ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------
LƢU LỆ
( LIU LI )
KHẢO SÁT CÁCH CHUYỂN DỊCH CÂU
TỒN TẠI CỦA TIẾNG HÁN TRONG TÁC PHẨM
“TAM QUỐC DIỄN NGHĨA” SANG TIẾNG VIỆT
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Hà Nội - 2019
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------
LƢU LỆ
( LIU LI )
KHẢO SÁT CÁCH CHUYỂN DỊCH CÂU
TỒN TẠI CỦA TIẾNG HÁN TRONG TÁC PHẨM
“TAM QUỐC DIỄN NGHĨA” SANG TIẾNG VIỆT
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 02 40
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. Đỗ Hồng Dƣơng
Hà Nội - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Học viên
LƯU LỆ ( LIU LI )
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô Đỗ Hồng Dương, cô đã trực tiếp
hướng dẫn tôi rất tận tâm trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngôn Ngữ học, Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã giảng dạy và
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại khoa. Xin cảm ơn Ban
Giám hiệu và Phòng Sau đại học đã tạo điều kiện cho tôi trong việc hoàn
thành thủ tục để bảo vệ luận văn.
Tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, đặc biệt là các bạn bè
người Việt Nam đã khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và
hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2019
Học viên
LƯU LỆ ( LIU LI )
DANH MỤC BẢNG BIỂU TRONG LUẬN VĂN
Bảng 2.1. Thống kê tình hình sử dụng phương vị từ trong câu tồn tại của
“Tam Quốc diễn nghĩa” ................................................................................... 41
Bảng 2.2. Kết quả khảo sát các kiểu câu tồn tại trong TQDN. ....................... 55
Bảng 3.1. Cách chuyển dịch Trung - Việt mô hình câu tồn tại định vị trong tác
phẩm “Tam Quốc diễn nghĩa” ......................................................................... 59
Bảng 3.2. Cách chuyển dịch Trung - Việt câu tồn tại chữ 有(Có) .................. 66
Bảng 3.3. Cách chuyển dịch Trung - Việt câu tồn tại chữ 是(Là) .................. 69
Bảng 3.4. Cách chuyển dịch Trung - Việt câu tồn tại theo mô hình không hoàn
chỉnh (thiếu đoạn A) ........................................................................................ 74
Bảng 3.5. Cách chuyển dịch Trung - Việt câu tồn tại theo mô hình không hoàn
chỉnh (thiếu đoạn B) ........................................................................................ 77
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 3
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 3
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 5
4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 6
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn .................................................................................... 7
6. Bố cục của luận văn ................................................................................................ 7
CHƢƠNG 1: LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..... 8
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................. 8
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở Trung Quốc ........................................................... 8
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................. 12
1.2. Lý luận về câu tồn tại ................................................................................... 16
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của câu tồn tại trong tiếng Trung và tiếng Việt .. 16
1.2.2. Mô hình câu tồn tại trong tiếng Trung và tiếng Việt ................................. 23
1.2.3. Quan điểm của luận văn ........................................................................... 27
1.3. Một số lý thuyết về biên, phiên dịch ............................................................ 29
1.3.1. Định nghĩa ................................................................................................ 29
1.3.2. Phân loại .................................................................................................. 30
1.3.3. Tiêu chuẩn phiên dịch Tín-Đạt-Nhã ......................................................... 32
1.4. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm “Tam Quốc diễn nghĩa” và bản dịch ...... 34
Tiểu kết chƣơng 1 .................................................................................................... 35
CHƢƠNG 2: KHẢO SÁT CÂU TỒN TẠI TRONG “TAM QUỐC DIỄN
NGHĨA” BẢN TIẾNG TRUNG ............................................................................. 36
2.1. Lƣu ý về thành phần “chủ ngữ giả” trong câu tồn tại .............................. 36
1
2.2. Tình hình sử dụng một số mô hình câu tồn tại điển hình trong “Tam
Quốc diễn nghĩa” ..................................................................................................... 44
2.2.1. Câu tồn tại chữ 有(Có) ............................................................................. 44
2.2.2. Câu tồn tại chữ 是(Là) ............................................................................. 47
2.2.3. Một số mô hình câu tồn tại khác............................................................... 49
Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................................... 54
CHƢƠNG 3: KHẢO SÁT CÁCH CHUYỂN DỊCH CÂU TỒN TẠI TRONG
TÁC PHẨM “TAM QUỐC DIỄN NGHĨA” TỪ TIẾNG TRUNG SANG
TIẾNG VIỆT ........................................................................................................... 56
3.1. Khảo sát cách chuyển dịch câu tồn tại có mô hình hoàn chỉnh ................ 56
3.1.1. Khảo sát cách chuyển dịch câu tồn tại chữ 有(Có).................................. 65
3.1.2. Khảo sát cách chuyển dịch câu tồn tại chữ 是(Là) .................................. 68
3.2. Khảo sát cách chuyển dịch Câu tồn tại không hoàn chỉnh ....................... 72
3.2.1. Câu tồn tại thiếu đoạn A ........................................................................... 72
3.2.2. Câu tồn tại thiếu đoạn B .......................................................................... 76
3.2.3. Câu tồn tại thiếu đoạn C........................................................................... 78
Tiểu kết chƣơng 3 .................................................................................................... 79
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 83
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 89
2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tiếng Trung và tiếng Việt có rất nhiều điểm tương đồng, không chỉ về mặt
ngữ âm, từ vựng mà cả về ngữ pháp, ngữ nghĩa. Câu tồn tại là một trong những
kiểu câu phổ biến trong tiếng Trung. Theo nghiên cứu của chúng tôi, trong tiếng
Việt cũng có kiểu câu tương ứng, có nhiều đặc điểm tương đồng với câu tồn tại
trong tiếng Trung cả về mặt cấu trúc (cú pháp) lẫn ngữ dụng học.
