Tải bản đầy đủ (.pdf) (250 trang)

Nghiên cứu địa danh tỉnh Đồng Nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.63 MB, 250 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------




Nguyễn Thái Liên Chi





NGHIÊN CỨU ĐỊA DANH
TỈNH ĐỒNG NAI



Chuyên ngành : Ngôn ngữ học
Mã số : 60 22 01





LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC







NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. LÊ TRUNG HOA




Thành phố Hồ Chí Minh - 2009

LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu địa danh là một lĩnh vực không mới với thế giới nhưng lại khá mới
mẻ với nước ta. Những bí ẩn của ngành địa danh học cùng với niềm háo hức muốn
khám phá vẻ đẹp của quê hương dưới góc nhìn ngôn ngữ học thông qua hệ thống
địa danh của tỉnh khiến tôi mạnh dạn đăng ký làm luận văn với đề tài: “Nghiên cứu
địa danh tỉnh Đồng Nai”.
Qua đây, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến PG
S. TS. Lê Trung Hoa - giảng viên
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh - đã tận tâm chỉ
bảo cho tôi từng li từng tí một trong quá trình thực hiện luận văn và cung cấp cho
tôi nhiều tài liệu khoa học quý báu.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô thuộc ngành Ngôn ngữ học, trường Đại
học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh đã giảng dạy và truyền cho tôi những kiến thức sâu
sắc, hướng dẫn cho tôi về cách thực hiện luận văn tốt nghiệp một cách nhiệt tình.
Cảm ơn phòng Sau Đại học trường Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh đã tạo điều
kiện thuận lợi cho t
ôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu luận văn.
Cảm ơn UBND tỉnh Đồng Nai, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng
Nai, Ban Tôn giáo và ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai đã giúp đỡ tôi trong việc tìm kiếm
những tư liệu cần thiết để hoàn thành nội dung l
uận văn.

Cảm ơn ông Nguyễn Thành Trí - Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
tỉnh Đồng Nai đã hỗ trợ cho tôi một số tư liệu về địa danh; và xin cảm ơn gia đình,
bạn bè, đặc biệt là người cha kính yêu của tôi đã ủng hộ về tinh thần lẫn vật chất
giúp tôi hoàn thành luận văn.
Vẫn c
òn nhiều thiếu sót trong luận văn này, vì vậy, kính mong quý thầy cô tiếp
tục chỉ dẫn để luận văn đạt kết quả tốt. Xin chân thành cảm ơn!
Biên Hòa, ngày 3 tháng 8 năm 2009
Nguyễn Thái Liên Chi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1. Ký hiệu
- [x, tr.y]: x là tên tác phẩm, tài liệu trích dẫn ghi theo số thứ tự trong phần Tài
liệu tham khảo ở cuối luận văn, tr.y là số trang. Trường hợp tác phẩm có từ hai
trang trở lên thì số trang được ngăn cách với nhau bằng dấu gạch ngang. Ví dụ: [99,
tr.14], [59, tr.14-15].
- → : biến đổi thành.
- / / : phiên âm âm vị học.
- [ ] : phiên âm ngữ âm học.
2. Quy ước về cách viết tắt
- BH : thành phố Biên Hòa.
- cf : dẫn theo tác giả.
- CM : huyện Cẩm Mỹ.
- ĐN :
tỉnh Đồng Nai.
- ĐQ : huyện Định Quán.
- LT : huyện Long Thành.
- NT : huyện Nhơn Trạch.
- TB : huyện Trảng Bom.

- TN : huyện Thống Nhất.
- TP : huyện Tân Phú.
- TT : thị trấn.
- TXLK : thị xã Long Khánh.
- VC : huyện Vĩnh Cửu.
- XL : huyện Xuân Lộc.

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Địa danh là một bộ phận đặc biệt của từ vựng, có nguồn gốc và ý nghĩa riêng,
nằm trong đối tượng của bộ môn từ vựng học. Bên cạnh việc nhận biết, hiểu rõ
những đặc điểm ngôn ngữ trong các phương thức cấu tạo của hàng loạt tên gọi, địa
danh còn cung cấp nguồn tư liệu quý giá cho nhiều ngành khoa học khác như dân
tộc học, địa lý học, lịch sử học, khảo cổ học, văn hóa học… Vì vậy, công việc
nghiên cứu địa danh có ý nghĩa và có giá trị rất lớn.
Giống như một “đài kỷ niệm
”, nghiên cứu địa danh có thể giúp phác thảo
được bức tranh toàn cảnh về sự ra đời của một tộc người, một dân tộc; về sự giao
thoa, tiếp xúc, bảo lưu những giá trị lịch sử, văn hóa của một địa bàn trong những
giai đoạn, t
hời kỳ khác nhau. Không những góp phần phản ánh đời sống ngôn ngữ,
nghiên cứu địa danh còn phản ánh những biểu hiện của sự biến đổi và phát triển
tiếng Việt.
Địa danh ở Đồng Nai cũng mang những đặc điểm chung đó. Trên bước đường
hình thành và phát triển, vùng Đồng Nai đã sản sinh ra những tên đất, tên làng xóm
tạo thành một hệ thống địa danh phản á
nh những nét đặc trưng của vùng đất “gian
lao mà anh dũng”. Theo quy luật tất yếu của cuộc sống, nhiều tên gọi vẫn tồn tại
bền vững mặc bao thăng trầm của lịch sử nhưng cũng có những địa danh ít được

nhắc tới hoặc bị trôi vào quên lãng. Quá trình khảo sát, sưu tầm, phân tích, giải
thích địa danh tỉnh Đồng Nai giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về lịch sử, văn hóa, địa
hình, những di tích, t
hắng cảnh… của địa phương. Bên cạnh đó, nghiên cứu địa
danh tỉnh Đồng Nai còn nhằm bổ sung một phần tư liệu cho ngành địa danh học của
Việt Nam - vốn chưa có một công trình nghiên cứu về toàn bộ địa danh cả nước.
Sự phong phú, đa dạng của địa danh tỉnh Đồng Nai đã thu hút sự quan tâm
của khá nhiều người trong và ngoài tỉnh thể hiện qua nhiều công trình, bài viết khác
nha
u. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu địa danh ở Đồng


Nai dưới góc độ ngôn ngữ. Dẫu biết rằng đây là một đề tài không đơn giản, còn
nhiều vấn đề lý luận phức tạp, nhiều ý kiến chưa thống nhất, nhưng với mong muốn
được thỏa mãn những thắc mắc bấy lâu nay về những cái tên rất gần gũi với nơi
mình sinh sống, và trên hết là góp một phần nhỏ nhoi về những tiền đề lý luận và
thực tiễn tr
ong việc nghiên cứu địa danh nói chung, nên chúng tôi chọn đối tượng
này để nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Nghiên cứu địa danh ở Việt Nam
Ở nước ta, giai đoạn phôi thai, có một số bộ sách sử, địa chí ghi chép và giải
thích nhiều địa danh, nhưng chủ yếu chỉ giải thích địa danh ở góc độ địa lý - lịch sử
hay dưới một góc độ nào đó. Những tác phẩm nổi bật là Dư địa chí (soạn năm
1435) của Nguyễn Trãi, Đại Việt sử ký toàn thư (thế kỷ XV) của Ngô Sĩ Liên, Ô
châu cận lục (1553) của Dương Văn An, Phủ biên tạp lục (1776)
của Lê Quý Đôn,
Hoàng Việt nhất thống dư địa chí (1806) của Lê Quang Định, Lịch triều hiến
chương loại chí (soạn trong 10 năm 1809 - 1819) của Phan Huy Chú, Gia Định
thành thông chí (1820) của Trịnh Hoài Đức, Đại Nam nhất thống chí (soạn xong

