Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA Ổ ĐĨA CỨNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1018.45 KB, 27 trang )

Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
1. Lời nói đầu
Nhà văn Gorki có nói : "Sức mạnh và sự giàu có của một dân tộc không phải ở chổ có
nhiều đất đai, rừng gia súc và các quặng quý mà ở chất lượng và số lượng của những con người
có học thức, ở lòng yêu tri thức, ở sự nhạy bén và năng động của trí tuệ - sức mạnh của dân tộc
không nằm trong vật chất mà nằm trong năng lượng (trí tuệ)".
Thực tế ngày nay với các phát minh, sáng chế do cuộc cách mạng khoa học – công nghệ
đem lại, cùng sự xuất hiện một loạt các nước phát triển mới càng khẳng định tính đúng đắn của ý
kiến trên.
Trong cuộc sống người ta thường gặp các tình huống cần giải quyết vấn đề gì đó ( học
sinh phải giải bài tập, nhà sản xuất phải đưa ra mặt hàng có sức cạnh tranh, nhà thiết kế phải đưa
ra các mẫu thiết kế mới thu hút thị hiếu người tiêu dùng, điều tra viên phải tìm ra thủ phạm vụ án
…) mà lời giải thì chưa có sẳn. Điều này bắt buộc người ta phải động não suy nghĩ (tư duy). Nhờ
tư duy sản phẩm của bộ não loài người sáng tạo ra nền văn minh và chiếm ưu thế tuyệt đối trong
tự nhiên. Tuy vậy, nếu xét con người cụ thể thì không phải ai cũng biết cách suy nghĩ hợp lý và
có hiệu quả. Vậy có cách nâng cao hiệu suất tư duy hay không ?
Chúng ta khâm phục trí thông minh, tài năng và đâu đó trong góc tâm hồn ta thầm ao ước
có được bộ óc như vậy.
Trong suốt cuộc đời người ta học cách suy nghĩ bằng kinh nghiệm bản thân (nhiều khi
khi là các kinh nghiệm phải trả bằng một giá rất đắt) hoặc gián tiếp qua những môn học khác. Sẽ
chẳng có gì ngạc nhiên nếu nói : "Con người là động vật có khả năng tư duy". Mỗi người bình
thường đều có khả năng tư duy- sản phẩm của bộ não (dạng vật chất có tổ chức đặc biệt) và tất
nhiên công nhận vai trò quan trọng của tư duy trong việc phát triển lịch sử con người. Loài người
nhờ tư duy đã lập nên nhiều kỳ tích trong việc nhận thức, chinh phục và biến đổi thế giới.
Bản báo cáo này là kết qủa tìm hiểu về "Phân tích các phương pháp sáng tạo
SCAMPER trong sự phát triển của Ổ đĩa cứng", do Mã Khánh Xuyên (CH1201149) thuộc
lớp cao học công nghệ thông tin qua mạng khoá 7, Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Em xin chân thành cảm ơn GSTS. Hoàn Kiếm, giảng viên giảng dạy môn học, đã hướng
dẫn Em hoàn thành bản báo cáo này.
HVTH: Mã Khánh Xuyên – CH1201149 Trang 1
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm


2 Khái niệm khoa học và nghiên cứu khoa học
2.1 Khoa học
Khoa học là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra những kiến thức mới, học thuyết
mới, … về tự nhiên và xã hội. Những kiến thức hay học thuyết mới nầy, tốt hơn, có thể thay thế
dần những cái cũ, không còn phù hợp. Thí dụ: Quan niệm thực vật là vật thể không có cảm giác
được thay thế bằng quan niệm thực vật có cảm nhận.
Như vậy, khoa học bao gồm một hệ thống tri thức về qui luật của vật chất và sự vận động
của vật chất, những qui luật của tự nhiên, xã hội, và tư duy. Hệ thống tri thức này hình thành
trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội. Phân biệt ra 2 hệ thống tri
thức: tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học.
 Tri thức kinh nghiệm: là những hiểu biết được tích lũy qua hoạt động sống hàng ngày
trong mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với thiên nhiên.
Quá trình nầy giúp con người hiểu biết về sự vật, về cách quản lý thiên nhiên và hình
thành mối quan hệ giữa những con người trong xã hội. Tri thức kinh nghiệm được
con người không ngừng sử dụng và phát triển trong hoạt động thực tế. Tuy nhiên, tri
thức kinh nghiệm chưa thật sự đi sâu vào bản chất, chưa thấy được hết các thuộc tính
của sự vật và mối quan hệ bên trong giữa sự vật và con người. Vì vậy, tri thức kinh
nghiệm chỉ phát triển đến một hiểu biết giới hạn nhất định, nhưng tri thức kinh
nghiệm là cơ sở cho sự hình thành tri thức khoa học.
 Tri thức khoa học: là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống nhờ hoạt
động NCKH, các họat động nầy có mục tiêu xác định và sử dụng phương pháp khoa
học. Không giống như tri thức kinh nghiệm, tri thức khoa học dựa trên kết quả quan
sát, thu thập được qua những thí nghiệm và qua các sự kiện xảy ra ngẫu nhiên trong
hoạt động xã hội, trong tự nhiên. Tri thức khoa học được tổ chức trong khuôn khổ các
ngành và bộ môn khoa học (discipline) như: triết học, sử học, kinh tế học, toán học,
sinh học,…
2.2 Nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học là một họat động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm.
Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức,… đạt được từ các thí nghiệm NCKH để phát hiện ra
những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, và để sáng tạo phương pháp và

phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn. Con người muốn làm NCKH phải có kiến thức
nhất định về lãnh vực nghiên cứu và cái chính là phải rèn luyện cách làm việc tự lực, có phương
pháp từ lúc ngồi trên ghế nhà trường.
HVTH: Mã Khánh Xuyên – CH1201149 Trang 2
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
2.3 Đề tài nghiên cứu khoa học
2.3.1 Khái niệm đề tài
Đề tài là một hình thức tổ chức NCKH do một người hoặc một nhóm người thực hiện.
Một số hình thức tổ chức nghiên cứu khác không hoàn toàn mang tính chất nghiên cứu khoa hoc,
chẳng hạn như: Chương trình, dự án, đề án. Sự khác biệt giữa các hình thức NCKH nầy như sau:
 Đề tài: được thực hiện để trả lời những câu hỏi mang tính học thuật, có thể chưa để ý
đến việc ứng dụng trong hoạt động thực tế.
 Dự án: được thực hiện nhằm vào mục đích ứng dụng, có xác định cụ thể hiệu quả về
kinh tế và xã hội. Dự án có tính ứng dụng cao, có ràng buộc thời gian và nguồn lực.
 Đề án: là loại văn kiện, được xây dựng để trình cấp quản lý cao hơn, hoặc gởi cho
một cơ quan tài trợ để xin thực hiện một công việc nào đó như: thành lập một tổ chức;
tài trợ cho một hoạt động xã hội, Sau khi đề án được phê chuẩn, sẽ hình thành
những dự án, chương trình, đề tài theo yêu cầu của đề án.