Tuy nhiên, qua quá trình học tập và tổng hợp tài liệu, chúng tôi nhận thấy rằng
mặc dù nghiên cứu về câu tồn tại trong hai ngôn ngữ đã có nhiều nhưng vẫn còn
nhiều vấn đề mới cần được khai thác và nghiên cứu sâu hơn nữa. Đặc biệt, người
học tiếng thường gặp khó khăn trong việc hiểu và sử dụng ý nghĩa ngữ pháp của
câu tồn tại, hoặc khi chuyển dịch từ tiếng Trung sang tiếng Việt (và ngược lại),
thường gặp nhiều khó khăn về trật tự của từ, cụm từ có sử dụng tiêu chí ngữ pháp
riêng của câu tồn tại (cấu trúc “tại/ ở/ từ + cụm danh từ” khi dịch từ tiếng Trung
sang tiếng Việt thì có nhiều điểm khác nhau). Ví dụ trong một câu tồn tại tiếng
Trung:
“当中大船上青罗伞下,坐着孙权。左右文武,侍立两边。(Tôn
Quyền ngồi trên chiếc thuyền to ở giữa, che một đôi tán vóc xanh, hai bên
văn võ đứng hầu), trong câu này, nếu là người Trung Quốc thì sẽ thường
xuyên sử dụng cấu trúc câu tồn tại “Cụm phương vị từ (trên chiếc thuyền to)
+ Động từ (ngồi) + bổ ngữ (Tôn Quyền)”. Nhưng khi dịch sang tiếng Việt thì
chắc chắn không thể dịch thành “Trên chiếc thuyền to ngồi Tôn Quyền” mà
phải dùng phương thức dịch thoát, đảo trật tự từ và sử dụng cấu trúc câu tồn
tại quen thuộc của tiếng Việt đó là “Chủ ngữ (Tôn Quyền) + Vị ngữ (động từ
“ngồi”) + cụm phương vị từ (trên chiếc thuyền)” thì câu mới có nghĩa.
3
Qua ví dụ trên, có thể thấy rằng việc nghiên cứu về phương pháp dịch câu
tồn tại trong một tác phẩm văn học là rất thú vị và có chiều sâu. Vì vậy chúng
tôi đã lựa chọn hệ thống câu tồn tại trong tác phẩm “Tam Quốc diễn nghĩa”
(dưới đây viết tắt là TQDN) để làm đối tượng nghiên cứu do đây là một tác
phẩm văn học kinh điển, được mệnh danh là một trong “tứ đại danh tác” của
Trung Hoa, có hệ thống từ vựng vô cùng phong phú, đã từ lâu được đông đảo
độc giả trên toàn thế giới biết đến, đặc biệt là độc giả Việt Nam.
Sau khi khảo sát, đối chiếu phương pháp dịch của 1493 câu tồn tại trong
TQDN bản tiếng Trung sang tiếng Việt, chúng tôi đã thu được nhiều kết quả
nghiên cứu quan trọng. Đề tài “Khảo sát cách chuyển dịch câu tồn tại của
tiếng Hán trong tác phẩm “Tam Quốc diễn nghĩa” sang tiếng Việt” chắc
chắn sẽ là một đề tài có giá trị tham khảo và ứng dụng trong thực tiễn.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ thống câu tồn tại trong tác phẩm
TQDN của La Quán Trung. Cụ thể là khảo sát về phương pháp dịch bốn kiểu
câu tồn tại phổ biến nhất xuất hiện trong tác phẩm (đối chiếu Trung-Việt) .
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong giới hạn của một luận văn thạc sĩ, cũng như do giới hạn của trình
độ người viết, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát, nghiên cứu phương pháp dịch
thuật một số kiểu câu tồn tại phổ biến, điển hình nhất trong tác phẩm TQDN.
Tức là chủ yếu tập trung vào phương diện cú pháp, cấu trúc mà không phải là
mặt ngữ nghĩa hay ngữ dụng. Cụ thể, trước hết luận văn khái quát về hai kiểu
câu tồn tại là “Câu tồn tại hoàn chỉnh” với đầy đủ các bộ phận tạo thành là “từ
4
chỉ địa điểm, thời gian + cụm động từ (làm vị ngữ) + cụm danh từ (làm bổ
ngữ)”. Trên cơ sở đó chúng tôi sẽ giới thiệu tiếp về loại câu tồn tại không
hoàn chỉnh, hay gọi cách khác là một trong các thành phần cấu tạo câu tồn tại
bị tỉnh lược. Cuối cùng, chúng tôi sẽ phân tích, so sánh một số mẫu câu tồn tại
phổ biến trong tiếng Trung và tiếng Việt, chẳng hạn như câu tồn tại chữ
有(Có), câu tồn tại chữ 是 (Là), hoặc câu tồn tại biểu hiện động tác đang tiếp
diễn hoặc chỉ trạng thái (+ trợ từ着 (Zhe)).
Ngữ liệu mà luận văn sử dụng là bộ “Tam Quốc diễn nghĩa” của La Quán
Trung, Nxb.Văn học Nhân dân, xuất bản ngày 1/9/2010 và bản dịch tiếng Việt
“Tam Quốc diễn nghĩa” của Phan Kế Bính (Bùi Kỷ hiệu đính), Nxb. Văn học,
2015. Chúng tôi chọn bản dịch này là vì theo nhận xét của các độc giả Việt
Nam, bản dịch này sát nghĩa và hay hơn cả. Toàn bộ các ví dụ được trích dẫn
và phân tích trong luận văn đều được thống kê, chọn lọc từ hai bản này.
