch sự ngồi trên xe bốn bánh cho hai chổ Coventry Rotary
Quadracycle năm 1886
HVTH: Huỳnh Nguyễn Khắc Huy - CH1201034 - 11 -
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Velocipede cải tiến đầu tiên năm 1869 của McCall (hình trên) – cái dưới ra đời năm 1939 và
thuộc về McMillan.
Mặc dù về mặt kỹ thuật không thuộc về lịch sử của “bicycle” (xe đạp) hai bánh, các
thập kỷ 1820-1850 xen giữa đã chứng kiến nhiều phát triển liên quan đến các xe cộ
hoạt động bằng sức người thường sử dụng các công nghệ tương tự draisine, ngay cả
khi ý tưởng thiết kề xe 2 bánh hoạt động được, đòi hỏi người lái giữ thăng bằng, đã
được loại trừ. Các cỗ máy mới này có 3 bánh (tricycle) hoặc bốn bánh (quadracycle)
và xuất hiện trong nhiều dạng thiết kế, sử dụng bàn đạp, và tay quay, nhưng các thiết
kế này thường vấp phải trọng lượng và sức cản lớn. Tuy nhiên, Willard Sawyer ở
Dover đã sản xuất thành công một loạt xe 4 bánh hoạt động bằng tay quay và xuất
khẩu đi khắp thế giới vào năm 1850.
IV. Những năm 1830: Các phát minh được công bố của người Scot
Cái xe hai bánh đầu tiên vận hành cơ học được cho là do người thợ rèn người Scot
Kirpatrick MacMillan chế tạo năm 1839. Sau đó một người cháu tuyên bố rằng bác
của anh ta đã phát triển một thiết kế kéo bánh sau sử dụng tay quay gắn ở trục giữa
nối với các thanh tới tay quay sau, giống như cách truyền động của đầu máy xe lửa
hơi nước. Những kẻ chống đối gắn ông với trường hợp đi xe đạp vi phạm giao thông
đầu tiên được ghi nhận, khi một tờ bác Glasgow đưa tin một vụ tai nạn năm 1842
trong đó một ‘quý ngài vô danh từ Dumfries-shire … cưỡi một velocipede … có thiết
kế khéo léo” đã tông vào một người đi bộ ở Gorbals và đã bị phạt năm shilling. Tuy
nhiên, bằng chứng liên kết việc này với MacMillan không thuyết phục, vì thợ thủ
công MacMillan không thể được gọi là Quý ông, cũng như phóng sự không nói rõ xe
có mấy bánh. Bằng chứng không rõ, và có thể bị con trai ông ta làm giả.

Một cỗ máy tương tự cũng được cho là do Gavin Dalzell ở Lesmahagow làm ra
khoảng năm 1845. Không có ghi chép về việc Gavin có sắp đặt tuyên bố việc phát
minh cái máy này. Người ta cho rằng ông ta sao chép ý tưởng vì nhận thấy khả năng
giúp ông ta trong kinh doanh vải vóc ở địa phương và có một vài bằng chứng cho
thấy ông ta đã dùng bản sao này để đưa hàng hoá đến các cộng đồng nông thôn xung
quanh nhà ông ta. Một bản sao vẫn tồn tại đến nay ở Bảo tàng giao thông Glasgow.
Người chế tạo xe hai bánh chạy bằng thanh truyền, treadle bicycle, là Thomas McCall
HVTH: Huỳnh Nguyễn Khắc Huy - CH1201034 - 12 -
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
ở Kilmarnock năm 1869. Thiết kế lấy cảm hứng từ velocipede Pháp có tay quay bánh
trước kiểu Lallement/Michaux.
V. Những năm 1860 và Michaux hay"Boneshaker"
Thiết kế đầu tiên thực sự đại chúng và thành công thương mại đến từ nước Pháp (một
mẫu của kiểu này được giữ trong Bảo tàng Khoa học và Công nghệ (Ottawa)). Được
bắt đầu thiết kế khoảng năm 1863, nó khuấy lên một làn sóng thời trang trong khoảng
1868 – 70. Thiết kế của nó đơn giản hơn của xe đạp McMillan; nó dùng các tay quay
và bàn đạp gắn vào trục trước. Đạp bàn đạp giúp người lái vận hành xe dễ hơn ở tốc
độ cao, nhưng hạn chế tốc độ quay xuất phát từ sự ổn định và yêu cầu tiện nghi có thể
dẫn đến bánh trước lớn. Khó đạp một bánh xe dùng để lái. Việc sử dụng khung kim
loại làm giảm trọng lượng và cho phép, bề ngoài bóng mượt hơn, và cũng cho phép
sản xuất hàng loạt. Các cơ chế phanh khác nhau cũng được sử dụng tuỳ thuộc vào nhà
sản xuất. Ở Anh, velocipede được mang tên “bone-shaker” vì khung cứng và bánh sắt
tạo nên “cảm giác dần xương đối với người lái”.
Thời phục hưng của velocipede bắt đầu ở Paris trong khoảng cuối những năm 1860.
Lịch sử trước đó của nó phức tạp và bị che lấp bởi nhiều điều bí ẩn, nhất là vì các
công bố bản quyền mâu thuẫn: tất cả công bố chắc chắn là các thợ cơ khí Pháp đã gắn
bàn đạp vào bánh trước; hiện tại, năm sớm nhất mà các nhà nghiên cứu lịch sử xe đạp
thống nhất là 1864. Việc xác định ai là người gắn các tay quay vẫn còn là một câu hỏi
mở ở Hội nghị Lịch sử Xe đạp Quốc tế (ICHC). Những tuyên bố rằng Ernest Michaux
và Pierre Lallement, và các tuyên bố yếu hơn về bàn đạp bánh sau của Alexandre