năm 1882) của Quốc sử quán triều Nguyễn, Nomenclature des communes du Tonkin
(classées par cantons, phu, huyen ou chau et par provinces) (Tự vựng làng xã ở Bắc
Kỳ) (1928) do N
gô Vĩ Liên biên soạn và cuốn Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX
(thuộc các tỉnh từ Nghệ An trở ra) do Dương Thị The và Phạm Thị Thoa dịch và
biên soạn (1981).
Có thể xem giai đoạn hình thành của địa danh học Việt Nam bắt đầu từ những
năm 60, khi mà các vấn đề liên quan đến địa danh và lý luận về địa danh đã được sự
quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khác nha
u như lịch sử, địa lý,
văn hóa, ngôn ngữ… Tác giả Thái Văn Kiểm tiếp cận địa danh ở góc độ lịch sử -
văn hóa trong tác phẩm Đất Việt trời Nam (1960). Đào Duy Anh sử dụng phương
pháp nghiên cứu địa lý học lịch sử trong tác phẩm Đất nước Việt Nam qua các đời
(1964) đã xác lập, phân định lãnh thổ và từng khu vực, bàn về quá
trình diên cách,
thay đổi địa danh trong lịch sử… Người đầu tiên nghiên cứu địa danh dưới góc độ


ngôn ngữ học là Hoàng Thị Châu với bài Mối liên hệ về ngôn ngữ cổ đại ở Đông
Nam Á qua một vài tên sông (1964). Hai tác giả Trần Thanh Tâm trong bài Thử bàn
về địa danh Việt Nam (1976) và Nguyễn Văn Âu trong Một số vấn đề về địa danh
học ở Việt Nam (2000) đã nêu một số vấn đề cơ bản về địa danh và địa danh học
Việt Nam.
Ngoài những công trình trên, còn có thể kể đến những tác phẩm
có liên quan
đến địa danh học như Đinh Văn Nhật với Phương pháp vận dụng địa danh học
trong nghiên cứu địa lý học, lịch sử cổ đại Việt Nam (1984); Sự hình thành và diễn
biến của các tên làng người Việt cho đến năm 1945 (1987) của Bùi Thiết; Nguyễn
Quang Ân với Việt Nam, những thay đổi địa danh và địa giới các đơn vị hành chính
1945-1997 (1997)…

Nổi cộm nhất trong giai đoạn hì
nh thành là sự xuất hiện của những luận án
nghiên cứu địa danh học ở Việt Nam xuất phát từ bình diện ngôn ngữ học và sự ra
đời của nhiều từ điển địa danh.
Với luận án Phó Tiến sĩ Những đặc điểm chính của địa danh ở thành phố Hồ
Chí Minh (1990) và sau đó in thành sách Nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu
địa danh (địa danh thành phố Hồ Chí Mi
nh) (1991), tác giả Lê Trung Hoa đã trình
bày khá hệ thống những vấn đề về địa danh mang tính thiết thực bao gồm định
nghĩa địa danh, nguyên tắc, phân loại địa danh, phương thức đặt địa danh, cấu tạo
địa danh, ý nghĩa và nguồn gốc địa danh, giá trị phản ánh hiện thực.
Tác giả Nguyễn Kiên Trường đã vận dụng những lý luận cơ bản của địa danh
học hiện đại để hoàn thành luận á
n Phó Tiến sĩ Những đặc điểm chính của địa danh
Hải Phòng (sơ bộ so sánh với một số vùng khác) (1996). Luận án đưa ra cách phân
loại địa danh theo chức năng giao tiếp và hệ quy chiếu đồng đại - lịch đại, một nét
mới trong nghiên cứu địa danh.
Ngoài hai luận án trên, Lê Trung Hoa và Nguyễn Kiên Trường còn có hàng
loạt bài viết trình bày cụ thể về địa danh của một số địa phương khác hay những
khía cạnh khác tr
ong nghiên cứu địa danh. Chẳng hạn như Lê Trung Hoa với Tìm
hiểu ý nghĩa và nguồn gốc một số thành tố chung trong địa danh Nam Bộ (1983),


Tìm hiểu ý nghĩa và nguồn gốc chung “Cái” trong địa danh Nam Bộ (1988), Địa
danh bằng chữ và địa danh bằng số (1999), Chung quanh thuật ngữ “địa danh”
(2000), Nghĩ về công việc của người nghiên cứu địa danh và biên soạn từ điển địa
danh (2000), Những nguyên nhân làm thay đổi và sai lệch một số địa danh Việt
Nam trong tiếng dân tộc (2002), Địa danh hành chính ở Việt Nam (2002), Địa danh
học Việt Nam (2006)… Một số bài viết của Nguyễn Kiên Trường đó là Vài suy nghĩ

về việc khảo sát hệ thống tên riêng địa lý ở Việt Nam (1993), Tìm hiểu về địa danh
học (1994),
Thử tìm hiểu sự bảo lưu tên Nôm làng xã dưới góc độ ngôn ngữ và văn
hóa (1994), Vài vấn đề liên quan đến công tác thống nhất hóa cách ghi địa danh ở
Việt Nam (1995), Địa danh biên giới Tây nam và những dữ liệu cơ bản để nghiên
cứu, hoạch
định, xây dựng đường biên (1996)…
Gần đây là hai luận án tiến sĩ của Từ Thu Mai Nghiên cứu địa danh Quảng Trị
(2003) và Những đặc điểm chính của địa danh Dak Lăk (2005) của Trần Văn Dũng;
cùng với hai luận văn thạc sĩ: Văn hóa qua địa danh Việt ở tỉnh Đồng Nai (2006)
của Võ Nữ Hạnh Trang, và Những đặc điểm chính của địa danh ở Vĩnh L
ong (sơ bộ
có so sánh với địa danh một số vùng khác) (2008) của Nguyễn Tấn Anh.
Bên cạnh đó là bốn cuốn từ điển địa danh đáng chú ý: Sổ tay địa danh Việt
Nam (1995) của Đinh Xuân Vịnh, Sổ tay địa danh Việt Nam (1998) của Nguyễn
Dược - Trung Hải, Từ điển bách khoa địa danh Hải Phòng (1998) do Ngô Đăng Lợi
chủ biên và Từ điển địa danh thành phố Sài Gòn - Hồ Ch
í Minh (2003) do Lê Trung
Hoa chủ biên.
Như vậy, tính đến thời điểm hiện nay, các công trình về địa danh học ở nước
ta đã xác lập được cơ sở lý luận, cũng như đối tượng và phương pháp nghiên cứu
địa danh.
2.2. Nghiên cứu địa danh ở Đồng Nai
Nhìn chung, các công trình viết về những địa danh ở Đồng Nai không nhiều.
Một số công trình thiên về việc giải thích những địa danh như cù
lao Phố, Đồng
Nai… Những địa danh khác cũng được nhắc đến nhưng còn sơ sài. Có thể kể ra một
số tác phẩm sau đây:



Cuốn sách xưa nhất đề cập đến địa danh ở Đồng Nai là Phủ biên tạp lục
(1776) của Lê Quý Đôn. Tác giả đã đồng nhất đất Đồng Nai với cả vùng Nam Bộ.
Tác phẩm thứ hai là Gia Định thành thông chí (1820) của Trịnh Hoài Đức đã giải
thích nguồn gốc địa danh núi Nữ Tăng (tục danh núi Thị Vãi ở Long Thành) và Đại
phố Châu (tục danh cù lao Phố ở Biên Hòa).
Năm 1875, Trương Vĩnh Ký trong Petit cours de géogr
aphie de la Basse
Cochinchine (Tiểu giáo trình địa lý Nam Kỳ) giới thiệu một số khái niệm lịch sử về
Nam Kỳ xưa. Trong đó, tác giả hệ thống hóa địa lý hành chính Nam Kỳ vào thế kỷ
XIX và đưa ra bảng so sánh giữa tục danh và tên chữ Hán của tỉnh Biên Hòa qua
các địa danh về hải khẩu, sông rạch, cù lao và núi non bên cạnh những tỉnh khác.
Đại Nam nhất thống chí (biên soạn xong năm 1882) của Quốc sử quán triều
Nguyễn cũng nhắc đến và giải thích một số địa da
nh của tỉnh Biên Hòa như tên núi
(núi Đất, núi Đỏ, núi Kí Sơn…), tên sông (sông Phước Long, sông Bối Diệp, sông
Thất Kỳ…), tên chợ (chợ Lộc Dã, chợ Bình Thảo, chợ Thiết Tượng…), tên cầu (cầu
Vạc, cầu Tân Bản, cầu Ván…). Còn Nguyễn Siêu trong Phương Đình dư địa chí
(1960) nêu lý giải mới về Biên Hòa.
Lương Văn Lựu qua tác phẩm Biên Hòa sử lược toàn biên (1960 - 1972) gồm
5 tập đã giới thiệu một cách khái
quát lịch sử, địa lý, nhân vật ở tỉnh Đồng Nai từ
trước đến nay, trong đó tác giả có đưa ra và giải thích một số địa danh ở Đồng Nai.
Trong Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn - Biên Hòa (Đồng Nai, Sông Bé, Bà
Rịa, Vũng Tàu) (1994), Nguyễn Đình Đầu trình bày những thay đổi về địa danh
hành chính của tỉnh Đồng Nai (khi ấy còn gọi là trấn Biên Hòa, rồi đến tỉnh Biên
Hòa) từ năm
1808 đến năm 1994. Tác giả đã thống kê những địa danh làng bắt đầu
bằng những chữ như An, Bình, Chánh, Hưng, Long… và giải thích ý nghĩa của
chúng.
Tại cuộc hội thảo “Biên Hòa 300 năm” (6/1997), hai tác giả Đỗ Quyên với bài