Ngoài ra, khi cần thiết, để tiện cho việc khảo sát, so sánh bản dịch, chúng
tôi có thể sử dụng ví dụ từ một số nguồn tư liệu khác được tìm kiếm trên
google.com hoặc baidu.com.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là chỉ ra đặc điểm, tính sáng tạo của
các phương pháp chuyển dịch câu tồn tại trong TQDN sang tiếng Việt. Để đạt
được mục đích này, luận văn đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu như sau:
Xác định và phân biệt được các khái niệm liên quan đến đề tài nhưng
thường gây nhầm lẫn với người học tiếng Trung và tiếng Việt như câu tồn tại câu tồn hiện - Câu ẩn hiện,…
Giới thiệu về tình hình nghiên cứu câu tồn tại trong tiếng Trung và tiếng
5
Việt. Qua việc khảo sát, phân tích các ví dụ của bản dịch với bản gốc, chỉ ra
điểm giống và khác nhau cơ bản nhất về câu tồn tại trong hai ngôn ngữ.
Chỉ ra được một số phương pháp dịch câu tồn tại mang tính quy luật có
thể nắm bắt.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phƣơng pháp miêu tả
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để miêu tả các kết quả khảo sát thống
kê, cụ thể là miêu tả các loại câu tồn tại phổ biến nhất trong TQDN bản tiếng
Trung và tiếng Việt.
4.2. Phƣơng pháp đối chiếu
Sau khi sẽ khảo sát, thống kê về tình hình sử dụng các câu tồn tại trong
TQDN, chúng tôi sẽ tiến hành so sánh, đối chiếu giữa bản gốc với bản dịch để
từ đó một mặt rút ra được mô hình câu được sử dụng ở hai ngôn ngữ, mặt
khác có thể rút ra được phương pháp dịch được dịch giả sử dụng.
Phương pháp thống kê, phân tích được áp dụng triệt để trong quá trình
triển khai đề tài của chúng tôi. Cụ thể, trên cơ sở lý luận về các kiểu câu tồn
tại phổ biến trong tiếng Trung, chúng tôi tiến hành phân loại, thống kê tình
hình sử dụng một số câu tồn tại xuất hiện trong tác phẩm TQDN. Căn cứ theo
tần suất xuất hiện của các kiểu câu này để triển khai các vấn đề liên quan,
phân bố hợp lý các nội dung của từng đề mục. Cũng thông qua kết quả thống
kê, chúng tôi đã thu thập được một khối lượng đáng kể các câu tồn tại trong
TQDN, trên cơ sở đối chiếu bản dịch với nguyên tác, chúng tôi đã rút ra được
một số cách thức chuyển dịch cơ bản nhất với bốn kiểu câu tồn tại trong một
tác phẩm văn học.
6
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Có tính gợi ý và tham khảo nhất định cho các đề tài liên quan, nhất là các
đề tài liên quan đến khảo sát, thống kê phương pháp dịch thuật giữa hai ngôn
ngữ Trung - Việt.
Từ những kết quả thu được của luận văn, có thể áp dụng cách thức triển
khai đề tài và hướng nghiên cứu với những mô hình câu tương tự trong cả hai
ngôn ngữ.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho việc
giảng dạy ngoại ngữ, đặc biệt là dạy dịch cho sinh viên Trung Quốc học tiếng
Việt hoặc sinh viên Việt Nam học tiếng Trung.
6. Bố cục của luận văn
Luận văn bao gồm ba chương chính dưới đây bên cạnh phần mở đầu, kết
luận và tài liệu tham khảo:
Chƣơng 1: Lịch sử nghiên cứu vấn đề và cơ sở lý thuyết
Chƣơng 2: Khảo sát câu tồn tại trong “Tam Quốc diễn nghĩa” bản
tiếng Trung
Chƣơng 3: Khảo sát cách chuyển dịch câu tồn tại trong tác phẩm
“Tam Quốc diễn nghĩa” từ tiếng Trung sang tiếng Việt
7
CHƢƠNG 1: LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ VÀ CƠ SỞ LÝ
THUYẾT
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Các nghiên cứu về câu tồn tại và các phương diện liên quan đến câu tồn
tại trong tiếng Trung và tiếng Việt có rất nhiều, nhưng từ góc độ đối chiếu,
khảo sát phương pháp dịch thuật thì rất ít. Về cơ bản tình hình nghiên cứu liên
quan đến đề tài như sau:
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở Trung Quốc
Nhiều cuốn sách chuyên khảo về lĩnh vực ngữ pháp, từ vựng của Trung
Quốc đều ít nhiều đề cập đến câu tồn tại. Ví dụ:
Cuốn Nhập môn nghiên cứu và học tập ngữ pháp Hán ngữ hiện đại của
Cui Ying Xian (Công ty trách nhiệm hữu hạn Nxb.Qinghua Daxue, 2004),
trong mục liên quan đến câu tồn hiện (trang 254-257), tác giả đã phân loại và
giới thiệu về hai kiểu câu tồn hiện phổ biến nhất trong tiếng Trung là “Câu tồn
tại” và “Câu ẩn hiện” (gọi chung là câu tồn hiện). Sau đó tập trung vào khái
niệm, định nghĩa của các kiểu câu tồn hiện. Điểm nổi bật của cuốn sách này là
chỉ ra các tiêu chí mang tính đặc trưng của từng kiểu câu. Ví dụ các động từ
thường xuất hiện trong câu tồn tại/câu ẩn hiện. Tác giả cũng phân loại các mô
hình câu tồn tại thường gặp trong tiếng Trung theo tính chất động hoặc tĩnh.
Mặc dù nghiên cứu về câu tồn tại ở tài liệu này chưa sâu, nhưng cũng nhờ các
giới thiệu khái quát được đưa ra trong sách mà chúng tôi mới có gợi ý để lựa
chọn 4 mô hình câu tồn tại phổ biến nhất để tiến hành khảo sát.