 Chương trình: là một nhóm đề tài hoặc dự án được tập hợp theo một mục đích xác
định. Giữa chúng có tính độc lập tương đối cao. Tiến độ thực hiện đề tài, dự án trong
chương trình không nhất thiết phải giống nhau, nhưng nội dung của chương trình thì
phải đồng bộ.
2.3.2 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: là bản chất của sự vật hay hiện tượng cần xem xét và làm rõ
trong nhiệm vụ nghiên cứu.
 Phạm vi nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu được khảo sát trong trong phạm vi nhất
định về mặt thời gian, không gian và lãnh vực nghiên cứu.
2.3.3 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
Khi viết đề cương nghiên cứu, một điều rất quan trọng là làm sao thể hiện được mục tiêu

và mục đích nghiên cứu mà không có sự trùng lấp lẫn nhau. Vì vậy, cần thiết để phân biệt sự
khác nhau giữa mục đích và mục tiêu.
 Mục đích: là hướng đến một điều gì hay một công việc nào đó trong nghiên cứu mà
người nghiên cứu mong muốn để hoàn thành, nhưng thường thì mục đích khó có thể
đo lường hay định lượng. Nói cách khác, mục đích là sự sắp đặt công việc hay điều gì
đó được đưa ra trong nghiên cứu. Mục đích trả lời câu hỏi "nhằm vào việc gì?", hoặc
"để phục vụ cho điều gì?" và mang ý nghĩa thực tiển của nghiên cứu, nhắm đến đối
tượng phục vụ sản xuất, nghiên cứu.
HVTH: Mã Khánh Xuyên – CH1201149 Trang 3
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
 Mục tiêu: là thực hiện điều gì hoặc hoạt động nào đó cụ thể, rõ ràng mà người nghiên
cứu sẽ hoàn thành theo kế hoạch đã đặt ra trong nghiên cứu. Mục tiêu có thể đo lường
hay định lượng được. Nói cách khác, mục tiêu là nền tảng hoạt động của đề tài và làm
cơ sở cho việc đánh giá kế hoạch nghiên cứu đã đưa ra, và là điều mà kết quả phải đạt
được. Mục tiêu trả lời câu hỏi "làm cái gì?".
Thí dụ: phân biệt giữa mục đích và mục tiêu của đề tài sau đây.
Đề tài: "Ảnh hưởng của phân N đến năng suất lúa Hè thu trồng trên đất phù sa ven sông ở
Đồng Bằng Sông Cửu Long".
Mục đích của đề tài: Để tăng thu nhập cho người nông dân trồng lúa.
Mục tiêu của đề tài:
- Tìm ra được liều lượng bón phân N tối hảo cho lúa Hè thu.
- Xác định được thời điểm và cách bón phân N thích hợp cho lúa Hè thu.
3. Phương pháp khoa học
3.1 Thế nào là "Khái niệm"
"Khái niệm" là quá trình nhận thức hay tư duy của con người bắt đầu từ những tri giác
hay bằng những quan sát sự vật hiện thực tác động vào giác quan. Như vậy, "khái niệm" có thể
hiểu là hình thức tư duy của con người về những thuộc tính, bản chất của sự vật và mối liên hệ
của những đặc tính đó với nhau. Người NCKH hình thành các "khái niệm" để tìm hiểu mối quan
hệ giữa các khái niệm với nhau, để phân biệt sự vật này với sự vật khác và để đo lường thuộc
tính bản chất của sự vật hay hình thành khái niệm nhằm mục đích xây dựng cơ sở lý luận.

3.2 Phán đoán
Trong nghiên cứu, người ta thường vận dụng các khái niệm để phán đoán hay tiên đoán.
Phán đoán là vận dụng các khái niệm để phân biệt, so sánh những đặc tính, bản chất của sự vật
và tìm mối liên hệ giữa đặc tính chung và đặc tính riêng của các sự vật đó.
3.3 Suy luận
Có 2 cách suy luận: suy luận "suy diễn" và suy luận "qui nạp"
3.3.1 Cách suy luận suy diễn
Theo Aristotle, kiến thức đạt được nhờ sự suy luận. Muốn suy luận phải có tiền đề và tiền
đề đó đã được chấp nhận. Vì vậy, một tiền đề có mối quan hệ với kết luận rất rõ ràng.
Suy luận suy diễn theo Aristotle là suy luận đi từ cái chung tới cái riêng, về mối quan hệ
đặc biệt. Thí dụ về suy luận suy diễn của Aristotle trong Bảng 2.1.
HVTH: Mã Khánh Xuyên – CH1201149 Trang 4
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
3.3.2 Cách suy luận qui nạp
Vào đầu những năm 1600s, Francis Bacon đã đưa ra một phương pháp tiếp cận khác về
kiến thức, khác với Aristotle. Ông ta cho rằng, để đạt được kiến thức mới phải đi từ thông tin
riêng để đến kết luận chung, phương pháp này gọi là phương pháp qui nạp. Phương pháp này cho
phép chúng ta dùng những tiền đề riêng, là những kiến thức đã được chấp nhận, như là phương
tiện để đạt được kiến thức mới.
Thí dụ về suy luận quy nạp
Ngày nay, các nhà nghiên cứu đã kết hợp hai phương pháp trên hay còn gọi là "phương
pháp khoa học". Phương pháp khoa học cần phải xác định tiền đề chính (gọi là giả thuyết) và sau
đó phân tích các kiến thức có được (nghiên cứu riêng) một cách logic để kết luận giả thuyết.
Thí dụ về phương pháp khoa học
3.4 Cấu trúc phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học phải sử dụng PPKH: bao gồm chọn phương pháp thích hợp (luận
HVTH: Mã Khánh Xuyên – CH1201149 Trang 5
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
chứng) để chứng minh mối quan hệ giữa các luận cứ và giữa toàn bộ luận cứ với luận đề; cách
đặt giả thuyết hay phán đoán sử dụng các luận cứ và phương pháp thu thập thông tin và xử lý

thông tin (luận cứ) để xây dựng luận đề.
3.4.1 Luận đề
Luận đề trả lời câu hỏi "cần chứng minh điều gì?" trong nghiên cứu. Luận đề là một
"phán đoán" hay một "giả thuyết" cần được chứng minh. Thí dụ: Lúa được bón quá nhiều phân N
sẽ bị đỗ ngã.
3.4.2 Luận cứ
Để chứng minh một luận đề thì nhà khoa học cần đưa ra các bằng chứng hay luận cứ
khoa học. Luận cứ bao gồm thu thập các thông tin, tài liệu tham khảo; quan sát và thực nghiệm.
Luận cứ trả lời câu hỏi "Chứng minh bằng cái gì?". Các nhà khoa học sử dụng luận cứ làm cơ sở
để chứng minh một luận đề. Có hai loại luận cứ được sử dụng trong nghiên cứu khoa học:
 Luận cứ lý thuyết: bao gồm các lý thuyết, luận điểm, tiền đề, định lý, định luật, qui
luật đã được khoa học chứng minh và xác nhận là đúng. Luận cứ lý thuyết cũng được
xem là cơ sở lý luận.
 Luận cứ thực tiễn: dựa trên cơ sở số liệu thu thập, quan sát và làm thí nghiệm.
3.4.3 Luận chứng
Để chứng minh một luận đề, nhà nghiên cứu khoa học phải đưa ra phương pháp để xác
định mối liên hệ giữa các luận cứ và giữa luận cứ với luận đề. Luận chứng trả lời câu hỏi "Chứng
minh bằng cách nào?". Trong nghiên cứu khoa học, để chứng minh một luận đề, một giả thuyết
hay sự tiên đoán thì nhà nghiên cứu sử dụng luận chứng, chẳng hạn kết hợp các phép suy luận,
giữa suy luận suy diễn, suy luận qui nạp và loại suy. Một cách sử dụng luận chứng khác, đó là
phương pháp tiếp cận và thu thập thông tin làm luận cứ khoa học, thu thập số liệu thống kê trong
thực nghiệm hay trong các loại nghiên cứu điều tra.
3.5 Phương pháp khoa học
Phương pháp khoa học (PPKH). Những ngành khoa học khác nhau cũng có thể có
những PPKH khác nhau. Ngành khoa học tự nhiên như vật lý, hoá học, nông nghiệp sử dụng
PPKH thực nghiệm, như tiến hành bố trí thí nghiệm để thu thập số liệu, để giải thích và kết luận.
Còn ngành khoa học xã hội như nhân chủng học, kinh tế, lịch sử… sử dụng PPKH thu thập
thông tin từ sự quan sát, phỏng vấn hay điều tra. Tuy nhiên, PPKH có những bước chung như:
Quan sát sự vật hay hiện tượng, đặt vấn đề và lập giả thuyết, thu thập số liệu và dựa trên số lịệu
để rút ra kết luận. Nhưng vẫn có sự khác nhau về quá trình thu thập số liệu, xử lý và phân tích số