Lefebvre có sự ủng hộ nội trong ICHC.
Chiếc xe đạp có bàn đạp nguyên thuỷ, với khung uốn lượn, của Pierre Lallement theo bản
quyền US No.59,915 thiết kế năm 1866.
Nhà sử học về xe đạp David V. Herlihy ghi chép rằng Lallement tuyên bố đã sáng chế
xe đạp có bàn đạp ở Paris năm 1863. Ông ta nói đã thấy người nào đó lái cái draisine
năm 1862 và đầu tiên nảy ra ý tưởng gắn bàn đạp cho nó. Thực tế ông là người đầu
tiên và duy nhất đăng ký bản quyền xe đạp vận hành bằng bàn đạp ở Hoa Kỳ năm
1866. Bản vẽ đăng ký bản quyền của Lallement cho thấy một cỗ máy giống y cái
draisine của Johnson, nhưng có bàn đạp và tay quay gắn vào trục trước, và một miếng
sắt mỏng phía trên khung tác dụng nhưng một lò xo đỡ lấy yên, để lái thoải mái hơn.
HVTH: Huỳnh Nguyễn Khắc Huy - CH1201034 - 13 -
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Đầu những năm 1860, người thợ rèn Pierre Michaux, bên cạnh việc sản xuất phụ tùng
cho thị trường xe ngựa, đã sản xuất “vélocipède à pédales” (velocipede có bàn đạp)
với số lượng nhỏ. Anh em Olivier giàu có Aimé và René là sinh viên ở Paris trong
thời gian này, và các doanh nhân trẻ thông minh này đã thưà kế cỗ máy mới. Năm
1865 họ đã đi từ Paris tới Avignon bằng xe đạp chỉ trong 8 ngày. Họ đã thấy lợi
nhuận tiềm tàng của việc sản xuất và bán cái máy mới này. Cùng với bạn của họ là
Georges de la Bouglise họ đã lập quan hệ đối tác với Pierre Michaux, Michaux et Cie
(Michaux và cộng sự) vào năm 1868, tránh sự dụng họ Olivier và đứng sau hậu
trường, phòng cuộc phiêu lưu gặp thất bại. Đây là công ty sản xuất xe đạp hàng loạt
đầu tiên, thay thế khung gỗ trước kia bằng khung làm từ hai miếng gang bắt vít với
nhau, ngoái ra các máy đầu tiên của Michaux trông giống hệt bản vẽ đăng ký bản
quyền của Lallement. Cùng với thợ cơ khí tên Gabert ở thành phố quê hương Aimé
Olivier đã phát minh khung xéo nguyên khối bằng sắt rèn cứng hơn nhiều, và khi mốt
xe đạp lan ra, nhiều thợ rèn bắt đầu thành lập công ty sản xuất xe đạp dùng thiết kế
mới. Velocipede đắt, và khi khách hàng bắt đầu phàn nàn về việc gãy khung gang
kiểu uốn lượn thì nhà Olivier nhận ra vào năm 1868 rằng họ cần thay đổi thiết kế này
bằng khung xéo mà các đối thủ cạnh tranh đã dùng, và công ty Michaux tiếp tục
thống lĩnh ngành công nghiệp này trong những năm đầu.