Wang Jian trong bài Nghiên cứu tổng quan về câu tồn hiện trong tiếng
Trung hiện đại (Tạp chí học viện Chang Shu, kỳ 01, 2007) đã giới thiệu tình
8
hình nghiên cứu về câu tồn hiện và các trường phái phân loại câu tồn hiện
trong giới nghiên cứu Trung Quốc và nước ngoài, quan điểm của các trường
phái. Điểm nổi bật của bài viết là phân loại rất chi tiết các mô hình câu tồn tại
và các mô hình câu ẩn hiện (hai loại câu tồn hiện) trong tiếng Trung. Tuy
nhiên do đây chỉ là bài viết nghiên cứu đăng tạp chí, vì vậy tác giả chỉ giới
thiệu và đưa ví dụ về các mô hình câu tồn tại, hầu như không có các phân tích
mang tính chuyên môn hoặc chiều sâu.
Gu Chun Lei trong luận văn Phân tích ngữ dụng của câu tồn tại trong
tiếng Trung hiện đại (Luận văn thạc sĩ Đại học Sư phạm Chiết Giang, 2007)
thì khác với các nghiên cứu khác thường chỉ nghiên cứu, so sánh đối chiếu về
cấu trúc cú pháp của câu tồn tại, luận văn này lại lấy trọng tâm là phân tích ba
bình diện ngữ dụng của câu tồn tại, trên cơ sở khảo sát số lượng lớn các ví dụ.
Liu Shun, Pan Wen có bài Khảo sát và phân tích câu chữ “ 有 (Có) +
Zhe(着) trong tiếng Trung hiện đại (Học viện Văn học Đại học Sư phạm
Nam Kinh, tạp chí Nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ, kỳ 3/2007). Hai tác
giả giới thiệu Câu tồn tại “有(Có) + trợ từ 着(Zhe)” là cấu trúc câu mới xuất
hiện trong tiếng Trung hiện đại. Thường chỉ xuất hiện trong ngôn ngữ viết và
ở hình thức khẳng định, không có hình thức phủ định. Thành phần trung tâm
câu thường là danh từ trừu tượng, ngoài ra còn bắt buộc phải có định ngữ.
Qua nghiên cứu này, chúng tôi đã hiểu được thêm một số quy luật sử dụng
câu tồn tại chữ 有(Có) trong tiếng Trung nói chung và câu tồn tại chữ “有(Có)
+ trợ từ 着(Zhe)” nói riêng. Ví dụ như việc xuất hiện trợ từ biểu thị hành động
tiếp diễn着(Zhe) có liên quan đến việc quy luật đối xứng về âm tiết. Hoặc về
mặt ngữ dụng, trọng tâm của kiểu câu này hướng tới là bộ phận định ngữ
9
trong phần trung tâm ngữ,... Do tiếng Việt cũng có kiểu câu tồn tại chữ
有(Có) nên nghiên cứu này rất có ích cho việc so sánh, đối chiếu. Câu tồn tại
chữ 有(Có) cũng là một trong những trọng tâm nghiên cứu của luận văn.
Wang Zhi Jie trong bài viết Mô hình của câu tồn hiện (Đại học Nội
Mông Cổ, Học báo Đại học phát thanh truyền hình, kỳ 1, 2004) thì lại chỉ tập
trung vào thảo luận mô hình của câu tồn tại, không bàn đến các khía cạnh
khác như ngữ dụng, ngữ nghĩa,… Tác giả cho rằng mô hình câu tồn hiện có
thể chia thành hai dạng câu chủ vị và câu phi chủ vị trong loại hình câu đơn.
Tác giả đã giới thiệu mô hình hoàn chỉnh và phi hoàn chỉnh của câu tồn hiện,
nhờ đó người đọc có thể hiểu thêm về bản chất của loại câu này.
Một nghiên cứu khác của Wang Zhi Jie, Yan Xiao Li là bài Sự rút gọn,
mở rộng và biến đổi của câu tồn tại trong văn bản (học báo Đại học Nội
Mông Cổ, quyển 32 kỳ 4, 2006). Không như các nghiên cứu trước đây thường
chỉ nghiên cứu câu tồn tại ở trạng thái “tĩnh”, tác giả bài viết phân tích câu tồn
tại ở trạng thái “động”, nghiên cứu về ba dạng “động” của câu tồn tại đó là
trường hợp rút gọn (tỉnh lược), trường hợp mở rộng và trường hợp biến đổi.
Hệ thống ví dụ và ngữ liệu sử dụng trong bài viết vô cùng phong phú, đơn
giản, dễ hiểu, tuy chỉ là bài viết hội thảo ngắn nhưng cũng có những giá trị
tham khảo nhất định cho chúng tôi.
Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu đối chiếu câu tồn tại chữ 有(Có) trong
tiếng Trung và tiếng Việt của Ruan Shi Li Xin (Đại học Sư phạm Hoa Đông,
2006) cũng là một tài liệu tham khảo rất có ích cho luận văn. Tác giả luận văn
lấy câu tồn tại chữ 有(Có) trong tiếng Trung làm đối tượng nghiên cứu, phân
tích một cách có hệ thống và đi từ nhiều góc độ, phương pháp để làm nổi bật
10
ba phương diện cú pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng của câu tồn tại chữ 有(Có)
trong tiếng Trung và tiếng Việt.