viết Danh xưng Đồng Nai trong Miền Đông Nam Bộ lịch sử và phát triển và Lê
Trung Hoa trong tham luận Nguồn gốc, ý nghĩa và quá trình phát triển của địa danh


Đồng Nai đã giải thích về xuất xứ và nguồn gốc của địa danh Đồng Nai khá thuyết
phục.
Vương Hồng Sển trong Tự vị tiếng Việt miền Nam (1993) nói đến khá nhiều
địa danh xưa ở Đồng Nai như núi Lò Thổi, rạch Nước Lộn, suối Đồng Heo… và
giải thích một số tên gọi như rạch Đông, rạch Bà Ký, cù lao Phố…
Một số công trình khác đề cập đến những địa danh ở Đồng Nai như Huỳnh
Ngọc Trảng với bài vè Các
đường sông lục tỉnh (1998), Bùi Đức Tịnh với Lược
khảo nguồn gốc địa danh Nam Bộ (1999)… Gần đây là cuốn Truyện kể về đất nước
và con người Đồng Nai (1996) của Nguyễn Yên Tri, Nhớ Biên Hòa (2005) của
Khôi Vũ, Biên Hòa sử lược diễn ca (2005) của Đinh Quang Dữa…
Ngoài những công trình kể trên
, còn có một số bài báo, hay sách địa chí cũng
đề cập đến địa danh ở Đồng Nai và một vài địa danh khác.
Như vậy, cho đến nay, vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách
hệ thống về khía cạnh ngôn ngữ của địa danh tỉnh Đồng Nai. Hiện tại chỉ có công
trình nghiên cứu địa danh ở Đồng Nai về mặt văn hóa của tác giả Võ Nữ Hạnh
Trang (luận văn Thạc sĩ, 2006). Vì vậy, nghiên cứu địa danh tỉnh Đồng Nai về mặt
ngôn ngữ hiện nay là điều cần thiết phải làm.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là toàn bộ hệ thống địa danh tỉnh Đồng
Nai. Luận văn sẽ tập trung khảo sát tên gọi các đối tượng địa lý tồn tại trên địa bàn.
Cụ thể đó là địa danh chỉ các đối tượng tự nhiên hay còn gọi là địa danh chỉ địa hình
(núi, đồi, gò, sông, rạch…), địa danh chỉ các công trình xây dựng (cầu, đường, bến
phà, bến đò, chợ…), địa da
nh hành chính (thành phố, thị trấn, thị xã, phường, xã,

ấp…), địa danh vùng (khu công nghiệp, giáo xứ…).
Về phạm vi nghiên cứu, luận văn chủ yếu mô tả, khảo sát những địa danh về
mặt ngôn ngữ trên diện đồng đại và bước đầu tìm hiểu về một số nguồn gốc và ý
nghĩa của địa danh thuộc vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn Đồng Nai.


4. Mục đích nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi tập trung tìm hiểu về phương thức đặt địa danh,
phương thức cấu tạo, những chuyển biến về mặt ngữ âm, ngữ nghĩa, cũng như một
số nguồn gốc, ý nghĩa của địa danh tỉnh Đồng Nai. Nội dung được trình bày một
mặt mô tả những địa danh thuần Việt, Hán Việt, địa danh dân tộc thiểu số và ngoại
lai nhằm minh họa thêm một số vấn đề có
tính chất lý luận về địa danh học; một
mặt làm sáng rõ những giá trị phản ánh hiện thực của địa danh. Qua đó, thấy được
mối quan hệ giữa địa danh học với các ngành khoa học khác như địa lý học, khảo cổ
học, văn hóa học, nhân chủng học, xã hội học, dân tộc học…
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập và xử lý tư liệu
Thu thập tư liệu là công việc đầu tiên của người nghiên cứu địa danh. Tư liệu
chúng tôi thu thập được bao gồm nhiều nguồn tư liệu khác nhau.
5.1.1. Tư liệu lưu trữ hành chính từ trước đến nay của các tỉnh, thành phố,
huyện, xã, ấp… Tư liệu này tồn tại dưới dạng các công báo, niên giám, tác phẩm,
hoặc có thể là văn bản đánh máy, viết tay của các viên chức địa phương c
òn lưu trữ
lại. Những tư liệu này có tính pháp lý, tính chính xác cao, có thể cho biết sự ra đời,
biến đổi hoặc mất đi của các địa danh, nhất là địa danh hành chính.
5.1.2. Bản đồ các loại về địa hình, hành chính, kinh tế, quân sự… của tỉnh
Đồng Nai và các huyện thị trong tỉnh là tư liệu quý giúp cho việc xác định tọa độ, vị
trí, địa điểm của từng địa danh. Qua việc khảo sát bản đồ, chúng tôi phát hiện được
những loại địa danh nà

o xuất hiện nhiều ở địa bàn nào, từ đó xác định nguồn gốc, ý
nghĩa của từng nhóm địa danh đó. Việc đối chiếu các bản đồ qua từng thời điểm
khác nhau có thể giúp xác định được sự ra đời, chuyển biến của các địa danh về mặt
ngữ âm hay ngữ nghĩa. Có những địa danh cũ mất đi và có những địa danh mới x
uất
hiện.
5.1.3. Các báo địa phương, sách địa phương chí về địa bàn, các bài báo viết về
địa phương, một số tác phẩm văn học viết về địa phương… giúp người nghiên cứu


địa danh đỡ mất thì giờ trong việc tìm hiểu địa danh. Đây là những tư liệu do chính
người địa phương viết hay người am hiểu về địa phương thực hiện.
5.1.4. Các sách lý luận về địa danh học và ngôn ngữ học cũng như nguồn tư
liệu từ các loại từ điển khác nhau rất cần thiết cho việc nghiên cứu địa danh. Sách
viết về ngôn ngữ học và địa danh học ở trong và ngoài nước là những nguồn tư liệu
cơ bản, cần thiết để giúp người nghiê
n cứu xác định đúng hướng và ít tốn thời gian
trong công việc của mình. Còn các từ điển viết về địa danh, từ điển từ cổ, từ điển
phương ngữ… giúp xác định được thời điểm và thời gian ra đời của các địa danh.
5.1.5. Tư liệu điền dã đư
ợc người nghiên cứu quan sát, thu thập, ghi chép và
chọn lọc trong quá trình đi thực tế. Những tư liệu này phục vụ cho việc lập bảng
thống kê, phân loại từng nhóm địa danh và giúp giải thích nguồn gốc, ý nghĩa, thời
điểm ra đời cũng như những biến đổi của địa danh một cách chính xác.
5.2. Phương pháp thống kê, phân loại, miêu tả
Đây là phương pháp bắt buộc phải có khi bắt tay vào nghiên cứu địa da
nh và
cũng là phương pháp chủ yếu được vận dụng trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Dựa vào nguồn tư liệu đã được thu thập, chúng tôi tiến hành thống kê, phân loại và
miêu tả các địa danh để thấy rõ số lượng từng loại. Từ đó, có thể rút ra đặc điểm