Trên những con đường lát đá dăm Paris nó dễ lái ,mặc dùn thoạt đầu nó sử dụng công
nghệ xe ngựa. Nó vẫn được gọi là “velocipede” ở Pháp, nhưng ở Hoa Kỳ cái máy này
được gọi tên thông thường là “bone-shaker”. Cải tiến sau đó bao gồm vỏ cao su đặc
và ổ bi. Lallement rời Paris tháng bảy năm 1865, vượt qua Đại Tây Dương, cập bến
Connecticut và đăng ký bản quyền velocipede, và và số các phát minh và bản quyền
tăng lên ở Hoa Kỳ. Sự đại chúng của cái máy tăng lên ở hai bờ Đại Tây Dương và
vào năm 1968-69 mốt xe đạp cũng mạnh lên ở cả vùng nông thôn. Ngay ở một thành
phố nhỏ như Halifax, Canada, cũng có năm sân xe đạp, và các trường dạy lái bắt đầu
được mở ra ở các trung tâm thành phố lớn. Về cơ bản velocipede là bậc thang tạo nên
thị trường xe đạp dẫn đến sự phát triển những máy hiện đại và hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, chiến tranh Pháp-Phổ năm 1870 đã tàn phá thị trường velocipede ở Pháp,
và “bone-shaker” một mình hưởng thời kỳ đại chúng ở Hoa Kỳ, kết thúc năm 1870.
Có cuộc tranh cãi giữa các nhà lịch sử xe đạp rằng tại sao nó thất bại ở Hoa Kỳ,
nhưng một giải thích rằng đường sá ở Hoa Kỳ thường xấu hơn ở Châu Âu, và đạp xe
trên những con đường này quá phúc tạp. Chắc chắn một yếu tố khác là Calvin Witty
đã mua bản quyền của Lallement và các nhu cầu vương giả của ông ta đã làm tê liệt
ngành công nghiệp. Anh quốc là nơi duy nhất xe đạp chưa bao giờ hoàn toàn hết mốt.
VI. Những năm 1870: xe đạp bánh cao
Xe đạp bánh cao là sự tiếp nối logich của boneshaker, bánh trước to lên cho phép tốc độ cao
hơn (giới hạn bởi kích thước chân người lái), bánh sau teo lại và khung được làm nhẹ hơn.
Eugene Meyer người Pháp được Hội lịch sử xe đạp coi là cha đẻ của Xe đạp cao thay vì
James Starley. Meyer phát minh ra bánh xe nan hoa năm 1869 và tạo ra chế tạo xe đạp cao
cổ điển cho đến những năm 1880.
HVTH: Huỳnh Nguyễn Khắc Huy - CH1201034 - 14 -
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Một xe đạp bánh to bánh nhỏ hay là xe đạp thông thường được chụp ảnh ở Bảo tàng Skoda
Cộng hoà Czech
James Starley ở Coventry đã đưa các nan hoa tiếp tuyến và bậc thang vào cái xe đạp
nổi tiếng của ông mang tên “Ariel”. Ông được coi là cha đẻ của ngành công nghiệp xe
đạp Anh. Ổ bi, vỏ cao su đặc và khung bằng ống thép rỗng trở thành tiêu chuẩn, làm

giảm trọng lượng và làm cho việc lái trở nên êm dịu hơn. Tuỳ vào độ dài chân người
lái, bánh trước bây giờ có thể có đường kính lên đến 1,5m.
Xe ba bánh "Royal Salvo" của Starley, do Nữ hoàng Victoria sở hữu
Kiểu xe hai bánh này cũng được gọi là “thông thường” (vì không có kiểu nào khác)
và sau đó được mệnh danh là “penny-farthing” ở Anh (đồng penny tượng trưng cho
bánh lớn, và đồng xu nhỏ hơn về kích thước và giá trị, đồng farthing tượng trưng cho
bánh sau). Chúng chạy nhanh, nhưng không an toàn. Người lái leo lên cao trong
không trung và đi với tốc độ lớn. Nếu anh ta vấp phải một điểm xấu trên đường thì
anh ta dễ dàng bị quăng qua bánh trước và bị chấn thương nặng (thường bị gãy hai cổ
tay, vì cố chống khỏi ngã) thậm chí tử vong. “Ngã lộn đầu” cũng không thường xuyên
lắm. Chân người lái thường vấp phải tay lái, do đó ra khỏi xe thường là không thể.
Bản chất nguy hiểm của các xe hai bánh này đã làm cho môn đạp xe trở thành dành
riêng cho đàn ông ưa mạo hiểm. Những người sợ rủi ro, chẳng hạn các quý ông cao
tuổi, ưa chọn các xe ba bánh, thậm chí bốn bánh vững vàng hơn. Ngoài ra, thời trang
phụ nữ thời đó làm cho xe đạp “thông thường” trở nên không với tới đối với họ. Nữ
hoàng Victoria sở hữu một xe ba bánh “Royal Salvo”, tuy nhiên không có bằng chứng
rằng bà đã cưỡi nó.
HVTH: Huỳnh Nguyễn Khắc Huy - CH1201034 - 15 -
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Mặc dù các nhà phát minh người Pháp và người Anh đã biến tấu velocipede thành xe
đạp bánh cao, người Pháp vẫn còn bình phục từ cuộc chiến Pháp-Phổ, do đó các công
ty Anh đưa xe bánh cao ra thị trường, và cỗ máy trở thành rất đại chúng ở đây,
Coventry, Oxford, Birmingham và Manchester trở thành các trung tâm của ngành
công nghiệp xe đạp Anh (và của ngành công nghiệp máy khâu, cái có những kỹ năng
luyện kim và cơ khí cần thiết cho chế tạo xe đạp, như ở Paris và St. Etienne, và ở
New England). Xe đạp nhanh chóng tìm thấy con đường qua biển Manche. Năm 1875
xe đạp bánh cao trở nên phổ thông ở Pháp, mặc dù lượng người đạp xe phát triển
chậm.
Ở Hoa Kỳ, người Boston như Franck Weston bắt đầu nhập khẩu xe đạp năm 1877 và
1878, và Albert Augustus Pope bắt đầu sản xuất xe bánh cao “Columbia” của ông