Đặc biệt, luận văn Nghiên cứu đối chiếu câu tồn hiện trong tiếng Trung
và tiếng Việt của Cheng Deng Qun (Đại học Dân tộc Quảng Tây, 2015) gợi
cho chúng tôi khá nhiều ý tưởng nghiên cứu dựa trên những điểm mà luận văn
này chưa làm được. Luận văn này đã làm được các việc như phân tích các
điểm giống và khác nhau về cú pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng của câu tồn hiện
trong tiếng Trung và tiếng Việt, từ đó rút ra một số quy tắc về mặt chức năng
ngữ pháp của câu tồn hiện và một số quy luật khi chuyển dịch từ tiếng Trung
sang tiếng Việt. Tuy nhiên, luận văn này phân tích khá nhiều về mặt ngữ
dụng, ngữ nghĩa của câu tồn tại, những kết quả của luận văn hầu hết là đưa ra
các tổng kết về cách sử dụng các mô hình câu tồn tại cụ thể mà không đề cập
đến phương pháp chuyển dịch từ Trung sang Việt (và ngược lại). Đồng thời
các ví dụ luận văn này sử dụng đều là những ngữ liệu tự nhiên, còn luận văn
của chúng tôi lấy tư liệu trực tiếp từ tác phẩm TQDN - do đó các ví dụ của
chúng tôi đều mang đậm phong cách ngôn ngữ văn học. Cách thức triển khai
đề tài của chúng tôi cũng hoàn toàn khác vì hướng nghiên cứu của luận văn là
phương pháp dịch câu tồn tại dựa trên kết quả khảo sát, thống kê, không phải
chỉ đơn giản là nghiên cứu về cách sử dụng câu tồn tại trong tiếng Trung và
tiếng Việt.
Tiếp cận từ phương pháp giảng dạy ngoại ngữ, luận văn Phân tích lỗi sai
của sinh viên Việt Nam khi sử dụng câu tồn tại tiếng Trung của Pei Shi Qiu
Qiong (Đại học Cát Lâm, 2012) đã chỉ ra những lỗi sai sinh viên Việt Nam
hay mắc phải khi sử dụng câu tồn tại trong tiếng Trung. Trên cơ sở đó phân
11
tích nguyên nhân và đưa ra các đề xuất, phương pháp khắc phục. Luận văn sử
dụng hình thức điều tra bảng hỏi, sử dụng các lý thuyết về phân tích lỗi sai, từ
đó thống kê, phân loại các lỗi sai mà sinh viên Việt Nam thường gặp khi sử
dụng câu tồn hiện. Trên cơ sở phân loại, thống kê cùng với việc khái quát, mô
tả các định nghĩa, khái niệm, luận văn giới thiệu các phương pháp khắc phục
trong quá trình giảng dạy về câu tồn hiện tiếng Trung cho sinh viên Việt Nam.
Như vậy, có thể thấy rằng nghiên cứu về câu tồn tại tiếng Trung và tiếng
Việt từ góc độ so sánh, đối chiếu, khảo sát về phương pháp dịch là chưa
nhiều. Hầu hết các luận văn hoặc công trình nghiên cứu đều chỉ tập trung vào
phân tích, mô tả những kết cấu câu tồn tại điển hình, chỉ ra điểm giống và
khác nhau giữa chúng. Đây là điểm rất khác với đề tài của chúng tôi, chúng
tôi đi từ góc độ phương pháp dịch câu tồn tại, các ví dụ phân tích đều đặt trong
một tác phẩm văn học nổi tiếng, đã được nhiều người biết đến, vì vậy đều là
những nguồn ngữ liệu đáng tin cậy, chính xác cả về mặt nội dung lẫn hình thức.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Câu tồn tại cũng là một kiểu câu nhận được nhiều quan tâm của các học
giả Việt Nam. Rất nhiều nhà ngôn ngữ nổi tiếng của Việt Nam theo chúng tôi
tổng hợp, tìm hiểu được đều ít nhiều có các nghiên cứu, công trình, bài viết…
về câu tồn tại.
Nhà nghiên cứu nổi tiếng Diệp Quang Ban đã có nhiều công trình nghiên
cứu giá trị, làm nền tảng cho nhiều nghiên cứu sau này cả về phương diện ngữ
pháp, từ vựng, ngữ nghĩa,… Điển hình là công trình Một số vấn đề về câu tồn
tại trong tiếng Việt ngày nay (Luận án Phó Tiến sĩ Khoa học ngữ văn, Đại
học Sư phạm I, Hà Nội, 1980), sau này được in thành sách là cuốn Câu tồn
12
tại trong tiếng Việt. Nội dung nghiên cứu chủ yếu là khảo sát hành vi của từ
“Có” và kết luận về khuôn hình câu chứa “có” làm trung tâm cú pháp của câu,
và sự chuyển hoá của động từ chỉ hoạt động ngoại động thành nội dung và
động từ chỉ trạng thái, những điều kiện tạo thành câu tồn tại.
Nguyễn Kim Thản trong cuốn Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, khi
phân chia các tiểu loại động từ, tác giả có nhắc đến loại động từ tồn tại và xếp
thành tiểu loại động từ tồn tại - xuất hiện - tiêu huỷ. Tác giả cũng cho rằng, bổ
ngữ của những động từ này có thể đảo thành chủ ngữ. Cũng có nghĩa là theo
quan điểm của tác giả, những câu mang ý nghĩa tồn tại là những câu có chủ
ngữ đảo, đối tượng của hành động được nói trong câu cũng có thể trở thành
chủ thể của hành động đó.
Trần Ngọc Thêm (1985), trong cuốn Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt
(Nxb. Khoa học Xã hội Hà Nội), tại mục Nòng cốt tồn tại và câu tồn tại trong
văn bản (Trang 68-77), tác giả đã chỉ ra tầm quan trọng của câu tồn tại trong
việc tổ chức văn bản là “dùng để đưa các đối tượng mới vào văn bản”. Tiếp
đó, tác giả phân biệt câu tồn tại với câu quan hệ, tập trung phân tích thành
phần nòng cốt trong câu tồn tại như chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ,… chỉ ra sự khác
nhau giữa câu tồn tại với câu đảo chủ - vị.