riêng của từng loại và đặc điểm chung của địa danh toàn vùng. Chẳng hạn sau khi
thống kê, phân loại, chúng tôi chia địa danh thành các loại như địa da
nh chỉ địa
hình, địa danh chỉ công trình xây dựng, địa danh hành chính, địa danh thuần Việt,
địa danh Hán Việt… Trên kết quả phân loại, tiếp theo người nghiên cứu sẽ miêu tả
những phương thức định danh, cách cấu tạo địa danh, những chuyển biến của nó.
5.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu
5.3.1. So sánh, đối chiếu đồng đại
Phương pháp so sánh đối chiếu đồng đại là phương pháp tìm ra những nét

tương đồng và dị biệt của địa danh vùng này so với địa danh vùng khác. Chẳng hạn,
nếu như ở Vĩnh Long, yếu tố Cái xuất hiện nhiều trong địa danh thì ở Đồng Nai rất
khó tìm thấy địa danh mang yếu tố này (ngoại trừ hai di tích Cái Lăng và Cái Vạn
thuộc huyện Long Thành). Hoặc do sự khác biệt về địa lý mà Hải Phòng có nhiều


đối tượng địa lý ở vùng biển và ven biển (như biển, bãi biển, cửa biển, đá ngầm,
cát, bán đảo…) nhưng lại có ít từ chỉ sông nước. Còn ở Đồng Nai, sông rạch là chủ
yếu, điển hình là con sông Đồng Nai lớn nhất tỉnh và vì vậy mà cũng có nhiều từ chỉ
sông nước hơn so với Hải Phòng (như sông, rạch, bàu, vàm, lòng tắt, hóc, tắt…).
5.3.2. So sánh, đối chiếu lịch đại
Sử dụng phương pháp này để xác định nguồn gốc và ý nghĩa ban đầu của địa
danh, tức
là quan tâm đến mặt ngữ âm của tiếng Việt và quy luật biến đổi của nó
trong lịch sử. Tuy nhiên, ở phương pháp này, chúng tôi chỉ chú ý đối với một số đối
tượng nhất định nếu có cứ liệu cụ thể.
Địa danh vốn mang trong mình nhiều mặt khác nhau về ngôn ngữ, văn hóa,
lịch sử, xã hội… vì vậy, nghiê
n cứu địa danh cần áp dụng phương pháp nghiên cứu
tổng hợp, liên ngành, đa ngành. Có như vậy, kết quả nghiên cứu mới đầy đủ, rõ ràng

và mang tính khoa học hơn.
6. Bố cục của luận văn
Luận văn chia làm ba phần. Ngoài phần dẫn luận và phần kết luận, phần chính
của luận văn có bốn chương:
Chương 1: Những tiền đề lý luận và thực tiễn
Chương 2: Cấu tạo địa danh tỉnh Đồng Nai
Chương 3: Đặc điểm về mặt chuyển biến
Chương 4: Nguồn gốc - ý nghĩa của một số địa danh ở Đồng Nai và giá trị
phản ánh hiện thực.


Chương 1
NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Những tiền đề lý luận
1.1.1. Định nghĩa
Theo tác giả An Chi thì Toponymie là một danh từ của tiếng Pháp hiện đại, có
nghĩa là địa danh học. Đây là một từ phái sinh bằng hậu tố “-ie” từ danh từ
toponyme, có nghĩa là địa danh. Toponyme gồm hai hình vị căn tố (top(o) và onyme)
bắt nguồn từ hai danh từ Hy Lạp cổ là topos (có nghĩa là nơi chốn) và onoma (có
nghĩa là tên) [20, tr.47-48]. Vậy địa danh là gì? Có phải nó chỉ đơn giản được hiểu
là tên nơi chốn, hay tên các đối tượng địa lý hoặc tên đất?
Thực tế, vấn đề định nghĩa địa da
nh cho đến nay vẫn còn nhiều bàn cãi, không
thống nhất, mỗi nhà nghiên cứu đều tùy theo phương pháp tiếp cận mà đưa ra
những định nghĩa khác nhau. Dưới đây là một vài định nghĩa về địa danh của các
tác giả trong và ngoài nước.
“Địa danh là tên gọi các địa điểm được biểu thị bằng những từ riêng. Đó là các
tên gọi địa lý, địa da
nh hay toponymia” [98, tr.1]. Đây là định nghĩa của A. V.

Superanskaja. Bà giải thích “Những địa điểm, mục tiêu địa lý đó là những vật thể tự
nhiên hay nhân tạo với sự định vị xác định trên bề mặt trái đất, từ những vật thể lớn
nhất (các lục địa và đại dương) cho đến những vật thể nhỏ nhất (những ngôi
nhà,
vườn cây đứng riêng rẽ) đều có tên gọi” [98, tr.13].
Theo G. M. Kert thì: “Địa danh là tên gọi được đặt cho các đối tượng địa lý, ra
đời trong một khu vực có người sinh sống, được tạo ra bởi một cộng đồng dân cư,
một tộc người. Chúng là một phần không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày
và các hoạt động chính trị - xã hội ở nơi đó” (cf. Nguyễn Tấn Anh) [4, tr.16].
Tác giả cuốn [104, tr.11] cho rằng: “Địa danh của một vùng hay của một nước
là tổng thể các tên riêng đặt ra để gọi các đơn vị địa lý tự nhiên hay nhân văn của
vùng ấy hay nước ấy”.



Nhìn chung, các tác giả nước ngoài chỉ mô tả một cách khái quát địa danh và
xem địa danh là tên gọi các đối tượng địa lý.
Còn ở nước ta, một số nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra định nghĩa về địa danh
theo cách hiểu của mình. Chẳng hạn như tác giả Nguyễn Văn Âu tiếp cận địa danh
theo góc độ địa lý - văn hóa và quan niệm: “Địa danh học (toponymie) là một môn
khoa học chuyên nghiên cứu về tên địa lý các địa phương” [6, tr.5], “Địa danh là tên
đất, gồm
tên sông, núi, làng mạc… hay là tên các địa phương, các dân tộc” [5, tr.5].
Tác giả Bùi Đức Tịnh cho rằng: “Địa danh là một danh từ có nghĩa tổng quát
để chỉ tên gọi các loại vật thể tự nhiên được phân biệt về phương diện địa lý, các vị
trí cần phân biệt trong sinh hoạt xã hội và các đơn vị được xác định trong tổ chức
hành chính hay quân sự” [110, tr.10].
Tiếp cận từ góc độ ngôn ngữ học có các tác giả sau:
Hoàng Thị Châu định nghĩa: “Địa danh hay là tên địa lý (toponym,
geographic

al name) là tên vùng, tên sông, tên núi, là tên gọi các đối tượng địa hình
khác nhau, tên nơi cư trú, tên hành chính,… được con người đặt ra” [139].
Tác giả Lê Trung Hoa sau khi phân loại địa danh theo các đối tượng địa lý
(theo tiêu chí tự nhiên và không tự nhiên) và theo nguồn gốc ngữ nguyên của địa
danh, đã đưa ra định nghĩa như sau: “Địa danh là những từ hoặc ngữ, được dùng
làm tên riêng của các địa hình thiên nhiên, các đơn vị hành chánh, các vùng lãnh thổ
và các công trình xây dựng thiên về không gian hai chiều. Trước địa danh ta có thể
đặt một da
nh từ chung chỉ tiểu loại địa danh đó: sông Hương, huyện Mộ Đức
(Quảng Ngãi), vùng Ba Vì, thành phố Cần Thơ, đường Nguyễn Du…” [53, tr.18].
Trong luận án Phó Tiến sĩ khoa học ngữ văn năm 1996, Nguyễn Kiên Trường
viết: “Địa danh là tên riêng chỉ các đối tượng địa lý tự nhiên và nhân văn có vị trí
xác định trên bề mặt trái đất” [122, tr.16].
Từ Thu Mai hiểu địa danh theo cách hiểu của A. V. Superanskaja: Địa danh là
những từ ngữ chỉ tên riêng của các đối tượng địa lý có vị trí xác định trên bề mặt
trái đất. Mặc dù nằm
trong hệ thống những loại hình khác nhau nhưng các đối tượng
địa lý bao giờ cũng xuất hiện trong thực tế với những cá thể độc lập [72, tr.19].