liệu.
HVTH: Mã Khánh Xuyên – CH1201149 Trang 6
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Các bước cơ bản trong phương pháp nghiên cứu khoa học
4. Vấn đề nghiên cứu khoa học
4.1 Bản chất của quan sát
Trước đây, con người dựa vào niềm tin để giải thích những gì thấy được xảy ra trong thế
giới xung quanh mà không có kiểm chứng hay thực nghiệm để chứng minh tính vững chắc của
những quan niệm, tư tưởng, học thuyết mà họ đưa ra. Ngoài ra, con người cũng không sử dụng
phương pháp khoa học để có câu trả lời cho câu hỏi. Thí dụ ở thời đại của Aristotle (thế kỷ IV
trước công nguyên), con người (kể cả một số nhà khoa học) tin rằng: các sinh vật đang sống có
thể tự xuất hiện, các vật thể trơ (không có sự sống) có thể biến đổi thành vật thể hay sinh vật
sống, và cho rằng con trùn, bọ, ếch nhái,… xuất hiện từ bùn lầy, bụi đất khi ngập lũ xảy ra.
Ngày nay, các nhà khoa học không ngừng quan sát, theo dõi sự vật, hiện tượng, qui luật
của sự vận động, mối quan hệ, … trong thế giới xung quanh và dựa vào kiến thức, kinh nghiệm
hay các nghiên cứu có trước để khám phá, tìm ra kiến thức mới, giải thích các qui luật vận động,
mối quan hệ giữa các sự vật một cách khoa học. Bản chất của quan sát là cảm giác được cảm
nhận nhờ giác quan như thị giác, thính giác, xúc giác, khướu giác và vị giác. Các giác quan nầy
giúp cho nhà nghiên cứu phát hiện hay tìm ra "vấn đề" NCKH. Khi quan sát phải khách quan,
không được chủ quan, vì quan sát chủ quan thường dựa trên các ý kiến cá nhân và niềm tin thì
không thuộc lĩnh vực khoa học.
Tóm lại, quan sát hiện tượng, sự vật là quá trình mà ý nghĩ hay suy nghĩ phát sinh trước
cho bước đầu làm NCKH. Việc quan sát kết hợp với kiến thức có trước của nhà nghiên cứu là cơ
sở cho việc hình thành câu hỏi và đặt ra giả thuyết để nghiên cứu.
4.2 Vấn đề nghiên cứu khoa học
4.2.1 Đặt câu hỏi
Bản chất của quan sát thường đặt ra những câu hỏi, từ đó đặt ra "vấn đề" nghiên cứu cho
nhà khoa học và người nghiên cứu. Câu hỏi đặt ra phải đơn giản, cụ thể, rõ ràng (xác định giới
hạn, phạm vi nghiên cứu) và làm sao có thể thực hiện thí nghiệm để kiểm chứng, trả lời. Thí dụ,
câu hỏi: "Có bao nhiêu học sinh đến trường hôm nay?". Câu trả lời được thực hiện đơn giản bằng

cách đếm số lượng học sinh hiện diện ở trường. Nhưng một câu hỏi khác đặt ra: "Tại sao bạn đến
HVTH: Mã Khánh Xuyên – CH1201149 Trang 7
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
trường hôm nay?". Rõ ràng cho thấy rằng, trả lời câu hỏi này thực sự hơi khó thực hiện, thí
nghiệm khá phức tạp vì phải tiến hành điều tra học sinh.
Cách đặt câu hỏi thường bắt đầu như sau: Làm thế nào, bao nhiêu, xảy ra ở đâu, nơi nào,
khi nào, ai, tại sao, cái gì, …? Đặt câu hỏi hay đặt "vấn đề" nghiên cứu là cơ sở giúp nhà khoa
học chọn chủ đề nghiên cứu (topic) thích hợp. Sau khi chọn chủ đề nghiên cứu, một công việc rất
quan trọng trong phương pháp nghiên cứu là thu thập tài liệu tham khảo (tùy theo loại nghiên
cứu mà có phương pháp thu thập thông tin khác nhau).
4.2.2 Phân loại vấn đề nghiên cứu khoa học
Sau khi đặt câu hỏi và "vấn đề" nghiên cứu khoa học đã được xác định, công việc tiếp
theo cần biết là "vấn đề" đó thuộc loại câu hỏi nào. Nhìn chung, "vấn đề" được thể hiện trong 3
loại câu hỏi như sau:
- Câu hỏi thuộc loại thực nghiệm.
- Câu hỏi thuộc loại quan niệm hay nhận thức.
- Câu hỏi thuộc loại đánh giá.
a. Câu hỏi thuộc loại thực nghiệm
Câu hỏi thuộc loại thực nghiệm là những câu hỏi có liên quan tới các sự kiện đã xảy ra
hoặc các quá trình có mối quan hệ nhân-quả về thế giới của chúng ta. Để trả lời câu hỏi loại nầy,
chúng ta cần phải tiến hành quan sát hoặc làm thí nghiệm; Hoặc hỏi các chuyên gia, hay nhờ
người làm chuyên môn giúp đở. Câu hỏi thuộc loại nầy có trong các lãnh vực như sinh học, vật
lý, hóa học, kinh tế, lịch sử,… Thí dụ: Cây lúa cần bao nhiêu phân N để phát triển tốt? Một số
câu hỏi có thể không có câu trả lời nếu như không tiến hành thực nghiệm. Thí dụ, loài người có
tiến hóa từ các động vật khác hay không? Câu hỏi này có thể được trả lời từ các NCKH nhưng
phải hết sức cẩn thận, và chúng ta không có đủ cơ sở và hiểu biết để trả lời câu hỏi nầy. Tất cả
các kết luận phải dựa trên độ tin cậy của số liệu thu thập trong quan sát và thí nghiệm. Những
suy nghĩ đơn giản, nhận thức không thể trả lời câu hỏi thuộc loại thực nghiệm nầy mà chỉ trả lời
cho các câu hỏi thuộc về loại quan niệm.
b. Câu hỏi thuộc loại quan niệm hay nhận thức