năm 1878, và đã nhận gần như tất cả các bản quyền có thể, từ bản quyền Lallement
năm 1866. Pope hạ giá bản quyền mà các chủ nhân trước đó đòi và đưa các đối thủ
cạnh tranh ra toà vì bản quyền. Toà án ủng hộ ông, và các đối thủ cạnh tranh hoặc trả
phí bản quyền ($10 một xe), hoặc ông tống họ ra khỏi thị trường. Hình như không có
bản quyền nào ở Pháp, nơi mà xe đạp Anh vẫn thống lĩnh thị trường. Năm 1884 xe
bánh cao và ba bánh tương đối phổ biến trong tầng lớp trung lưu lớp trên ở cả ba quốc
gia, nhóm lớn nhất ở Anh. Việc sử dụng chúng cũng lan ra phần còn lại của thế giới,
chủ yếu do sự bành trướng của Đế quốc Anh.
Pope cũng khai sinh việc cơ khí hoá và sản xuất hàng loạt (sau đó Ford và General
Motors sao chép và áp dụng), tích hợp theo chiều đứng (sau đó Ford sao chép và áp
dụng), quảng cáo mạnh (đến mười phần trăm của tất cả các kỳ báo năm 1898 là do
các nhà sản xuất xe đạp), cổ xuý Phong trào Đường Tốt (có lợi ích phụ như là quảng
cáo và cải thiện doanh số do có nhiều chổ đạp xe hơn), và thưa kiện từ uỷ quyền của
những người đi xe đạp. (Tuy nhiên,Westen Wheel Company ở Chicago là hãng đã
kéo chi phí sản xuất xuống kinh khủng do sử dụng công nghệ dập thay vì cắt gọt
trong quá trình chế tạo, làm giảm mạnh chi phí, và từ đó là giá thành). Ngoài ra, các
nhà sản xuất xe đạp áp dụng việc thay đổi kiểu dáng hàng năm (sau đó bị chế nhạo là
sự lỗi thời có kế hoạch, và thường được gán cho General Motors) và chứng tỏ rất
thành công.
Tuy vậy, đi xe đạp là lĩnh vực của dân giàu thành thị, và của đàn ông đích thực, cho
đến năm 1890, và là một thí dụ của sự tiêu dùng gây chú ý.
VII. Những năm 1880 và 1890
Sự phát triển xe đạp an toàn được cho là một thay đổi quan trọng trong lịch sử xe đạp.
Nó đưa việc sử dụng và sự quan niệm của công chúng từ một đồ chơi nguy hiểm cho
thanh niên ưa thể thao thành một phương tiện đi lại hàng ngày cho đàn ông, và phụ nữ
mọi lứa tuổi.
Bên cạnh các vấn đề an toàn rõ rệt, việc dạp trực tiếp bánh to phía trước hạn chế tốc
độ đỉnh. Từ đó các nhà phát minh thử nghiệm truyền động bánh sau bằng sên. Mặc dù
Henry Lawson phát minh xe đạp truyền động bánh sau bằng sên năm 1879 với chiếc
HVTH: Huỳnh Nguyễn Khắc Huy - CH1201034 - 16 -

Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
“bicyclette”, nhưng nó vẫn có một bánh trước khổng lồ và bánh sau bé tý. Những
người dèm pha gọi nó là “Cá sấu” và nó thất bại trên thị trường.
John Kemp Starley, cháu Jame, đã sản xuất thành công chiếc “xe đạp an toàn” đầu
tiên, chiếc “Rover” năm 1885, cái mà ông chưa bao giờ đăng ký bản quyền. Nó có
bánh trước lái được và có hai bánh cùng kích thước, và bánh sau truyền động bằng
sên.
Theo đó, xe đạp an toàn đã hoàn toàn thay thế xe bánh cao ở Bắc Mỹ và Tây Âu vào
năm 1890. Giữa chừng, sự tái phát minh vỏ xe đạp bơm hơi năm 1888 của John
Dunlop đã làm cho việc đi xe trở nên êm ái hơn trên những con đường đất nện; cái
kiểu trước thì đi êm ngay cả trên những con đường bẩn thỉu phổ biến thời đó. Cũng
như velocipede, xe đạp an toàn kém thoải mái hơn xe bánh cao nhiều, chính xác là vì
kích thước bánh nhỏ hơn, và khung xe được gia cố với cơ cấu treo bánh xe phức tạp.
Bánh hơi làm mất những điều này đi và các nhà thiết kế khung đã tìm ra dạng kim
cương là khoẻ nhất và là thiết kế hiệu quả nhất.
Truyền động bằng sên cải thiện tiện nghi và tốc độ, do động lực được truyền đến bánh
sau không lái và cho phép đạp nhẹ nhàng, thư thái và không bị chấn thương (các thiết
kế sớm hơn cần đạp và lái bánh trước rất khó đạp khi quay do các mặt quay của chân
và bàn đạp lệch nhau). Với việc đạp dễ dàng hơn người lái dễ quay ở các góc.
Bánh hơi và khung hình kim cương cải thgie65n tiện nghi cho người lái nhưng không
tạo nên thiết kế cốt yếu hay tính an toàn. Bánh cao su đặc trên xe đạp thì chạy được
nhưng nhừ xương. Thiết kế khung cho phép trọng lượng nhẹ hơn, và cấu trúc và bảo
trì đơn giản hơn, do đó giá thấp hơn.
1890s Xe đạp chạy trên đường ray của Hotchkiss
Với bốn khía cạnh then chốt (lái, an toàn, tiện nghi và tốc độ) cải thiện hơn xe bánh to
bánh nhỏ, xe đạp trở nên rất đại chúng trong giới thượng lưu và trung lưu ở Âu châu
và Bắc Mỹ giữa và cuối những năm 1980. Đó là cái xe thích hợp cho phụ nữ, và như
là “cỗ máy tự do” (như nhà hoạt động nữ quyền Susan đặt tên cho nó) được đông đảo
phụ nữ sử dụng.
Các nhà nghiên cứu lịch sử xe đạp thường gọi thời kỳ này là “kỷ nguyên vàng” hay

HVTH: Huỳnh Nguyễn Khắc Huy - CH1201034 - 17 -
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
“cơn sốt xe đạp”. Từ đầu thế kỷ 20, xe đạp đã trở thành phương tiện giao thông quan
trọng, và ở Hoa Kỳ là một dạng phát minh ngày càng đại chúng. Các câu lạc bộ xe
đạp cho đàn ông và phụ nữ lan toả khắp hoa kỳ và các nước Châu Âu. Adolph
Schoeninger, một người nhập cư Chicago với Western Wheel Works đã trở thành
“Ford của xe đạp” (trước Henry Ford mười năm) do sao chép phương pháp sản xuất
hàng loạt của Pope bằng cách đưa phương thức dập vào quá trình sản xuất thay cho
cắt gọt, làm giảm chi phí sản xuất rõ rệt, và qua đó là giá cả. Chiếc xe “Crescent” của
ông ta do đó đã trở nên chấp nhận được đối với dân lao động, và sự xuất khẩu mạnh
từ Hoa Kỳ đã làm giảm giá cả ở Châu Âu.
Cơn hoảng loạn năm 1893 đã quét sạch nhiều nhà sản xuất Hoa Kỳ không theo sự dẫn
dắt của Pope và Schoeninger, cũng giống như cuộc Đại suy thoái đã làm phá sản
những nhà sản xuất xe hơi không theo Ford.
Quảng cáo năm 1897, cho thấy trang phục không váy cho phụ nữ đi xe đạp
Tác động của xe đạp lên sự giải phóng phụ nữ không thể xem nhẹ. Xe đạp an toàn
cho phụ nữ sự linh hoạt chưa từng có, góp phần làm cho họ tham gia mạnh hơn vào
đời sống của các dân tộc Tây phương. Do xe đạp trở nên an toàn và rẻ hơn, nhiều phụ
nữ đã tiếp cận được tự do cá nhân mà nó thể hiện. và do đó xe đạp đã tạo nên hình
tượng Phụ nữ tân tiến của cuối thế kỷ 19, đặc biệt ở Anh quốc và Hoa Kỳ. Các nhà
hoạt động nữ quyến và dân quyền ghi nhận sức mạnh thay đổi của nó. Susan B.
Anthony đã nói “Hãy để tôi nói cho bạn biết tôi nghĩ gì về đi xe đạp. Tôi nghĩ nó giải
phóng phụ nữ nhiều hơn bất cứ thứ gì trên đời. Nó cho phụ nữ cảm giác tự do và tự
HVTH: Huỳnh Nguyễn Khắc Huy - CH1201034 - 18 -
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
tin. Tôi đứng lại và thích thú mỗi khi thấy một phụ nữ đi trên bánh xe… hình ảnh của
phụ nữ tự do, không bị ngăn cản”. Năm 1895 Frances Willard, chủ tịch Công đoàn
phụ nữ thiên chúa giáo ôn hoà, đã viết một cuốn sách nhan đề Tôi đã học đi xe đạp
như thế nào, trong đó bà ta cầu nguyện cho chiếc xe đã tập đi khi đã già, mà bà gọi là
“Gladys” do “tác dụng gây hưng phấn” lên sức khoẻ và lòng lạc quan chính trị của bà.