Trần Văn Dũng quan niệm: “Địa danh là tên gọi những đối tượng địa lý tự
nhiên và địa lý do con người kiến tạo” và “Các đối tượng do con người kiến tạo (có
thể gọi là địa lý nhân văn) bao gồm: địa lý nơi cư trú, địa lý chỉ các công trình xây
dựng” [30, tr.15].
Hoàng Tất Thắng với bài Địa danh học và việc nghiên cứu địa danh các tỉnh
Trung Trung Bộ, tác giả cho rằng: “Địa danh là tên gọi của địa hình thiên nhiên, các
công trình xây dựng, các đơn vị hành c
hính, các vùng lãnh thổ nào đó” [143].
Trong một số từ điển của nước ta, các tác giả thường giải thích địa danh theo
lối chiết tự có nghĩa là tên đất. Như Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh cho rằng địa

danh là “tên các miền đất (nom de terre)” [2, tr.268]. Hoàng Phê trong Từ điển tiếng
Việt cũng định nghĩa: “Địa danh là tên đất, tên địa phương” [85, tr.314].
Từ điển bách khoa Việt Nam giải thích: “Địa danh là tên gọi các lãnh thổ, các
điểm q
uần cư (làng, xã, huyện, tỉnh, thành phố), các điểm kinh tế (vùng nông thôn,
khu công nghiệp), các quốc gia, các châu lục, các núi, đèo, cao nguyên, thung lũng,
đồng bằng, châu thổ, sông, hồ, vũng, vịnh, biển, eo biển, đại dương có tọa độ địa lý
nhất định ghi lại trên bản đồ. Địa danh có thể phản ánh quá trình hình thành, đặc
điểm của các yếu tố địa lý tự nhi
ên và lịch sử với những nét đặc sắc về kinh tế, xã
hội của các lãnh thổ” [127, tr.780].
Rõ ràng, mỗi tác giả đều có cách hiểu, cách lý giải khác nhau về khái niệm địa
danh. Tuy nhiên, điều đầu tiên có thể thấy là khái niệm địa danh nếu chỉ hiểu theo
cách lý giải như trong Hán Việt từ điển hay Từ điển tiếng Việt thì quá đơn giản. Địa
danh không chỉ là tên gọi của các đối tượng địa lý, dùng riêng cho t
ên đất mà còn là
tên gọi của các đối tượng chỉ địa hình thiên nhiên, công trình xây dựng, các vùng
lãnh thổ…
Còn định nghĩa theo như Từ điển bách khoa Việt Nam lại không có tính khái
quát, tuy dài nhưng lại thiếu. Chẳng hạn thiếu tên các đơn vị hành chính như quận,
thôn, ấp…, tên các khu kinh tế như khu thương mại, khu du lịch…, tên các công
trình xây dựng như cầu, đường, công viên…


Nguyễn Văn Âu thì chỉ quan tâm đến các đối tượng tự nhiên. Thực ra, trong
địa danh, bên cạnh các đối tượng tự nhiên còn có các đối tượng nhân tạo chiếm một
tỉ lệ khá lớn.
Cách giải thích của Hoàng Thị Châu lại quá thiên về chức năng định danh
trong ngôn ngữ.
Định nghĩa của hai tác giả Trần Văn Dũng và Từ Thu Mai có nhiều nét tương

đồng với Nguyễn Kiên Trường.
Địa danh rất gần gũi với con người, do con người đặt ra, như vậy có địa danh
chỉ các đối tượng địa lý tự nhiên và nhân tạo. Ở đây, chúng tôi không đưa ra một
định nghĩa riêng về địa danh mà chấp nhận định nghĩa theo tiêu chí loại hình của tác
giả Lê Tr
ung Hoa.
1.1.2. Đối tượng nghiên cứu của địa danh học
Địa danh học là một ngành của ngôn ngữ học, chuyên nghiên cứu ý nghĩa,
nguồn gốc và những biến đổi của địa danh. Bên cạnh đó, nghiên cứu địa danh học
còn cần phải chỉ ra đư
ợc các phương thức đặt địa danh và phân tích cách cấu tạo địa
danh, phát hiện những nguyên nhân chi phối sự ra đời, hành chức và tiêu vong của
địa danh. Như vậy, đối tượng của địa danh học chính là địa danh.
Như đã trình bày ở trên, địa danh bao gồm các đối tượng tự nhiên và các đối
tượng nhân tạo.
Tuy nhiên, có một điểm cần lưu ý là đối với những tên đình, chùa,
miếu, miễu,
nhà thờ, nhà hát, công ty, trường học, cơ quan, viện, khách sạn… chúng ta có nên
xem là địa danh hay không? Một số tác giả cho là có (như các tác giả trong Từ điển
bách khoa địa danh Hải Phòng, Từ điển Hà Nội - Địa danh) nhưng phần lớn, nhiều
nhà nghiên cứu lại không đồng tình với quan điểm này.
Thực ra, ngành từ vựng học có một ngành nhỏ là danh xưng học
(onom
asiologie) chuyên nghiên cứu tên riêng chia ra ba nhánh nhỏ là nhân danh
học, hiệu danh học và địa danh học. Trong đó, nhân danh học chuyên nghiên cứu
tên riêng của con người gồm họ, tên chính, tên đệm, tự, hiệu, bút danh… Còn hiệu
danh học chuyên nghiên cứu tên các thiên thể, nhãn hiệu, biển hiệu, tổ chức… Địa


danh học cũng nghiên cứu tên riêng nhưng liên quan đến một vùng lãnh thổ nhất

định và có tính bền vững. Như đã nói ở trên, địa danh học chuyên nghiên cứu về
nguồn gốc, ý nghĩa và những chuyển biến của địa danh; tức là lấy những từ, ngữ
được dùng để đặt tên riêng của địa hình thiên nhiên, các đơn vị hành chính, các
công trình xây dựng, các vùng lãnh thổ về không gian hai chiều làm đối tượng
nghiên cứu. Điều này có nghĩa là giữa địa danh học và hiệu da
nh học có đối tượng
nghiên cứu khác nhau. Vì vậy, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả Lê Trung
Hoa rằng “Tên các công trình thiên về không gian hai chiều là địa danh (như tên
cầu, đường, công viên..), còn tên các công trình thiên về không gian ba chiều (như
tên chùa, nhà thờ, trường học, cơ quan…) là hiệu danh” [47, tr.14-15].
1.1.3. Phân loại địa danh
Để có thể giúp cho việc nghiên cứu địa danh diễn ra thuận lợi và đạt kết quả
cao, người ta thường tiến hành phân loại địa danh thành các kiểu, nhóm
khác nhau.
Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề phức tạp mà cho đến nay vẫn chưa có được một cách
phân loại thống nhất giữa các nhà nghiên cứu địa danh.
Các nhà nghiên cứu địa danh học phương Tây và Xô Viết thường phân loại địa
danh dựa trên hai tiêu chí ngữ nguyên và đối tượng.
Theo tài liệu của tác giả Lê Trung Hoa cung cấp [53, tr.9-11], thì hai nhà địa
danh học người Pháp là A. Dauzat và Charles Rostaing không phân loại địa danh
một cách cụ thể nhưng các tác giả đều chia địa danh thành nhiều loại dựa và
o tiêu
chí ngữ nguyên. A. Dauzat trong cuốn La toponymie francaise đã chia địa danh làm
bốn phần: 1. Vấn đề những cơ sở tiền Ấn - Âu; 2. Các danh từ tiền La tinh về nước
trong thủy danh học; 3. Các từ nguyên Gô-loa - La Mã của vùng Auvergne và
Velay. Còn Charles Rostaing trong cuốn Les noms de lieux ngoài việc dựa vào ngữ
nguyên ông còn kết hợp với đối tượng địa lý để chia địa danh ra làm 11 loại: 1.
Những cơ sở tiền Ấn - Âu; 2. Các lớp tiền Xên-tích; 3. Lớp Gô-loa; 4. Những phạm
vi G
ô-loa - La Mã; 5. Các sự hình thành La Mã; 6. Những đóng góp của tiếng Giéc