Loại câu hỏi này có thể được trả lời bằng những nhận thức một cách logic, hoặc chỉ là
những suy nghĩ đơn giản cũng đủ để trả lời mà không cần tiến hành thực nghiệm hay quan sát.
Thí dụ "Tại sao cây trồng cần ánh sáng?". Suy nghĩ đơn giản ở đây được hiểu là có sự phân tích
nhận thức và lý lẽ hay lý do, nghĩa là sử dụng các nguyên tắc, qui luật, pháp lý trong xã hội và
những cơ sở khoa học có trước. Cần chú ý sử dụng các qui luật, luật lệ trong xã hội đã được áp
dụng một cách ổn định và phù hợp với "vấn đề" nghiên cứu.
c. Câu hỏi thuộc loại đánh giá
Câu hỏi thuộc lọai đánh giá là câu hỏi thể hiện giá trị và tiêu chuẩn. Câu hỏi này có liên
quan tới việc đánh giá các giá trị về đạo đức hoặc giá trị thẩm mỹ. Để trả lời các câu hỏi loại nầy,
cần hiểu biết nét đặc trưng giữa giá trị thực chất và giá trị sử dụng. Giá trị thực chất là giá trị hiện
hữu riêng của sự vật mà không lệ thuộc vào cách sử dụng. Giá trị sử dụng là sự vật chỉ có giá trị
HVTH: Mã Khánh Xuyên – CH1201149 Trang 8
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
khi nó đáp ứng được nhu cầu sử dụng và nó bị đánh giá không còn giá trị khi nó không còn đáp
ứng được nhu cầu sử dụng nữa. Thí dụ: "Thế nào là hạt gạo có chất lượng cao?".
4.2.3 Cách phát hiện vấn đề nghiên cứu khoa học
Các "vấn đề" nghiên cứu khoa học thường được hình thành trong các tình huống sau:
 Quá trình nghiên cứu, đọc và thu thập tài liệu nghiên cứu giúp cho nhà khoa học phát
hiện hoặc nhận ra các "vấn đề" và đặt ra nhiều câu hỏi cần nghiên cứu (phát triển
"vấn đề" rộng hơn để nghiên cứu). Đôi khi người nghiên cứu thấy một điều gì đó
chưa rõ trong những nghiên cứu trước và muốn chứng minh lại. Đây là tình huống
quan trọng nhất để xác định "vấn đề" nghiên cứu.
 Trong các hội nghị chuyên đề, báo cáo khoa học, kỹ thuật, … đôi khi có những bất
đồng, tranh cải và tranh luận khoa học đã giúp cho các nhà khoa học nhận thấy được
những mặt yếu, mặt hạn chế của "vấn đề" tranh cải và từ đó người nghiên cứu nhận
định, phân tích lại và chọn lọc rút ra "vấn đề" cần nghiên cứu.
 Trong mối quan hệ giữa con người với con người, con người với tự nhiên, qua hoạt
động thực tế lao động sản xuất, yêu cầu kỹ thuật, mối quan hệ trong xã hội, cư xử, …
làm cho con người không ngừng tìm tòi, sáng tạo ra những sản phẩm tốt hơn nhằm
phục vụ cho nhu cầu đời sống con người trong xã hội. Những hoạt động thực tế này

đã đặt ra cho người nghiên cứu các câu hỏi hay người nghiên cứu phát hiện ra các
"vấn đề" cần nghiên cứu.
 "Vấn đề" nghiên cứu cũng được hình thành qua những thông tin bức xúc, lời nói phàn
nàn nghe được qua các cuộc nói chuyện từ những người xung quanh mà chưa giải
thích, giải quyết được "vấn đề" nào đó.
 Các "vấn đề" hay các câu hỏi nghiên cứu chợt xuất hiện trong suy nghĩ của các nhà
khoa học, các nhà nghiên cứu qua tình cờ quan sát các hiện tượng của tự nhiên, các
hoạt động xảy ra trong xã hội hàng ngày.
 Tính tò mò của nhà khoa học về điều gì đó cũng đặt ra các câu hỏi hay "vấn đề"
nghiên cứu.
5. Phương pháp SCAMPER
"Giản dị nhất, tính sáng tạo được định nghĩa là một ý tưởng mới, phù hợp với thời đại và
không gian sinh ra nó, và ý tưởng đó mang lại giá trị"
Một trong những phát minh đầu tiên và quan trọng nhất của con người là lửa. Lửa được
người tiền sử phát hiện ra từ cách đây hàng nghìn năm. Sự phát hiện ra lửa, và sử dụng chúng
cho mục đích của cuộc sống, được coi là một bước tiến quan trọng trong văn minh của loài
người. Nhờ có lửa, con người ăn các thức ăn được nấu chín, đã tiệt trùng, giảm bớt nguy cơ bệnh
tật. Cũng nhờ có lửa, con người biết đốt nóng kim loại để rèn, đúc các dụng cụ bằng kim loại,
HVTH: Mã Khánh Xuyên – CH1201149 Trang 9
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
tăng năng suất lao động. Lửa được xem là một trong những phát minh quan trọng nhất của nhân
loại. Hay nói cách khác lửa là biểu tượng của sáng tạo.
Trong một kỳ thi tuyển đặc biệt vào trường đại học Oxford ( Mỹ). Giáo sư chỉ cầm một tờ
báo sau khi đã yêu cầu cậu thí sinh hãy làm điều gì đó với tờ báo, nhằm đo chỉ số IQ của anh ta.
Sau vài giây suy nghĩ, anh bèn châm lửa đốt tờ báo và rồi ung dung bước vào trường đại học
danh tiếng nhất nước Mỹ.
Đó chính là sáng tạo. Thường thì sáng tạo là một điều gì đó mới mẻ táo bạo và khác
thường. Sáng tạo là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta, không phải chỉ có
những người làm nghệ thuật mới phải thường xuyên sáng tạo mà những người ở những ngành
nghề khác nhau cũng va chạm với nó trong cuộc sống hàng ngày. Nghĩ sáng tạo là nhìn một vấn