Willard dùng hình tượng người đi xe để thúc giục những nhà hoạt động dân quyền
khác hành động, nói rằng, “Tôi không phí cuộc đời mình cho ma sát một khi nó có thể
biến thành động lượng.” Năm 1895 Annie Londonery trở thành người đàn bà đầu tiên
đạp xe đi vòng quanh thế giới.
Sự chống đối Phụ nữ tân thời (đi xe đạp) đã được thể hiện bằng việc những đàn ông
tốt nghiệp Đại học Cambridge chọn lựa sự phản đối của họ đối với việc ban cho phụ
nữ toàn bộ quyền thành viên đại học bằng cách treo một hình nộm phụ nữ ở quảng
trường thành phố một cách ấn tượng là phụ nữ đi xe đạp, vào cuối năm 1897.
Do phụ nữ không thể đạp xe trong thời trang rườm rà và gò bó, cơn sốt xe đạp đã
khơi dậy phong trào quần áo thực dụng, giúp giải phóng phụ nữ khỏi áo nịt ngực và
váy dài tới gót và các quần áo lùng nhùng khác.
VIII. Thế kỷ 20
Xe đạp trở nên quan trọng hơn một cách vững chắc ở Châu Âu suốt nửa đầu thế kỷ
20, nhưng giảm xuống trầm trọng ở Hoa Kỳ giữa 1900 và 1910. Xe hơi trở thành
phương tiện giao thông được ưa chuộng hơn. Qua năm 1920, xe đạp từng bước được
coi là đồ chơi trẻ em, và đến năm 1940 đa phần xe đạp được sản xuất ở Hoa Kỳ là
làm cho trẻ em. Ở châu Âu đạp xe vẫn là hoạt động người lớn, và đua xe đạp, giao
lưu, và du lich bằng xe đạp đều là các hoạt động đại chúng. Ngoài ra, xe đạp đặc biệt
dành cho trẻ em xuất hiện trước năm 1916.
Xe đạp tiếp tục tiến hoá cho phù hợp các nhu cầu khác nhau của người đạp. Bộ
derailleur (đề) được phát triển ở Pháp giữa năm 1900 và 1910 trong các nhà du lịch
bằng xe đạp, và được cải tiến theo thời gian. Chỉ đến năm 1930 các tổ chức đua xe
châu Âu mới cho phép vận động viên sử dụng bộ số, trước đó họ bắt buộc sử dụng xe
đạp hai tốc độ. Bánh sau có răng ở cả hai bên đùm. Để thay đổi số, người đạp phải
dừng lại, tháo bánh ra, xoay ngược lại, và lại ráp bánh vào. Khi người thi được phép
sử dụng derailleur, thời gian thi đấu giảm xuống rõ rệt.
Tới giữa thế kỷ có hai kiểu xe đạp chính cho những người đi xe giải trí ở Hoa Kỳ. Xe
đạp đường trường trọng lượng lớn, được giới chơi xe đạp điển hình ưa thích, có bánh
hơi, phanh “xe ngựa” điều khiển bằng pedal và chì có một số, rất đại chúng do bền,
thoải mái, dáng uyển chuyển, và nhiều phụ kiện (đèn, chuông, chân chống đứng, vận