- manh; 7. Các hình thức của thời phong kiến; 8. Những danh từ có nguồn gốc tôn


giáo; 9. Những hình thái hiện đại; 10. Các địa danh và tên đường phố; 11. Tên sông
và núi.
Hai tác giả G. P. Smolicnaja và M. V. Gorbanevskij trong cuốn Toponimija
Moskvy chia địa danh làm bốn loại: 1. Phương danh (tên các địa phương); 2. Sơn
danh (tên núi, đồi, gò…); 3. Thủy danh (tên các dòng chảy, ao, vũng…); 4. Phố
danh (tên các đối tượng trong thành phố). Trong khi đó, A. V. Superanskaja với
Chto takoe toponimika? lại chia địa danh thành bảy loại: 1. Phương danh; 2. Thủy
danh; 3. Sơn danh; 4. Phố danh; 5. Viên danh (tên các quảng trường); 6. Lộ danh
(tên các đường phố); 7. Đạo danh (tên các đường giao thông trên đất, dưới đất, trên
nước, trên không). Như vậy, nhóm các tác giả Xô-
viết này đã chia địa danh dựa vào
tiêu chí đối tượng mà địa danh biểu thị.
Nhìn chung cách phân loại địa danh của các tác giả nước ngoài vẫn còn thiếu
tính khái quát, chưa xác định rõ ràng tiêu chí phân loại.
Ở Việt Nam, Đặng Xuân Bảng (1828 - 1910) là người đã đề cập đến vấn đề
phân loại địa danh từ rất sớm qua cuốn Sử học bị khảo, phần Địa lý khảo. Sau đó,
tác giả Ho
àng Thị Châu trong bài viết Về việc tìm sử liệu trong ngôn ngữ dân tộc
[16, tr.44-47] cũng nói đến việc phân loại địa danh thành hai hệ thống là tiểu địa
danh (gồm: tên thôn xóm, gò đồi, khe suối, đầm hồ…) và đại địa danh (gồm: tên lục
địa, đại dương, nước, vùng, thủ đô, thành phố, sông, biển…).
Năm 1976, Trần Thanh Tâm trong Thử bàn về địa danh Việt Nam [99, tr.60-
73] đã chia địa danh Việt Nam thành sáu loại: 1. Loại đặt th
eo địa hình và đặc điểm;
2. Loại đặt theo vị trí không gian và thời gian; 3. Loại đặt theo tín ngưỡng, tôn giáo,
lịch sử; 4. Loại đặt theo hình thái, đất đai, khí hậu; 5. Loại đặt theo đặc sản, nghề
nghiệp và tổ chức kinh tế; 6. Loại đặt theo sinh hoạt xã hội.

Tiếp theo là hai cuốn Nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu địa danh [50,
tr.24-27] và Địa danh học Việt Nam [53, tr.15-16] của Lê Trung Hoa. Dựa vào hai
tiêu chí tự nhiên/không tự nhiên (tức là theo đối tượng)
và tiêu chí ngữ nguyên, tác
giả đã phân địa danh thành những loại sau:


Theo đối tượng gồm có: 1. Địa danh chỉ các đối tượng tự nhiên (còn gọi là địa
danh chỉ địa hình); 2. Địa danh chỉ các đối tượng nhân tạo gồm có ba loại: địa danh
chỉ các công trình xây dựng thiên về không gian hai chiều, địa danh hành chính và
địa danh vùng (không có ranh giới rõ ràng).
Theo ngữ nguyên gồm có: 1. Địa danh thuần Việt; 2. Địa danh Hán Việt; 3.
Địa danh bằng các ngôn ngữ dân tộc thiểu số (Chăm, Khmer, Ba Na, Ê Đê, Gia Rai,
Tày, Thái, Mường…); 4. Địa danh ngoại ngữ (chủ yếu là địa danh gốc P
háp, ngoài
ra còn có gốc Indonesia, Malaysia).
Nguyễn Văn Âu [5], [6] phân địa danh theo ba cấp: loại, kiểu và dạng. Trong
đó, có 2 loại (tự nhiên và kinh tế - xã hội), 7 kiểu (thủy danh, sơn danh, lâm danh,
làng xã, huyện thị, tỉnh, thành phố và quốc gia) và 12 dạng (sông ngòi; hồ đầm; đồi
núi; hải đảo; rừng rú; truông, trảng; làng, xã; huyện, quận; thị trấn; tỉnh; thành phố
và quốc gia).
Tác giả Nguyễn Kiên Trường phân loại địa danh Hải Phòng dựa vào ba tiêu
chí. Tiêu chí loại hình gồm nhóm địa danh chỉ đối tượng địa lý tự nhiê
n và nhóm
địa danh chỉ đối tượng địa lý nhân văn (gồm các tiểu nhóm: 1. nhóm địa danh cư trú
- hành chính và các địa danh gắn với hoạt động của con người, do con người tạo
nên; 2. nhóm địa danh đường phố và địa danh chỉ công trình xây dựng). Theo tiêu
chí nguồn gốc ngữ nguyên, tác giả chia địa danh thành các tiểu loại có nguồn gốc
khác nhau: nguồn gốc Hán Việt, nguồn gốc thuần Việt, nguồn gốc từ tiếng P
háp,

nguồn gốc từ phương ngữ Quảng Đông, nguồn gốc khác như Tày - Thái, Việt -
Mường…, nguồn gốc hỗn hợp và địa danh chưa xác định được nguồn gốc. Ngoài
ra, tác giả còn bổ sung thêm tiêu chí thứ ba là chức năng giao tiếp (biệt xưng, tự
xưng, giản xưng, tục xưng…) và theo hệ quy chiếu đồng đại - lịch đại (cổ, cũ, hiện
nay) [122, tr.41-50].
Tiếp thu ý kiến của những người đi trước, tác g
iả Trần Văn Dũng chia địa
danh Dak Lăk thành hai nhóm lớn: nhóm địa danh chỉ các đối tượng tự nhiên và
nhóm địa danh chỉ các đối tượng do con người kiến tạo (gồm hai loại nhỏ là địa
danh chỉ đối tượng nơi cư trú và địa danh chỉ các công trình xây dựng). Theo ngữ


nguyên, tác giả chia địa danh làm năm loại: 1. Loại địa danh gốc bản địa (đặt theo
cách và tiếng của các dân tộc thiểu số tại chỗ - các cư dân sống lâu đời trên địa
bàn); 2. Loại địa danh thuần Việt; 3. Loại địa danh Hán - Việt; 4. Loại địa danh gốc
khác; 5. Loại địa danh chưa xác định được nguồn gốc. Ngoài ra, xét về mặt ý nghĩa,
tác giả còn phân địa danh thành hai loại: loại địa danh có ý nghĩa rõ ràng và địa
danh mang tính võ đoá
n hoặc còn ý kiến bàn luận [30, tr.21-22].
Có thể thấy, cách phân loại của Hoàng Thị Châu và Trần Thanh Tâm chưa
mang tính cụ thể, rõ ràng, nhất là giữa phương thức đặt địa danh và cách phân loại.
Còn Nguyễn Văn Âu dựa vào đặc điểm địa lý - xã hội để phân loại nhưng trùng lặp,
rối rắm và thiếu tính lôgic. Trần Văn Dũng cho rằng các tổ chức cơ sở dưới phường,
xã, thị trấn như buôn, ấp đều không phải là đơn vị hà
nh chính, vì vậy, tác giả không
dùng tiêu đề địa danh hành chính trong khi phân loại. Hơn nữa, tên gọi và cách đặt
tên gọi các điểm dân cư (dù là đơn vị hành chính hay không, dù là tên dân gian hay
tên do chính quyền đặt) đều có những đặc điểm cơ bản giống nhau. Thật ra, giữa địa
danh do dân gian đặt và các địa danh ghi trong văn bản nhà nước có điểm khác
nhau. Địa danh do dân gian đặt không xác định được ranh giới, diện tích và dân số.