Ngoài những sách chuyên ngành, nhiều luận văn, bài viết trên sách báo,
tạp chí về câu tồn tại cũng có nhiều giá trị tham khảo với chúng tôi như:
Võ Tân Nghĩa với công trình Đặc điểm cấu trúc ngữ pháp của câu tồn
tại tiếng Trung hiện đại (so sánh với tiếng Việt) (Luận văn thạc sĩ, Đại học
Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, 2010). Có thể nói đây là một trong số ít các
nghiên cứu từ góc độ so sánh, đối chiếu mô hình câu tồn tại trong tiếng Trung
13
và tiếng Việt. Luận văn phân tích sâu để khẳng định một lần nữa những kết
luận về câu tồn tại những nhà nghiên cứu trước đó đã đưa ra. Trên cơ sở khảo
sát loại câu này trong các văn bản tiếng Trung, sau đó so sánh với tiếng Việt ở
những nội dung tương đương, tác giả chỉ ra những điểm giống và khác nhau
của các mô hình câu tồn tại. Tuy nhiên như chúng tôi đã nói ở trên, hướng
nghiên cứu của chúng tôi là phương pháp dịch câu tồn tại từ tiếng Trung sang
tiếng Việt dựa trên kết quả khảo sát của một tác phẩm văn học dịch kinh điển,
có yêu cầu rất cao cả về mặt hình thức lẫn nội dung. Điều chúng tôi hướng tới
là đưa ra một nhận xét, một phương pháp dịch một kiểu câu tồn tại cụ thể, còn
nghiên cứu của Võ Tân Nghĩa lại tách rời từng bộ phận cấu thành của câu tồn
tại (Từ ngữ chỉ thời gian/Cụm động từ/Cụm danh từ) để phân tích và đối
chiếu, so sánh điểm giống và khác nhau, nhưng lại không đề cập đến cách
thức chuyển dịch của cả câu tồn tại. Đây là điểm rất khác so với hướng triển
khai đề tài của chúng tôi.
Tiếp cận và giới thiệu về câu tồn tại từ góc độ quan hệ với các thành phần
câu, Nguyễn Văn Hiệp trong cuốn Cú pháp tiếng Việt 1 ở phần Chủ ngữ đã
phân tích rất chi tiết các vấn đề liên quan đến chủ ngữ trong tiếng Việt. Đặc
biệt tác giả có giới thiệu về vấn đề chủ ngữ trong một số kiểu câu gây tranh
cãi, trong đó có “Câu tồn tại”. Cụ thể tác giả đưa ra ví dụ về kiểu câu “Trên
bàn đặt một cuốn sách” và nhận định với những kiểu câu này thì có thể được
xử lí theo hai cách khác nhau: Cách thứ nhất xem đây là câu không có chủ
ngữ, tổ hợp “Trên bàn” là trạng ngữ của câu. Cách thứ hai: xem đây là câu có
chủ ngữ đứng sau (chủ ngữ đảo trí). Từ những phân tích và dẫn chứng cụ thể,
1
Nguyễn Văn Hiệp, Cú pháp tiếng Việt, Nxb.Giáo dục Việt Nam, 2009.
14
tác giả đã đưa ra giải pháp và quan điểm là trong các câu tồn tại, có thể coi
đoạn chỉ địa điểm ở đầu câu chính là chủ ngữ. Chính nhờ những nghiên cứu
này tác giả luận văn mới nhận thấy rằng thành phần chủ ngữ của câu tồn tại
rất cần được lưu ý và nghiên cứu mở rộng hơn nữa. Vì vậy trong giới hạn của
luận văn, chúng tôi đã cố găng giới thiệu khái quát nhất về các quan niệm liên
quan đến thành phần chủ ngữ này (chúng tôi tạm gọi là “chủ ngữ giả”) của
câu tồn tại.
Đỗ Hồng Dương trong bài Một cách xác định chủ ngữ trong kiểu câu
"Có + X" từ góc độ lí thuyết điển mẫu (Đại học KHXH & Nhân văn, 2011),
đề cập đến trường hợp chủ ngữ của các câu thường được coi là câu tồn tại
trong tiếng Việt, có thể khái quát thành cấu trúc “Có + X”. Tác giả miêu tả kết
cấu “Có + X”, chia thành nhóm (1): Sau “có” / “còn” là một từ hoặc một ngữ
và nhóm (2): Sau “có”, “còn” là một kết cấu Chủ - Vị. Từ đó đưa ra được một
số giải pháp đơn giản, nhất quán và khả thi trong việc phân tích cấu trúc cú
pháp câu tiếng Việt.
Nhìn chung, qua những giới thiệu ở trên, có thể thấy rằng các nghiên cứu
về câu tồn tại trong tiếng Trung và tiếng Việt từ góc độ so sánh, đối chiếu và
đặc biệt là khảo sát phương pháp dịch thì vẫn còn rất ít, chưa tương xứng với
tiềm năng. Không chỉ những tài liệu viện dẫn chính mà chúng tôi đã giới thiệu
ở trên (như của Võ Tân Nghĩa, của Cheng Deng Qun... đã đề cập đến vấn đề
phương pháp dịch câu tồn tại nhưng chưa sâu), quá trình tổng hợp, tìm kiếm
tài liệu tham khảo ở cả các kho dữ liệu điện tử, các thư viện... cũng không có
nhiều kết quả nghiên cứu về phương pháp chuyển dịch câu tồn tại từ tiếng
Trung sang tiếng Việt (và ngược lại). Vì vậy chúng tôi cho rằng tiềm năng
15
nghiên cứu, mở rộng của đề tài là rất lớn.