tốc kế v.v.). Xe đạp nhẹ hơn, với phanh tay, vỏ nhỏ hơn, và hệ thống ba số, thường
được nhập khẩu từ Anh quốc, trở nên đại chúng ở Hoa Kỳ đầu tiên từ những năm
1950. Những xe đạp tiện nghi, thực dụng này thường có đèn trước chạy bằng máy
phát điện, đèn pha an toàn, chân chống nghiêng, và bơm vỏ gắn vào sườn. Ở Anh
quốc, cũng như phần còn lại của châu Âu, đạp xe ít được coi là giải trí, và những xe
nhẹ nhưng chắc được ưa thích qua nhiều thập kỷ.
HVTH: Huỳnh Nguyễn Khắc Huy - CH1201034 - 19 -
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Đầu những năm 1980, công ty Thuỵ Điển Itera phát minh kiểu xe đạp mới, làm hoàn
toàn bằng chất dẻo. Nó bị thất bại trên thương trường.
HVTH: Huỳnh Nguyễn Khắc Huy - CH1201034 - 20 -
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
PHẦN III : XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA XE ĐẠP TRONG
TƯƠNG LAI
Qua khái quát quá trình hình thành và phát triển của xe đạp, thì kết cấu, hình dáng xe đạp
hiện tại đã khá hoàn thiện và dễ dàng sử dụng, tuy nhiên nhu cầu của con người ngày càng
cao và đa dạng vì vậy yêu cầu đặt ra là làm sao cải tiến được chiếc xe đạp – một sản phẩm
gần như hoàn hảo. Với việc vận dụng phương pháp sáng tạo SCAMPER thì mọi yêu cầu
sáng tạo hầu như đều giải quyết được.
Sau đây em xin trình bày một số xu hướng phát triển, cũng như sự sáng tạo trong việc cải
tiến chiếc xe đạp thông qua việc vận dụng phương pháp SCAMPER:
I. Ibike
iBike, loại xe đạp mà Apple đã đăng ký bản quyền sáng chế trong thời gian gần đây được chế
tạo bằng kim loại lỏng (kỹ thuật được dùng trong các sản phẩm cao cấp của Apple) và bạn có
thể dùng iPod hay iPhone để kiểm soát các dữ liệu về người lái xe. Chiếc xe này còn có tích
hợp WiFi và hỗ trợ điều khiển bằng giọng nói
Ở ý tưởng thiết kế chiếc iBike của Apple này, ta thấy có vận dụng các phương pháp sau:
-Phép thay thế: Dùng kim loại lỏng để chế tạo xe đạp thay thế cho các loại vật liệu
thông thường.
-Phép kết hợp: kết hợp với các sản phẩm công nghệ của chính Apple (iPod, iPhone)

để tạo ra chiếc xe đạp tương lai. Tích hợp WIFI, công nghệ điều khiển bằng giọng nói.
HVTH: Huỳnh Nguyễn Khắc Huy - CH1201034 - 21 -
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
II. Xe đạp Thời tiết 3 bánh Hase KLIMAX
Với thiết kế độc đáo, chiếc xe đạp 3 bánh KLIMAX 2K sẽ là vị cứu tinh trước thời
tiết “ẩm ương” ở Việt Nam.

KLIMAX 2K có thiết kế tiêu chuẩn với bộ số đề SRAM, ba hệ thống phanh thủy lực
Avis Elixir, đèn pha Cyo, bánh xe có đường kính 51 cm, chưa kể là động cơ phía
trước Protanium 180W ở đằng trước để hỗ trợ cho động cơ chiếc xe. Với động cơ
này, bạn có thể giữ cho xe chạy ở tốc độ 24km/h và dễ dàng trong việc leo đồi núi.
Hình ảnh chiếc xe KLIMAX 2K.

Tuy nhiên, điều đặc biệt ở KLIMAX 2K không phải ở bộ động cơ mà là khả năng ứng
phó với mọi thời tiết. Nếu đang đạp xe mà gặp mưa hoặc gió quá lạnh, bạn chỉ cần
mở phần fairing (một bộ phận giống chiếc yếm xe máy) của xe ra, cài vào chóp ở mũi
xe. Vậy là chúng ta đã có một bộ khung vòm bằng vải chống nước, chống gió rét rất
tiện lợi và “thời trang”.

HVTH: Huỳnh Nguyễn Khắc Huy - CH1201034 - 22 -
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm


Như vậy, chúng ta sẽ không còn sợ bị ướt nếu gặp trời mưa nhờ có “chiếc ô” cơ động
gắn ở xe.