Ngược lại, địa da
nh do chính quyền trung ương hay địa phương đặt có ranh giới rõ
ràng, có thể xác định được diện tích, dân số.
Cách phân loại địa danh của Lê Trung Hoa và Nguyễn Kiên Trường có nhiều
điểm đáng lưu ý, mang tính hợp lý, có tiêu chí rõ ràng có thể áp dụng cho mọi vùng
địa danh.
Dựa vào hai tác giả này, chúng tôi phân loại địa danh Đồng Nai theo hai tiêu
chí sau:
Theo đối tượng, dựa vào tiêu chí tự nhiên/không tự nhiên, có hai nhóm địa
danh: 1. Địa danh chỉ các đối tượng tự nhiên (địa danh chỉ địa hình); 2. Địa danh chỉ
các đối tượng nhân tạo. Ở nhóm
thứ hai này, chúng tôi lại chia thành ba loại nhỏ
hơn là địa danh chỉ các công trình xây dựng thiên về không gian hai chiều (địa danh
chỉ công trình xây dựng); địa danh chỉ các vùng lãnh thổ không có ranh giới rõ ràng
(địa danh vùng) và địa danh chỉ các đơn vị hành chính (địa danh hành chính).


Theo ngữ nguyên, chúng tôi chia địa danh thành hai loại lớn: Địa danh thuần
Việt và địa danh không thuần Việt. Trong loại địa danh không thuần Việt, chúng tôi
lại chia nhỏ thành các tiểu loại: 1. Địa danh có nguồn gốc Hán Việt; 2. Địa danh có
nguồn gốc hỗn hợp; 3. Địa danh có nguồn gốc từ tiếng dân tộc thiểu số (như Chăm,
Khmer, Chơro, S’tiêng…); 4. Địa danh có nguồn gốc từ tiếng nước ngoài (như địa
danh gốc Pháp, gốc Malaysia…); 5. Địa da
nh chưa xác định được nguồn gốc.
Ngoài hai tiêu chí chính như trên, trong quá trình khảo cứu, chúng tôi cũng
quan tâm đến những địa danh được dùng làm tên chính thức trong các văn bản hàng
ngày và những địa danh dân gian (tên nôm) do nhân dân tự đặt. Những địa danh dân
gian vốn trước đây không được thừa nhận trên văn bản nhưng lại được nhân dân sử
dụng hàng ngày một cách không chính thức; càng về sau, những địa danh này lại
càng giữ một vai trò quan trọng và trở thành chính thức.

Cũng có thể phân loại địa danh theo tiêu chí cũ/mới: 1.
Tên cổ, tên cũ; 2. Tên
hiện nay.
1.2. Những tiền đề thực tiễn
1.2.1. Vài nét về lịch sử và địa giới hành chính tỉnh Đồng Nai
1.2.1.1. Lịch sử
Nếu lấy thời điểm năm 1698, năm mà Chưởng cơ Lễ thành hầu Nguyễn Hữu
Cảnh vâng lệnh chúa Nguyễn Phúc Chu vào xây dựng thiết chế hành chánh ở vùng
đất mới - vùng Đồng Nai làm cột mốc, thì tính đến nay, tỉnh Đồng Nai đã có số tuổi
là 311 năm. Tuy nhiên, qua các di chỉ tìm được ở Hàng Gòn, Dốc Mơ, Dầu Giây,
Cầu Sắt, Suối Linh, Bình Đa, Dốc Chùa, Cái Vạn… các nhà khảo cổ học và nhân
chủng học đã xác minh dấu tích của con người cổ trên đất Đồng Nai xuất hiện cách
đây hàng vạn năm. Từ hậu kỳ đồ đá mới, người Việt cổ từ miền gò đồi đã đi xuống
chinh phục lưu vực sông Đồng Nai và tạo dựng nền văn m
inh Đồng Nai.
Cũng giống như lịch sử khẩn hoang của người Việt ở Nam Bộ, vùng đất Đồng
Nai chỉ mới thực sự được khai phá khoảng vài ba trăm năm gần đây bởi những lưu
dân miền Thuận Quảng, Bắc Hà liều mình vượt biển tìm đất sống từ thế kỷ XVI.
Nguyên do là các tập đoàn vua quan Lê - Mạc rồi các chúa Trịnh - Nguyễn vì quyền


lợi ích kỷ của dòng họ đã gây ra nhiều trận đánh làm cho nhân dân khổ sở, điêu
đứng. Bên cạnh đó là nạn quan lại tham nhũng, các địa chủ lớn nhỏ bóc lột người
nông dân lao động quá mức nên nỗi khổ càng chồng chất. Vì vậy, vùng Đồng Nai
khi ấy đã tiếp nhận một làn sóng di cư của người dân miền Thuận Quảng, Bắc Hà
vào đất Đồng Nai sinh sống. Nơi đầu tiên mà các lưu dân này dừn
g chân là Mọi
Xoài (Mô Xoài) ở Bà Rịa và tiếp theo là nhiều nhóm người ngược sông Đồng Nai
đến khai phá vùng Long Thành, Bến Gỗ, Bình Đa, cù lao Phố, chợ Đồn…
Năm 1679, nhà Minh ở Trung Quốc sụp đổ. N

hóm người Hoa gồm Dương
Ngạn Địch, Huỳnh Tấn, Trần Thượng Xuyên không khuất phục nhà Thanh đã đem
50 chiến thuyền, 3.000 binh lính thân tín và gia quyến đến xin thuần phục chúa
Nguyễn ở Thuận Hóa. Chúa Nguyễn Phúc Chu đã thu nhận họ và cho vào khai
khẩn, mở mang vùng đất phương nam
. Nhóm Dương Ngạn Địch, Huỳnh Tấn đến
Mỹ Tho (Tiền Giang). Nhóm người Hoa theo Trần Thượng Xuyên đầu tiên định cư
và buôn bán ở Bến Gỗ (nay thuộc xã An Hòa, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai),
nhưng sau xét thấy Đông Phố (còn gọi là Nông Nại Đại Phố, tức cù lao Phố ngày
nay) có vị trí thuận lợi hơn cho việc buôn bán, nên ông đã quyết định di chuyển cả
đoàn đến Đông Phố sinh sống.
Như vậy,
những lưu dân người Việt đã kề vai sát cánh cùng các bà con dân tộc
bản địa Chơro, Mạ, S’tiêng và những người Hoa tị nạn biến vùng đất hoang trở
thành vùng đất sống.
Khi rừng hoang lùi dần, xóm làng ngày càng tăng thêm, thì tất yếu cần phải có
một tổ chức chính quyền chặt chẽ để dễ bề cai trị, bảo đảm an ninh cho dân chúng.
Sách Việt Nam sử lược của Trần Trọng K
im, tập 2, viết: “Năm Mậu Dần
(1698), chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Chu sai ông Nguyễn Hữu Kính làm kinh lược
đất Chân Lạp, chia đất Đông Phố (Giản Phố) ra làm dinh, làm huyện, lấy Đồng Nai
làm huyện Phúc Long và Sài Gòn làm huyện Tân Bình. Đặt Trấn Biên dinh (tức
Biên Hòa) và Phiên Trấn dinh (tức Gia Định) sai quan vào cai trị…” [64, tr.81]. Hai
huyện Phước Long và Tân Bình đều thuộc phủ Gia Định. Mỗi huyện gồm một số
tổng, mỗi tổng có nhiều xã hoặc l
àng. Mỗi đơn vị phủ, huyện, tổng, xã, làng đều cử


người đứng đầu. Chúa Nguyễn còn cho những người có vật lực ở Ngũ Quảng chiêu
mộ thêm người vào mở mang đất đai, đặt thôn làng, lân, ấp; chuẩn định thuế đinh