đề, một câu hỏi…theo những cách khác với thông thường. Tức là nhìn mọi thứ từ các góc độ,
tầm nhìn khác nhau, " nhìn" theo những cách khác không bị hạn chế bởi thói quen, bởi phong
tục, bởi tiêu chuẩn. Sáng tạo đến từ đổi mới hàng ngày từ những nhu cầu cuộc sống của con
người ngày càng tốt hơn và cao hơn.
Nhưng một câu hỏi được đặt ra là liệu sự sáng tạo có một khuôn mẫu hay không? Câu trả
lời là có, có những nguyên tắc và quy luật cho sáng tạo. Để sử dụng và duy trì khả năng nhận
thức rõ sự vật này của trí não, bạn nên hiểu một vài nguyên tắc suy nghĩ sáng tạo cơ bản. Những
nguyên tắc này tạo nên một nền tảng về thái độ hoặc tâm lý của tất cả các phương pháp khái quát
lên được những ý tưởng có tính sáng tạo cao hơn khi bạn áp dụng những nguyên tắc về cách suy
nghĩ sáng tạo này. Tuy nhiên, để có thể nghĩ ra một ý tưởng được coi là thực sự sáng tạo là một
điều không đơn giản và cũng không dễ dàng. Do đó, bạn càng hiểu biết về cách thức tư duy sáng
tạo bao nhiêu thì bạn sẽ suy nghĩ sáng tạo hơn bấy nhiêu.
Não của chúng ta là một kho chứa những ý tưởng. Những gì ta biết chính là những gì ta
đã được học và đã trải nghiệm. Ý tưởng đều nằm trong đó cả. Tất cả những gì ta phải làm chỉ là
lấy chúng ta ra mà thôi. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không thể bàn đến tất cả những ý tưởng trong đầu
ta mà không đề cập đến những quan điểm và phương pháp trí tuệ thích hợp. Không có cách nào
giúp ta có thể gợi nhớ được mọi thứ. Hơn nữa, chúng ta sẽ không bao giờ nghĩ về một ý tưởng
nhất định nếu ta không phụ thuộc vào những nguồn kích thích sự sáng tạo khác nhau. Bộ óc của
chúng ta là những công cụ liên kết không giới hạn, chúng có thể chứa được rất nhiều ý tưởng
giống như chúng ta là những cơ sở dữ liệu chứa những ý tưởng.
HVTH: Mã Khánh Xuyên – CH1201149 Trang 10
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Ai trong chúng ta cũng có sự sáng tạo. Công việc càng khó thì não bạn hoạt động càng
tích cực tuy nhiên trước một vấn đề khó nếu bạn không tĩnh táo thì bạn dễ dàng đi lạc đường.
Theo nghiên cứu thì đến thiên tài cũng mới sử dụng có 15% hiệu suất não của mình. Cho nên,
học nghĩ sáng tạo để não bạn đi xa hơn là hoàn toàn có thể. Thật là may mắn vì chúng ta không
phải gợi nhớ mọi thứ trong đầu để có thể tư duy một cách sáng tạo. Tất cả những gì chúng ta
phải làm là kết hợp khả năng sáng tạo bẩm sinh trong chúng ta với những nguồn kích thích sáng
tạo và những nguyên tắc suy nghĩ sáng tạo. Kiến thức và những kinh nghiệm của chúng ta sẽ
giúp khái quát lên những nguồn kết hợp mà từ đó sẽ tạo ra ý tưởng.

Hiện nay, có khá nhiều phương pháp sáng tạo khác nhau nhưng không có phương pháp
nào vượt trội trong mọi tình huống, trong mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, phương pháp sáng tạo
SCAMPER tỏ ra có nhiều ưu điểm trong việc phát triển hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp. Hai trọng tâm sáng tạo trong doanh nghiệp là sáng tạo trong phát triển đổi mới sản phẩm
và sáng tạo trong tiếp thị kinh doanh sản phẩm.
Phương pháp sáng tạo SCAMPER được giáo sư Michael Mikalko phát triển, SCAMPER
là ghép các chữ cái đầu của nhóm từ sau: Substitute ( thay thế), Combine (kết hợp), Adapt (thích
nghi), Modify (hiệu chỉnh), Put (thêm vào), Eliminate (loại bỏ) và Reverse (đảo ngược). Phương
pháp sáng tạo SCAMPER dễ lĩnh hội, dễ vận dụng nhưng khá hữu hiệu nên ngày càng được sử
dụng phổ biến rộng rãi, nhất là trong các doanh nghiệp.
HVTH: Mã Khánh Xuyên – CH1201149 Trang 11
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Phương pháp SCAMPER
5.1 Phép thay thế - Substitute
Nội dung: Thay thế thành tố hiện có của hệ thống bằng thành tố khác.
Substitute (thay thế): Với 1 sản phẩm, bạn hãy quan sát thành phần tạo nên chúng và
thử suy nghĩ xem liệu các thành phẩm này có thể được thay thế bằng nguyên vật liệu nào khác?
Trong một quá trình làm việc, liệu vấn đề nhân lực thay thế sẽ là ai? Có nên thay địa điểm? Đối
tượng?
- Các câu hỏi có thể đặt ra: Thay đổi cái gì để nâng cao chất lượng? Chuyện gì xảy ra
nếu tôi thay cái này bằng cái khác? Làm cách nào để đổi địa điểm, thời gian, nguyên vật liệu, vấn
đề nhân lực ?
Ví dụ:
 Trước đây ta không có món xúc xích hotdog chay nhưng giờ đã có, nó làm bằng chất
liệu ra củ quả.
 Khai thác khí đá phiến ở Mỹ (quan trọng đối với quốc phòng vì không còn phải phụ
thuộc vào thị trường Trung Đông), Philippin.
 Thay thế các nguyên liệu lẫn nhau trong ngành ẩm thực.
 Vua Quang Trung hành quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh: hành quân 3 người một
đội  Mệt thì thay.

 Hạt nêm: thay thế các gia vị khác
Vận dụng phép thay thế - SUBSTITUTE.
HVTH: Mã Khánh Xuyên – CH1201149 Trang 12
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
5.2 Phép kết hợp - Combine
Nội dung: Kết hợp thành tố của các hệ thống khác nhau để tạo ra hệ thống mới.
Combine (kết hợp): Bạn hãy quan sát xem có thể biến tấu thêm gì, kết hợp thêm được gì
để tạo ra 1 sản phẩm mới, đề cao khả năng hợp lực của từng tính năng.
- Các câu hỏi có thể đặt ra: Nguyên vật liệu cần là gì? Các tính năng? Quy trình? Nhân
lực? Cái gì có thể kết hợp lại? Sẽ kết hợp khâu nào? Ở đâu? Có thể kết hợp nhiều sản phẩm trong
cùng 1 sản phẩm không? Có thể kết hợp nhiều dịch vụ trong 1 dịch vụ được không?
Ví dụ:
 Chúng ta cho ra loại bưu thiếp có nhạc, TV với đầu máy video.
 Tạo ra máy in tích hợp: in, scan, copy, fax.
 Xe giường nằm + Tolet
 Điện thoại di động tích hợp máy ảnh, camera, máy vi tính
 Dầu gội đầu 2 trong 1
Vận dụng phép kết hợp - COMBINE.
5.3 Phép thích ứng - Adapt
Nội dung: Thích ứng hệ thống trong một bối cảnh khác.
Adapt: Nghĩ xem khi thay đổi, các tính năng này có phù hợp không?
- Các câu hỏi có thể đặt ra: chúng ta có thể bắt chước cái gì? Mô phỏng cái gì?
Ví dụ:
 Gường cho trẻ em cấu tạo như 1 chiếc xe đua.
HVTH: Mã Khánh Xuyên – CH1201149 Trang 13
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Vận dụng phép thích ứng - ADAPT.
5.4 Phép điều chỉnh - Modify
Nội dung: Điều chỉnh qui mô thành tố của hệ thống.
Modify (điều chỉnh): tăng và giảm kích cỡ, thay đổi hình dáng, thuộc tính