Phiên bản KLIMAX 5K cũng đang được Hase nghiên cứu với hy vọng có thể tăng tốc
độ tối đa của chiếc xe lên tới 45km/h và có lẽ sẽ được cấp phép sử dụng như một
chiếc xe máy thực thụ. Phiên bản KLIMAX 2K sẽ được bày bán rộng rãi vào mùa
Xuân tới ở châu Âu với giá khoảng 7490 Euro (khoảng 210 triệu VNĐ).


Các phép SCAMPER được vận dụng trong chiếc xe KLIMAX này:
-Phép kết hợp, phép thêm vào: chiếc xe được kết hợp với các công nghệ sáng chế
khác như: bộ số đề SRAM, ba hệ thống phanh thủy lực Avis Elixir, đèn pha Cyo, động
cơ phía trước Protanium 180W. Ngoài ra điểm đặc biệt ở chiếc xe này là xe được kết
hợp thêm phần fairing (một bộ phận giống chiếc yếm xe máy).
HVTH: Huỳnh Nguyễn Khắc Huy - CH1201034 - 23 -
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
-Phép thích ứng, phép điều chỉnh: nhờ có bộ phận fairing nên xe có khả năng ứng phó
với mọi thời tiết, và bộ phận này có thể được điều chỉnh tùy thích (mở ra hoặc xếp lại) để
phù hợp với hoàn cảnh.
III. Xe đạp điện E – Bike
Công nghệ E - Bike trong năm qua đã trở thành một món hời lớn với các công ty, đặc
biệt là các công ty sản xuất ô tô. Một chiếc E - Bike có giá từ 500 - 3000 bảng Anh
(tương đương 16 – 96 triệu VNĐ).


Trong tuần này, hãng Ford cho ra mắt mẫu xe E - Bike với bộ khung làm từ sợi
Carbon và nhôm có trọng lượng 2,5 kg. Đây là thành quả sau một thời gian chạy đua
nghiên cứu việc áp dụng công thức của các loại xe đua công thức 1 (F1). Chiếc xe này
được trang bị loại động cơ phản ứng với tốc độ 1/100 giây.

Ông Alex Wilke, giám đốc Ford cho rằng: "E - Bike là một phương tiện quan trọng
trong các thành phố lớn. Càng ngày càng có nhiều người sử dụng E - Bike để di
chuyển trong khoảng cách gần".

Điều đặc biệt ở chiếc E - Bike Ford là tích hợp một smartphone ở tay lái để quản lý
thời gian pin xe và giải trí
HVTH: Huỳnh Nguyễn Khắc Huy - CH1201034 - 24 -
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm


Nếu thiết kế cũ của E - Bike là một mô tơ gắn trên khung, có thể sản sinh ra điện khi
đạp xe thì sản phẩm E – Bike ngày nay đã được cải tiến với các pin lithium-ion (có
khả năng sạc điện) và 1 mô tơ tí hon gắn ở bánh trước.
Mẫu E - Bike mới ra mắt của Ford.
Mô tơ này là công cụ chuyển hóa lực động học thành năng lượng điện, làm việc như
bộ cảm biến cực kì nhạy cảm. Chiếc xe ngay lập tức nhận ra khi bạn bắt đầu cảm thấy
mệt mỏi với việc đạp xe. Từ đó, nó sẽ “tự lên tinh thần” hoạt động hộ đôi chân rã rời
của người dùng !

Các phép SCAMPER trong chiếc E-Bike này:
-Phép thay thế: bộ khung làm từ sợi Carbon và nhôm, thay thế mô tơ cũ thành
các pin lithium-ion (có khả năng sạc điện) và 1 mô tơ tí hon gắn ở bánh trước.
-Phép kết hợp, phép thêm vào: xe chiếc xe đạp thông thường kết hợp với động
cơ năng lượng điện, ra sản phẩm mới ngày càng phổ biến đó là xe đạp điện. Ngoài ra
xe còn được tích hợp smartphone ở tay lái.
-Phép điều chỉnh, phép thích ứng: xe sẽ tự nhận thấy sự mệt mỏi của người đạp
và tự điều chỉnh hoạt động bằng năng lượng điện.
IV. Độc đáo xe đạp không lốp
Khi chúng ta đã quá chán ngán với những chiếc xe đạp có lốp thông thường, phải thay
lốp nhiều lần, hãy thử làm bạn với chiếc xe không lốp dưới đây.
HVTH: Huỳnh Nguyễn Khắc Huy - CH1201034 - 25 -

×