điền; lúc ấy, dân số của Trấn Biên và Phiên Trấn hơn 40.000 hộ. Người Hoa ở Trấn
Biên lập xã Thanh Hà, người Hoa ở Phiên Trấn lập xã Minh Hương.
Như vậy, huyện Phước Long lúc bấy giờ rất rộng bao gồm các tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu, Bình Dương và một phần tỉnh Bì
nh Phước ngày nay.
Năm 1747, nhóm Hoa kiều Lý Văn Quang làm phản, tụ tập 300 người đánh
cướp dinh Trấn Biên, giết Nguyễn Cư Cẩn; Cai cơ Tống Phước Đại đánh dẹp, bắt
được Lý Văn Quang và đồng đảng 57 người, giải về Trung Quốc.
Năm 1776, quân Tây Sơn đánh chiếm thành Gia Định, trấn giữ đất Đồng Nai.
Trong hai năm 1782 và 1783, hai lần quân Tâ
y Sơn đã đánh bại đoàn quân của
Nguyễn Ánh ở cửa sông Cần Giờ và sông Lòng Tàu
Tháng 9 năm 1787, châu Đại Phố (cù lao Phố) bị quân Tây Sơn chiếm đóng.
Nhân Tây Sơn bận đối phó với chúa Trịnh phía Bắc, Nguyễn Ánh với sự giúp
đỡ của Thiên Địa Hội (Trung Quốc) và súng đạn tàu đồng do Pigneaux de Béhaine
cầu viện từ phương Tây, Nguyễn Ánh khôi phục lực lượng, chiếm lại Trấn Biên
năm 1788; xây thành Bát quái ở Gia Định năm
1790; củng cố hệ thống phòng thủ,
tích trữ lương thực, lập đồn điền cày cấy ở Đồng Môn, Bà Rịa. Đến năm 1792,
Nguyễn Ánh hoàn toàn làm chủ đất Trấn Biên, Gia Định.
Sau khi chấm dứt nhà Tây Sơn (1802), Nguyễn Ánh lên ngôi vua, đổi phủ Gia
Định thành trấn Gia Định, Trấn Biên dinh thành Biên Hòa trấn.
Năm 1832 Lê Văn Duyệt mất. Nguyễn Văn Quế và bố chánh Bạch Xuân
Nguyên vốn có hiềm thù, dựng vụ á
n Lê Văn Duyệt. Vua Minh Mạng cho xiềng mộ
Lê Văn Duyệt, bãi bỏ chức tổng trấn, chia các trấn thành lục tỉnh. Tỉnh Biên Hòa có
từ đây.
Giận vì Lê Văn Duyệt bị ngược đãi, năm 1833 Lê Văn Khôi (con nuôi của Lê
Văn Duyệt) tạo phản chiếm thành Phiên An; mãi đến năm 1835, Lê Văn Khôi bệnh
mất, nhà Nguyễn mới dập tắt được cuộc binh biến, bắt giết cả thảy 1.831 người đem

chôn chung gọi là mả ngụy. Hai lần Lê Văn K
hôi đánh chiếm Biên Hòa.


Như vậy, thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX, dưới sự thống trị của triều đình
nhà Nguyễn, nước Việt Nam, trong đó có vùng Đồng Nai trở thành một miếng mồi
ngon cho thực dân Pháp đang rắp tâm chiếm đoạt.
Ngày 25 tháng 2 năm 1861, đại đồn Chí Hòa thất thủ, Nguyễn Tri Phương bị
thương, rút về Biên Hòa. Ngày 18 tháng 12 năm 1861, giặc Pháp chiếm Biên Hòa.
Mặc dù triều đình đã ký nhượng ba tỉnh m
iền Đông cho thực dân Pháp (Hòa
ước Nhâm Tuất, 1862) nhưng ở Biên Hòa - Đồng Nai, các sĩ phu yêu nước vẫn lãnh
đạo nhiều phong trào đấu tranh chống lại giặc Pháp dưới nhiều hình thức khác nhau.
Như cuộc đấu tranh của “Bình Tây đại nguyên soái” Trương Định, nghĩa sĩ Đoàn
Văn Cự xây dựng Bưng Kiệu thành căn cứ, chuẩn bị cho khởi nghĩa vũ trang
(1905), hay như Trại Lâm Trung - Biên Hòa, một tổ chức yêu nước có vũ trang đã
mở cuộc tiến c
ông đồng loạt vào các nhà làng, khám đường Biên Hòa, dinh chủ tỉnh
Biên Hòa giải thoát nhiều thanh niên bị thực dân Pháp cưỡng ép đi lính… Tuy vậy,
những cuộc nổi dậy đó đều bị dìm trong biển máu. Với tinh thần yêu nước mãnh liệt
lại gặp được những tư tưởng cách mạng vô sản của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, từ
những năm 1925, 1926 trở đi, nhân dân Biên Hòa Đồng Nai đã đứng dậy, với Phú
Riềng đỏ, với Bình Phước - Tân Triều bất khuất, cùng cả nước làm nên cách mạng
tháng tám -
1945 thành công.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, lịch sử Đồng Nai đã
ghi lại những biến cố trọng đại, những chiến công vang dội như các trận đánh ở La
Ngà (1-3-1948), ở cầu Bà Kiên, dọc các quốc lộ 1, 15, ở khám Tân Hiệp (2-12-
1956), ở Nhà Xanh (B.I.F) (7-7-1959), ở sân bay Biên Hòa (31-10-1964), Tổng kho
Long Bình (tháng 6, 10, 11, 12 - 1966; tháng 2-1967; 1968 và tháng 8-1972), chiến

thắng rừng Sác… Đặc biệt là với chiến dịch Xuân Lộc, giải phóng thị xã Long
Khánh tháng 4 năm 1975, quân và dân Đồng Nai đã đập tan nơi phòng thủ cuối
cùng của chính quyền Mỹ - ngụy ở hướng đông nam
Sài Gòn, góp phần làm nên đại
thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.


1.2.1.2. Địa giới hành chính
a. Giai đoạn 1698 - 1861
Địa giới hành chính của Đồng Nai được xác định kể từ năm 1698, khi Nguyễn
Hữu Cảnh theo lệnh chúa Nguyễn vào kinh lược xứ Đàng Trong, thành lập dinh
Trấn Biên (huyện Phước Long) và dinh Phiên Trấn (huyện Tân Bình) thuộc phủ Gia
Định. Từ đó đến nay, hệ thống hành chính ấy đã nhiều lần thay đổi theo sự biến
thiên của lịch sử.
Dinh Trấn Biên là tiền thân của tỉnh Biên Hòa sau này. Còn huyện P
hước
Long có 4 tổng (Bình An, Long Thành, Phước An và Tân Chánh), lúc bấy giờ là
vùng đất rộng lớn bao gồm các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa -
Vũng Tàu và một phần tỉnh Bình Thuận, các quận 2, 9, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay.
Năm 1776, Đông Định Vương Nguyễn Lữ đánh bại chúa Nguyễn, trấn giữ đất
Đồng Nai, đổi dinh Trấn Biên thành Biên Trấn.
Đầu thế kỷ XIX (1802), dưới thời vua Gia Long, phủ Gia
Định được đổi thành
trấn Gia Định.
Năm 1808, nhà Nguyễn đổi phủ Gia Định ra Gia Định thành, các dinh đổi ra
trấn, đơn vị hành chánh có tính quân quản cấp tỉnh. Dinh Trấn Biên đổi thành trấn
Biên Hòa (tức là tỉnh ở nơi bờ cõi không có xung đột). Huyện Phước Long thành
phủ Phước Long. Bốn tổng: Phước Chánh, Bình An, Long Thành, Phước An nâng
thành bốn huyện.

Đến đời Minh Mạng (1832), trấn đổi thành tỉnh - đơn vị hành chánh có tính
dân sự. Trấn Biên Hòa thành tỉnh Biên Hòa, gồm một phủ Phước Long và 4 huyện.
Miền đất Nam Bộ thời kỳ này c
ó tên gọi là Nam Kỳ lục tỉnh, đó là các tỉnh: Biên
Hòa, Gia Định, Định Tường, Long Hồ (còn gọi là Vĩnh Long), An Giang và Hà
Tiên.
Năm 1837, ngoài phủ Phước Long, tỉnh Biên Hòa đặt thêm phủ Phước Tuy và
thêm hai huyện: Long Khánh (cắt từ một phần huyện Phước An cũ) và Ngãi An
(tách từ huyện Bình An cũ ra).

×