Ví dụ:
 Màu sắc, âm thanh, hương vị, hình thức mẫu mã,…. Nó có thể mạnh lên, cao lên, to
lên hoặc ngược lại: nhẹ hơn, nhỏ hơn,…
 Xe đạp đôi, chai nước dung tích lớn.
 Chế lời bài hát.
 Chế tạo máy nông nghiệp dựa trên các máy khác.
 Công ty gốm sứ Minh Long liên tục đưa ra mẫu mã.
 Chế tạo xe buýt siêu dài, máy bay vận tải siêu lớn
HVTH: Mã Khánh Xuyên – CH1201149 Trang 14
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Vận dụng phép điều chỉnh - MODIFY.
5.5 Phép thêm vào - Put
Nội dung: Thêm thành tố mới vào hệ thống.
Put: Có thể áp dụng cho cách dùng khác? Mục đích khác? Lĩnh vực khác?
- Các câu hỏi đặt ra: Tôi có thể lấn sân sang thị trường nào? Thị trường nào có thể tiêu
thụ hàng của tôi?
Ví dụ:
 Lốp xe có thể dùng làm hàng rào.
 Xe bay như trực thăng, lội nước như thuyền .
 Bàn chải đánh răng tích hợp lược chải đầu.
Vận dụng phép thêm vào - PUT.
HVTH: Mã Khánh Xuyên – CH1201149 Trang 15
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
5.6 Phép loại bỏ - Eliminate
Nội dung: Loại bỏ thành tố khỏi hệ thống.
Eliminate: loại bỏ và đơn giản hoá các thành phần, nghĩ xem chuyện gì xảy ra nếu bạn
loại đi hàng loạt các quy trình, sản phẩm, vấn đề và cơ hội(probortunity ), nghĩ xem bạn sẽ làm
gì với tình huống này?
- Câu hỏi có thể đặt ra: : chuyện gì xảy ra nếu tôi loại bỏ 1 số thành phần của sản phẩm?
Hướng giải quyết không theo cách thông thường?

Ví dụ:
 Điện thoại không dây cố định ra đời  điện thoại di động.
 Bài phím, chuột không dây.
 Sạc pin không dây.
 Quạt không cánh.
 Bluetooth.
 Tàu vũ trụ: loại bỏ các tầng khi phóng.
 Xe moto thể thao: loại bỏ phụ tùng không cần thiết.
Vận dụng phép loại bỏ - ELIMINATE.
5.7 Phép đảo ngược - Reverse
Nội dung: Đảo ngược trật tự các thành tố của hệ thống.
Reverse: Bạn có thể lật ngựợc vấn đề? Cách suy nghĩ này sẽ giúp bạn nhìn rõ mọi góc
cạnh của vấn đề cũng như như cơ hội thấy điểm mới cho vấn đề. (tham khảo thêm nguyên tắc tư
duy Reversal)
HVTH: Mã Khánh Xuyên – CH1201149 Trang 16
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
- Câu hỏi có thể đặt ra: Chuyện gì xảy ra nếu tôi làm theo theo hướng khác? Nếu tôi lật
ngược trât tự cách làm cũng như cách sử dụng?
Ví dụ:
 Cho ra loại vải không phân biệt mặt phải hay trái.
 Giao hàng tận nhà
 Đi siêu thị trên internet, điện thoại, tv.
 Nhà hàng cho chó cưng
Vận dụng phép đảo ngược - REVERSE.
5.8 Ví dụ về phương pháp SCAMPER - Sáng tạo từ mỗi gia đình
Vào lúc tân Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long kêu gọi công dân "phát huy sáng tạo góp
sức dựng xây nước nhà", một cuốn sách đã ra mắt gây rất nhiều chú ý trong giới giáo dục và phụ
huynh Singapore
Làm cách nào để giúp con em có được ý tưởng riêng khi giải quyết một vấn đề nào đó
trong cuộc sống, công việc? Câu trả lời là không nên chỉ đưa ra hướng dẫn (cho dù là hướng dẫn

tốt), mà chủ yếu là phải buộc chúng động não.
Tiến sĩ Ng Aik Kwang, tác giả cuốn sách mang tựa đề Giải phóng tinh thần sáng tạo trong
học sinh châu Á, gợi ý rằng phải cung cấp cho chúng những "bài tập mở": các bậc phụ huynh có
thể bắt đầu bằng cách đưa cho con xem các bức tranh về những đồ vật thông thường nào đó (xe
đạp, bút bi, máy walkman ) rồi giao cho chúng nhiệm vụ tìm kiếm trên Internet và thư viện về
việc các đồ vật ấy được sáng chế như thế nào.
Các bậc phụ huynh cũng có thể yêu cầu con em thử tái thiết kế các đồ vật (như hộp đựng
viết, một món đồ chơi nào đó) theo trí tưởng tượng của chúng, có thể yêu cầu chúng suy nghĩ có
thể cải tiến được gì không. Các câu hỏi được khuyên là: con có hài lòng với cách hoạt động của
đồ vật này không? Theo con, làm cách nào để nó tiện dụng hơn? Nếu con thiết kế nó theo kiểu
khác thì có vấn đề gì không? Sau đó phụ huynh có thể yêu cầu con em vẽ ra những ý định cải
tiến của chúng.
Đối với trẻ có khó khăn trong việc nêu sáng kiến thì phải làm cách nào? Tiến sĩ Ng Aik
đề nghị một phương pháp gọi là SCAMPER (substitude, combine, adapt, magnify/minimise, put
HVTH: Mã Khánh Xuyên – CH1201149 Trang 17
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
to other use, eliminate, rearrange; tạm dịch là thay thế, phối hợp, thích ứng, phóng lớn/thu nhỏ,
dùng cho ứng dụng khác, loại trừ, tái sắp xếp).
Ví dụ, trong một cuộc thi ở trại hè về viết sáng tạo, phụ huynh có thể yêu cầu con em tạo
ra câu chuyện về một ngôi nhà ma. Thường thì trẻ sẽ viết một câu chuyện về con ma sống trong
một ngôi nhà lớn bỏ hoang. Chính lúc này phụ huynh có thể can thiệp để giúp con em có câu
chuyện "lạ" hơn. Thay vì con ma, họ có thể gợi ý về một bà cụ già cô đơn sống ru rú trong nhà
mà ai cũng tưởng là ma. Rồi phụ huynh có thể hướng dẫn con em đưa câu chuyện của chúng
sang hướng khác bằng những câu hỏi như: Tại sao bà cụ lại cô đơn? Theo con, tại sao bà ấy
không ra khỏi nhà?
Các em có thể sẽ "ra" được câu chuyện một bà cụ bị gia đình bỏ bê sống trong căn nhà đổ
nát do không có tiền để sửa chữa. Đến đây, phụ huynh sẽ hỏi tiếp: theo con, phải làm cách nào để
bà cụ được hạnh phúc? Có nhiều khả năng trẻ sẽ nói: "Khi bà ấy gặp lại và sống chung với gia
đình". Kết luận này có thể dùng cho bài học về chăm sóc người già Chưa bao giờ Singapore
lại cần đến sức sáng tạo như thế để duy trì sự phát triển bền vững trong tương lai.