1.2. Lý luận về câu tồn tại
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của câu tồn tại trong tiếng Trung và tiếng Việt
a) Khái niệm và đặc điểm của câu tồn tại trong tiếng Trung
Khái niệm, phân loại
Trong Hán ngữ đại tự điển (Tân Hoa tự điển), định nghĩa khái niệm “tồn
tại” trong tiếng Trung là: (1). (Động từ). Sự vật tiếp tục chiếm thời gian hoặc
không gian, trên thực tế có, chưa biến mất. (2). (Danh từ). Thuật ngữ triết học,
tương ứng với khái niệm “ý thức”. (3). Từ trái nghĩa là “tiêu vong”.
Cui Ying Xian trong Nhập môn nghiên cứu và học tập ngữ pháp tiếng
Trung hiện đại (Nxb.Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh, 2004) là viết về câu tồn
hiện trong tiếng Trung. Tác giả một mặt đưa ra quan điểm của mình, mặt khác
cũng dẫn theo nhiều quan điểm của các nhà ngôn ngữ khác nổi tiếng của
Trung Quốc như Hoang Bo Rong, Liao Xu Dong (nhiều công trình của các
nhà ngữ pháp học này đã được giảng dạy trong các trường ngoại ngữ ở cả
Trung Quốc và thế giới, điển hình như bộ Ngữ pháp Hán ngữ hiện đại quyển
thượng và hạ được dùng làm giáo trình giảng dạy ở các trường Đại học ngoại
ngữ ở Việt Nam hiện nay), qua đó thống nhất định nghĩa cơ bản đã phổ biến
được các nhà ngữ pháp học Trung Quốc đồng ý đó là: ―Câu tồn hiện là câu
biểu thị địa điểm nào đó tồn tại, xuất hiện hoặc biến mất một người hoặc một
vật nào đó‖ (trang 254-257 ) .
Có thể thấy, cho đến nay ở Trung Quốc việc định nghĩa hoặc phân loại câu
tồn hiện vẫn còn một số quan điểm chưa đồng nhất. Ví dụ như tranh luận về
việc từ ngữ chỉ thời gian có thể trở thành một bộ phận trong câu tồn hiện được
16
hay không. Xem ví dụ sau:
01) 这时,门外跑进来一个人。
=> Lúc này, bên ngoài cửa có một người vừa chạy đến. (Ngữ pháp Hán ngữ
hiện đại - Câu tồn hiện)
02) 很久很久以前,蒙古草原上,有个放羊娃名字叫苏和。
=> Ngày xửa ngày xưa, trên thảo nguyên Mông Cổ, có một em bé chăn cừu
tên là Tô Hoà. (Kho tàng cổ tích Trung Hoa - Mã Đầu Cầm)
Trong hai ví dụ trên, câu tiếng Trung dùng các cụm từ chỉ thời gian “这时
(lúc này)”, “很久很久以前” (ngày xửa ngày xưa), toàn câu tác giả dùng theo
cấu trúc câu tồn tại đó là “Từ chỉ thời gian + (cụm) động từ + (cụm) danh từ
(làm bổ ngữ)”, những kiểu câu này theo tìm hiểu của chúng tôi cũng như theo
thống kê sơ bộ trong TQDN thì có rất nhiều, cho thấy việc dùng các từ chỉ
thời gian trong các kiểu câu này rất phổ biến, phù hợp với mô hình đặc trưng
của câu tồn tại tiếng Trung. Sau khi thống kê và khảo sát tình hình câu tồn tại
trong TQDN, chúng tôi thống nhất quan điểm coi các từ ngữ chỉ thời gian là
một bộ phận của câu tồn tại. Nói cách khác những câu có sử dụng từ ngữ chỉ
thời gian đáp ứng mô hình như ví dụ trên thì cũng được coi là câu tồn tại.
Câu tồn tại trong tiếng Việt so với tiếng Trung càng phức tạp hơn và phạm
vi rộng hơn, người nước ngoài học tiếng Trung và tiếng Việt đôi khi vẫn nhầm
lẫn giữa các khái niệm “câu tồn hiện” và “câu tồn tại” trong tiếng Trung. Vì
vậy ở đây chúng tôi nhấn mạnh rằng, câu tồn tại và câu ẩn hiện là hai tiểu loại
của “câu tồn hiện”. Cả hai loại câu này đều có mô hình giống nhau đó là gồm
“Danh từ ở đầu câu + Động từ ở giữa câu + Từ, ngữ ở cuối câu” (giới ngữ
pháp Trung Quốc chia câu tồn tại thành 3 đoạn gọi là đoạn A, đoạn B và đoạn
17
C). Trong đó dù là câu tồn tại hay câu ẩn hiện thì đều thường tập trung vào
mô tả đoạn B, tức là phần động từ (cụm động từ) của câu tồn hiện. 2
Trong đó, sự khác nhau lớn nhất của hai loại câu này là:
Câu tồn tại: Chức năng biểu đạt cơ bản nhất của câu tồn tại đó là miêu tả,
thuyết minh tính chất (trang phục, trang điểm, phong thái,...) của người, sự
vật, sự việc hoặc hoàn cảnh khách quan.
Câu ẩn hiện: Thiên về trần thuật tại một thời điểm, một địa điểm nào đó
có một người hoặc vật nào đó xuất hiện hoặc biến mất.
Như vậy, để phù hợp với đề tài nghiên cứu, dưới đây chúng tôi thống nhất
sử dụng thuật ngữ “câu tồn tại” (bao gồm cả ý nghĩa “ẩn hiện” như trên).
Đồng thời như trên đã nói, do phần động từ (cụm động từ, hay đoạn B), đặc
biệt là phần cụm danh từ, là phần quan trọng nhất của câu tồn tại, vì vậy
những phân tích và so sánh dưới đây của luận văn phần lớn sẽ chỉ tập trung
vào các bộ phận hợp thành này của câu tồn tại.