Khá lý thú là kết luận của tiến sĩ Ng Aik đối với trẻ cũng không khác mấy những lời kêu
gọi mới đây của Thủ tướng Lý Hiển Long về mối quan hệ giữa dân và chính quyền. Tiến sĩ Ng
Aik nói: "Mọi đứa trẻ đều có tiềm năng sáng tạo. Phụ huynh luôn có thể giúp chúng phát huy
tiềm năng đó bằng một môi trường và thái độ đúng đắn".
(Theo The Straits Times)
6. Qúa trình phát triển của ổ đĩa cứng
6.1 Tổng quan Hard Disk Drive (HDD)
Ổ đĩa cứng, hay còn gọi là ổ cứng (tiếng Anh: Hard Disk Drive, viết tắt: HDD) là thiết bị
dùng để lưu trữ dữ liệu trên bề mặt các tấm đĩa hình tròn phủ vật liệu từ tính.
Ổ đĩa cứng là loại bộ nhớ "không thay đổi" (non-volatile), có nghĩa là chúng không bị
mất dữ liệu khi ngừng cung cấp nguồn điện cho chúng.
Ổ đĩa cứng là một thiết bị rất quan trọng trong hệ thống bởi chúng chứa dữ liệu thành quả
của một quá trình làm việc của những người sử dụng máy tính. Những sự hư hỏng của các thiết
bị khác trong hệ thống máy tính có thể sửa chữa hoặc thay thế được, nhưng dữ liệu bị mất do yếu
tố hư hỏng phần cứng của ổ đĩa cứng thường rất khó lấy lại được.
Ổ đĩa cứng là một khối duy nhất, các đĩa cứng được lắp ráp cố định trong ổ ngay từ khi
sản xuất nên không thể thay thế được các "đĩa cứng" như với cách hiểu như đối với ổ đĩa mềm
hoặc ổ đĩa quang.
Ổ cứng thường được gắn liền với máy tính để lưu trữ dữ liệu cho dù chúng xuất hiện
muộn hơn so với những chiếc máy tính đầu tiên.
Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, ổ đĩa cứng ngày nay có kích thước càng
nhỏ đi đến các chuẩn thông dụng với dung lượng thì ngày càng tăng lên. Những thiết kế đầu tiên
ổ đĩa cứng chỉ dành cho các máy tính thì ngày nay ổ đĩa cứng còn được sử dụng trong các thiết bị
điện tử khác như máy nghe nhạc kĩ thuật số, máy ảnh số, điện thoại di động thông minh
(SmartPhone), máy quay phim kĩ thuật số, thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cá nhân
Không chỉ tuân theo các thiết kế ban đầu, ổ đĩa cứng đã có những bước tiến công nghệ
nhằm giúp lưu trữ và truy xuất dữ liệu nhanh hơn: ví dụ sự xuất hiện của các ổ đĩa cứng lai giúp
cho hệ điều hành hoạt động tối ưu hơn, giảm thời gian khởi động của hệ thống, tiết kiệm năng
HVTH: Mã Khánh Xuyên – CH1201149 Trang 18
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm

lượng, sự thay đổi phương thức ghi dữ liệu trên các đĩa từ làm cho dung lượng mỗi ổ đĩa cứng
tăng lên đáng kể.
Cấu trúc chung của ổ cứng
6.2 Lịch sử phát triển
Năm 1955 : Ổ cứng đầu tiên trên thế giới có là IBM 350 Disk File được chế tạo bởi
Reynold Johnson ra mắt năm 1955 cùng máy tính IBM 305. Ổ cứng này có tới 50 tấm đĩa kích
thước 24" với tổng dung lượng là 5 triệu kí tự. Một đầu từ được dùng để truy nhập tất cả các tấm
đĩa khiến cho tốc độ truy nhập trung bình khá thấp.
IBM 350 Disk File
HVTH: Mã Khánh Xuyên – CH1201149 Trang 19
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Năm 1961: Thiết bị lưu trữ dữ liệu IBM 1301 ra mắt năm 1961 bắt đầu sử dụng mỗi đầu
từ cho một mặt đĩa. Ổ đĩa đầu tiên có bộ phận lưu trữ tháo lắp được là ổ IBM 1311. Ổ này sử
dụng đĩa IBM 1316 có dung lượng 2 triệu kí tự.
Năm 1973: IBM giới thiệu hệ thống đĩa 3340 "Winchester", ổ đĩa đầu tiên sử dụng kĩ
thuật lắp ráp đóng hộp (sealed head/disk assembly - HDA). Kĩ sư trưởng dự án/chủ nhiệm dự án
Kenneth Haughton đặt tên theo "súng trường Winchester" 30-30 sau khi một thành viên trong
nhóm gọi nó là "30-30" vì các trục quay 30 MB của ổ đĩa cứng. Hầu hết các ổ đĩa hiện đại ngày
nay đều sử dụng công nghệ này, và cái tên "Winchester" trở nên phổ biến khi nói về ổ đĩa cứng
và dần biến mất trong thập niên 1990.
IBM 1301 Data Storage Unit (1961)
HVTH: Mã Khánh Xuyên – CH1201149 Trang 20
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
IBM 1311
3340 "Winchester"
1980, khi Seagate Technology cho ra đời ổ đĩa ST-506 - ổ đĩa 5,25" đầu tiên có dung
lượng 5 MB.
HVTH: Mã Khánh Xuyên – CH1201149 Trang 21
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
ST-506

Thập niên 1990: Đa số các ổ đĩa cứng cho máy vi tính đầu thập kỷ 1980 không bán trực
tiếp cho người dùng cuối bởi nhà sản xuất mà bởi các OEM như một phần của thiết bị lớn hơn
(như Corvus Disk System và Apple ProFile). Chiếc IBM PC/XT được bán ra đã có một ổ đĩa
cứng lắp trong nhưng xu hướng tự cài đặt nâng cấp bắt đầu xuất hiện. Các công ty chế tạo ổ đĩa
cứng bắt đầu tiếp thị với người dùng cuối bên cạnh OEM và đến giữa thập niên 1990, ổ đĩa cứng
bắt đầu xuất hiện trong các cửa hàng bán lẻ.
Ổ đĩa lắp trong ngày càng được sử dụng nhiều trong PC trong khi các ổ đĩa lắp ngoài tiếp
tục phổ biến trên máy Macintosh của hãng Apple và các nền tảng khác. Mỗi máy Mac sản xuất
giữa giữa các năm 1986 và 1998 đều có một cổng SCSI phía sau khiến cho việc lắp đặt thêm
phần cứng mới trở nên dễ dàng; tương tự như vậy, "toaster" (máy nướng bánh) Mac không có
chỗ cho ổ đĩa cứng (hay trong Mac Plus không có chỗ lắp ổ đĩa cứng), các đời tiếp theo cũng vậy
thế nên ổ SCSI lắp ngoài là có thể hiểu được. Các ổ đĩa SCSI lắp ngoài cũng phổ biến trong các
máy vi tính cổ như loạt Apple II và Commodore 64, và cũng được sử dụng rộng rãi trong máy
chủ cho đến tận ngày nay. Sự xuất hiện vào cuối thập niên 1990 của các chuẩn giao tiếp ngoài
như USB và FireWire khiến cho ổ đĩa cứng lắp ngoài trở nên phổ biến hơn trong người dùng
thông thường đặc biệt đối với những ai cần di chuyển một khối lượng lớn dữ liệu giữa hai địa
điểm. Vì thế, phần lớn các ổ đĩa cứng sản xuất ra đều có trở thành lõi của các vỏ lắp ngoài.
HVTH: Mã Khánh Xuyên – CH1201149 Trang 22
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
HDD ngày nay
Ngày nay: dung lượng ổ đĩa cứng tăng trưởng theo hàm mũ với thời gian. Đối với những
máy PC thế hệ đầu, ổ đĩa dung lượng 20 megabyte được coi là lớn. Cuối thập niên 1990 đã có
những ổ đĩa cứng với dung lượng trên 1 gigabyte. Vào thời điểm đầu năm 2005, ổ đĩa cứng có
dung lượng khiêm tốn nhất cho máy tính để bàn còn được sản xuất có dung lượng lên tới 40
gigabyte còn ổ đĩa lắp trong có dung lượng lớn nhất lên tới một nửa terabyte (500 GB), và những
ổ đĩa lắp ngoài đạt xấp xỉ một terabyte.
6.3 Solid State Drive (SSD)
So với ổ cứng truyền thống, ổ thể rắn (solid state drive hay SSD) có ưu thế vượt trội về
tốc độ truy xuất (đọc/ghi) dữ liệu, độ bền và khả năng chống sốc tốt hơn, hoạt động mát hơn vì
không có bộ phận chuyển động. Như vậy dữ liệu của bạn sẽ được bảo vệ tốt hơn khi máy tính bị

rơi hay va chạm.
SSD Vector của OCZ là một trong những ổ SSD nhanh nhất hiện nay.
HVTH: Mã Khánh Xuyên – CH1201149 Trang 23
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Về công nghệ bộ nhớ, SSD chia làm 2 loại là sử dụng flash NAND SLC (single level
cell) chứa 1 bit dữ liệu trên mỗi ô nhớ và flash NAND MLC (multi level cell) chứa 2 bit hoặc
nhiều hơn trên mỗi cell. So với flash SLC thì MLC có độ bền thấp, tốc độ truy xuất chậm hơn,
thường được sử dụng trong SSD dòng phổ thông trong khi flash NAND SLC có độ bền cao hơn,
tốc độ truy xuất nhanh hơn, sử dụng trong SSD cao cấp.
Ngoài ra, các SSD còn hỗ trợ công nghệ TRIM nhằm ngăn ngừa sự suy giảm tốc độ
đọc/ghi sau một thời gian sử dụng. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý các phiên bản hệ điều hành có hỗ
trợ TRIM là Windows 7, Windows 8, Windows 2008 R2, Mac OS X Snow Leopard (10.6.6),
Lion (10.7), các phiên bản OpenSolaris phát hành sau tháng 6/2010 và FreeBSD 8.2.
SSD phổ thông hiện vẫn sử dụng giao tiếp SATA 3.0 (6 Gb/giây) trong khi SSD cao cấp
sử dụng giao tiếp PCI Express có tốc độ truy xuất dữ liệu, độ bền và đáng tin cậy gấp nhiều lần
SSD phổ thông. Tốc độ truy xuất dữ liệu SSD cao nhất có thể đạt mức 550 MB/giây; gần đạt
ngưỡng tới hạn 6 Gb/giây của giao tiếp SATA 3.0, hiệu suất đọc/ghi ngẫu nhiên khoảng
80.000/65.000 lượt dữ liệu (4KB) vào/ra mỗi giây (IOPS).
Dù giá ổ thể rắn đã giảm nhiều trong thời gian qua nhưng xét tỷ lệ giá/dung lượng vẫn
còn rất cao so với ổ cứng truyền thống. Ngoài ra do sử dụng bộ nhớ flash để lưu trữ dữ liệu nên
dung lượng ổ thể rắn có phần "khiêm tốn" hơn so với ổ cứng truyền thống. Dù có độ bền cao hơn
ổ cứng truyền thống nhưng SSD có thể "đột tử" mà không có bất kỳ dấu hiệu báo trước. Do đó,
người dùng cần thường xuyên sao lưu những dữ liệu quan trọng, thông tin cá nhân phòng khi ổ
cứng gặp lỗi.
6.4 Hybrid Hard Drive (HHD)
Xuất hiện trong những năm gần đây, ổ cứng lai (HHD hay hybrid hard drive) kết hợp
những ưu điểm của SSD lẫn HDD; tốc độ truy xuất cao đồng thời có dung lượng lưu trữ lớn và
mức giá phù hợp với số đông người dùng hơn.
Phương thức hoạt động của ổ cứng lai cũng tương tự công nghệ đồ họa lai áp dụng trên
một số dòng máy tính cá nhân (laptop, desktop) hiện nay. Những dữ liệu thường xuyên sử dụng,

cần truy xuất nhanh được lưu trữ trong bộ nhớ flash trong khi những dữ liệu không truy cập
thường xuyên sẽ lưu giữ trên các phiến đĩa của ổ cứng. Người dùng không phải chọn và xác định
dữ liệu nào nằm ở đâu mà thay vào đó, giải thuật xử lý lưu trữ trong firmware ổ cứng sẽ quyết
định dữ liệu nào lưu ở bộ nhớ flash SSD, dữ liệu nào lưu trên ổ cứng.
Momentus XT SSHD của Seagate dùng công nghệ bộ nhớ logic đệm Adaptive Memory
trong khi Toshiba, Western Digital cũng có công nghệ bộ nhớ tương tự nhưng thay vào đó là sự
kết hợp SSD và HDD trong cùng ổ vật lý. Dù sử dụng công nghệ nào thì giải thuật xử lý vẫn
đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi mức độ sử dụng tập tin của hệ điều hành, phần mềm
để quyết định lưu chúng ở SSD hay HDD.
HVTH: Mã Khánh Xuyên – CH1201149 Trang 24
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Momentus XT, ổ cứng lai của Seagate áp dụng công nghệ Adaptive Memory.
7. Phân tích các phương pháp sáng tạo SCAMPER trong sự
phát triển của ổ đĩa cứng
7.1 Phép thay thế - Substitute
Ổ SSD ra đời thay cho HDD. So với ổ cứng truyền thống, ổ thể rắn (solid state drive hay
SSD) có ưu thế vượt trội về tốc độ truy xuất (đọc/ghi) dữ liệu, độ bền và khả năng chống sốc tốt
hơn, hoạt động mát hơn vì không có bộ phận chuyển động. Như vậy dữ liệu của bạn sẽ được bảo
vệ tốt hơn khi máy tính bị rơi hay va chạm.
7.2 Phép kết hợp - Combine
Những thiết kế đầu tiên ổ đĩa cứng chỉ dành cho các máy tính thì ngày nay ổ đĩa cứng còn
được sử dụng trong các thiết bị điện tử khác như máy nghe nhạc kĩ thuật số, máy ảnh số, điện
thoại di động thông minh (SmartPhone), máy quay phim kĩ thuật số, thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cá
nhân
Xuất hiện trong những năm gần đây, ổ cứng lai (HHD hay hybrid hard drive) kết hợp
những ưu điểm của SSD lẫn HDD; tốc độ truy xuất cao đồng thời có dung lượng lưu trữ lớn và
mức giá phù hợp với số đông người dùng hơn.
7.3 Phép thích ứng - Adapt
Không chỉ tuân theo các thiết kế ban đầu, ổ đĩa cứng đã có những bước tiến công nghệ
nhằm giúp lưu trữ và truy xuất dữ liệu nhanh hơn: ví dụ sự xuất hiện của các ổ đĩa cứng lai giúp

cho hệ điều hành hoạt động tối ưu hơn, giảm thời gian khởi động của hệ thống, tiết kiệm năng
lượng, sự thay đổi phương thức ghi dữ liệu trên các đĩa từ làm cho dung lượng mỗi ổ đĩa cứng
tăng lên đáng kể.
7.4 Phép điều chỉnh - Modify
Ổ đĩa cứng ngày nay có kích thước càng nhỏ đi đến các chuẩn thông dụng với dung
lượng thì ngày càng tăng lên.
HVTH: Mã Khánh Xuyên – CH1201149 Trang 25

×