Đặc điểm cơ bản
Do câu tồn tại nhấn mạnh vào việc biểu thị tồn tại vật hoặc người nào đó
ở một địa điểm nào đó, vì vậy các động từ thường xuất hiện trong câu tồn tại
thường là nội động từ (không cần mang tân ngữ ở đằng sau) và ngoại động từ
(bắt buộc mang tân ngữ ở đằng sau), và cũng sẽ mang ý nghĩa tồn tại. Sau
Người viết tổng hợp và dịch từ tài liệu đã dẫn của Cui Ying Xian, trang 265. Do trong tiếng
Trung, cầu tồn tại chỉ là một trong hai loại câu tồn hiện (bên cạnh đó còn có câu ẩn hiện), nhưng
qua nghiên cứu, trong tiếng Việt không phân biệt hai khái niệm “tồn tại” và “ẩn hiện” này như tiếng
Trung. Vì vậy, để có thể giới thiêu khái quát nhất đến người đọc, trong một số trường hợp (ví dụ
như khi viện dẫn tài liệu tham khảo ở Trung Quốc), chúng tôi sẽ sử dụng cả thuật ngữ “câu tồn tại”“Câu ẩn hiện” – “Câu tồn hiện” với ý nghĩa và cách sử dụng tương đương nhau do đề tài luận văn
là về phương pháp dịch các cấu trúc câu tồn tại, không đề cập đến bình diện ngữ nghĩa.
2
18
động từ thường thêm trợ từ 着 (zhe) biểu thị hành động đang tiếp tục, đôi khi
cũng dùng 了(le)nhưng rất ít, vì trợ từ 了 này thường dùng để nhấn mạnh
hành động đã kết thúc, nó thường xuất hiện trong câu ẩn hiện là chủ yếu. Bổ
ngữ xuất hiện trong câu tồn tại thường là một cụm từ chính phụ có từ chỉ số
lượng hoặc danh từ.
Các nội đông từ như: 站 (đứng), 躺(nằm), 飞(bay), 睡(ngủ), 漂(trôi),
走(đi), 停(dừng),... Ví dụ:
03) 门口站着一个人。
=> Ở cửa có một người đang đứng. (Ngữ pháp Hán ngữ hiện đại - Câu tồn hiện)
04) 花瓣上有一只蜜蜂。
=> Trên cánh hoa có một con ong. (Ngữ pháp Hán ngữ hiện đại - Câu tồn
hiện)
Các ngoại động từ như: 画(vẽ), 放(đặt), 写(viết), 雕(điêu khắc), 摆(bày),
铺(trải), 添(thêm), 挂(treo, móc),... Ví dụ:
05) 屋顶上飘着一面红旗。
=> Trên nóc nhà bay phất phới một lá cờ. ((Ngữ pháp Hán ngữ hiện đại - Câu
tồn hiện)
Ở đây cần nói thêm rằng, do câu ẩn hiện nhấn mạnh vào việc người hoặc
sự vật, sự việc xuất hiện hoặc biến mất, những động từ xuất hiện trong câu ẩn
hiện cũng thường mang những ý nghĩa này. Vì vậy mặc dù cũng thuộc phạm
vi của câu tồn hiện và thuộc phạm vi nghiên cứu, tuy nhiên người nghiên cứu
cần chú ý có những động từ chỉ xuất hiện được ở trong câu ẩn hiện. Hoặc
điểm khác nhau dễ nhận thấy nhất là động từ trong câu ẩn hiện đằng sau
thường thêm trợ từ 了(le) hoặc bổ ngữ xu hướng, phần bổ ngữ thì giống với
19
bổ ngữ của câu tồn tại.
Những động từ thường xuất hiện trong câu ẩn hiện là: 出现(xuất hiện),
发生(phát sinh), 出(ra), 消失(biến mất), 丢(rơi, mất), 死(chết), 变(biến, đổi),
逃(trốn),... Ví dụ:
06) 脸上透出一丝狡猾的笑意。
=> Trên mặt lộ ra một nụ cười giảo hoạt. (Ngữ pháp Hán ngữ hiện đại - Câu
tồn hiện)
07) 水溪边,顿时少了女人们的踪迹。
=> Bên bờ suối, bỗng dưng thiếu đi dấu vết của những người phụ nữ (Ngữ
pháp Hán ngữ hiện đại - Câu tồn hiện)
Qua những ví dụ trên có thể thấy một đặc điểm thú vị của câu tồn hiện
tiếng Trung đó là những động từ xuất hiện trong kiểu câu này thông thường
chỉ cần bản thân động từ đó mang nghĩa tồn hiện (tồn tại, ẩn hiện) thì đằng
sau nó đều có thể mang bổ ngữ (là các danh từ hoặc cụm danh từ), không
phân biệt đó là nội đông từ hay ngoại động từ.
b) Khái niệm và đặc điểm của câu tồn tại trong tiếng Việt
Khái niệm, phân loại
Khá giống với khái niệm “tồn tại” trong tiếng Trung, Từ điển tiếng Việt
của Hoàng Phê (Viện ngôn ngữ học, Nxb.Đà Nẵng, 1996) định nghĩa về từ
“tồn tại” là: 1. (Động từ). Ở trạng thái có thật, con người có thể nhận biết
bằng giác quan, không phải do con người tưởng tượng ra và Còn lại, chưa mất
đi, chưa được giải quyết. 2. (Danh từ). Thế giới bên ngoài có một cách khách
quan, độc lập với ý thức của con người.
Do câu tồn tại là một loại câu rất phổ biến trong nhiều ngôn ngữ, đặc
20